Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A1
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A2
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A3
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A4
Phần I: NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP
Tiết 1: BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được vị trí, vai trò và tầm quan trọng của các ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong
nền kinh kế quốc dân.
- Biết được những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, xã hội của nước ta ảnh
hưởng đến sự phát triển của nông, lâm, ngư nghiệp
- Biết được tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nước ta hiện nay và phương hướng,
nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới.
2. Kĩ năng
- Biết tiếp cận tình hình thực tiễn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta trong thời
gian hiện tại và tương lai.
3. Thái độ
Thông qua bài học này mỗi HS tăng thêm lòng yêu nước, có ý tưởng hướng nghiệp vào
các nghề nông, lâm, ngư nghiệp để xây dựng đất nước và làm giàu cho bản thân.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bài soạn, sách giáo viên, tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của HS
Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới.
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 (15 phút): Tầm quan trọng của sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nền
kinh tế quốc dân
CH: Dựa vào biểu đồ em có nhận xét gì
về đóng góp của ngành nông, lâm, ngư
nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm trong
nước?
CH: Em hãy nêu một số sản phẩm của
nông, lâm, ngư nghiệp dược sử dụng làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến ?
I. Tầm quan trọng của sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp nền kinh tế quốc dân.
1. Sản xuất nông, lâm, ngư nghioệp đóng
góp một phần không nhỏ vào cơ cấu tổng
sản phẩm trong nước.
2. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp sản xuất
và cung cấp lương thực,thực phẩm cho
tiêu dùng trong nước,cung cấp nguyên liệu
cho ngành
công nhgiệp chế biến.
1
CH: Căn cứ vào số liệu trong bảng 1, em
hãy cho biết : Sản phẩm của nông, lâm,
ngư nghiệp chiếm bao nhiêu % giá trị
hàng hoá xuất khẩu ?
3. Nghành nông, lâm, ngư nghiệp có vai
trò quan trọng trong sản xuất hàng hoá
xuất khẩu.
4. Hoạt đông nông, lâm, ngư nghiệp còn
chiếm trên 50% giá trị hàng hoá xuất khẩu.
Hoạt động 2 (15 phút): Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta
hiên nay
CH: - Em hãy so sánh tốc độ gia tăng sản
lượng lương thực giai đoạn tư năm 1995
đến 2000 vói giai đoạn 2000 đén 2004 ?
- Hãy cho biết tốc độ gia tăng sản lượng
lương thực bình quân trong giai đoạn từ
1995 đến 2004 ?
CH: Em hãy nêu một số sản phẩm nông,
lâm, ngư nghiệp của nước ta đã xuất khẩu
ra thị trường thế giới ?
II. Tình hình sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp của nước ta hiên nay.
1. Thành tựu
a) Thành tựu nổi bật nhất là sản xuất lương
thực tăng lên.
b) Thành tựu thứ hai của nông, lâm, ngư
nghiệp là bước đầu đã hình thành một số
ngành sản xuất hàng hoá với các vùng sản
xuất tập trung, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu.
c) Một số sản phẩm của ngành nông, lâm,
ngư nghiệp đã dược xuất khẩu ra thị
trường quốc tế.
2. Hạn chế
- Năng xuất và chất lượng sản phẩm còn
thấp.
- Hệ thống giống cây trồng, vật nuôi ; cơ
sở bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản
còn lạc hậu và chưa đáp ứng được yêu cầu
của nền sản xuất hàng hoá chất lượng cao.
Hoạt động 3 (10 phút): Phương hướng nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
ở nước ta
III. Phương hướng nhiệm vụ phát triển
nông, lâm, ngư nghiệp ở nước ta.
Trong thời gian tới, ngành nông, lâm, ngư
nghiệp nước ta cần thưc hiện tốt các nhiệm
2
CH: Em hãy cho biết Phương hướng
nhiệm vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp
ở nước ta. ?
vụ chính sau đây :
1. Tăng cường sản xuất lương thưc để đảm
bảo an ninh lương thực Quốc gia.
2. Đầu tư phát triển chăn nuôi để đưa
ngành này thành ngành sản xuât chính.
3. Xây dụng một nền nông nghiệp tăng
trưởng nhanh và bền vững theo hướng
nông nghiệp sinh thái - một nền nông
nghiệp sản xuất đủ lương thực, thưc phẩm
đáp ứng yêu cầu tiuêu dùng trong nước và
xuất khẩu nhưng không gây ô nhiễm và
suy thái môi trường.
4. Áp dung khoa học công nghệ vào lĩnh
vực chon, tạo giông vật nuôi, cây trồng để
nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm
5. Đưa tiến bộ khoa hoc kỹ thuật vào khâu
bảo quản, chế biến sau thu hoạch để giảm
bớt hao hụt sản phẩm và nâng cao chất
lượng nông, lâm, thuỷ sản.
3. Củng cố, luyện tập: 4 phút
- Em hãy nêu vai trò của ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong nền kinh tế quốc dân ?
- Nêu những thành tựu và hạn chế của ngành nông, lâm, ngư nghiệp ?
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 1 phút
Về nhà nghiên cứu trước bài 22 ở nhà.
Duyệt của Tổ chuyên môn
Ngày … tháng…….năm 2010
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A1
3
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A2
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A3
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A4
CHƯƠNG II:
CHĂN NUÔI THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG
Tiết 2: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh hiểu được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục.
- Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật sinh trưởng và phát dục.
- Hiều được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát dục.
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi.
2. Kĩ năng
- Học sinh có ý thức tạo điều kiện tốt để thu được năng xuất cao trong chăn nuôi đồng thời
bảo vệ được môi trường.
3. Thái độ
HS quan tâm tới công tác giống vật nuôi, thủy sản
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bài soạn, SGV, tài liệu tham khảo
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp
III.Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ : Khômg kiểm tra
2. Bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 (10 phút): Khái niệm về sự sinh trưởng, phát dục
VD: gà mới nở nặng 30g
56 ngày tuổi 80g
1 năm tuổi 3000g
nhận xét khối lượng cơ thể của gà?
(tăng lên về khối lượng theo thời gian)
sinh trưởng là gì?
GV: Quan sát sơ đồ 22.1 SGK, cho biết
thế nào là phát dục?
-Cho ví dụ về sinh trưởng, phát dục?
