Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

T ai lieu giao duc moi truong danh cho GV THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 66 trang )


C¸c Chuyªn ®Ò
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Tài liệu hỗ trợ giáo viên THPT Quảng Ninh)
Quảng Ninh, tháng 3 năm 2009
1
C¸c Chuyªn ®Ò
GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Tài liệu hỗ trợ giáo viên THPT Quảng Ninh)
Quảng Ninh, tháng 3 năm 2009
MỤC LỤC
2
Lời nói đầu 3
Chuyên đề 1. Khai thác khoáng sản và tác động môi trường
4
Chuyên đề 2. Sử dụng năng lượng tái sinh
27
Chuyên đề 3. Biến đổi khí hậu- nóng lên tòan cầu
60
3
LỜI NÓI ĐẦU
4
CHUYÊN ĐỀ 1
KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
PHẦN I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC KHÓANG SẢN Ở NƯỚC TA
Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Cho đến nay ngành Địa chất đã tìm kiếm,
phát hiện hơn 5000 mỏ và điểm quặng của khoảng 60 loại khoáng sản khác nhau.
Một số khoáng sản đã
được phát hiện và khai thác từ rất lâu như vàng, thiếc, chì, kẽm, than đá và các loại vật liệu xây dựng; số
khác mới được phát hiện và khai thác như dầu khí, sắt, đồng… Một số nơi, có những mỏ nằm tập trung


như than ở Quảng Ninh, bôxit ở Tây Nguyên và apatit, đất hiếm ở miền núi phía Bắc.
1. Nhu cầu của cuộc sống đã tạo nên áp lực của việc khai thác khoáng sản
- Nhu cầu về vật liệu xây dựng
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành Xây dựng có bước đột phá lớn. đòi hỏi khối lượng
lớn khoáng sản, vật liệu xây dựng để đáp ứng. Vì vậy, hàng loạt mỏ mới với các quy mô vừa và nhỏ được
mở ra trên khắp mọi miền đất nước.
- Nhu cầu xuất khẩu khoáng sản
Một số khoáng sản được khai thác chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu như: quặng ilmenit, chì-kẽm, crôm,
thiếc, mangan, quặng sắt Sản phẩm xuất khẩu dưới dạng quặng thô, quặng tinh hoặc đã được chế biến
thành kim loại. Nhu cầu xuất khẩu quặng có xu hướng gia tăng trong đó có than sạch. Chủ yếu xuất khẩu
sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản và một số nước khác.
- Nhu cầu giải quyết công ăn việc làm
Nước ta lực lượng lao động trẻ, khoẻ, phần lớn là lao động phổ thông, cần có việc làm đang ngày càng
gia tăng. Tài nguyên khoáng sản của nước ta phân bố trên diện rộng, đa dạng, phong phú về chủng loại và
nhu cầu đáp ứng cho thị trường ngày một tăng, nên một bộ phận lớn lao động còn chưa có việc làm đã
tham gia hoạt động khai thác khoáng sản.
- Các nhu cầu khác
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường đã làm xuất hiện nhiều thành
phần kinh tế. Ngoài các doanh nghiệp nhà nước, còn có các thành phần kinh tế khác. Trong số các doanh
nghiệp được thành lập có nhiều doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh liên quan đến hoạt động
khoáng sản. Một lực lượng khác là các tổ hợp kinh doanh, khai thác khoáng sản hình thành ở hầu hết các
huyện, xã. Lực lượng này chủ yếu tham gia kinh doanh, khai thác các loại khoáng sản làm vật liệu xây
dựng thông thường (đá, cát, sỏi ), hình thức khai thác rất linh hoạt, phong phú, theo mùa vụ…, để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng nguyên liệu khoáng sản cho xây dựng tại địa phương.
5
Vì vậy, hiện nay việc khai thác và chế biến khoáng sản đang được tiến hành rộng rãi ở các địa phương.
Bên cạnh việc đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước, các hoạt động này cũng góp phần
không nhỏ vào việc gây ô nhiễm môi trường sống,.tác hại đến sức khoẻ của con người và sự phát triển bền
vững của đất nước.
2. Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản

- Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp
Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô công nghiệp đang từng bước được nâng cao về năng lực công
nghệ, thiết bị, quản lý. Hoạt động sản xuất, kinh doanh đã có sự gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu lợi nhuận,
kinh tế với trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Do khả năng đầu tư còn hạn chế
nên các mỏ khai thác quy mô công nghiệp ở nước ta hiện chưa đồng đều về hiệu quả kinh tế, về việc chấp
hành các quy định của pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường.

