Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.24 KB, 7 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ -Bài
23-Tổng khởi nghĩa tháng Tám
Bài 23-Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hoà
1. Hình. Cuộc mít tinh tại nhà hát lớn Hà Nội ngày (19/8/1945)


Mít tinh tổng khởi nghĩa ở Quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội 8-1945
*Nội dung:
Bức ảnh ghi lại không khí sôi động của ngày giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội. Nghệ
sĩ nhiếp ảnh nguyễn Bá Khoản đã chụp được hình ảnh ngày hội cách mạng của quần
chúng.
Trong ảnh, biểu tượng trung tâm nổi bật là hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cỡ lớn từ tầng 2
của Nhà hát thành phố làm nền cho lễ đài cuộc mít tinh và một lá cờ đỏ sao vàng khác
đang được kéo lên từ chiếc cột ở giữa sân. Đó là lá cờ cách mạng đã thấm máu của các
chiến sĩ và đồng bào ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Bức ảnh cũng cho ta thấy một
rừng vờ và rừng người tham gia cuộc mít tinh.
Bức ảnh này được sử dụng khi dạy học nội dung giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội.
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, thời cơ cách mạng Việt Nam đã chín muồi.
Hội nghị toàn quốc của Đảng được triệu tập tại Tân Trào ngày 14/8/1945, đã quyết định
phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
Hưởng ứng lệnh Tổng khởi nghĩa của Đảng, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh,đồng
bào cả nước, triệu người như một, nhất tề đứng lên, với tinh thần “Dù hy sinh tới đâu, dù
phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”, Ngày
15/8/1945, lệnh khởi nghĩa về tới Hà Nội. Uỷ ban quân sự cách mạng Hà Nội đã khẩn
rương hoàn thành kế hoạch khởi nghĩa. Quần chúng ở nội, ngoại thành đã sẵn sàng xuống
đường, tầng lớp trung gian đã ngả về phía cách mạng. Các cuộc mít tinh do bọn thân
Nhật tổ chức đều biến thành mít tinh ủng hộ Việt Minh. Chính phù bù nhìn rệu rã đến cực
điểm. Khâm sai Bắc kỳ đã bỏ nhiệm sở ở Hà Nội. Điều kiện khởi nghĩa ở Hà Nội đã chín
muồi. Uỷ ban quân sự cách mạng đã lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.


Sáng ngày 19/8/1945 cả Thủ đô tràn ngập khí thế cách mạng. cả Hà Nội đỏ rực một rừng
cờ đỏ sao vàng. Hàng chục vạn nhân dân nội, ngoại thành và các lực lượng tự vệ mang
theo giáo, mác, gậy gộc, mã tấu…xuống đường biểu dương lực lượng. Hò rầm rập tiến về
Quảng trường Nhà hát lớn dự mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức.
Chưa tới 10 giờ, nhân dân đã tụ tập rất đông trước Nhà hát lớn. Một lá cơ đỏ sao vàng rất
lớn phủ từ trên tầng hai của nhà hát lớn làm nền cho lễ đài cuộc mít tinh càng thăng thêm
vẻ trang nghiêm và rực rõ.Một rừng cờ giữ một biển người rộng lớn. Biểu ngữ nhiều vô
kể, tất cả nổi lên những khẩu hiệu:
- Đả đảo Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim
- Thành lập Chính phủ Dân chủ cộng hoà Việt Nam
- Việt Nam hoàn toàn độc lập!
- Cách mạng giải phóng Việt Nam muôn năm!
- Anh em binh lính hãy mang súng gia nhập hàng ngũ chiến đấu bên cạnh Việt Minh.
Trên thềm Nhà hát, anh em xung phong và tự vệ chiến đấu đứng gác nghiêm chỉnh, khí
giới tuốt trần đưa thẳng lên trước.
Đúng 11 giờ trưa, cuộc mít tinh khai mạc. Một phút mặc niệm các chiến sĩ cách mạng đã
hy sinh vì Tổ quốc, ba phát súng nổ vang. Bản nhạc “Tiến quân ca” vang lên. Lễ chào cờ
bắt đầu. Một lá cờ lớn được từ từ kéo lên trên chiếc cột cờ dựng giữa bãi cỏ trứơc nhà Hát
lớn. những nắm tay rắn chắc giơ lên. Tất cả hướng về lá cờ đỏ sao vàng. Niềm tự hảo
sung sướng bừng dậy trong lòng mọi người.Một loạt truyền đơn tư trên Nhà hát lớn bay
xuống như một đàn bướm chập chờn trên đầu người dự mít tinh. Mọi người ngẩng đầu
lên, xoè rộng tay đón truyền đơn. Đồng chí Nguyễn Huy Khôi - đại biểu Việt Minh đọc
Tuyên ngôn, Chương trình của Việt Minh và lời kêu gọi khởi nghĩa của Uỷ ban khởi
nghĩa Hà Nội. Tiếng vỗ tay hoan nghênh luôn luôn vang lên.
Sau Lời kêu goi, đại biểu Việt Minh hô to các khẩu hiệu:
- Đánh đổ mọi lực lượng xâm phạm đến nền độc lập Việt Nam!
- Đả đảo bọn Pháp muốn khôi phục chủ quyền ở Đông Dương!
- Đánh đỏ Chính phủ bù nhìn “Trần Kim Trọng”
- Thành lập Chính phủ Cộng hoà dân chủ Việt Nam!
- Việt Nam hoàn toàn độc lập!

