Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim
Dung
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
CÁC KÝ HIỆU VÀ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
CBTD Cán bộ tín dụng
CNH- HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
HLHPN Hội liên hiệp phụ nữ
NHNN Ngân hàng nhà nước
NQH Nợ quá hạn
PGD Phòng giao dịch
TGCKH Tiền gửi có kỳ hạn
TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn
TGTCKT Tiền gửi tổ chức kinh tế
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TGTTVTCTD Tiền gửi thanh toán vốn của tổ chức tín dụng
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UBND Ủy ban nhân dân
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim
Dung
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, các nước trên thế giới đã đánh giá cao vai trò của Việt
Nam trong quá trình phát triển kinh tế thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Nam
Á. Mặt khác, hiện nay Việt Nam có nhiều cơ hội và thử thách trong công cuộc
xây dựng đất nước ngày một phát triển. Trước sự đổi mới đó, hoạt động của
hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và NHNo&PTNT nói riêng không
chỉ được coi là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho công
cuộc đổi mới. Để phát triển đất nước một cách toàn diện thì cần đưa nền kinh
tế nông thôn phát triển ngang tầm nền kinh tế thành thị, từng bước công
nghiệp hoá - hiện đại hoá trong nông nghiệp. Vì thế việc phát triển và xây
dựng nông thôn mới là nhiệm vụ hàng đầu, nó có tầm quan trọng trong việc
nâng cao và ổn định đời sống của hộ sản xuất nông nghiệp, không ngừng tăng
cường và phát triển đời sống mới ở nông thôn.
Muốn đạt được mục đích trên trước hết phải chú ý đến nền sản xuất
nông nghiệp cần lấy sản xuất hộ nông dân là mặt trận hàng đầu, thông qua
việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, đẩy mạnh việc phát triển trong chăn
nuôi gia súc, gắn liền với việc sản xuất hàng hoá tiêu dùng phải đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá xuất khẩu, mở rộng kinh tế đối ngoại phát triển kinh tế dịch vụ,
đẩy mạnh việc mở rộng và phát triển ngành nghề truyền thống…
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của hộ sản xuất, tín dụng hộ sản
xuất, vai trò của hộ sản xuất với nền kinh tế nước ta và xuất phát từ thực tiễn
hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang
lên em chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối
với hộ sản xuất tại NHNo & PTNT huyện Ninh Giang”.
Chuyên đề được chia thành 3 chương:
Chương 1: Những lý luận chung về tín dụng đối với hộ sản xuất
Chương 2: Thực trạng tín dụng đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT
huyện Ninh Giang
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ
sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Ninh Giang
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
1
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT
1.1. Hộ sản xuất và vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với nền
kinh tế
1.1.1 Khái quát chung về hộ sản xuất
Hộ sản xuất xác định là một đơn vị kinh tế tự chủ, được Nhà nước giao
đất quản lý và sử dụng vào sản xuất kinh doanh và được phép kinh doanh trên
một số lĩnh vực nhất định do Nhà nước quy định. Trong quan hệ kinh tế, quan
hệ dân sự: Những hộ gia đình mà các thành viên có tài sản chung để hoạt
động kinh doanh kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động
sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh
khác do pháp luật quy định, là chủ đề trong các quan hệ đó. Những hộ gia
đình mà đất ở được giao cho hộ cũng là chủ thể trong quan hệ dân sự liên
quan đến đất ở đó.
1.1.1.1 Đại diện của hộ sản xuất
Chủ hộ là đại diện của hộ sản xuất trong các giao dịch dân sự và lợi ích
chung của hộ. Cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên có thể là chủ hộ.
Chủ hộ có thể uỷ quyền cho thành viên khác đã thành niên làm đại diện của
hộ trong quan hệ dân sự. Giao dịch dân sự do người đại diện của hộ sản xuất
xác lập, thực hiện vì lợi ích chung của hộ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ
của hộ sản xuất.
1.1.1.2. Tài sản chung của hộ sản xuất
Tài sản chung của hộ sản xuất gồm tài sản do các thành viên cùng
nhau tạo lập nên hoặc được tặng, cho chung và các tài sản khác mà các thành
viên thoả thuận là tài sản chung của hộ. Quyền sử dụng đất hợp pháp của hộ
cũng là tài sản chung của hộ sản xuất.
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
2
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
1.1.1.3.Trách nhiệm dân sự của hộ sản xuất
Hộ sản xuất phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền
,nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh hộ sản xuất.
Hộ chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ. Nếu tài sản chung của
hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ chung của hộ thì các thành viên phải chịu
trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình.
1.1.1.4. Đặc điểm của kinh tế hộ sản xuất
Quy mô sản xuất nhỏ, có sức lao động ,có các điều kiện về đất đai,
nhưng thiếu vốn, thiếu hiểu biết về khoa học, kỹ thuật, thiếu kiến thức về thị
trường nên sản xuất kinh doanh còn mang nặng tính tự cấp, tự túc. Nếu không
có sự hỗ trợ của Nhà nước và các cơ chế chính sách về vốn thì kinh tế hộ
không thể chuyển sang sản xuất hàng hoá, không thể tiếp cận với cơ chế thị
trường.
