Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.58 KB, 22 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường đều
nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học, phẩm
chất đạo đức chính trị cho học sinh. Trong những năm qua khi thực hiện chương
trình thay sách giáo khoa, việc đổi mới phương pháp dạy học đã được nhiều
người quan tâm và khẳng định vai trò quan trọng của việc đổi mới phương pháp
dạy học trong việc nâng cao chất lượng dạy học Bộ môn Lịch sử cung cấp cho
học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử, nên đòi hỏi học sinh
không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập Lịch sử đòi hỏi phát triển tư
duy, thông minh, sáng tạo. Đã có quan niệm sai lầm cho rằng học Lịch sử chỉ
cần học thuộc lòng sách giáo khoa, ghi nhớ các sự kiện - hiện tượng lịch sử là
đạt, không cần phải tư duy - động não, không có bài tập thực hành,… Đây là
một trong những nguyên nhân làm suy giảm chất lượng môn học.
Trong điều kiện hiện nay, việc giảng dạy và học tập bộ môn lịch sử vẫn còn
nhiều bất cập như: Chương trình sách giáo khoa khá nặng nề, quá tải về kết cấu
các nội dung, về thời lượng của chương trình. Chương trình còn nặng về lí
thuyết mà rất ít số tiết thực hành và ôn tập. Trong mỗi bài dạy lại có quá nhiều
sự kiện làm cho học sinh ít hứng thú học lịch sử vì khó nhớ , khó thuộc. Đổi mới
phương pháp dạy học Lịch sử là một vấn đề quan trọng hiện nay nhằm góp phần
nâng cao hiệu quả bài học.Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói
riêng có nhiều đồ dùng trực quan với các cách sử dụng khác nhau, nhưng đều có
tác dụng nâng cao hiệu quả bài học. Nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy
và học mỗi giáo viên khi lên lớp đều phải tìm cho mình một phương pháp riêng
phù hợp với đặc trưng của từng môn học. Điều quan trọng nhất trong trong việc
đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm
thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông minh,
trí sáng tạo của các em. Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí
tuệ chủ yếu của học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới
dạng học bài và làm bài…nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt
động trí tuệ của học sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện.


Như vậy, rèn luyện năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển
trí tuệ, trí thông minh…của học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu,
nhiệm vụ quan trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại.
Sơ đồ hóa kiến thức trong dạy học Lịch sử là một phương pháp trực quan
nhằm cụ thể hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản, diễn tả tổ
chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một vấn đề lịch sử, mối quan hệ
giữa các sự kiện lịch sử… giúp cho học sinh ghi nhớ và hiểu bài nhanh chóng.
Chính vì vậy nên tôi lựa chọn đề tài SKKN của mình là “Sử dụng phương pháp
sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử lớp 10” nhằm góp phần nâng cao chất lượng
dạy và học môn lịch sử.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Lịch sử là một môn khoa học xã hội. Lịch sử là những sự kiện, hiện
tượng đã xảy ra trong quá khứ xã hội người, nó tồn tại độc lập, khách quan
với ý muốn của con người. Do đặc trưng của môn lịch sử rất khác so với
những môn học khác là: học sinh không được chứng kiến trực tiếp các sự
kiện lịch sử vì lịch sử không lập lại, không biểu diễn được trong phòng thí
nghiệm. Hơn nữa vấn đề nhận thức lịch sử cũng khác so với các môn học
khác: nó nhận thức chung quy luật của loài người từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đồng thời nhận thức lịch sử cũng có sắc thái
riêng: nhận thức sự kiện phải tuân theo logic sự kiện, sự thật khách quan chứ
không phải theo trí tưởng tượng của từng người. Vì vậy mỗi tác động của
giáo viên đều ảnh hưởng đến học sinh.
Theo TS Trần Đình Châu với cách ghi chép thông thường tức là bằng kí
tự và con số chúng ta mới sử dụng một nửa bộ não – não trái mà chưa sử
dụng chức năng của não phải, nơi giúp chúng ta tiếp nhận thông tin qua hình
vẽ, màu sắc, sơ đồ…Vì vậy việc sử dụng các đồ dùng trực quan trong dạy
học lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc tái hiện lại các sự kiện lịch sử. Sơ
đồ hóa là một loại đồ dùng trực quan không có sẵn mà do giáo viên hoặc học
sinh tự thiết kế dựa vào nội dung của bài học. Quy luật nhận thức của bộ não

