Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Ứng dụng công nghệ trong hoạt động phân phối của công ty cổ phần sữa Vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.72 KB, 29 trang )

Thảo luận: Quản trị Công nghệ
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
KẾT LUẬN 29
LỜI MỞ ĐẦU
Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ
được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và
bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về
đổi mới công nghệ,ứng dụng công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản
phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường…
Chu trình sống của sản phẩm. Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng là
suy vong. Bất kỳ một doanh nghiệp nào nếu không có những hoạt động ứng dụng và
đổi mới công nghệ thì chắc chắn hệ thống công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc,
trang thiết bị… sẽ trở nên lạc hậu, hiệu quả kinh tế thấp, dẫn đến bị đào thải, làm cho
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bị đe doạ.ứng dụng và đổi mới công nghệ sẽ
giúp doanh nghiệp, nhà sản xuất cải thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, củng cố,
duy trì và mở rộng thị phần của sản phẩm; đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm, giảm tiêu
hao nguyên, nhiên liệu; cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao mức độ an toàn sản xuất
cho người và thiết bị, giảm tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt, về mặt lợi ích
thương mại, nhờ đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm được nâng lên đồng nghĩa
với việc doanh nghiệp sẽ tạo được ưu thế vững vàng trên thị trường cạnh tranh.
Sau đay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về doanh nghiệp thành công và đứng
vững nhất trên thị trường đã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất và kinh doanh đó
1
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
chính là đề tài: “Ứng dụng công nghệ trong hoạt động phân phối của công ty cổ
phần sữa Vinamilk”.
2
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.
1.1.Các khái niệm và phân loại công nghệ.


Thuật ngữ công nghệ: Techne + Logos.
 “Techne” có nghĩa là khả năng hoặc cách thức cần thiết để làm một cái gì đó.
 “Logos” có nghĩa là kiến thức về một điều gì đó.
− Technology có nghĩa là kiến thức về một cái gì đó được làm như thế nào ?
− Theo Ủy ban Châu Á Thái Bình Dương ( ESCAP ) : công nghệ là kiến thức có
hệ thống về quy trình và kĩ thuật dung để chế biến vật liệu và thong tin . nó bao
gồm kiến thức , kĩ năng, thiết bị, phương pháp và các hệ thống dung trong việc
tạo ra hang hóa và cung cấp dịch vụ.
− Theo luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QHM ngày 29/11/2006: Công
nghệ là giải pháp là quy trình, bí quyết kĩ thuật có kèm hoặc không kèm công
cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm. Trong đó:
o Bí quyết là thông tin được tích lũy khám phá trong quá trình nghiên cứu sản
xuất của chủ sở hữu công nghệ có khả năng quyết định chất lượng sản phẩm,
khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm của công nghệ.
o Giải pháp là phương pháp giải quyết vấn đề được nhà nước phát hiện trên cơ
sở đã nhận thức được nguyên nhân của những vấn đề đó
− Các bộ phận cấu thành công nghệ: Theo trung tâm chuyển giao công nghệ khu
vực Châu Á Thái Bình Dương công nghệ gồm bốn phần:
1. Technoware : Phần kĩ thuật
2. Humanware : Phần con người
3. Inforware : Phần thông tin
4. Orgaware : Phần tổ chức
− Một số thuật ngữ về công nghệ:
o Công nghệ cao: là công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát
triển công nghệ, tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng và giá trị gia tăng, có
khả năng hình thành các ngành sản xuất dịch vụ hiện có.
o Công nghệ mới: là công nghệ lần đầu tiên được tạo ra tại Việt Nam.
3
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
o Công nghệ tiên tiến: là công nghệ hang đầu, có trình độ cao hơn trình độ công

nghệ cùng loại hiện có.
1.2. Vai trò và tác động của công nghệ đến phát triển kinh tế - xã hội.
Hầu hết những bước ngoặt trong lịch sử kinh tế thế giới đều gắn với các sáng
chế công nghệ. Đã có luận điểm cho rằng tiến bộ công nghệ là động lực mạnh mẽ nhất
thúc đẩy sự phát triển xã hội loài người.
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ được coi là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ
nhất. Nhờ công nghệ tiên tiến hơn, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn, năng suất cao hơn,
chi phí sản xuất giảm dần đến hạ được giá thành sản phẩm, tạo ra ưu thế cạnh tranh
trên thị trường.
Công nghệ là một trong ba yếu tố tạo ra sự tăng trưởng kinh tế: Tích luỹ tư bản,
dân số và lực lượng lao động và tiến bộ công nghệ. Tiến bộ công nghệ thông qua đổi
mói công nghệ tạo ra năng suất cao.
Công nghệ là phương tiện hữu hiệu nhất đê nâng cao các chỉ tiêu phản ánh sự
phát triển của một quốc gia, ví dụ chỉ tiêu phát triển nhân lực HDI.
1.3. Công nghệ thích hợp.
Phù hợp với điều kiện địa phương : nguồn nhân vật lực sẵn có, điều kiện kinh
tế, đặc điểm xã hội của từng vùng dự án đồng thời những tác dụng tiêu cực của công
nghệ không vượt quá phạm vi cho phép.
Công nghệ này đủ đơn giản để người dân có thể trực tiếp quản lý công nghệ ở
mức địa phương, tận dụng các kỹ năng và công nghệ sẵn có trong cộng đồng địa
phương.
Công nghệ thích hợp mang tính phi tập trung hóa. Bởi thế có thể đáng tin cậy
hơn và ảnh hưởng của các sự cố kỹ thuật cũng nhỏ hơn.
4
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
Sử dụng công nghệ thích hợp không có nghĩa là sử dụng các công nghệ lạc hậu
hay đã lỗi thời. Mặc dù công nghệ thích hợp bao hàm các thiết kế đơn giản, dễ sử
dụng, thực hiện, sửa chữa. Nó phải được dựa trên cơ sở của những công nghệ tinh vi
và hiện đại nhất.
Công nghệ thích hợp là công nghệ thân thiện với môi trường, ít gây ảnh hưởng

