Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

luận văn kế toán Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP Rexam Hanacans

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.49 KB, 45 trang )

Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Việt nam đã có những bước phát triển
nhanh chóng về mọi mặt đời sống kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội, từng
bước hội nhập với kinh tế khu vực, đi đôi với việc đổi mới tư duy và cách thức
tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh thì việc hoàn thiện công tác kế toán tại mỗi
doanh nghiệp cũng là một yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với mỗi một doanh
nghiệp.
Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu trung
tâm của toàn bộ công tác kế toán, chi phối đến chất lượng và hiệu quả của công
tác quản lý kinh tế tài chính doanh nghiệp. Việc tập hợp và tính giá thành sản
phẩm một cách hợp lý và đúng đắn góp phần quản lý tài sản, vật tư lao động,
tiền vốn một cách hiệu quả và tiết kiệm, giúp hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo
ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ
phần Rexam Hanacans, em đã phần nào hiểu được thực tiễn công tác kế toán tài
chính của công ty, cũng như nhận thức được tầm quan trọng của kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm. Được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS
Đặng Văn Thanh và sự giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán tài chính
của Công ty, em đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty CP Rexam Hanacans” cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.
Chương II: Tình hình thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Rexam Hanacans.
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
1
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
Chương III: Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán
tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần Rexam


Hanacans.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
2
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
CHƯƠNG I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1.1.1 Khái niệm về chí phí sản xuất
Một trong những mục tiêu cuối cùng của mọi loại doanh nghiệp khi hoạt
động là tìm được lợi nhuận tối đa cho mình. Bởi vậy, doanh nghiệp phải bỏ ra
những khoản chi phí nhất định trong quá trình hoạt động thực hiện kinh doanh.
Bên cạnh các chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp muốn
kinh doanh đạt kết quả cao thì phải kết hợp nhịp nhàng mọi hoạt động trong
doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phát sinh thêm các khoản chi phí
khác bằng tiền liên quan tới hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp
như tiền nộp thuế môn bài, tiền bảo hiểm tài sản, tiền điện thoại, điện nước…và
các nghiệp vụ bất thường khác.
Hiện nay, chi phí hoạt động của doanh nghiệp được hiểu là toàn bộ các
hao phí về lao động sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà
doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, biểu
hiện bằng tiền và tính cho một kỳ nhất định.
Như vậy, Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí
mà doanh nghiệp chi ra để sản xuất sản phẩm, bao gồm chi phí về lao động
sống và lao động vật hóa, chi phí về các loại dịch vụ và chi phí khác bằng

tiền.
1.1.1.2 Giá thành sản phẩm
Trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn tồn tại mối quan hệ mật thiết
giữa chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra và sản phẩm hoàn thành. Để quản lí,
doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra cho từng loại hoạt động, từng
loại sản phẩm, dịch vụ là bao nhiêu; số chi phí đã chi ra đã cấu thành trong số
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
3
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành là bao nhiêu; tỷ trọng từng loại chi phí,
khả năng hạ thấp các loại chi phí này… Chỉ tiêu phản ánh những nội dung trên
chính là giá thành sản phẩm.
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, một
đơn vị sản phẩm hoặc một công việc, lao vụ đã hoàn thành. Nói cách khác giá
thành sản xuất sản phẩm được xác định bao gồm những chi phí về lao động
sống, lao động vật hoá và các chi phí khác được dựng để sản xuất hoàn thành
một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ nhất định. Như vậy giữa chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm vừa giống nhau lại vừa khác nhau. Chúng giống
nhau về chất vì cũng phản ánh hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất,
chế biến sản phẩm, nhưng lại khác nhau về lượng.
1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm
1.1.2.1 Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống
các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối
quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả (lãi, lỗ) hoạt động sản xuất kinh
doanh, do vậy được doanh nghiệp rất quan tâm.
Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm một cách khoa
học, hợp lý và đúng đắn góp phần quản lý tài sản, vật tư lao động, tiền vốn
một cách hiệu quả và tiết kiệm, giúp hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo ưu thế

cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Mặt khác, giá thành sản phẩm còn là cơ sở để định giá bán sản phẩm, là
cơ sở để đánh giá hạch toán kinh tế nội bộ, phân tích chi phí, đồng thời còn là
căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán chi phí và tính giá thành sản
phẩm với nội dung chủ yếu thuộc về kế toán quản trị, cung cấp thông tin phục
vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp. Hơn nữa, nó lại là khâu trung tâm của
toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, chi phối đến chất lượng các phần
hành kế toán khác cũng như chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý kinh
tế tài chính của doanh nghiệp. cấp những thông tin cần thiết về chi phí, giá
thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định
một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
4
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
1.1.2.2 Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Với vai trò trên, kế toán doanh nghiệp phải xác định rõ nhiệm vụ của
mình trong tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như sau:
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán để hạch toán chí phí sản xuất
và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê
khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ) mà daonh nghiệp đã lựa chọn.
Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chí phí sản xuất theo đúng
đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định theo các yếu tố chi phí và
khoản mục giá thành, xác định giá trị của sản phẩm dở dang cuối kỳ
Định ký cung cấp báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành cho các cấp
quản lý doanh nghiệp, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức
và dự toán chi phí, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và hạ giá
thành sản phẩm đồng thời tổ chức tốt công tác kiểm kê và đánh giá khối
lượng sản phẩm dở dang trong kỳ một cách khoa học đầy đủ và chính xác để

