Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Giáo án Công nghệ lớp 10 chuẩn KTKN_Bộ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.55 KB, 55 trang )

Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
Chương 2: CHĂN NUÔI - THUỶ SẢN ĐẠI CƯƠNG
BÀI 22: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI
I . Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục
- Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật ST - PD
- Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến ST – PD
- Nêu được ý nghĩa thực tiễn của các quy luật sinh trưởng, phát dục
- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến ST, PD
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu SGK
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3.Thái độ
- Biết vận dụng các qui luật sinh trưởng phát dục cũng như các yếu tố ảnh hưởng để áp dụng vào
thực tiễn chăn nuôi gia đình, địa phương để thu năng suất cao.
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của vật nuôi tạo điều kiện nâng cao năng xuất.
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.
- Tranh, ảnh có liên quan bài học
2. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu SGK
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
- Thuyết trình
IV.Tiến trình dạy học


1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới

Vào bài mới: Việc phát triển nông nghiệp không chỉ dựa vào trồng trọt mà việc nuôi trồng
cũng đóng gớp một vai trò rất quan trọng. Vì thế phát triển chăn nuôi, thuỷ sản cũng đang là
hướng phát triển tích cực được nhà nước đầu tư, người dân chú ý. Làm thế nào để vật nuôi có thể
phát triển tốt, trước hết ta phải nắm được quy luật phát triển của vật nuôi, tìm hiểu những yếu tố
ảnh hưởng đến qua trình sinh trưởng, phát dục của chúng. Đó cũng chính là nội dung cần nắm
được trong bài học hôm nay
1
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 1
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
 Hoạt động 1: Khái niệm
sinh trưởng và phát dục
GV: Đưa VD về sinh trưởng:
Gà con mới nở (30g) -> gà 56
ngày tuổi (800g)
? Nhận xét gì về KL cơ thể của
gà qua các giai đoạn? Vậy thế
nào là sự ST?
GV: Đưa ví dụ: Gà sau thụ tinh
tạo hợp tử, hợp tử phân chia tạo
các mô để hình thành nên cơ
quan của vật nuôi.Đó là phát
dục? Vậy thế nào là PD?
? Vai trò sinh trưởng và phát
dục?
 Hoạt động 2: Quy luật sinh

trưởng - phát dục
? Tham khảo SGK va cho biết
có mấy quy luật sinh trưởng,
phát duc?
? Thế nào là quy luật sinh
trưởng, phát dục theo giai đoạn?
Cho VD? Ý nghĩa qui luật này ?
? Thế nào là quy luật sinh
trưởng, phát dục không đồng
đều? Cho VD?
? Để vật nuôi cho nhiều sản
phẩm cần phải làm gì?
? Vì sao cần nắm được quy luật
sinh trưởng, phát dục không
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
I. Khái niệm về sinh trưởng - phát
dục:
1. Định nghĩa
* Sinh trưởng:ST là sự tăng về khối
lượng và kích thước của vật nuôi.
- Ví dụ:
* Phát dục: PD là quá trình biến đổi
chất lượng các cơ quan bộ phận

trong cơ thể
- Ví dụ:
* Vai trò sinh trưởng và phát dục:
giúp cơ thể vật nuôi lớn lên; hoàn
chỉnh cấu tạo và chức năng sinh lí.
II. Quy luật sinh trưởng - phát
dục
1. Quy luật sinh trưởng - phát dục
theo giai đoạn
- Trong quá trình PT mỗi cá thể đều
phải trải qua những giai đoạn nhất
định, mỗi gđ có những đặc điểm
riêng đều nhằm hoàn thiện dần về
cấu tạo và chức năng
- VD: Các giai đoạn phát triển của
cá (SGK)
- Ý nghĩa: Mỗi thời kì phải có chế
độ thức ăn, chăm sóc quản lí thích
hợp để vật nuôi phát triển tốt nhất.
2. Quy luật sinh trưởng - phát dục
không đồng đều
- Sự ST - PD của vật nuôi diễn ra
không đồng đều có lúc nhanh, có lúc
chậm.
- VD: SGK
- Ý nghĩa: Mỗi gđ có các cơ quan bộ
phận PT mạnh cần cung cấp đủ và
hợp lí khẩu phần dinh dưỡng.
2
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 2

Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
đồng đều?
? Thế nào là quy luật sinh
trưởng, phát dục theo chu kì?
Cho VD? Ý nghĩa của quy luật
này?
 Hoạt động 3: Các yếu tố
ảnh hưởng đến sự sinh
trưởng, phát dục
?Vì sao cùng chế độ nuôi dưỡng
nhưng lợn LanDrat luôn có NS
cao hơn lợn ỉ?
? Theo em muốn vật nuôi ST -
PD tốt cần tác động vào các yếu
tố nào?
?Từ những kiến thức trên chúng
ta cần có ý thức bảo vệ môi
trường sống của vật nuôi như
thế nào?
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: trả lời
3. Quy luật sinh trưởng - phát dục
theo chu kì
- Trong quá trình PT của vật nuôi,
các hoạt động sinh lí, các qúa trình
trao đổi chất của cơ thể diễn ra có
chu kì
- VD: Nhịp tim, nhịp thở, chu kì

TĐC theo ngày – đêm, hoạt động
sinh dục
- Ý nghĩa: Hiểu QL này có thể điều
khiển quá trình sinh sản của VN ,
giúp ta biết cách nuôi dưỡng chăm
sóc phù hợp chu kì sống của con vật
để có hiệu suất cao
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng, phát dục
1. Các yếu tố bên trong
- Đặc tính di truyền của giống
- Tính biệt, tuổi
- Trạng thái sức khoẻ
- Đặc điểm cơ thể
2. Các yếu tố bên ngoài
- Thức ăn
- Chăm sóc, quản lí
- Môi trường sống.
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá
Trả lời câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài
- Xem trước bài 23.

Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
BÀI 23. CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc giống vật nuôi

- Biết được 1 số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi phổ biến ở nước ta
3
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 3
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3. Thái độ
- Biết vận dụng các cách chọn lọc giống vật nuôi vào thực tiễn chăn nuôi gia đình, địa phương để
thu năng xuất cao
II. Phương tiện dạy học
1. Chuẩn bị của GV
- Nghiên cứu SGK . Đọc phần thông tin bổ sung trong SGV.
- Tranh, ảnh có liên quan bài học
2. Chuẩn bị của HS
- Nghiên cứu SGK
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp – tìm tòi
- Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
- Thuyết trình
IV.Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Nêu khái niệm về sinh trưởng - phát dục, vai trò?
- Nêu nội dung và ý nghĩa các quy luật sinh trưởng - phát dục? Lấy ví dụ làm rõ?
3. Dạy bài mới

Vào bài : Trong chăn nuôi, giống là yếu tố quan trọng để tăng năng suất . Muốn có giống vật
nuôi tốt cần có phương pháp chọn lọc thích hợp → chọn lọc vật nuôi

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA
HS
NỘI DUNG
 Hoạt động 1: Tìm hiểu các
chỉ tiêu cơ bản để đánh giá
chọn lọc giống vật nuôi
? Khi chọn giống người ta căn
cứ vào chỉ tiêu nào?
? Ngoại hình là gì? Lấy 1 vài
VD về ngoại hình các giống
vật nuôi em biết?
CH: Em hãy quan sát hình 23
và cho biết ngoại hình của bò
hướng thịt và hướng sữa có
những đặc điểm gì liên quan
đến hướng sản xuất của chúng?
? Thể chất là gì ?