1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với nền kinh tế
Kinh tế hộ đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh
tế xã hội. Là động lực khai thác các tiềm năng, tận dụng các nguồn vốn, lao
động, tài nguyên, đất đai đưa vào sản xuất làm tăng sản phẩm cho xã hội. Là
đối tác cạnh tranh của kinh tế quốc doanh trong quá trình đó để cùng vận
động và phát triển. Hiệu quả đó gắn liền với sản xuất, kinh doanh, tiết kiệm
được chi phí, chuyển hướng sản xuất nhanh tạo được quỹ hàng hoá cho tiêu
dùng và xuất khẩu tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
Xét về lĩnh vực tài chính tiền tệ thì kinh tế hộ tạo điều kiện mở rộng thị
trường vốn, thu hút nhiều nguồn đầu tư. Kinh tế hộ được thừa nhận là đơn vị
kinh tế tự chủ đã tạo ra bước phát triển mạnh mẽ, sôi động, sử dụng có hiệu
quả đất đai, lao động, tiền vốn, công nghệ và lợi thế sinh thái từng vùng. Kinh
tế hộ nông thôn và một bộ phận kinh tế trang trại đang trở thành lực lượng sản
xuất chủ yếu về lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
3
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
nông lâm, thủy sản, sản xuất các ngành nghề thủ công phục vụ trong nước và
xuất khẩu.
1.2. Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối
với kinh tế hộ sản xuất
1.2.1. Khái niệm về tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng,
các tổ chức tín dụng với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao
gồm doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước.Tín dụng ngân
hàng được xác định bởi 3 giai đoạn là: Cho vay, thu nợ và thu lãi.
Tín dụng hộ sản xuất là quan hệ tín dụng ngân hàng giữa một bên là
ngân hàng với một bên là hộ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và
sản xuất hàng hoá. Từ khi được thừa nhận là chủ thể trong quan hệ xã hội, có
thừa kế, có quyền sở hữu tài sản, có phương án kinh doanh hiệu quả, có tài
sản thế chấp thì hộ sản xuất mới có khả năng và đủ tư cách để tham gia quan
hệ tín dụng với ngân hàng đây cũng chính là điều kiện để hộ sản xuất đáp ứng
được điều kiện vay vốn của ngân hàng. Sau một thời gian nhất định hộ sản
xuất trả lại số vốn đã nhận từ ngân hàng, số vốn hoàn trả lại lớn hơn số vốn
ban đầu (phần lớn hơn gọi là lãi).
1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ sản xuất
Để thúc đẩy nông thôn nước ta pháp triển, vốn tín dụng ngân hàng
đóng vai trị hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay và sau này. Nông
thôn và các hộ nông dân đang rất thiếu vốn để phát triển sản xuất, mở rộng
ngành nghề và dịch vụ. Vì vậy, đối với việc phát triển kinh tế hộ sản xuất
nông thôn, tín dụng ngân hàng có những vai trò hết sức quan trọng:
a, Tín dụng ngân hàng giúp hình thành thị trường tài chính ở nông thôn
Nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số ở nông thôn,
với khoảng 10 triệu hộ sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp, đã sản xuất ra gần
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
4
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
50% tổng sản phẩm xã hội. Để nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng
sản xuất hàng hóa thì phải hình thành thị trường đồng bộ ở nông thôn vì đây
là một địa bàn rộng lớn, nơi có sức mua và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Vừa là
nơi cung ứng các sản phẩm, hàng hóa, nông sản, nguyên liệu cho chế biến,
vừa là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy,
việc hình thành thị trường tài chính ở nông thôn là một động lực thúc đẩy
kinh tế Đất nước phát triển.
Thị trường tài chính ở nông thôn bao gồm thị trường vốn và hoạt động
tín dụng cho nên tín dụng ngân hàng là cầu nối trung gian giữa người cần vốn
và người cung ứng vốn nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa.Trên thị trường thường xuyên xuất hiện những nguồn vốn bằng tiền
tạm thời chưa sử dụng thuộc các thành phần kinh tế. Đồng thời, ở các thành
phần kinh tế khác lại xuất hiện hiện tượng thiếu vốn tạm thời cần được giải
quyết. Ngân hàng tham gia để giải quyết mâu thuẫn trên về cung - cầu vốn
tiền tệ. Những đơn vị thừa vốn và những đơn vị lại bị thiếu vốn cùng một thời
gian đều có những ảnh thưởng không tốt đến sản xuất kinh doanh, đến nền
kinh tế. Nếu không có sự điều hòa vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu thì nền kinh
tế không thể phát triển được. Trong việc điều hòa vốn này, hệ thống
NHNo&PTNT có nhiều khả năng hơn vì nó có mạng lưới rộng khắp ở các
vùng nông thôn với hệ thống chân rết tới từng huyện, xã và thụ xóm trong cả
nước.
b, Tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì sản xuất
Trong quá trình sản xuất hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời thường
xuyên xảy ra ở các hộ sản xuất. Tín dụng ngân hàng góp phần phân phối điều
hòa vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo thuận lợi cho quá trình sản xuất được
liên tục. Đồng thời, còn thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư để cho các hộ
sản xuất vay đầu tư vào sản xuất, tạo thu nhập cho người có vốn. Đây là động
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
5
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
lực thúc đẩy tính tiết kiệm của dân cư và là phương pháp đáp ứng nhu cầu đầu
tư phát triển sản xuất. Tín dụng ngân hàng là nguồn động lực không thể thiếu
để các hộ sản xuất duy trì, mở rộng sản xuất.
c, Tín dụng ngân hàng góp phần hạn chế cho vay nặng lãi ở nông thôn
Vùng nông thôn là vùng sản xuất đáp ứng nhu cầu cần thiết của xã hội.