- Cách mạng giải phóng thành công muôn năm!
Quần chúng hưởng ứng hô vang các khẩu hiệu của Uỷ ban khởi nghĩa. Cuộc mít tinh
nhanh chóng chuyển thành biểu tình. Quần chúng chia thành hai đoàn, một đoàn đi chiếm
Phủ Khâm Sai. Toà Thị Chính, Sở Bưu điện, Sở Cảnh sát… một đoàn đi chiếm Trại Bảo
an binh. Ty Liêm phóng, Nhà máy Avia.
Trước khí thế của quần chúng. Khởi nghĩa đã giành thắng lợi nhanh chóng”.
Sử dụng tốt bức ảnh sẽ giúp học sinh có biểu tượng sống động về ngày khởi nghĩa giành
chính quyền ở thủ đô Hà Nội – sự kiện có tác dụng cổ vũ to lớn đối với phong trào cách
mạng cả nước. Từ đó giáo dục cho học sinh niềm tự hào dân tộc, lòng kính yêu đối với
quần chúng cách mạng và Mặt trận Việt Minh, rèn luyện khả năng quan sát tranh ảnh lịch
sử.
*Hướng dẫn sử dụng:
Cho HS quan sát và trả lời câu hỏi:
Tường thuật cuộc mít tinh ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
Em có nhận xét gì về cuộc mít tinh?
Hãy cho biết ý nghĩa cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội thắng lợi?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên.
2.Hình Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945).

*Nội dung:
Bức ảnh thể hiện Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bộ quần áo kaki cổ cao, rất giản dị nhưng
chỉnh tề. Đó là một cụ già gầy gò, trán cao, mắt sáng, râu thưa, với nét mặt trang nghiêm
đang đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.
Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Uỷ ban dân tộc giải phóng
từ Tân Trào về đến Hà Nội Theo đề nghị của Hồ Chủ tịch, Uỷ ban dân tộc giải phóng
Việt Nam được cải tổ thành Chính phủ lâm thời. Người đã thay mặt chính phủ lâm thời
viết bản Tuyên ngôn độc lập tại số nhà 10 phố Hàng Ngang Hà Nội, Đây là những giây
phút vui sướng, sảng khoái nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Sáng mồng 2/9/1945, Hà Nội tưng bừng một màu cờ đỏ và hoa. Trong không khí phấn
khởi của ngày “Độc lập”, hàng chục vạn đồng bào Thủ đô và các vùng lân cận, cùng Đội

