Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Khang Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.65 KB, 14 trang )


GVHD : TS. Đinh Phúc Tiếu
SVTH : Vũ Thị Yến
Lớp : 9LTCD – KT15
MSV : 12404137
Hà Nội, Năm 2015
Đề tài: Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại
Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Khang Việt
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Kết cấu của khoá luận

Chương 1: Những cơ sở lý luận chung về kế toán bán hàng và
xác định kết quả bán hàng trong doanh nghiệp thương mại.

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định
kết quả bán hàng tại Công ty CP ĐT & TM Khang Việt.

Chương 3: Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công
tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty
CP ĐT & TM Khang Việt.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
1. Tổng quan chung về Công ty CP ĐT & TM Khang Việt

Tên công ty: Công ty CP ĐT & TM Khang Việt

Chế độ kế toán: Công ty áp dụng theo QĐ48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính

Hình thức kế toán: Nhật ký chung



PP kê khai và tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ



PP tính trị giá hàng xuất kho: Giá thực tế đích danh

Kế toán doanh thu bán hàng

Chứng từ kế toán: Hóa đơn GTGT, yêu cầu xuất kho, phiếu
xuất kho, biên bản bàn giao - bảo hành, phiếu thu, giấy báo có,…

Tài khoản kế toán: TK 511, 3331, 131, 111, 112

Phương pháp kế toán:
* Hình thức bán hàng thu tiền ngay (giao hàng trực tiếp):
* Bán hàng thanh toán chậm (giao hàng vận chuyển):
Ví dụ 02: Theo đơn đặt hàng ngày 08/12/2014 của Công ty CP
Pico, Công ty xuất kho bán 10 máy hút bụi TW5833 với đơn giá
chưa thuế GTGT là 5.789.000đ/cái, thuế GTGT 10%, tiền hàng
chưa thanh toán.
Căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 000534 (Phụ lục 17), Phiếu xuất
kho 00089 (Phụ lục 18); Phiếu giao hàng (Phụ lục 19)
Kế toán định khoản:
Nợ TK 131(Pico) : 63.679.000đ
Có TK 511 : 57.890.000đ
Có TK 3331 : 5.789.000đ

Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu


Tài khoản sử dụng: TK 521 “Các khoản giảm trừ doanh thu”.
Chi tiết: TK 5211 “Chiết khấu thương mại”, TK 5212 “Hàng bán
bị trả lại”.

Phương pháp kế toán:
* Kế toán chiết khấu thương mại:
Ví dụ 03: Ngày 17/12/2014, Bán cho siêu thị HC 250 cái bàn là
FV3840, giá bán 1.090.000đ/cái, thuế GTGT 10%. Căn cứ vào
HĐ GTGT 000547, kế toán ghi nhận DT. Do Siêu thị HC là
khách hàng quen và mua với số lượng lớn nên ngày 18/12/2014,
Công ty quyết định chiết khấu 2% trên tổng giá thanh toán.
- Tổng số chiết khấu thương mại dành cho siêu thị HC là:
(1.090.000đ x 250 cái) x 2% = 5.450.000đ
Kế toán định khoản: Nợ TK 5211 : 5.450.000đ
Nợ TK 3331 : 545.000đ
Có TK 131 (HC) : 5.995.000đ


Kế toán hàng bán bị trả lại:
Ví dụ 04: Ngày 09/12/2014, Công ty Pico trả lại 01 máy hút bụi
TW5833, do vỏ máy bị trầy xước với giá bán chưa thuế 5.789.000đ,
thuế GTGT 10%. Số tiền HBBBTL được trừ thẳng vào số nợ còn phải
thu của khách hàng. Căn cứ vào hóa đơn hàng trả lại của Công ty CP
Pico, kế toán định khoản:
Nợ TK 5212 : 5.789.000đ
Nợ TK 3331 : 578.900đ
Có TK 131 (Pico) : 6.367.900đ
Căn cứ vào phiếu nhập kho số 16 (Phụ lục 21), kế toán định
khoản:
Nợ TK 156 : 4.570.156đ

Có TK 632 : 4.570.156đ
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ HBBTL phát sinh, kế toán vào
phân hệ “Bán hàng” trên phần mềm MISA/ Hàng bán bị trả lại/ Chọn
chứng từ gốc liên quan đến số hàng bị trả lại, chọn mã hàng và nhập số
lượng hàng bị trả lại. Phần mềm sẽ tự động cập nhật dữ liệu liên quan
và lên Sổ cái TK 521 (Phụ lục 26)
Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu


Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, thẻ kho…

Tài khoản sử dụng: TK 632 “Giá vốn hàng bán”

Phương pháp kế toán:
Ví dụ 05: Ngày 08/12/2014, Công ty xuất 10 máy hút bụi
TW5833 từ lô hàng nhập ngày 22/11/2014 bán cho Công ty CP
Pico, với giá xuất kho là 4.570.156đ/cái. Căn cứ vào phiếu xuất
kho 00089 (Phụ lục 18), kế toán định khoản:
Nợ TK 632 : 45.701.560đ
Có TK 156 : 45.701.560đ
Vào ngày 09/12/2014, sau kiểm duyệt Công ty Pico trả lại 01
chiếc TW5833 Công ty tiến hành nhập lại kho (Phụ lục 21) và ghi
giảm giá vốn hàng bán như sau:
Nợ TK 156 : 4.570.156đ
Có TK 632 : 4.570.156đ
Kế toán giá vốn hàng bán