từ đó phát hiện những hạn chế và khả năng tiềm tàng, đề xuất các biện pháp
để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
1.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm trong
doanh nghiệp sản xuất.
1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất từ quan điểm của kế toán tính giá thành
sản phẩm
Để thuận tiện cho công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí cũng
như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh doanh, chi phí sản xuất kinh
doanh cần được phân loại theo những tiêu thức phù hợp.
1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất dựa vào mục đích, công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này, các chi phí có mục đích, công dụng giống nhau
thì sắp xếp vào cùng khoản giống nhau. Theo cách phân loại này, chi phí sản
xuất được phân thành 3 khoản mục:
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm: Chi phí về vật liệu
chính, vật liệu liệu phụ, nguyên liệu liên quan đến việc sản xuất, chế tạo ra
sản phẩm.
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
5
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: chi phí tiền công, phụ cấp
lương, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất theo quy định:
BHXH, BHYT, KPCĐ.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ cho việc quản lý tại
phân xưởng, tổ, đội sản xuất như chi phí vật liệu, chi phí tiền công của nhân
viên phân xưởng tổ đội: chi phí về công cụ, dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ,
chí phí dịch vụ mua ngoài và chí phí khác bằng tiền
Theo chuẩn mực kế toán số 02 “ hàng tồn kho”, chí phí sản xuất chung
lại được phân thành 2 loại: chi phí chung biến đổi và chi phí sản xuất chung
cố định.
1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất dựa vào phương pháp tập hợp chi phí

( khả năng quy nạp) vào các đối tượng chịu chi phí
Chi phí sản xuất có thể được tập hợp bằng phương pháp trực tiếp
hoặc bằng phương gián tiếp. Theo tiêu thức này chi phí sản xuất được phân
thành 2 loại:
Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối
tượng chi phí
( từng loại sản phẩm, công việc, giai đoạn công nghệ, phân xưởng sản xuất…)
Chi phí gián tiếp: là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu
chi phí, do vậy để xác định chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí cần phải
dựng phương pháp phân bổ gián tiếp thông qua tiêu thức phân bổ thích hợp.
Cách phân loại này giúp xác định phương pháp tập hợp và phân bổ chi
phí cho các đối tượng một cách đúng đắn và hợp lý.
1.2.2 Phân loại giá thành
Để đáp ứng yêu cầu của quản lý và hạch toán, giá thành sản xuất được phân
chia thành nhiều loại khác nhau tuỳ theo các tiêu thức phân loại được sử dụng.
1.2.2.1 Phân loại giá thành sản phẩm theo cơ sở số liệu và thời điểm tính
giá thành
Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản
phẩm được chia thành:
Giá thành định mức: là giá thành được tính căn cứ và các định mức
kinh tế kỹ thuật hiện hành, ví dụ về định mức tiêu hao vật tư, định mức về
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
6
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
tiền lương ( đơn giá lương), định mức về chi phí sản xuất chung và tính cho
từng đơn vị sản phẩm.
Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính dựa vào chi phí sản xuất kế
hoạch và sản lượng kế hoạch.
Giá thành thực tế: là giá thành được tính căn cứ vào tổng số chi phí
sản xuất thực tế đã phát sinh đã được kế toán tập hợp và phân bổ bằng các

phương pháp thích hợp, giá thành thực tế chỉ được tính khi sản phẩm đã hoàn
thành, được nghiệm thu và nhập kho, nó có thể tính cho toàn bộ sản phẩm và
cho đơn vị sản phẩm
1.2.2.2 Phân loại giá thành dựa vào nội dung của chi phí cấu thành và theo
phạm vi tính toán của giá thành.
Theo phương thức này, giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:
Giá thành sản xuất: là giá thành được xác định dựa vào chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
để sản xuất và chế biến sản phẩm. giá thành sản xuất chỉ liên quan đến sản
phẩm sản xuất và nhập kho
Giá thành
sản xuất
=
CPSX đở
dang
+
CPSX phát
trong kỳ
-
CPSX dở
dang cuối kỳ
Giá thành toàn bộ : là giá thành được xác định dựa vào giá thành sản xuất,
chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp và nó chỉ được xác định khi
sản phẩm được bán ra, do vậy nó được gọi là giá thành toàn bộ của sản phẩm
tiêu thụ.
Giá thành
toàn bộ
=
Giá thành sản xuất
của sản phẩm

+
CP quản lý
doanh nghiệp
+
CP bán
hang
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm riêng biệt nhưng
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chúng giống nhau về chất vì đều là những
hao phí về lao động sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong
quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán,
xác định giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, xét về mặt lượng thì chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm lại không giống nhau:
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
7
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ nhất định còn giá thành
sản phẩm luôn gắn liền với một loại sản phẩm, công việc nhất định.
Chi phí sản xuất chỉ tính những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định
(tháng, quý, năm), còn giá thành liên quan đến cả chi phí của kỳ trước chuyển
sang (chi phí dở dang đầu kỳ) và chi phí của kỳ này chuyển sang kỳ sau (chi
phí dở dang cuối kỳ).
Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được thể hiện
qua biểu thức sau:
Tổng giá
thành sản
phẩm
=
Chi phí SX dở
dang đầu kỳ