đến môi trường.
1.4. Chiến lược phát triển công nghệ thích hợp.
Tiếp tục đổi mới cơ bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế
hoạt động khoa học và công nghệ:
− Về tổ chứ khoa học và công nghệ: như tái cấu trúc và qui hoạch lại tổ chức khoa
học và công nghệ quốc gia theo hướng có trọng tâm, tập chung phát triển Viện
Khoa học và Công nghệ Việt Nam
− Đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới phương thức xây dựng nhiệm vụ khoa học và
công nghệ các cấp, đổi mới phương thức sản xuất, đổi mới phương thức tổ chức
thực hiện
− Về cơ chế hoạt động khoa học công nghệ: triển khai mô hình hợp tác công tư
trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyển cơ chế cấp phát tài chính để thực
hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sang cơ chế quỹ
Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ: tập trung đầu tư phát triển các tổ
chức khoa học và công nghệ trọng điểm, nâng cao năng lực hiệu quả trong hoạt động
của các khu công nghiệp cao, khu nông nghiệp, nâng cao năng lực trình độ và phẩm
chất của cán bộ, khoa học
Phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và các
hướng công nghiệp ưu tiên.
5
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
Nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực vùng
địa phương.
Phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ .
1.5. Đổi mới công nghệ.
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn
gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của một loại hình kỹ thuật đặc trưng quyết định
sự phát triển của xã hội loài người ở giai đoạn đó. Thời kỳ đồ đá phát triển cao hơn
thời kỳ trước đó là nhờ sự xuất hiện và phát triển của các công cụ lao động bằng đá.
Thời kỳ đó lại được thay thế bởi thời kỳ đồ đồng có mức độ phát triển cao hơn với sự

xuất hiện và phát triển của việc sản xuất và sử dụng các công cụ sản xuất bằng đồng.
Chính khả năng dễ chế tạo thành các công cụ lao động khác nhau của đồng và tính
hiệu quả cao hơn của các công cụ này đã làm cho chất lượng sống của con người được
nâng cao hơn ….
Đến thế kỷ XVIII tất cả các hệ thống kỹ thuật mà loài người đã sử dụng lúc đó
dần được thay đổi đó là ở nguồn động lực, với sự ra đời của máy hơi nước - nguồn
động lực mới thay thế nguồn động lực truyền thống là sức lực cơ bắp của con người và
gia súc và một phần nhỏ. sức mạnh tự nhiên như sức gió, sức nước. Đó là một trong
các yếu tố tạo nên cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, làm thay đổi bộ mặt của
thế giới.
Ngày nay việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin là một xu thế tất
yếu của hệ thống công nghệ toàn cầu đã và đang mang lại những hiệu quả to lớn đối
với sự phát triển của từng doanh nghiệp, mỗi quốc gia và toàn thế giới, nhờ liên tục
đổi mới công nghệ.
6
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
 Vậy đổi mới công nghệ là gì?
Đó chính là cấp cao nhất của thay đổi công nghệ và là qúa trình quan trọng nhất
của sự phát triển đối với tất cả các hệ thống công nghệ. Có quan điểm cho rằng đổi
mới công nghệ là sự hoàn thiện và phát triển không ngừng các thành phần cấu thành
công nghệ dựa trên các thành tựu khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của sản
xuất kinh doanh và quản lý kinh tế, xã hội.
Với quan điểm này một sự thay đổi trong các thành phần công nghệ dù nhỏ
cũng được coi là đổi mới công nghệ, thực ra các hoạt động này nên coi là cải tiến công
nghệ thì chính xác hơn. Mặt khác, hệ thống công nghệ mà con người đang sử dụng có
tính phức tạp và đang dạng cao, chỉ một loại sản phẩm đã có thể dùng rất nhiều loại
công nghệ khác nhau, do đó nếu xếp tất cả các thay đổi nhỏ về công nghệ thuộc về đổi
mới công nghệ thì việc quản lý đổi mới công nghệ là việc làm không có tính khả thi.
Để có thể quản lý được các hoạt động đổi mới thì cần tập trung vào những hoạt
động cơ bản. Do đó ta có thể đưa ra khái niệm đổi mới công nghệ như sau: “Đổi mới

công nghệ là việc chủ động thay thế tầm quan trọng (cơ bản, cốt lõi) hay toàn bộ công
nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến hơn, hiệu quả hơn.”
Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số
sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…. (Đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm
tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm).
Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn
mới (ví dự, sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là nơi sử
dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ, đổi mới công nghệ nhờ
chuyển giao công nghệ theo chiều ngang).
7
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
2. Các công nghệ đã được ứng dụng vào hoạt động sản suất kinh doanh trong các
doanh nghiệp.
Trong môi trường quốc tế cạnh tranh ngày càng gay gắt, hiện nay, công nghệ
được xem là công cụ chiến lược để phát triển kinh tế - xã hội một cách nhanh chóng và
bền vững. Thực tế này đang đặt ra cho các doanh nghiệp những yêu cầu bức thiết về
đổi mới công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tạo được ưu thế
cạnh tranh trên thị trường…Việc ứng dụng công nghệ và hoạt động kinh doanh là điều
cần thiết cho mỗi doanh nghiệp.
 Công Ty Cổ Phần Giải Pháp Công Nghệ Xây Dựng Quốc Tế Việt Nam -
VITEC đem đến sản phẩm chuyển giao công nghệ sàn rỗng Bubbledeck
(Đan Mạch) và Phương pháp gia cố nền đất yếu Top – Base (Hàn Quốc):
Công nghệ sàn rỗng C-Deck là công nghệ có thành phần cơ bản là lưới thép hàn
lớp trên, lưới thép hàn lớp dưới và ở giữa là các quả bóng rỗng bằng nhựa tái chế. Đặc
điểm nổi bật của sàn C-deck là: sàn nhẹ, chịu lực 2 phương, có thể xây tường ngăn tại
mọi vị trí; sàn không dầm, tiết kiệm được chiều cao công trình; giảm trọng lượng bản
thân sàn và cột từ 35 - 50%, từ đó giảm kích thước cột và móng; giảm cốt thép sàn từ
5 - 10%, bê tông nóng giảm 6 - 10%; giảm số lượng cột 40%, linh hoạt trong thiết kế,
thích hợp mọi mặt bằng; giảm thời gian thi công 35%; giảm chi phí xây dựng, thân
thiện với môi trường do sử dụng các vật liệu tái chế trong sản xuất và thi côngCông ty