(giao tử thụ tinh
hợp tử. Hợp tử phân
chia tạo nên các mô thần kinh, mô cơ,
mô máu, TB gan, TB sinh dục để hình
thành các cơ quan của con vật
quá
trình phát dục
I.Khái niệm về sự sinh trưởng, phát
dục
-Sinh trưởng là quá trình tăng về kích
thước và khối lượng của cơ thể vật nuôi.
-Phát dục là quá trình phân hóa để tạo ra
các cơ quan, bộ phận cơ thể, hoàn thiện
thực hiện các chức năng sinh lí.
Hoạt động 2 (20 phút): Quy luật sinh trưởng và phát dục
4
Phân biệt sinh trưởng và phát dục?
-VD1: Các giai đọan phát triển của gà:
Phôi trong trứng
phát triển phôi khi
ấp trứng (21 ngày)
gà con (1-6 tuần)
gà dò (4-14 tuần)
gà trưởng thành
già cỗi.
-VD2: Bào thai bò tháng thứ nhất phát
triển gấp 600 lần hợp tử về khối lượng.
Tháng thứ 2 so với tháng thứ nhất tăng
43,3 lần,. Tháng thứ 6 gấp 2,5 lần tháng
thứ 5 và tháng 9 gấp 1,4 lần tháng 8.
-VD3: Chu kì động dục của vật nuôi
chia làm 4 giai đoạn: gđ trước động dục,
gđ động dọc, gđ sau động dục và gđ cân
bằng sinh dục.
* Chu kì động dục của trâu (25 ngày), dê
(20-21 ngày), ngựa (21-24 ngày), lợn
(21 ngày)
GV: Nghiên cứu và xác định ví dụ nào
nói lên quy luật 1 (2) (3) trong SGK?
II.Quy luật sinh trưởng và phát dục
-Quy luật sinh trưởng, phát dục theo
giai đoạn
(Vẽ sơ đồ 22.2)
Quá trình phát triển của vật nuôi trải qua
những gđ nhất định, mỗi gđ được chia
thành các thời kì nhỏ.
ý nghĩa: chế độ chăm sóc thích hợp
-Quy luật sinh trưởng, phát dục không
đồng đều. Trong quá trình phát triển của
vật nuôi, sự sinh trưởng, phát dục diễn ra
đồng thời nhưng không đồng đều. Tùy
thời kì lúc sinh trưởng nhanh lúc chậm
bổ sung chất dinh dưỡng theo nhu cầu
thời kì.
-Quy luật sinh trưởng, phát dục theo
chu kì
Họat động sinh lí, qá trình trao đổi chất
lúc nhanh lúc chậm có tính chu kì.
điều khiển quá trình sinh sản.
Hoạt động 3 (10 phút): Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục
GV: Nuôi các gia súc, gia cầm nhập
ngoại có năng suất cao đòi hỏi thức ăn,
chăm sóc, nuôi dưỡng ntn?
(đủ thức ăn lượng, chất. Chuồng trại vệ
sinh, chăm sóc đúng kĩ thuật)
muốn chăn nuôi đạt năng suất cao
NS chăn nuôi = giống (yếu tố DT) + yếu
tố ngoại cảnh (thức ăn, nuôi dưỡng,
chăm sóc, môi trường)
III.Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh
trưởng, phát dục
-Các yếu tố bên trong:
+Đặc tính DT của giống
+Tính biệt, tuổi
+Đặc điểm cơ thể
+Trạng thái sức khỏe
-Các yếu tố bên ngoài:
+Chế độ dinh dưỡng
+Điều kiện chăm sóc, quản lí.
3.Củng cố, luyện tập :4 phút
- Khái niệm và các quy luật sinh tưởng, phát dục của vật nuôi ?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 1 phút
- Về nhà học bài và đọc trước bài mới
Duyệt của Tổ chuyên môn
Ngày …….tháng…….năm 2010
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A1
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A2
5
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A3
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A4
Tiết 3
CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG
VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
- Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước
ta.
- Hiểu được thế nào là nhân giống thuần chủng, mục đích của nhân giống thuần chuảng
- Hiểu được khái niệm, mục đích lai giống và biết được một số phương pháp lai thường
đựợc sử dụng trong chăn nuôi và thủy sản
2. Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh
3. Thái độ
- Học sinh có quan niệm đúng về vai trò của giống trong việc nâng cao năng xuất, có ý
thức bảo vệ những giống vật nuôi có chất lượng tốt của địa phương, bảo vệ nguồn gen quý
của đất nước.
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bài soạn, SGV, tài liệu tham khảo giáo trình chăn nuôi.
2. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu bài trước khi đến lớp
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ : 3 phút
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục?
2. Bài mới
Họat động của GV và HS Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 (10 phút): Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi
GV: Khi chọn giống con vật để nuôi,
theo em cần phải chọn ntn?
(trâu để cày, gà để đẻ trứng )
để có 1 con giống tốt phải chọn lọc
theo các tiêu chí nào?
(ngoại hình, thể chất, khả năng sinh
trưởng, phát triển và sức sản xuất)
-Cho VD về ngoại hình?
GV: Thế nào là thể chất?
(nói đến sức mạnh, sức chịu đựng, sự
I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn
lọc vật nuôi
-Ngoại hình: là hình dáng bên ngoài : màu
lông, hình dạng đặc trưng cho hướng sản
xuất.
VD: Bò Thanh Hóa lông vàng, thấp bé.
Bò hướng thịt thân giống hình chữ
nhật, thân sâu, rộng, cơ phát triển.
-Thể chất: là chất lượng bên trong cơ thể
vật nuôi, có liên quan đến sức sản xuất, khả
năng thích nghi với điều kiện môi trường
6
thích nghi của cơ thể)
GV: Khả năng sinh trưởng, phát dục của
vật nuôi được đánh giá ntn?
-VD: trâu 41 tháng tuổi mới đẻ lứa đầu.
Gà mái bắt đầu đẻ từ ngày 134 trở đi
-VD: gia súc lấy sữa, sức sản xuất sữa
(sản lượng, chất lượng) càng cao càng
tốt.
Gia cầm lấy trứng, sản lượng trứng
càng cao càng tốt.
sống của con vật.
-Khả năng sinh trưởng, phát dục của cơ
thể vật nuôi: được đánh giá bằng tốc độ
tăng khối lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức
ăn.