+
Chi phí SX
phát sinh
trong kỳ
-
Chi phí SX dở
dang cuối kỳ
1.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.4.1 Đối tượng kế toán chi phí sản xuất
Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí phát
sinh được tập hợp để đáp ứng yêu cầu xác ddainhj giá thành và kiểm tra, phân
tích chi phí sản xuất
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên
trong việc tổ chức kế toán chi phí sản xuất. Thực chất đó là việc xác định nơi
xảy ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) hoặc
đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, đơn đặt hàng…).
Theo đó, đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể
dựa vào căn cứ sau:
- Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất .
- Dựa vào đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh.
- Dựa vào loại hình sản xuất sản phẩm
- Dựa vào yêu cầu quản lý và trình độ quản lý
1.4.2 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là cách thức mà kế toán sử dụng
để tập hợp, phân loại các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong một kỳ theo
các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định.
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
8
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
1.4.2.1 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên liệu, vật

liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm các khoản chi phí về nguyên
vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ…sử dụng trực tiếp
cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch
vụ. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm của các doanh nghiệp.
Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phát sinh liên quan
đến một đối tượng chịu chi phí thì kế toán áp dụng phương pháp áp dụng trực
tiếp, tức là chi phí phát sinh bao nhiêu thì tính vào đối tượng chịu chi phí bấy
nhiêu.
Trường hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trược tiếp phát sinh liên quan đến
nhiều đối tương chịu chi phí thì kế toán phải áp dụng phương pháp phân bổ gián
tiếp, trước hết kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, các chứng từ liên quan như
phế liệu thu hồi, vật liệu không sử dụng hết nhập lại kho để xác định tổng chi phí
nguyên liệu, vật liệu trực tiếp phân bổ trong kỳ theo công thức:
Tổng chi phí NL,VL
trực tiếp phải phân
bổ trong kỳ
=
Trị giá thực tế
NL,VL đã xuất
trong kỳ
-
Trị giá
phế liệu
thu hồi
-
Trị giá NL,VL không
dùng hết nhập lại
cuối kỳ

Sau khi đã xác định được tổng chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cần
phân bổ trong kỳ, kế toán lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp. Tiêu chuẩn
phân bổ có thể là:
- Theo chi phí định mức
- Theo chi phí kế hoạch
- Hoặc theo khối lượng hoạt động…
Chi phí NL,VL trực tiếp phân bổ cho đối tượng chịu chi phí được xác định
như sau:
Chi phí NL, VL trực tiếp
phân bổ cho đối tượng i
=
Tổng chi phí NL,VL
trực tiếp cần phân bổ
x
Tiêu chuẩn phân bổ
cho đối tượng i
Tổng tiêu chuẩn
phân bổ
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
9
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho nguyên liệu, vật
liệu dùng cho sản xuất, Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng; Bảng phân bổ giá
trị nguyên liệu, vật liệu.
Tài khoản sử dụng: TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trình tự hạch toán: (sơ đồ 01)
1.4.2.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản tiền phải trả cho công nhân
trực tiếp sản xuất sản phẩm hoặc trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ, bao
gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH,

BHYT, KPCĐ.
Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công
trực tiếp thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp
vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan.
Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương và
các khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp sản xuất, Bảng phân bổ tiền
lương, các khoản phụ cấp và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT,
KPCĐ) của công nhân trực tiếp sản xuất.
Tài khoản sử dụng: TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Trình tự hạch toán: ( sơ đồ 02).
1.4.2.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ
cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản
xuất. Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh, sau
đó kế toán phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí dựa vào tiêu thức phân bổ
thích hợp. Các tiêu chuẩn được sử dụng để phân bổ có thể là:
- Phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp
- Theo chi phí nguyên liệu,vật liêu trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung định mức( hoặc theo kế hoạch)
- Theo giờ máy chạy…
Chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản
xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung
còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi.
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
10
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho
mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hết trong kỳ theo chi phí
thực tế.

Chứng từ sử dụng: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo
lương của nhân viên phân xưởng; Phiếu xuất kho nguyên vật liệu, cụng cụ,
dụng cụ, dùng cho hoạt động ở phân xưởng; Bảng phân bổ giá trị nguyên vật
liệu, công cụ, dụng cụ; Bảng trích khấu hao TSCĐ; Hoá đơn GTGT, hoá đơn
bán hàng của chi phí dịch vụ mua ngoài; Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
cho từng đối tượng chịu chi phí…
Tài khoản sử dụng: TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Trình tự hạch toán: (sơ đồ 03)
1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Trong doanh nghiệp sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản
phẩm đang trong quá trình sản xuất chế tạo, đang nằm trên dây chuyền công
nghệ chưa hoàn thành.
1.5.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở dựa trên chi phí sản xuất
thực tế
Theo chi phí thực tế, trị giá sản phẩm dở dang có thể được đánh giá theo
chi phí nguyên liệu trực tiếp ( hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) theo sản
lượng tương hoàn thành.
1.5.1.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí
nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Theo phương pháp này giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản
xuất chung tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
Chi phí
sản xuất
của SPĐ
cuối kỳ
=
Chi phí SX của SPDD
đầu kỳ (NL,VL)
+