Cổ phần FNC ứng dụng công nghệ nano trong thực phẩm.
Phương pháp gia cố nền đất yếu Top – Base (móng phễu): là một giải pháp xử
lý nền đất yếu làm tăng khả năng tiếp nhận tải trọng của đất nền để làm giảm độ lún
của đất nền và thời gian cố kết của đất. Ưu điểm của Top - Base là thời gian thi công
giảm còn 30%, giá thành giảm 50% so với ép cọc và không ảnh hưởng đến công trình
8
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
xung quanh. Một số công trình đã ứng dụng thành công công nghệ Top – Base tại Việt
Nam như: Khu du lịch đảo Hòn Dấu – Đồ Sơn – Hải Phòng, Nhà ga du thuyền – Tuần
Châu – Quảng Ninh, Trường quốc tế Thăng Long, tòa nhà South Building – TP.HCM
và một số công trình, dự án trọng điểm khác…
 Công ty Cổ phần Khoa học Công nghệ Petech đưa ra thị trường hệ thống
xử lý nước thải bệnh viện bằng năng lượng mặt trời:
Hệ thống xử lý chủ yếu bằng công nghệ sinh học (công nghệ BIOFAST-SP,
Solar Power). Công nghệ xử lý gồm: Vi sinh yếm khí (2 container), vi sinh hiếu khí (1
container), khử trùng (1 container), khử mùi (1 module catalyst). Hệ thống có công
suất xử lý: 60m3/ngày. Trong quá trính xử lý, KS. Phan Trí Dũng và nhóm cộng sự đã
sử dụng ozone và thiết bị khuếch tán khí (aerator) có hiệu quả cao, giúp tiết kiệm được
60% điện năng so với các thiết bị thổi khí công nghệ cũ. Nước thải y tế tại khu vực
này có nồng độ ô nhiễm cao (các khâu rửa và tẩy uế tử thi tại khu Nhà vĩnh biệt),
nhưng sau khi qua hệ thống xử lý nước thải đã đạt mức I TCVN 7382:2004.
 Nhà máy Bridgestone Bandag tại Bình Dương sử dụng công nghệ dán lốp
tận dụng các khung lốp qua sử dụng nhưng vẫn còn tốt để tạo thành sản
phẩm mới với quy trình sản xuất hoàn thiện giúp tối ưu hóa chi phí cho
người tiêu dùng:
Toàn bộ quy trình thực hiện nghiêm ngặt, bao gồm: kiểm tra tình trạng của
khung lốp, sửa chữa hư hỏng với các khung lốp đạt chuẩn, dán và cuối cùng là tái
kiểm tra toàn bộ lốp trước khi xuất xưởng. Lốp dán Bandag chỉ cần sử dụng 32%
nguyên liệu thô và dưới một nửa lượng cao su so với việc sản xuất lốp mới. Lượng
CO2 và chất thải công nghiệp ra môi trường từ đó cũng giảm thiểu ở mức tương ứng.

 Khu Công nghệ cao Láng - Hoà Lạc:
9
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
Khu Công nghệ cao Láng - Hoà Lạc đang được xây dựng theo mô hình thành
phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích chú trọng phát triển các lĩnh vực công
nghệ cao ưu tiên như Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm;
Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế; Công nghệ vi điện tử, cơ
khí chính xác, cơ - điện tử, quang điện tử và tự động hoá; Công nghệ vật liệu mới,
công nghệ nano; Công nghệ thân môi trường, công nghệ năng lượng mới và một số
công nghệ đặc biệt khác.
 Viện Nghiên cứu Xi măng Holcim Việt Nam:
Viện Nghiên cứu Xi măng Holcim Việt Nam phát triển thành công sản phẩm xi
măng Holcim Đa Dụng Power-S lấp các lỗ rỗng trong bê tông, hạn chế sự xâm nhập
và ăn mòn cốt thép của các tác nhân bên ngoài, nâng cao tuổi thọ của ngôi nhà theo
thời gian.
 Tập đoàn Kangaroo ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược (RO):
Tập đoàn Kangaroo ứng dụng công nghệ lọc thẩm thấu ngược (RO) loại bỏ
asen, chất độc có thể tồn tại trong nước, tạp chất, độc tố và vi khuẩn, trong đó có cả
amip ăn não người vào sản phẩm máy lọc nước RO.
Lõi lọc sử dụng lõi lọc với màng siêu lọc, khe lọc tới 0.0001micron (lọc đến
kích thước ion, nguyên tử) có thể lọc sạch các tạp chất và cặn bã nhỏ nhất ứng dụng
trong công nghệ sản xuất nước tinh khiết.
Màng R/O dùng cho lọc nước uống có khả năng lọc ~99.99% vi khuẩn, vi rút,
nước sau lọc có thể uống được ngay. Lọc kim loại nặng tới 90 - 95%. Do nguyên lý
lọc là nguyên lý "kích thước", nên màng R.O có thể lọc được tức thì các nguồn nước
10
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
nhiễm sắt, hoặc nhiễm kim loại nặng mà không cần qua các quá trình tiền xử lý oxy
hóa. Nước sau khi lọc không chỉ làm thanh khiết cơ thể, giúp thanh lọc cơ thể, mà
còn duy trì cơ thể khỏe mạnh dẻo dai với lượng vi khoáng cần thiết.