Khai thác than ở Quảng Ninh Khai thác ti tan ở Bình Thuận
Khai thác quặng ở mỏ sắt Trại Cau
(Thái Nguyên)
6

Khai thác Aptit ở Lào cai
- Khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ, tận thu
Hình thức khai thác này đang diễn ra phổ biến ở hầu hết các địa phương trong cả nước và tập trung chủ
yếu vào các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng Ngoài ra nhiều tỉnh còn khai thác than, quặng sắt,
antimon, thiếc, chì, kẽm, bôxit, quặng ilmenit dọc theo bờ biển để xuất khẩu. Do vốn đầu tư ít, khai thác
bằng phương pháp thủ công hoặc bán cơ giới là chính, nên trong quá trình khai thác, chế biến đã làm ảnh
hưởng đến môi trường, cảnh quan.
Khai thác than tận thu ở thị xã Cẩm Phả ( Quảng Ninh)
- Khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản
Việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản, kéo theo các hậu quả nghiêm trọng như tàn phá môi
trường, làm thất thoát, lãng phí tài nguyên. Việc khai thác trái phép tài nguyên khoáng sản gây hậu quả lớn
đến môi trường, chủ yếu là nạn khai thác vàng, sử dụng cyanur, hoá chất độc hại để thu hồi vàng đã diễn ra
ở Quảng Nam, Lâm Đồng, Đà Nẵng; khai thác chì, kẽm, thiếc, than ở các tỉnh miền núi phía Bắc; khai
thác quặng ilmenit dọc bờ biển, đã phá hoại các rừng cây chắn sóng, chắn gió, chắn cát ven biển; khai thác
cát, sỏi lòng sông gây xói lở bờ, đê, kè, ảnh hưởng các công trình giao thông, gây ô nhiễm nguồn nước;
khai thác đá vật liệu xây dựng phá hoại cảnh quan, môi trường, gây ô nhiễm không khí.
Mỏ đá quý bị tan hoang vì kiểu khai thác
“thổ phỉ”.

Việc khai thác KS không có quy hoạch cụ
thể gây lãng phí tài nguyên.
7
(huyện Hoà Vang- Đà Nẵng) ( Người dân đổ xô khai thác titan ở
Bình Định)
II. TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ĐẾN MÔI TRƯỜNG
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản đã
và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Ngành công nghiệp khai thác mỏ đã và đang
ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam
. Trong những năm qua, hoạt động khai
khoáng sản đã đóng góp tới 5,6% GDP.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đạt được, chúng ta cũng
đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường. Quá trình khai thác mỏ phục vụ cho lợi ích của mình,
con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh. Yếu tố chính gây tác động đến môi trường là khai
trường của các mỏ, bãi thải, khí độc hại, bụi và nước thải làm phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái, đã
được hình thành từ hàng chục triệu năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và là vấn đề cấp
bách mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
1. Ô nhiễm không khí, nước
Các hoạt động khai thác khoáng sản thường sinh ra bụi, nước thải với khối lượng lớn, gây ô nhiễm
không khí và nước.
Tác động hoá học của hoạt động khai thác khoáng sản tới nguồn nước: Sự phá vỡ cấu trúc của đất đá
chứa quặng khi tiến hành đào bới và khoan nổ sẽ thúc đẩy các quá trình hoà tan, rửa lũa các thành phần
chứa trong quặng và đất đá, quá trình tháo khô mỏ, đổ các chất thải vào nguồn nước, chất thải rắn, bụi thải
không được quản lý, xử lý chặt chẽ, tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho
nguồn nước tự nhiên, là những tác động hoá học làm thay đổi tính chất vật lý và thành phần hoá học của
nguồn nước xung quanh các khu mỏ.
Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các
nguyên tố phóng xạ cao hơn so với nước mặt và nước biển khu vực đối chứng và cao hơn TCVN từ 1-3
lần. Đặc biệt là khu vực từ Quảng Yên đến Cửa Ông.
Trong các mỏ thiếc sa khoáng, biểu hiện chính của ô nhiễm hoá học là làm đục nước bởi bùn - sét lơ

lửng, tăng hàm lượng các ion sắt và một số khoáng vật nặng.
Việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra, các nguyên tố kim
loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá
học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông
nghiệp. Tại những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp chất
8
độc như Hg, As, Pb v.v mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa
bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng
Bụi từ quặng chì do xí nghiệp chì -kẽm Chợ
Điền ( Bắc Kạn) khai thác
Bể nước sạch của các cô giáo Trường tiểu
học Bản Thi., huyện Chợ Đồn - Bắc Kạn là
một vũng nước trong hốc đá đen quặng chì,
bùn và rác.
Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hoá chất như đá vôi cho nguyên
liệu xi măng, đá xây dựng các loại, sét, cát sỏi, apatit, đã gây những tác động xấu đến môi trường như
làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước. Nhìn chung quy trình khai thác đá còn lạc hậu, không có hệ thống
thu bụi, nhiều khí hàm lượng bụi tại nơi làm việc lớn gấp 9 lần với tiêu chuẩn cho phép.
Khai thác đá ở Bà Rịa- Vũng
Tàu
Bụi do khai thác đá làm ô
nhiễm không khí
2. Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên khác
Khai thác khoáng sản là quá trình con người bằng phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò đưa
khoáng sản từ lòng đất phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các hình thức khai thác bao gồm: khai thác thủ
9
công, khai thác quy mô nhỏ và khai thác quy mô vừa.
Bất cứ hình thức khai thác khoáng sản nào cũng dẫn
đến sự suy thoái môi trường. Nghiêm trọng nhất là khai thác ở các vùng mỏ, đặc biệt là hoạt động của các
mỏ khai thác than, quặng và vật liệu xây dựng. Năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và

Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải từ
mỏ.
Quá trình khai thác khoáng sản thường qua ba bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa mỏ. Như vậy,
tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường đất. Hơn nữa, công nghệ khai
thác hiện nay chưa hợp lý, đặc biệt các mỏ kim loại và các khu mỏ đang khai thác hầu hết nằm ở vùng núi
và trung du. Vì vậy, việc khai thác khoáng sản trước hết tác động đến rừng và đất rừng xung quanh vùng
mỏ.
Khai thác Bô-xít lộ thiên sẽ tàn phá thảm
động thực vật và gây xói mòn (Đắc Nông)
Đất khai thác bô-xít (để lầm phèn chua) sau
khi hoàn thổ không loại cây nào mọc được
ngoài keo tai tượng (Bảo Lộc- Lâm Đồng)
10
Tan hoang cả vùng đồi do khai thác than
(Hoà Bình)
Nguồn nước đang dần cạn kiệt
vì khai thác than ( Hoà Bình)

Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị
chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị
giảm số lượng hoặc tuyệt chủng do
các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng,
động vật phải di cư sang nơi khác.
Khai thác khoáng sản đã làm thu hẹp đáng kể diện tích đất
nông, lâm nghiệp và ảnh hưởng đến sản xuất như: chiếm dụng
đất nông, lâm nghiệp để làm khai trường (Bảng I)

Bảng 1. Diện tích rừng và đất rừng bị thu hẹp, thoái
hoá ở một số mỏ
Ruộng bị san ủi để khai thác vàng

( Lương sơn- Hoà Bình)
11
Nguồn bảng : Nguyễn Đức Quý,1996
Bãi thải, thải các chất thải rắn như cát, đá, sỏi, bùn ra đất nông nghiệp, thải nước từ các hệ tuyển làm ô
nhiễm đất nông nghiệp và giảm sút năng suất cây trồng (Bảng 2).
Bảng 2. Mức độ ô nhiễm đất nông nghiệp do khai thác mỏ
Nguồn bảng :
Nguyễn Đức
Quý,1996

Do đặc thù
của khai thác mỏ là
một hoạt động
công nghiệp không
giống các hoạt
động công nghiệp
12
khác về nhiều mặt, như phải di dời một khối lượng lớn đất đá ra khỏi lòng đất tạo nên một khoảng trống
rất lớn và rất sâu. Một khối lượng lớn chất thải rắn được hình thành do những vật liệu có ích thường chỉ
chiếm một phần nhỏ của khối lượng quặng được khai thác, dẫn đến khối lượng đất đá thải vượt khối lượng
quặng nằm trong lòng đất. Chất thải rắn, không sử dụng được cho các mục đích khác, đã tạo nên trên bề
mặt đất địa hình mấp mô, xen kẽ giữa các hố sâu và các đống đất, đá. Đặc biệt ở những khu vực khai thác
"thổ phỉ", tình hình còn khó khăn hơn nhiều. Một số diện tích đất xung quanh các bãi thải quặng có thể bị
bồi lấp do sạt lở, xói mòn của đất đá từ các bãi thải, gây thoái hoá lớp đất mặt. Việc đổ bỏ đất đá thải tạo
tiền đề cho mưa lũ bồi lấp các sông suối, các thung lũng và đồng ruộng phía chân bãi thải và các khu vực
lân cận. Khi có mưa lớn thường gây ra các dòng bùn di chuyển xuống vùng thấp, vùng đất canh tác, gây
tác hại tới hoa màu, ruộng vườn, nhà cửa, vào mùa mưa lũ thường gây ra lũ bùn đá, gây thiệt hại tới môi
trường kinh tế và môi trường xã hội.
Đất đai bị “ móc ruột” biến dạng
( huyện Trảng Bom _ Đồng Nai”)

Ruộng vườn của người dân biến thành hố
bom, ao hồ
( huyện Trảng Bom _ Đồng Nai”)