quân giải phóng từ chiến khu mới về, tập trung tại Quảng trường Ba Đình. Một cuộc mít
tinh khổng lồ được tổ chức Đội danh dự dứng nghiêm trang xung quanh lễ đài mới dựng.
Các chiến sĩ Giải phóng đứng sát cánh cùng các Đội tự vệ của công nhân, thanh niên và
lao động Thủ đô, bảo vệ chính phủ lâm thời. Đúng 2 giờ chiều, cuộc lễ bát đầu. Trên lễ
đài long trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, giản dị trong bộ quần áo
kaki cổ cao màu trắng, cùng toàn thể thành viên trong Chính phủ lâm thời ra mắt quôc
dân đồng bào.
Bằng một giọng trầm ấm, giản dị và gần gũi, phảng phất giọng nói của một miền quê đất
Nghệ An, Người tuyên đọc bản Tuyên ngôn độc lập lịch sử, long trọng tuyên bố với toàn
thể đồng bào trong nước và thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Đân chủ cộng hoà.
Lời nói của Bác điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng, từng câu, từng chẽ đi vào lòng
người. Đọc tuyên ngôn độc lập đến nửa chừng, Bác dừng lại và bỗng dưng hỏi:
- Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?
Tất cả mọi người cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:
- Có ó ó!
Từ giây phút đó, Bác cùng với cả biển người đã hoà làm một, sự cách biệt đôi chút giữa
lãnh tụ và quần chúng đã tan biến.
Tuyên ngôn độc lập được mở đầu bằng một chân lý… “Tất cả các dân tộc trên thế giới
đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do. Đó là lẽ không ai chối cãi được…” Nước Việt Nam tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với
thực dân Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước bất bình đẳng mà Pháp đã ký với Việt Nam,
xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.
Tuyên ngôn nêu rõ quyết tâm sắt đá của trên 20 triệu người Việt Nam: “Toàn thể dân tộc
Việt Nam quyết tâm đem tất cả tinh thần và sức lực tính mạng và của cải để giữ vững
quyền tự do độc lập ấy”.
Bản tuyên ngôn kết thúc giữa tiếng hoan hô vang dậy của hàng chục vạn người. Tiếp đó,
Chính phủ lâm thời tuyên thệ trước quốc dân: “Sẽ kiên quyết lãnh đạo toàn dân giữ vững
nền độc lập cho Tổ quốc và thực hiện bản chương trình của Việt Minh, đặng mang lại tự
do, hạnh phúc cho dân tộc…”
Buổi lễ kết thúc bằng những lời thề độc lập. Hàng chục vạn người, hàng chục vạn tiếng

hô cùng hoà làm một.
Cuối cùng, cuộc mít tinh biến thành một cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại trên các đường
phố rực cờ của Thủ đô Hà Nội.
Tuyên ngôn độc lập đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đồng thời là bản
anh hùng ca chiến đấu và chiến thắng, tràn đầy sức mạnh, niềm tin của nhân dân Việt
Nam trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc”.
*Hướng dẫn sử dụng:
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát ảnh, nêu lên nhận xét của bản thân. Sau khi HS
trả lời GV có thể miêu tả, tường thuật như nội dung trên.
3. Cây đa Tân Trào huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang.
.
Đình Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) nơi diễn ra Đại hội Quốc dân cử ra Ủy ban
Dân tộc Giải phóng Việt Nam (tức chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân Chủ Cộng
Hòa), ngày 16-8-1945