đi từ các hoạt động nghe, nhìn, thực hành, vận dụng. Phương pháp sơ đồ hóa
phù hợp với quy luật nhận thức của não bộ. Chính vì vậy nên tôi cho rằng
đây là một phương pháp hay trong dạy học lịch sử, phù hợp với mục tiêu đổi
mới phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm của BGD&ĐT.
2.Thực trạng của vấn đề
Trong những năm qua, mặc dù chương trình và sách giáo khoa đã có thay
đổi, nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài học vẫn rất nhiều. Đa số học sinh
không thể nhớ hết sự kiện lịch sử nếu không hiểu bài. Hiện nay thực trạng nhiều
học sinh học bài còn rất thụ động, học bài theo kiểu học thuộc lòng, học vẹt,
quên kiến thức rất nhanh chóng, không đọng lại được gì. Nhiều học sinh nhớ
kiến thức một cách mơ hồ, đọc tủ một vấn đề nào đó từ đầu đến cuối, nhưng yêu
cầu trình bày một đoạn nhỏ trong vấn đề đó thì tỏ ra lung túng vì các em quen
đọc vẹt, đọc liền mạch, mà không nhớ được bao quát của vấn đề. Vì vậy, chất
lượng của dạy và học môn sử chưa cao. Trong các kì thi đại học gần đây, có
hàng ngàn bài thi lịch sử bị điểm 0, có những nhầm lẫn các sự kiện lịch sử cơ
bản. Trong các môn học, có rất nhiều học sinh ghét môn Lịch sử. Chính vì thế
không khí học trong các giờ lịch sử thường rất trầm và nặng nề.
Thực trạng dạy và học lịch sử ở các TTGDTX&DN còn khó khăn hơn vì
nhận thức của học sinh ở đây rất hạn chế. Đặc biệt khi thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học theo quan điểm của BGD&ĐT là lấy học sinh làm trung
tâm nhiều GV rất lúng túng không biết phải thiết kế bài giảng như thế nào cho
phù hợp với đối tượng học sinh ở đây.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn lịch sử trong nhiều năm qua tại
TTGDTX&DN Hà Trung, tôi thấy phương pháp chủ yếu mà giáo viên truyền
đạt cho HS chủ yếu vẫn là thầy đọc, trò chép rồi về nhà học thuộc lòng. Chỉ một
số ít các tiết học giáo viên có sử dụng bản đồ, lược đồ chỉ để minh họa. Chính vì
thế mà học sinh không có một chút hứng thú nào đối với môn học này và nhận
thức lịch sử của học sinh còn rất mơ hồ.
Học lịch sử khác các môn khác phải yêu cầu HS tái hiện lịch sử, để tái hiện
lịch sử cần phương pháp tái hiện ngoài phương pháp sử dụng, khai thác các

phương tiện trực quan là hết sức quan trọng như khai thác tranh ảnh, sơ đồ, bản
đồ, thiết bị khác do Công ty thiết bị trường học cung cấp thì sơ đồ do GV thiết
lập trên lớp để hệ thống hoá kiến thức - một phương tiện không thể thiếu trong
tổ chức học tập theo phương pháp mới nhằm kích thích tư duy và hệ thống hoá,
khái quát hoá kiến thức lịch sử. Qua đó yêu cầu HS vận dụng kiến thức SGK để
lí giải mới hiểu được bản chất của sự kiện. Trên thực tế: GV dạy lịch sử hiện
nay gặp lúng túng khi thiết kế bài giảng và lên lớp, thực hiện tốt phương pháp
tích cực hóa hoạt động của HS. Làm thế nào để HS tự chiếm lĩnh tri thức không
mơ hồ, không nhầm lẫn nhằm khắc phục tình trạng học xong bài, xong lớp mà
không nhớ gì nhiều về lịch sử dân tộc và thế giới.
Để nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử bản thân mỗi giáo viên phải
tự đổi mới phương pháp dạy học của mình. Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực
quan là rất cần thiết. Sơ đồ là một loại đồ dùng trực quan quy ước, nếu sử dụng
tốt sẽ mang lại hiệu quả cao.
Sơ đồ hóa kiến thức sẽ giúp học sinh hình dung, bao quát được vấn đề hoặc
bài học. Sử dụng sơ đồ hóa giúp học sinh nhớ kiến thức một cách nhanh chóng
và lâu bền làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng và hiểu quả hơn. Xuất phát từ
thực tế đó, bản thân cần thấy việc dùng sơ đồ trong dạy học lịch sử giúp HS khái
quát được kiến thức, cũng như từ sơ đồ HS buộc phải vận dụng kiến thức đã học
để giải thích được sơ đồ - một khâu quan trọng để rèn trí nhớ cho HS.
3. Các biện pháp
Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên phương pháp
trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học sinh, cụ thể
hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng trực quan có nhiều
loại trong đó sơ đồ thuộc loại đồ dùng quy ước. Nhiều bài dạy lịch sử có rất
nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng GV hệ thống bằng
sơ đồ thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu.
3.1. Một số yêu cầu khi sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử:
Trước hết, giáo viên cần xác định được trọng tâm của một mục, một tiết dạy.
Trên cơ sở đó tiến hành sơ đồ hóa kiến thức phù hợp.Tuy nhiên việc tiến hành

