Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Đồ án ô tô Nghiên cứu lập quy trình kiểm tra sửa chữa ồn,rung động trên xe toyota

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 78 trang )

Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền khoa học kỹ thuật thế giới nay đã phát triển
cực kỳ mạnh mẽ với nhiều thành công rực rỡ trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ ô tô. Ngày nay chúng ta đã tạo ra
được những sản phẩm xe hơi, nó không những là phương tiện đi lại ,vận chuyển
mà nó còn là tác phẩm tiện nghi và sang trọng. chúng ta đã tạo ra được những
dòng xe cao cấp và hiện đại, đi cùng với nó là sự tiện nghi và an toàn rất được
chú trọng nghiên cứu và phát triển nhằm tạo ra sự êm ái và an toan khi điều
khiển.chính vì vậy em đã chọn đề tài nghiên cứu lập quy trình kiểm tra sửa chữa
ồn,rung động trên xe toyota
2. Mục đích ngiên cứu
Phát hiện ra những nguyên nhân gây ồn và rung động của ô tô để kiểm tra sửa
chữa ồn và rung động trên xe toyota
3. Tóm tắt cô đọng những nội dung chính
Nội dung đề tài gồm 3 chương:
- Chương 1.Tổng quan chung về ồn,rung động trên xe toyota
- Chương 2. Hiện tượng, nguyên nhân gây ồn và rung động trên xe toyota
- Chương 3. Kiểm tra sửa chữa ồn và rung động trên xe toyota
4. Phương pháp nghiên cứu
- Ngiên cứu tài liệu : Cẩm nang sửa chữa ồn và rung động hãng toyota, tài
liệu trên internet………
1
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm đề tài tốt nghiệp, đến nay em đã hoàn thành. Em xin
trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô trong khoa CNKT Ôtô - Trường Đại học Sao
Đỏ đã luôn quan tâm giúp đỡ em. Đặc biệt là thầy Phùng Đức Hải Anh đã tạo
điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ rất tận tình trong suốt quá trình tìm hiểu và viết
đề tài của mình, thầy đã giành rất nhiều thời gian để hướng dẫn cho sinh viên.


Tuy nhiên, do trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi
những khiếm khuyết, kính mong các thầy, cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề
tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Ninh Trung Đức
2
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ ỒN , RUNG ĐỘNG TRÊN XE
TOYOTA
1.1. Khái quát về ồn và rung động.
Khi xe chạy trên đường cao tốc, nếu vô lăng hoặc thân xe rung động, nghe
tiếng rền vang khó chịu từ một điểm nào đó chưa rõ, người lái sẽ cảm thấy lo
lắng không chỉ về sự khó chịu mà còn các sự cố có thể xảy ra. Mặc dù hiện
tượng này không gây hại cho hoạt động của xe.
Hình 1.1. Tiếng ồn và rung động trên xe
1.1.1. Rung động và tiếng ồn
Về cơ bản rung động và âm thanh là giống nhau, một âm thanh là sự rung
động của không khí, các rung động và âm thanh đều được thể hiện bằng “ sóng”
chúng được thể hiện bằng tần số, là số lượng sóng trong 1 giây.
Hình 1.2. Cảm nhận rung động và âm thanh phụ thuộc vào các tần số
3
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
1.1.2. Âm thanh
Khi nằm trong một dải tần số và cường độ thì được gọi là âm thanh
Hình 1.3. Việc cảm nhận âm thanh
1.2.3. Dải tần số
Tần số sóng âm mà tai người nghe được, nằm trong dải tần sồ từ 16 Hz
đến 20 kHz. Trong các thiết bị điện thanh, người ta gọi các tần số trong khoảng
20 Hz tới 20 kHz là dải âm tần. Các đặc trưng cơ bản của tiếng nói nằm trong