Nông thôn là vùng chịu sự tác động mạnh mẽ nhất của thiên nhiên, cơ sở hạ
tầng cần có vốn đầu tư vốn lớn, thời gian hoàn vốn dài lên cần được quan
tâm.
Đối với hộ nông dân, thu nhập của họ trông chờ vào từng mảnh đất
canh tác. Ở nông thôn trước đây, số lượng các tổ chức cho vay nặng lãi phát
triển rất mạnh, hoạt động đan xen lợi dụng lẫn nhau, gây nhu cầu cần vốn giả
tạo. Do hoạt động không có hiệu quả, chủ yếu là lừa đảo chiếm đoạt vốn của
bà con nông dân nên hàng loạt các tổ chức đó dần tan dã, phá sản. Trong khi
đó, chính sách cho vay vốn trực tiếp của ngân hàng tới sản xuất như nguồn
nước mát làm dịu cơn khát vốn của các hộ sản xuất. Tín dụng ngân hàng cho
vay trực tiếp đến các hộ, cùng với chế độ lãi xuất ưu đãi không chỉ đáp ứng
nhu cầu về vốn trong sản xuất mà còn khuyến khích người sản xuất có thể mở
rộng đầu tư.
d, Tín dụng ngân hàng kiểm soát đồng tiền và thúc đẩy hộ sản xuất thực hiện
chế độ hạch toán kinh tế
Ngân hàng với tư cách là trung tâm tiền tệ, tín dụng thanh toán, thông
qua các nghiệp vụ thanh toán có thể kiểm soát bằng đồng tiền mọi hoạt động
của nền kinh tế.
Trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải lắm được toàn bộ tình hình sản
xuất kinh doanh của hộ sản xuất có nhu cầu vay vốn, về những biến động
trong thời kỳ sản xuất, có khả năng lao động, kỹ năng sản xuất, tình hình vốn
tự có. Cán bộ tín dụng phải theo dõi xem trong quá trình sử dụng vốn vay hộ
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
6
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
sản xuất có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không? Có thu được hiệu quả
từ việc sử dụng vốn hay không? Thông qua đó cán bộ tín dụng nắm được khả
năng thực sự của từng hộ. Từ đó tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được
các hoạt động của hộ sản xuất.
Mặt khác, qua việc đầu tư vốn cho các hộ sản xuất, tín dụng ngân hàng
giúp cho các hộ làm quen và thực hiện việc hạch toán kinh tế. Bất cứ một đơn
vị sản xuất nào để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình cũng phải
tiến hành hạch toán kinh tế để quá trình sản xuất đạt được hiệu quả. Khi tín
dụng ngõn hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn bổ sung cho quá trình sản xuất
của các hộn được tiến hành liên tục thì ngân hàng cũng buộc các hộ phải hoàn
trả vốn vay và lãi vay đúng thời hạn trong hợp đồng tín dụng. Như vậy, bằng
tác động gián tiếp ngân hàng đã kích thích các hộ sản xuất nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn, phải hạch toán kinh tế để sản xuất có hiệu quả, giảm chi phí sản
xuất để sau khi trả nợ ngân hàng các hộ sản xuất vẫn còn lãi ròng là lợi nhuận
mà họ có được trong qua trình lao động sản xuất.
e, Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện phát huy các ngành nghề truyền thống,
ngành nghề mới, giải quyết việc làm cho người lao động
Việt Nam là một nước có nhiều làng nghề truyền thống, nhưng chưa
được quan tâm và đầu tư đúng mức. Trong điều kiện hiện nay, bên cạnh việc
thúc đẩy sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH chúng ta cũng phải
quan tâm đến ngành nghề truyền thống có khả năng đạt hiệu quả kinh tế, đặc
biệt trong quá trình thực hiện CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát huy
được làng nghề truyền thống cũng chính là phát huy được nội lực của kinh tế
hộ và tín dụng Ngân hàng sẽ là công cụ tài trợ cho các ngành nghề mới thu
hút, giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đó góp phần làm phát triển
toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông - lâm -
thủy sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
7
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
thương nghiệp, du lịch, dịch vụ ở cả thành thị và nông thôn, đẩy mạnh các
hoạt động kinh tế đối ngoại. Do đó, tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế
kích thích các ngành nghề kinh tế trong hộ sản xuất phát triển, tạo tiền đề để
lôi cuốn các ngành nghề này phát triển một cách nhịp nhàng và đồng bộ.
Như vậy, có thể khẳng định tín dụng ngân hàng có vai trò hết sức quan
trọng đối với hộ sản xuất. Tín dụng ngân hàng được coi là công cụ đắc lực của
nhà nước, là đòn bẩy kinh tế, động lực thúc đẩy sản xuất phát triển một cách toàn
diện, thúc đẩy quá trình CNH - HĐH nông nghiệp nông thôn cũng như với nền
kinh tế quốc dân. Nhưng thực tế cho thấy, hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ
sản xuất còn nhiều vấn đề cần giải quyết và tháo gỡ. Do đó, việc nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất hiện nay là vấn đề quan
trọng đối với ngân hàng nói chung và NHNo&PTNT nói riêng.