sơ đồ hóa kiến thức của một vấn đề, một mục, hoặc một bài phải linh hoạt, phù
hợp với đặc trưng của một bài học, thời lượng của tiết học. Giáo viên có thể
đưa hình thức sơ đồ hóa vào cuối một bài, một mục, hoặc lồng ghép các mục có
mối quan hệ với nhau. Để có được một sơ đồ hóa kiến thức, giáo viên phải có sự
chuẩn bị chu đáo, có sự sắp xếp kiến thức, số lượng câu chữ phù hợp, đồng thời
phải đảm bảo về tính thẩm mĩ.
Yêu cầu GV lên lớp phải vận dụng thành thạo các phương pháp hiện đại và
truyền thống có sự kết hợp một cách chặt chẽ, khoa học mới phát huy được hiệu
quả tiết học.Trong hệ thống phương pháp dạy học đang được sử dụng phổ biến
hiện nay nhóm phương pháp dùng lời vẫn chiếm ưu thế song nhóm phương
pháp cho HS thực hành, tự nghiên cứu tư liệu, khái quát hoá các kiến thức qua
tiếp cận thông tin đóng vai trò không nhỏ trong tổ chức HS học tập. Tùy vào
từng đối tượng học sinh, yêu cầu của bài học mà giáo viên có thể kết hợp sử
dụng sơ đồ hóa với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao.
Mức độ hiểu các khái niệm, sự kiện, nhân vật hình thành ở HS không chỉ
dừng lại ở mức độ sơ lược, hoặc nắm bài qua loa, đại khái. Việc giúp HS hiểu
tường tận kiến thức lịch sử rất cần thiết đối với các em, trong khi thời lượng 45
phút GV không thể diễn giải, giải thích dài dòng mà phải tổ chức HS tự học, tự
làm việc SGK với lượng thông tin lớn (bao gồm cả kênh hình và kênh chữ). Sơ
đồ hoá kiến thức không chỉ giúp các em giảm bớt lượng chữ phải ghi bài đồng
thời từ sơ đồ cho sẵn buộc HS phải đọc kĩ, nghiên cứu kĩ tư liệu SGK và sách
tham khảo mới hiểu được bản chất vấn đề.
Muốn làm được điều đó yêu cầu người giáo viên phải thực sự tâm huyết
với nghề. Trước mỗi giờ dạy, giáo viên phải đầu tư thời gian, công sức chuẩn bị
bài giảng chu đáo, không ngừng học hỏi, tìm tòi bổ sung kiến thức cho mình.Để
từ đó có phương pháp dạy phù hợp nhất cho từng bài, từng nội dung.
3.2 Xác đinh các loại sơ đồ :
* Loại sơ đồ có sẵn trong sách giáo khoa : Giáo viên sử dụng sơ đồ để
khai thác khả năng tư duy của học sinh, chứ không nên dùng sơ đồ để
minh họa.