HS: trả lời
HS: Lợn landrrat: lông
trắng, tai to cụp xuống,
mình dài, chân cao.
HS thảo luận nhóm nhỏ
đứng tại chỗ trả lời
I. Các chỉ tiêu cơ bản để đánh
giá chọn lọc giống vật nuôi
1. Ngoại hình, thể chất
a. Ngoại hình
Là hình dáng bên ngoài của
con vật, mang đặc điểm đặc

trưng của giống.
b.Thể chất: là chất lượng bên
trong của vật nuôi, hình thành
4
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 4
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
?Em hãy nêu phương pháp để
kiểm tra khả năng sinh trưởng
phát dục của vật nuôi ?
? Cho ví dụ khả năng sinh
trưởng phát dục của vật nuôi ?
? Sức sản xuất là gì? Cho VD?
Em hãy nêu các chỉ tiêu đánh
giá sức sản xuất trứng?
 Hoạt động 2: Tìm hiểu
một số phương pháp chọn lọc
giống vật nuôi
GV chia lớp thành 4 nhóm, các
nhóm thảo luận hoàn thành
phiếu học tập.
GV nhận xét, bổ sung.
HS: Ktra định kì bằng
PP cân, đo các chiều,
từ đó thống kê đánh giá
HS: trả lời
HS: trả lời
HS: Số lượng trứng,
trọng lượng trứng / 1
chu kì…
HS thảo luận hoàn

thành phiếu học tập
do sự kết hợp của 2 yếu tố DT
và ngoại cảnh.
2. Khả năng sinh trưởng, phát
dục
Đánh gía bằng tốc độ tăng khối
lượng cơ thể, mức tiêu tốn thức
ăn.
3. Sức sản xuất: là mức độ sản
xuất ra sản phẩm của chúng
như: khả năng làm việc, khả
năng sinh sản, cho thịt, trứng,
sữa
II. Một số phương pháp chọn
lọc giống vật nuôi
1. Chọn lọc hàng loạt
( phiếu học tập)
2. Chọn lọc cá thể
( phiếu học tập)
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá
Trả lời câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Về nhà học bài
- Xem trước bài 24.
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung so sánh Chọn lọc hàng loạt Chọn lọc cá thể
Khái niệm Là chọn lọc số lượng nhiều vật nuôi
cùng 1 lúc hay trong thời gian ngắn.
Là chọn lọc căn cứ vào đặc
điểm từng cá thể vật nuôi

Đối tượng áp dụng Vật nuôi cái sinh sản Đực giống
Cách tiến hành - Các bước:
+ Đặt ra tiêu chuẩn về chỉ tiêu chọn
lọc
+ Chọn các cá thể đạt tiêu chuẩn
+ Nuôi dưỡng để làm giống
- Các bước:
+ Chọn lọc tổ tiên
+ Chọn lọc bản thân
+ Kiểm tra qua đời sau
Điều kiện chọn lọc Ngay trong đk sản xuất Trong đk tiêu chuẩn
Ưu điểm Đơn giản, nhanh, không tốn kém, dễ
thực hiện.
Đánh giá chính xác, chất
lượng kĩ thuật cao, đáng tin
cậy.
Nhược điểm Hiệu quả chọn lọc không cao. Cần nhiều thời gian, điều kiện
cơ sở vật chất tốt và có trình
độ khoa học kĩ thuật cao
5
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 5
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
Ngày soạn: …/…/….
Tuần: … Tiết….
BÀI 24. THỰC HÀNH
QUAN SÁT NHẬN DẠNG NGOẠI HÌNH GIỐNG VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Khắc sâu cac kiến thức đã học ở bài trước
- Nhận dạng được ngoài hình một số giống vật nuôi phổ biến và hướng sản xuất của chúng

- Phân biệt và nhớ tên một số giống vật nuôi phổ biến ở địa phương
2. Kỹ năng
- Phân tích, so sánh, tổng hợp
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3. Thái độ
- Thấy được tầm quan trọng của công tác giống trong chăn nuôi
II. Phương tiện dạy học
1. Học sinh
- Đọc trước bài ở nhà, hoàn thành phiếu học tập
2. Giáo viên
- Hình ảnh một số giống vật nuôi phổ biến
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp + thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bày giảng
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi làm giống?
- Trình bày phương pháp chọn lọc hàng loạt và nêu ưu nhược điểm của phương pháp này?
- Trình bày phương pháp chọn lọc cá thể và nêu ưu nhược điểm của phương pháp này?
3.Dạy bài mới
* Mở bài: Ngoại hình vật nuôi mang tính chất đặc trưng cho giống, vậ ngoài hình vật nuôi giữa
giống này và giống khác có gì khác và có thể dựa vào ngoại hình biết được hướng sản xuất của
vật nuôi hay không?
* Hoạt động 1: Nhận dạng các giống bò qua hình dạng
- Mục tiêu: mô tả đặc điểm ngoại hình của từng giống, cho biết hướng sản xuất
6
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 6
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
Giống vật nuôi Nguồn gốc Đặc điểm ngoại hình Hướng

sản xuất
-Bò vàng Thanh
Hoá
- Bò Lai Sin
- Bò Hà lan
- Giống nội
- Giống nội
(VN + ÂĐ)
- Giống
nhập nội
-Hình chử nhật, đầu đực thô, sừng ngắn, trán
phẳng, hơi lõm, mõm ngắn, yếm dài, bò cái
không u…
- Lông vàng hoặc đỏ sẫm, trán gồ, tai to cụp,
yếm phát triển mạnh, u vai nổi rõ, lưng ngắn,
mông dốc đuôi dài….
- Lông lưng trắng đen, loang trắng đỏ hoặc đen,
tai nhỏ, sừng thanh, cong vế trước, cổ dài, không
yếm bầu vú phát triển, da mỏng….
- Lấy thịt
- Lấy thịt,
sức kéo
- Lấy sữa
* Hoạt động 2: Nhận biết các giống lợn
- Mục tiêu: phân biệt được ngoại hình cá giống lợn và hướng sản xuất của chúng
Giống Nguồn gốc Ngoại hình Hướng
sản xuất
- Lợn
Móng Cái
- Lợn Ba

Xuyên
- Lơn
Landrat
- Giống nội
(Quãng Ninh)
- Giống nội
( Sóc Trăng)
- Giống ngoại
( Đan Mạch)
- Đầu đen, mõm trắng, chân ngắn, lưng cong, bụng
xệ
- Đen đóm trắng, tai to hướng về trước, mõm ngắn
- Lông trắng tuyền, mình dài, tai to úp, bụng gọn,
nhực không sâu, chân mãnh dẽ, đẹp
- Mỡ nạc
- Mỡ nạc
- Nạc mỡ
* Hoạt động 3: nhận biết các giống gà
- Mục tiêu phân biệt được ngoại hình của các giống gà, hướng sản xuất của chúng
Giống vật nuôi Nguồn gốc Ngoại hình Hướng
sản xuất
- Gà Ác Việt nam
- Gà lương
phượng
- Gà lơgo
- Gà Tam Hoàng
- Giống nội
- Giống nhập( TQ)
- Giống nhập(Itali)
- Giống ngoại ( TQ)

