Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại Chi nhánh Nam Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.63 KB, 13 trang )

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại CN NHNN Nam Hà Nội
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với
Doanh nghiệp tại Chi nhánh Nam Hà Nội :
3.1 Mục tiêu hoạt động cho vay đối với doanh nghiệo tại chi
nhánh năm 2008 :
Căn cứ vào những kết quả đã đạt được trong năm 2007 và tình
hình thực tiễn, những xu hướng triển vọng trong năm tới, kế hoạch hoạt
động của chi nhánh dự kiến trong năm 2008 với những mục tiêu sau :
Tổng dư nợ địa phương tăng 23%
Nợ xấu ( nhóm 2 đến nhó năm ) dưới 3% tổng dư nợ
Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn : trên 60% dư nợ
3.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với Doanh
nghiệp tại chi nhánh Nam Hà Nội.
3.2.1 Giải pháp nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng :
Cho vay là nghiệp vụ đòi hỏi người cán bộ phải có khả năng, trình
độ, kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực không chỉ biết về nghiệp vụ mà
còn phải có kiến thức về các lĩnh vực liên quan đến tâm lý học, quản trị
học, kế toán, luật học…Để cho vay có hiệu quả đòi hỏi các Ngân hàng
phải có đội ngũ cán bộ tín dụng tốt. Nhất là hiện nay các NHTM đã và
đang phát tiến hành cơ cấu lại, đưa công nghệ tin học vào tất cả các
khâu, các nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh. Vì thế, đòi hỏi các
Ngân hàng phải đẩy mạnh công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
đảm bảo hiện đại hoá thành công. Ngân hàng là một ngành kinh tế tổng
hợp, hoạt đông đa năng, đòi hỏi chuyên môn hoá cao, rất nhạy cảm với
các biến động về kinh tế, chính trị, xã hội. Do đó, công tác đào tạo, bồi
dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của ngân hàng
nói chung và nhân viên tín dụng nói riêng là rất quan trọng, phát tiến
Nguyễn Hoàng Sơn – TC46Q 1
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại CN NHNN Nam Hà Nội
hành thường xuyên, để vừa đáp ứng các yêu cầu công việc hiện tại, vừa
chuẩn bị nguồn lực phát triển ngân hàng trong tương lai.


3.2.1.1 Tổ chức thi tuyển nghiêm túc :
Ở nước ta hiện nay tình trạng tuyển dụng theo chế độ “ con em
trong ngành” còn rất phổ biến nhất là ở các Ngân hàng Thương mại Nhà
nước. Điều này là cho vấn đề tuyển dụng vân luôn trong cái vòng luẩn
quẩn. Vì thế không riêng gì chi nhánh NHNN Nam Hà Nội mà các ngân
hàng khác cần phải đưa ra một chương trình tuyển dụng hợp lý, đảm bảo
tuyển chọn được những nhân viên có trình độ kiến thức, kỹ năng và
những phẩm chất phù hợp, tránh tình trạng tuyển dụng theo kiểm “ con
ông cháu cha” bất chấp trình độ và phẩm chất
Khi tuyển dụng cần đưa ra các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và
các phẩm chất khác cần thiết đối với một cán bộ tín dụng. Để tuyển chọn
có chất lượng cần một quy trình tuyển chọn thực hiện qua nhiều vòng.
Hình thức truyền thống mà cá ngân hàng áp dụng phổ biến hiện nay là
thi trắc nghiệm và phỏng vấn. Một yếu tố rất quan trọng tác động đến
chất lượng của mỗi đợt tuyển dụng là có nhiều đối tượng tiềm năng biết
đến đợt thi tuyển không. Để thu hút đông đảo người tham gia thi tuyển,
Ngân hàng cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo về các
chương trình tuyển dụng.
3.2.1.2 Xây dựng cơ chế đãi ngộ minh bạch :
Để tạo động lực trong quá trình công tác, Ngân hàng nên xây dựng
một chính sách lương, thưởng minh bạch, tạo sức cạnh tranh giữa các
nhân viên với nhau.
Nguyễn Hoàng Sơn – TC46Q 2
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại CN NHNN Nam Hà Nội
Ngân hàng có thể xây dựng chính sách trả lương và thưởng không
chỉ trên cơ sở lợi nhuận mà còn trên cơ sở tiến bộ về mặt kiến thức, kỹ
năng, khă năng ứng dụng công nghệ… của nhân viên nhằm tạo động lực
khuyến khích các nhân viên không ngừng học tập và rèn luyên nâng cao
năng lực nghề nghiệp
Bên cạnh chế độ lương, thưởng hàng năm, các chính sách đãi ngộ