* Loại sơ đồ không có sẵn trong sách giáo khoa : Trong đề tài này tôi xin
chủ yếu đưa ra những sơ đồ không có sẵn trong sách giáo khoa mà giáo
viên tự làm để giúp học sinh nhanh chóng cụ thể hóa kiến thức, tạo biểu
tượng lịch sử và củng cố bài học. Trong loại biểu đồ này ta lại phân chia
thành hai loại biểu đồ dựa vào tính năng của nó.
3.2.1.Sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức tạo biểu tượng lịch sử cho
học sinh trong giờ học :
Loại sơ đồ này giúp HS cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những hình học
đơn giản nhằm diễn tả tổ chức cơ cấu xã hội, chế độ chính trị, mối quan hệ
giữa các sự kiện lịch sử.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 5 - Lịch sử 10: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN
Đây là dạng bài không có sơ đồ được vẽ sẵn trong sách giáo khoa, không
yêu cầu học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ, mục tiêu của bài học làm cho học sinh hiểu
rõ được sự phân hoá và hình thành của các tầng lớp xã hội dưới sự tác động của
các hình thức sản xuất mới, nhưng để đạt được mục đích này giáo viên lại cần
thiết phải sử dụng đến phương tiện trực quan có hiệu quả nhất đó là sơ đồ.
Bước 1: Cho học sinh đọc kênh chữ ở sách giáo khoa.
Bước 2: GV treo sơ đồ phân hoá xã hội phong kiến trên bảng đen.
Quý tộc
ĐỊA CHỦ
Nông dân
công xã
Nông dân giàu
Nông dân tự canh
NÔNG DÂN
LĨNH CANH
Bước 3: Học sinh dựa vào sơ đồ hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Xã hội phong kiến Trung Quốc có những giai cấp nào? Các giai cấp này
được hình thành như thế nào?
Bước 4: Đại diện học sinh trong nhóm lên bảng dựa vào sơ đồ để trả lời.

Bước 5: HS nhận xét, bổ sung. GV kết luận, HS tự ghi kiến thức vào vở
Từ việc tiếp nhận thông tin bằng kênh chữ giáo viên đã tăng cường tính
cụ thể, tính hình ảnh của các thông tin về các hiện tượng xã hội bằng sơ đồ giúp
học sinh dễ tiếp thu nội dung, bản chất hiện tượng xã hội. Sơ đồ trên giúp học
sinh hiểu rõ nội dung và những đặc trưng cơ bản, sự phân biệt giai cấp trong xã
hội Trung Quốc vào thế kỉ III TCN.Trong quá trình sử dụng sơ đồ phân hoá xã
hội giáo viên đã làm cho học sinh thấy rõ mối quan hệ của các giai cấp xã hội
bằng các đường dẫn có mũi tên trong sơ đồ: Địa chủ có nguồn gốc từ tầng lớp
quý tộc và nông dân giàu có, họ là những người có nhiều ruộng đất. Nông dân
công xã bị phân hóa làm 3 bộ phận. Một số ít vẫn còn giữ được ruộng đất để cày
cấy trở thành nông dân tự canh. Nông dân lĩnh canh là những người nông dân
nghèo không có ruộng đất, phải làm thuê cho địa chủ và nộp tô cho địa chủ nên
khổ cực hơn cả nông dân tự canh. Qua cách phân tích dẫn dắt vấn đề giáo viên
đã hình thành khái niệm và giúp học sinh có thể hiểu sâu nội dung khái niệm
“địa chủ”, “nông dân lĩnh canh”, nắm được mối quan hệ giữa địa chủ và nông
dân lĩnh canh- hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến phương Đông.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 17- Lịch sử 10 : Quá trình hình thành và phát triển của
nhà nước phong kiến (Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV)
Đây là dạng bài không có sơ đồ được vẽ sẵn ở sách giáo khoa nhưng qua
phần kênh chữ giáo viên yêu cầu học sinh kĩ năng vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền
ở trung ương và địa phương thời Lý, Trần, Hồ yêu cầu này được đưa vào câu
hỏi cuối mục 1 của sách giáo khoa (tr 88):
Em hãy vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời
Lý, Trần, Hồ.
Để thực hiện mục tiêu rèn luyện kĩ năng này tôi đã tổ chức hoạt động dạy
học như sau:
Bước 1: Học sinh đọc kênh chữ ở sách giáo khoa trang 88 “Năm 1054
huyện, hương.”
Bước 2: Cho học sinh hoạt động theo nhóm, dựa trên thông tin của kênh
chữ để vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương thời Lý.