1.2.3. Hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất
1.2.3.1.Chỉ tiêu định tính
Về cơ bản, xếp hạng tín dụng được hiểu là những ý kiến đánh giá về rủi
ro tín dụng và hiệu quả tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng nhằm thể hiện
khả năng trả nợ của đối tượng được cấp tín dụng để đáp ứng các nghĩa vụ tài
chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Ngân hàng thu thập và lưu trữ những thông tin về khách hàng nhằm
đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và quản lý khách hàng. Nếu số liệu
ngân hàng thu thập và lưu trữ để làm căn cứ thẩm định khách hàng không
đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu khách quan, không cập nhật kịp thời… sẽ làm
tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn, về phương án vay vốn,
về khả năng trả nợ… Do đó, để nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ sản
xuất, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất thì ngân
hàng cần xếp hạng tín dụng nội bộ. Ngân hàng xếp hạng các khách hàng cá
nhân trong đó có hộ sản xuất thành 10 hạng có mức độ rủi ro từ thấp lên cao:
Aaa, Aa, a, Bbb, Bb, b, Ccc, Cc, c, d như mô tả trong bảng sau:
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
8
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
Loại Mức độ rủi ro
Aaa Thấp
Aa Thấp
a Thấp
Bbb Thấp
Bb Trung bình
b Trung bình
Ccc Trung bình
Cc Cao
c Cao
d Cao
Bước 1: Thu thập thông tin
CBTD tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng
từ các nguồn như: Hồ sơ do khách hàng cung cấp gồm các giấy tờ pháp lý
như chứng minh nhân dân, xác nhận của tổ chức quản lý, chi trả thu nhập….
Phỏng vấn khách hàng và các nguồn khác.
Bước 2: Chấm điểm các thông tin cá nhân cơ bản
STT Chỉ tiêu
1
Tuổi 18-25 tuổi 25-40 tuổi 40-60 tuổi Trên 60
Điểm 5 15 20 10
2
Trình độ học
vấn
Trên đại học Đại học/
cao đẳng
Trung học Dưới trung
học/thất học
Điểm 20 15 5 -5
3
Nghề nghiệp Chuyên môn/
kỹ thuật
Thư ký Kinh doanh Nghỉ hưu
Điểm 25 15 5 0
4
Thời gian công
tác
Dưới 6 tháng 6 tháng- 1
năm
1-5 năm >5 năm
Điểm 5 10 15 20
5
Thời gian làm
công việc hiện
tại
Dưới 6 tháng 6 tháng- 1
năm
1-5 năm >5 năm
Điểm 5 10 15 20
6 Tình trạng nhà Sở hữu riêng Thuê Chung với Khác
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
9
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
ở gia đình
Điểm 30 12 5 0
7
Cơ cấu gia đình Hạt nhân Sống với
cha mẹ
Sống cùng 1
gia đình hạt
nhân khác
Sống cùng 1
số gia đình
hạt nhân khác
Điểm 20 5 0 -5
8
Số người ăn
theo
Độc thân < 3 người 3-5 người >5 người
Điểm 0 10 5 -5
9
Thu nhập cá
nhân hàng năm
>120 triệu
đồng
36-120
triệu đồng
12-36 triệu
đồng
<12 triệu
Điểm 40 30 15 -5
10
Thu nhập của
gia đình/năm
>240 triệu
đồng
72-240
triệu đồng
24-72 triệu
đồng
<24 triệu
Điểm 40 30 15 -5
CBTD tổng hợp điểm của khách hàng theo biểu điểm trên, nếu khách
hàng đạt tổng điểm <0 thì chấm dứt quá trình chấm điểm và từ chối cấp tín
dụng. Nếu khách hàng đạt tổng điểm lớn hơn 0 thì tiếp tục bước 3.
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
10
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
Bước 3: Chấm điểm tiêu chí quan hệ với ngân hàng
STT Chỉ tiêu
1
Tình hình trả nợ
với ngân hàng
Chưa giao
dịch vay
vốn
Chưa
bao giờ
quá hạn
Thời gian quá
hạn <30 ngày
Thời gian quá
hạn >30 ngày
Điểm 0 40 0 -5
2
Tình hình chậm
trả lãi
Chưa giao
dịch vay
vốn
Chưa
bao giờ
chậm trả
Chưa bao giờ
chậm trả trong
2 năm gần đây
Đã có lần
chậm trả trong
2 năm gần đây
Điểm 0 40 0 -5
3
Tổng nợ hiện tại
(VND hoặc
tương đương)
< 100
triệu
100-500
triệu
500 triệu- 1 tỷ >1 tỷ
Điểm 25 10 5 -5
4
Các dịch vụ khác
sử dụng của ngân
hàng
Chỉ gửi
tiết kiệm
Chỉ sử
dụng thẻ
Tiết kiệm và
thẻ
Không sử
dụng dịch vụ
gì
Điểm 15 5 25 -5
5
Số dư tiền gửi
tiết kiệm trung
bình (VND)
> 500
triệu
100-500
triệu
20-100 triệu < 20 triệu
Điểm 40 25 10 0
Bước 4: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
CBTD tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm chấm trong bảng ở
bước 2 và bước 3. Sau khi tổng hợp điểm, CBTD xếp hạng khách hàng như
sau:
Loại Số điểm đạt được Cấp tín dụng
Aaa >=401 Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng
Aa 351-400 Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng
a 301-350 Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng
Bbb 251-300 Cấp tín dụng với hạn mức tùy thuộc vào
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
11
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
phương án bảo đảm tiền vay
Bb 201-250 Có thể cấp tín dụng nhưng phải xem xát kỹ
lưỡng hiệu quả phương án vay vốn và bảo đảm
tiền vay
b 151-200 Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập
trung thu nợ
Ccc 101-150 Từ chối cấp tín dụng
Cc 51-100 Từ chối cấp tín dụng
c 0-50 Từ chối cấp tín dụng
d <0 Từ chối cấp tín dụng