 Giáo sư Trần Hồng Côn (giảng viên hóa học, Đại học Khoa học Tự nhiên
Hà Nội) ứng dụng công nghệ hấp thụ chọn lọc và công nghệ diệt khuẩn
bằng Nano Bạc để xử lý nước bẩn thành nước uống ngay:
Máy lọc nước được xếp 4 tầng lọc để chuyên xử lý kim loại nặng, chất hữu cơ
và amoni, asen và tầng tiệt trùng. Trước đây, công nghệ tiệt trùng bằng clo hoặc tia
cực tím khá phức tạp song hiện nay áp dụng công nghệ nano bạc để tiệt trùng.
Công nghệ hấp thụ chọn lọc là phương pháp phủ các nam châm kim loại có kích
thước nano lên bề mặt vật liệu siêu rỗng tạo ra diện tích tiếp xúc cực lớn giữa các loại
nam châm nano và các phân tử nước. Các chất độc hại được giữ chặt bằng lực liên kết
của các phân tử, việc xử lý hoàn toàn không sử dụng các phản ứng hóa học, hóa chất
nên tuyệt đối an toàn.
 Nhà máy sữa Việt Nam chuyên sản xuất sữa nước được Vinamilk áp
dụng công nghệ tự động hóa và tích hợp hàng đầu thế giới:
Nhà máy áp dụng những giải pháp xanh, thân thiện với môi trường, giảm thiểu
chất thải rắn, lỏng, khí; áp dụng những công nghệ chiếu sáng tiết kiệm năng lượng; sử
dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học.
Nhà máy sữa Việt Nam là một trong số ít Nhà máy sữa trên thế giới tiên tiến
nhất về công nghệ tự động và tích hợp mà Tập đoàn Tetra Pak triển khai. Tất cả các
quy trình trong nhà máy đều được tự động hóa 100% từ khâu nhập liệu tới kho thành
phẩm. Hệ thống robot LGV hoàn toàn tự động, được điều khiển bởi hệ thống máy tính
trung tâm sẽ chịu trách nhiệm chuyển cuộn giấy tiệt trùng vào máy rót và tự động
11
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
chuyển hàng thành phẩm vào kho thông minh. Nhờ đó, nhà máy kiểm soát được chất
lượng và hiệu quả sản xuất đạt ở mức cao nhất
 Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH:
Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH đã có những bước đi chuyên nghiệp, bằng
việc mua toàn bộ bí quyết công nghệ cùng kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của Israel và quy
trình chế biến hàng đầu trên thế giới từ các nước tiên tiến.
 Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông:

Công ty cổ phần Nóng đèn Phíc nước Rạng Đông đã đầu tư đổi mới công nghệ
trong sản xuất, tăng cường liên kết với các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau để nghiên cứu tạo ra các sản phẩm mới ưu việt.
 Công ty cổ phần Chè Sông Lô:
Công ty đã đầu tư công nghệ máy tách màu trong chế biến chè. Công ty cổ phần
Chè Sông Lô đã đầu tư 1 máy tách cẫng chè xanh bằng màu, 2 máy đóng túi chân
không, 1 máy xào chè, 12 máy sao tạo hình.
 Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương:
Công ty cổ phần mía đường Sơn Dương nghiên cứu thành công và đưa vào sản
xuất đại trà 2 giống mía mới. Công ty cũng đã đăng ký đầu tư thực hiện công nghệ
tưới nhỏ giọt trong canh tác mía theo hướng thâm canh tăng năng suất trên địa bàn
tỉnh.
Ngoài ra còn rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ trong sản xuất và
kinh doanh.
12
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
3. Ứng dụng công nghệ vào hoạt động phân phối trong công ty cổ phần sữa
Vinamilk.
3.1. Đôi nét khái quát về công ty sữa Vinamilk và hoạt động phân phối của
Vinamilk.
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và
sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem
và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm,
hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất.
Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3
năm kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976,
Công ty đã xây dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để
giới thiệu các sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café
cho thị trường.

Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương
hiệu“Vinamilk”, thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và
là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm
2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng
cao” từ năm 1995 đến năm 2007.
Hiện tại Công ty tập trung các hoạt động kinh doanh vào thị trường đang tăng
trưởng mạnh tại Việt Nam mà theo Euromonitor là tăng trưởng bình quân 7.85% từ
năm 1997 đến 2007. Đa phần sản phẩm được sản xuất tại chín nhà máy với tổng công
suất khoảng 570.406 tấn sữa mỗi năm. Công ty sở hữu một mạng lưới phân phối rộng
13
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
lớn trên cả nước, đó là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đưa sản phẩm đến số lượng lớn
người tiêu dùng.
Sản phẩm Công ty chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam và cũng xuất
khẩu sang các thị trường nước ngoài như Úc, Campuchia, Irắc, Philipines và Mỹ.
 Triết lí kinh doanh:
Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích nhất ở mọi khu vực,
lãnh thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng
hành của Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi
nhu cầu của khách hàng.
 Chính sách chất lượng của Công ty Cổ Phần Sữa Việt Nam :
Luôn thỏa mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh
tranh, tôn trọng đạo đức kinh doanh và tuân theo luật định.
Tầm nhìn:“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh
dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”.
 Sứ mệnh:
“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất
lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội”.