Bước 3: Đại diện các nhóm vẽ sơ đồ trên bảng và trình bày tổ chức chính
quyền ở trung ương và địa phương thời Lý, Trần, Hồ bằng ngôn ngữ nói.
Bước 4: Học sinh nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh phần sơ đồ, giáo viên kết
luận, đánh giá hoạt động của học sinh.
Bước 5: HS quan sát tự vẽ sơ đồ vào vở.
Nhóm 1:Sơ đồ hai nhánh:
*Nhóm 2:Sơ đồ rời:
VUA
ĐẠI THẦN
QUAN VĂN
QUAN VÕ
24 LỘ, PHỦ
HƯƠNG, XÃ
HUYỆN
HƯƠNG, XÃ
VUA
ĐẠI THẦN
+Chính quyền trung ương:
+Chính quyền địa phương:
Cách làm này đã giúp các em rèn luyện kĩ năng vẽ sơ đồ dựa trên kênh
chữ trong sách giáo khoa, kích thích tư duy và hứng thú học tập cho học sinh
đồng thời các em sẽ hiểu bài và nhớ bài lâu hơn.
Với hình thức tổ chức hoạt động dạy đã nêu trên, giáo viên đã cho học sinh hoạt
động dưới hình thức nhóm, học sinh đã tự hoạt động dựa trên phần kiến thức
tiếp thu từ kênh chữ, các em trong nhóm có thể đưa ra nhiều ý kiến khác nhau.
QUAN VĂN
QUAN VÕ
24 LỘ, PHỦ
HƯƠNG, XÃ
HUYỆN

HƯƠNG, XÃ
Trên cơ sở kênh chữ trong sách giáo khoa các em có thể vẽ sơ đồ theo 2 dạng
như trên.
Ví dụ 3: Khi học phần I bài 31 – Nước Pháp trước cách mạng. Khi nói về tình
hình phân hóa giai cấp trong xã hội Pháp, giáo viên có thể đưa ra sơ đồ sau đó
yêu cầu học sinh trình bày về sự phân hóa xã hội Pháp trước cách mạng.
SƠ ĐỒ 3 ĐẲNG CẤP TRONG XÃ HỘI PHÁP

Qua sơ đồ học sinh cũng nhận thấy mối quan hệ giữa 3 đẳng cấp trong xã
hội Pháp: Đẳng cấp Tăng lữ, quý tộc có nhiều đặc quyền đặc lợi, bóc lột đẳng
cấp thứ 3. Vì vậy đẳng cấp thứ 3 mâu thuẫn với đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc. Đây
là nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII.
3.2.2 Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức và củng cố bài.
Giáo viên có thể sử dụng dạng sơ đồ này để khái quát lại nội dung của một
mục, một bài hay một chương. Từ đó giúp học sinh hệ thống được kiến thức và
TĂNG LỮ
QUÝ TỘC
ĐẲNG CẤP THỨ 3
TƯ SẢN NÔNG DÂN BÌNH DÂN
củng cố lại bài học. Đặc biệt loại sơ đồ này rất thích hợp trong việc dạy các bài
sơ kết hay ôn tập chương.
Ví dụ 1 - Khi dạy mục 5-Văn hóa cổ đại phương Đông Bài 3 SGK Lịch
sử lớp 10 Cơ bản, giáo viên sử dụng sơ đồ:
Sơ đồ hóa kiến thức về các thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông giúp học sinh
hình dung được các thành tựu văn hóa cơ bản. Trước hết học sinh sẽ nắm được
các thành tựu chính về Lịch pháp, thiên văn; Chữ viết; Toán học và Kiến trúc.
Trên cơ sở các đề mục chính, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các thành
tựu trên từng lĩnh vực cụ thể kết hợp với các câu hỏi đặt ra.
Ví dụ 2- Sau khi dạy xong hai mục ( mục 1 và mục 2) của Bài 21-NHỮNG
BIẾN ĐỔI CỦA NHÀ NƯỚC PHONG KIẾN Ở CÁC THẾ KỈ XVI-XVIII