Hạng khách hàng phải phản ánh chính xác tình trạng rủi ro của mỗi khách
hàng. Vì vậy, hạng khách hàng được đánh giá lại mỗi năm 1 lần. Ngoài ra, các
CBTD phải đánh giá lại hạng khách hàng bất kỳ lúc nào có sự kiện xảy ra có thể
gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và nếu cần thiết thì hạng của
khách hàng phải được điều chỉnh kịp thời. Hạng của khách hàng cũng là chỉ tiêu
định tính phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lượng giúp cho ngân hàng có cách đánh giá cụ thể hơn về
mặt chất lượng tín dụng, giúp các ngân hàng có biện pháp xử lý kịp thời
những khoản vay kém chất lượng. Các chỉ tiêu cụ thể mà ngân hàng thường
dùng để đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất là:
a, Doanh số cho vay hộ sản xuất
Doanh số cho vay hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số
tiền ngân hàng cho hộ sản xuất vay trong thời kỳ nhất định thường là một
năm. Ngoài ra, ngân hàng còn dựng chỉ tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng cho
vay hộ sản xuất trong tổng số cho vay của ngân hàng trong một năm.
Tỷ trọng cho vay HSX
=
Doanh số cho vay HSX
Tổng doanh số cho vay
Nếu doanh số cho vay càng cao, tỷ trọng cho vay cao thì điều đó cho
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
12
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
thấy ngân hàng đã hoạt động tín dụng có hiệu quả. Nếu doanh số cho vay
càng giảm, tỷ trọng cho vay thấp thì hiệu quả tín dụng của ngân hàng là
không tốt.
b, Doanh số thu nợ hộ sản xuất
Doanh số thu nợ hộ sản xuất chỉ là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng số
tiền ngân hàng đã thu hồi được sau khi đã giải ngân cho hộ sản xuất trong một
thời kỳ.
Tỷ lệ thu nợ HSX
=
Doanh số thu nợ HSX
Tổng dư nợ của HSX
Để phản ánh tình hình thu nợ hộ sản xuất, ngân hàng còn sử dụng chỉ
tiêu tương đối phản ánh tỷ trọng thu hồi được trong tổng doanh số cho vay hộ
sản xuất của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả thu hồi nợ của ngân
hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ thu nợ hộ sản xuất càng
cao thì chứng tỏ hoạt động thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời
thể hiện ý thức trả nợ của khách hàng càng cao, đồng vốn cho vay được sử
dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín
dụng đối với hộ sản xuất càng cao. Ngược lại nếu chỉ tiêu này càng thấp thì
chứng tỏ hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sqanr xuất sẽ thấp.
c, Dư nợ quá hạn hộ sản xuất
Dư nợ quá hạn hộ sản xuất là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh tổng thể số
tiền ngân hàng chưa thu hồi được sau một thời gian nhất định kể từ ngày
khoản vay đựoc cho vay đến hạn thanh toán thời điểm đang xem xét.
Bên cạnh chỉ tiêu tuyệt đối ngân hàng cũng thường xuyên sử dụng các
chỉ tiêu như:
Tỷ lệ quá hạn HSX
=
Dư nợ quá hạn HSX
Tổng dư nợ của HSX
Đây là chỉ tiêu là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả tín dụng hộ
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
13
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
sản xuất và chất lượng tín dụng đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất. Dư nợ
quá hạn càng nhỏ, tỷ lệ nợ quá hạn thấp thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng
cao. Nếu dư nợ quá hạn càng cao, tỷ lệ nợ quá hạn cao thì chứng tỏ hoạt
động tín dụng đối với hộ sản xuất tại ngân hàng là thấp.
Hoạt động ngân hàng nói chung và TDNH nói riêng đều chứa đựng
nhiều rủi ro tác động đến lợi nhuận và sự an toàn trong kinh doanh của ngân
hàng. Do đó việc đảm bảo thu hồi đủ vốn cho vay đúng hạn, thể hiện qua tỷ lệ
nợ quá hạn thấp là vấn đề quan trọng trong quản lý ngân hàng tác động trực
tiếp đến sự tồn tại của các ngân hàng.
Để đánh giá khả năng không thu hồi được nợ người ta sử dụng chỉ tiêu:
Tỷ lệ nợ khó đòi
=
Tổng nợ khó đòi
Tổng nợ quá hạn
Đây là chỉ tiêu tương đối, tỷ lệ này ở mức cao là dấu hiệu của khoản
vay có vấn đề và nguy cơ mất vốn là rất cao.
d, Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất
Vòng quay vốn
tín dụng HSX
=
Doanh số thu nợ HSX
Dư nợ bình quân HSX
Dư nợ bình quân HSX
=
Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm
2
Vòng quay vốn tín dụng hộ sản xuất để đo lường tốc độ luân chuyển
vốn tín dụng, thời gian thi hồi nợ vay nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín
dụng càng lớn thì tốc độ luân chuyển vốn tín dụng càng cao, thời gian thu hồi
vốn nhanh, đồng vốn của ngân hàng bỏ ra đã được sử dụng một cách có hiệu
quả, tiết kiệm chi phí, tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Điều đó cho thấy
hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất càng cao. Ngược lại, nếu vòng quay
vốn tín dụng càng thấp thì hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất
càng thấp.