- Đầu nhỏ, chân thấp, ngực sâu, lông
trắng , thit đen, trứng nhỏ 80/năm
- Lông nhiều màu, đầu to, chân ngắn,
tăng trong nhanh 150-175tr/năm
- Lông trắng. đầu nhỏ, mình dài chân
khoẻ 250-270tr/năm
- Nhiều màu lông khác 10 tuần nặng
1.4-1.5 kg, 148-155tr/năm
- Lấy thịt
bồi bổ
- Lấy thịt
- Lấy
trứng thịt
- Lấy thịt
trứng
* Hoạt động 4: nhận biết các giống vịt
- Mục tiêu nhận dạng được ngoại hình các giống vịt hướng sản xuất của chúng
7
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 7
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
Giống vật nuôi Nguồn gốc Ngoại hình Hướng
sản xuất
- Vịt bầu
- Vịt Bắc Kinh
- Vịt CV Supe
M
- Giống nội ( Hoà
Bình)
- Giống ngoại
( TQ)

- Giống ngoại
(Anh)
- Đầu to, mỏ vàng, đực mỏ xanh lá cây cổ
dài, chân vàng, 3-3.5kg ,90-100 tr/năm
- Đầu to, mỏ vàng cam, hơi cong xuống,
mắt to, mình dài, ngực sâu lông trắng tuyền
chân ngắn vàng cam, 3-4 kg, 120-130tr/năm
- Lông trắng, chân ngắn, ngực sâu, 180-
220tr/năm
- Thịt
trứng
- Lấy thịt
trứng
- Lấy thịt
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá
- Học sinh mô tả lại ngoại hình một số giống vật nuôi phố biến
5. Hướng dẫn học ở nhà
-Chuẩn bị bài các phương pháp nhân giống vật nuôi và thuỷ sản
- Chuẩn bị các câu hỏi cuối bài

Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
BÀI 25. CÁC PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được một số phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- Trình bày được hệ thống sản xuất, quy trình sản xuất giống vật nuôi và thủy sản
2. Kỹ năng
- Phân tích, hoạt động nhóm, vận dụng
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.

- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng
3. Thái độ
- Vận dụng các phương pháp lai giống để tạo ra các giống vật nuôi có năng suất cao, phẩm chất
tốt cho gia đình và địa phương
II. Phương tiện dạy học
1. Học sinh
- Đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị nội dung các câu hỏi cuối bài
2. Giáo viên
- Chuẩn bị nội dung bài, chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi cuối bài
III. Phương pháp dạy học
- Vấn đáp + thảo luận nhóm
IV. Tiến trình bày giảng
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Không có do tiết trước thực hành)
3.Dạy bài mới
- Mở bài: Khi có một giống tốt muốn duy trì đặc điểm tốt đó cho các cá thể trong dòng thì phải
8
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 8
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
làm như thế nào
* Hoạt động 1: tìm hiểu phương pháp nhân giống thuần chủng
- Mục tiêu: nêu được khái niệm, mục đích, và phương pháp nhân giống thuần chủng
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Hoạt động nhóm và trả
lời các câu hỏi sau:
? Cho biết nhân giống
thuần chủng là gì ?
? Mục đích của phương
pháp này là gì ?
?Phương pháp này được

tiến hành như thế nào?
? Tại sao lại lựa con đực
là con đầu dòng ?
- Học sinh hoạt động nhóm
+ nội dung sách giáo khoa
thảo luậntrả lời:
+ Nhân giống thuần chủng
là phương pháp ghép đôi
giao phối giữa đực và các
của cùng một giống
+ Duy trì, cũng cố nâng
cao chất lượng của giống,
phát triển nhanh về số
lượng
+ Số lượng cá thể dùng để
nhân giống phải lớn,chọn
đực giống tốt làm đực đầu
dòng, chọn đôi giao phối
đồng chất, chăm sóc, nuôi
dưỡng, chọn lọc con lai
+ Một con đực có thể giao
phối với nhiều con cái
I. Nhân giống thuần chủng
1. Khái niệm
- Nhân giống thuần chủng là phương pháp
ghép đôi giao phối giữa đực và các của cùng
một giống, đời con mang hoàn toàn đặc điển
di truyền của giống đó
- Vd: Lợn ỉ đực và lợn ỉ cái
2.Mục đích

- Duy trì, cũng cố nâng cao chất lượng của
giống
- Phát triển nhanh về số lượng
3. Phương pháp
- Số lượng cá thể dùng để nhân giống phải lớn
- Chọn đực giống tốt làm đực đầu dòng
- Chọn đôi giao phối đồng chất
- Chăm sóc, nuôi dưỡng, chọn lọc con lai
4. Kết quả
- Tăng số lượng cá thể
- Cũng cố tính trạng của giống
* Hoạt động 2:tìm hiểu các phương pháp lai giống vật nuôi
- Mục tiêu: học sinh trình bày được các phương pháp lai giống vật nuôi
? Khái niệm lai giống
vật nuôi ?
? Mục đích của lai
giống vật nuôi?
?Các phương pháp lai
giống vật nuôi ?
? Tại sao con lai
trong lai kinh tế dùng
làm sản phẩm không
- Học sinh thảo luận + sgk
trả lời:
+Ghép đôi giao phối giữa cá
thể đực và cái khác giống
tạo con lai mang nhiều đặc
điểm tốt
+ Tạo ưu thế lai, làm thay
đổi đặc điểm di truyền của

giống hoặc tạo ra giống mới
+ Lai kinh tế, lai gây thành
- Học sinh hoạt động nhóm
II/ Lai giống
1/ Khái niệm
- Ghép đôi giao phối giữa cá thể đực và cái
khác giống tạo con lai mang nhiều đặc điểm
tốt
- Vd: lợn Landrat với duroc
2/ Mục đích
- Tạo ưu thế lai
- Làm thay đổi đặc điểm di truyền của giống
hoặc tạo ra giống mới
3/ Phương pháp
a/ Lai kinh tế
- Lai giữa những cá thể khác giống mục đích
tạo con lai dùng làm sản phẩm không dùng
9
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 9
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
dùng làm giống ?
- Trả lời lệnh sách
giáo khoa
? Ưu điểm của
phương pháp lai gây
thành ?
trả lời hai câu hỏi này: làm giống
- Vd: lai hai giống, ba giống hay nhiều giống
b/ Lai gây thành
- Là phương pháp lai hai hay nhiều giống sau

đó chọn lọc đời lai tốt nhất để nhân lên tạo
giống mới
- Vd: công thức lai giống cá V1 ở nước ta
4.Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để cũng cố
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị bài mới “ Sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản ” và các câu hỏi cuối bài

Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
Bài 26. SẢN XUẤT GIỐNG TRONG CHĂN NUÔI VÀ THỦY SẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Hiểu và trình bày được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống vật nuôi
- Hiểu và trình bày được quy trình sản xuất giống trong chăn nuôi và thuỷ sản
2. Kỹ năng
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
3. Thái độ
- Có thể vận dụng các quy trình sản xuất giống vào thực tiễn chăn nuôi tại gia đình, địa phương
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nội dung bài, hình 26.1, 26.2, 26.3 sách giáo khoa
2. Phương pháp
- Phối hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại giải quyết vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, vấn
đáp tìm tòi.
III. Tiến trình dạy
1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ
Trình bày khái niệm và mục đích của việc nhân giống thuần chủng ?
3. Giảng bài mới
 Vào bài: Để SX trong các con giống tốt phục vụ trong chăn nuôi và thủy sản thì chúng ta cần
phải biết về cách tổ chức và qui trình SX con giống như thế nào → Bài học
10
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 10
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
* Hoạt động 1: Tìm hiểu hệ thống nhân giống vật nuôi
- Mục tiêu: Trình bày được cách tổ chức và đặc điểm của hệ thống nhân giống hình tháp
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
? Thế nào là một đàn gia
súc, gia cầm ?
? Theo mô hình nhân
giống hình tháp thứ tự
đàn giống được sắp xếp
như thế nào?
? Đặc điểm của từng đàn
nhân giống?
? Hệ thống nhân giống
hình tháp chỉ đúng khi
nào? Vì sao.
? Vì sao hệ thống nhân
giống chỉ được thực hiện
từ trên xuống?
? Theo mô hình nhân
giống nhình tháp có thể
đảo vị trí các đàn nhân
giống được hay không?
Vì sao ?

- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Đàn là một tập hợp các vật
nuôi cùng loại hay khác loại
+ Đàn hạt nhân,đàn nhân
giống, đàn thương phẩm
- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Phẩm chất cao nhất, điều
kiện nuôi tốt nhất
+ Phẩm chất điều kiện nuôi,
chọn lọc kém hơn đàn hạt
nhân
+ Do đàn nhân giống sinh ra
dùng làm sản phẩm số lượng
nhiều nhất
- Học sinh hoạt động nhóm
trả lời:
+ Cả 3 đàn giống đều thuần
chủng
Do chất lượng phẩm giống
của đàn hạt nhân > đàn nhân
giống > đàn thương phẩm
+ Không vì giống không
thuần chủng
I. Hệ thống nhân giống vật nuôi
1. Tổ chức các đàn giống
- Đàn là tập hợp các vật nuôi cùng loại
hay khác loại nuôi tại một nơi nào đó
- Thứ tự các đàn giống theo mô hình hệ
thống nhân giống hình tháp
+ Đàn hạt nhân:phẩm chất cao nhất, điều

kiện nuôi tốt nhất chọn lọc nghiêm ngặc
nhất, số lượng ít nhất
+ Đàn nhân giống: do đàn hạt nhân sinh
ra, phẩm chất điều kiện nuôi, chọn lọc
kém hơn đàn hạt nhân nhưng số lượng
nhiều hơn
+ Đàn thương phẩm: do đàn nhân giống
sinh ra dùng làm sản phẩm số lượng
nhiều nhất
2. Đặc điểm của hệ thống nhân giống
hình tháp
- Trường hợp cả 3 đàn giống đều thuần
chủng thì năng suất của chúng mới xếp
theo thứ tự trên
- Chỉ được phép đưa con giống từ đàn hạt
nhân xuống đàn nhân giống hoặc từ đàn
nhân giống xuống đàn thương phẩm,
không được làm ngược lại .
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình sản xuất con giống
- Mục tiêu: Trình bày được quy trình sản xuất giống gia súc
? Quy trình sản xuất
gia súc giống được
thực hiện như thế nào?
- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Chọn lọc giống bố mẹ, phối
giống, nuôi dưỡng gia súc mang
thai, gia súc đẻ con, nuôi con gia
súc, cai sữa chuyển sang giai
đoạn sau tuỳ mục đích
II. Quy trình sản xuất con giống

1. Quy trình sản xuất gia súc giống
- Chọn lọc giống bố mẹ
- Phối giống, nuôi dưỡng gia súc mang
thai
- Gia súc đẻ con, nuôi con gia súc
- Cai sữa chuyển sang giai đoạn sau tuỳ
11
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 11
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
? Quy trình sản xuất cá
giống được thực hiện
như thế nào?
? Quy trình sản xuất cá
giống có gì giống và
khác với qui trình sản
xuất gia súc giống ?
+ Chọn lọc cá bố mẹ, cho cá đẻ tự
nhiên hay nhân tạo, ấp trứng nuôi
cá hương, cá bột, cá giống, chọn
lọc chuyển sang giai đoạn sau tuỳ
mục đích
- Học sinh hoạt động nhóm trả
lời:
+ Gồm bốn bước
+ Khác bước hai và ba
mục đích
2. Quy trình sản xuất cá giống
- Chọn lọc cá bố mẹ
- Cho cá đẻ tự nhiên hay nhân tạo
- Ấp trứng nuôi cá hương, cá bột, cá

giống
- Chọn lọc chuyển sang giai đoạn sau tuỳ
mục đích
4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- So sánh các công đoạn sản xuất cá giống và gia súc giống?
5. Hướng dẫn HS về nhà
Trả lời các câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới.

Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
Bài 27. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO TRONG CÔNG TÁC GIỐNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm và cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò
- Nêu được trình tự các công đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, kỹ năng hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
3. Thái độ
- Say mê với các ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp để có ý thức hướng tới
nghề nghiệp tương lai
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nội dung bài, hình sách giáo khoa
2. Phương pháp
- Phối hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại giải quyết vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, vấn
đáp tìm tòi.
III. Tiến trình dạy
1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày các công đoạn của quy trình sản xuất gia súc giống
3. Giảng bài mới
12
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 12
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
* Mở bài :
- Hiện nay khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh và có nhiều ứng dụng trong chăn nuôi trồng
trọt. Một quy trình kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong chăn nuôi giúp tăng nhanh số lương con
giống đó chính là quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò. Vậy cấy truyền phôi là gì? được tiến
hành như thế nào ?
* Phát triển bài:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm công nghệ cấy truyền phôi bò
- Mục tiêu: trình bày được khái niệm công nghệ cấy truyền phôi bò
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung
- Thế nào là công nghệ
cấy truyền phôi bò ?
- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Công nghệ cấy truyền phôi
bò là quá trình đưa phôi được
tạo ra từ cơ thể bò mẹ này
sang cơ thể bò mẹ khác, phôi
vẫn sống và phát triển tốt, tạo
thành cá thể mới và được
sinh ra bình thường
I. Khái niệm
- Công nghệ cấy truyền phôi bò là quá trình
đưa phôi được tạo ra từ cơ thể bò mẹ này
sang cơ thể bò mẹ khác, phôi vẫn sống và
phát triển tốt, tạo thành cá thể mới và được

