Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

luận văn kế toán đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.66 KB, 69 trang )

Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 3
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG
ĐƯỜNG BỘ 234 3
1.1.Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234. .3
1.1.1.Tên doanh nghiệp 3
1.1.2.Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của công ty 3
1.1.3.Địa chỉ 3
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp 3
1.1.5.Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần 4
1.1.6.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 4
1.1.7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì 4
1.2.Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và
xây dựng đường bộ 234 5
1.2.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 5
1.2.2.Quy trình sản xuất kinh doanh 6
1.2.3. Tổ chức sản xuất – kinh doanh 6
1.2.4.Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và
xây dựng đường bộ 234 7
1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng
đường bộ 234 9
1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 9
1.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh
nghiệp 11
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng
đường bộ 234 13


1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 13
1.4.2.Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 14
1.4.3.Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty 15
PHẦN II 17
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ
234 17
2.1.Kế toán tiền lương 17
2.1.1. Khái quát chung về lao động sử dụng tại công ty 17
2.1.2.Các hình thức trả lương và chế độ lương tại công ty quản lý và xây dựng
đường bộ 234 18
2.1.2.1.Hình thức trả lương 18
2.1.3 .Kế toán chi tiết tiền lương 22
2.1.3.1.Chứng từ sử dụng 22
2.1.4.Kế toán tổng hợp tiền lương 34
2.2.Kế toán các khoản trích theo lương 40
2.2.1.Nội dung các khoản trích theo lương tại đơn vị 40
2.2.2. Kế toán chi tiết các khoản trích theo lương 41
2.2.3.Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương 50
PHẦN III 57
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG
VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 57
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 234 57
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
3.1.Nhận xét chung về kế toán tiền lương và các khoản trich theo lương tại công
ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234 57
3.1.1.Ưu điểm 57
3.1.2.Nhược điểm và nguyên nhân 58
3.2.Một số ý kiến hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại

công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234 58
3.2.1.Ý kiến đề xuất thứ nhất 58
3.2.2.Ý kiến đề xuất thứ hai 58
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh sách thưởng phòng Tài chính – kế toán 20
Bảng 01: Bảng chấm công phòng tài chính kế toán 24
Bảng 02: Bảng thanh toán lương phòng Tài chính – Kê toán 27
Bảng 03: Bảng tổng hợp lương 28
Bảng 04: Bảng phân bổ lương và BHXH 32
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
DANH MỤC ĐỒ THỊ
Sơ đồ 01: Quy trình sản xuất kinh doanh 6
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức sản xuất – kinh doanh 7
Sơ đồ 03: bộ máy quản lý của công ty 9
Sơ đồ 04: Tổ chức bộ máy kế toán công ty 13
Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” 15
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CBCNV
TK
BHXH
BHYT
BHTN
KPCĐ

LĐTL
SXKD
: Cán bộ công nhân viên
: Tài khoản
: Bảo hiểm xã hội
: Bảo hiểm y tế
: Bảo hiểm thất nghiệp
: Kinh phí công đoàn
: Lao động tiền lương
: Sản xuất kinh doanh
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
MỞ ĐẦU
Với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị
trường đã thực sự tạo ra một bước ngoặt lớn đối với tổ chức kinh tế, đặc biệt là các
doanh nghiệp nhà nước,Đứng trước thực trạng đó, để phù hợp với cơ chế thị trường
mới, các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình để tồn tại và phát triển.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn
tồn tại và phát triển đều phải đứng trong một môi trường cạnh tranh.Canh tranh về
vốn, về kỹ thuật, về công nghệ, về năng lực quản lý, về lao động để mang lại lợi
nhuận ngày càng cao.
Đó là một quy luật khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường.Để sản xuất
kinh doanh cần tư liệu lao động, đối tượng lao động và chất lượng lao động.Thiếu một
trong ba yếu tố đó quá trình sản xuất sẽ không diễn ra, nếu xét về yếu tố quan trọng thì
lao động của con người là yếu tố quan trọng nhất.Không có sự tác động của con người
vào tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất không phát huy được tác dụng.
Để duy trì được yếu tố lao động trong từng doanh nghiệp phải sử dụng hợp
lý chính sách về lao động tiền lương.Tiền lương phải trả cho CBCNV là khoản thù
lao để bù đắp cho sức lao động đã hao phí tái tạo sức lao động, nhờ đó người lao
động có những điều kiện cần thiết để sinh hoạt hàng ngày cũng như đời sống tinh

