Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

luận văn kế toán Đánh giá chung và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty CP phụ gia bê tông Phả Lại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.19 KB, 43 trang )

Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm qua nền kinh tế thế giới bị suy thoái nghiêm trọng làm
ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của nhiều nước trong đó có nước ta. Vấn đề
cạnh tranh để tồn tại và phát triển giữa các doanh nghiệp diễn ra có tính chất
thường xuyên phức tạp và mang tính khốc liệt hơn. Điều này đòi hỏi các
doanh nghiệp phải có bước chuyển mình mới, sáng suốt và đột phá mới có thể
giữ vững, duy trì và phát triển được trong nền kinh tế khủng hồng hiện nay.
Để làm được điều đó thì yếu tố quan trọng cần nhắc tới đầu tiên của hầu hết
các doanh nghiệp là yếu tố tài chính. Việc quản lý kinh tế đặc biệt là công tác
kế toán tài chính là vấn đề mấu chốt, là một trong những yếu tố quan trọng để
đảm bảo sự an toàn và khả năng mang lại thành công cho các quyết định kinh
doanh trong mỗi một doanh nghiệp.
Có những doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản nhưng ngược lại có
những doanh nghiệp đã đưa ra được các phương hướng tài chính mới cho
công ty, những chiến lược táo bạo để cải cách bộ máy kế toán giúp cho doanh
nghiệp không những vượt qua được giai đoạn khó khăn mà còn phát triển
mạnh hơn nữa. Điều này khẳng định việc hạch toán kế toán là một bộ phận
cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý, điều hành và kiểm soát
các hoạt động kinh tế. Nó giúp các nhà lãnh đạo nắm được các mặt tích cực từ
đó đưa ra được các ý kiến đánh giá, nhận xét chính xác về tình hình tài chính
và nguồn vốn, tình hình tài sản và sự biến động tài sản, các khoản thu chi của
doanh nghiệp.
Cùng hòa chung với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, Công ty cổ
phần phụ gia Phả Lại ngay từ khi thành lập và phát triển đã khẳng định được
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
1
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
mình. Công ty đã tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, luôn được khách


hàng tin tưởng. Có được kết quả như vậy là do công ty có đội ngũ cán bộ công
nhân viên có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, biết tìm hiểu thị trường và biết
áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đóng góp không nhỏ vào thành quả
đó là công sức của đội ngũ cán bộ kế toán của Công ty. Không chỉ quản lý
trong công tác kế toán mà họ còn có những sáng kiến giúp cho Công ty đưa
sản phẩm của mình ra thị trường, tạo chỗ đứng cho sản phẩm của Công ty.
Nền kinh tế thị trường hiện nay đang cạnh tranh gay gắt do vậy chủ trương
của Công ty là tạo uy tín và tên tuổi cho sản phẩm của mình trên thị trường,
dần nâng cao chất lương và hiệu quả sản xuất.
Từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác kế toán, qua nghiên cứu tìm
hiểu tại Công ty cổ phần phụ gia bê tông Phả Lại với sự giúp đỡ tận tình của
giảng viên khoa kế toán Ths.Nguyễn Thị Mỹ cùng các cơ chú, anh chị trong
công ty em đã hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này.
Nội dung báo cáo gồm 3 phần sau:
Phần I : Giới thiệu khái quát về Công ty CP phụ gia bê tông Phả Lại.
Phần II : Đặc điểm tổ chức kế toán tại Công ty CP phụ gia bê tông Phả
Lại.
Phần III : Đánh giá chung và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế
toán tại Công ty CP phụ gia bê tông Phả Lại
Trong thời gian thực tập ngắn tại công ty, do công tác kế toán rất phong
phú cộng với kiến thức còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến bổ sung của Cơ cùng ban lãnh
đạo của Công ty để em hoàn thành báo cáo này.
Em xin chõn thành cảm ơn!
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
2
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
PHẦN I: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ
CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ GIA BÊ TÔNG PHẢ LẠI

