Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 3 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCHGIÁO KHOA LỊCH SỬ- sử 9- Bài
18
PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA
LỊCH SỬ- sử 9-
Bài 18 - Đảng Cộng sản Việt nam ra đời
1.Hình Trần Phú
-Nội dung:
Trần Phú sinh ngày 1-5-1904 tại Quảng Ngãi. Do cha mẹ mất sớm, anh em Trần Phú phải ra
Quảng Trị nhờ họ hàng, do đó ông được học trường Quốc học Hế. Năm 1925, Trần Phú tham
gia Hội Phục Việt sau đó tham gia Tân Việt cách mạng Đảng, có lúc ông sang tận Lào vận
động thành lập chi bộ tại đây.Tháng 8-1926 ông sang Trung Quốc liên lạc với Hội Việt Nam
cách mạng thanh niên, được kết nạp vào Cộng sản đoàn và được Nguyễn ái Quốc cử về nước
hoạt động với tư cách là một đảng viên cộng sản.
Năm 1927, Trần Phú được cử sang học tại trường Đại học Phương Đông ở Mátxcơva. Lúc
này ông có tên mới là Likivơ và được chỉ định làm bí thư chi bộ ở trường .
Đầu năm 1930, Trần Phú về nước được cử bbổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm
thời của Đảng được phân công soạn thảo Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông
Dương.
Tháng 10-1939, Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng họp tại Hồng Kông Trần Phú
được bầu làm Tổng bí thư đầu tiên của Đảng, sau đó về nước hoạt động tại Sài Gòn.
Ngày 19-4-1931, Trần Phú bị thực dân Pháp bắt tại Sài Gòn, Trong tù ông bị bênh nặng và
mấttại bệnh viện Chợ Quán ngày 6-9-1931, hưởng thọ 27 tuổi.
-Phương pháp sử dung:
GV yêu cầu cho HS trình bày những hiểu biết của nình về Trần Phú.
Sau khi HS trình bày GV nhận xét và kết luận những nội dung như ở trên.
2. Hồ Tùng Mậu (1896-1951)
Ông chính tên là Hồ Bá Cự, xuất thân từ một gia đình Nho học, có truyền thống yêu nước
chống Pháp ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.Năm 1916, Hồ Tùng Mậu
cùng với một số thanh niên yêu nước bí mật qua Thái Lan, rồi sang Trung Quốc hoạt động
cách mạng. Tại Quảng Châu, năm 1923, Hồ Tùng Mậu cùng với Lê Hồng Sơn thành lập Tâm


tâm xã, một tổ chức yêu nước có xu hướng xã hội chủ nghĩa
.Cuối năm 1924, Hồ Tùng Mậu gặp Nguyễn ái Quốc mới từ Liên Xô đến Quảng Châu. Được
sự giáo dục và huấn luyện của Nguyễn ái Quốc, ông sớm trở thành một cán bộ xuất sắc của
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.Hồ Tùng Mậu đã ba lần bị chính quyền Tưởng Giới
Thạch bắt giam cùng nhiều cán bộ cách mạng Việt Nam khác đang hoạt động ở Trung Quốc
vào những năm 1927, 1928, 1929.
Cuối năm 1929, ông được trả lại tự do, đúng vào lúc Nguyễn ái Quốc trở lại Trung Quốc để
tiến hành cuộc vận động hợp nhất các nhóm cộng sản ở Việt Nam. Hồ Tùng Mậu đã góp
phần tích cực vào hội nghị hợp nhất lịch sử này.
Tháng 6-1931, Nguyễn Ái Quốc bị cảnh sát Hương cảng bắt giam, Hồ Tùng Mậu đã cùng
với Trương Vân Lĩnh tìm cách liên hệ với Hội quốc tế cứu tế nhờ can thiệp và vận động Luật
sư Lôdơbai bào chữa cho Nguyễn ái Quốc. Nhân việc này, nhà cầm quyền Hương Cảng. Hồ
Tùng Mậu đi Thượng Hải, nhưng vừa mới ở dưới tàu lên, đã bị mật thám vây bắt, đưa về tô
giới Pháp. Chúng giải ông về nước, tuyên án khổ sai chung thân, giam tại nhà lao Vinh, rồi
Lao Bảo, Kon Tum, Buôn Ma Thuột,Trà Khê…
Tháng 3-1945, sau ngày Nhật đảo chính Pháp, Hồ Tùng Mậu cùng với một số anh em tù khác
phá trại Trà Khê trở về hoạt động ở miền Trung.
Cách mạng tháng Tám thành công (1945), ông được cử làm Giám đốc kiêm Chính uỷ
Trường Quân chính Trung Bộ. Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, ông được cử làm chủ
tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu IV.
Năm 1947, ông được cử làm Trưởng ban thanh tra của chính phủ.Tại Đại hội Đảng Lao động
Việt Nam lần thứ hai(1951), được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Ngày 23-7-1951, trên đường đi vào liên khu IV, Hồ Tùng Mậu đã hi sinh vì bị máy bay giặc
Pháp bắn tại phố Còng, thuộc huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài điếu văn tỏ lòng thương tiếc vô hạn. Nhà nước truy tặng
Hồ Tùng Mậu Huân chương Hồ Chí Minh.
3. LỜI KÊU GỌI CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN GỬI TỚI NHỮNG VIỆT NAM
Ngay từ khi mới thành lập (năm 1919), Quốc tế Cộng sản đã chú ý tới phong trào cách mạng
ở Đông Dương.
Ngày 25/4/1920, Lãnh tụ Pháp ở cảng Vla-đi-vô-xtốc thông báo cho chính quyền Pháp khả

năng cơ quan tuyên truyền cộng sản của nước Nga sẽ tổ chức đường dây tuyên truyền ở Viễn
Đông, trong đó có cảng Sài Gòn.
Ngày 9/9/1920, chính quyền thực dân ở Nam Kì đã ghi nhận những dấu hiệu đầu tiên về hoạt
động tuyên truyền cộng sản của các thuỷ thủ nước ngoài cập bến cảng Sài Gòn.
Ngày 1/12/1920, Bộ Thuộc địa Pháp đã chỉ thị cho nhà cầm quyền Đông Dương đối phó với
việc “truyền bá chủ nghĩa Bôn-sê-vích ở Đông Dương…”Đến ngày 27/1/1924, tức cùng ngày
với bài viết Lê-nin với các dân tộc thuộc địa của Nguyễn Ái Quốc đăng trên tờ Pra-vđa (Sự
thật) của Liên Xô, Quốc tế Cộng sản đã gửi đến nhân dân Việt Nam lời kêu gọi. Văn kiện
này đã giới thiệu sự ra đời cùng mục tiêu cách mạng của Quốc tế Cộng sản là: “Giúp hàng
triệu, hàng mấy muôn người làm ăn ngũ phương, nhất là công dân khốn khổ về thuộc địa như
An Nam ta vậy…” và hô hào các dân tộc bị áp bức đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ của
Quốc tế Cộng sản. Văn kiện này được ghi nhận như văn kiện sớm nhất của Quốc tế Cộng sản
đối với cách mạng Việt Nam.
(Theo:Dương Trung Quốc, Việt Nam –Những sự kiện lịch sử 1919-1945, sđd)

×