SGK Lịch sử 10 Cơ bản, giáo viên sử dụng sơ đồ hóa kiến thức để củng cố lại
bài:
Nhìn vào sơ đồ, học sinh có thể sâu chuỗi lại nội dung kiến thức đã học:
Do các vua Lê không quan tâm đến triều chính dẫn đến nhà Lê sơ sụp đổ, nhà
Mạc thành lập. Nhà đã đã thi hành nhiều chính sách tích cực để ổn định lại tình
hình đất nước.Tuy nhiên do chính sách cắt đất, thần phục nhà Minh khiến cho
nhà Mạc không được sự tin tưởng của nhân dân, các cựu thần nhà Lê chống đối.
Trên cơ sở đó cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều bùng nổ, nhà Mạc bị lật đổ,
nhưng hình thành một thế lực phong kiến họ Nguyễn ở phía Nam. Mâu thuẫn
làm bùng nổ cuộc chiến tranh Trịnh-Nguyễn, hai bên giảng hòa lấy sông Gianh
làm giới tuyến chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Ví dụ 3- Khi dạy xong mụcI và mục II của Bài 23-Phong trào Tây Sơn và sự
nghiệp thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc cuối thế kỉ XVIII SGK Lịch sử 10
Cơ bản, giáo viên sử dụng sơ đồ sau và đặt câu hỏi : Vai trò to lớn của phong
trào Tây Sơn là gì?
Việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức Lịch sử trong dạy một bài sơ kết sẽ giúp
học sinh bao quát được tiến trình lịch sử của một thời kì, một giai đoạn lịch sử
với những nội dung cơ bản. Giáo viên tự đưa ra sơ đồ để khái quát nội dung của
bài Sơ kết.
Ví dụ 1: BÀI ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ,
CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI. (lớp 10)
Bài này sách giáo khoa khái quát lại nội dung cơ bản của ba thời đại đầu
tiên của loài người là thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại. Nội dung của quá
trình lịch sử này học sinh đã học qua các bài học cụ thể, nên với tiết học này,
giáo viên cần biểu diễn trên sơ đồ các thời đạt trên. Trên cơ sở từng thời đại,
giáo viên tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số yêu cầu nhằm nhấn mạnh lại
những đặc điểm cơ bản của các thời đại này.
4 vạn năm trước 6000 năm trước năm 221 TCN (ở Trung
Quốc)
thời Nguyên thuỷ thời Cổ đại thời Trung đại.


Công xã nguyên thuỷ Chiếm hữu nô lệ Phong kiến
Đồ đá Đồ đồng (đồ sắt ở châu
Au)
Đồ sắt
Săn bắt – hái lượm Trồng trọt, chăn nuôi, thủ
công nghiệp
Nông nghiệp phát
triển, thủ công
nghiệp
Thị tộc, bộ lạc Quốc gia cổ đại Quốc gia phong kiến
Không giai cấp Chủ nô, nô lệ Địa chủ, nông dân
Việc sử dụng sơ đồ hóa trong các bài tổng kết có tính khái quát cao. Học
sinh nắm được những kiến thức cơ bản nhất trong tiến trình của lịch sử dân. So
với cách dạy thông thường, sử dụng phương pháp sơ đồ hóa mang lại hiệu quả
cao hơn nhiều. Qúa trình lịch sử mà bài học đề cập, luôn trải qua các thời kỳ
khác nhau. Vì vậy, khi dạy những bài tổng kết lịch sử giáo viên cần lập một sơ
đồ biểu diễn các thời kì lịch sử trong quá trình lịch sử ấy. Qua sơ đồ, học sinh
nhánh chóng hình dung lại quá trình lịch sử đã học và khắc sâu hơn trong trí
nhớ, đồng thời học sinh dể dàng hiểu được nội dung của quá trình lịch sử ấy.
Ví dụ 2. SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN
GIỮA THẾ KỈ XIX (TIẾT 1. QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮA
NƯỚC) (Lớp 10)
Phần lịch sử Việt Nam ở lớp 10, đề cập đến quá trình lịch sử khá dài từ
nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX. Thời kì đó gắn liền với quá trình dựng nước và
giữ nước của dân tộc từ những ngày đầu tiên cho đến nhà nước phong kiến
khủng hoảng, suy vong. Đồng thời, quá trình lịch sử đó cũng trải qua các thời kì
phát triển khác nhau. Vậy, với tiết học Sơ kết lịch sử dựng nước và gữa nước
của dân tộc trong chặn dường dài này giáo viên cần biểu diễn trên một sơ đồ để
học sinh dễ dàng khái quát lại quá trình lịch sử dân tộc đã học.