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
14
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
e, Lợi nhuận của ngân hàng
Là một chỉ tiêu quan trọng để xem xét chất lượng tín dụng hộ sản xuất.
Chỉ tiêu này phản ánh tần xuất sử dụng vốn đựoc xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi - Thuế
Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ta có thể đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn
của ngân hàng cũng như hiệu quả của đồng vốn đó mang lại. Nếu lợi nhuận
của ngân hàng càng cao thì chứng tỏ ngân hàng thực sự đã hoạt động tín dụng
có hiệu quả. Ngược lại nếu lợi nhuận ít hay thậm chí là âm thì chứng tỏ hoạt
động tín dụng của ngân hàng là không tốt.
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất
Việc nâng cao hiệu quả tín dụng ngân hàng đối với hộ sản xuất có ý
nghĩa rất lớn đối với ngân hàng vì nó quyết định đến sự thành bại của ngân
hàng. Do vậy, phải nâng cao hiệu quả tín dụng hộ sản xuất là một yêu cầu
thường xuyên đối với ngân hàng. Để làm tốt điều đó cần phải xem xét các yếu
tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng hộ sản xuất.
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
15
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
a. Yếu tố môi trường
Môi trường là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất
lượng tín dụng hộ sản xuất. Đặc biệt ở nước ta hoạt động nông nghiệp còn
mang tính thời vụ phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên thì điều kiện tự nhiên
có ảnh hưởng rất lớn.
- Môi trường tự nhiên.
Môi trường tự nhiên tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh
doanh của hộ sản xuất nhất là những hộ sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ
yếu vào điều kiện tự nhiên. Nếu “mưa thuận gió hồ” thì sản xuất nông nghiệp
gặp nhiều thuận lợi, người dân được mùa sản xuất kinh doanh gặp nhiều
thuận lợi… Hộ sản xuất có khả năng tài chính ổn định từ đó hộ sản xuất sẽ có
khả năng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ thu được toàn bộ gốc
và lãi dẫn đến các món cho vay đạt hiệu quả tốt.
Ngược lại nếu thiên tai bất ngờ xảy ra thì sản xuất gặp nhiều khó khăn
gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho hộ sản xuất, làm cho hộ sản xuất gặp khó
khăn trong việc trả nợ cho ngân hàng. Điều này dẫn đến khoản tín dụng có thể
không được thu hồi đúng thời hạn từ đó làm tăng các khoản nợ xấu cho ngân
hàng. Tức là hiệu quả tín dụng của ngân hàng bị giảm.
- Môi trường kinh tế xã hội.
Môi trường kinh tế xã hội có ảnh hưởng gián tiếp đến chất lượng tín
dụng hộ sản xuất. Môi trường kinh tế ổn định và phát triển sẽ tạo điều kiện
cho hộ sản xuất làm ăn có hiệu quả, do vậy hộ sản xuất sẽ vay nhiều hơn, các
khoản vay đều được hộ sản xuất sử dụng đúng mục đích mang lại hiệu quả
kinh tế. Từ đó, các khoản vay được hoàn trả đúng thời hạn cả gốc và lãi làm
cho chất lượng tín dụng hộ sản xuất được nâng lên.
Ngược lại, nếu kinh tế bất ổn định, gặp nhiều khó khăn trong sản xuất
thì sẽ không kích thích được hộ sản xuất đi vay để đầu tư vào sản xuất. Đồng
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
16
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
thời do kinh tế gặp khó khăn dẫn đến khả năng trả nợ của hộ sản xuất giảm,
ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hồi nợ thậm chí sẽ có những khoản vay
không thể thu hồi được. Vì vậy mà hiệu quả tín dụng của ngân hàng cũng sẽ
giảm theo.
- Môi trường chính trị – pháp lý.
Ngân hàng là một trong những ngành phải chịu sự giám sát chặt chẽ
của cơ quan pháp luật và cơ quan chức năng.
Do vậy, việc tạo ra môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần quan
trọng vào việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Môi trường chính trị ổn định, tạo điều kiện và cơ sở pháp lý để hoạt
động tín dụng ngân hàng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ sản
xuất được tiến hành một cách thuận lợi. Những quy định cụ thể của pháp luật
về tín dụng và các lĩnh vực khác có liên quan đến hoạt động tín dụng là cơ sở
để xử lý, giải quyết khi xẩy ra các tranh chấp tín dụng một cách hữu hiệu
nhất. Vì vậy môi trường chính trị – pháp lý có ảnh hưởng lớn đến hoạt động
tín dụng hộ sản xuất. Nếu chính trị ổn định các hộ sản xuất sẽ yên tâm đầu tư
và mở rộng sản xuất và hàng lang pháp lý không rườm rà sẽ làm cho các hộ
sản xuất dễ dàng trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng từ đó kích
thích các hộ sản xuất đầu tư vào sản xuất kinh doanh được thuận lợi hơn. Các
hộ sản xuất sẽ có khả năng trả nợ đúng hạn dẫn đến hiệu quả tín dụng của
ngân hàng được nâng cao. Ngược lại nều chính trị- pháp lý không ổn định thì
sẽ gây khó khăn trong việc thu hơi nợ cho ngân hàng làm cho hiệu quả tín
dụng của ngân hàng bị giảm đi.