Chi phí NVL trực
tiếp phát sinh
trong kỳ
x
Số lượng
SPDD
cuối kỳ
Số lượng sản phẩm
hoàn thành
+
Số lượng SPDD
cuối kỳ
Phương pháp này có ưu điểm là tính toán đơn giản, nhanh chóng, khối
lượng tính toán ít nhưng độ chính xác không cao. Do vậy, phù hợp với những
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
11
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành
sản phẩm.
1.5.1.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn
thành tương đương
Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu toàn bộ
toàn bộ chi phí sản xuất hoàn thành. Để áp dụng được phương pháp này, kế
toán cần kiểm kê và xác định được lượng sản phẩm làm dở và mức độ hoàn
thành (% hoàn thành) của nó, sau đó dựa vào mức độ hoàn thành để quy đổi
sản phẩm dở dang thành sản phẩm tương đương hoàn thành.
Số lượng sản phẩm quy đổi = số lượng sản phẩm dở dang x % hoàn thành
Đối với chi phí bỏ vào một lần ngay từ đầu quy trình sản xuất: CPNL,
VLTT thì tính cho sản phẩm làm dở và sản phẩm hoàn thành như nhau
Chi phí SX

của
SPDDck
=
Chi phí SX của SPDD
đầu kỳ (NL,VL)
+
Chi phí NVL TT
phát sinh trong kỳ
Số lượng SP hoàn
thành
+
Số lượng SPDD
cuối kỳ
Đối với chi phí bỏ dần vào quá trình sản xuất bao gồm CPNCTT, CPSXC
tính theo mức độ hoàn thành.
Chi phí
(NCTT
SXC
=
CP SX (NCTT, SX
chung ) SPDD đầu kỳ
+
CP SX (NCTT ,SX
C)phát sinh trong kỳ
Số lượng SP hoàn thành +
Số lượng SPDD quy
đổi
Phương pháp này có ưu điểm là đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy cao. Tuy
nhien nhược điểm là phương pháp này là khối lượng tính toán nhiều, việc xác
định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang rất phức tạp và mang nặng

tính chủ quan.
1.5.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất
định mức
Theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang được tính theo chi phí sản
xuất định mức, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ đã
kiểm kê và căn cứ vào định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công
đoạn sản xuất đó cho đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức của khối
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
12
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
lượng sản phẩm dở dang sau đó tập hợp lại.
1.6. Tính giá thành sản phẩm.
1.6.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, dịch vụ đã
hoàn thành, đã được kiểm nhận bàn giao hoặc nhập kho. Việc xác định đúng
đối tượng tính giá thành là điều rất quan trọng để đảm bảo cho việc tính giá
thành được chinh xác. Để xác định đúng đối tượng tính giá thành, cần căn cứ
vào các căn cứ sau:
- Phải dựa vào đặc điểm tổ chức sản xuất ( tập chung, phân tán…)
- Dựa vào loại hình sản xuất ( đơn chiếc, hàng loạt nhỏ, hàng loạt lớn)
- Dựa vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ( giản đơn, phức tạp)
- Dựa vào đặc điểm sử dụng sản phẩm ( bán ngay chi tiết sản phẩm, nửa
thành phẩm
- Dựa vào yêu cầu của quản lý, trình độ của cán bộ kế toán và tình hình
trang bị kỹ thuật tính toán của doanh nghiệp.
1.6.2 Kỳ tính giá thành
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành
công việc tính giá thành cho các đối tượng tính giá thành. Xác định kỳ tính
giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm
được khoa học, hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành sản phẩm kịp

thời, trung thực.
Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong ba trường hợp sau:
- Trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ
liên tục thì kỳ tính giá thành là hàng tháng.
- Trường hợp sản xuất mang tính chất thời vụ, chu kỳ sản xuất dài thì
kỳ tính giá thành là hàng năm hay kết thúc mùa vụ.
- Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt
hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm chỉ hoàn thành
khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà
sản phẩm hoặc hàng loạt sản phẩm đã hoàn thành.
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
13
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
1.6.3 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.6.3.1 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm, lao vụ sản xuất phụ trợ.
Trong thực tế, một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có tổ chức các phân
xưởng, bộ phận sản xuất phụ trợ để cung cấp sản phẩm, dịch vụ, lao vụ lẫn
nhau hoặc để bán ra ngoài. Kế toán cần xác định được giá trị lao vụ cung cấp
lẫn nhau giữa các phân xưởng, ở từng phân xưởng , ở từng phân xưởng, bộ
phận được xác định như sau:
Giá trị thực
tế của SP,
lao vụ của
từng PX bộ
phận SX phụ
trợ.
=
Trị
giá

của
SPD
D
đầu
kỳ
+
Chi
phí
phát
sinh
ban
đầu
+
Giá trị
SP lao
vụ nhận
của PX,
bộ phận
khác
-
Giá trị
của SP
lao vụ
phục vụ
PX, bộ
phận
khác
-
Trị giá
SPDD

cuối kỳ
1.6.3.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng ( tính giá thành
theo công việc)
Phương pháp áp dụng với những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt
hàng của khách hàng. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của
từng đơn đặt hàng. Để tính được giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng, mỗi
đơn đặt hàng được kế toán mở cho một phiếu tính giá thành. Chi phí sản xuất
phát sinh đều được phản ánh trong phiếu tính giá thành.
Đơn
đặt
hàng
=
>
Lệnh
sản
xuất
=>
Tổ chức sản
xuất và tập
hợp CPSX
=>
Phiếu
tính
giá
thành
=>
Tổng giá thành
thực hiện và giá
thành đơn vị
thực tế