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần phụ
gia bê tông Phả Lại:
1.1.1 Giới thiệu khái quát về Công ty:
Trong bối cảnh chuyển mình của nền kinh tế, Công ty cổ phần phụ gia bê
tông Phả Lại được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp, cùng với
các quy luật hiện hành khác được quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua:
Tân công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN PHỤ GIA BÊ TÔNG PHẢ LẠI.
Tên giao dịch quốc tế : PHA LAI MINERAL ADMIXTURE JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt : PHALAMI.
Trụ sở giao dịch : Khu 3-Thành Phao-Phả Lại-Chí Linh-Hải Dương.
Số điện thoại : 03203.581.372.
Số Fax : 03203.581.985
Tài khoản giao dịch : 46110000078159 NH ĐT & PT Bắc Hải Dương.
Mã số thuế : 0800450858
Giám đốc : Nguyễn Đăng Thanh.
Số đăng ký KD : 0800450858 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải
Dương cấp thay đổi lần thứ hai năm 2010.
1.1.2 Quá trình hình thành:
Thành phố Hải Dương là một thành phố có tiềm năng kinh tế, vị trí thuận
lợi, nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp phát triển.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
3
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước Công ty cổ phần phụ gia bê
tông Phả Lại cũng đã ra đời. Được thành lập theo nghị quyết cuộc họp hội
đồng quản trị Công ty cổ phần dịch vụ sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc (NPS).
Tại phiên họp lần thứ 5 ngày 25 tháng 03 năm 2008 về mở rộng thị trường của
Công ty và dựa trên định hướng phát triển của tập đoàn Điện lực Việt Nam,

trong đó cổ đông sáng lập là Tập đoàn Điện lực Việt Nam thông qua Công ty
cổ phần dịch vụ sửa chữa Nhiệt điện Miền Bắc.
Công ty Cổ phần Phụ gia Bê tông Phả Lại đăng ký kinh doanh từ ngày 16
tháng 4 năm 2008 và bắt đầu hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần Phụ
gia Bê tông Phả Lại có con dấu riêng, độc lập về tài sản, được mở tài khoản tại
kho bạc Nhà nước, ngân hàng trong và ngoài nước, tự chịu trách nhiệm về kết
quả kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính.
Là một doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Thị xã Chí Linh với ngành
nghề kinh doanh chủ yếu là xử lý tro bay thải ra từ Công ty cổ phần Nhiệt điện
Phả Lại, tạo ra sản phẩm chính là tro bay khô.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Công ty không ngừng phát
triển và tự khẳng định mình bằng uy tín và chất lượng, cung cấp cho thị
trường những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường xây dựng hiện nay. Từ một dây truyền sản xuất với công suất 5000
tấn/tháng đến nay Công ty đang phát triển thêm dây truyền thứ 2, nâng công
suất của nhà máy lên 10.000 tấn/tháng và sẽ còn mở rộng thêm nữa.
Với số vốn ban đầu 6.5 tỷ đồng và 10 cán bộ, công nhân lao động làm
việc ổn định lâu dài trong Công ty. Đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn
quản lý cùng với lực lượng lao động có tay nghề cao công ty đã nhanh chóng
đi vào ổn định và từng bước phát triển. Hiện nay số vốn của doanh nghiệp đã
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
4
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
tăng lên tới 19.545.047.520 đồng, cùng với việc mua sắm thêm máy móc thiết
bị, mở rộng quy mô sản xuất, số lao động tăng lên là 133 người, hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp ổn định, lợi nhuận thu được năm 2011 tăng,
đảm bảo lương cho cán bộ công nhân viên cũng như người lao động trong
toàn công ty.
1.1.3 Quá trình phát triển:

Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty phải đương đầu với những
khó khăn của thời kỳ cơ chế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt của các thành
phần kinh tế. Thị trường đầu ra của Công ty chưa được mở rộng do cơng nghệ
sản xuất còn lạc hậu, thủ công, chi phí sản xuất lớn, giá thành cao nhưng chất
lượng vẫn chưa đạt yêu cầu.
Với những khó khăn sớm nhận thấy được, ban lãnh đạo Công ty đã huy
động mọi nguồn lực và năng lực của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh,
đầu tư đổi mới dây truyền công nghệ, trang bị thêm nhiều máy móc, phương
tiện vận tải, thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, phát
huy tính tự chủ, sáng tạo của cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao
chất lượng, hạ giá thành, chiếm lĩnh thị trường.
Trong những năm qua, tổng giá trị doanh thu, thu nhập bình quân của
người lao động ngày càng tăng.
Trải qua những giai đoạn khó khăn, Công ty cổ phần phụ gia bê tông Phả
Lại luôn có sự thay đổi để phù hợp với sự phát triển chung, chắc chắn công ty
còn phát triển mạnh mẽ và vững chắc trong những năm tới, góp phần xứng
đáng vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
5
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần phụ
gia bê tông Phả Lại:
1.2.1 Đặc điểm của sản phẩm:
Công ty Cổ phần Phụ gia Bê tông Phả Lại là một đơn vị sản xuất với quy
mô vừa. Sản phẩm chủ yếu là Tro bay thải ra từ dây chuyền II của Công ty Cổ
phần Nhiệt Điện Phả Lại, dầu FO, dầu DO, và dầu thông Sản phẩm của
Công ty là sản phẩm tốt nhất cho các công trình thủy điện, đường cao tốc, đê
kè chắn sóng, bến cảng hay nhà cao tầng…Phù hợp các tiêu chuẩn
ASTMC618 và TCVN 3735-82 hiện nay.

Với nhu cầu cấp thiết của thị trường và để vận dụng 1,2 triệu tấn xỉ
thải/năm của Nhà Máy Nhiệt Điện Phả Lại Công ty đã đầu tư “Dây chuyền
sản xuất phụ gia Bê Tông Phả Lại”. Sản xuất tro bay là một ngành sản xuất có
tính chất đặc biệt chế biến xỉ than phế thải thành sản phẩm có ích cho con
người. Do đó sản phẩm của công ty có những đặc thù riêng, cụ thể như sau:
Sản phẩm của công ty là một trong số chủng loại sản phẩm ít có trên thị
trường:
- NVL chính: xỉ than phế thải của dây chuyền II Công ty cổ phần nhiệt
điện Phả Lại.
- NVL phụ: Dầu tuyển, dầu DO, dầu PO, than cám 4A, bao bì
Công ty Cổ phần Phụ gia bê tông Phả Lại là đơn vị chuyên sản xuất chất
phụ gia cho các đập thuỷ điện có tính chất trọng điểm của quốc gia. Do vậy
các loại vật liệu cần được dự trữ bảo quản nhằm đảm bảo chất lượng tốt khi
xuất dùng cho sản xuất. Công ty có hệ thống kho bảo quản NVL và sản phẩm
sau khi sản xuất ra rất tốt và được bố trí gần xưởng sản xuất thuận tiện cho
việc chuyên chở và cung ứng kịp thời cho sản xuất.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
6
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
1.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất:
Công ty Cổ phần Phụ gia bê tông Phả Lại với số vốn khoảng 22 tỷ đầu tư
dây chuyền khép kín với 2 công đoạn là Tuyển và Sấy.
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ sản xuất của dây chuyền
Mô hình trên của công ty được trình bày như sau: xỉ than thải ra từ dây
chuyền II được dẫn theo đường ống đến bể khuấy chống lắng, ở đây công
nhân vận hành có nhiệm vụ đong đếm và pha chế dầu thông(dầu tuyển), dầu
DO, dầu FO theo định mức. Sau đó nhiên liệu được cấp vào dàn máy tuyển, ở
công đoạn này tro bay đầu vào này đã được tách làm 2 sản phẩm đó là phần
bọt nổi lên là xỉ than tuyển được gạt theo đường ống ra bể chứa xỉ than. Sau

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
7
Xỉ than thải ra của công ty CP Nhiệt điện
Phả Lại (Tro bay)
Cấp vào bể khuấy chống lăng (ở đây các vật
liệu phụ DO, FO dầy tuyển được pha chế)
Dây chuyền tuyển nổi
Bãi chứa
Nhà sấy khô thành phẩm
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
đó múc cho róc nước và xuất bán, còn phần lắng xuống được đưa sang bể
chứa tro bay. Sau đó được máy múc, múc ra bãi để róc nước, tiếp theo công
đoạn cuối là cho sản phẩm vào xưởng sấy, sấy khô sản phẩm bằng than cám
4A sau đó đóng bao và cấp đi các công trình.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần phụ
gia bê tông Phả Lại:
Công ty Cổ phần Phụ gia Bê tông Phả Lại có 133 người với cơ cấu tổ
chức như sau:
- Hội đồng Quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty có toàn
bộ quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công
ty.
- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao
dịch kinh doanh của Công ty. Là người trực tiếp điều hành quản lý Công ty và
chịu trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị.
- Phó Giám đốc Kinh doanh: Có trách nhiệm lập ra các phương án sản
xuất kinh doanh, tổ chức công tác bán hàng và giới thiệu sản phẩm, giám sát
kiểm tra việc quản lý tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và thực
hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên
- Phó Giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm điều hành và giám sát,