-Sức sản xuất: là mức độ sản xuất ra sản
phẩm của chúng.
Hoạt động 2 (10 phút): . Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
-HS nghiên cứu SGK, điền vào phiếu học
tập.
GV: Phân biệt 2 phương pháp chọn lọc
này?
+CL hàng lọat: chỉ dựa trên kiểu hình
của bản thân cá thể.
+CL cá thể: có thể kiểm tra được cả kiểu
di truyền của các cá thể về các tính trạng
chọn lọc
Hiệu quả CL hàng lọat thường không
cao.
II. Một số phương pháp chọn lọc giống
vật nuôi
Nội dung so
sánh
Chọn lọc
hàng lọat
Chọn lọc cá
thể
Đối tượng
thường chọn
lọc
Vật nuôi cái
sinh sản
Đực giống
Thường áp
dụng khi
Chọn nhiều
vật nuôi
cùng lúc
Cần chọn
vật nuôi có
chất lượng
giống cao
Cách thức
tiến hành
+CL theo tổ
tiên
+CL theo
đặc điểm
bản thân
+Kiểm tra
qua đời sau
Không
Có
Không
Có
Có
Có
Điều kiện
chọn lọc
Ngay trong
điều kiện
sản xuất
Trong điều
kiện tiêu
chuẩn
Ưu điểm
Nhanh, đơn
giản, dễ
thực hiện,
không tốn
kém, có thể
thực hiện
ngay trong
đk sản xuất
Hiều quả
chọn lọc
cao
Nhược điểm
Hiệu quả
chọn lọc
Cần nhiều
thời gian,
7
không cao phải tiến
hành trong
đk tiêu
chuẩn
Hoạt động 3 (10 phút): Nhân giống thuần chủng
CH: Thế nào là nhân giống thuần chủng ?
Mục đích của nhân giống thuần chủng là
gì ?
III. Nhân giống thuần chủng
1. Khái niệm
Nhân giống thuần chủng là phương pháp
cho ghép đôi giao phối giữa hai cá thể ♂ và
♀ cùng giống để có được đời con mang
hoàn toàn các đặc tính DT của giống đó.
2. Mục đích :
+Phục hồi và duy trì các giống vật nuôi có
nguy cơ tuyệt chủng.
Hoạt động 4 (10 phút): Lai giống
Lai giống là gì? Lai giống nhằm mục
đích gì ?
Hãy so sánh 2 phương pháp lai kinh tế và
lai gây thành ?
IV. Lai giống
1.Khái niệm: Là phương pháp cho ghép
đôi giao phối giữa các cá thể khác giống
nhằm tạo ra con lai mang những tính trạng
DT mới, tốt hơn bố mẹ.
2. Mục đích
- Tạo giống mới có các đăc điểm tốt theo
yêu cầu của con người (lai gây thành).
3.Các phương pháp lai giống
a )Lai kinh tế
- Là giao phối giữa các cá thể ♂ và ♀ thuộc
những giống thuần chủng khác nhau.
b)Lai gây thành (lai tổ hợp)
- Là phương pháp dùng 2 hay nhiều giống
lai tạo với nhau theo những quy trình nhất
định để chọn lọc và nhân lên tạo thành
giống mới
3.Củng cố, luyện tập : 1 phút
- Thế nào là nhân giống thuần chủng ?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 1 phút
- Về nhà học bài và đọc trước bài mới
Duyệt của Tổ chuyên môn
Ngày…….tháng……năm 2010
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A1
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A2
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A3
Ngày dạy: / / 2010 tại lớp: 10A4
8
Tiết 4: THỰC HÀNH
QUAN SÁT, NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH
GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Học sinh biết quan sát, so sánh đặc điểm ngoaị hình của các vật nuôi có hướng sản xuất
khác nhau.
- Nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ biến trong nước và hướng sản xuất của
chúng.
- Nhận thức được vai trò, vị trí của các giống vật nuôi nhập nội và địa phương trong sản
xuất.
2. Kỹ năng
- Nhận dạng được một số giống vật nuôi phổ biến trong nước và hướng sản xuất của
chúng.
3. Thái độ
- Có ý thức bảo vệ những giống vật nuôi có chất lượng tốt của địa phương, bảo vệ nguồn
gen quý của đất nước
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Bài soạn, giáo trình chăn nuôi của Trường ĐHNL Thái nguyên
2. Chuẩn bị của HS
III. Tiến trình bài giảng
1. Kiểm tra bài cũ :5 phút
- Nhân giống thuần chủng, lai giống, mục đích ?
2. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài thực hành
Hoạt động 1 (5 phút): Chuẩn bị bài thực hành
I. chuẩn bị:
- Sử dụng hình ảnh các giống vật nuôi trong
sách giáo khoa để làm bài thực hành.
Hoạt động 2 (30 phút): Quy trình thực hành
HS quan sát hình vẽ trong sách giáo
khoa.
II. Quy trình thực hành
1. Quan sát trên con vật thật hoặc hình ảnh
một số giống vật nuôi về các chỉ tiêu sau:
- Các đặc điểm ngoại hình đặc trưng dễ nhận
biết nhất của các giống (để phân biệt được với
giống khác): màu sắc lông, da của giống, đầu,
cổ, sừng, yếm…( đối với trâu, bò), tai, mõm
(đối với lợn), mỏ, mào, chân (đối với gà, vịt,
nga ).
- Hình dáng tổng thể và chi tiết các bộ phận có
liên quan đến sức sản xuất của con vật để dự
9
Sau khi quan sát ghi kết quả vào vở.
- Quan sát giống vật nuôi (mỗi HS
quan sát ít nhất 5 giống vật nuôi khác
nhau)
- Bài viết thu hoạch
đoán đoán sức sản xuất của nó.
Dưới đây giới thiệu một số giống vật nuôi điển
hình của nước ta.
2. Nhận xét và trình bày kết quả
Giống
vật nuôi
Nguồn
gốc
Đặc điểm
ngoại hình dễ
nhận biết
Hướng
sản
xuất
Ví dụ:
Gà
Lương
Phượng
Giống
nhập nội
Mầu lông đa
dạng, pha
tạp, có đốm
đen, nâu hay
mầu cà
cuống trên
nền vàng
Nuôi
để lấy
thịt và
trứng
3. Củng cố, luyện tập : 4 phút
-Thu bài viết thu hoạch, nhận xét giờ thực hành
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 1 phút
- Về nhà đọc và xem trước bài 25
10
Ngày dạy: tại lớp 10C1 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C2 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C3 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C4 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C5 Tiết giảng: Sĩ số:
TIẾT 6: SẢN XUẤT GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài, học sinh phải:
1. Kiến thức
- Hiểu được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi.