 Chiến lược phát triển:
14
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
Mục tiêu của Công ty là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo đuổi chiến lược
phát triển kinh doanh dựa trên những yếu tố chủ lực sau:
− Củng cố, xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu cực mạnh đáp
ứng tốt nhất các nhu cầu và tâm lý tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam.
− Phát triển thương hiệu Vinamilk thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa
học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam thông qua chiến lược áp
dụng nghiên cứu khoa học về nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người Việt Nam
để phát triển ra những dòng sản phẩm tối ưu nhất cho người tiêu dùng Việt
Nam.
− Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh qua thị trường của các mặt hàng nước giải
khát tốt cho sức khỏe của người tiêu dùng thông qua thương hiệu chủ lực
VFresh nhằm đáp ứng xu hướng tiêu dùng tăng nhanh đối với các mặt hàng
nước giải khát đến từ thiên nhiên và tốt cho sức khỏe con người.
− Củng cố hệ thống và chất lượng phân phối nhằm giành thêm thị phần tại các thị
trường mà Vinamilk có thị phần chưa cao, đặc biệt là tại các vùng nông thôn và
các đô thị nhỏ.
− Khai thác sức mạnh và uy tín của thương hiệu Vinamilk là một thương hiệu
dinh dưỡng có “uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất của người Việt Nam” để
chiếm lĩnh ít nhất là 35% thị phần của thị trường sữa bột trong vòng 2 năm tới.
− Phát triển toàn diện danh mục các sản phẩm sữa và từ sữa nhằm hướng tới một
lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn, đồng thời mở rộng sang các sản phẩm giá
trị cộng thêm có giá bán cao nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận chung của toàn
Công ty.
− Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý hệ thống cung cấp.
− Tiếp tục mở rộng và phát triển hệ thống phân phối chủ động, vững mạnh và hiệu
quả.
− Phát triển nguồn nghuyên liệu để đảm bảo nguồn cung sữa tươi ổn định, chất

lượng cao với giá cạnh tranh và đáng tin cậy.
 Hoạt động phân phối:
15
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
Vinamilk là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam về sản xuất sữa và các sản
phẩm từ sữa. Hiện nay, Vinamilk chiếm khoảng 39% thị phần toàn quốc. Hiện tại công
ty có trên 240 NPP trên hệ thống phân phối sản phẩm Vinamilk và có trên 140.000
điểm bán hàng trên hệ thống toàn quốc. Bán hàng qua tất cả các hệ thống Siêu thị
trong toàn quốc.
 Thị trường nội địa:
− Trụ sở chính: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM.
− Chi nhánh tại Hà Nội: Tòa nhà Handi Resco - Tháp B - Tầng 11 521 Kim Mã,
Quận Ba Đình, TP.Hà Nội.
− Chi nhánh tại Đà Nẵng: Số 12 đường Chi Lăng, Phường Hải Châu 2, Quận Hải
Châu, TP Đà Nẵng.
− Chi nhánh tại Cần Thơ: 86D Hùng Vương , Phường Thới Bình, Quận Ninh
Kiều, TP.Cần Thơ.
 Thị trường xuất khẩu:
Nhà phân phối chính thức ở nước ngoài:
 Tại Trung Đông:
− Phân phối các sản phẩm sữa bột: Abdul Karim Alwan Foodstuff Trading (LLC),
Al Rass, Deira, Dubai, UEA.
− Các sản phẩm bột dinh dưỡng: Shawkat Bady – General Trading Company
(LLC), General Street, Duhok, Iraq.
 Tại Cambodia: B.P.C. Trading Co. LTD, No. 161A Mao Tse Tung Blvd.,
Phnom Penh, Cambodia… Các sản phẩm sữa đặc, chocotate hòa tan, sữa chua
ăn.
 Tại Maldives: Baywatch Investments Pte. Ltd, H. Maaram, 4th Fl., Ameer
Ahmed Magu Male, Maldives.
 Tại Philippines: Grand East Empire Corporation (Geec), 22 Miller Street,

Francisco Del Monte, Quezon City, 1105 Philippines… Các sản phẩm sữa
đặc.
16
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
Sản phẩm vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều nước khác
 Kênh phân phối:
Kênh của Vinamilk gồm có 3 loại kênh chính cùng hoạt động.
− Kênh thứ nhất là kênh siêu thị. Vinamilk chia kênh siêu thị ra làm hai loại nhỏ
hơn : loại 1 là kênh các siêu thị lớn như Big C, Metro, và loại 2 là các siêu thị
nhỏ như Five mart, Citimart, Intimex Các siêu thị này đặt hàng trực tiếp với
đại diện chi nhánh của Vinamilk.
− Kênh thứ 2 trong hệ thống phân phối của Vinamilk là kênh key accounts. Kênh
này bao gồm các nhà hàng khách, sạn trường học, cơ quan. Các đơn vị này cũng
trực tiếp đặt hàng từ chi nhánh của Vinamilk với số lượng lớn.
− Kênh thứ 3 loại kênh mà Vinamilk cho là mang tính chất chiến lược đó là kênh
truyền thống. Bản chất của loại kênh này thật ra là kênh VMS trong đó nhà sản
xuất là Vinamilk quản lý các nhà phân phối của mình thông qua việc ký kết các
hợp đồng ràng buộc về trách nhiệm quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên. Các nhà
phân phối được đặt khắp các tỉnh thành trong cả nước theo bản đồ thị trường mà
Vinamilk đã vạch ra.
Theo bản đồ này thì thị trường Việt Nam được chia ra làm 3 vùng chính: Miền
Bắc, Miền duyên hải, Miền Nam. Tại mỗi vùng số lượng các nhà phân phối được đặt
là khác nhau phụ thuộc vào quy mô khách hàng, vị trí địa lý. Mỗi nhà phân phối lại
hoạt động trong khu vực của riêng mình và phân phối hàng hóa của vinamilk cho các
đại lý và cửa hàng bản lẻ trong khu vực. Tất cả các nhà phân phối này đều được sự hỗ
trợ rất lớn từ Vinamilk. Tại mỗi nhà phân phối có 10-15 nhân viên bán hàng dưới sự
quản lý của nhà phân phối nhưng có sự hỗ trợ và đào tạo từ vinamilk. Thêm vào đó
còn có một Sup( superviosor) là giám sát bán hàng.
17
Thảo luận: Quản trị Công nghệ