Bã xít thải tại khai trường mỏ Cao Sơn
( Quảng Ninh )
13

Quá trình đào xới, vận chuyển đất đá và quặng làm địa hình khu khai trường bị hạ thấp, ngược lại, quá
trình đổ chất thải rắn làm địa hình bãi thải tâng cao. Những thay đổi này sẽ dẫn đến những biến đổi về điều
kiện thuỷ văn, các yếu tố của dòng chảy trong khu mỏ như: thay đổi khả năng thu, thoát nước, hướng và
vận tốc dòng chảy mặt, chế độ thuỷ văn của các dòng chảy như mực nước, lưu lượng, v.v Sự tích tụ chất
thải rắn do tuyển rửa quặng trong các lòng hồ, kênh mương tưới tiêu có thể làm thay đổi lưu lượng dòng
chảy, dung tích chứa nước, biến đổi chất lượng nguồn nước .
Các đống cuội, đá thải trong quá trình khai thác vàng, khai thác cát từ lòng sông đã ngăn cản, làm
thay đổi dòng chảy, gây sự xói lở đất bờ sông, đê điều, gây úng lụt cục bộ.
Khai thác cát trái phép
(Tuy Phước- Bình Định)
Một đoạn đê sông Hà Thanh bị sạt lở
do nạn khai thác cát trái phép
(Tuy Phước- Bình Định)
Việc khai thác cát vô tội vạ đã làm nhiều
diện tích đất ven sông Ba sạt lở ( Gia lai)
Cát sỏi sau khai thác đùn ngay
giữa lòng sông ( Quỳ Châu- Nghệ An)
Tóm lại: Các hoạt động khai thác khoáng sản đã gây ra nhiềui tác động xấu đến môi trường xung
quanh, nhưng có thể nói gọn lại trong một số tác động chính như sau: sử dụng chưa thực sự có hiệu quả
các nguồn khoáng sản tự nhiên; tác động đến cảnh quan và hình thái môi trường; tích tụ hoặc phát tán
14
chất thải rắn; làm ảnh hưởng đến nguồn nước, ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất; làm ảnh

hưởng đến đa dạng sinh học; gây tiếng ồn và chấn động; sự cố môi trường; tác động đến công nghiệp nói
chung; tác động đến kinh tế - xã hội; gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và an toàn của người lao động
III. KHAI THÁC THAN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN ĐẾN MÔI
TRƯỜNG Ở QUẢNG NINH
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn,
chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy
tinh, đá vôi… 90% trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc điểm hình
thành vùng công nghiệp khai thác than từ rất sớm. Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi
rất lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả.Tuy nhiên, hoạt động khai thác
than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác động xấu đến nhiều lĩnh vực.
Một lò than thổ phỉ mới phát hiện
tại phường Cao Xanh - TP Hạ Long
Một điểm khai thác than "thổ phỉ"
(Quảng Ninh )
Khai thác than trái phép ở KM6, thị xã
Cẩm Phả (Quảng Ninh)
Tiêu thụ than tại cảng Cẩm Phả
15
Do tốc độ khai thác than tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than -
Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại khôngđầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và hoàn nguyên môi trường sau
khai thác. Điều đó, đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề, và người dân nơi
đây đang từng ngày phải đương đầu, gánh chịu hậu quả.
Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi trường. Tại các vùng
khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m, những moong khai thác sâu khoảng
100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến 10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nước thải mỏ. Khối
lượng chất thải rắn và nước thải mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức
báo động như Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả
Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng trăm km2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông
suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long. Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu
chương trình khoa học tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu

cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác động xấu, nước bị ô
nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không khí v.v
Để có sản lượng nhảy vọt, vượt công suất thiết kế, nhiều đơn vị đã chạy đua lộ thiên hoá dù đã được
quy hoạch là khai thác theo công nghệ hầm lò. Trong khi đó, công nghệ khai thác lộ thiên được đánh giá là
gây tác hại rất lớn về ô nhiễm môi trường, hạn chế độ sâu khai thác. Đến thời điểm này, nhiều mỏ lộ thiên
đã âm quá giới hạn cho phép là -300m (so với mặt biển), nhưng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai thác, bất
chấp những tác hại về cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác như lở đất, nhiễm mặn và
biến đổi sinh thái.
Hiện nay trong khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn nhỏ đang hoạt động, bình quân
khoảng 2.000ha, có 1 mỏ với tổng diện tích là 175km
2
, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành
phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Trong giai đoạn 1970 - 1997, các hoạt động khai thác than ở Hòn Gai,
Cẩm Phả đã làm mất khoảng 2.900ha đất rừng các loại (trung bình mỗi năm mất 100 - 110ha) , trong đó
khoảng 2.000ha bị mất do mở vỉa, đổ đất đá thải. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970 giảm
xuống 6,7% (1985) và 4,7% (1997)
(Bảng 3).
Bảng 3. Biến động độ che phủ rừng khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả
Đơn vị: %
16
Nguồn: Trần Yêm, Luận án Tiến sĩ, 2000
Tại khu vực Cẩm Phả, trước năm 1975 việc khai trường được mở rộng chủ yếu về phía tây - nam
(khoảng 100ha) và phía tây (25ha). Sau 1975 việc khai trường và bãi thải phát triển về phía bắc khoảng
435ha, phía tây - bắc 265ha và phía đông 75ha (Bảng 4).
Bảng 4. Diện tích khai trường, bãi thải và diện tích đổ thải ra vùng biển Cẩm Phả
Đơn vị: ha
Nguồn: Nguyễn Địch Dĩ, 2003
Một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất, đó là huyện
Đông Triều, vùng trọng điểm lúa của tỉnh:
gần 7.000 ha lúa và hoa màu ở Đông