thần của bản thân và gia đình được nâng cao.Bên cạnh đó, họ còn tái sản xuất và
phát triển khả năng của cá nhân, tích cực sản xuất vật chất cho xã hội.Để phát triển
sản xuất,tăng năng xuất lao động, mỗi doanh nghiệp phải có kế hoạch về chế độ trả
lương sao cho thỏa đáng với sức lao động mà người lao động bỏ ra.
Xuất phát từ những lý do trên, sau thời gian thực tập, thu thập, đánh giá,
phân tích tình hình thực tiễn tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ
234, em đã chọn đề tài: “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234”. Vì thời gian thực tập và
trinh độ chuyên môn chưa nhiều nên báo cáo còn nhiều hạn chế, kính mong nhận
được sự chỉ bảo của cơ Nguyễn Thị Lan Anh, các cơ chú trong phòng kế toán của
công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
1
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung báo cáo tốt nghiệp gồm 3 phần
chính:
Phần I: Khái quát chung về Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường
bộ 234
Phần II: Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại
công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234
Phần III: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện nghiệp vụ kế toán tiền
lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần quản lý và xây dựng
đường bộ 234
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
2
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
PHẦN I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ
VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 234

1.1.Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234
1.1.1.Tên doanh nghiệp
-Tân công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG
BỘ 234
-Tên tiếng Anh: Road Management & Construction Joint Stock Company 234
-Tên giao dịch viết tắt: Công ty cổ phần 234
-Số điện thoại: 043.976.1828
-Số Fax: 04 39745393
1.1.2.Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của công ty
Giám đốc: Nguyễn Đình Hoan
Địa chỉ: 266 phố Lê Thanh Nghị - Đồng tâm – Hai Bà Trưng – Hà Nội
1.1.3.Địa chỉ
Số nhà 26B Vân Hồ II, P.Đường Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội
1.1.4. Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp
Ngày 3/6/2002 Bộ Giao Thông Vận Tải cú quyết định số 936QĐ/TCCB-LĐ
về việc thành lập phân khu quản lý đường bộ 234 trên cơ sở chia tách từ phân khu
quản lý đường bộ 208 thuộc khu đường bộ 2.
Năm 1998 công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 được thành lập theo
quyết định số 475/1998/QĐ/TCCB-LĐ ngày 25/3/1998 của Bộ trưởng Bộ GTVT
thành lập doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trên cơ sở chuyển đổi từ Phân
khu quản lý đường bộ 234.
Thực hiện quyết định số 1647/QĐ-BGTVT ngày 13/5/2005 của Bộ trưởng Bộ
GTVT chuyển đổi Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ thành công ty cổ phần.
Vốn điều lệ: 11.000.000.000 đồng
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
3
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
1.1.5.Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
1.1.6.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 là doanh nghiệp nhà nước hoạt

động công ích, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài
khoản tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, được sử dụng dấu riêng, thực hiện chế độ
tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định, thực hiện quản lý
theo chế độ thủ trưởng và trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể của người lao
động.
a/Khi chưa cổ phần hóa
-Quản lý, khai thác, duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng đường bộ
-Sửa chữa lớn và xây dựng cơ bản nhỏ
-Sản xuất vật liệu xây dựng, bán thành phẩm
-Sửa chữa phụ trợ và kinh doanh dịch vụ khác
-Xây dựng các công rình thủy lợi, công trình cây xanh công viên vỉa hè đô thị
-Đảm bảo giao thụng khi có thiên tai dịch họa xảy ra trên địa bàn quản lý được
giao
-Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp
-Thu phí cầu đường bộ.
b/ Sau khi cổ phần hóa
-Công tác sửa chữa thường xuyên
Bao gồm: + Quốc lộ 10
+ Đường Thăng Long – Nội Bài
-Sửa chữa vừa và các công trình chỉ định và đấu thầu ngoài
-Thu phí cầu đường Bao gồm: + Đội thu phí Thăng Long – Nội Bài
+ Đội thu phí số 2 quốc lộ 1
+ Đội thu phí Tân Đệ
+ Đội thu phí Tân Cựu
1.1.7. Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kì
Từ ngày 01/08/1994 do sắp xếp lại công việc công ty được giao nhiệm vụ
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
4
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
thu phí cầu đường Bắc Thăng Long – Nội Bài và bàn giao nhiệm vụ quản lý Quốc