Kế toán chi phí bán hàng

Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, hợp đồng dịch vụ mua ngoài,

giấy tạm ứng, bảng thanh toán lương, bảng tính và phân bổ khấu
hao TSCĐ

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 6421 – “Chi phí bán hàng”

Phương pháp kế toán:
Hàng ngày, căn cứ vào những chứng từ phát sinh phục vụ cho
hoạt động bán hàng, kế toán nhập dữ liệu vào các phần hành trên
phần mềm MISA. Phần mềm sẽ xử lý dữ liệu và tự động kết xuất
sang các loại sổ có liên quan: Sổ sái TK 642 (Phụ lục 28)
Ví dụ 07: Căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
tháng 12/2014, kế toán trích khấu hao TSCĐ cho bộ phận bán
hàng như sau:
Kế toán định khoản: Nợ TK 6421 : 5.729.167đ
Có TK 214 : 5.729.167đ

Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, hợp đồng dịch vụ mua
ngoài, giấy tạm ứng, bảng thanh toán lương, bảng tính và phân
bổ khấu hao TSCĐ

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 6422 – “Chi phí QLDN”

Phương pháp kế toán:
Ví dụ 10: Ngày 09/12/2014, Thanh toán tiền vé máy bay cho
Giám Đốc đi công tác TP.HCM số tiền là 1.950.000đ, thuế
GTGT 10%, đã chi bằng tiền mặt. Căn cứ vào cuống vé máy
bay, kế toán định khoản:
Nợ TK 6422 : 1.950.000đ

Nợ TK 1331 : 195.000đ
Có TK 111 : 2.145.000đ

Kế toán xác định kết quả bán hàng

Kết quả bán hàng là kết quả cuối cùng của hoạt động bán hàng
trong Công ty, được thể hiện bằng chỉ tiêu lãi - lỗ trong một thời
kỳ nhất định : Tháng, quý, năm.

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 911 – “Xác định kết quả kinh
doanh”

Phương pháp kế toán:
Cuối năm tài chính, kế toán thực hiện các bút toán kết chuyển
DT, CP sang TK 911, đồng thời căn cứ vào số chênh lệch giữa
phát sinh Nợ và phát sinh Có để kết chuyển sang TK 4212. Từ đó
xác định kết quả kinh doanh của Công ty (lỗ hay lãi).
Kết quả bán hàng được xác định như sau:
Kết quả bán hàng = DT thuần - GVHB - CPBH - CPQLDN
Trong đó: DT thuần = DTBH - Các khoản giảm trừ DT

Ví dụ 11: Cuối tháng 12/2014 căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ cái
các tài khoản DT và CP có liên quan, kế toán tiến hành lập các bút toán
kết chuyển để xác định kết quả bán hàng năm 2014 và ghi sổ cái TK
911. Kế toán định khoản:
- K/c các khoản giảm trừ DT: Nợ TK 511 : 879.254.126đ
Có TK 5211 : 789.154.465đ
Có TK 5212 : 90.099.661đ
- K/c DT bán hàng: Nợ TK 5111 : 72.585.869.006đ
Có TK 911 : 72.585.869.006đ

- K/c giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 : 57.125.465.879đ
Có TK 632 : 57.125.465.879đ
- K/c CP quản lý kinh doanh: Nợ TK 911 : 4.164.798.532đ
Có TK 6421 : 2.915.480.125đ
Có TK 6422 : 1.249.318.407đ
Kết quả bán hàng năm 2014 của Công ty được xác định như sau:
KQBH = 72.585.869.006 - 57.125.465.879 - 4.164.798.532
= 11.295.604.595đ
Kế toán xác định kết quả bán hàng

Hình thức kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty
Sử dụng phần mềm kế toán làm giảm nhẹ khối lượng công việc
Hệ thống chứng từ, sổ sách, phương pháp hạch toán hợp lý
Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình
Chương 3: Nhận xét và ý kiến đề xuất
Thứ nhất: Chưa chiết khấu thanh toán cho khách hàng
Thứ hai: Chưa tiến hành giảm giá cho khách hàng
Thứ ba: Chưa trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Ưu điểm
Tồn tại

Một số ý kiến đề xuất
Đề xuất thứ 3: Về việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi
Để đảm bảo tình hình tài chính của Công ty luôn ổn định và không bị
bất ngờ khi người mua gặp khó khăn về tài chính, không có khả năng
thanh toán hoặc phá sản. Công ty nên trích lập dự phòng cho các khoản
phải thu khó đòi vào chi phí QLDN. Để theo dõi các khoản nợ phải thu
khó đòi kế toán sử dụng TK 1592 “Dự phòng phải thu khó đòi”.
* Phương pháp kế toán:
• Khi trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, kế toán định

khoản: Nợ TK 6422/ Có TK 1592: Số trích lập năm nay.
•Nếu số trích lập năm sau cao hơn năm trước thì kế toán trích lập thêm
vào CPQLDN phần chênh lệch giữa số phải trích lập năm sau và số
trích lập năm trước. Ngược lại, thì được hoàn nhập.
•Các khoản phải thu khó đòi khi xác định thật sự là không đòi được,
được phép xóa nợ, ghi: Nợ TK 1592, Nợ TK 6422/ Có TK 131, 138.
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”

×