Triều (Quảng Ninh) đang đối mặt với
nạn hạn hán và thiếu nước nghiêm trọng
trong khi nhiều hồ thủy lợi lớn bị ô nhiễm,
tài nguyên rừng bị suy thoái , gây cạn kiệt
dòng sinh thuỷ, gây ngập úng và hạn hán
cục bộ, làm bồi lắng lòng hồ, ảnh hưởng
không nhỏ đến đời sống dân sinh các khu
vực lân cận. Trong tổng số 25 hồ chứa nước ở huyện Đông Triều đã có gần một nửa bị bồi lấp, nguồn
nước bị chua hoá từ quá trình sản xuất than gây ra, trong đó có nhiều hồ bị chua hoá nặng, độ PH đều ở
mức dưới 3,5 (PH tiêu chuẩn từ 5 – 5,5).Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm thầm huy hoại năng suất
cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt toàn bộ nguồn thuỷ sản trong tương lai gần.
Bạn có thể biết một số thông tin sau:
Ngập lụt tại thị trấn Mạo Khê-
Đông Triều do các kênh thoát
nước bị bồi lấp do đất đá thải.
17
1. Lâm Phần (Trung Quốc)
- Số người bị ảnh hưởng do khai thác than khoảng 3 triệu.
- Tác nhân gây ô nhiễm là than đá và các hạt bụi siêu nhỏ.
- Nguồn gây ô nhiễm là do các mỏ than và phương tiện cơ giới.
Ở Lâm Phần, quần áo ướt sẽ bám đầy bụi than trước khi khô.
Thành phố Lâm phần được mệnh danh là "đô thị màu nhọ
nồi" thuộc tỉnh Sơn Tây,
trung tâm của ngành khai thác than đá ở Trung Quốc. Hàng
nghìn mỏ than, cả hợp pháp và không hợp pháp, xuất hiện
nhan nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố, nên bầu
không khí nơi đây luôn dày đặc khói và muội đen do hoạt
động sử dụng than gây ra.
Tại Lâm Phần, không thể phơi quần áo ngoài trời vì nó sẽ
biến thành màu muội than trước khi khô. Cục bảo vệ môi trường Trung Quốc thừa nhận Lâm Phần có chất

lượng không khí thấp nhất cả nước.
2. Sukinda (Ấn Độ)
- Số người bị tác động do khai thác than khoảng 2,6 triệu.
- Tác nhân gây ô nhiễm là Crom và các kim loại nặng khác.
- Nguồn gây ô nhiễm là do các hoạt động khai thác và xử lý quặng.
Crom là kim loại nặng được sử dụng để sản xuất thép không rỉ và thuộc da. Nó có thể gây ung thư nếu
hít hoặc đưa nó vào cơ thể bằng đường miệng. Sukinda là thành phố có những mỏ quặng crom lộ thiên lớn
nhất thế giới. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom hóa trị 6 với nồng độ lớn hơn hai lần so với các
tiêu chuẩn quốc tế.

Một tổ chức y tế ở Ấn Độ ước tính khoảng 84,75% số
trường hợp tử vong tại các khu vực khai thác quặng crom ở
Sukinda, do các bệnh liên quan tới crom hóa trị 6 gây nên,
nơi này luật pháp hầu như không tồn tại.
PHẦN II. GỢI Ý HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Một góc thành phố Lâm Phần.
Một số người dân tại Sukinda lấy nước ở một
giếng, nơi nước ngầm bị nhiễm độc nặng.
18
I. MUC TIÊU
1. Về kiến thức
- Trình bày được hiện trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở nước ta hiện nay nói chung và ở Quảng
Ninh nói riêng.
- Phân tích được tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
2. Về kĩ năng
- Nhận biết được tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường và tài nguyên thiên
nhiên qua tranh ảnh và trên thực địa.
- Đánh giá được tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường và tài nguyên thiên
nhiên

c. VÒ thái độ
- Đông tình với các qui định pháp lí về việc phải kết hợp giữa việc khai thác khoáng sản và bảo vệ môi
trường, nhằm giảm thiểu hậu quả xấu đối với môi trường và đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước.
- Quan tâm đến các vấn đề khai thác khoáng sản và những ảnh hương của nó đến môi trường sống.
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. NỘI DUNG
1. Hiện trạng khai thác khoáng sản ở nước ta
- Nhu cầu khai thác khoáng sản ở nước ta hiện nay.
- Các hình thức khai thác, chế biến khoáng sản ở nước ta và sức ép đối với môi trường.
2. Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản đến môi trường
- Tác động của hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta (trong đó có Quảng Ninh):
+ Ô nhiễm môi trường không khí và nước.
+ Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên thiên nhiên.
3. Khai thác than và ảnh hưởng của hoạt động khai thác than đến môi trường ở Quảng Ninh:
- Khai thác than ở Quảng Ninh.
- Ảnh hưởng của khai thác than ở Quảng Ninh.
Khi dạy nội dung trên giáo viên cần lưu ý:
- Quảng Ninh là nơi chiếm tới 90% trữ lượng than của cả nước.Hoạt động khai thác than có thể nói là
một trong những hoạt động kinh tế chủ yếu của tỉnh và đã có những ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì
vậy, trong bài viết này có một phần đề cập đến vấn đề khai thác than và ảnh hưởng của hoạt động khai thác
than đến môi trường ở Quảng Ninh.
19
- Những nội dung trên được trình bày bằng cả kênh chữ và kênh hình. Các hình ảnh ở đây có tính chất
minh hoạ cho một số ý được trình bày ở phần kênh chữ. Ngoài ra, còn có một vài bảng số liệu, những số
liệu ở đây tuy không được cập nhật, song phần nào cũng chứng minh cho những tác động của việc khai
thác khoáng sản đối với môi trường.
- Ngoài ra, có thông tin về tác động của khai thác khoáng sản đến môi trường ở một số nước đang phát
triển trong khu vực để GV có thêm dẫn chứng khi nói về vấn đề khai thác và chế biến khoáng sản ở các
nước đang phát triển.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC

1. Việc giáo dục bảo vệ môi trường (GDBVMT) thường được tích hợp qua nội dung của một số môn
học, trong đó có môn Địa lí. Do đó, để việc giáo dục có hiệu quả, không khiên cưỡng, GV cần căn cứ vào
nội dung của các bài học cụ thể, lựa chọn một số ý trong bài viết này để giảng dạy cho phù hợp và không
làm quá tải nội dung bài.
2. Mục đích của việc đưa GDBVMT vào trong nhà trường thông qua các môn học là nhằm giúp HS có
được một số kiến thức phổ thông cơ bản về môi trường (MT); biết được hiện trạng về MT, nguyên nhân và
hậu quả của hiện tượng suy giảm tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm MT. Từ đó, hình thành ở HS có thái độ
và hành vi ứng xử thân thiện, phù hợp với MT. Vì vậy, trong quá trình dạy học, GV cần quan tâm và sử
dụng một số phương pháp dạy học có nhiều khả năng thực hiện được mục đích này. Đó là:
- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan ( PP trực quan)
Trong dạy học Địa lí, việc sử dụng các phương tiện trực quan có một ý nghĩa lớn, bởi vì HS chỉ có
thể quan sát được một số các vấn đề về MT trên thực tế, còn phần lớn các vấn đề MT ở Việt Nam và trên
thế giới HS không có điều kiện quan sát trực tiếp, mà chỉ có thể nhận biết được trên cơ sở các phương tiện
trực quan.
Phương tiện trực quan (PTTQ) trong dạy học Địa lí khá đa dạng, song các tranh ảnh; băng, đĩa hình có
nội dung về MT giúp HS có thể dễ dàng nhận biết được những vấn đề của MT như hiện tượng ô nhiễm
không khí, nguồn nước ; hiện tượng xói mòn, sạt lở đất
Bản chất của PP sử dụng tranh ảnh, băng, đĩa hình là PP hướng dẫn HS quan sát, phân tích các hình
ảnh để lĩnh hội kiến thức. Khi hướng dẫn HS quan sát, trước hết GV cần xác định mục đích, yêu cầu quan
sát ; sau đó yêu cầu HS xác định xem bức tranh/ đoạn băng đó thể hiện hiện tượng gì, vấn đề gì và ở đâu,
mô tả hiện tượng ; cuối cùng GV gợi ý HS nêu nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng.
- Phương pháp thảo luận
20
Bản chất của PP thảo luận là tổ chức cho HS thảo luận theo lớp hoặc nhóm về các vấn đề MT có liên
quan đến nội dung bài học. PP này tạo cho HS cơ hội trình bày ý kiến, suy nghĩ của mình và để nghe ý
kiến của các bạn trong lớp về một vấn đề nào đó. PP thảo luận thường được sử dụng khi GV muốn biết ý
kiến và kinh nghiệm của HS trước một vấn đề đặt ra. Qua thảo luận, GV có thể đánh giá được sự hiểu biết,
thái độ, cảm xúc của HS, khuyến khích HS hình thành chính kiến có cơ sở của mình đối với vấn đề đang
thảo luận.
Cũng như một số PP khác, khi sử dụng PP thảo luận, trước hết GV cần xác định rõ ràng mục tiêu thảo