dải tần số từ 100 Hz đến 4 - 4,5 kHz nên trong kĩ thuật âm thanh về tiếng nói
dùng dải tần số này
Hình 1.4. Dải tần số có thể nghe được
4
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
1.2. Phân loại rung động và âm thanh
1.2.1. Rung động
a. Rung động của vật thể cứng
Là vật thể được giữ bằng lo xo và chỉ có chức năng như một vật nặng
Hình 1.5. Rung động của vật thể cứng
b. Rung động đàn hồi
Là một vật thể liên tục bắt đầu xuất hiện khi búng một dây đàn bằng ngón
tay.
Hình 1.6. Rung động đàn hồi
5
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
1.2.2. Âm thanh
Cộng hưởng trong rung động đàn hồi
Hình 1.7. Điểm cộng hưởng trong rung động
1.2.3. Rung động và tiếng ồn
Quá trình truyền rung động và các âm thanh.
Hình 1.8. Quá trình truyền rung dộng và các âm thanh.
1.3. Nguồn rung động
Hiện tượng xe chạy xuất hiện tiếng kêu cót két, và rung động thường chỉ
xảy ra đối với xe cũ đã sử dụng được một thời gian nhất định. Những phiền toái
6
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
này ngày càng tăng cho đến khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Chúng ta thường
nghĩ rằng những vấn đề này là việc bình thường khi sử dụng một chiếc xe cũ.
Tuy nhiên việc biết được nguyên nhân của “bệnh” này sẽ giúp bạn tìm ra giải

pháp khắc phục để cho cảm giác thoải mái khi ngồi lên xe đồng thời tránh được
những hư hỏng nghiêm trọng có thể xảy ra. Mỗi chiếc xe được cấu thành từ
hàng ngàn các chi tiết nên việc biết chính xác nguyên nhân là điều không hề dễ
dàng, tuy nhiên hiện tượng rung lắc xe có thể xuất phát từ những nguyên nhân
chủ yếu sau:
Hình 1.9. Lực rung
1.3.1. Lốp và bánh xe
Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của việc rung lắc ôtô xuất
phát từ lốp và bánh xe. Cùng với sự phát triển của khoa học, các vật liệu mới,
phụ gia… nên những chiếc lốp xe được sản xuất hiện nay có tuổi thọ bền hơn,
êm hơn rất nhiều so với lốp xe của khoảng mười năm trước đây, nhưng không
có nghĩa rằng nó đạt được sự hoàn hảo trong đó việc mất cân bằng sau một thời
gian sử dụng là hiện tượng thường gặp nhất bên cạnh việc lốp mòn theo thời
gian. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho xe có hiện tượng
rung, lắc sau một thời gian sử dụng.
7
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Hình 1.10. Sự không cân bằng của lốp
Sau một thời gian làm việc lốp bị mòn không đồng đều, do đó trên bề mặt lốp
sẽ xuất hiện những “điểm nặng” và “điểm nhẹ. Nếu “điểm nặng” ở giữa mặt lốp
sẽ làm cho xe bị nẩy lên khi xe chạy, còn trong trường hợp “điểm nặng” nằm ở
mặt bên của lốp thì lốp xe được gọi mất cân bằng "động". Điều này làm cho lốp
xe bị lắc lư qua lại khi xe chạy, giống như khi chúng ta quay một vật tròn bị
khuyết hoặc gắn thêm quả nặng vào. Hiện tượng này có thể khắc phục một cách
dễ dàng nhờ vào các thiết bị cân bằng động lốp được sử dụng trong các cửa hàng
sửa chữa, theo đó người kiểm tra sẽ gắn thêm các cục chì nhỏ có trọng lượng
khác nhau với vào các “điểm nhẹ” cho phù hợp.
Các hệ thống treo hiện đại ngày nay nhẹ hơn, giúp xe bám đường và cho
người lái cảm nhận tốt hơn về điều kiện mặt đường. Tuy nhiên điều này cũng
làm các rung động được truyền vào trong khoang hành khách dễ dàng hơn. Việc