- Hiểu được quy trình sản xuất con giống trong chăn nuôi và thủy sản.
- Biết được khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò.
- Nêu được trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi.
2. Kĩ năng
- Hình thành cho học sinh cách sản xuất con giống trong chăn nuôi và thuỷ sản.
- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng cấy truyền phôi bò.
3. Thái độ
- Hình thành ý thức về cách tổ chức và tiến hành công tác giống trong chăn nuôi ở gia
đình và địa phương.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bài soạn, SGK. Giáo trình chăn nuôi và thủy sản của Trường ĐHNL Thái nguyên.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài ở nhà trước khi đến lớp.
- Cách sản xuất giống ở gia đình đối với Gà, Lợn.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
Thế nào là nhân giống thuần chủng và lai giống? Lấy ví dụ? So sánh sự giống và khác
nhau giữa 2 loại sản xuất giống đó?
11
2. Dạy nội dung bài mới (35 phút):
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Hệ thống nhân giống vật nuôi
GV: Thế nào là đàn gia súc? (gia cầm)
HS: Các vật nuôi cùng loài được nuôi tại
một nơi nào đó.
GV: Trong hệ thống nhân giống có mấy
đàn giống?
GV: Giá trị phẩm chất và số lượng của
đàn hạt nhân ntn so với đàn khác?
HS: Đàn hạt nhân luôn TC
GV: Đàn hạt nhân sinh ra đàn nào tiếp.
Em có sự nhận xét gì về đàn đó?
GV: Vì sao trong mô hình hình tháp đàn
hạt nhân được thể hiện ở phần đỉnh tháp?
Vị trí và kích thước của phần này tượng
trưng cho điều gì?
Đàn hạt nhân
O
OO
OOO Đàn nhân
OOO giống
OOOO
OOOOOOO Đàn
OOOOOOOOOO thương
phẩm
GV: Năng suất của đàn giống sẽ tăng dần
từ chân tháp lên đỉnh tháp hay ngược lại?
GV: Năng suất, mức độ chọn lọc và tiến
bộ DT của đàn nhân giống ntn?
GV: Số lượng của các đàn ntn?
Để đảm bảo tính chất, yêu cầu về phẩm
chất của giống có thể chuyển con giống từ
các đàn ở phần đỉnh tháp xuống mà không
được làm ngược lại.
Về số lượng: Đàn thương phẩm.
I. Hệ thống nhân giống vật nuôi
1. Tổ chức các đàn giống trong hệ thống
nhân giống
- Đàn hạt nhân: có phẩm chất cao nhất,
được nuôi dưỡng trong điều kiện tốt nhất,
chọn lọc khắt khe nhất và có tiến bộ di
truyền lớn nhất.
- Đàn nhân giống:
+ Do đàn hạt nhân sinh ra.
+ Số lượng tăng hơn so với đàn hạt nhân.
- Đàn thương phẩm: là con của đàn nhân
giống, nuôi để lấy sản phẩm hoặc có thể
dùng để lai tạo (lai kinh tế hay lai gây thành)
⇒
Tạo hệ thống nhân giống hình tháp.
2. Đặc điểm của hệ thống nhân giống hình
tháp
- Chỉ áp dụng khi 3 đàn giống là thuần chủng
(không áp dụng với lai giống)
- Hệ thống nhân giống hình tháp đi theo
trình tự nhất định: Đàn hạt nhân
→
đàn
nhân giống
→
đàn thương phẩm.
Hoạt động 2: Quy trình sản xuất con giống
GV: Quy trình sản xuất gia súc giống gồm
những bước nào?
GV: Có thể đảo lộn các bước được
không?
GV: Tìm hiểu quy trình sản xuất cá
II. Quy trình sản xuất con giống
1. Quy trình sản xuất gia súc giống
Chọn lọc và nuôi dưỡng gia súc bố mẹ
Phối giống và nuôi dưỡng gia súc mang thai
12
giống?
GV: Đặc điểm quá trình sinh sản của cá?
HS: Cá có chửa
→
cá cái đẻ, thụ tinh
ngoài, ở môi trường nước
→
cá bột
→
có
hương
→
cá giống
→
đem nuôi theo mục
đích.
GV: Sự sinh sản của cá khác gia súc ntn?
GV: So sánh 2 quy trình sản xuất giống?
Nuôi dưỡng gia súc đẻ, nuôi con và gia súc non
Cai sữa, chọn lọc để chuyển sang nuôi giai
đoạn sau tùy mục đích
2. Quy trình sản xuất cá giống
Chọn lọc và nuôi cá bố mẹ
Cho cá đẻ (tự nhiên hoặc nhân tạo)
Ấp trứng, ương nuôi cá bột, cá hương, cá giống
Chọn lọc và chuyển sang nuôi giai đoạn sau
tùy mục đích
Hoạt động 3: Khái niệm và cơ sở khoa học của cấy truyền phôi bò
GV: Tại sao công nghệ cấy truyền phôi
được coi là công nghệ tế bào?
HS: Phôi giai đoạn đầu là hợp tử, là 1 TB
đặc biệt, các công nghệ vận dụng vào cấy
truyền phôi được coi là 1 khoa học ứng
dụng của quá trình nghiên cứu TB.
GV: Phôi bò khác TB sinh dục (trứng, tinh
trùng) và TB sinh dưỡng ntn?
HS: Bộ NST lưỡng bội
→
đơn bội, TB
sinh dưỡng tồn tại trong các mô của 1 cơ
thể chỉ có thể sinh ra TB giống nó. Còn
phôi bò là 1 cơ thể độc lập trong giai đoạn
đầu tiên của quá trình phát triển nó sinh ra
nhiều loại TB khác nhau (TB cơ, xương,
da ) nó có môi trường sống và chất dinh
dưỡng phù hợp.