luận, sau đó nêu vấn đề/ câu hỏi thảo luận.
Hình thức thảo luận có thể là thảo luận cả lớp hoặc nhóm. Nếu là thảo luận nhóm thì trước hết phải chia
nhóm, bố trí chỗ ngồi cho các nhóm; sau đó GV giao nhiệm vụ cho các nhóm., các nhóm có thể thảo luận
cùng một vấn đề hoặc mỗi nhóm thảo luận một vấn đề tuỳ thuộc vào nội dung bài học.
Sau khi HS thảo luận, GV tóm tắt các ý kiến thảo luận và chốt lại các ý chính.
Ví dụ: Các nhóm cùng thảo luận về tác động của hoạt động khai thác than đến MT hoặc một số nhóm
thảo luận về hoạt động khai thác than và vấn đề ô nhiễm nước, một số nhóm thảo luận về hoạt động khai
thác than và vấn đề ô nhiễm đất
- Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề
Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực
giải quyết vấn đề của HS.
Bản chất của PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề là đặt ra trước HS các vấn đề nhận thức có chứa
đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái chưa biết, chuyển HS vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự
lực, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề.
Mấu chôt của PPDHGQVĐ là tạo ra các tình huống có vấn đề phù hợp với trình độ nhân thức của HS.
Tình huống đặt ra nếu quá dễ hoặc quá khó đều không đưa lại sự ham muốn giải quyết vấn đề và vì thế nó
không trở thành tình huống có vấn đề. Việc tạo tình huống có vấn đề kết thúc ở chỗ vấn đề được nêu lên
dưới hình thức câu hỏi nêu vấn đề.
Ví dụ 1 tình huống có vấn đề : Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã làm cho Vịnh Hạ Long bị ô
nhiễm. Vậy có nên ngừng hoạt động khai thác than để bảo vệ môi trường cho Di sản thiên nhiên thế giới
và phát triển du lịch ? Làm thế nào để vừa có thể phát triển công nghiệp khai thác than, vừa bảo vệ được
vịnh Hạ Long khỏi bị ô nhiễm ?
- Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực địa không chỉ là PPDH đặc trưng của bộ môn Địa Lí,
mà còn là phương pháp đạt hiệu quả cao trong GDBVMT. PP này không chỉ giúp HS kiểm nghiệm các
kiến thức đã học trên lớp, mà còn phát triển kĩ năng quan sát và rèn luyện hành vi ứng xử phù hợp với MT.
21
Việc tham quan, khảo sát thực địa giúp HS cảm nhận được sự phong phú, đa dạng, vẻ đẹp của tự
nhiên; đồng thời qua đó thấy được hiện trạng cũng như một số vấn đề của MT, nguyên nhân và hậu quả
của sự suy giảm, suy thoái và ô nhiễm MT.

Phương pháp này có thể tiến hành dưới các hình thức:
+ Tổ chức cho HS đi tham quan, học tập ở các khu bảo tồn thiên nhiên, danh lam thắng cảnh
+ Tổ chức cho các nhóm HS điều tra, khảo sát tình hình MT ở địa phương và viết báo cáo ( kết quả
khảo sát, phương án cải thiện MT)
Việc tổ chức cho các nhóm HS điều tra, khảo sát có thể tiến hành giao cho HS thực hiện các dự án nhỏ,
phù hợp với điều kiện của nhà trường và với trình độ của HS.
- Dạy học theo dự án là một hình thức dạy học, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp,
gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành, tự lực lập kế hoạch và thực hiện. Hình thức làm việc chủ
yếu là theo nhóm, kết quả thực hiện dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được
Ví dụ : Dự án ‘Tìm hiểu vấn đề môi trường ở địa phương’
Bước 1 : Xác định chủ đề
Mỗi nhóm có thể chọn một trong những vấn đề tiêu biểu cho MT ở địa phương như : ô nhiễm
nước, không khí ; suy giảm tài nguyên khoáng sản
Bước 2 : Xây dựng đề cương
+ Hiện trạng môi trường ở địa phương
+ Nguyên nhân và hậu quả
+ Giải pháp khắc phục
Bước 3 : Xác định thời gian và phương pháp tiến hành
+ Thời gian thực hiện dự án : 1 tuần ( hoặc 2 tuần, 1 tháng )
+ Phương pháp tiến hành : Khảo sát thực địa ; phân tích tài liệu địa lí địa phương, các báo cáo của
cơ quan có thẩm quyền ; phỏng vấn người dân địa phương
Bước 4 : Thực hiện dự án
+ Lựa chọn địa điểm khảo sát . Khảo sát thực tế, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu khác nhau
và phỏng vấn nhân dân về hiện trạng của MT, nguyên nhân, hậu quả và biện pháp giải quyết.
+ Xử lí thông tin và viết báo cáo
Bước 5 : Giới thiệu sản phẩm ( các bài viết, tranh ảnh , biểu đồ, bảng số liệu )
Bước 6 : Đánh giá.
+ GV tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết quả làm việc của từng nhóm.
+ GV tổng kết, đánh giá về phương pháp tiến hành và kết quả làm việc của từng nhóm.
22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
23
CHUYÊN ĐỀ 2
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TÁI SINH
Trong những thập kỉ gần đây sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật, những ứng dụng của
chúng trong các ngành sản xuất, kinh tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Song chính việc
ứng dụng chúng đã làm cho môi trường toàn cầu đang bị biến đổi nhanh chóng hơn bất cứ thời gian nào
của những thập kỉ qua. Mức tiêu thụ năng lượng, nước và các tài nguyên thiên nhiên không đựơc tái sinh
của con người ngày càng gia tăng, trong đó có nhu cầu năng lượng như than, dầu mỏ, khí đốt….Việc khai
thác và sử dụng nguồn năng lượng này đã làm cho chúng ngày càng cạn kiệt và gây tác động xấu đến môi
trường và sức khỏe con người. Để đảm bảo nhu cầu về năng lượng của con người , không làm cạn kiệt
nguồn tài nguyên năng lượng, việc thay thế nguồn năng lượng tái tao không gây ô nhiễm môi trường đã
đựợc nhiều quốc gia quan tâm, trong đó có Việt Nam. Việc giáo dục cho học sinh ở trường phổ thông hiểu
rõ tiềm năng của nguồn năng lượng tái sinh và những tác động của chúng đối với môi trường và sức khỏe
con người là nhiệm vụ quan trọng của nhà trường, trong đó có các trường THPT ở Quảng Ninh.
PHẦN I. MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG NGUỒN NĂNG LƯỢNG
Diễn đàn chính sách an ninh năng lượng Châu á – Thái Bình Dương (ASEM lần thứ nhất được tổ chức
tại Việt Nam tháng 4 năm 2008 với sự tham gia của 45 nước thành viên của ASEM. Các đại biểu đã
đặt ván đề làm thế nào để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của con người là một trong các
vấn đề nóng bỏng trong thời gian tới. Hiện nay, trên thế giới sự giới hạn nguồn năng lượng tỷ lệ
nghịch với nhu cầu ngày càng tăng của của khu vực và trên thế giới. Vấn đề an ninh năng lượng của
thế giới đang trở nên bức bách hơn bao giờ hết. Việc sử dụng năng lượng hiện nay đang tập trung ở
nguồn năng lượng hóa thạch. Theo thống kê, các nguồn năng lượng con người đang tiêu thụ 41,7% dầu
mỏ, 24,7% than, 21,% ga, 6,% năng lượng nguyên tử, 6,% thủy điện và năng lượng gió, mặt trời, địa
nhiệt, năng lượng sinh học, thủy triều, vv… chỉ chiếm khoảng gần 1% nhu cầu năng lượng của con
người.
Theo dự báo của Cơ quan năng lượng quốc tế, nếu lượng tiêu thụ năng lượng của thế giới tiếp tục giữ
mức như hiện nay, nhu cầu năng lượng sẽ tăng hơn 30% vào năm 2030, riêng về nhu cầu của dầu lửa