mất cân bằng lốp xe bắt đầu được cảm nhận ở tốc độ khoảng 50 km/giờ và nhận
thấy rõ nhất ở tốc độ khoảng 80 km/giờ. Nếu rung động cảm nhận đến từ tay lái
thì cần kiểm tra lốp xe phía trước, nếu rung động cảm nhận nhiều hơn ở các ghế
xe, thì các lốp xe phía sau nên được cân bằng.
Lực xuyên tâm ở lốp biến đổi là khó khăn nhất để chẩn đoán sự rung động.
Lốp tốt là lốp có độ cứng đồng đều ở mặt lốp cũng như bên hông. Lốp xe có độ
cứng không đồng đều có thể gây ra sự rung động. Có những thiết bị có thể đo độ
cứng như lốp xe quay, nhưng các thiết bị này đắt tiền nên không được sử dụng
phổ biến. Sự rung động do lực xuyên tâm biến đổi được chẩn đoán bằng cách
8
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
trước tiên loại bỏ dần các nguyên nhân khác. Điều này làm mất thời gian và tốn
kém. Nên việc thay lốp xe là cách duy nhất để loại bỏ kiểu rung động này.
Ngoài ra, vành dưới talông lốp xe bị lỗi, không đồng đều cũng gây ra rung
động lốp xe. Rung động này chỉ nhận thấy ở tốc độ thấp từ 30 và 50 km/h, ở tốc
độ cao hơn sẽ làm giảm độ rung. Đây là lỗi từ phía nhà sản xuất nên không có
giải pháp nào để khắc phục mà cách chữa bệnh duy nhất cho việc này là thay
lốp xe.
Hình 1.11. Lực hướng tâm
Thông thường, khi cân bằng động bánh xe thì lốp đã được lắp vào vành bánh
xe, tuy nhiên nếu chẳng may xe chạy bị trượt vào lề đường có thể không gây hư
hỏng nhưng nếu bạn chú ý có thể sau đó xe chạy bị rung. Điều này là do vành
bánh xe hay bán trục bị cong làm cho chuyển động quay của bánh xe không còn
đúng quỹ đạo gây ra rung động hoặc đơn giản là bị văng mất các thanh trì sử
dùng khi cân bằng động. Việc vành bánh xe hay trục bị cong có thể kiểm tra bởi
một kỹ thuật viên sử dụng thước đo để đo độ lệch .Hầu hết các nhà sản xuất cho
phép không quá 1/32 của 1 inch độ lệch. Vành bánh xe bằng thép có thể làm cho
thẳng. Vành bánh xe bằng nhôm (vành đúc) thì phải thay mới.
9
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô

1.3.2. Hệ thống phanh
Rung động xảy ra khi đạp phanh cho thấy trống phanh hoặc đĩa phanh có thể
bị cong, vênh hoặc mòn không đồng đều trên bề mặt. Ngoài ra thì nếu bề mặt
trống phanh hoặc đĩa phanh bị bám bụi bẩn quá nhiều cũng có thể là nguyên
nhân gây ra hiện tượng này. Điều này rõ ràng nhất khi xe đang di chuyển ở tốc
độ cao, vì khi đó các chi tiết quay này chịu lực tác động không đồng đều từ má
phanh gây ra lực va đập lớn gây nên hiện tượng rung, giật. Để khắc phục việc
này thì thường kỹ thuật viên phải tháo đĩa phanh hoặc trống phanh ra, làm sạch,
nắn lại nếu bị cong vênh.
Nếu nguyên nhân đến từ việc mài mòn không đều thì giải pháp là đưa vào
máy tiện cắt bỏ lớp bên ngoài giúp cho bề mặt này phẳng đều và trơn tru, việc
này không những giúp tránh được hiện tượng rung mà còn giúp phanh trở nên
“ăn” hơn do loại bỏ được lớp kim loại bị chai cứng ở trên bề mặt. Tuy nhiên
không nên quá lạm dụng cách này vì như vậy sẽ làm giảm tuổi thọ của đĩa phanh
hoặc trống phanh do càng vào bên trong các lớp kim loại càng nhanh bị mài
mòn do công nghệ tôi, ram sau gia công chỉ tốt ở ngoài bề mặt.
Hình 1.12. Lực phanh
Bên cạnh đó, các rung động này cũng có thể đến từ việc siết chặt không đồng
đều các đai ốc lắp bánh xe. Các đai ốc nên được nới lỏng, và sau đó siết lại theo
đúng momen ở tài liệu kỹ thuật nhà máy. Bước này đơn giản có thể chữa khỏi
rung động. Nếu rung động sau đó vẫn còn, có thể có vấn đề với hệ thống phanh.
10
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Cơ cấu lắp đặt phanh có thể bị quá nóng làm cho đĩa phanh biến dạng, hoặc má
phanh bị mài mòn quá mức làm phần xương phanh bằng kim loại cọ xát vào đĩa
phanh không những gây ra rung động, tiếng rít mà còn cào xước phá hỏng đĩa
phanh.
1.3.3. Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực bao gồm một cụm các chi tiết như: hộp số, trục các đăng,
các khớp nối, truyền lực chính, vi sai…dùng để truyền chuyển động từ động cơ