Lộ 1A cho phân khu 234.Do đó, căn cứ vào nghị định 36/CP ngày 02/10/1996 của
chính phủ về việc doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, Bộ GTVT quyết định
chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế để thành lập các doanh nghiệp nhà nước hoạt
động công ích. Theo nghị định số 475QĐ?TCCB-LĐ ngày 25/03/1998 của Bộ
trưởng Bộ GTVT.Với tên gọi hiện nay là công ty quản lý và xây dựng đường bộ
234
Hiện nay công ty quản lý và xây dựng đường bộ 234 quản lý
-Quốc lộ 10 từ ngày 01/01/2003: 173 km
-Quản lý Thăng Long – Nội Bài
-Quản lý đội thu phí:Thăng Long, Chương Dương, Tân Đệ, Tiên Cựu
-Ngoài ra có 5 hạt quản lý đường: hạt Thăng Long, hạt Cầu Kiền, hạt 2; 3; 4 quốc lộ 10
-Đội công trình quản lý vừa và lớn
1.2.Khái quát hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và
xây dựng đường bộ 234
1.2.1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234 được thành lập theo giấy
kinh doanh số 0103012934 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày
28/6/2006 với các ngành nghề chủ yếu là xây dựng các công trình giao thông.Kể từ
khi bắt đầu đi vào hoạt động công ty đã nhanh chóng xác định cho mình một hướng
đi đúng đắn, đảm bảo phù hợp với ngành nghề của công ty.
Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234 nằm trên địa bàn Hà
Nội, khá thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh, là một công ty chuyên về
lĩnh vực xây dừng đường bộ nên thị trường kinh doanh của công ty rộng khắp cả
nước.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
5
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
1.2.2.Quy trình sản xuất kinh doanh
a/Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh
Sơ đồ 01: Quy trình sản xuất kinh doanh

b/Thuyết minh quy trình
Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, phòng kinh doanh giao hợp
đồng cho các phòng ban, từ đó căn cứ vào năng lực và chức năng của các đơn vị sản
xuất giao khoán nội bộ cho cá nhân làm chủ nhiệm đồ án.
Khảo sát: Chủ nhiệm đồ án phối hợp cùng đội khảo sát đi tiến hành khảo sát
hiện trạng, sơ bộ hiện trường thực hiện dự án để đánh giá ban đầu về dự án có khả
thi hay không.Đội khảo sát tiến hành đánh giá cùng các chỉ tiêu khảo sát để có kết
luận của mình về địa hình, địa chất công trình.
Nghiệm thu công trình:Khâu này cần sự phối hợp đồng bộ của các bộ phận,
cá nhân tham gia dự án với tổ hoàn thiện thực hiện nghiệm thu.
Bàn giao công trình: Công ty tiến hoanh bàn giao công trình đã hoàn thành
cho khách hàng.
Chuẩn bi máy móc nghiệm thi công trình:khi dự án có tính chất khả thi và
thực hiện được thì tiến hành nghiệm thi công trình đưa công trình vào hoạt động.
Thi công công trình: Công trình chính thức được hoạt động thi công
Hoàn thiện công trình phụ: Những công trình phụ xung quanh công trình
đang thực hiện được hoàn thiện nhanh chóng để hoàn thiện công trình chính.
1.2.3. Tổ chức sản xuất – kinh doanh
Mô hình tổ chức sản xuất của công ty được chia thành 6 phòng ban và 2 đội
* Sơ đồ của đội thi công số 1
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
6
Chuẩn bị
NVL, máy
móc nghiệm
thi
Thi công
công trình
Bàn giao
công trình

