Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

ĐỀ TÀI PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (998.05 KB, 56 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH
DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Thành phố Hồ Chí Minh – 2015
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH- MARKETING
BÀI TẬP NHÓM
MÔN: QUẢN TRỊ BÁN HÀNG
ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TRONG NGÀNH
DƯỢC VÀ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
GIẢNG VIÊN: TH.S LÊ THỊ THANH TRANG
Danh sách nhóm:
Ngô Thị Phương Tâm
Nguyễn Thị Thu Hà
Huỳnh Thị Kim Quyên
Lê Đoàn Phương Dung
Nguyễn Thị Hường
Võ Thành Tiến
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngành dược luôn là một đề tài nóng hổi, được quan tâm nhiều nhất
bởi lợi ích của nó mang lại cho con người là vô cùng to lớn. Nói đến
dược thì ai cũng đều nghĩ ngay đến các loại thuốc: thuốc chữa bệnh,
thuốc phòng bệnh, thuốc bổ nâng cao sức khoẻ Thị trường thuốc ngày
nay đa dạng với các loại thuốc ngoại, thuốc nội, thuốc giả đan xen lẫn
nhau tạo nên một thị trường vô cùng phức tạp gây ảnh hưởng lớn đến


hoạt động bán hàng trong ngành dược. Vì thế đề tài nhóm tôi đưa ra
nhằm mong muốn đi sâu phân tích rõ các vần đề có liên quan đến các
hoạt động bán hàng trong ngành dược và đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả chất lượng bán hàng trong ngành.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
− Phân tích được tầm quan trọng của hoạt động bán hàng trong thị
trường ngành dược tại Việt Nam
− Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động bán hàng trong
ngành
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập các thông tin thứ cấp bao gồm cả những thông tin định tính
và định lượng thông qua các nguồn báo, tạp chí, website chuyên ngành.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
− Thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 đến nay
− Không gian nghiên cứu: tại Việt Nam
5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
− Đối tượng nghiên cứu: hoạt động bán hàng
− Khách thể: Ngành dược tại Việt Nam
6. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu này giúp nhóm chúng tôi tổng hợp kiến thức về lĩnh
vực bán hàng, quản trị bán hàng. Đồng thời giúp nhóm chúng tôi vận
dụng lý thuyết môn học vào thực tế thị trường.
7. BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Đề tài này được trình bày trong ba chương:
Chương 1: Tổng quan ngành dược Việt Nam
Chương 2: Thực trạng ngành dược Việt Nam
Chương 3: Đề xuất, giải pháp
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DƯỢC VIỆT
NAM

1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN
1.1. Ngành dược thế giới
Ngành dược phẩm thời hiện đại đã phát triển được gần 100 năm từ
những năm 20 của thế kỷ trước. Nếu tính theo quy mô phát triển công
nghiệp, lĩnh vực này đã có lịch sử gần 50 năm.
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đa số các tập đoàn dược phẩm hàng
đầu thế giới hiện nay được thành lập. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước
đầu tiên phát triển mạnh ngành công nghiệp dược phẩm, theo sau đó là
các quốc gia khác như Anh, Mỹ, Bỉ và Hà Lan.
Vào những năm 1960, rất nhiều loại thuốc được phát triển từ thập
niên 50 được đưa vào sản xuất đại trà và tung ra thị trường. Trong đó,
nổi tiếng nhất là các thuốc như “The Pill” (thuốc tránh thai), Cortisone
(thuốc trị huyết áp) và nhiều loại thuốc tim mạch, chống trầm cảm khác.
Từ thập niên 70, thuốc điều trị ung thư bắt đầu được sử dụng phổ
biến. Nền công nghiệp dược phẩm thế giới bắt đầu phát triển mạnh. Các
quy định pháp lý về việc cho phép các thuốc phát minh “bom tấn” được
quyền bán với giá cao nhằm bù đắp các chi phí đầu tư nghiên cứu trước
đó bắt đầu có hiệu lực tại nhiều quốc gia
Vào giữa thập niên 80, hợp nhất sáp nhập các doanh nghiệp nhỏ với
các doanh nghiệp lớn hơn trở thành xu thế và rất nhiều thương vụ M&A
đã được thực hiện. Sau giai đọan này, nền công nghiệp sản xuất dược
phẩm được thu gom về dưới sự kiểm soát của một số tập đoàn dược
phẩm không lồ thống trị thị trường tiêu thụ trên toàn thế giới.
Bắt đầu từ những năm 90, môi trường kinh doanh của ngành dược
phẩm có sự thay đổi đáng kể với tiêu điểm là hoạt động mua bán sáp
nhập trên quy mô toàn cầu và chiến lược đầu tư mạnh mẽ cho hoạt động
nghiên cứu phát triển các hoạt chất mới và thử nghiệm lâm sàng.
Năm 1997, hoạt động quảng cáo trực tiếp đến người tiêu dùng thông
qua kênh radio và TV gia tăng nhanh chóng. Cũng trong giai đoạn này,
mạng lưới Internet giúp người tiêu dùng có thể mua thuốc trực tiếp từ