III. Khái niệm và cơ sở khoa học của cấy
truyền phôi bò
1. Khái niệm
Công nghệ cấy truyền phôi bò là 1 quá trình
đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này (bò
cho phôi) vào cơ thể bò mẹ khác (bò nhận
phôi), phôi vẫn sống và phát triển tốt, tạo
thành cá thể mới và được sinh ra bình
thường.
2. Cơ sở khoa học
- Phôi có thể coi là 1 cơ thể độc lập ở giai
đoạn đầu của quá trình phát triển.
- Hoạt động sinh dục của vật nuôi do các
hoocmôn sinh dục điều tiết.
Hoạt động 4: Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò
GV: Bò nhận phôi phải có đặc điểm gì
quan trọng để nhận được phôi và phôi có
thể phát triển được?
GV: Làm thế nào để con bò cho phôi và
bò nhận phôi cùng động dục?
HS: dùng hoocmôn gây động dục đồng
loạt
GV: Cấy truyền phôi bò nhằm mục đích
gì?
III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi
bò
Bò cho phôi Bò nhận phôi
13
Chọn bò cho phôi
Gây động dục
Gây rụng trứng nhiều
Phối giống với bò đực giống tốt
Thu hoạch phôi
Trở lại bình thường
Gây động dục và tạo phôi ở chu kì tiếp
theo
Chọn bò nhận phôi
Gây động dục
Cấy phôi cho bò nhận
Chửa
Sinh ra đàn bê con mang tiềm năng di truyền
tốt của bò cho phôi
3. Củng cố, luyện tập (4 phút):
Nếu Lợn Ba Xuyên đực lai với Lợn ỉ cái: Có xảy ra hệ thống nhân giống hình tháp
không? Tại sao?
- Hãy nhìn sơ đồ đánh số thứ tự thể hện trình tự các bước sản xuất con giống
+ Khi nào thì công nghệ cấy truyền phôi bò xảy ra?
+ Nếu trong quy trình bỏ qua bước 3 thì công nghệ như thế nào?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Đọc bài mới trước khi tới lớp.
Nhận xét sau giờ dạy
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày / / 20
Ngày dạy: tại lớp 10C1 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C2 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C3 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C4 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C5 Tiết giảng: Sĩ số:
TIẾT 7: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
14
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài, học sinh phải:
1. Kiến thức
- Học sinh biết được nhu cầu về chất dinh dưỡng của vật nuôi
- Biết được thế nào là tiêu chuẩn, khẩu phần ăn của vật nuôi.
- Học sinh nắm được nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn.
2. Kĩ năng
- Phối hợp được thức ăn hỗn hợp dùng cho chăn nuôi.
3. Thái độ
- Có ý thức tìm hiểu các biện pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi theo công nghệ tiên tiến và
cổ điển trong việc sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi để nâng cao năng suất và hạ giá
thành trong chăn nuôi.
- Có ý thức tận dụng mọi điều kiện để làm tăng nguồn thức ăn.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài soạn, SGV, TLTK ( giáo trình chăn nuôi )
-Sơ đồ nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Các công đoạn chính của cấy truyền phôi bò. Điều kiện để thực hiện thành công cấy
truyền phôi bò. Ứng dụng?
2. Dạy nội dung bài mới (35 phút):
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
GV: Dựa vào sơ đồ SGK, hãy nêu các nhu
cầu dinh dưỡng của vật nuôi?
GV: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi là
gì?
HS: lượng thức ăn vật nuôi cần phải thu
nhận vào hàng ngày để duy trì sự sống và
tạo ra sản phẩm.
GV: Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào
yếu tố nào?
GV: Thế nào là nhu cầu duy trì, nhu cầu
sản xuất?
GV: Dựa vào sơ đồ, xác định nhu cầu dinh
dưỡng cho những vật nuôi lấy thịt, sức kéo,
mang thai, đẻ trứng, đực giống?
* Nhu cầu gia súc sinh trưởng
TNC= NHDT + NC để tăng trọng các mô
khác nhau
* Nhu cầu dinh dưỡng của gà đẻ trứng
I. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Nhu cầu duy trì: là các chất dinh dưỡng
cần thiết cung cấp cho vật nuôi trong trạng
thái duy trì (trạng thái vật nuôi sống, duy trì
trọng lượng cơ thể và các họat động sống:
không tăng không giảm trọng lượng, không
sinh sản, không tiết sữa
→
không cho sản
phẩm)
- Nhu cầu sản xuất: là lượng chất dinh
dưỡng cần thiết để tăng khối lượng cơ thể
và tạo ra sản phẩm như sản xuất tinh dịch,
nuôi thai, sản xuất thịt, trứng sữa
15
NCDD = NCDT + NC để sản xuất trứng
NC sinh trưởng (nếu có)
* Nhu cầu cho gia súc mang thai
TNC = NCDT + Nc tăng trọng bào thai +
NC tăng trọng của mẹ (nếu có)
* Nhu cầu cho gia súc tiết sữa
TNC = NCDT + NCTS + Nc tăng trọng
Hoạt động 2: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
GV: Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì?
HS: - Năng lượng thô: Năng lượng tổng số
của các chất hữu cơ chứa trong thức ăn khi
đốt cháy hoàn toàn.
- Năng lượng tiêu hóa: phần năng lượng
còn lại sau khi đã trừ đi phần năng lượng
không tiêu hóa được ở trong phân.
- Năng lượng trao đổi: phần năng lượng
còn lại sau khi trừ đi năng lượng thải ra
trong phân, nước tiểu, chất khí sản phẩm
tiêu hóa ( CO
2
, CH
4
)
- Năng lượng thuần: phần năng lượng còn
lại sau khi lấy năng lượng trao đổi trừ đi
năng lượng nhiệt.
- Năng lượng sản xuất: năng lượng tích lũy
lại trong sản phẩm chăn nuôi (Trứng, thịt,
sữa ) hay năng lượng để sinh công phục
vụ sản xuất.
GV: Theo em, vật nuôi sẽ bị ảnh hưởng
như thế nào nếu khẩu phần ăn thiếu
Protein?
HS: rối loạn trao đổi chất, gây tốn thức ăn,
năng suất không cao.
GV: Vitamin có nhiều trong loại thức ăn
nào?
HS: rau, cỏ, quả
II. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
1. Khái niệm
Là những quy định về mức ăn cần cung cấp
cho vật nuôi trong 1 ngày đêm để duy trì
hoạt động sống và sản xuất ra sản phẩm.