sinh ra bình thường
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò
- Mục tiêu: nắm được cơ sở khoa học của công nghệ cấy truyền phôi bò
- Cho biết cơ sở
khoa học của công
nghệ cấy truyền
phôi bò ?
- Làm thế nào để
điều khiển vật nuôi
động dục theo ý
muốn ?
- Học sinh thảo luận trả
lời
- Sử dung hoocmon sinh
dục gây rụng trứng hàng
loạt
II. Cơ sở khoa học
- Phôi là một cơ thể độc lập ở giai đoạn đầu của sự
phát triển, nếu được chuyển sang một cơ thể khác
có trạng thái sinh lí phù hợp thì nó vẫn sống và
phát triển bình thường. Sự phù hợp này gọi là sự
đồng pha
- Hoạt động sinh dục của vật nuôi là do hoocmon
điều tiết, vì vậy có thể sử dụng các chế phẩm sinh
học để điều khiển quá trình này
* Hoạt động 3: Tìm hiểu quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò
- Mục tiêu: nắm được các giai đoạn của công nghệ cấy truyền phôi bò
- Hãy cho biết các
giai đoạn của quy
trình công nghệ cấy

truyền phôi bò?
- Học sinh thảo luận trả lời:
+Chọn bò cho phôi, chọn bò
nhận phôi, gây động dục
hàng loạt, gây rụng nhiều
trứng ở bò cho phôi, bò nhận
phôi động dục, phối giống
III. Quy trình công nghệ cấy truyền phôi

- Chọn bò cho phôi, chọn bò nhận phôi
- Gây động dục hàng loạt
- Gây rụng nhiều trứng ở bò cho phôi, bò
nhận phôi động dục
- Phối giống bò cho phôi với bò đực giống
13
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 13
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
- Mục đích của gây
động dục đồng pha
- Sử dụng quy trình
công nghệ cấy truyền
phôi bò nhằm mục
đích gì?
bò cho phôi với bò đực
giống, thu hoạch phôi, cấy
phôi cho bò nhận….
- Học sinh hoạt động nhóm
trả lời:
+ Tạo ra số lượng giống lớn
đồng loạt về mặt di truyền

- Thu hoạch phôi
- Cấy phôi cho bò nhận
- Bò cho phôi trở lại bình thường chờ chu kì
sinh sản tiếp theo
- Bò nhận phôi có chữa
- Đàn con mang tiềm năng tốt cùa bò cho
phôi
4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- Trình bày cơ sở khoa học, quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò?
5. Hướng dẫn HS về nhà
Trả lời các câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới.

Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
Bài 28. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được các loại nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Biết và phân biệt được tiêu chuẩn ăn và khẩu phần ăn
- Biết được nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn
2. Kỹ năng
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
3. Thái độ
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nội dung bài, hình sách giáo khoa
- Đọc phần chuẩn bị nội dung sách giáo án mẫu, hình 28.1, 28.2, 28.3 SGK
2. Phương pháp

- Phối hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại giải quyết vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, vấn
đáp tìm tòi.
III. Tiến trình dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Khái niệm công nghệ cấy truyền phôi bò ? Cơ sở khoa học công nghệ cấy truyền phôi bò?
14
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 14
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
- Quy trình công nghệ cấy truyền phôi bò?
3. Giảng bài mới
* Mở bài:Tronh chăn nuôi để đạt được năng suất cao thì thức ăn là yếu tố quyết định vậy thức
ăn nào vật nuôi cần, và cần nhiều ở giai đọan nào ?
* Phát triển bài
* Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Mục tiêu: phân biệt được nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất
Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học
sinh
Nôi dung
? Nhu cầu dinh dưỡng
của vật nuôi là gì ?
? Phân biệt nhu cầu duy
trì và nhu cầu sản xuất ?
? Nhu cầu dinh dưỡng
có giống nhau ở những
loài khác nhau không ?
cho ví dụ ?
?Trong cùng một loài

thì nhu cầu dinh dưỡng
như thế nào?
- Học sinh thảo luận trả
lời
- Học sinh thảo luận trả
lời
- Học sinh hoạt động
nhóm trả lời:
+ Không
+ Cũng khác nhau tuỳ
lứa tuổi, tính biệt
I. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- Nhu cầu dinh dưỡng là lượng thức ăn cần
cung cấp cho vật nuôi để vật nuôi có thể
sống bình thường và tạo ra sản phẩm chăn
nuôi
- Nhu cầu dinh dưỡng = nhu cầu duy trì +
nhu cầu sản xuất
+ Nhu cầu duy trì: lượng chất dinh dưỡng
tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân
nhiệt, các hoạt động sinh lí trong trạng thái
không tăng hoặc giảm khối luợng cơ thể
+ Nhu cầu sản xuất: lượng chất dinh
dưỡng để tăng khối lưọng cơ thể và tạo ra
sản phẩm như: sản xuất tinh dịch, nuôi
thai, sản xuất trứng tạo sữa….
- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào loài,
giống lứa tuổi, tính biệt…
* Hoạt động 2: tìm hiểu tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
- Mục tiêu: trình bày được khái niệm tiêu chuẩn ăn, nắm được các chỉ số dinh dưỡng của tiêu

chuẩn ăn
? Tiêu chuẩn ăn là gì?
? Tiêu chuẩn ăn dựa trên
những chỉ số dd nào?
? Năng lượng được tính
- HS trả lời
- Tiêu chuẩn ăn
dựa trên 4 chỉ số
dd
II. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi
1. Khái niệm
- Là lượng thức ăn cần thiết cho vật
nuôi trong một ngày đêm để vật nuôi
duy trì hoạt động sống và sản xuất ra
sản phẩm
2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu
chuẩn ăn
15
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 15
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
bằng đơn vị nào?
? Lấy ví dụ về một số loại
thức ăn cung cấp năng
lượng?
? Những loại thức ăn nào
cung cấp nhiều năng lượng
nhất? Loại thức ăn nào
thường được dùng để cung
cấp năng lượng?
? Nêu vai trò của Protein đối

với vật nuôi?
? Lấy ví dụ một số loại thức
ăn cung cấp Protein
?Có những đơn vị khoáng
nào?
? Thế nào là khoáng đa
lượng? Khoáng vi lượng?
? Vai trò của yếu tố khoáng?
? Vai trò của Vitamin? Đơn
vị tính?
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
- Học sinh trả lời
a. Năng lượng
- Là đại lượng vật lí đặc trưng cho khả
năng sinh công chúng có nhiều trong
gluxit, lipit, prôtêin. Tinh bột là nguồn
cung cấp năng lượng chủ yếu và
thường xuyên nhất.
- Tính bằng kalo hoặc jun

b. Prôtêin
- Nhu cầu P được tính theo tỉ lệ phần
trăm P thô hay số gam P tiêu hoá/1kg
thức ăn