tới các bánh xe. Trong suốt quá trình làm việc, các chi tiết này tham gia các
chuyển động quay liên tục vì vậy sự hư hỏng hoặc mài mòn của các chi tiết
trong cụm này cũng có thể gây ra rung, lắc xe.
Hình 1.13. Sự không cân bằng ở trục các đăng
Mòn hoặc lỏng khớp chữ thập các đăng có thể là nguyên nhân gây rung động,
đặc biệt trong quá trình tăng hoặc giảm tốc độ. Điều này là dễ hiểu vì tốc độ
quay của trục các đăng lớn gấp 3-4 lần so với tốc độ quay của bánh xe. Kiểm tra
các khớp các đăng nếu rơ lỏng thì nên được thay thế. Tiếp tục sử dụng với một
khớp các đăng mòn có thể làm nó bị vỡ ngoài việc làm rung lắc xe còn gây ra
tiếng ồn khó chịu.
1.3.4. Rung lắc từ động cơ.
Mới nghe nhiều người sẽ cho rằng vô lý, đặc biệt là những động cơ hiện đại
ngày nay. Tuy nhiên chúng ta phải nhìn nhận thực tế, khi động cơ làm việc thì
hàng trăm các chi tiết khác nhau của động cơ cùng tham gia chuyển động quay
nên mặc dù mỗi động cơ được thiết kế đã được cân bằng một cách tối ưu nhờ
11
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
các trục cân bằng thì việc cùng tham gia chuyển động của hàng trăm chi tiết
khác nhau với tốc độ quay khác nhau vẫn gây ra những rung động nhất định.
Để khử các rung động này thì các nhà sản xuất thường đặt động cơ lên các ụ cao
su còn gọi là cao su chân máy nên chúng ta thường thấy gần như không có rung
động khi các xe còn mới. Tuy nhiên sau một thời gian sử dụng thì các ụ cao su
này sẽ giảm dần sự đàn hồi dẫn đến hiện tượng rung có thể xuất hiện một cách
từ từ.
Hình 1.14. Từ dộng cơ
Ngoài ra, nếu động cơ xuất hiện hiện tượng bỏ máy (một trong các xilanh
không nổ) thì hiện tượng rung, giật sẽ làm cho người ngồi trên xe cảm nhận một
cách rõ rệt. Có thể dễ dàng kiểm tra hiện tượng bỏ máy bằng cách lần lượt rút
từng đường cao áp ra khỏi bugi ở trên các máy. Nếu khi rút ra mà độ rung của
máy không thay đổi thì chứng tỏ máy đó đã không làm việc và ngược lại, lúc đó

tùy thuộc vào nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục hiện tượng này.
1.3.5. Các nguyên nhân khác
12
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Hình 1.15. Các rung động khác
Chiếc xe ô tô là tổng hợp của hàng ngàn chi tiết khác nhau, vì vậy mỗi khi
chiếc xe chuyển động sẽ kéo chuyển động của hàng ngàn các chi tiết khác. Bên
cạnh những nguyên nhân thường gặp ở trên thì rung động của xe cũng có thể
xuất phát từ các nguồn khác như:
- Nắp cabô, cản xe không được cài chắc chắn nó sẽ bị rung trong gió. Rung
động này tuy nhỏ nhưng đôi khi có thể được cảm nhận trên khắp xe.
- Các móc treo ống xã bị gãy có thể làm cho hệ thống ống xã bị rung khi xe
chạy. Có thể chúng không chú ý khi rung nhẹ nhưng nếu tiếp tục sử dụng thì hệ
thống ống xã sẽ bị gãy .
- Giảm xóc mòn làm cho bánh xe bị nẩy. Rung động này sẽ làm cho mặt lốp
xe mòn không đồng đều và làm giảm sự kiểm soát của lái xe .
- Khớp xoay bánh lái mòn cũng có thể nguyên nhân gây ra sự rung động và
xuất hiện đồng thời cùng với tiếng kêu lách cách.
13
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
CHƯƠNG 2: HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN ỒN, RUNG ĐỘNG
TRÊN XE TOYOTA
2.1. Khái quát
Các rung động và tiếng ồn điển hình được trình bày như sau:
Hình 2.1. Các trạng thái ồn và rung động trên xe
Rung nẩy thân xe
Lắc tay lái
Rung tay lái
Rung bàn đạp ga
Rung cần chuyển số