3.2. Ứng dụng công nghệ trong hoạt động phân phối của công ty cổ phần
Vinamilk.
3.2.1. Quản lý kênh phân phối vói ERP.
ERP là hệ thống ứng dụng đa phân hệ , tích hợp các phần mềm ứng dụng đa
phân hệ kiểm soát nguồn tài nguyên chiến lược khai thác tài nguyên.
 Những khó khăn của công ty khi chưa áp dụng ERP:
− Một là quy trình quản lý hàng hóa đầu vào và đầu ra cũng hoàn toàn thủ công
điều này dẫn đến một số hậu quả như lượng hàng tồn kho quá nhiều trong khi
sản phẩm đầu ra lại tiêu thụ quá chậm hay việc sử dụng máy móc và nhân công
đều chưa đạt hết công suất.
− Hai là việc kiểm soát quá trình sản xuất xử lý đơn đặt hàng, hạch toán chi phí
chưa đồng bộ dẫn đến việc gia tăng chi phí sản xuất, chi phí lưu kho, hàng tồn
kho.
− Ba là trong hạch toán kế toán thủ công Vinamilk vẫn thường gặp phải những sai
sót mà nhân viên thường mắc phải.
− Bốn là hệ thống thông tin phân phối của Vinamilk chủ yếu được thực hiện giữa
công ty và các đại lý.
 Khi triển khai ERP:
− Về công nghệ: Hệ thống ERP bao gồm hoạch định chiến lược và lập kế hoạch
hoạt động, phân phối và bán hàng , quản trị sản xuất, quản lý nguyên vật liệu ,
quản trị chất lượng, tài chính kế toán, quản trị nguồn nhân lực, quản trị kho
hàng, quản lý bảo dưỡng máy móc thiết bị.
18
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
− Về quy trình: Hệ thống ERP sử dụng giải pháp Oracle E Business Suite của
Oracle do Pythis cung cấp gồm các phân hệ chính là tài chính kế toán – quản lý
mua sắm – quản lý bán hàng, quản lý sản xuất và phân tích kết quả hoạt động
(Business Inteligence – BI). Quá trình triển khai tại Vinamilk trải qua ba đợt
chính. Pythis đã phải lập trình trên 300 biểu mẫu báo cáo theo quy định của
Vinamilk, đây cũng là tài sản trí tuệ lớn thu được từ dự án, công việc chuyển

giao công nghệ diễn ra trên toàn công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk, xí
nghiệp kho vận và các chi nhánh nhà máy trên toàn quốc.
− Về nhân lực: Công ty đã có phương án triển khai nhằm đào tạo nguồn nhân lực
vận hành hệ thống bằng cách cử một nhóm người có trình độ, có năng lực đi đào
tạo và huấn luyện. Phòng công nghệ thông tin của Vinamilk được thành lập với
26 nhân viên chia ra thành nhiều nhóm như nhóm hỗ trợ máy tính, nhóm máy
chủ - cơ sở dữ liệu, nhóm lập trình và nhóm hỗ trợ solomon (solomon là một
phần mềm của Microsoft).
− Về ngân sách: Ngoài các chi phí cho hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin nói
chung như phần cứng, hạ tầng mạng, chi phí lớn nhất trong ngân sách chi tiêu
cho ERP nằm ở phần triển khai. Chi phí cơ bản thường là chi phí bản quyền, hỗ
trợ triển khai, tư vấn, bảo tu và vận hành hệ thống.
 Kết quả đạt được sau tám tháng vận hành:
Hệ thống giúp công ty thực hiện chặt chẽ, tránh được rủi ro trong công tác kế
toán với sự phân cấp phân quyền rõ ràng công tác tài chính – kế toán thuận lợi hơn
nhiều so với trước đây.
Các khâu quản lý kho hàng, phân phối, điều hành doanh nghiệp, quan hệ với
khách hàng và sản xuất đã được công ty quản lý tốt hơn, giảm đáng kể rủi ro giữa bán
19
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
hàng và phân phối có sự nhịp nhàng uyển chuyển hơn các chức năng theo dõi đều tiến
hành theo thời gian thực.
Trình độ nhân viên công nghệ thông tin tại Vinamilk đã được nâng cao hơn so
với trước.Hạ tầng CNTT được kiện toàn đồng bộ, chuẩn hóa và củng cố.Về cơ cấu tổ
chức của công ty, ngoài việc nâng cao kiến thức của nhân viên, hệ thống đã đáp ưng
tốt nhu cầu của người sử dụng. Việc quản lý trở nên tập trung xuyên suốt, có sự thừa
hưởng và kịp thời.
 Nhận xét:
− Về khó khăn: Nguồn nhân lực, công nghệ và năng lực của Pythis cũng chỉ có
hạn; chưa phát huy hết khả năng của Oracle; chi phí đầu tư và để đưa vào hoạt

động tương đối lớn về năng lực phần cứng, phần mềm và cả năng lực con
người; những số liệu từ khách hàng và nhà cung cấp đưa vào có độ trễ và thiếu
chính xác; một số nghiệp vụ quá xa lạ với các nhân viên và các nhà tư vấn triển
khai ERP thông thường.
− Về lý do thành công: Sự cam kết và hỗ trợ mạnh mẽ từ phía ban lãnh đạo
Vinamilk – định hương đúng và đi đến cùng; Vinamilk đã phân công đội ngũ có
chuyên môn tham gia tích cực vào dự án; đội ngũ CNTT của Vinamilk chuyên
nghiệp, làm việc bài bản và quy củ; dự án còn được hỗ trợ bởi hệ thống quản lý
sản xuất của Vinamilk, của nhà cung cấp giải pháp là Oracle và nhà tư ván độc
lập là công ty TINH KPMG; các bên tham gia Pythis, Vinamilk, Oracle và
KPMC cùng xác định rõ mục tiêu nhưng không đi quá chi tiết vào những vấn đề
không quan trọng.
 Bài học:
20
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
Lựa chọn đúng giải pháp, đơn vị triển khai, thành viên đội dự án; lập dự án một
cách cẩn thận; đảm bảo có sự cam kết từ cấp lãnh đạo; tập trung vào những lợi ích xác
định; hạ tầng CNTT cần được đồng bộ hóa và củng cố; cần có sự hợp tác và hỗ trợ từ
các đối tác và nhà tư vấn .
3.2.2. Giải pháp quản trị mối quan hệ với khách hàng CRM.
Vinamilk là một trong số ít doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng giải pháp
quản trị mối quan hệ với khách hàng (Customer Relationship Management-CRM) của
SAP. Đây là dự án giai đoạn hai trong việc triển khai ERP của công ty này. Sau tám
tháng, dự án ERP giai đoạn hai đã được nghiệm thu phần lõi (SAP- CRM) sau khi
triển khai đến hơn 40 nhà phân phối và dự kiến tất cả các nhà phân phối khác sẽ được
tích hợp vào hệ thống này.
Theo bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, với nỗ lực đầu tư trang bị hệ
thống SAP- CRM, Vinamilk mong muốn có một công cụ hỗ trợ nhân viên trong công
việc, cho phép mạng phân phối Vinamilk trên cả nước có thể kết nối thông tin với
trung tâm trong cả hai tình huống online hoặc offline. Thông tin tập trung sẽ giúp