kiểm tra việc thiết kế kỹ thuật và chất lượng sản phẩm sản xuất của Công ty.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
8
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Sơ đồ 1.2. Bộ máy quản lý của Công ty
*
Các phòng chức năng:
- Phòng Tài chính Kế toán:
+ Giúp hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty trong công tác tổ chức bộ
máy Tài chính - Kế toán.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
9
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
PGĐ SẢN XUẤT
PGĐ KINH DOANH
Phân xưởng
Vận hành
Phòng
TC-KT
Phòng
Kinh doanh
Phòng
Tổng hợp
Phòng
Kỹ thuật
Tổ
sửa

chữa
K1
VH
K2
VH
K3
VH
K4
VH
Tổ
xe
LĐTL
V.thư
Tạp
vụ
L.xe
Nhà
ăn
Bảo
vệ
KCS
Kỹ
thuật
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
+ Giúp hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty kiểm tra kiểm soát bằng
đồng tiền đối với các hoạt động kinh tế, tài chính theo quy định hiện hành của
Nhà nước, Công ty.
- Phòng Tổng hợp:

+ Lập phương án sắp xếp, cải tiến tổ chức sản xuất, quản lý điều động
hợp lý, thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên, đáp
ứng yêu cầu sản xuất vì sự phát triển của Công ty.
+ Quản lý nhà cửa, trang thiết bị văn phòng, ô tô con, ô tô phục vụ.
+ Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ công văn tài liệu liên quan tới
công tác quản lý, điều hành SXKD.
- Phòng Kinh doanh:
+ Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổ chức công tác bán
hàng, tiếp xúc với khách hàng, quảng cáo tiếp thị sản phẩm
+ Đảm bảo việc cung ứng kịp thời, nhu cầu vật tư phụ tùng, nhiên liệu
theo yêu cầu của công tác sản xuất, phục vụ công tác sửa chữa máy móc, thiết
bị trên cơ sở kế hoạch được hội đồng quản trị phê duyệt.
- Phòng Kỹ thuật:
+ Có nhiệm vụ thiết kế kỹ thuật, thiết kế mẫu sản phẩm, chịu trách
nhiệm về mẫu mã, chất lượng, sản phẩm
- Phân xưởng Vận hành:
+ Vận hành dây chuyền tuyển nổi
+ Vận hành xưởng sấy
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
10
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần phụ gia bê
tông Phả Lại:
- Tình hình về tài sản và nguồn vốn:
Công ty từ ngày đầu mới thành lập cho đến nay đã có số lượng lớn máy
móc sản xuất, thiết bị văn phòng phục vụ cho nhu cầu quản lý và sản xuất kinh
doanh của Công ty. Công ty đang tiếp tục cải thiện công nghệ, mở rộng quy
mô nâng cấp công suất của nhà máy để tiếp tục cung cấp cho thị trường trong
và ngoài nước có sử dụng tro bay. Hiện nay Công ty đang tiếp tục cộng tác với