các hãng dược, các hãng dược có thể mua nguyên liệu trực tiếp từ nhà
sản xuất… và làm thay đổi về căn bản môi trường kinh doanh.
Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng và các
thuốc thay thế (dùng để điều trị cùng 1 loại bệnh) đang tạo ra nhiều cơ
hội mới cho các nhà sản xuất đến sau và làm gia tăng mức độ cạnh tranh
trong ngành. Đồng thời, trong thời gian gần đây, nhiều tranh cãi đã xuất
hiện xoay quanh các tác dụng phụ của thuốc và các chiến lược
marketing không minh bạch của các hãng dược phẩm.
1.2. Ngành dược Việt Nam
Thời Bắc thuộc, do đặc điểm địa lý và quan hệ chính trị, nền y dược
Việt Nam có sự giao thoa và chịu nhiều ảnh hưởng từ nền y dược Trung
Quốc. Qua trao đổi học hỏi những vị thuốc, kinh nghiệm chữa bệnh kết
hợp với các loại thảo dược bản địa đặc thù đã tạo nền móng đầu tiên cho
mảng Đông dược nói riêng và ngành dược Việt Nam nói chung.
Năm 938, thời kì Bắc thuộc kết thúc, ngành y dược Việt Nam tiếp tục
phát triển. Từ thời Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Tây Sơn và triều Nguyễn, nền
y dược dân độc đã được chú trọng đáng kể.
Từ năm 1858, trong thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã đưa Tây y vào
nước ta, năm 1902 mở trường đào tạo Dược sĩ Hà Nội, tổ chức một số
bệnh viện, bệnh xá ở các tỉnh, thành phố, phủ, huyện. Dưới sức ép của
Pháp, nhiều dược sĩ không được phép mở cửa hiệu, viện nghiên cứu khai
thác dược liệu trong nước cũng bị chèn ép, mảng Đông dược bị kìm hãm
phát triển.
Giai đoạn 1946 – 1954 kháng chiến chống Pháp ngành dược vừa
thiếu dược sĩ, công nhân, trang thiết bị, vật tư, vừa thiếu kinh nghiệm và
tổ chức quản lí. Ngành chủ yếu phát triển theo hướng tự lực cánh sinh,
tận dụng mọi nguyên liệu sẵn có từ cây thuốc trong nước. Thời kì này,
Việt Nam đã sản xuất được thuốc chiến thương, Filatov, ống tiêm, kìm
kẹp máu, dao mổ, kim khâu Cũng ở trong giai đoạn này, tại Thanh
Hóa, chính quyền đã mở các lớp trung cấp dược, ở chiến khu Việt Bắc