2. Các chỉ số dinh dưỡng biẻu thị tiêu
chuẩn ăn
- Năng lượng: các loại thức ăn cung cấp
năng lượng được vật nuôi ăn vào, 1 phần
được hấp thu và sử dụng, 1 phần bị thải trừ
và tiêu hao.
- Protein: được tính theo tỉ lệ % Protein thô
trong vật chất khô của khẩu phần ăn hay số
gam Protein tiêu hóa trên 1 kg thức ăn.
- Khoáng:
+ Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg được tính
bằng g / con / ngày.
+ Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn được
tính bằng mg / con / ngày.
- Vitamin: điều hòa quá trình trao đổi chất
trong cơ thể (không có giá trị năng lượng)
Hoạt động 3: khẩu phần ăn của vật nuôi
GV: So sánh tiêu chuẩn ăn và khẩu phần
ăn?
HS:
- Giống nhau ở các chỉ số dinh dưỡng.
- Khác:
+ Khẩu phần ăn: lượng các loại thức ăn
cho con vật trong 1 ngày đêm để thỏa mãn
nhu cầu các chất dinh dưỡng đã ghi trong
III. Khẩu phần ăn của vật nuôi
- Khái niệm: là TCA đã được cụ thể hóa
bằng các loại thức ăn xác định với khối
lượng (tỉ lệ) nhất định.
- Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn:
+ Tính khoa học: đảm bảo đủ tiêu chuẩn,
khối lượng, khẩu phần ăn (phụ thuộc dạ
dày), phù hợp khẩu vị, đặc điểm sinh lí tiêu
hóa.
16
tiêu chuẩn ăn.
+ Tiêu chuẩn ăn: quy định mức ăn thể hiện
bằng các chỉ số dinh dưỡng cần trong khẩu
phần căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của
vật nuôi)
GV: Tại sao phải đảm bảo tính khoa học
và kinh tế?
+ Tính kinh tế: tận dụng nguồn thức ăn sẵn
có ở địa phương để giảm chi phí, hạ giá
thành.
3. Củng cố, luyện tập (4 phút):
- So sánh tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn, ứng dụng vào thực tế?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
Nhận xét sau giờ dạy
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày / / 20
Ngày dạy: tại lớp 10C1 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C2 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C3 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C4 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C5 Tiết giảng: Sĩ số:
TIẾT 8: SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài, học sinh phải.
1. Kiến thức:
- HS nắm được đặc điểm một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi.
- Biết được quy tình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi và hiểu được vai trò của thức
ăn hỗn hợp trong việc phát triển chăn nuôi.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn đối với lao động, ham hiểu biết, vận dụng kiến thức đã học vào thực
tiễn.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
17
- Bài soạn, Sách giáo viên, tài liệu tham khảo ( giáo trình chăn nuôi)
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Khái niệm, các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn?
- Khẩu phần ăn, nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn?
2. Dạy nội dung bài mới (35 phút):
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Một số loại thức ăn cho vật nuôi
GV: Kể tên các loại thức ăn vật nuôi?
HS: + Thức ăn tinh: nuôi lợn, gia cầm
+ Thức ăn xanh: cho trâu, bò, bổ sung
chất xơ, vitamin cho gia cầm, lợn
+ Thức ăn thô: cho trâu bò lúc khan
hiếm thức ăn xanh
+ Thức ăn hỗn hợp: cho hầu hết vật
nuôi (xuất khẩu)
GV: Đặc điểm mỗi loại thức ăn?
+ Cỏ tươi: nhiều vitamin, caroten, chất
khoáng.
+ Rau bèo: nhiều khoáng, vitamin C
+ Thức ăn củ xanh: ủ yếm khí.
→
Liên hệ địa phương
GV: Đặc điểm thức ăn hỗn hợp?
→
Tác dụng: Mau lớn, chi phí thức ăn /
đơn vị sản phẩm thấp, tiết kiệm nhân
công.
→
Hiệu quả kinh tế cao
I. Một số loại thức ăn chăn nuôi
1. Một số loại thức ăn thường dùng trong
chăn nuôi
- Thức ăn tinh:
+ Thức ăn giàu năng lượng (hạt ngũ cốc
giàu tinh bộ
+ Thức ăn giàu protein (Hạt đậu, đỗ, khô
dầu, bột cá )
- Thức ăn xanh:
+ Các loại rau xanh, cỏ tươi
+ Thức ăn ủ xanh
- Thức ăn thô: Cỏ khô, rơm rạ, bã mía
- Thức ăn hỗn hợp:
+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
+ Thức ăn hỗn hợp đậm đặc
2. Đặc điểm
- Thức ăn tinh: hàm lượng chất dinh dưỡng
cao, dễ bị ẩm, mốc, sâu mọt, chuột phá hoại
→
bảo quản cẩn thận.
- Thức ăn xanh: chất lượng phụ thuộc nhiều
yếu tố, hàm lượng nước cao 60-85% cơ thể,
cho vật nuôi ăn ngay khi mới thu hoạch về
hoặc chế biến ủ xanh, làm lên men
- Thức ăn thô: tỉ lệ xơ cao (20-40%), nghèo
chất dinh dưỡng, protein, khoáng thường
chỉ dùng cho gia súc nhai lại.
- Thức ăn hỗn hợp: đầy đủ và cân đối các
chất dinh dưỡng.
Hoạt động 2: Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
GV: Phân biệt thức ăn hỗn hợp đậm đặc
và thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh?
+ Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: Thức ăn giàu
vitamin, protein, khoáng. Khi sử dụng
phải bổ sung thêm các loại thức ăn khác.
II. Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi
1. Vai trò thức ăn hỗn hợp
Thức ăn hỗn hợp có tỉ lệ cân bằng các chất
dinh dưỡng cao nên mức tiêu thụ ít, năng
suất cao, hạ giá thành, đảm bảo xuất khẩu có
hiệu quả cao.
18
+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: đảm bảo
đáp ứng đầy đủ và hợp lí nhu cầu dinh
dưỡng của từng loại vật nuôi.