Chạy xe không thoải mái,tính êm dịu chuyển động
Tiếng khó chịu
Tiếng ồn do mặt đường
Tiếng ồn hoa lốp
Tiếng ù ù của thân xe
Tiếng gõ của thân xe
Tiếng ồn động cơ
Tiếng ồn gió
Tiếng rít của bánh răng hộp số
Tiếng rít của bánh răng vi sai
Rung ly hợp
14
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Rung động cơ khi khởi hành
Rung khi quay khởi động động cơ
Rung khi quay khởi động động cơ
Rung động cơ khi chạy không tải
Rung động trong khi phanh
Tiếng rít của phanh
2.2. Hiện tượng và nguyên nhân ồn, rung động trên xe.
2.2.1. Rung nẩy thân xe
Hiện tượng
“Rung nẩy” được định nghĩa là rung động theo chiều đứng hoặc chiều ngang của
thân xe và vô lăng,cùng với rung động của các ghế ngồi thường không thể cảm
nhận được rung nẩy khi xe chạy dưới tốc độ khoảng 80 km/h. Lớn hơn tốc
độ này, rung nẩy tăng lên rõ rệt nhưng sau đó đạt tới mức đỉnh ở một tốc độ
nhất định.
Tần số rung động được gọi là “rung nẩy”tương tự với tần số của một rung
động của một súng vặn ốc chạy bằng khí nén khi được dùng để xiết chặt các đai
ốc v.v

Hình 2.2. Hiện tượng rung nẩy thân xe
Các nguyên nhân chính
- Độ đảo, độ không cân bằng hoặc độ không đồng đều của lốp quá lớn.
- Các cộng hưởng giữa động cơ, lò xo, vô lăng, ghế ngồi và thân xe.
15
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Cơ chế
1. Độ đảo và độ không cân bằng của lốp sẽ làm cho lốp phát sinh một lực rung
trong khi vận hành xe.
2. Rung động này được khuyếch đại và lại làm rung các cầu xe.
Hình 2.3. Hiện tượng rung động của các cầu xe
3. Và rung động của các cầu xe được truyền đến thân xe và động cơ qua hệ
thống treo.
4. Khi các rung động được truyền cộng hưởng với thân xe, thân xe sẽ rung
mạnh. Ngoài ra, khi rung động của các cầu xe cộng hưởng với các rung động
của động cơ, động cơ sẽ rung rất mạnh, và lại làm cho thân xe rung mạnh hơn
nữa.
5. Các rung động của thân xe được truyền đến vô lăng và các ghế ngồi làm
cho thân xe, các ghế và vô lăng rung.
Đôi khi thân xe có thể rung nẩy xen kẽ theo chiều đứng và theo chiều ngang
với khoảng cách thời gian xấp xỉ 10 giây.Đó là do sự chênh lệch nhỏ về các
bán kính quay của lốp,tạo ra sự chênh lệch ở các điểm lắc đảo tương đối
giữa lốp bên phải và bên trái, hoặc giữa các lốp trước và sau.Vìvậy, trong khi
lái thử xe trên đường để thử rung nầy thân xe, điều quan trọng là phải giữ tốc độ
đều trong ít nhất 10 giây một lần, trước khi chuyển sang tốc độ khác.
16
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Hình 2.4. Hiện tượng rung nẩy thân xe
Rung nẩy thân xe thường xuất hiện do các lốp không cân bằng hoặc bị
mòn không đều. Vì vậy, hầu như có thể loại bỏ rung lắc thân xe bằng cách

