Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bài tập môn quan tri chất lượng ISO 50001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.77 KB, 4 trang )

Suất sứ:ngày 11 tháng 5 năm 2012 Bộ Công Thương đã phối hợp với tổ chức phát
triển công nghiệp của Liên hợp quốc UNIDO tổ chức Hội thảo giới thiệu về Hệ
thống quản lý năng lượng theo ISO 50001. Đây là một Hệ thống mới về quản lý
năng lượng theo tiêu chuẩn quốc tế hiện nay đang được áp dụng ở nhiều nước trên
thế giới. ISO 50001 đã được Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) công bố ngày 15
tháng 6 năm 2011.
Lĩnh vực :Đây là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý năng lượng và là một
công cụ quản lý năng lượng hữu hiệu trong các doanh nghiệp.
Nội dung và quy trình thực hiện: Tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng đã
được thiết kế để có thể áp dụng cho bất cứ tổ chức nào, không liên quan đến quy
mô và loại hình của tổ chức đó. Tiêu chuẩn quản lý năng lượng có thể được thực
hiện một cách riêng biệt hoặc có thể lồng ghép với các tiêu chuẩn quản lý khác
nhau như ISO 9001, ISO 14001. Mặc dù không đưa ra các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể
nào, nhưng tiêu chuẩn này yêu cầu các tổ chức tham gia cam kết cải tiến hiệu suất
năng lượng sử dụng một cách thường xuyên, liên tục và giám sát kết quả thực hiện
để có sự điều chỉnh thich hợp. Việc áp dụng ISO 50001 giúp doanh nghiệp thực
hiện tốt hơn luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Tiêu chuẩn hệ thống quản lý năng lượng được thực hiện trước tiên vì lợi
ích của doanh nghiệp và sau đó là vì lợi ích của đối tác và khách hàng. Doanh
nghiệp có thể lựa chọn việc có lấy chứng nhận hay không chứng nhận phù hợp với
ISO 50001 cho hệ thống quản lý năng lượng của mình. Tuy nhiên, việc chứng nhận
bởi một tổ chức chứng nhận độc lập sẽ là bằng chứng khách quan việc doanh
nghiệp có hệ thống quản lý năng lượng phù hợp với yêu cầu của ISO 50001.
qUY TRÌNH VẬN HÀNH CỦA ISO 50001
ISO 50001 tuân thủ quy trình kế hoạch – thực hiện – kiểm tra – hành động (tương
tự như ISO 50001 và ISO 14001) để cải tiến hiệu suất năng lượng một cách liên
tục và cung cấp một khuôn khổ giúp các tổ chức có thể:
+ Xây dựng chính sách sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
+ Thu thập và phân tích các dữ liệu để xác định các mục tiêu và chỉ tiêu phù hợp
với chính sách đặt ra
+ Đề ra các biện pháp để thực hiện mục tiêu


+ Thực hiện các biện pháp đã được hoạch định
+ Đo lường kết quả
+ Đánh giá hiệu quả của chính sách
+ Tiếp tục cải thiện hệ thống quản lý năng lượng
lợi ích hay ý nghĩa: LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG ISO 50001
Giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định của luật sử dụng năng lượng tiết kiệm
hiệu quả.
Tiết kiệm được chi phí năng lượng =>giảm chi phí sản xuất => tăng tính cạnh tranh
Sử dụng nguồn nhân lực và các nguồn lực có sẵn trong doanh nghiệp một cách
hiệu quả.
Giảm mức năng lượng tiêu thụ trên đơn vị sản phẩm
Giảm phát thải mà không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành
Chủ động kiểm soát chi phí năng lượng, giảm tác động khi giá năng lượng tăng
Có hồ sơ ghi chép lại mức tiết kiệm để sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp và trình
các cơ quan quản lý Nhà nước theo luật định
Tạo hình ảnh doanh nghiệp sản xuất xanh và sạch đối với công chúng, các đối tác
kinh doanh, khách hàng và các nhà nhập khẩu
TIỀM NĂNG TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ NĂNG LƯỢNG.
Mức tiết kiệm năng lượng có thể đạt được từ 10 – 20% đối với các doanh nghiệp
áp dụng hệ thống quản lý năng lượng lần đầu (theo khảo sát của UNIDO)
LỢI ÍCH VƯỢT TRỘI CỦA ISO 50001 SO VỚI CÁC GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM
NĂNG LƯỢNG KHÁC
Giúp doanh nghiệp sử dụng tốt hơn các thiết bị tiêu thụ năng lượng
Tạo sự minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyền truyền về quản lý
các nguồn năng lượng
Thúc đẩy việc thực hành quản lý năng lượng và tăng cường các hành vi quản lý
năng lượng tốt
Giúp doanh nghiệp đánh giá và sắp xếp thứ tự ưu tiên để áp dụng các công nghệ
hiệu quả năng lượng mới

Cung cấp một khuôn khổ để thúc đẩy hiệu quả năng lượng thông qua chuỗi cung
ứng
Huy động được sự quan tâm và nỗ lực của mỗi thành viên vào hoạt động quản lý
năng lượng từ việc phát hiện vấn đề, đề xuất biện pháp đến thực hiện và tự kiểm
tra, giám sát
Có thể lồng ghép hệ thống quản lý năng lượng với các hệ thống quản lý tổ chức
khác như môi trường, sức khỏe và an toàn.

×