Vinamilk đưa ra các xử lý kịp thời cũng như hỗ trợ chính xác việc lập kế hoạch. Việc
thu thập và quản lý các thông tin bán hàng của đại lý là để có thể đáp ứng kịp thời,
đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng ở cấp độ cao hơn.
Trước khi có hệ thống SAP - CRM, thông tin phân phối của Vinamilk chủ yếu
được tập hợp theo dạng thủ công giữa công ty và các đại lý. Hiện nay, hệ thống thông
tin báo cáo và ra quyết định phục vụ ban lãnh đạo (Business Intelligence-BI) được
thiết lập ở trung tâm chính để quản lý kênh phân phối bán hàng và các chương trình
khuyến mại. Các nhà phân phối có thể kết nối trực tiếp vào hệ thống qua đường truyền
Internet sử dụng chương trình SAP, hoặc kết nối theo hình thức offline sử dụng phần
21
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
mềm Solomon của Microsoft. Riêng các đại lý sử dụng phần mềm được FPT phát triển
cho PDA để ghi nhận các giao dịch. Các nhân viên bán hàng sử dụng PDA kết nối với
hệ thống tại nhà phân phối để cập nhật thông tin.
Chương trình đã giúp CRM hóa hệ thống kênh phân phối của công ty qua các
phần mềm ứng dụng. Quá trình này đã hỗ trợ các nhân viên nâng cao năng lực, tính
chuyên nghiệp và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tốt nhất nhờ sử dụng các
thông tin được chia sẻ trên toàn hệ thống.Vinamilk cũng quản lý xuyên suốt các chính
sách giá, khuyến mãi trong hệ thống phân phối. Trong khi đó, đối tượng quan trọng
của doanh nghiệp là khách hàng đầu cuối cũng được hưởng lợi nhờ chất lượng dịch vụ
ngày càng được cải thiện.
Theo ông Trần Nguyên Sơn, Giám đốc Công nghệ thông tin (CNTT) của
Vinamilk, cho đến nay hệ thống đã đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của công ty khi
xây dựng dự án. Sau khi triển khai và vận hành tại 48 nhà phân phối, Vinamilk sẽ mở
rộng hệ thống đến toàn bộ 187 nhà phân phối vào cuối tháng 7-2008.
 Thông tin được tích hợp như thế nào ?
Với hệ thống máy chủ chạy phần mềm SAP CRM ở trung tâm, cơ sở dữ liệu
được quản lý tập trung (Master Data), tích hợp theo chuẩn các số liệu hằng ngày từ các
nhà phân phối, từ hệ thống máy PDA cầm tay di động từ các nhân viên bán hàng. Một
hệ thống thông tin tập trung về báo cáo tình trạng kho, hàng, doanh thu, công nợ của

mỗi nhà phân phối. Trên cơ sở đó, nhân viên tại trung tâm có thể phân tích tình hình
tiêu thụ hàng để đưa ra các hướng xử lý, chỉ tiêu cũng như lên kế hoạch phân phối
hàng chính xác nhất có thể được.
Vinamilk cũng thống nhất các quy trình kinh doanh với các nhà phân phối theo
các yêu cầu quản lý mang tính hệ thống như quản lý giá, khuyến mại, kế hoạch phân
22
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
phối, cũng như quy trình tác nghiệp cho nhân viên bán hàng bằng PDA… Các trung
tâm hỗ trợ ứng dụng (call center) hỗ trợ cho các hệ thống thực hiện tại nhà phân phối,
bảo đảm giải quyết các trục trặc theo đúng cam kết đã đưa ra với nhà phân phối.
Hệ thống SAP được xây dựng trên nền tảng công nghệ SAP NetWeaver. Tại
Vinamilk , NetWeaver đã tích hợp thông tin từ hệ thống ERP sử dụng Oracle EBS
cùng với hệ thống Solomon sử dụng tại các nhà phân phối và ứng dụng trên PDA cho
nhân viên bán hàng. Ba ứng dụng này được NetWeaver tích hợp thành hệ thống
(Business Warehouse - BW) để phục vụ cho hệ thống báo cáo thông minh, giúp ban
lãnh đạo có được thông tin chính xác và trực tuyến về tình hình hoạt động kinh doanh
trên toàn quốc.
Kiến trúc SAP NetWeaver giúp phân biệt rõ các tầng dữ liệu, ứng dụng và giao
diện ( là ba tầng của kiến trúc máy trạm – máy chủ ) đồng thời thêm một tầng sẵn sàng
cho ứng dụng trên Internet. Việc tích hợp ba hệ thống chạy trên ba nền tảng khác nhau
rất khó khăn và phải mất nhiều thời gian khi truy xuất dữ liệu. Tuy nhiên, công nghệ
NetWeaver đã cho phép tạo ra giao diện kết nối các ứng dụng khác nhau, kể cả không
phải của SAP.
Theo ông Sơn, việc thực hiện được hệ thống lõi ERP- CRM trong vòng tám
tháng là cả một nỗ lực rất lớn từ đội dự án Vinamilk và đối tác triển khai. Theo các đối
tác triển khai của Vinamilk, thành công của dự án này nhờ vào nhiều yếu tố, trong đó
có yếu tố rất quan trọng là tính sẵn sàng của doanh nghiệp, kế đến là sự đầu tư đầu tư
đúng mức về nhân lực và tài lực. Trước khi triển khai SAP, Vinamilk đã triển khai
thành công Oracle E Business Suite 11i và chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 1-
2007. Hệ thống này kết nối đến 13 địa điểm gồm các trụ sở, nhà máy, kho hàng trên