các nhà khoa học, với các viện chuyên ngành để nghiên cứu, thí nghiệm các
sản phẩm sản xuất từ tro xỉ thải của các Nhà máy Điện nhằm ứng dụng rộng
rãi và trở thành phổ thông trong các lĩnh vực xây dựng, giao thông, thủy lợi,
phụ gia cho ngành sản xuất xi măng, sản xuất vật liệu nhẹ.
Tài sản và nguồn vốn là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Để biết được quy mô và mức độ sản xuất kinh
doanh của mỗi công ty thì đây cũng là hai chỉ tiêu quan trọng để đánh giá lợi
nhuận và tiềm năng hoạt động của doanh nghiệp thu được trong tương lai. Vì
vậy đầu tư, tăng cường, củng cố vốn và tài sản là những hoạt động mà doanh
nghiệp cần phải chú trọng để có được nền tài chính vững chắc và ổn định,
phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Để thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán kế toán thì doanh
nghiệp có những phương pháp phân loại riêng cho tài sản và
nguồn vốn như sau:
+ Toàn bộ tài sản của doanh nghiệp được chia ra thành 2
loại:
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
11
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
*) Tài sản ngắn hạn
*) Tài sản dài hạn
+ Toàn bộ nguồn vốn của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
*) Nợ phải trả
*) Nguồn vốn chủ sở hữu
Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cổ phần phụ gia bê tông
Phả Lại được thế hiện dưới bảng biểu sau:
Bảng 1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng tài sản
21.465.244.087 25.936.235.227 32.935.742.862
I. Tài sản ngắn hạn
8.417.080.917 10.360.200.253 14.263.625.947
II. Tài sản dài hạn
13.048.163.170 15.576.034.974 18.672.116.915
Tổng nguồn vốn
21.465.244.087 25.936.235.227 32.935.742.862
I. Nợ phải trả
15.391.109.338 14.262.283.242 18.302.231.020
II. Nguồn vốn chủ sở
hữu
6.074.134.749 11.673.951.985 14.633.511.842
( Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán )
Nhìn vào bảng tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong 3 năm
từ năm 2009 đến năm 2011 ta thấy:
Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty được tăng dần theo từng năm.
Cụ thể trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 tổng tài sản và nguồn vốn của
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
12
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Công ty đã tăng lên 11.470.498.775 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 153.4%.
Việc tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng thể hiện được sự đầu tư,
nâng cấp trang thiết bị cũng như sự huy động vốn một cách hiệu quả, giúp cho
việc sản xuất kinh doanh của Công ty có sự phát triển thuận lợi và từng bước
mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh. Nguồn hình thành tài sản của Công
ty chủ yếu là vốn do các cổ đông góp vốn và vay thương mại.
Từ những sự đầu tư về vật chất, trang thiết bị và vốn nói trên thì kết quả
hoạt động kinh doanh của Công ty là yếu tố quyết định cuối cùng để biết được

Công ty có được những hiệu quả gì từ những nguồn đầu tư trên. Tình hình sản
xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ năm 2009 đến năm 2011 như
sau:
Bảng 2. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. DT bán hàng 4.060.647.465 18.068.226.796 21.696.213.805
2. DT thuần 4.060.647.465 18.068.226.796 21.696.213.805
3. Giá vốn hàng bán 1.240.369.283 6.821.954.096 9.097.952.820
4. Lợi nhuận gộp 2.820.278.182 11.246.272.700 12.598.260.985
5. DT hoạt động TC 6.193.831 9.284.392 18.720.570
6. Chi phí tài chính 85.003.118 295.593.102 407.343.979
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.020.976.975 2.179.637.738 2.491.374.396
8. Chi phí bán hàng 646.357.171 7.106.374.267 7.817.011.694
9.Lơị nhuận từ hoạt động KD 1.074.134.749 1.673.951.985 1.901.251.486
10. Thu nhập khác 0 0 7.544.330
11. Chi phí khác 0 0 0
12. Lợi nhuận khác 0 0 7.544.330
13. Tổng LN trước thuế 1.074.134.749 1.673.951.985 1.908.795.816
14. Thuế TNDN phải nộp 0 0 0
15. LN sau thuế 1.074.134.749 1.673.951.985 1.908.795.816
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
13
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
( Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán )
Qua bảng 2 ta thấy: Tổng doanh thu của doanh nghiệp tăng rất nhanh
qua các năm. Năm 2009 đạt 4.060.647.465 đồng đến năm 2010 đạt
18.068.226.796 đồng. Năm 2011 đạt 21.696.213.805 đ tăng 120% so với năm
2010. Điều này chứng tỏ số lượng sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ ngày
càng tăng. Một trong những tác động trực tiếp đến việc tăng doanh thu là sự