có viện đại học dược và mở nhiều lớp dược tá ở các liên khu.
Giai đoạn 1954 – 1975, miền Bắc tiến hành cải tạo ngành dược tự
doanh, xây dựng phát triển ngành dược quốc doanh. Năm 1965, nhu cầu
sử dụng thuốc tăng nhanh, nên hầu hết các xã đều có phong trào trồng và
sử dụng cây thuốc nam, hình thành một mạng lưới sản xuất dược hoàn
chỉnh từ trung ương đến địa phương để có thể sản xuất thuốc men theo
từng vùng theo hướng tự cung tự cấp.
Giai đoạn sau 1975, ngành dược phát triển qua 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1975 – 1990): Ngành dược Việt Nam giai đoạn này chủ
yếu bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, sức sản xuất không đáng kể.
Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người thời kỳ này đạt vào khoảng
0,5 - 1USD/năm. Do thuốc trong thời kỳ này khan hiếm nên tiêu chuẩn
chất lượng thuốc trong sử dụng chưa được chú trọng.
Giai đoạn 2 (1990 – 2005): Các nhà thuốc và các công ty sản xuất
thuốc phát triển rất nhanh, sản phẩm dược đa dạng, phong phú hơn. Đặc
biệt sau khi có Nghị quyết Trung ương IV và Quyết định 58 của Thủ
tướng chính phủ về công nghiệp dược đã có những bước phát triển đáng
kể, đảm bảo phần lớn nhu cầu về thuốc chữa bệnh, khắc phục được tình
trạng thiếu thuốc của nhiều năm trước đây. Giai đoạn này cũng chứng
kiến quá trình cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp dược quốc doanh theo
chủ trương cổ phần hóa của nhà nước.
Giai đoạn 3 (từ năm 2005 đến nay): Các công ty dược đẩy mạnh quá
trình nâng cấp tiêu chuẩn sản xuất lên GMP-ASEAN →GMP-
WHO→PIC/S→EU-GMP… nhằm thích ứng với yêu cầu về chất lượng
ngày càng gia tăng và phù hợp với quá trình toàn cầu hóa của ngành
dược Việt Nam trong quá trình hội nhập với thế giới.
Tình hình ngành dược trong nước
Theo IMS Health, Việt Nam thuộc 17 nước có ngành công nghiệp
dược đang phát triển. Phân loại này dựa trên tiêu chí chủ yếu là tổng giá
trị thuốc tiêu thụ hàng năm, ngoài ra còn có các tiêu chí khác như mức

độ năng động, tiềm năng phát triển thị trường và khả năng thay đổi để
thích nghi với các biến đổi chính sách về quản lý ngành dược tại các
quốc gia này.
Thị trường giàu tiềm năng: Thị trường dược phẩm Việt Nam có mức
tăng trưởng cao nhất Đông Nam Á, khoảng 16% hàng năm. Năm 2013
tổng giá trị tiêu thụ thuốc là 3,3 tỷ USD, dự báo sẽ tăng lên khoảng 10 tỷ
USD vào năm 2020 (BĐ1).
Cơ cấu thị trường thuốc chủ yếu là thuốc generic chiếm 51,2% trong
năm 2012 và biệt dược là 22,3%. Kênh phân phối chính là hệ thống các
bệnh viện dưới hình thức thuốc được kê đơn (ETC) chiếm trên 70%, còn
lại được bán lẻ ở hệ thống các quầy thuốc (OTC) (BĐ2). Tiêu thụ các
loại thuốc tại Việt Nam hiện nay cũng đang trong xu hướng chung của
các nước đang phát triển, đó là điều trị các bệnh liên quan đến chuyển
hóa và dinh dưỡng chiếm tỷ trọng nhiều nhất (20%) (BĐ3).
Mức chi tiêu cho sử dụng thuốc của người dân Việt Nam còn thấp, năm
2012 là 36 USD/người/năm (so với Thái Lan: 64 USD, Malaysia: 54
USD, Singapore:138 USD), cùng với mối quan tâm đến sức khỏe ngày
càng nhiều của 90 triệu dân sẽ là những yếu tố thúc đẩy phát triển ngành
dược Việt Nam.
BĐ1: Tăng trưởng tổng giá trị tiêu thụ thuốc và chi tiêu bình quân
đầu người cho dược phẩm
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS).
BĐ2: Cơ cấu thị trường thuốc ở Việt Nam
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Thiên Việt, BMI
Pharmaceuticals & Healthcare Report.
BĐ3: Cơ cấu doanh thu thuốc theo bệnh ở Việt Nam, 2013
Nguồn: Hang T. Nguyen, Ngành dược phẩm Việt Nam, 2014; Cục
Quản lý Dược.



Thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu
Công nghiệp dược Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 50% nhu
cầu sử dụng thuốc tân dược của người dân và 50% còn lại phải nhập
khẩu, chưa kể nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và các hoạt chất để sản
xuất thuốc. Tổng giá trị nhập khẩu thuốc năm 2013 trên 1,8 tỷ USD,
trong khi năm 2008 con số này chỉ mới 864 triệu USD, tăng hàng năm
trong giai đoạn 2008-2013 là 18% (BĐ4).
Năm 2013, thuốc nhập vào Việt Nam chủ yếu từ các thị trường Pháp,
Ấn Độ và Hàn Quốc….(BĐ5), còn nguyên liệu để sản xuất thuốc đa số
nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, lần lượt là 52% và 16% tổng giá trị
nhập khẩu (Bảng 1). Về nguyên liệu đông dược, 90% nhập từ Trung
Quốc, còn lại là thảo dược trồng ở Việt Nam, phổ biến như atisô, đinh
lăng, cam thảo, cao ích mẫu, diệp hạ châu,…
BĐ4: Tình hình nhập khẩu thuốc của Việt Nam
Nguồn: 2014: Italian Trade Agency, Brief sector note on
pharmaceutical industry in Vietnam; ICE processing of General
Statistics Office data.
BĐ5: Thị trường nhập khẩu thuốc của Việt Nam, năm 2013
Nguồn: 2014: Italian Trade Agency, Brief sector note on
pharmaceutical industry in Vietnam; ICE processing of General
Statistics Office data.
Bảng 1: Nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất thuốc của Việt Nam
Nguồn: VINANET, NG.Hương,Tổng quan ngành dược phẩm Việt Nam
năm 2013.
Doanh nghiệp sản xuất dược phẩm ở Việt Nam
Các doanh nghiệp (DN) dược phẩm Việt Nam mới phát triển sau năm
1990, có tuổi đời khá trẻ so với thế giới. Hiện có 178 DN sản xuất thuốc,
trong đó có 98 DN sản xuất tân dược, 80 DN sản xuất đông dược và 30
cơ sở sản xuất thuốc y học cổ truyền. Hệ thống phân phối thuốc rộng
khắp cả nước với trên 2.200 đơn vị và 43.000 cơ sở bán lẻ. Dù vậy, Việt

Nam vẫn chưa có một nền công nghiệp dược hiện đại, chưa đáp ứng đủ
nhu cầu thị trường và chưa có công nghiệp sản xuất nguyên liệu dược.
Các DN dược Việt Nam đa số sản xuất thành phẩm từ nguyên liệu nhập,
hiện mới có một nhà máy sản xuất nguyên liệu kháng sinh tổng hợp của
Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200 tấn amoxicillin và 100 tấn
ampicillin mỗi năm, chỉ đủ cho nhu cầu của bản thân DN.
Trong đó DN dược trong nước có mặt trên sàn chứng khoán, năm
2013, 3 DN dẫn đầu doanh thu thuần là DHG, TRA và DMC. Giai đoạn
2009 - 2013, DN có tăng trưởng doanh thu cao là TRA, PPP và DHG với
mức lần lượt là 22,5%, 19,3% và 19,2%. Tăng trưởng lợi nhuận đáng kể
trong giai đoạn này là TRA đạt 35,3% và PMC là 23,9%. Tuy nhiên
SPM lại có mức tăng trưởng lợi nhuận âm -27,2% khá lớn (Bảng 2).
Bảng 2: Doanh thu một số doanh nghiệp dược
Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS).
Chi phí bán hàng của các DN dược bình quân chiếm khoảng 17%
doanh thu thuần năm. IMP, DHG và OPC là những DN quy mô tương
đối lớn, có mạng lưới bán hàng phủ rộng toàn lãnh thổ Việt Nam và có
chi phí bán hàng lớn (hơn 20%) (BĐ6).
Do hầu hết đều sản xuất các dòng thuốc phổ biến có giá rẻ nên DN nội
địa cạnh tranh quyết liệt trong phân khúc thị trường hạn hẹp, trong khi
biệt dược có giá trị cao đều do DN nước ngoài chiếm lĩnh.
Các DN dược trong nước đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản
xuất đạt các tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S-GMP, EU-GMP để sản xuất
thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng thâm nhập kênh phân
phối ETC và xuất khẩu; đồng thời gia công và sản xuất thuốc nhượng
quyền là con đường ngắn và hiệu quả để theo kịp trình độ của ngành
dược thế giới và tăng năng lực cạnh tranh.
BĐ6: % chi phí quản lý doanh nghiệp/doanh thu thuần
Nguồn: FPTS.
Ghi chú:

DHG - Công ty cổ phần
Dược Hậu Giang.
IMP - Công ty cổ phần Dược
phẩm IMEXPHARM.
DMC - Công ty cổ phần Xuất
nhập khẩu Y tế Domesco.
TRA - Công ty cổ phần
Traphaco.
DCL - Công ty cổ phần Dược
phẩm Cửu Long.
OPC - Công ty cổ phần Dược
phẩm OPC.
PMC - Công ty cổ phần
Dược phẩm Dược liệu
Pharmedic.