Dựa vào bài học sách giáo khoa sơ đồ có thể được khái quát như sau
T.kỉ VII TCN đầu t.kỉ X thế kỉ XVI đầu t.kỉ XIX giữa t.kỉ
XIX

Sự ra đời của các
quốc gia cổ đại;
- Văn Lang – Au
Lạc
- Lâm ấp –
Champa
- Phù Nam
Thành lập và phát
triển nhà nước
phong kiến độc lập
- Triều đại; Ngô,
Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần, Hồ, Lê Sơ.
- kinh tế nông
nghiệp, công
thương nghiệp phát
triển…
- Phật giáo, Nho
giáo phát triển…
- Văn học, giáo
dục, nghệ thuật…
- Sự chia cắt;
+ Nam Triều ><
Bắc Triều
+ Đàng trong ><
Đàng ngoài

- Kinh tế phục hồì,
xuất hiện nhiều đô
thị sầm uất…
- Tư tưởng, tôn
giáo; đạo Nho,
đạo Phật, Thiên
chúa giáo…
- Khởi nghĩa nông
dân…
- Tiếp tục xây dựng
chính quyền quân chủ
chuyên chế của họ
Nguyễn.
- Chính sách cấm đạo,
Bế quan toả cảng…
- Khởi nghĩa nông
dân…
4.Kết quả
Thời kì dựng
nước đầu tiên
Gđ đầu của Đại
Việt phong kiến
độc lập
Đất nước chia
cắt
Thống nhấtdưới
triều Nguyễn
Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, với kinh nghiệm sử dụng sơ đồ để cụ thể
hóa kiến thức và củng cố bài học bản thân tôi nhận thấy học sinh có hứng thú
học tập hơn và nắm vững kiến thức cơ bản nhanh hơn. Phương pháp sử dụng sơ

đồ hóa có thể kết hợp với các phương pháp khác làm cho giờ học không bị đơn
điệu, nhàm chán.
Kết quả thu được sau khi thực hiện phương pháp
- Hỏi ý kiến học sinh, các em cũng rất thích phương pháp này, nhiều em rất
thích thú khi tự mình thiết kế sơ đồ sau mỗi bài học để nắm bắt bài học nhanh
chóng và nhớ lâu. Chính phương pháp này trong năm học qua kết quả chất
lượng môn Sử cao hơn so với những năm trước.
- Thử nghiệm tại 3 lớp 10: 10A, 10B, 10C. Trong cùng bài 3 – Lóp 10 Ban
cơ bản: Các quốc gia cổ đại phương Đông ở lớp 10A, 10B tôi sử dụng phương
pháp sơ đồ hóa, lớp 10C tôi không sử dụng phương pháp này. Kết quả ban đầu
cho thấy học sinh ở lớp 10A, 10B tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ kiến thức lâu hơn
và thấy hứng thú hơn so với học sinh ở lớp 10C.
Sau khi dạy xong, tôi có tiến hành kiểm tra ở cả 3 lớp bằng cách cho câu
hỏi trắc nghiệm, học sinh làm trong thời gian 5phút.
Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành trong khoảng
thời gian nào?
a. Khoảng thế kỷ II TCN c. Khoảng thế kỷ IV – III TCN
b. Khoảng thế kỷ V TCN d. Khoảng thế kỷ I TCN
Câu 2: Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu?
a. Ở ven biển
b. Trên lưu vực các con sông lớn ở châu Á, châu Phi
c. Trong các thung lũng ở châu Á, châu Phi
d. Trên các bán đảo, hòn đảo.
Câu 3: Chế độ nhà nước ở phương Đông thời cổ đại là gì:
a. Chế độ chuyên chế cổ đại c. Chế độ quân chủ lập hiến
b. Chế độ chiếm hữu nô lệ d. Thể chế dân chủ cổ đại
Câu 4: Người Phương Đông tính được lịch như thế nào?
a. Một năm có 360 ngày.
b. Một năm có 365 ngày chia thành 12 tháng, mỗi ngày có 24giờ