Nghiệm thu
công trình
Nhận mặt
bằng thi công
Khảo sát
Hoàn thiện
công trình
phụ
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức sản xuất – kinh doanh
*Chức năng và nhiệm vụ
Đội thi công thực khi nhận được dứ án được bàn giao thực hiện, đầu tiên sẽ
thực hiện khảo sát công trình đó xem có khả thi hay không rùi đưa vào thi công, khi
thi công xong sẽ bàn giao công trình lại cho đơn vị.
1.2.4.Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần quản lý và
xây dựng đường bộ 234
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2008 2009 2010 2011 2012
1.Tổng vốn kinh
doanh
1.000
Đồng
31.489.000 33.878.256 41.758.638 47.997.373 50.096.000
2.Tổng chi phí
SXKD
1.000
Đồng
25.394.598 29.484.083 32.476.784 37.874.549 48.263.068

3.Tổng số lượng
lao động bình
quân
Người 596 632 647 653 601
4.Sản lượng hàng
hóa dịch vụ cung
cấp
1.000
Đồng
7.784.927 9.337.983 12.489.340 15.836.937 19.394.973
5.Doanh thu bán
hàng và CCDV
1.000
Đồng
32.865.922 38.375.940 42.463.735 45.033.791 56.887.027
6.Lợi nhuận tư
hoạt động kinh
doanh
1.000
Đồng
1.138.166 1.207.236 1.511.349 1.686.194 1.928.562
7.Lợi nhuận khác
1.000
Đồng
45.922 56.862 128.027 136.263. 89.973
8.Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
1.000
Đồng

1.184.088 1.264.098 1.639.376 1.822.457 2.018.535
9.Thuế TNDN 1.000 126.386 183.386 247.937 317.713 199.644
10.Thu nhập bình
quân người lao
động
1.000
Đồng
2.900 3.200 3.800 4.150 4.500
Các chỉ tiêu kinh tế của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
7
Khảo sát Thi công Bàn Giao
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
trong 5 năm 2018 và 2012 về doanh thu, kết quả sản xuất kinh doanh và lợi nhuận
nhìn chung tăng đáng kể:
-Doanh thu năm 2012 so với năm 2008 tăng hơn 42,22% tương ứng với số
tiền là 24.021.105 nghìn đồng.Doanh thu tăng kéo theo giá vốn và chi phí cũng tăng
theo, điều đó cho thấy mức tăng trưởng năm nay so với năm trước đi theo chiều
hướng tích cực, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát
triển, phong phú đa dạng hơn nữa.
-Lợi nhuận nhìn chung tăng dần đều năm 2012 so với năm 2008 tăng
834.447 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 41,33%
-Do nhu cầu đời sống nhân viên ngày càng nâng cao, vặt giá leo thang nên
mức thu nhập bình quân cũng tăng mạnh để đảm bảo được mức thu nhập đầy đủ
cho nhân viên.
Qua bảng khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty cổ
phần quản lý và xây lắp đường bộ 234 ta thấy, Công ty đang từng bước phát triển
mạnh để khẳng định thế mạn của mình trong ngành xây dựng, không những vậy
Công ty còn đáp ứng được số lượng lớn công nhân viên giảm số lượng công nhân
hiện đang thất nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế như hiện nay, cho thấy

công ty vẫn phát triển một cách bền vững và ngày càng phát triển hơn.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
8
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
1.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần quản lý và xây dựng
đường bộ 234
1.3.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN GIÁM ĐỐC
Phòng
tổ chức
– lao
động
Phòng
quản lý
giao
thông
Phòng
tài
chính –
kế toán
Phòng
kế
hoạch
vật tư
Ban
kiểm
ra thu