SPM - Công ty cổ phần
SPM.
DBT - Công ty cổ phần Dược
phẩm Bến Tre.
DHT - Công ty cổ phần
Dược phẩm Hà Tây.
LDP - Công ty Cổ phần
Dược Lâm Đồng.
VMD - Công ty cổ phần Y
Dược phẩm Vimedimex.
PPP - Công ty cổ phần Dược
phẩm Phong Phú.
BĐ7: % chi phí bán hàng/doanh thu thuần
Nguồn: FPTS.

• Đặc điểm
Ngành Công nghiệp dược phẩm tại Việt Nam chủ yếu phục vụ thị
trường nội địa. Dược phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng thông qua
rất nhiều kênh, từ các bệnh viện cho đến các phòng khám, trạm y tế hay
các quầy bán lẻ thuốc trong khu vực. Trong đó doanh thu thuốc từ các
bệnh viện chiếm khoảng 70%. Nguồn doanh thu này đến từ việc sử dụng
thuốc điều trị trực tiếp tại bệnh viện và qua các đơn thuốc mà các bác
sĩ, dược sĩ kê khai. Việc người dân có thói quen đi khám bác sĩ tăng lên
tạo điều kiện cho sự tăng trưởng doanh thu ngành. Tính riêng trên các
loại sản phẩm thuốc nội địa, con số này chưa đến 50% và hiện nay tỉ lệ
sử dụng thuốc nội tại các bệnh viện trên cả nước là không giống nhau.
Các bệnh viện tuyến trung ương chỉ sử dụng 12% thuốc nội địa, các
bệnh viện tỉnh sử dụng 34% còn các trạm y tế huyện sử dụng đến hơn
60% thuốc nội. Còn tại các quầy thuốc bán lẻ tại Việt Nam, số lượng
thuốc bán ra khá cao chiếm 50-60%. Tuy nhiên phần lớn các loại thuốc
bán ở các quầy bán lẻ đều là thuốc thông thường hay thuốc bổ nên giá cả
thấp hơn so với các loại thuốc đặc trị được bán tại các bệnh viện. Vì vậy
thu nhập ngành tại các quầy thuốc chỉ chiếm 26,5% thị phần.
Ngành xuất khẩu dược phẩm tại Việt Nam vẫn còn chưa đủ mạnh, cán
cân thương mại của ngành dược vẫn luôn âm trong nhiều năm vừa qua.
Tuy nhiên Đảng và Nhà nước vẫn đang tạo mọi điều kiện để các doanh
nghiệp sản xuất dược phẩm xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
• Thành tựu và tiềm năng của ngành dược
Theo thống kê của Viện Dược liệu (Bộ Y tế), trong những năm gần
đây, tổng giá trị tiền thuốc tiêu thụ trong nước tăng dần theo năm.
Ngành dược liệu Việt Nam vẫn có thêm rất nhiều cơ hội, tiềm năng:
• Dân số Việt Nam hơn 90 triệu người vào năm 2014 và có thể đạt 99 triệu
vào năm 2018.
• Nền kinh tế tiếp tục phát triển với tốc độ cao.
• Chi phí cho y tế còn thấp, tỷ lệ này sẽ tăng nhanh trong các năm tới, đặc