có thể tăng đến 41%. Trong bối cảnh hiện nay, đảm bảo an ninh năng lượng phục vụ sự phát triển bền
vững, giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ bên ngoài, đặc biệt là dầu mỏ, trở thanh
vấn đề đặc biệt quan tâm ở quốc gia.
24
Sự tăng trưởng về nhu cầu năng lượng tập
trung vào các nước đang phát triển. Dự kiến
các nước này nhu cầu năng lượng sẽ đạt 50%
nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm
2030. Các dạng năng lượng truyền thống
như than, dầu mỏ, khí đốt.vv… đang ngày
càng cạn kiệt. Nhiều nước trong khu vực
ASEM có nguồn dầu khí, trong đó Brunei,
Inđônêsia thuộc nhóm các nước xuất khẩu dầu. Nhưng nhu cầu năng lượng của khu vực như hiện nay sẽ
dẫn đến nguy cơ phải chịu sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng. Theo nghiên cứu dự báo của giám đốc
Trung tâm năng lượng ASEM
, mức độ phụ thuộc này có thể đạt khoảng 49% đến 58%.
Ở Việt Nam là một nước hiên đang xuất khẩu than. Năm 2004, tổng công ty than Việt Nam đã khai
thác và tiêu thụ 25 triệu tấn than, trong đó xuất khẩu 10,5 triệu tấn. Trong khi đó, theo thăm dò mới nhất
của Tổng công ty than Việt Nam cho biết, trữ lượng than ở độ sâu 350 m có khoảng 6,5 đến 7 tỷ tấn. Than
có chất lượng tốt tập trung ở Quảng Ninh. Việc xuất khẩu than của Việt nam chưa đảm bảo tính bền vững.
Theo chiến lựoc phát triển ngành điện, xi măng, phân bón, hóa chất… đến năm 2010 khả năng tiêu thụ
than trong nước có thể lên đến 80 triệu tấn. Đièu đó cảnh báo cho biết, nếu chúng ta không có chiến lược
khai thác than hợp lí thì trong tương lai, chúng ta sẽ là một nước nhập khẩu than hoặc phải đóng cửa một
số nhà máy.
Theo số liệu từ Viện Năng lượng (Bộ Công nghiệp), nếu không có đột biến lớn về khả năng khai thác từ
sau năm 2010 thì nguồn tài nguyên trong nước sẽ không còn đáp ứng được nhu cầu năng lượng. Dự tính
năm 2015 lượng thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng 9 tỉ kWh (ở phương án cao), tương tự năm
2020 thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện khoảng 35-64 tỉ KWh ở phương án cơ sở và phương án cao.
Và vào năm 2030 thiếu hụt nhiên liệu cho sản xuất điện lên tới 59-192 tỉ KWh.
Các nhà hoạch định chính sách còn cho biết, vào các năm sau đó, khả năng thiếu hụt điện năng còn

nhiều hơn; các giải pháp nhập khẩu điện, than, khí để sản xuất có thể không đáp ứng được lượng thiếu hụt.
25

×