hiệu chỉnh cân bằng của lốp hoặc giảm độ lắc đảo của lốp.
2.2.2. Lắc tay lái
Hiện tượng
Lắc tay lái là tình trạng mà vô lăng dao động từ 5 đến 15 lần trong một giây
theo chiều quay. Nó xuất hiện ở mức tốc độ tương đối hạn chế nhưng cao,
thường lớn hơn 80 km/h và các dao động của vô lăng không thay đổi.
Lắc tay lái giống như các rung động của một súng vặn ốc bằng khí nén
khi dùng để xiết chặt các đai ốc.
Hình 2.5. Hiện tượng lắc tay lái
17
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Các nguyên nhân chính:
-Lốp không cân bằng, đảo hoặc không đồng đều.
-Cộng hưởng giữa các lốp và vô lăng
Cơ chế
1. Độ đảo hoặc không cân bằng trong một lốp xe sẽ tạo ra lực rung trong khi xe
đang chuyển động.
2. Lực rung này tạo ra một mômen quán tính ở ngõng trục, làm cho các lốp lắc
theo chiều ngang. Vì vậy tay lái sẽ dao động theo chiều ngang.
Hình 2.6. Hiện tượng lắc của trục lái
3. Lúc này trục lái, thanh răng lái và các thanh nối tác động như một lò xo cứng,
và vô lăng tác động như một vặt nặng trong ví dụ đã được đưa ra từ đầu cuốn
sách này.
4. Ở một tốc độ nào của xe, các răng, các rung động ngang của các lốp do lực li
tâm tạo ra sẽ cộng hưởng với hệ thống lái, làm cho vô lăng dao động theo chiều
kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
2.2.3. Rung tay lái
Đây là trạng thái làm cho vô lăng dao động theo chiều kim đồng hồ và
ngược kim đồng hồ, giống như sự rung của tay lái, nhưng ở các tốc độ
thấp hơn nói chung là dưới 80 km/h. Hiện tượng này bắt nguồn từ đường gồ ghề

hoặc phanh khi các lốp hoặc phanh mòn không đều.
18
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Hình 2.7. Hiện tượng rung tay lái
1. Các nguyên nhân chính
-Đường xóc.
-Lốp bị biến dạng hoặc rung động đột ngột theo chiều đứng do phanh gây ra
khi các lốp hoặc phanh mòn không đều. Các cộng hưởng giữa các lốp, hệ thống
lái và hệ thống treo.Có độ rơ trong các thanh nối của hệ thống lái, sự giảm lực
cản do mòn, hoặc thiếu độ cứng hoặc cứng vững của các thanh nối này.
2. Các cơ chế của sự phát triển rung động
Đường xóc, các biến dạng ở lốp, hoặc các dao động theo chiều đứng khi
phanh có thể gây ra mọi rung động quanh ngõng trục trước làm cho vô
lăng rung. Các bộ phận truyền các rung động này, và các triệu chứng rung động
giống như sự lắc tay lái.
Mặc dù rung tai lái và lắc tay lái dường như giống nhau, nhưng chúng có
nguồn gốc khác nhau.Sự lắc tác động vào tay lái do hệ thống lái cộng
hưởng với các rung động của lốp không cân bằng, đảo và không đồng đều.Mặt
khác,sự rung tay lái là một dao động tự duy trì do việc phanh trên đường gồ ghề
gây ra.
19
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
2.2.4. Rung bàn đạp ga
Hiện tượng và cơ chế
Đây là rung động có tần số cao xuất hiện ở tốc độ động cơ cao hơn ,
nhưng không liên quan với tốc độ của xe.Bạn có thểcảm nhận được nó bằng
bàn chân của mình khi đặt chân lên bàn đạp ga, nhưng bàn đạp này không
rung mạnh theo chiều nhả bàn đạp.
Hình 2.8. Rung bàn đạp ga
a. Các nguyên nhân chính