b. Yếu tố thuộc về khách hàng
- Trình độ của khách hàng bao gồm cả trình độ sản xuất và trình độ
quản lý của khách hàng. Với một trình độ sản xuất phù hợp và trình độ quản
lý khoa học, khách hàng có thể đạt được kết quả sản xuất kinh doanh tốt, sẽ
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
17
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
cú khả năng tài chính để trả nợ ngân hàng. Lúc này hiệu quả tín dụng của
ngân hàng được nâng lên. Ngược lại thì khả năng trả nợ của hộ sản xuất gặp
nhiều khó khăn dẫn đến khả năng tả nợ giảm làm cho hiệu quả tín dụng của
ngân hàng cũng giảm.
c. Các yếu tố thuộc về ngân hàng
Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng một mặt cũng giống
như các quan hệ tín dụng khác trong cơ chế thị trường, nhưng mặt khác đó
còn là chính sách các quy định của ngân hàng .
- Chính sách tín dụng ngân hàng
Chính sách tín dụng ngân hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
tín dụng. Nếu những chính sách tín dụng đúng đắn sẽ đưa ra được hình thức
cho vay phù hợp với nhu cầu, thu hút được khách hàng, đồng thời cũng
khuyến khích khách hàng trả nợ đúng hạn từ đó làm tăng hiệu quả tín dụng
của ngân hàng. Ngược lại nếu chính sách tín dụng không phù hợp với tình
hình kinh tế lúc đó sẽ làm giảm hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
- Chấp hành quy chế tín dụng
Việc chấp hành các quy chế tín dụng của cán bộ làm công tác ngân
hàng nói chung và tín dụng nói riêng là nguyên nhân để các chỉ tiêu định tính
đánh giá hiệu quả tín dụng ngân hàng có thực hiện được hay không. Việc
chấp hành các quy định, các văn bản của Luật các tổ chức tín dụng các quy
định của bản thân mỗi ngân hàng khi cho vay của mỗi cán bộ tín dụng cẩn
phải được tuân thủ.
- Trình độ cán bộ tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng khoản
vay. Nếu trình độ nghiệp vụ của các cán bộ là tốt và ngày càng được nâng cao
thì cán bộ tín dụng sẽ thực hiện các món cho vay có hiệu quả, thu hồi các
khoản nợ đúng hạn. Từ đó hiệu quả tín dụng của ngân hàng được nâng cao.
Ngược lại nếu cán bộ tín dụng cho vay đối với hộ sản xuất có khả năng tà
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
18
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
chính không ổn định, không rõ rang, không có nguồn trả nợ dẫn đến khả năng
tả nợ của các hộ là kém. Điều này dẫn đến hiệu quả tín dụng cảu ngân hàng
cũng sẽ bị giảm đi.
- Kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng nếu việc làm này được tiến hành
một cách kịp thời đồng bộ sẽ nắm bắt và sử lý được những khoản vay có vấn
đề làm giảm rủi do cho ngân hàng dẫn đến hiệu quả tín dụng tăng lên.
- Hệ thống thông tin ngân hàng sẽ tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắt
được thông tin của khách hàng trước khi quyết định một khoản cho vay. Yếu
tố này rất quan trọng bởi vì nó góp phần ngăn chặn những khoản cho vay có
chất lượng không tốt ngay từ khi chưa xảy ra.
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
19
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐỐI
VỚI HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT
HUYỆN NINH GIANG
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT huyện Ninh Giang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển NHNo&PTNT huyện Ninh Giang
NHNo&PTNT huyện Ninh Giang là một chi nhánh thuộc NHNo&
PTNT tỉnh Hải Dương với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận
nông nghiệp, nông thôn và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn.
NHNo&PTNT huyện Ninh Giang đã giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường
tài chính của đại bàn huyện Ninh Giang.
Ngày 1/4/1996 huyện Ninh Thanh đã tách thành 2 huyện Ninh Giang và
Thanh Miện, trước đây là Ngân hàng nông nghiệp Ninh Thanh. Theo quyết định
số 05/24 QĐ- TTg ban hành vào ngày 1/4/1996 tách huyện Ninh Thanh thành 2
huyện và cùng với sự phát triển của Đất nước, cũng như công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa Đất nước, nhu cầu cấp bách và những chủ trương của Đảng và
Chính phủ về phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay, cho nên cần có các
Ngân hàng cấp huyện để đẩy nhanh giải ngân, cấp vốn, huy động vốn…
Được thành lập sau khi tái lập huyện năm 1996, theo quyết định số
107/QĐ- NH ngày 28/12/1996 của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.
Là một chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương với chức năng
kinh doanh tiền tệ tín dụng.
Từ một chi nhánh ngân hàng còn nhiều khó khăn, nhờ kiên trì khắc
phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Ninh
Giang không những đã khẳng định được mình mà còn vươn lên phát triển
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
20
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
trong cơ chế thị trường. Thật sự là một chi nhánh của ngân hàng thương mại
quốc doanh lớn, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng mở rộng với tất cả các
dịch vụ tài chính ngân hàng.