nỗ lực tăng cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó giá vốn
hàng bán cũng được tăng lên đặc biệt ở năm 2011 đạt 9.097.952.820 đ so với
năm 2009 tăng 733.5 % , năm 2011 so với năm 2010 tăng 133.4%
Tuy chi phí từ hoạt động tài chính lớn hơn thu nhập tài chính nhưng sự
chênh lệch này không đáng kể so với quy mô hoạt động của toàn công ty. Do
sự hoạt động chính của công ty là hoạt động sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, chi phí quản lý và chi phí bán hàng có tăng theo số lượng
hàng hoá bán ra nhưng lợi nhuận sau thuế vẫn ổn định . Cụ thể năm 2009 lợi
nhuận sau thuế đạt 1.074.134.749 đ, năm 2010 đạt 1.673.951.985 đ, năm
2011 là 1.908.795.816 đ điều này chứng tỏ quy mô công ty đã được ổn định,
hoạt động của công ty là có hiệu quả.
Bên cạnh đó công ty hoạt động trong lĩnh vực sử lý chất thải rắn theo
quy định tại tiết 16, mục III, phụ lục A, Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày
22/9/2006 của thủ tướng chính phủ, hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn
nằm trong danh mục ngành nghề lĩnh vực đặc biệt ưư đãi đầu tư vì vậy công
ty có chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là bằng 0.
Qua những con số này cho thấy, mức lợi nhuận đạt được là ổn định,
đảm bảo hiệu quả hoạt động của công ty. Bước đầu đạt được những thành
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
14
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
công nhất định, làm nền tảng vững chắc cho những năm phát triển tiếp theo.
Vì vậy công ty cần duy trì và phát huy những chính sách đã đề ra để có được
mức tăng trưởng ngày một cao hơn.
Về mặt lao động của Công ty:
Bảng 3. Bảng Số lượng lao động và thu nhập bình quân.
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Số lượng lao động.
(Người)

82 115 133
2. Thu nhập bình quân.
(đồng/ người)
1.352.352 2.051.454 2.412.136
Qua bảng chỉ tiêu về lao động trên ta thấy số lượng lao động ở Công ty
đã được tăng dần theo từng năm thể hiện qui mô sản xuất ngày càng mở rộng
và lượng hàng cung ứng cho thị trường cũng tăng lên đáng kể. Mức thu nhập
bình quân của người lao động cũng dần được cải thiện rõ dệt. Ngoài ra Công
ty còn thực hiện đầy đủ các quyền lợi mà nhà nước quy định đối với người lao
động như đúng bảo hiểm xã hội, bào hiểm y tế, thăm quan nghỉ mát hàng năm,
thăm hỏi các cán bộ công nhân viên khi ốm đau. Đảm bảo cuộc sống ổn định
cho người lao động để họ yên tâm công tác và làm việc giúp cho chất lượng
sản phẩm tốt hơn, đứng vững được trên thị trường.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
15
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN PHỤ GIA BÊ TÔNG PHẢ LẠI
2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của
Công ty Cổ phần Phụ Gia bê Tông Phả Lại được tổ chức theo mô hình tập
trung. Toàn bộ công việc kế toán của Công ty được tập trung tại Phòng Tài
chính Kế toán. Bộ máy Kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Nhiệm vụ cụ thể của bộ máy kế toán:
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
16
Kế toán trưởng
Kế

toán tổng
hợp
Kế
toán
lương,
chế độ
BH
Kế
toán
vật tư,
TSCĐ
Kế
toán
quỹ và
thuế
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
- Kế toán trưởng: Thay mặt Giám đốc giải quyết các vấn đề thuộc
phạm vi của mình. Phụ trách công tác kế toán của công ty, chịu trách nhiệm
hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra công việc của các kế toán viên, phụ trách việc
cung cấp thông tin kinh tế và báo cáo tài chính cho lãnh đạo Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Cú nhiệm vụ tổng hợp các tài liệu kiểm tra và thiết
lập các báo cáo tài chính theo quy định và theo dõi nghĩa vụ thanh toán thuế
với Nhà nước.
- Kế toán quỹ: Theo dõi toàn bộ số phát sinh thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.
- Kế toán tiền lương và các chế độ bảo hiểm: Có nhiệm vụ tập hợp
các chính sách về tiền lương làm cơ sở thanh toán tiền lương cho cán bộ công
nhân viên và theo dõi thanh toán BHXH, BHYT theo dõi quỹ tiền lương của
toàn Công ty.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Có nhiệm vụ ghi chép và theo dõi, hạch toán