1.6.3.3. Phương pháp tính giá thành giản đơn (tính giá thành theo quy
trình công nghệ)
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình
sản xuất giản đơn, khép kín, mặt hàng sản xuất ít, sản xuất với khối lượng lớn
và chu kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
14
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
thác( quặng, than gỗ…)
Tổng giá thành thực
tế của sản phẩm
=
CPSX dở dang
đầu kỳ
+
CPSX phát
sinh trong kỳ
-
CPSX DD
cuối kỳ
Giá thành đơn vị thực tế
của sản phẩm
=
Tổng giá thành thực tế
Khối lượng(số lượng) SP thực tế nhập kho
1.6.3.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất của sản
phẩm phụ
Phương pháp tính giá thành có loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
đưuọc áp dụng trường hợp cùng một quy trình công nghe sản xút, cùng sử
dụng một loại nguyên liệu, nhưng kết quả sản xuất ngoài sản phẩm chính còn

thu được cả sản phẩm phụ. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, do
vậy để tính được giá thành của nó kế toán phải loại trừ chi phí của sản phẩm
phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất phát sinh. Chí phí sản phẩm phụ có thể được
xác địnhtheo chi phí ước tính hoặc dựa vào giá bán của sản phẩm phụ sau khi
trừ đi lợi nhuận định mức ( nếu có)
Chi phí sản xuất của sản phẩm phụ theo từng khoản mục được xác định
như sau:
Chi phí sản xuất của sản phẩm
phụ theo từng khoản mục =
Khoản mục
chi phí x
Tỷ trọng chi phí sản xuất
của sản phẩm phụ
Tỷ trọng CPSX
của SP phụ
=
CPSX của sản phẩm phụ
Tổng chi phí SX phát sinh
trong kỳ
Giá thành thực
tế của SP =
CPSX
SPDD
đầu kỳ
+
CPSX
phát sinh
trong kỳ
-
CPSX

SPDD
cuối kỳ
-
CPSX
SP
hỏng
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
15
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
1.6.3.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này áp dụng thích các doanh nghiệp có cùng một quy
trình công nghệ sản xuất kết quả sản xuất được nhóm sản phẩm cùng loại với
nhiều phẩm cấp,quy cách khác nhau. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất là
toàn bộ quy trình sản xuất đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm,
từng quy cách sản phẩm. Trình tự tính toán như sau:
Bước 1: Tập hợp và xác định tổng chi phí sản xuất cho tòn bộ quy trình
sản xuất
Bước 2: Xác định tổng sản phẩm quy đổi dựa vào sản lượng thực tế của
từng loại sản phẩm và hệ số quy đổi.
Hệ số quy đổi có thể do ngành quy địn, có thể dựa vào giá thành đơn vị
kế hoạch xác định.
Bước 3: Xác định hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm:
Hệ số phân bổ chi phí ( giá
thành) cho sản phẩm thứ i =
Sản lượng quy đổi của sản phẩm thứ i
Tổng sản lượng quy đổi
Bước 4: Tính toán và xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm
theo công thức:
Giá thành thưc tế của
loại sản phẩm thứ i

=
Tổng giá
thành thực tế
x
Hệ số phân bổ giá thành của
sản phẩm thứ i
1.6.3.6 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều
loại sản phẩm có quy cách và phẩm chất như may mặc, dệt kim, đúng giầy, cơ
khí chế tạo Để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập
hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí
giữa chí phí sản xuất thực tế và chi phí sản xuất kế hoạch ( định mức) kế toán
sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại như sau :
Bước 1 : Tập hợp và xác định chi phí sản xuất thực tế cho toàn bộ quy
trình công nghệ
Bước 2 : Xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành căn cứ váo sản phẩm
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
16
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
thực tế của từng loại sản phẩm có quy cách, kích cỡ khác nhau và căn cứ vào
giá thành định mức hoặc giá thành đơn vị kế hoạch :
Tiêu chuẩn phân
bổ cho từng loại
quy cách sản
phẩm
=
Sản phẩm (số
lượng) SP thực tế
của từng loại quy
cách SP