khác như chế độ bảo hiểm cho nhân viên, tổ chức cho cán bộ nhân viên
trong ngân hàng có những hoạt động ngoài giờ như thể thao, du lịch, văn
nghê.. góp tạo sự gắn bó lâu dài với ngân hàng và hăng hái trong lao
động.
3.2.1.3 Nâng cao chất lượng đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ
tín dụng :
Ngân hàng cần xây dựng chương trình đào tạo chính thức đối với
các cán bộ tín dụng. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của công tác
đào tạo. Với các cán bộ trẻ mới vào chủ yếu là đào tạo tại chỗ trên cơ sở
một kèm một, họ sẽ cùng làm việc với một cán bộ tín dụng có kinh
nghiệm. Học viên sẽ thu được kiến thức thông qua quan sát, tham gia,
thảo luận không chính thức sau đó họ sẽ thực hiện công tác độc lập.
Ngoài việc đào tạo tại chỗ, Ngân hàng có thể cử cán bộ tín dụng tham gia
dự các khoá đào tạo do NHNN Viêt Nam tổ chức, hoặc tham gia hội
thảo, hội nghị về ngân hàng- tài chính…Thường xuyên cập nhật cho cán
bộ tín dụng những thay đổi mới nhất vê pháp luật và những tiến bộ,
những thay đổi liên quan đến nghiệp vụ
3.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định
Thẩm định để giải quyết vấn đề cơ bản của cho vay là có nên cho
vay hay không và cho vay như thế nào. Để đưa ra trả lời chính xác cho
Nguyễn Hoàng Sơn – TC46Q 3
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại CN NHNN Nam Hà Nội
những câu trả lời trên Ngân hàng cần thiết phải hoàn thiện thẩm định trên
các mặt sau.
Uy tín của khách hàng phải được đề cập cụ thể hơn, nó phải có nội
dung trong tờ trình của cán bộ tín dụng, với các hình thức thức cụ thể là :
thẩm định qua hồ sơ quá khứ của khách hàng, qua phỏng vấn trực tiếp để
tìm hiểu phẩm chất của khách hàng vay trên các góc độ như động cơ vay,
ý chí trả nợ, thẩm định danh tiếng hoặc tai tiếng, uy tín của khách hàng
có thể thẩm định qua khách hàng của khách hàng xin vay vốn.

Hoàn thiện thẩm định các nguồn trả nợ của khách hàng. Nguồn trả
nợ quan trọng nhất là nguồn từ quyết toán của khoản vay, đây là nguồn
trả nợ từ chính hiệu quả của khoản vay, nó phụ thuộc vào khả năng tạo ra
lợi nhuận của người vay mà trực tiếp là phương án vay vốn. Nguồn thứ
hai là từ năng lực tài chính của khách hàng, nguồn này sẽ được dùng để
trả nợ cho Ngân hàng khi dự án thực hiện không thành công. Nguồn cuối
cùng là từ tài sản đảm bảo, khi khách hàng không có khả năng trả nợ
hoặc cố tình không trả Ngân hàng có thể phát mại tài sản đảm bảo để thu
hồi nợ. Việc ngân hàng xác định chính xác nguồn trả nợ của khách hàng
có thể giúp ngân hàng giảm rủi ro mất vốn trong hoạt động cho vay.
Thu thập, chọn lọc thông tin chính xác có liên quan đến doanh
nghiệp đến vay vốn. Cán bộ thẩm định cần đến cơ sở doanh nghiệp thực
hiện quá trình thẩm định cơ bản trước khi thực hiện thẩm định tài chính
doanh nghiệp bằng cách đến cơ sở doanh nghiệp để quan sát, thống kê
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có thể nhận định sơ qua về
tình hình làm ăn của doanh nghiệp,
3.2.3 Giải pháp hạn chế nợ quá hạn và xử lý nợ xấu :
a) Hạn chế nợ quá hạn :
Nguyễn Hoàng Sơn – TC46Q 4
Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với Doanh nghiệp tại CN NHNN Nam Hà Nội
Một trong những thành công trong việc nâng cao hiệu quả cho vay
là thực hiện các biện pháp ngăn ngừa nợ quá hạn ngay từ lúc phát sinh
nghiệp vụ cho vay cho đến khi thu hết nợ gốc và lãi. Các biện pháp này
được thực hiện thường xuyên liên tục, có ý thức từ người điều hành, lãnh
đạo đến cán bộ công nhân viên trong toàn Chi nhánh, nhất là cán bộ tín
dụng
Để hạn chế nợ quá hạn cần thực hiện các công việc sau :
- Thực hiện nghiêm chỉnh quy trình cho vay
- Thực hiện đầy đủ các quy trình về đảm bảo tiền vay
- Tăng cường và nâng vao chất lượng cán bộ tín dụng

- Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát
- Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng
- Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay
b) Xử lý nợ quá hạn :
Ngân hàng cần thực hiện phân loại nợ quá hạn theo định kỳ. Việc
phân loại này rất có ý nghĩa, giúp ngân hàng nắm được tình trạng nợ quá
hạn chung và thực trạng từng loại cho vay ở đơn vị, ở từng nhóm khách
hàng và ở từng khách hàng cụ thể, trên cơ sở đó có thể xử lý nợ một cách
thích hợp và có hiệu quả cao.
Nợ quá hạn được xem như một dấu hiệu của một vấn đề rủi ro
tiềm ẩn. Để xác định được bản chất cần tìm hiểu nguyên nhân của nợ quá
hạn. Để làm được điều này, cán bộ tín dụng phải liên lạc với doanh
nghiệp ngay lập tức và thảo luận về khoản nợ quá hạn này, từ đó đưa ra
biện pháp tháo gỡ.
Nếu nợ quá hạn là biểu hiện của doanh nghiệp không muốn hoặc
không có khả năng hoàn trả thì khoản vay đó đã có vấn đề nghiêm trọng
có khả năng dẫn đến khả năng mất vốn của ngân hàng. Với khoản vay có
Nguyễn Hoàng Sơn – TC46Q 5

×