chi tiết theo từng loại vật tư, TSCĐ. Mở sổ sách theo dõi sự biến động của
chúng.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty:
2.2.1 Một số chính sách kế toán áp dụng tại Công ty:
+ Kỳ kế toán năm: Từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N.
+ Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam.
+ Chế độ kế toán áp dụng: Áp dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam và áp
dụng theo chế độ kế toán Việt Nam ban hàng theo QĐ 15 ngày 20/03/2006
của Bộ trưởng Bộ tài chính.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
17
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
+ Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ
+ Hình thức kế toán áp dụng: Nhật ký chung.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Giá thực tế.
+ Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định: Nguyên giá.
+ Phương pháp khấu hao tài sản: Phương pháp tuyến tính.
+ Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay.
+ Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả.
+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả.
+ Nguyên tắc ghi nhận vốn chủ sở hữu.
+ Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu.
+ Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch đánh giá lại tài sản.
+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng,
doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu hợp
đồng xây dựng.
+ Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính.

+ Các nguyên tắc và phương pháp kế toán khác.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
18
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
2.2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán tại Công ty:
Theo chế độ kế toán quy định ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính, Công ty sử dụng chứng từ đúng mẫu
theo chế độ kế toán. Có một số chứng từ cơ bản sau:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng Mẫu số 01GTKT - 3LL
+ Phiếu nhập kho Mẫu số 01 - TT
+ Phiếu xuất kho Mẫu số 02 – TT
+ Biên bản giao nhận TSCĐ Mẫu số 01 - TSCĐ
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Mẫu số 06 - TSCĐ
+ Bảng chấm công Mẫu số 01a - LDTL
+ Bảng thanh toán tiền lương Mẫu số 02 - LDTL
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Mẫu số 11 - LDTL
Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số chứng từ khác như thẻ kho,
biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa,…
Các chứng từ Công ty sử dụng được lập theo đúng nội dung và quy
định của nhà nước ban hành.
Khi doanh nghiệp hoạt động và làm phát sinh nghiệp vụ kinh tế thì
kế toán Công ty đều lập chứng từ kế toán cho nghiệp vụ phát sinh đó.
Mỗi một nghiệm vụ tương ứng với nó là một chứng từ kế toán kèm theo.
Các nội dung có trong chứng từ kế toán đều được ghi rõ dàng, chính xác
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
19
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
và trung thực. lập đủ số liên cho mỗi chứng từ kế toán để phân bổ chứng

từ về từng bộ phận có liên quan bảo quản và giữ gìn cẩn thận.
2.2.3 Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán tại Công ty:
Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty sử dụng là một số tài khoản
trong danh mục “Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp” theo chế độ kế
toán quy định ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006
của Bộ Tài Chính.
Để phù hợp với đặc điểm hoạt động riêng của từng Công ty thì mỗi
Công ty tự lựa chọn cho mình những tài khoản cần thiết để sử dụng sao cho
mang lại hiệu quả trong việc quản lý và tổ chức hạch toán. Đối với Công ty
Cổ phần phụ gia bê tông Phả Lại có sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
- TK 112 : “Tiền gửi ngân hàng”. Mở chi tiết cho từng đối tượng:
+ TK 1121(A): TGNH tại ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hải Dương.
+ TK 1121(B): TGNH tại ngân hàng ngoại thương Hải Dương.
- TK 152 : “Nguyên liệu, vật liệu”. Mở chi tiết cho từng đối tượng:
+ TK 152S: Than cám.
+ TK 152T: Tro bay.
+ TK 152B: Nguyên liệu, vật liệu xây dựng cơ bản.
- TK 154 : “Chi phí SXKD dở dang”. Mở chi tiết cho từng đối tượng:
+ TK 154S: Chi phí SXKD dở dang của tro sấy.
+ TK 154T: Chi phí SXKD dở dang của tro tuyển.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
20
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
+ TK 154X: Chi phí SXKD dở dang của xỉ than.
Tài khoản doanh thu được áp dụng chung cho tất cả các đối tượng:
- TK 511 : “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
Tài khoản chi phí được áp dụng riêng cho tường đối tượng và sử dụng tài
khoản cấp 2:
- TK 621 : “Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp”.