Hiện nay, NHNo&PTNT huyện Ninh Giang có một hộ sở chính và 2
phòng giao dịch trực thuộc là PGD Tân Quang và PGD Cầu Ràm. Là chi
nhánh ngân hàng duy nhất trên địa bàn huyện, có sự phân bố đồng đều, rộng
khắp với tất cả các xã trong huyện. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các
hộ nông dân, hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và các công ty thuộc
mọi thành phần kinh tế.
Nhờ hoạt động ngày càng chất lượng lên uy tín của NHNo&PTNT
huyện Ninh Giang ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn đồng
hành không thể thiếu của bà con nông dân.
Với trách nhiệm của một ngành cung ứng vốn để phát triển kinh tế địa
phương. Ngành ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT huyện Ninh Giàng nói
riêng đã có những đóng góp tích cực phục vụ cho chương trình kinh tế xã hội
của toàn tỉnh nói riêng và của huyện Ninh Giang nói riêng. Những năm gần
đây, trên lĩnh vực huy động vốn và cho vay các chương trình chuyển dịch cơ
cấu của địa bàn NHNo&PTNT huyện Ninh Giang có những đóng góp quan
trọng được thể hiện thông qua tăng trưởng khối lượng tín dụng và thay đổi cơ
cấu qua các năm.
2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý
Hiện nay NHNo&PTNT huyện Ninh Giang có 35 cán bộ công nhân viên.
Trong đó:
Trình độ đại học là 32 cán bộ Chiếm 91,43%
Trình độ cao đẳng là 1 cán bộ Chiếm 2,86%
Trình độ trung cấp là 2 cán bộ Chiếm 5,71%
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
21
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
Mô hình tổ chức:
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Ninh Giang trong
những năm gần đây
Trong quá trình hoạt động, NHNo&PTNT huyện Ninh Giang đã gặp
không ít những khó khăn nhưng cũng có những thuận lợi nhất định. Cùng với
việc khắc phục những khó khăn, ngân hàng đã biết nắm bắt cơ hội để từ đó
đề ra những mục tiêu, bước đi và giải pháp phù hợp. Vỡ vậy hoạt động kinh
doanh của ngân hàng đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn của NHNo&PTNT huyện Ninh Giang
Đối với hoạt động huy động vốn, đõy là hoạt động “đầu vào” của
ngân hàng, ngân hàng phần lớn dựa vào việc huy động tiền vốn nhàn rỗi tạm
thời trong nền kinh tế. Để thực hiện được hoạt động huy động vốn thì ngân
hàng cần có một lượng vốn nhất định là vốn tự có. Lượng vốn này chiếm một
tỷ lệ nhỏ trong tổng vốn sử dụng song nó rất quan trọng đối với hoạt động
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
Giám đốc
Phó giám đốc phụ trách kế toán- ngân quỹ
Phó giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng kế
toán và ngân
quỹ
Phòng kế
hoạch và kinh
doanh
Phòng giao
dịch Cầu
Ràm
Phòng giao
dịch Tân
Quang
22
Chuyên đề thực tập Trường đại học kinh tế quốc
dân
ngân hàng. Đõy là cơ sở thu hút tiền gửi của khách hàng, là nguồn để trang
trải rủi ro khi gặp phải trong kinh doanh. Trong những năm qua
NHNo&PTNT huyện Ninh Giang luôn là một trong những huyện có thành
tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu vay
vốn của nhân dân địa phương.
a, Nguồn huy động vốn
Bảng 1: Nguồn huy động qua các năm từ 2010 – 2012
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011
So với 2010
2012
So với 2011
+/- % +/- %
Tổng nguồn
vốn huy động
209.245 266.961 57.716 27,58
305.12
6
38.165 14,29
Nguồn nội tệ 179.950 226.916 46.966 26,09 263.934 37.018 16,31
Nguồn ngoại tệ 29.295 40.045
10.75
0
36,69 41.192 1.147 2,86
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng 2010 – 2012)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động tăng qua các
năm. So với năm 2010, tổng nguồn vốn huy động tăng từ 209.245 triệu đồng
lên 266.961 triệu đồng, tốc độ tăng là 27,58% vượt 6,5% so với chỉ tiêu đề ra.
Đến năm 2012, nguồn vốn huy động của ngân hàng là 305.126 triệu đồng,
tăng so với 2011 là 38.165 triệu đồng, tốc độ tăng là 14,29%. Trong đó,
nguồn nội tệ là 263.934 triệu đồng còn nguồn ngoại tệ đạt là 41.192 triệu
đồng. Như vậy nguồn vốn nội tệ và ngoại tệ đều tăng trong các năm và trong
tỷ trọng nguồn vốn huy động qua các năm thì nguồn vốn nội tệ chiếm tỷ trọng
cao trên 85%. Do địa bàn nằm ở vùng nông thôn nên nguồn vốn huy động từ
nội tệ là chủ yếu. Qua đây, ta cũng thấy NHNo&PTNT huyện Ninh Giang đã,
đang thật sự quan tâm tới việc thu hút nguồn vốn trên chính địa bàn của mình
và cũng đã đạt được những thành tích đáng kể.
b,Cơ cấu nguồn vố n
Lớp: NH12B.07 SVTH: Nguyễn Kim Dung
23