phí
cầu
đường
Đội
công
trình số
1
Đội công
trình số
2
Sơ đồ 03: bộ máy quản lý của công ty
1.3.2.Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
a/ Chức năng và nhiệm vụ chung:
Thực hiện các nội quy, quy chế kỉ luật lao động của dơn vị, thực hiện công tác
quản lý tổ chức phân công sử dụng lao động có hiệu quả, thực hiện đầy đủ các
quyền ợi và chế dộ ngời lao động theo quy định.
Tổ chức quán triệt, triển khai các quy định, kế hoạch bảo dưỡng thường xuyên
đường bộ và SXKD của công ty, của đơn vị đến toàn thể CBCNLĐ.Tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức đoàn thể trong công ty hoạt động.
Thực hiện các khoản thu chi bằng tiền, quản lý, sử dụng vật tư theo quy định
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
9
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
Thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khi được giám đốc giao và có nhiệm vụ phối hợp,
tạo điều kiện cho các đơn vị khác cùng công ty cùng hoàn thành nhiệm vụ.
b/ Các chức năng, nhiệm vụ riêng cả từng bộ phận
Ban giám đốc: Gồm 1 đồng chí giám đốc phụ trách chung, điều hành mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp điều hành công tác tổ chức, tài
chính kế toán, kế hoạch và các đồng chí phó giám đốc là người hỗ trợ giám đốc.
Phòng Tổ chức – Hành chính:Có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc giám đốc

trong các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ, tiền lương, chế độ, thanh tra. Quân sự tự vệ,an
toàn lao động thi đua và quản lý hành chính .Cụ thể như sau:
*Lĩnh vực Tổ chức – Hành chính
Giúp giám đốc công ty triển khai thực hiện mô hình tổ chức sản xuất theo
quyết định của Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị
Tham mưu cho giám đốc hình thành, thay đổi tổ chức bộ máy quản lý điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh, xây dựng kế hoạch về lao động hàng năm phù
hợp với yêu cầu phát triển của đơn vị.Đồng thời tham mưu cho Giám đốc điều động
lao động trong nội bộ công ty để đáp ứng nhu cầu sản xuất.
*Lĩnh vực tiền lương:
Tổ chức, xem xét việc nâng lương cho lao động gián tiếp, thi nâng bặc công
nhân hàng năm, thi chuyển chức danh và trình Giám đốc công ty ký quyết định
nâng bậc lương.
Tổ chức xây dựng và thực hiện các phương án trả lương, thu nhập cho
CBCNLĐ của công ty trên cơ sở quỹ tiền lương, hướng dẫn các đơn vị thực hiện
các chế độ tiền lương, phụ cấp.
*Lĩnh vực công tác cán bộ:
Xây dựng quy hoạch cán bộ kế cận và nhận xét, bồi dưỡng, đề xuất việc đề
bạt, miễn nhiệm cán bộ.
Tham mưu cho Giám đốc trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc điều chuyển
cán bộ đáp ứng kịp thời với nhiệm vụ phát triển của công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
10
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
*Lĩnh vực đào tạo và tuyển dụng:
Hàng năm lập kế hoạch bổ túc, đào tạo lại cho toàn thể CBCNLĐ của công ty.
Tổ chức thi tuyển dụng và thi hết thử việc cho CBCNLĐ đã qua việc tuyển
chọn của công ty.
Tham mưu cho Giám đốc cử người đi học tập, tham quan theo chỉ tiêu trong
và ngoài nước đúng quy định.

*Lĩnh vực bảo hiểm:
Giải quyết các chế độ BHXH, bảo hiểm y tế liên quan đến người lao động.Tổ
chức quản lý mua, đúng các loại bảo hiểm trên, lập , duyệt các loại sổ bảo hiểm theo
quy định của nhà nước.Cắt chuyển BHXH, bảo hiểm y tế khi CBCNVC điều động
đi đơn vị khác.
Phòng quản lý giao thông:Là phòng tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực
quản lý và sửa chữa thường xuyên cầu đường bộ.
Phòng kế hoạch vật tư thiết bị: Là phòng chức năng tham mưu, giúp việc cho
công ty về công tác kế hoạch, vật tư và thiết bị.
Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý kế
toán tài chính bao gồm: Quản lý doanh thu, chi phí, vốn, tài sản và công nợ.
Phòng kiểm tra thu phí đường bộ: Có nhiệm vụ theo dõi, giám sát, kiểm tra
tình hình thu phí đường bộ, báo cáo sai phạm để giám đốc xử lý.
1.3.3. Phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý doanh
nghiệp
- Theo chiều dọc:
•Giám đốc là người đứng đầu Công ty, chịu trách nhiệm trước toàn thể cán bộ
công nhân viên và các cổ đông về hiệu quả hoạt động của công ty. Đưa ra phương
hướng nhiệm vụ để phát triển công ty nhằm tăng lợi nhuận và đảm bảo quyền lợi
cho các cổ đông cũng như cán bộ công nhân viên. Dưới giám đốc là phó giám đốc,
điều hành hoạt động của các phòng ban, là cấp trung gian quản lý giữa giám đốc và
các trưởng phòng ban. Ngoài ra giúp Giám đốc đề ra phương án phát triển của từng
mảng cụ thể do mình đảm nhận. Là trợ lý đắc lực cho giám đốc và cùng giám đốc
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
11
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình làm cho công ty ngày càng phát triển.
•Kế toán trưởng là tay hòm chìa khó của Công ty giúp giám đốc quản lý và sử
dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất, làm tham mưu cho giám đốc trong lĩnh
vực kinh doanh cũng như tài chính.