c. Khoáng
- Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg, Na,
Cl…
Tính bằng g/con/ngày
- Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Co,
Mn,Zn… Tính bằng mg/con/ngày
d. Vitamin
- Vitamin tan trong nước: vitamin
nhóm B và C
- Vitamin tan trong dầu: A, D, E, K
Tính bằng UI, mg, hoặc µg
* Hoạt động 3: tìm hiểu khẩu phần ăn của vật nuôi
- Mục tiêu:+ Trình bày được khái niệm khẩu phần ăn của vật nuôi.
+ Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn cúa vật nuôi
Dựa trên tiêu chuẩn của vật
nuôi, quá trình hình thành
khẩu phẩn ăn được tiến
hành như thế nào?
? Khẩu phần ăn là gì?Cho
vd?
?Vậy để hình thành khẩu
phần ăn cho vật nuôi cần
- Đọc SGK
- HS trả lời
- Ví dụ:
Hình thành khẩu phần ăn
cho lợn (20 – 50kg):
Ngô : 0.3kg, gạo: 1.7kg, rau
xanh: 2,8kg, bột cá 30g.
- Cần thực hiện theo 2

nguyên tắc
- Học sinh thảo luận trả lời
III. KHẦU PHẦN ĂN
CỦA VẬT NUÔI
1. Khái niệm
Khẩu phần ăn của vật nuôi
là tiêu chuẩn ăn đã được cụ
thể hoá bằng các loại thức
ăn xác định với khối lượng
nhất định.
2. Nguyên tắc phối hợp
16
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 16
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
thực hiện theo nguyên tắc
nào
khẩu phần ăn
+ Tính khoa học: Đảm bảo
tiêu chuẩn, phù hợp khẩu vị,
phù hợp đặc điểm sinh lý
+ Tính kinh tế: tận dụng
nguồn thức ăn có sẵn ở địa
phương để giảm chi phí, hạ
giá thành.
4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- Muốn vật nuôi tạo ra được nhiều sản phẩm cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng cho
chúng? Cho ví dụ?
- Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là gì? Tiêu chuẩn ăn thường được xác định bằng những chỉ tiêu nào?
5. Hướng dẫn HS về nhà
Trả lời các câu hỏi SGK và chuẩn bị bài mới.


Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
Bài 29. SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm của các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi
- Biết được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi, vai trò của thức ăn hỗn hợp
2. Kỹ năng
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
3. Thái độ
- Vận dụng được kiến thức vào trong cuộc sống
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nội dung bài, hình sách giáo khoa
- Đọc phần chuẩn bị nội dung sách giáo án mẫu
2. Phương pháp
- Phối hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại giải quyết vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, vấn
đáp tìm tòi.
III. Tiến trình dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Khái niệm nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi ?
- Chứng minh nhu cầu dinh dưỡng tuỳ thuộc vào loài?
17
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 17
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
- Khái niệm khẩu phần ăn của vật nuôi? Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn?

3. Giảng bài mới
* Mở bài: Để đạt được hiệu quả cao trong chăn nuôi thì thức ăn là điều không thể thiếu. Vậy có
những loại thức ăn nào? Đặc điểm của chúng ra sao ?
* Phát triển bài
* Hoạt động 1:Tìm hiểu một số loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi
- Mục tiêu: học sinh phân loại được thức ăn và nêu được đặc điểm của từng loại thức ăn thường
dùng trong chăn nuôi
Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học sinh Nội dung
- Trong chăn nuôi
người dân ta đã từng
sử dụng những loại
thức ăn nào ?
- Giáo viên tổng hợp
các ý và phân loại
- Cho biết đặc điểm
của từng loại thức ăn
thường dùng trong
chăn nuôi ? cho ví
dụ ?
- Tại sao thức ăn tinh
lại khó bảo quản ?
- Tại sao thức ăn
xanh phụ thuộc vào
thời điểm thu hoạch
- Học sinh thảo luận trả
lời:
+ Rau, cỏ, gao, cám, khô,
cá….

- Học sinh thảo luận trả
lời:
+ Thức ăn tinh hàm lượng
dinh dưỡng cao, khó bảo
quản…
+ Thức ăn xanh: chứa
nhiều nước, phụ thuộc
giống cây…
+ Thức ăn thô:chứa nhiều
xơ, dễ bảo quản, dùng dự
trữ
+ Thức ăn hỗn hợp: chứa
nhiều nguyên liệu khác
nhau….
+ Chứa nhiều dinh dưỡng,
nhiều sinh vật…
+ Thời điểm thu hoạch sẽ
quyết định lượng chất có
trong thức ăn xanh
I. Một số loại thức ăn chăn nuôi
1. Một số loại thức ăn thường dùng
trong chăn nuôi
- Thức ăn tinh: giàu năng luợng, giàu
prôtêin
- Thức ăn xanh: cỏ, rau xanh, thức ăn ủ
xanh
- Thức ăn thô: cỏ khô, rơm rạ bả mía
- Thức ăn hỗn hợp: hoàn chỉnh và đậm
đặc
2. Đặc điểm một số loại thức ăn

a. Thức ăn tinh
- Hàm lượng dinh dưỡng cao, sử dụng
nhiều trong chăn nuôi nhưng khó bảo
quản
b. Thức ăn xanh
- Chứa nhiều vitamin và khoáng, chất
lượng thức ăn phụ thuộc giống cây, thời
tiết, đất đai, thời điểm thu hoạch
c. Thức ăn thô
- Chứa nhiều xơ, nghèo dinh dưỡng,
nhưng dễ bảo quản dùng làm nguồn thức
ăn dự trữ
d. Thức ăn hỗn hợp
- Chứa nhiều nguyên liệu khác nhau với
một tỉ lệ nhất định đáp ứng được nhu
cầu dinh dưỡng của vật nuôi
* Hoạt động 2: tìm hiểu qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp
- Mục tiêu: hiểu được nai trò của thức ăn hỗn hợp và qui trình chế biến thức ăn hỗn hợp
- Cho biết thức ăn hỗn - Học sinh trao đổi trả lời: II. Sản xuất thức ăn hỗn hợp
18
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 18
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
hợp có vai trò như thế
nào trong chăn nuôi
+ Tại sao sử dụng thức
ăn hỗn hợp lại đạt hiệu
quả cao trong chăn
nuôi
+ Tại sao sử dung thức
ăn hỗn hợp lại hạn chế

bệnh
- Thế nào là thức ăn
hỗn hợp đậm đặc ? lưu
ý gì khi sử dụng thức
ăn này ?
- Đặc điểm của thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh ?
- Cho biết qui trình sản
xuất thức ăn hỗn hợp ?
+ Giảm chi phí thức ăn đạt
hiệu quả cao, tiết kiệm nhân
công chi phí, hạn chế dịch
bệnh, thúc đẩy chăn nuôi phát
triển theo hướng công nghệp
- Học sinh thảo luận trả lời:
+ Chứa đầy đủ chất, vì nguồn
thức ăn sạch….
- Học sinh trao đổi trả lời:
+ Là loại thức ăn giàu đạm,
vitamin, khoáng khi sử dụng
phối hợp thức ăn giàu năng
lương
+ Thành phần có chứa đầy đủ
chất. Khi sử dụng không cần
phối hợp thức ăn khác
- Học sinh thảo luận trả lời:
+Lựa chọn nguyên liệu
- Làm sạch, xấy khô nghiền
nhỏ, cân và phối trộn theo tỉ lệ
đã xác định trước, đóng gói,

gắn nhãn hiệu
cho vật nuôi
1. Vai trò của thức ăn hỗn hợp
- Giảm chi phí thức ăn đạt hiệu
quả cao
- Tiết kiệm nhân công chi phí,
hạn chế dịch bệnh, thúc đẩy chăn
nuôi phát triển theo hướng công
nghệp
2. Các loại thức ăn hỗn hợp
- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: là
loại thức ăn giàu đạm, vitamin,
khoáng khi sử dụng phối hợp
thức ăn giàu năng lương
- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh:
thành phần có chứa đầy đủ chất.
Khi sử dụng không cần phối hợp
thức ăn khác
3. Qui trình sản xuất thức ăn
hỗn hợp
- Lựa chọn nguyên liệu
- Làm sạch, xấy khô nghiền nhỏ
- Cân và phối trộn theo tỉ lệ đã
xác định trước
- Đóng gói, gắn nhãn hiệu
4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để cũng cố
5. Hướng dẫn HS về nhà
- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, chuẩn bị nội dung bài thực hành


Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
Bài 30. THỰC HÀNH: PHỐI HỢP KHẦU PHẦN ĂN CHO VẬT NUÔI
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được các nguyên liệu cần thiết khi phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- Biết được hai cách phối trộn thức ăn theo phương pháp đại số và hình vuông Pearson
2. Kỹ năng
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
19
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 19
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
3. Thái độ
- Áp dụng được kiến thức và kỹ năng vào phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi trong gia đình
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nội dung bài, hình sách giáo khoa
- Đọc phần chuẩn bị nội dung sách giáo án mẫu
2. Phương pháp
- Phối hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại giải quyết vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, vấn
đáp tìm tòi.
III. Tiến trình dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Trình bày đặc điểm một số loại thức ăn trong chăn nuôi?
- Trình bày vai trò, quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp?
3. Giảng bài mới
* Mở bài:Ở những bài trước chúng ta đã tìm hiểu qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp, thế nào là

khẩu phần ăn, vậy để phối trộn như thế nào là tốt nhất bài hôm nay sẽ giải quyết vấn đề này
* Phát triển bài
* Hoạt động 1: Nghiên cứu cách phối trộn khẩu phần ăn
- Chuẩn bị bảng tiêu chuẩn ăn cho từng nhóm đối tượng vật nuôi
- Bảng giá trị dinh dưỡng của từng loại thức ăn
- Tính toán để đảm bảo nguyên tắc phối trộn khẩu phần ăn
* Hoạt động 2: Giao bài tập cho học sinh
- Hãy phối trộn khẩu phần ăn cho gà nuôi giai đoạn 1-4 tuần tuổi với các loại thức ăn là bột ngô
và cám gạo loại 1 tỉ lệ P là 21% tỉ lệ ngô. cám là ½
Số thứ tự Thức ăn Prôtêin(%) Giá
1 Bột ngô 9 3000
2 Cám gạo loại 1 13 2300
3 Hỗn hợp đậm đặc 40 6500
* Giải
- Theo phương pháp đại số
+ Tỉ lệ P của hỗn hợp bột ngô và cám gạo là:
((9*1)+ (13*2)).3 = 11.67%
+ Gọi x là tỉ lệ thức ăn hỗn hợp, y là tỉ lệ thức ăn ngô. cám
+ Để phối trộn 100kg thức ăn hỗn hợp ta có
x + y =100 (1)
+ Tỉ lệ P là 21% tức là 100kg thức ăn hỗn hợp có 21 kg P
0.4x +0.1167y =21
x + y = 100
=> x =33 , y = 67
+ Tỉ lệ ngô . cám = ½ => khối lượng ngô là 67.3 = 22.33, => khối lượng cám là 67-22.33 = 44.67
20
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 20
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
- Kết quả
Tên thức ăn Khối lượng Prôtêin Thành tiền

Bột ngô 22.33 2.09 55.825
Cám loại 1 44.67 5.68 93.807
Hỗn hợp đậm đặc 33.00 13.20 221.110
Tổng cộng 100 20.97 370.742
* Hoạt động 3: đánh giá kết quả thực hành
- Giáo viên nhân xét rút kinh nghiệm
4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- Ra bài tập về nhà
5. Hướng dẫn HS về nhà
- Chuẩn bị nội dung bài “ sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản ”


Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
BÀI 31. SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THUỶ SẢN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Biết được tên và đặc điểm của các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo
- Biết được các biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên
- Kể tên được các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn tự nhiên
- Trình bày được qui trình sản xuất thức ăn hỗn hợp
2. Kỹ năng
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
- Phân tích, so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Có ý thức áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nôi dung bài, hình 31.1,31.2 phóng to, nội dung bài.

- Đọc phần chuẩn bị nội dung sách giáo án mẫu
2. Phương pháp
- Phối hợp phương pháp giảng giải và đàm thoại giải quyết vấn đề, thuyết trình, diễn giảng, vấn
đáp tìm tòi.
III. Tiến trình dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
21
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 21
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
3. Giảng bài mới
* Mở bài:
- Trong chăn nuôi thuỷ sản để đạt kết quả cao thì ngoài nguồn thức ăn tự nhiên chúng ta cần phải
chú trong đến nguồn thức ăn nhân tạo. Vây thức ăn nhân tạo dùng trong thuỷ sản là những thức ăn
gì? Vai trò của chúng? Qui trình sản xuất như thế nào ?
* Phát triển bài:
* Hoạt động 1: tìm hiểu cơ sở khoa học, các biện pháp phát triển và bảo vệ nguồn thức ăn tự
nhiên
- Mục tiêu: nắm được tên các loại thức ăn, biết được các biện pháp tăng cường và bảo vệ chúng
Hoạt động của giáo
viên
Hoạt động của học
sinh
Nôi dung
- Kể tên các thành phần
thức ăn có trong ao hồ
nuôi thủy sản ?
- Trà lời lệnh sách giáo
khoa ?
- Kể tên các biện pháp

tăng cường nguồn thức
ăn tự nhiên ?
- Mục đích của từng
biện pháp ?
- Bón phân cho ao có
tác dụng gì ?
- Biện pháp quản lí
nguồn nước
- Học sinh trao đổi trả
lời:
+ Tép, rong, bèo cỏ,
tảo, …
+ Nhiệt độ, ánh sáng,
độ ẩm, nước…
+ Biện pháp bón phân
và quản lí nguồn nước
. Bón phân làm tăng
lượng mùn bã hửu cơ
. Làm tăng nguồn thức
ăn cho động vật thủy
sinh
- Có hệ thống cấp nước
và tiêu nước, đảm bảo
nguồn nước không bị ô
nhiễm
I. Bảo vệ và phát triển nguồn thức
ăn tự nhiên
1. Cơ sở phát triển và bảo vệ nguồn
thức ăn tự nhiên
- Thực vật phù du sống trôi nổi trong

nước: tảo lục, lam, silic…
- Động vật phù du: chân cheo. Chân
kiếm, luân trùng
- Động vật đáy: trai ốc, ấu trùng
muỗi
- Thực vật bậc cao: rong, bèo, cỏ…
- Chất vẫn
- Mùn đáy
2. Những biện pháp phát triển và
bảo vệ nguồn thức ăn tự nhiên của