toàn quốc. Hạ tầng CNTT đã được đồng bộ hóa, chuẩn hóa và củng cố. Từ năm 2002
đến nay, Vinamilk đã đầu tư cho hệ thống CNTT tổng cộng 4 triệu đô-la Mỹ. Nhờ có
23
Thảo luận: Quản trị Công nghệ
đầu tư sâu, rộng nên công ty đủ sức tiếp thu các giải pháp lớn, trong đó có việc tổ chức
cơ cấu của công ty, nâng cao kiến thức của nhân viên, tổ chức hợp lý hệ thống để đáp
ứng kịp thời nhu cầu của người sử dụng. Việc quản lý nhờ đó trở nên tập trung, xuyên
suốt, có sự thừa hưởng và kịp thời.
Điểm đặc biệt của Vinamilk là hiện công ty đang ứng dụng đồng thời ba giải
pháp ERP quốc tế của Oracle, SAP, và Microsoft. Vì thế, làm thế nào để có thể làm
chủ và tích hợp cả ba giải pháp này ? Ông Sơn cho biết, các hệ thống nói trên đã được
Vinamilk lựa chọn cho từng yêu cầu cụ thể, do đó đã đưa ra được các giải pháp tốt
nhất nhằm giúp giải quyết bài toán kinh doanh. Yêu cầu đặt ra cho hệ thống CNTT
hiện nay là phải bám sát, giải quyết các bài toán kinh doanh. “Để vận hành được hệ
thống, chúng tôi đã phải nỗ lực tự học, học từ phía đối tác triển khai đồng thời gửi
nhân viên đến các trung tâm đào tạo của Oracle và SAP,” ông Sơn cho biết.
3.2.3. Phần mềm quản lý bán hàng trực tuyến.
Ngày 21/2/2013, Vinamilk đã ký hợp đồng dùng phần mềm quản lý bán hàng
trực tuyến của Viettel. Sự kiện này đã đánh dấu sự đột phá của Vinamilk và Viettel
trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp.Lần đầu
tiên trong ngành sữa nói riêng , ngành thực phẩm nói chung tại Việt Nam có một hệ
thống quản lý doanh nghiệp được xây dựng đồng bộ, tích hợp giữa viễn thông và công
nghệ thông tin do Viettel – Tập đoàn viễn thông – công nghệ thông tin số 1 Việt Nam
triển khai.
Được phát triển theo hướng cá thể hóa các tính năng nhằm đáp ứng nhu cầu của
Vinamilk , hệ thống quản lý này không những làm thay đổi phần mềm quản lý hiện
nay của Vinamilk mà còn tích hợp các hệ thống quản lý doanh nghiệp sẵn có nhằm
đảm bảo hệ thống chạy thông suốt . Với tinh thần :“ hiểu và nói chung một ngôn
ngữ”, tất cả dữ liệu của Vinamilk , từ nhà phân phối đến nhân viên bán hàng trên toàn
24

Thảo luận: Quản trị Công nghệ
quốc sẽ được quản lý một cách đồng nhất , giúp tăng hiệu quả cho công tác nâng cấp
bảo trì sao lưu và phục hồi hệ thống khi có nhu cầu. Ngoài ra , một trong những tính
năng vượt trội của hệ thống , phần mềm này là hỗ trợ cảnh báo khi nhân viên bán hàng
không đáp ứng được yêu cầu về lộ trình bán hàng.
Đây là hệ thống tổng thể quản lý bán hàng đảm bảo dữ liệu tập trung, xử lý trực
tuyến, giám sát vị trí và lộ trình tức thời do Viettel xây dựng cho Vinamilk. Hệ thống
này bao gồm phần cứng, phần mềm, thiết bị đầu cuối được kết nối Internet băng rộng
qua 3G và cáp quang. Toàn bộ do Viettel cung cấp trước và Vinamilk sử dụng dưới
hình thức thuê dịch vụ.
Hệ thống này giúp bộ máy bán hàng của Vinamilk bao gồm nhà phân phối,
giám sát bán hàng và nhân viên bán hàng sẽ được kết nối trên một phần mềm thống
nhất, cơ sở dữ liệu tập trung, trực tuyến, tức thì và liên tục. Như vậy, ở bất cứ đâu và
bất cứ khi nào người quản lý đều có thể nhìn thấy từng hộp sữa được bán ra, từng
đồng tiền được thu về.
“Với mục tiêu trở thành 1 trong 50 công ty sữa lớn nhất thế giới đến năm 2017
với doanh thu đạt 3 tỷ USD, Vinamilk cần có công cụ để phản ứng nhanh nhất với
những diễn biến thị trường để gia tăng chất lượng dịch vụ khách hàng, nâng cao trình
độ quản trị doanh nghiệp quốc tế. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong quản trị được
Vinamilk nhìn nhận từ sớm và đầu tư bài bản mang tầm chiến lược. Chúng tôi đã tìm
kiếm nhiều sản phẩm phần mềm của nước ngoài, nhưng không có được giải pháp phù
hợp với các yêu cầu của doanh nghiệp. Hệ thống của Viettel có khả năng mở rộng
không hạn chế số lượng người sử dụng, nhất là giải pháp này kết hợp với mạng 3G của
Viettel đã giúp chúng tôi giải quyết được bài toán quản lý các điểm bán rộng khắp của
Vinamilk”, bà Mai Kiều Liên, Tổng Giám đốc Công ty CP Sữa Việt Nam Vinamilk
nói.
25

×