biệt là chi phí cho thuốc men cũng sẽ tăng nhanh và được dự đoán là sẽ
tăng gấp đôi trong mỗi 5 năm.
• Bên cạnh đó, ngành sản xuất dược phẩm đang thu hút được sự đầu tư
của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đây là một thuận lợi cho việc
huy động vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất, nghiên cứu phát triển.
Nhiều thách thức
Bên cạnh những cơ hội và tiềm năng, ngành công nghiệp dược phẩm
trong nước cũng đang đứng trước những thách thức không nhỏ.
 Thứ nhất, ngành sản xuất dược phẩm Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều
vào nguồn nguyên liệu nhập ngoại cho sản xuất. Theo khảo sát, hiện nay,
trên 90% nguyên liệu hóa dược phải nhập khẩu, trong khi tỷ giá thường
xuyên thay đổi, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến các chi phí sản xuất
thuốc. Chỉ có khoảng 5-6% nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả dược
chất và tá dược) ta tự sản xuất được, và chủ yếu là các mặt hàng đơn
giản và phần lớn là tá dược như các hợp chất vô cơ; một số hóa dược có
nguồn gốc dược liệu.
 Thứ hai, trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp và chưa
được đầu tư đúng hướng. Các công ty trong nước chưa chú trọng việc
nghiên cứu và phát triển các sản phẩm về chiều sâu mà hiện tại chỉ mới
tập trung ở nhóm những sản phẩm tương tự nhau, dẫn đến sản xuất trùng
lặp, nhái mẫu mã gần như phổ biến, chất lượng chưa cao, làm mất uy tín
doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thị phần của thuốc nội. Điều này còn
dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và mất khả năng cạnh tranh.
 Ngoài ra, ngành công nghiệp dược phẩm trong nước còn gặp phải những
khó khăn như kinh phí cho các đề tài nghiên cứu dược còn thấp và hạn
hẹp; trang thiết bị của từng nhóm nghiên cứu thiếu và không đồng bộ,
không đạt chuẩn cho những nghiên cứu sâu chuyên ngành, đặc biệt là
những trang thiết bị đặc thù; chưa có sự phối hợp, hợp tác nghiên cứu để
giải quyết những bài toán khó trong nghiên cứu khoa học; đội ngũ
chuyên gia hóa dược còn thiếu, đặc biệt là chuyên gia nghiên cứu về

công nghệ. Việt Nam còn thiếu công nghiệp hóa chất cơ bản phục vụ
cho tổng hợp hóa dược. Công tác nghiên cứu và phát triển thị trường
chưa được coi trọng, cùng với đó là sự cạnh tranh rất lớn của các công ty
dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam.
2. CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH DƯỢC
TRONG NƯỚC
2.1. Kinh tế
Dược là một trong những ngành công nghiệp ít chịu ảnh hưởng của
khủng hoảng nhất. Kinh tế Việt Nam những năm qua tăng trưởng đều và
ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển. Nhưng
cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế
Việt Nam, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu,
tài chính ngân hàng, bất động sản. Lạm phát tăng cao, làm cho người
dân thận trọng hơn trong việc đầu tư và tiêu dùng. Điều này khiến cho
các ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn. So với các ngành khác
thì dược là một trong những ngành ít chịu ảnh hưởng của cuộc khủng
hoảng nhất, vì đây là một trong những mặt hàng thiết yếu đối với người
dân.
Việt Nam gia nhập WTO mở rộng quan hệ giao thương với nước
ngoài, tạo nhiều cơ hội thu hút các nhà đầu tư, nhập khẩu các trang thiết
bị máy móc hiện đại… Tuy nhiên cũng đưa ra nhiều thách thức đối với
doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước. sự cạnh tranh của các công ty
thuốc nước ngoài, người Việt Nam ưu dùng thuốc ngoại vì cho rằng giá
cao đi đôi với thuốc chất lượng tốt ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt đông
sản xuất, kinh doanh các loại thuốc nội trong nước.
2.2. Văn hóa – Xã hội
Mức sống của người Việt Nam ngày càng được cải thiện, càng được
cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành dược. Phần lớn người
dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu
cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các

doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu
dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày
càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe.
Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành
dược Việt Nam. Theo VPBS, ngành dược Việt Nam đang hội tụ nhiều
tiềm năng. Sự nhận thức về sức khoẻ của tầng lớp trung lưu và khả năng
tiếp cận thuốc ngày càng được cải thiện là những yếu tố giúp ngành
dược Việt Nam giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian tới.
2.3. Công nghệ
Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn,
ưu tiên phát triển công nghiệp dược. Dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến
để sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc, thuốc chủ yếu, thuốc thay thế
thuốc nhập khẩu, thuốc phòng chống các bệnh xã hội, vắc xin, sinh
phẩm y tế, thuốc từ dược liệu, thuốc đông y được hưởng các ưu đãi đầu
tư theo quy định của pháp luật.
2.4. Chính sách của Nhà nước
Ngành dược chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Chính phủ. Ngành dược là
một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi sự quản lý của nhà
nước. Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý để quản lý ngành
dược bao gồm các văn bản liên quan đến các vấn đề như Chính sách của
nhà nước về lĩnh vực dược, quản lý của nhà nước về giá thuốc, điều kiện
kinh doanh thuốc, quản lý thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt,
tiêu chuẩn chất lượng thuốc, cơ sở kiểm nghiệm thuốc… Ngày
19/04/2007, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ- BYT về lộ
trình triển khai nguyên tắc “Thực hành tốt sản xuất thuốc” (GMP) và
“Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP) được thực hiện. Theo quyết định
này, kể từ ngày 01/07/2008, doanh nghiệp sản xuất không đạt tiêu chuẩn
GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP WHO) và doanh
nghiệp xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản
không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập

khẩu trực tiếp. Ngoài ra còn có các quy định như GLP “thực hành tốt
phòng thí nghiệm về văcxin và sinh phẩm”, GDP “ thực hành tốt về phân
phối thuốc”, GPP “ thực hành tốt về quản lý nhà thuốc”. Chỉ có các
doanh nghiệp đáp ứng được những tiêu chuẩn này mới có thể tồn tại
kinh doanh và phát triển. Những quy định này sẽ giúp tạo điều kiện cho
các công ty dược nhỏ lẻ Việt Nam sáp nhập hoặc mua lại, thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước nâng cao, tập trung phát triển theo chiều sâu để
có thể cạnh tranh với các công ty đa quốc gia.
Các cơ quan tham gia quản lý thị trường dược phẩm Việt Nam
o Bộ y tế việt nam
o Cục quản lý dược ( trực thuộc Bộ Y tế)
o Bộ Công thương
o Bộ Kế hoạch và Đầu tư
o Bộ Tài chính
o Cục quản lý giá Bộ Tài chính
Các quy định pháp lý điều chỉnh và quản lý thị trường dược phẩm Việt
Nam
Luật dược số 34/2005/QH11: đây là bộ luật nền tảng của ngành dược
việt nam quy địn việc kinh doanh thuốc, đăng ký, lưu hành thuốc; sử
dụng thuốc, thông tin, quảng cáo thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; quản lý
thuốc gây nghiện thuoocs hướng tâm thần; tiền chất dùng làm thuốc và
thuốc phóng xạ; tiêu chuẩn chất lượng thuốc và kiểm nghiệm thuốc.
Quyết định 10/2007/QĐ-BTM ban hành năm 2007: quyết định này
ban hành danh mục hàng hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) không được quyền trực tiếp phân phối tại việt nam, trong đó có
nhóm dược phẩm.
Quyết định số 12/2007/QĐ – BYT ban hành nguyên tắc “ Thực hành
tốt phân phối thuốc – GDP”. Mục địch là để bảo đảm cung cấp thuốc có
chất lượng đến tay người sử dụng thông qua các yêu cầu cần thiết cho
việc sử dụng thông qua các yêu cầu cần thiết, bảo quản, phân phối thuốc

để bảo đảm việc cung cấp thuốc đến tay người tiêu dùng một cách kịp
thời, đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
Luật số 43/2013/QH13 của Quốc hội: Luật đấu thầu đã được quốc hội
khóa XIII thông qua ngày 36/11/2013 có hiệu lực thi hành từ ngày
1/7/2014 ( nguồn: baodientu.chinhphu.vn). đặc biệt, điều 50 mục 3
chương V của luật này quy định rõ: “ Đối với thuốc trong nước được Bộ
y tế công bố đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp
thì trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu phải quy định nhà thầu không
được chào thuốc nhập khẩu”, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ
nhiều loại thuốc giá rẻ của trung quốc và ấn độ trong đấu thầu.
Thông tư số 05/2014/TT – BYT do Bộ Y tế ban hành ngày
14/02/2014: quy định việc sử dụng dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền

×