- Bón phân cho vực nước
+ Phân hữu cơ: làm tăng lượng mùn
bã hữu cơ
+ Phân vô cơ: Tăng nguồn thức ăn
cho động vật thủy sinh
- Quản lí và bảo quản nguồn ước để
cho nước không bị ô nhiễm
* Hoạt động 2:tìm hiểu việc sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản
- Mục tiêu: biết được vai trò và qui trình sản xuất thức ăn thức ăn nhân tạo
- Cho biết vai trò của
thức ăn nhân tạo ?
- Học sinh tao đổi dựa vào sách
giáo khoa trả lời:
+ Cung cấp nhiều chất dinh
III. Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi
thủy sản
1. Vai trò của thức ăn nhân tạo
- Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng giúp
22

Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 22
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
- Cho biết có những
loại thức ăn nhân tạo
nào ?
- Qui trình sản xuất
thức ăn hỗn hợp nuôi
thủy sản gồm những
giai đọan nào ? đặc
điểm của từng giai
đoạn ?
- Cho biết ý nghĩa của
từng khâu ?
dưỡng giúp cá mau tăng cân
nhanh béo….
+ Thức ăn tinh, thô, thức ăn hỗn
hợp
+ Làm sạch, nghiền nhỏ, trộn
thep tỉ lệ, bổ sung chất kết dính,
hồ hóa, làm ẩm,….
- Học sinh hoạt động nhóm trả
lời:
cá mau lớn, nhanh béo, tăng năng suất,
chất lượng, rút ngắn thời gian chăn
nuôi…-> hiệu quả kinh tế cao
2. Các loại thức ăn nhân tạo
- Thức ăn tinh: giàu đạm, tinh bột
- Thức ăn thô: các loại phân bón
- Thức ăn hỗn hợp: chứa đầy đủ chất
dinh dưỡng

3. Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi
thủy sản
- Làm sạch nghiền nhỏ
- Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính
- Hồ hóa, làm ẩm
- Ép viên, sấy khô
- Đóng gói, bảo quản
4. Luyện tập, kiểm tra đánh giá
- Sử dụng các câu hỏi cuối bài để cũng cố
- Bón phân hữu cơ cho vực nước có tác dụng gì ?
a. Tăng nguồn dinh dưỡng cho sinh vật thủy sinh
b. Tăng nguồn dinh dưởng cho thực vật thủy sinh
c. Giúp diệt mầm bệnh, làm trong nước
d. Tất cả đều đúng
5. Hướng dẫn HS về nhà
- Học bài, chuẩn bị các câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị nội dung bài mới “ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi”

Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
BÀI 33. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH
ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cơ sở khao hcọ của việc ứng dụng CNVS để sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Hiểu được nguyên lý của việc chế biến thức ăn bằng CNVS.
- Quy trình sản xuất thức ăn bằng CNVS.
2. Thái độ
- Giúp hs hiểu rõ về nguồn thức ăn từ CNVS để áp dụng vào thực tiển.
3. Kĩ năng

23
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 23
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
- Giúp hs rèn luyện kĩ năng quán sát, tìm hiểu thực tế, hứng thú trong việc áp dụng CNVS vào đời
sống.
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- Chuẩn bị nôi dung bài.
- Đọc phần chuẩn bị nội dung sách giáo án mẫu
2. Phương pháp
- Giảng giải, thuyết trình
- Vấn đáp, thảo luận nhóm.
III. Tiến trình dạy
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kể tên và nêu các biện pháp tăng cường nguồn thức ăn nhân tạo cho cá?
3. Giảng bài mới
Hoạt động GV Hoạt động hs Nội dung
- Hướng dẫn hs đọc SGK
- Đặt câu hỏi:
+ Dựa trên cơ sở k/h nào để
sx ứng dụng CNVS sx thức
ăn chăn nuôi.
- Cho HS thảo luận nhóm.
- Đặt câu hỏi:
?Dựa trên nguyên lý nào để
ứng dụng CNVS chế biến
thức ăn cho vật nuôi?

- Cho hs trình bày ưng dụng
chế biến tinh bột nghèo dd
thành tinh bột giàu dd.
- Yêu cầu hs thảo lận tìm vd
thực tế.
- Đọc SGK
- Trả lời câu hỏi:
Có 3 cơ sở khoa học để ứng
dụng.
- Tiến hành thảo luận nhóm
- Trả lời:
- Hs lên bảng trình bày.
- Hs thảo luận đưa ra vd thực tế:
+ Chế biến thức ăn chăn nuôi từ
I. Cơ sở khoa học:
- Sử dụng chủng nấm men, vk co
ích để lên men thức ăn, có tác
dụng bảo quản tốt, ngăn chặn sự
phát triển của VSV gây hỏng t/a.
- Thành phần của VSV là Prô
Bs hàm lượng Prô cho thức
ăn. Ngoài ra còn tăng hàm lượng
Vitamin, a.a.
- Dựa vào khả năng tăng sinh khối
của VSV rất mạnh.
II. Ứng dụng cnvs để chế biến
thức ăn chăn nuôi.
1. Nguyên lý:
Cấy các chủng nấm men hăy vk có
ích vào thức ăn và tạo điều kiện

thuận lợi để chúng phát triển, sản
phẩm thu được sẽ là thức ăn có giá
trị dd cao.
2. Ứng dụng
(SGK)
24
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 24
Trường THPT Thạnh An GIÁO ÁN CÔNG NGHỆ 10
- Nhận xét
? Nguyên liệu thường dung
trong quá trình sx là gì?
.
gạo qua quá trình lên men.
- Trả lời:
+ Chủ yếu là các phế phẩm của
qúa trình sx giấy, sx đường, các
khí đốt, dầu mỏ
III. Ứng dụng cnvs để sản xuất
thức ăn chăn nuôi.
Cấy chủng VSV đặc hiệu
Nguyên liệu
Điều kiện tíhch hợp
VSV phát triển tạo nên sinh khối
lớn
tái lọc, tinh chế
Sản phẩm
4. Rèn luyện, kiểm tra đánh giá:
Quá trình SX, chế biến thức ăn sử dụng chủng vi sinh vật hiếu khí hay kị khí
5. Hướng dẫn về nhà:
Học bài cũ và chuẩn bị bài mới.


Ngày soạn: ….….….
Tuần: … Tiết….
BÀI 34: TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN.
I. MụC TIÊU:
1. Kiến thức: hs cần nắm được:
- Một số yêu cầu kĩ thuật về chuồng trại chăn nuôi.
- Hiểu được tầm quan trọng, lợi ích và phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi.
- Hiểu được tiêu chuẩn của ao nuôi cá và quy trình chuẩn bị ao nuôi.
2. Thái độ
- Hs ý thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi và bảo vệ, gìn giữ
môi trường sống.
3. Kĩ năng
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kỹ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước lớp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ / ý tưởng.
II. Phương tiện và phương pháp dạy học
1. Phương tiện, đồ dùng dạy học
- SGK và tài liệu tham khảo
- Đọc phần chuẩn bị nội dung sách giáo án mẫu
2. Phương pháp
- Giảng giải, thuyết trình
- Vấn đáp, thảo luận nhóm
III. Tiến trình dạy
25
Giáo viên: Nguyễn Văn HoàngThọ Trang 25

×