Cây đa Tân Trào là cây cổ thụ của làng Tân Lập. Tân Trào là tên mới có từ năm 1945 của
hai xã Tân Lập (còn gọi là Kim Long) và Hồng Thái (còn gọi là Kim Châu).
Tân Trào là một xã nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc phía đông bắc huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang. Phía đông của Tân Trào là núi Hồng; núi Thoa, ngòi Thía ở
phía Nam; núi Bàng ở phía tây. Ngoài ra, các dãy núi đất như Nà Lừa. Kho Bắp… bao
bọc quanh xã Tân Trào như một bức tường thành kiên cố, hiểm trở. Chính địa hình đó đã
tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập căn cứ địa cách mạng và làm thủ đô của khu giải
phóng trước cách mạng.
Trước đây, vào Tân Trào chỉ có hai con đường mòn. Một đường từ huyện lị Sơn Dương
vượt qua rất nhiều rừng rậm, đèo dốc mới đến được làng Hồng Thái, địa đầu của Tân
Trào. Một đường khác đi từ Thái Nguyên qua đèo De theo đường mòn rồi đến Tân Trào.
Quanh khu vực Tân Trào là những cánh rừng già, rừng re nứa ngút ngàn. Những địa danh
quen thuộc như ngòi Thía, suối Trung, suối Khuôn-pén chảy trước đình Tân Trào trước
khi chảy vào sông Đáy như một cánh cung mềm mại. ẩn mình dưới những rừng cây, cạnh
ngòi suối là những bóng nhà sàn.

Trước hết đình Tân Trào là một ngôi đình như bao ngôi đình thân thuộc khác ở khắp làn
quê Việt Nam, là ngôi nhà nhỉ thờ các thân sông, núi, của làng Tân Lập. Ngôi đình được
xây dựng vào năm Quý Hợi (1923). Khác với kiến trúc của các đình làng ở đồng bằng
Bắc Bộ, đình Tân Trào theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, gồm 3 gian, 2 chái, sàn lát ván và mái
lợp bằng lá cọ. Đình Tân Trào đã trở thành nơi diễn ra một hội nghị Diên Hồng của thời
đại mới. Dưới mái đình này, vào ngày 16/8/1945, các đại biểu khắp mọi miền đất nước đã
về đây dự Quốc dân đại hội.
Tuy đơn sơ, giản dị nhưng thiêng liêng, trang trọng, vì các đại biểu về dự Đại hội đã
quyết định những vấn đề sống còn đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Ngày đó,
trong đình chăng một tấm dù màu đỏ.
Gian giữa dùng làm nơi triển lãm sách báo, tài liệu cách mạng và các vũ khí chiến lợi
phẩm thu được của giặc. Gian phía tây là nơi nghỉ ngơi của các đại biểu Bắc,Trung, Nam
và kiều bào. Gian phía đông, trên sàn đình là nơi diễn ra đại hội quốc dân. Bàn chủ tịch
kê ở phía trên, còn phía dưới là ghế của các đại biểu. Tất cả đều làm bằng tre ghép lại, tuy
giản dị nhưng thật trang nghiêm.
Tại đại hội này, các đại biểu đã tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông
qua lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của việt Minh, quy định quốc kỳ và quốc ca, cử
ra Uỷ ban dân tộc giải phóng tức Chính phủ lầm thời do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.
Tại ngôi đình này, vào ngày 16/8/1945, thay mặt Uỷ ban dân tộc giải phóng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đọc lời thề thiêng liêng trong buổi lễ ra mắt quốc dân tại đình Tân Trào.
Lán Nà Lừa là nơi ở và làm việc của Bác Hồ từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, để chỉ đạo
công cuộc chuẩn bị tổng khởi nghĩa.
Cây đa Tân Trào là cây đa cổ thụ, cách đình Tân Trào là khoảng 500m. Dưới tán lá xum
xuê của cây đa này, chiều ngày16/8/1945 quân giải phóng Việt Nam theo lệnh của Uỷ
ban Dân tộc giải phóng đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của 60 đại biểu về dự
Quốc dân đại hội và của nhân dân Tân Trào.
Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã trịnh trọng đọc bản Quân lệnh số 1, và ngay sau đó đoàn
quân giải phóng dưới sự chỉ huy của ông, tiến về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu
khởi nghĩa trong toàn quốc.


Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp.

×