- Thức ăn hỗn hợp dạng bột: quy trình sản
xuất gồm 4 bước (bỏ bước 4)
- Thức ăn hỗn hợp dạng viên: quy trình
sản xuất gồm 5 bước (thêm bước ép viên,
sấy khô)
2. Các loại thức ăn hỗn hợp
- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
3. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn
hỗn hợp
B1: Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt
B2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ riêng
từng loại nguyên liệu
B3: Cân và phối trộn theo tỉ lệ đã tính toán
sẵn
B4: Ép viên, sấy khô
B5: Đóng bao, gắn nhãn hiệu, bảo quản
3. Củng cố, luyện tập (4 phút)
- Đặc điểm chính của các loại thức ăn vật nuôi?
- Thức ăn hỗn hợp, quy trình sản xuất?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
Nhận xét sau giờ dạy
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày / / 20
Ngày dạy: tại lớp 10C1 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C2 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C3 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C4 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C5 Tiết giảng: Sĩ số:
TIẾT 9: THỰC HÀNH - PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN CHO VẬT NUÔI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài, học sinh phải.
1. Kiến thức:
- Biết phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- Phối hợp được khẩu phần ăn cho vật nuôi bằng phương pháp: phương pháp đại số.
2. Kĩ năng
- Phối trộn được thức ăn hỗn hợp dùng cho chăn nuôi.
3. Thái độ
- Có ý thức vệ sinh thức ăn, vệ sinh môi trường trong quá trình sản xuất thức ăn vật nuôi.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
19
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài soạn, SGK và các tài liệu tham khảo.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5 phút):
- Vai trò của thức ăn hỗn hợp?
- Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp?
2. Dạy nội dung bài mới (35 phút):
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Chuẩn bị
I. Chuẩn bị
GV tham khảo bảng tiêu chuẩn ăn (nhu cầu
dinh dưỡng của vật nuôi)
Hoạt động 2: Nội dung thực hành
Phối hợp khẩu phần ăn:
Phối hợp hỗn hợp thức ăn có 17% Protein
cho lợn ngoại nuôi thịt, giai đoạn lợn choai
50kg từ các loại nguyên liệu: Thức ăn hỗn
hợp đậm đặc, ngô và cám gạo loại I (tỉ lệ
ngô/cám là 1/3). Tính giá thành của 1kg
hỗn hợp từ các dữ liệu cho trong bảng sau:
- Ngô có Pr 9% giá thành 2.500 đ/kg
- Cám gạo loại I có Pr 13% giá thành
2.100đ/kg
- Hỗn hợp đậm đặc 42% Pr giá thành
6.700 đ/kg
GV hướng dẫn cách giải bài tập cho HS
theo 2 cách: Đó là phương pháp đại số và
phương pháp hình vuông Pearson.
GV giao bài tập cho HS làm, giải thích
thắc mắc của HS.
II. Nội dung và quy trình thực hành
Nghiên cứu cách phối hợp khẩu phần ăn
cho vật nuôi
- Tiêu chuẩn ăn cho đối tượng vật nuôi mình
cần phối hợp khẩu phần.
- Bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn.
- Đảm bảo tính khoa học và kinh tế
- Có 2 phương pháp tính:
+ Phương pháp đại số
+ Phương pháp hình vuông Pearson
GIẢI:
a. Theo phương pháp đại số
Để lập được phương trình, trước hết phải
tính hàm lượng Protein của hỗn hợp ngô với
cám gạo.
- Từ các dữ liệu đã cho, tỉ lệ này được tính
như sau:
Tỉ lệ Pr của hỗn hợp ngô và cám gạo
= [(9% x 1) + (13% x 3)]/4 = 12%
- Gọi x là số lượng hỗn hợp đậm đặc, y là số
lượng hỗn hợp ngô và cám gạo
Để phối trộn 100kg thức ăn hỗn hợp, cần
phải có x (kg) thức ăn hỗn hợp đậm đặc và y
(kg) hỗn hợp ngô với cám gạo.
Ta có x + y = 100kg (1)
Thức ăn hỗn hợp cần phối trộn có 17%
Protein tức là cứ 100 kg hỗn hợp có chứa 17
kg Protein. Trong đó lượng Protein từ thức
20
Cuối giờ GV đánh giá giờ thực hành của
HS.
Tên thức
ăn
Khối
lượng
(kg)
Protein
(%)
Thành
tiền (đ)
Ngô 20.83 1.87 52.075
Cám gạo 62.50 8.13 131.250
HHĐĐ 16.67 7 111.689
Tổng 100 17 295.014
ăn đậm đặc là 0,42x (kg) và từ hỗn hợp ngô
với cám gạo là 0,12y (kg).
Ta có ptrình: 0,42x + 0,12y = 17 (kg) (2)
Từ (1) và (2)
x + y = 100
0,42x + 0.12y = 17
Giải hệ phương trình, ta được kết quả:
x = 16.67 (kg)
y = 83.33 (kg)
- Vì tỉ lệ ngô và cám gạo là 1/3 nên:
+ Khối lượng ngô trong hỗn hợp là 83.33 : 4
= 20.83 (kg)
+ Khối lượng cám gạo trong hỗn hợp là
83.33 – 20.83 = 62.50 (kg)
b. Giải bài tập theo phương pháp hình
vuông Pearson
- Vẽ một hình vuông, kẻ 2 đường chéo và
ghi các số liệu đã biết theo các vị trí như sau:
+ Góc trái phía trên ghi tỉ lệ % Pr của hỗn
hợp đậm đặc ( gọi là HH1)
+ Góc trái phía dưới ghi tỉ lệ % Pr của hỗn
hợp ngô / cám gạo ( gọi là HH2)
+ Điểm giao nhau của 2 đường chéo ghi tỉ lệ
% pr của thức ăn hỗn hợp cần phối trộn.
- Tìm hiệu số giữa tỉ lệ Pr :
+ Của HH1 với thức ăn hỗn hợp cần phối
trộn. Kết quả ghi vào góc phải phía dưới, đối
diện qua đường chéo (42% - 17% = 25 %)
+ Của thức ăn hỗn hợp cần phối trộn với
HH2. Kết quả ghi vào góc phải phía trên, đối
diện qua đường chéo (17% - 12% = 5%)
- Cộng kết quả của 2 hiệu trên (5% + 25% =
30 %) ghi vào phía dưới bên phải hình
vuông.
- Tính lượng thức ăn HH1 = (100 x 5):30 =
16.67 (kg) HH1
Lượng thức ăn HH2 = 100 – 16.67 = 83.33
(kg).