x
Giá thành địnhmức
( giá thành đơn vị kế
hoạch ) của từng loại
quy cách SP
Bước 3 : Xác định tỷ lệ tính giá thành theo công thức
Tỷ lệ tính giá thành(%)
( Theo từng khoản mục)
=
Tổng CPSX thực tế
( đã tập hợp được ở bước 1)
x 100
Tổng tiêu chuẩn phân bổ
Bước 4 : Tính giá thành thực tế của từng loại quy cách sản phẩm theo
công thức
Giá thành thực tế của
từng loại quy cách
sản phẩm
=
Tiêu chuẩn phân bổ giá
thành của quy cách
sản phẩm
x
Tỷ lệ tính
giá thành
( %)
1.6.3.7 Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này được áp dụng tại những doanh nghiệp có quy trình
công nghiệ sản xuất phức tạp, kiểu chế biến liên tục, sản phẩm phải qua nhiều
giai đoạn chế biến kế tiếp nhau, mỗi giai đoạn tạo ra một bán thành phẩm và

bán thành phẩm của giai đoạn trước là đối tượng chế biến của giai đoạn tiếp
theo, phương pháp này được tria thành hai phương pháp
1.6.3.7.1 Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành của
NTP
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có yêu cầu quản lý
chặt chẽ về CPSX và giá thành SP hoặc bán thành phẩm của mỗi giai đoạn,
giá trị bán thành phẩm của các giỏi đoạn chuyên sang được tính theo giá
thành thực tế và phản ánh theo từng khoản mục chi phí.
Giai đoạn 1 :
Giá thành
NTP =
CPSX của
SPDDđk +
CPSX
PS -
CPSX
của
SPDDck
-
CPSX của
SP hỏng
(nếu có)
Giai đoạn 2 :
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
17
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
Giá
thành
NTP
=

CPSX
của
SPDDđ
k
+
Giá
thành
NTP
GĐ1
+
CPS
X PS
-
CPSX
SPDDc
k
-
CPSX
của SP
hỏng
(nếu có)
Tuần tự đến giai đoạn cuối cùng, kế toán tính được giá thành của thành
phẩm :
Giá
thàn
h của
TP
=
CPSX
của

SPDDđ
k
+
Giá
thành
NTP
giai
đoạn
trước
+
CPSX
PS giai
đoạn
sau
-
CPSX
SPDDc
k
-
CPSX
của SP
hỏng
(nếu có)
1.6.3.7.2 Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành của
NTP
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch
toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước
không bán ra ngoài thì chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công
nghệ được tính vào giá thành thành phẩm một cách đồng thời. theo phương
pháp này, không cần tính giá thành bán thành phẩm hoàn thành trong từng

giai đoạn mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn thành bằng cách tổng hợp
chi phí NVLC và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ.
Giá thành thành phẩm hoàn thành được xác định như sau:
Giá thành thành phẩm=CPSX
gđ 1
+ CPSX
gđ 2
+…+ CPSX
gđ n
Trong đó:
CPSX
gđ 1
=
CPSX đầu kỳ gđ 1 +
CPSX phát
sinh gđ 1
x
Thành
phẩm
SP hoàn thành + SP DD
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
18
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
1.7 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.7.1 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên
Theo phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 154 để tập
hợp chí phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm. TK 154 được mở chi tiết
theo từng ngành sản xuất từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm,
nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, từng loại lao vụ, dịch vụ các bộ phận sản

xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ ( kể cả vật tư, sản phẩm,
hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến)
Tài khoản sử dụng: TK154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Trình tự hạch toán (sơ đồ 04)
1.7.2 Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kiểm kê định kỳ
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, việc tổ chức kế toán các khoản
mục chi phí vẫn giống như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực
hiện trên các tài khoản : TK 621, TK 622, TK 627
Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí sản xuất cuối kỳ, tính giá thành sản
phẩm được thực hiện trên tài khoản 631 – Giá thành sản xuất, tài khoản 154 –
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chỉ được sử dụng để phản ánh và theo
dõi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Tài khoản sử dụng: - TK 631 - Giá thành sản xuất
- TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Trình tự hạch toán (sơ đồ:05)
1.8. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán là nội dung quan trọng trong tổ chức công
tác kế toán ở doanh nghiệp. Hình thức kế toán là hình thức tổ chức hệ thống
sổ kế toán nhằm phân loại, xử lý và hệ thống hoá các thông tin thu thập từ các
chứng từ kế toán, làm căn cứ để lập các báo cáo tài chính theo quy định. Kế
toán doanh nghiệp có thể vận dụng một trong những hình thức kế toán sau:
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức nhật ký chung: Hệ thống sổ
sách phản ánh hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được
thực hiện trên hệ thống các bảng phân bổ, sổ chi tiết tài khoản và trên hệ
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
19
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
thống sổ tổng hợp như Nhật ký chung, Sổ Cái cho các TK 621, 622, 627, 154
(631). Trên cơ sở đó kế toán sẽ lập bảng tính giá thành sản phẩm.