+ TK 621S: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sấy.
+ TK 621T: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp tuyển.
- TK 622 : “Chi phí nhân công trực tiếp”.
+ TK 622S: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng sấy.
+ TK 622T: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng tuyển.
- TK 627 : “Chi phí sản xuất chung”.
+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ TK 6272: Chi phí vật liệu.
+ TK6274S: Chi phí khấu hao TSCĐ xưởng sấy.
+ TK6274T: Chi phí khấu hao TSCĐ xưởng tuyển.
- TK 642 : “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.
+ TK 6421A: Chi phí nhân viên quản lý dự án.
+ TK 6421B: Chi phí nhân viên bộ phận quản lý.
+ TK 6422A: Chi phí vật liệu quản lý dự án.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
21
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
+ TK 6422B: Chi phí vật liệu bộ phận quản lý.
+ TK 6423A: Chi phí đồng dựng văn phòng quản lý dự án.
+ TK 6423B: Chi phí đồng dựng văn phòng bộ phận quản lý.
+ TK 6424A: Chi phí khấu hao TSCĐ văn phòng quản lý dự án.
+ TK 6424B: Chi phí khấu hao TSCĐ văn phòng bộ phận quản lý.
+ TK 6427A: Chi phí dịch vụ mua ngoài quản lý dự án.
+ TK 6427B: Chi phí dịch vụ mua ngoài bộ phận quản lý.
- TK 632 : “Giá vốn hàng hóa”.
- TK 635 : “Chi phí tài chính”.
- TK 711 : “Thu nhập khác”.
- TK 811 : “Chi phí khác”.
- TK 911 : “Xác định kết quả kinh doanh”.

2.2.4 Đặc điểm vận dụng chế độ sổ sách kế toán tại Công ty:
Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung.
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty đều được lập chứng từ làm cơ sở pháp lý để ghi chép trên
các sổ, thẻ kế toán. Các loại sổ kế toán áp dụng tại Công ty.
- Sổ nhật ký chung: Tổ chức Sổ nhật ký chung, không có các Sổ nhật ký
đặc biệt.
- Sổ cái các tài khoản.
- Các sổ kế toán chi tiết
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
22
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Sơ đồ 2.2. Trình tự ghi sổ Nhật ký chung

SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
23
Chứng từ gốc
Nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Đối chiếu
Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ nhật ký mà
trọng tâm là sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội
dung kinh tế của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số hiệu trên sổ nhật ký để ghi vào
sổ cái theo trình tự nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hình thức này gồm các loại sổ
chủ yếu sau:
- Sổ nhật ký chung.
- Sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Giải thích sơ đồ:
Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ
ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung, sau đó căn cứ
vào số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế
toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ , thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc
ghi sổ nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán
chi tiết liên quan.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên Sổ cái, lập bảng cân
đối phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên sổ
dựng để lập báo cáo tài chính.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
24
Trường §H kinh tế quốc dân Báo cáo thực tập tổng
hợp
Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có
trên sổ nhật ký chung cùng kỳ.
2.2.5 Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán:
Các loại báo cáo mà doanh nghiệp phải lập và nộp:
+ Báo cáo thuế GTGT: Lập theo tháng.
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Lập theo quý.

+ Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp: Lập theo quý.
+ Báo cáo tài chính lập theo năm, gồm:
*) Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 - DN
*) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DN
*) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DN
*) Thuyết minh báo cáo tài chính. Mẫu số B09 - DN
Ngoài các loại báo cáo trên doanh nghiệp còn phải lập các báo cáo kế toán
khác liên quan đến tình hình quản lý, sử dụng tài sản, tình hình chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm, các loại báo cáo nhanh phục vụ thiết thực cho nhu
cầu quản trị doanh nghiệp.
2.3 Nội dung một số phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty:
2.3.1. Phần hành kế toán vốn bằng tiền:
(*) Cũng giống như nhiều công ty khác Công ty cổ phần phụ
gia Phả Lại có một số nguyên tắc quản lý vốn như sau:
+ Công ty lấy đồng Việt Nam làm đơn vị tiền tệ thống nhất khi
hạch toán và được ký hiệu là “VNĐ”.
SV: Nguyễn Thị Nguyệt Lớp kế toán 11B
25

×