* Kiểm tra giá trị dinh dưỡng và tính giá
thành của hỗn hợp
Tính giá trị dinh dưỡng của 100 (kg) hỗn
hợp, ghi kết quả vào bảng bên:
* Kết luận
21
- Muốn có 100 (kg) thức ăn hỗn hợp cho lợn
ngoại, giai đoạn lợn 50 kg cần có 16.67 (kg)
thức ăn hỗn hợp đậm đặc, 20.83 (kg) ngô và
62.5 (kg) cám gạo
- Trộn đều các loại nguyên liệu trên là có thể
sử dụng cho lợn ăn. Giá của 1kg thức ăn hỗn
hợp này: 295 014 đ/100 (kg) là 295.014đ.
3. Củng cố, luyện tập (4 phút)
- Gia đình em thường phối hợp khẩu phần thức ăn như thế nào cho lợn.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Tiếp tục giải bài 2,3 theo phương pháp hình vuông pearson.
- Tìm hiểu cách phối hợp khẩu phần thức ăn ở địa phương.
- Đọc bài mới trước khi đến lớp.
Nhận xét sau giờ dạy
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày / / 20
Ngày dạy: tại lớp 10C1 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C2 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C3 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C4 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C5 Tiết giảng: Sĩ số:
TIẾT 10: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Sau khi học xong bài, học sinh phải:
1. Kiến thức:
- Ôn lại kiến thức đã học từ đầu năm.
- HS biết cách trả lời một số câu hỏi vận dụng vào thực tế.
22
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích.
3. Thái độ
- Có thái độ tích cực ôn tập đề đạt kết quả cao trong giờ kiểm tra
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Bài soạn, SGV.
- Hệ thống câu hỏi
2. Chuẩn bị của học sinh:
Ôn lại phần kiến thức đã học
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Dạy nội dung bài mới (40 phút):
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài giảng
Hoạt động 1: Hệ thống câu hỏi
GV cho HS ôn lại các bài đã học từ
đầu năm .
GV: Trình bày các quy luật sinh
trưởng, phát dục của vật nuôi?
GV: Trình bày các chỉ tiêu cơ bản để
đánh giá chọn lọc vật nuôi?
I. Hệ thống câu hỏi
1. Các quy luật sinh trưởng và phát dục của
vật nuôi
- Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai
đoạn: Quá trình phát triển của vật nuôi trải qua
những giai đoạn nhất định, mỗi giai đoạn được
chia thành các thời kì nhỏ.
→
ý nghĩa: chế độ chăm sóc thích hợp
- Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng
đều: Trong quá trình phát triển của vật nuôi, sự
sinh trưởng, phát dục diễn ra đồng thời nhưng
không đồng đều. Tùy thời kì lúc sinh trưởng
nhanh lúc chậm
→
bổ sung chất dinh dưỡng theo nhu cầu thời kì
- Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì
Hoạt động sinh lí, quá trình trao đổi chất lúc
nhanh lúc chậm có tính chu kì.
→
điều khiển quá trình sinh sản.
2. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc
vật nuôi
- Ngoại hình: là hình dáng bên ngoài: màu lông,
hình dạng đặc trưng cho hướng sản xuất.
VD: Bò Thanh Hóa lông vàng, thấp bé.
Bò hướng thịt thân giống hình chữ nhật,
thân sâu, rộng, cơ phát triển.
- Thể chất: là chất lượng bên trong cơ thể vật
nuôi, có liên quan đến sức sản xuất, khả năng
thích nghi với điều kiện môi trường sống của
con vật.
- Khả năng sinh trưởng, phát dục của cơ thể
23
GV: Trình bày tổ chức các đàn giống
trong hệ thống nhân giống vật nuôi?
GV: Trình bày các chỉ số dinh dưỡng
biểu thị tiêu chuẩn ăn?
vật nuôi: được đánh giá bằng tốc độ tăng khối
lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức ăn.
- Sức sản xuất: là mức độ sản xuất ra sản phẩm
của chúng.
3. Tổ chức các đàn giống trong hệ thống nhân
giống vật nuôi
- Đàn hạt nhân: là những đàn giống có phẩm
chất cao nhất, được nuôi dưỡng trong điều kiện
tốt nhất, chọn lọc khắt khe nhất và có tiến bộ DT
lớn nhất.
- Đàn nhân giống: do dàn hạt nhân sinh ra để
nhân nhanh đàn giống tốt.
- Đàn thương phẩm: là con của đàn nhân giống
để nuôi lấy sản phẩm hoặc có thể dùng để lai tạo
(lai kinh tế hay lai gây thành)
4. Các chỉ số dinh dưỡng biểu tị tiêu chuẩn ăn
-Năng lượng: các loại thức ăn cung cấp năng
lượng được vật nuôi ăn vào, 1 phần được hấp
thu và sử dụng, 1 phần bị thải trừ và tiêu hao.
- Protein: được tính theo tỉ lệ % Protein thô
trong vật chất khô của khẩu phần ăn hay số gam
Protein tiêu hóa trên 1 kg thức ăn.
- Khoáng:
+ Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg được tính bằng
g/con/ngày.
+ Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn được tính
bằng mg/con/ngày.
- Vitamin: điều hòa quá trình trao đổi chất trong
cơ thể (không có giá trị năng lượng)
Hoạt động 2: Một số câu hỏi vận dụng
II. Câu hỏi vận dụng
1. Tại sao con lai F1 trong phép lai kinh tế
không để làm giống mà chỉ nuôi lấy sản phẩm?
2. Em đã vận dụng các quy luật sinh trưởng-
phát dục của vật nuôi vào nuôi vật nuôi trong gia
đình mình như thế nào?
3. Ở gia đình và địa phương em làm thế nào để
giảm ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi?
3. Củng cố, luyện tập (4 phút)
- Thế nào là tiêu chuẩn ăn?
- Vai trò của thức ăn hỗn hợp?
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1 phút)
- Về nhà HS ôn lại kiến thức để giờ sau kiểm tra đạt kết quả cao.
Nhận xét sau giờ dạy
24
CHUYÊN MÔN DUYỆT
Ngày / / 20
Ngày dạy: tại lớp 10C1 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C2 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C3 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C4 Tiết giảng: Sĩ số:
Ngày dạy: tại lớp 10C5 Tiết giảng: Sĩ số:
TIẾT 11: KIỂM TRA MỘT TIẾT
25