Đối với doanh nghiệp áp dung hình thức Chứng từ - Ghi sổ: Kế toán
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm sử dụng các sổ kế toán như CTGS,
sổ đang ký CTGS, sổ Cái các TK 621, 622, 627, TK 154 (631).
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - Sổ Cái : Các sổ
sách bao gồm các bảng phân bổ chi phí, sổ chi tiết TK 621, 622, 627, 154
(631), hệ thống các sổ tổng hợp (Sổ Nhật ký- Sổ Cái) và kết hợp với các biên
bản kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang để có thể tập hợp chi phí và tính giá
thành sản phẩm.
Đối với doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ : Theo
dõi chi phí sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng các bảng kê như bảng kê,
bảng phân bổ, sổ Nhật ký - Chứng từ và hệ thống sổ Cái các TK chi phí.
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
20
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP
CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Ở CÔNG TY CP REXAM HANACANS
2.1 Đặc điểm, tình hình chung của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
- Tân công ty: Công ty cổ phần Rexam Hanacans
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh
- Mã số thuế: 02300372796
- Điện thoại: +84 (241) 260888 - Fax: +84 (241) 260555
- Email: - Website:
www.hanaka.com.
Công ty CP Rexam Hanacans là một trong bảy thành viên của Tập
Đoàn HANAKA, là nơi hội tụ các chuyên gia và nhà quản lý hàng đầu trong
ngành bao bì kim loại tại Vi t am. Tự hào là một trong những đơn vị Vi t am
đầu tiên sản xuất và cung ứng lon nhôm hai mảnh và nắp nhôm dễ mở (EOE).

Công ty với tên gọi ban đầu là Công ty CP Bao Bì Kim Loại Vinacans Miền
Bắc được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp giấy phép kinh doanh số
21.03.000159 vào ngày 15/03/2006. Sau khi xin được quyết định đầu tư Dự
án sản xuất vỏ và lon hoàn thiện đối với các lon giải khát bằng nhôm kích
thước 211/206 x 330ml & 211/206 x 250m” , ngày 10/06/2006 đã diễn ra lễ
động thổ xây dựng nhà máy. Đến 01/10/2007, Công ty đã chính thức đi vào
hoạt động thương mại. Ngày 11/06/2007, Công ty CP Bao Bì Kim Loại
Vinacans Miền Bắc được đổi tên thành Công ty CP Bao Bì Kim Loại
Vinacans Hà Nội. Ngày 15/03/2009 vừa qua, được sự cho phép của Sở Kế
hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh Công ty, Công ty lại một lần nữa được đổi tên
thành Công ty CP Rexam Hanacans
Công ty đang trên đà phát triển và không ngừng cải tiến kỹ thuật để đưa
ra những sản phẩm mới với chất lượng tốt nhất, giá cả cạnh tranh nhất và dịch
vụ hỗ trợ hoàn hảo nhất để tất cả cùng phát triể
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính: Sản xuất kinh doanh bao bì kim
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
21
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
loại dùng trong thực phẩm như vỏ lon bia, nước ngọt, nắp chai bia, đồ uống…
2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm
Sản phẩm của Công ty ban đầu là bộ lon nhôm hai mảnh 330ml đường
kính 206 sử dụng cho bia, nước giải khát có gaz, nước giải khát không có gas
và cả sản phẩm retort (thanh trùng ở 121ºC). Từ quý IV năm 2008, Công ty đã
cung cấp cho thị trường bộ lon nhôm hai mảnh 250ml đường kính 206 và
trong năm 2009, Công ty sẽ tiếp tục cung cấp loại sản phẩm mơi là bộ lon
nhôm hai mảnh 500ml đường kính 206.
Dây chuyền sản xuất lon kim loại của Công ty là một dây truyền tự
động, khép kín từ đầu công đoạn bỏ nguyên vật liệu đến khi sản phẩm hoàn
thành và được đóng gói.
Sơ đồ dây truyền sản xuất

2.1.3 Tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Những năm gần đây công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy hoạt
động, mở rộng quy mô kinh doanh theo khả năng của công ty và theo nhu cầu
thị trường.
- Bảng số liệu tình hình và kết quả kinh doanh ( phụ lục 1)
- Công ty Rexam Hanacans được đánh giá là công ty có quy mô lớn,
hiệu quả kinh doanh của công ty tăng tương đối ổn định giữa các năm và công
ty đang có xu hướng phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
2.1.4 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý
kinh doanh.
Mô hình bộ máy quản lý của công ty (phụ lục 2)
Ban lãnh đạo:
Chủ tịch hội đồng quản trị: Là người trực tiếp đưa ra các quyết định
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
22
Dập CUP Tạo thân Wash
Test
Sấy, phủ
Vanish
In mầu
Đúng PalletNhập kho
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
quản trị cuối cùng theo ý kiến thống nhất của hội đồng thành viên.Chịu trách
nhiệm trước pháp luật về các hoạt động của công ty.
Tổng Giám đốc: Là người chỉ đạo mọi hoạt động của công ty và trực
tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty theo ngành nghề được đăng kí kinh doanh.
Cố vấn Tổng giám đốc: Có nhiệm vụ tham mưu cho Tổng Giám đốc
trong việc giải quyết các vấn đề tài chính và quản trị của Công ty.
Trợ lý Tổng giám đốc: Trợ giúp cho Tổng giám đốc trong việc giám