- Rung động của động cơ
- Rung động và các cộng hưởng ở cáp bướm ga hoặc thanh nối.
- Dây cáp bướm ga hoặc thanh nối thiếu cứng vững.
b. Các cơ chế phát triển rung động
- Rung động của động cơ làm cho cáp bướm ga hoặc thanh nối rung lên.
- Các rung động của cáp bướm ga hoặc thanh nối này truyền đến bàn đạp ga,
làm nó rung lên.
-Ngoài rung động truyền trực tiếp từ động cơ, còn có rung động truyền từ dây
cáp điều khiển bướm ga đến dây hoặc thanh điều khiển ga.
2.2.5. Rung cần chuyển số
Loại rung động này làm cho cần chuyển số dao động, thường xảy ra ở tốc độ
động cơ tương đối cao và dễ nhận ra rõ hơn gần số vòng quay làm nó rung.
20
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Trong các loại rung khác nhau của cần chuyển số,nếu rung động này xuất hiện
khi động cơ đang chạy không tải, hãy xem mục về“rung khi chạy không tải”.
1. Các nguyên nhân chính
- Động cơ không được điều chỉnh chính xác
- Không cân bằng ở các bộ phận quay hoặc chuyển động tịnh tiến của động cơ.
- Cộng hưởng ở cần chuyển số, hoặc cần chuyển số thiếu độ cứng vững.
- Có độ rơ giữa cần chuyển số và thanh nối, hoặc các bạc lót bị mòn.
Hình 2.9. Rung cần chuyển số
2. Các cơ chế làm phát triển rung động
a. Các xe có động cơ ở phía trước, dẫn động bánh sau (FR)
- Các dao động mômen hoặc mất cân bằng của các bộ phận quay hoặc
chuyển động tịnh tiến của động cơ tạo ra các rung động uốn trong hệ thống
truyền lực. Hơn nữa, các góc nối hoặc một trục các đăng không cân bằng có thể
làm tăng thêm các rung động này.
- Phần vỏ hộp số phần kéo dài rung mạnh, tạo ra một lực rung truyền đến
cần chuyển số.

- Cần chuyển số dao động vì nó được lắp trên phần kéo dài của hộp số. Bất
cứ độ rơ nào ở cần chuyển số cũng khuếch đại thêm rung động này.
b Các xe có động cơ ở phía trước, dẫn động bánh trước (FF)
- Một động cơ không được căn chỉnh chính xác sẽ chạy không đều và làm
cho cụm cần chuyển số bị rung.
21
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
2.2.6. Chạy xe không thoải mái,tính êm dịu chuyển động
Hiện tượng và cơ chế
ở đây, chúng ta không quan tâm nhiều đến các rung động của xe, nhưng
quan tâm đến sự dập dềnh và lắc ngang của toàn bộ xe, nghĩa là việc truyền mọi
chỗ gồ ghề của mặt đường vào thân xe. Những hiện tượng này xuất hiện khi
xe chạy qua các ổ gà hoặc các mặt đường không bằng phẳng ở các tốc độ đặc
biệt.
1. Các nguyên nhân chính
- Mặt đường có ổ gà hoặc không bằng phẳng.
- Rung động của lốp.
- Rung động của hệ thống treo
Hình 2.11. Sự dập dềnh lắc và lắc ngang của xe
2. Phát triển của sự khó chịu
- Thân xe lắc ngang khi chạy qua các ổ gà hoặc mặt đường không bằng phẳng.
Các dao động này được truyền đến hệ thống treo.
- Các dao động trong hệ thống treo làm cho thân xe dập dình liên tục, làm cho
hành khách có cảm giác như xe đang lắc ngang.
*Tham khảo Liên quan đến việc đi xe thoải mái
a. Sự khó chịu khi đi xe chịu ảnh hưởng của khối lượng được treo và khối
lượng không được treo. Nói chung, nếu khối lượng được treo lớn thì thân xe
thường rung ít hơn, dẫn đến việc đi xe rất thoải mái. Nếu khối lượng không
được treo lớn thì đi xe trở nên khó chịu. Cũng như vậy,nếu lực giảm chấn của
22

Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
bộ giảm chấn bị giảm đi, hoặc lực của lò xo quá mạnh sẽ tạo ra cảm giác “bồng
bềnh” hoặc “xóc”.
b. Về sự khó chịu khi đi xe do đặc điểm của hệ thống treo thay đổi theo yêu
cầu thiết kế của xe (loại thểt hao, sử dụng trong gia đình v.v ), cần phải lưu ý
đến các yêu cầu của người sử dụng và kiểu xe.
c. Mặc dù có thể chia rung động thành các loại khác nhau bao gồm lắc dọc, lắc
ngang và dập dình, trong thực tế tất cả các rung động nàycó thể xuất hiện đồng
thời.
2.2.7. Tiếng khó chịu
- Hiện tượng và cơ chế
Tiếng khó chịu có nghĩa là tiếng va đập một lần như tiếng búa đập vào một vật
thể. Cùng với một tiếng ồn lớn, va đập này được cảm nhận qua vô lăng, các
ghế ngồi và sàn xe. Loại va đập này xuất hiện khi xe chạy qua một khe rãnh
hoặc một ổ gà trên đường.
* Các nguyên nhân chính
- Các đặc điểm bao của lốp.
- Các bộ phận của hệ thống treo bị mòn (các bạc lót, các bộ giảm chấn, v.v )
Hình 2.12. Các tiếng khó chịu
* Các cơ chế của sự phát triển rung động và tiếng ồn
a. Một va đập theo chiều dọc tác động vào lốp làm cho nó biến dạng từng phần,
khi xe chạy qua một ổ gà hoặc một khe rãnh ở trên đường.
23
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
b. Va đập này được tiếp tục truyền đến các treo. Do đó các bạc lót của hệ thống
treo bị nén lại, truyền tiếng ồn hoặc rung động đột ngột tới thân xe.
Gợi ý:
Các đặc tính của lốp, hình dạng và các hệ số đàn hồi của các bạc lót của đòn
treo có các ảnh hưởng quyết định nhất trong sự phát triển tiếng ồn khó chịu.
1. Các đặc tính của lốp

a .Các lốp có các đặc điểm truyền rung động thấp có thể hấp thụ các rung
động: Thông thường chúng là các loại lốp mềm.
b . Lốp có các đặc tính bao tốt:
Vì lốp bố tròn có các dải sợi cứng trong hoa lốp, nên đặc tính bao của chúng
kém các đặc tính bao của lốp bố chéo.
Lực tác động được tạo nên tại thời điểm lốp chạy qua một ổ gà hoặc một rãnh
trên đường là sự kết hợp giữa sự truyền rung động của lốp với đặc tính bao. Vì
vậy, khi lốp bố tròn với đặc tính bao kém hơn so với lốp bố chéo lăn qua một
rãnh hoặc một ổ gà trên đường, nó sẽ truyền va đập này vào hệ thống treo ở các
tốc độ thấp của xe. Nhưng ở tốc độ cao, các vách bên mềm hơn của lốp bố tròn
có thể hấp thụ
các va đập như vậy.
2. Các bạc lót đòn treo của hệ thống treo
Các rãnh cắt dọc ở các bạc lót đòn treo được thiết kế để giảm nhẹ các va chạm
tác động dọc theo xe bằng cách làm cho các bạc này uốn cong đi.Các vòng
trung gian tạo ra độ cứng vững theo chiều ngang.
2.2.8. Tiếng ồn do mặt đường
Hiện tượng và cơ chế
Tiếng ầm ầm hoặc gầm rú liên tục với độ cao âm thanh không đổi là tiếng ồn
do mặt đường. Âm lượng của tiếng ồn này tăng lên theo tốc độ của xe. Tiếng ồn
này xuất hiện chủ yếu khi xe chạy trên đường có bề mặt lát xấu.
1. Các nguyên nhân chính
- Các ổ gà hoặc hố nhỏ trên mặt đường
- Các lốp cộng hưởng với độ nhấp nhô của mặt đường
- Rung động của hệ thống treo (do các hằng số lò xo không thích
hợp của các bạc lót bằng cao su)
24
Đồ án tốt nghiệp Ngành Công nghệ kỹ thuật ôtô
Hình 2.13. Tiếng ồn do mặt đường
2. Các cơ chế phát triển tiếng ồn

a. Khi xe chạy trên đường có bề mặt lát xấu, tạo ra các rung động nhỏ ở các
lốp. Khi các rung động này đạt đến một tần số nhất định, chúng gây ra các cộng
hưởng ở các lốp làm khuếch đại các rung động này.
b. Các rung động này được truyền từ hệ thống treo đến thân xe, và tiếng kêu
gầm rú phát ra từ các tấm ốp của thân xe.
2.2.9. Tiếng ồn hoa lốp
Tiếng ồn hoa lốp hiện tượng và cơ chế
Loại tiếng ồn này thường xuất hiện ở xe có lốp kiểu vấu hình khối khi xe
chạy trên đường lát. Âm lượng của nó tăng theo tốc độ của xe.
1. Nguyên nhân chính
- Các hiệu ứng nén khí của kiểu hoa lốp
25

×