•Các phòng ban thực hiện tốt nhiệm vụ của mình do giám đốc bổ nhiệm
ngoài ra hàng tháng báo cáo cho Phó Giám đốc, hoặc trực tiếp báo cáo lên Giám
đốc tình hình thực tế của phòng ban mình và đưa ra đề xuất để phát triển tốt hơn.
- Theo chiều ngang:
Các phòng ban có trách nhiệm cung cấp thông tin, hỗ trợ, phối hợp với nhau
trong hoạt động nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức, tăng cường hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Phát triển tốt công việc của từng phòng ban tìm ra những
phương thức phát triển mới đem lại lợi nhuận tốt và tiết kiệm được chi phí. Ngoài ra
đào tạo nhân lực để có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình với công việc
mang lại hiệu quả cao.
- Theo quan hệ thị trường:
Các phòng ban không chỉ có mối liên hệ báo cáo lên trên và hoạt động dưới sự
chỉ đạo của Giám đốc, Phó Giám đốc; liên hệ ngang với các phòng ban khác nhằm
tăng hiệu quả hoạt động mà còn phải có tính “ mở” hướng tới thị trường: năng
động, linh hoạt trong việc liên hệ với các khách hàng, nhà cung cấp, đối tác kinh
doanh, cơ quan Nhà Nước, tìm tòi và nghiên cứu thị trường để nắm bắt được nhu
cầu của khách hàng và từ đó tìm ra được khả năng đáp ứng những khách hàng tiềm
năng đó… nhằm tăng tính chủ động trong hoạt động, giảm trách nhiệm quản lý cho
Giám đốc và Phó Giám đốc.
Tóm lại toàn bộ mô hình cơ cấu các phòng ban trong công ty đều có mối quan
hệ mật thiết tương hỗ bổ trợ lẫn nhau để phục vụ cho hoạt động bán hàng của công
ty được tốt.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
12
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
1.4.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần quản lý và xây
dựng đường bộ 234
1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Trưởng phòng kế
toán

Sơ đồ 04: Tổ chức bộ máy kế toán công ty
Phòng kế toán công ty gồm 9 người căng trang bị phương tiện kỹ thuật tính
toán để thực hiện ồn bộ công tác kế toán của công ty.
Phòng kế toán phân công công việc như sau:
Trưởng phòng kế toán: Phụ trách chung công tác kế toán của toàn công ty,
chịu rách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động tài chính.
Phó phòng kế toán: Điều hành trực tiếp phần hành khi trưởng phòng đi vắng,
phụ trách phần việc kế toán tổng hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành,
lập báo cáo kế toán.
Kế toán vật tư: Có nhiệm vụ theo dõi chi tiết tổng hợp tình hình nhập, xuất tồn
kho từng loại vật tư.
Kế toán tài sản cố định: Theo dõi tình hình tăng giảm và khấu hao TSCĐ
Kế toán quỹ: Thục hiện thu chi quỹ tiền mặt
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
13
Phó phòng kế toán
Thủ
quỹ
Kế
toán
ngân
hàng
Kế
toán
tiền
lương
Kế
toán
tổng
hợp

Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
vật

Kế
toán
TSCĐ
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
Kế toán ngân hàng: Thực hiện các giao dịch với ngân hàng, theo dõi lãi vay
và các nghiệp vụ lien quan ddeend ngân hàng.
Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ tiền lương và các khoản
trích theo lương cho CBCNV trong công ty.
Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ theo dõi công việc kế toán của phòng , hỗ trợ
cho các kế toán viên khác và lập kế toán theo chế độ kế toán quy định.
Kế toán theo dõi công nợ: Theo dõi thanh toán với ngân hàng nhà nước, người
bán và thanh toán tạm ứng.
*Mối quan hệ giữa các phần hành kế toán
-Có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh
kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí, và sự
vận động của tài sản, tiền vốn.
-Có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin, xuất phát từ chứng từ gốc, đều
có trách nhiệm chung.
1.4.2.Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
*Hình thức ghi sổ kế toán
Hình thức kế toán Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 đang áp dụng
hiện nay là hình thức kế toán “chứng từ ghi số”.Đặc điểm cơ bản của hình thức này

là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh ở chứng từ gốc, đều được phân
loại theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đó lập chứng từ ghi sổ.Với các chứng từ
cần được hạch toán chi tiết được ghi vào sổ kế toán chi tiết các chứng từ liên quan
đến thu chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ.
Căn cứ vào các chứng từ đã lập kế toán ghi vào sổ cái các tài khoản.
Cuối tháng căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết, căn
cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.
Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ cái với bảng tổng hợp chi tiết kế toán
lập báo cáo kế toán theo quy định.
*Các loại sổ kế toán sử dụng:
-Chứng từ ghi sổ
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
14
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
-Sổ cái
-Sổ(thẻ) chi tiết
Ghi chú:
Sơ đồ 05: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ”
1.4.3.Chế độ và các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
-Chế độ kế toán:Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234 áp dụng
chế độ kế toán của Bộ Tài Chính ban hành theo quyết định số 1141 TC-QĐ-CĐKT
ngày 1/1/1995
-Hình thức tổ chức công tác kế toán tại công ty là hình thức tập trung. Toàn bộ
công tác kế toán tập trung tại phòng tài chính kế toán của công ty. Còn tại các đội,
hạt đều phân công làm nhiệm vụ thống kê, tập hợp số liệu để định kỳ gửi lên phòng
tài chính kế toán của công ty.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng
Đối chiếu

Quan hệ đối chiếu
15
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối phát
sinh
Sổ chi tiết
Báo Cáo Tài Chính
Sổ quỹ
Chứng từ kế toán
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
-Kỳ kế toán: Áp dụng theo năm, niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày
01/01 và kết thúc ngày 31/12.
-Kỳ lập báo cáo: Công ty tiến hành lập báo cáo 6 tháng một lần.
-Phương pháp tính thuế GTGT: Cách tính thuế của công ty được tính theo
phương pháp khấu trừ.
-Công ty áo dụng kế toán hàng tồn kho theo phương pháp thường xuyên.
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Đường thẳng
-Trong quá trình sản xuất kinh doanh công ty cổ phần quản lý và xây dựng
đường bộ phải lập báo cáo sau:
Biểu 01 – DN: “Bảng cân đối kế toán”
Biểu 02 – DN: “Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh”
Biểu 03 – DN: “Thuyết minh báo cáo tài chính”
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
16
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
PHẦN II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUẢN LÝ
VÀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BỘ 234

2.1.Kế toán tiền lương
2.1.1. Khái quát chung về lao động sử dụng tại công ty
a/Số lao động trong công ty
Hiện tại Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234 có 601 công
nhân, trong đó bộ phận gián tiếp là 102 người và nữ chiếm 246 người.
*Cán bộ công nhân viên năm 2011, 2012
Năm 2011 2012
Tổng số 653 người 601 người
+Trong đó: -Gián tiếp:
-Công nhân:
-Nữ có:
110 người
543 người
260 người
102 người
499 người
246 người
+Trình độ -Đại học:
-Cao đẳng:
-Trung cấp:
-Công nhân kỹ thuật
-Lao động phổ thông
104 người
9 người
69 người
130 người
341 người
94 người
8 người
51 người