sát và vận hành hoạt động của Công ty.
Giám đốc Nhà máy: Là người phụ trách bộ phận sản xuất của công
ty,chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất tại nhà máy. Chịu trách
nhiệm trực tiếp trước Tổng giám đốc về mọi hoạt động sản xuất.
Giám đốc Tài chính: Do Chủ tịch hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc
miễn nhiệm. Giám đốc Tài chính giúp Tổng Giám đốc trong công việc quản
lý tài chính của Công ty.
Giám đốc Nhân sự: Do Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm.
Chịu trách nhiệm tổ chức hành chính cũng như tuyển dụng lao động.
Giám đốc Kinh doanh: Do Tổng giám đốc bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm.
Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động cung ứng và kinh doanh của
công ty.
Các phòng ban :
Phòng Hành chính – Nhân sự: Chịu trách nhiệm về các hoạt động tổ
chức hành chính như các vấn đề liên quan đến công tác tuyển dụng nhân viên
và quản lý, các công tác liên quan đến phòng y tế, nhà ăn, đội bảo vệ, đội lái
xe, tổ chức thực hiện các hoạt động hội họp của công ty.
Phòng Kế toán: Thực hiện đầy đủ công tác ghi chép sổ sách các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh toàn bộ Công ty, kiểm tra xét duyệt các báo cáo
của đơn vị trực thuộc, tổng hợp để báo cáo số liệu toàn Công ty
Phòng Kinh doanh: có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ bán hàng
của Công ty, tìm hiểu, khảo sát thị trường để nắm bắt được nhu cầu của thị
trường, tìm kiếm các đơn đặt hàng, tham mưu cho Giám đốc Kinh doanh lập
kế hoạch kinh doanh quý và năm toàn Công ty.
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
23
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
Phòng cung ứng: có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ mua hàng, quản
lý kho vận, lên kế hoạch cung ứng vật tư cho tất cả các bộ phận trong công ty,
đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ, hợp lý vật tư cho các bộ phận, đảm bảo

hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thông suốt và liên tục.
Phòng Quản lý sản xuất: trực tiếp tiến hành hoạt động sản xuất theo
đúng tiến độ kế hoạch.
Phòng Kỹ thuật: có nhiệm vụ sửa chữa, bảo dưỡng, duy trì hoạt động
của dây truyền được liên tục và thông suốt.
Phòng Chất lượng: có nhiệm vụ theo dõi chất lượng sản phẩm, an
toàn lao động, và xử lý nước thải công nghiệp.
2.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức kinh doanh và tổ chức quản lý của công
ty, bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức phân tán. Hiện
nay phòng kế toán tài chính của công ty có 7 người, mô hình tổ chức bộ máy
kế toán của công ty (phụ lục 03)
2.1.6 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty
Công ty CP Rexam Hanacans đã đăng ký và thực hiện công tác kế toán
và sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 do Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành.
Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 đến 31/12 hàng năm
kỳ kế toàn là năm, quý.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường
xuyên, tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Nộp thuế giá
trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Khấu hao tài sản cố định theo phương
pháp đường thẳng. Đơn vị tiền tệ áp dụng để ghi chép là VNĐ.
Hệ thống sổ kế toán sử dụng bao gồm:
- Nhật ký Chứng từ.
- Sổ Cái các tài khoản- Các bảng kê, bảng phân bổ, bảng tổng hợp phân
bổ tiền lương và BHXH, phân bổ khấu hao tài sản cố định.
- Các Sổ chi tiết, Sổ Cái theo các tài khoản.
- Các sổ chi tiết và tổng hợp luôn được đối chiếu khớp nhau.
- Hệ thống báo cáo tài chính mà doanh nghiệp sử dụng bao gồm các mẫu báo cáo
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T

24
Luận văn tốt nghiệp ĐH Kinh doanh và Cụng nghệ Hà Nội
sau:
+ Bảng cân đối kế toán (mẫu B01- DN)
+ Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (mẫu B02- DN)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( mẫu B03- DN)
+ Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu B09- DN)
Báo cáo tài chính của công ty được lập và gửi tới các cơ quan liên quan
vào cuối năm tài chính.
2.1.7 Hình thức sổ kế toán tại công ty
Công ty CP Rexam Hanacans áp dụng hình thức sổ kế toán là Nhật Ký
Chứng Từ và thực hiện trên máy vi tính thông qua phần mềm kế toán
Lemon3, phiên bản 3.5
Sơ đồ sổ kế toán nhật ký chứng từ: (phụ lục 04)
2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm ở Công ty CP Rexam Hanacans.
2.2.1 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty CP Rexam
Hanacans.
Công ty CP Rexam Hanacans là đơn vị sản xuất kinh doanh mặt hàng
bao bì lon kim loại với hai loại lon có kích cỡ: lon 250ml và lon 330ml, được
phun in hình tuỳ theo yêu cầu của từng đơn đặt hàng. Để phục vụ tốt cho yêu
cầu quản lý, kiểm tra và phân tích chi phí, công ty đã tiến hành hạch toán sản
phẩm sản xuất trong kỳ theo từng khoản chi phí cụ thể. Đối tượng kế toán chi
phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Chi phí sản xuất được
chia thành 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
2.2.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CPNVLTT) là khoản chi phí chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty.
Nguyên vật liệu sử dụng trong sản xuất bao gồm:
- Nguyên vật liệu chính: nhôm cuộn Aluminium Coil 0.285 mm;
SV: Vũ Thị Thanh Huyền Lớp: 3LT09T
25

×