c. Một năm có 365 ngày và ¼, một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng
tháng 2 có 28 ngày.
d. Một năm có 366 ngày.
Câu 5: Chữ viết đầu tiên của người phương Đông là chữ gì?
a. Chữ Latinh. b. Chữ tượng hình
c. Chữ tượng ý d. Hệ chữ Phạn
Câu 6: Người Ấn Độ phát minh ra chữ số gì đầu tiên:
a, Số Pi b. Số La mã c. Số 0 d. Số 1.
Câu 7: Kim tự tháp được xây dựng ở đâu?
a.Ấn Độ b. Trung Quốc
c.Ai Cập d. Nhật Bản.
Câu 8: Giấy viết của người Ai Cập cổ đại làm bằng vỏ cây gì?
a. Papirut b. Cây tre
c. Cây sậy d. Cây mía
Câu 9: Vì sao Lịch và Thiên văn học ở Phương Đông lại ra đời từ rất
sớm?
a. Do nhu cầu đi biển b. Do nhu cầu của sản xuất nông
nghiệp.
c. Do nhu cầu tính toán lại ruộng đất d. Do sự phát triển của khoa học.
Câu 10: Người dân nước nào đã tìm ra Số Pi đầu tiên?
a. Ấn Độ b. Ai Cập c. Trung Quốc d. Nhật Bản.
Đáp án:
1c, 2b, 3a, 4b, 5b, 6c, 7c , 8a, 9c, 10b.
Kết quả thu được như sau:

Loại 10A 10B 10C
Giỏi 24% 23% 14%
Khá 53% 56% 37%
TB 23% 21% 49%
Qua quá trình giảng dạy và từ kết quả từ các bài kiểm tra tôi nhận thấy rằng

sử dụng phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học lịch sử mang lại kết quả rất tốt.
Đây là một phương pháp hay, có nhiều ưu việt không chỉ áp dụng trong bộ môn
lịch sử mà có thể sử dụng ở nhiều các môn học khác.
III.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua nghiên cứu và thực nghiệm giảng dạy ở một số lớp cho thấy: Sử
dụng thành thạo và hiệu quả phương pháp sơ đồ hóa trong dạy học sẽ mang lại
nhiều kết quả tốt và đáng khích lệ trong phương thức học tập của HS và PP
giảng dạy của GV. Học sinh sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập,
chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.
Việc tự làm sơ đồ dạy học được đề cập đến trong đề tài này mang ý nghĩa
thể hiện sự sáng tạo của giáo viên nhằm giải quyết nhu cầu thực tiễn của giáo
viên để thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp với khả năng sư phạm của
mình, với đặc điểm của lớp học, người học và môn học. Đồ dùng dạy học này,
do chính giáo viên thiết kế cho phù hợp từng bài dạy giúp học sinh lĩnh hội kiến
thức nhanh chóng và hiệu quả. Với việc sơ đồ hóa các kiến thức trong mỗi bài
học giáo viên có thể phần nào tạo hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao
chất lượng học tập bộ môn lịch sử trong tình hình hiện nay.
Việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa giúp GV đổi mới PPDH, giúp HS
học tập tích cực đó chính là một trong những cách làm thiết thực triển khai nội
dung dạy học có hiệu quả - một trong năm nội dung của phong trào thi đua
“Xây dựng Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà Bộ Giáo dục và Đào
tạo phát động .
Do kinh nghiệm chưa nhiều nên bài viết của tôi còn nhiều hạn chế, rất
mong được sự đóng góp của các đồng nghiệp để đề tài trở thành một chuyên đề
tốt giúp ích cho quá trình giảng dạy.
Ngày 25 tháng 3 năm 2012
Người viết
Lê Thị Thúy Vân

MỤC LỤC

Trang
I. Lý do chọn đề
tài…………………………………………………………1.
II. Giải quyết vấn
đề…………………………………………………………3
1. Cơ sở lí luận của vấn
đề……………………………………………………….3
2. Thực trạng của vấn
đề…………………………………………………………3
3. Các biện
pháp………………………………………………………………….5
3.1 Một số yêu cầu khi sử dụng sơ đồ
hóa……………………………………… 5
3.2 Các loại sơ đồ
hóa…………………………………………………………….6`
3.2.1.Sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức tạo biểu tượng lịch sử cho học
sinh trong giờ
học…………………………………………………………………… 7
3.2.2 Sử dụng sơ đồ để hệ thống kiến thức và củng cố
bài 12
4. Kết
quả………………………………………………………………………….17
III. Kết luận và đề
xuất……………………………………………………… 20

×