141 người
307 người
b/Phân loại lao động
*Theo thời gian lao động: Được chia thành lao động thường xuyên và lao
động tạm thời
*Theo mối quan hệ với chức năng lao động trong quá trình kinh doanh:
-Trực tiếp:Công nhân sản xuất chính, công nhân sản xuất phụ, phục vụ cơng
nhân, công nhân khác…
-Gián tiếp: Nhân viên quản lý kinh tế, quản lý kỹ thuật, quản lý hành chính.
*Theo trình độ chuyên môn nghề nghiệp
-Công nhân là người lao động chân tay trực tiếp tạo ra sản phẩm
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
17
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
-Nhân viên, chuyên viên kỹ sư là những người lao động bằng trí óc gián tiếp
tạo ra sản phẩm.
2.1.2.Các hình thức trả lương và chế độ lương tại công ty quản lý và xây dựng
đường bộ 234
2.1.2.1.Hình thức trả lương
Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ 234 trả lương theo 2 hình thức
là lương chế độ và lương khoán
-Trả lương theo chế độ chính sách của nhà nước theo Nghị định
2005/2004/NĐCP ngày 14/12/2004 của chính phủ quy định hệ thống thành bảng
lương và chế độ phụ cấp lương.
-Trả lương khoán theo việc và kết quả công việc hoàn thành, trả lương theo
chức danh quản lý, điều hành, thừa chức, chức danh cao hơn có mức lương cao hơn:
Công văn số 4320/LĐTBXH – LT ngày 29/12/1998 của bộ luật Thương binh và xã
hội về việc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương.
* Xác định tiền lương chế độ cho CNV
Lnc = Lngày x Ntt

Trong đó:
-Lnc: Tiền lương theo ngày công làm việc thực tế
-Lngày: Mức lương ngày được xác định theo công thức
Lngày =
TLmin (Hcb x Hpc)
Ntc
Trong đó:
-TLmin: Tiền lương tối thiểu do nhà nước quy định
-Hcb: Hệ số cấp bậc theo nghị định 26/CP
-Hcp: Hệ số phụ cấp bao gồm các loại phụ cấp theo lương và phụ cấp thâm
niên ngành.
-Ntc: ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng
-Ntt: Số ngày công được trả lương trong tháng, bao gồm ngày công tác thực tế,
ngày hội họp, học tập, ngày nghỉ , theo chế độ và các ngày nghỉ được hưởng lương
theo quy định.
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
18
Viện đại học mở Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp
Ví dụ:Theo như bảng lương tháng 11/2012 của Chị Nguyễn Thị Tiên Duyên
phòng Tài chính – kế toán với hệ số lương 3,27
Đơn giá 1 ngày công = 1.050.000 x 3,27 = 156.068đ
22
Với 21 ngày công ta có : 156.068 x 22 = 3.433.496đ
Phụ cấp phó phòng: 1.109.875đ
Vậy tổng lương chính sách là: 3.433.496 + 1.109.000 = 4.542.496đ
Khấu trừ BHXH, BHYT:
BHXH 6% = Tổng tiền lương x 6% = 4.542.496 x 6% = 272.549đ
100 100
BHYT 1,5% = Tổng tiền lương x 1,5% = 4.542.496x 1,5% = 68.137đ
100 100

BHTN 1% = Tổng tiền lương x 1% = 4.542.496x 1% = 45.424đ
100 100
Vậy tổng lương thực lĩnh là:
4.542.496–(272.549 + 68.137 + 45.424) = 4.156.386đ
*Xác định tiền lương khoán cho cá nhân người lao động
Sau khi trả đủ lương cấp bậc cho CNV phần còn lại trả theo lương khoán người lao
động
Căn cứ vào hệ số, chức danh và hệ số chất lượng của từng người, tiền lương khoán
của từng cá nhân được tính theo công thức:
Lkj = V kth i x (HSCDj x HSclj x Nj)
S(HSCDj x x HSclj x Nj)
Trong đó:
-Lkj: tiền lương khoán của người thứ j trong đơn vị i
Sinh viên: Nguyễn Thị Trung. Lớp KT-K14B
19

×