Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tổ chức seminar để dạy bài 47- thực hành Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương trong phần sinh học 10 nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.58 KB, 8 trang )

Phần I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để bắt nhịp với thời đại, một số năm gần đây ngành giáo dục đã có nhiều
đổi mới, đổi mới về chương trình, nội dung và đặc biệt là đổi mới về phương
pháp dạy học. Các phương pháp dạy học đều hướng tới mục đích phát huy tính
tích cực, sáng tạo, tự giác của học sinh, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, đem lại niềm vui, hứng thú học tập. Seminar- hình thức tổ chức
cho học sinh thảo luận là một trong những hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn và
bổ ích.
Seminar là hình thức dạy học mà ở đó học sinh được phát huy tối đa tính
năng động và tích cực hoạt động, rèn luyện được tư duy phê phán, có ý thức
nghiên cứu sâu tài liệu liên quan đến chủ đề, và đặc biệt hình thức tổ chức này
tạo niềm vui và hứng thú học tập của học sinh đối với môn học.
Ở cấp học trung học phổ thông, học sinh đã bắt đầu phát huy được tính
năng động, đó là khả năng hoạt động nhóm, tư duy sâu về một vấn đề, tìm kiếm
thông tin ở các kênh khác nhau, khả năng thuyết trình trước đám đông…
Trong chương trình sinh học lớp 10 nâng cao có bài 47- thực hành “Tìm
hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ biến ở địa phương ”, đa số giáo viên dạy học
theo phương pháp hỏi đáp hoặc quan sát- tìm tòi bộ phận, với phương phápp tổ
chức như vậy chưa thực sự khai thác hết sự hứng thú trong học tập cũng như là
ưu điểm mà học sinh có thể phát huy.
Xuất phát từ những lí do trên tôi muốn đóng góp sáng kiến kinh nghiệm:
Tổ chức seminar để dạy bài 47- thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền
nhiễm phổ biến ở địa phương trong phần sinh học 10 nâng cao.
1
Phần II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HÌNH THỨC TỔ CHỨC SEMINAR
Seminar là hình thức tổ chức dạy học trong đó một học sinh hay một
nhóm học sinh được giao chuẩn bị trước một hoặc một số vấn đề nhất định
thuộc môn học, sau đó trình bày trước lớp và thảo luận vấn đề khoa học đã tìm
hiểu dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Một trong những vấn đề quan trọng trong tổ chức seminar là lựa chọn nội


dung thảo luận, nội dung phải thích hợp, không xa lạ, không quá khó.
Vai trò của người thầy là: tìm được chủ đề phù hợp với nội dung bài
giảng, cung cấp tài liệu hoặc hướng dẫn tìm tài liệu, giải đáp thắc mắc cho học
sinh trong khâu chuẩn bị, lắng nghe, bổ sung hoặc sửa chữa những thiếu sót của
người học, tổng kết vấn đề.
II. THỰC TRẠNG CỦA HÌNH THỨC TỔ CHỨC CEMINAR
Seminar là hình thức tổ chức dạy học cơ bản ở trường Đại học, nhưng
chưa phổ biến ở các trường trung học phổ thông, vì cho rằng học sinh trung học
phổ thông chưa đủ khả năng làm đề tài và thuyết trình trước đám đông.
Hình thức seminar cần sự cần hợp tác cao của giáo viên và học sinh như:
chọn đề tài, chọn nhóm học sinh, định hướng cho các nhóm…nên đôi khi giáo
viên còn ngại tổ chức dạy học theo hình thức này.
Đối với học sinh, các em rất hứng thú tham gia buổi học tổ chức theo hình
thức seminar, vì: vừa củng cố được kiến thức đã học, thu nhận thêm kiến thức
mới, tăng khả năng hoạt động nhóm, thuyết trình trước đám đông.
Để giải quyết bài 47-“Thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ
biến ở địa phương” giáo viên thường giải quyết bằng hai phương pháp: hỏi đáp-
tìm tòi bộ phận và quan sát- tìm tòi bộ phận. Với hai phương pháp này thì có thể
chưa tạo hứng thú học tập nhiều cho học sinh. Hơn nữa, nội dung bài 47 lại phù
hợp cho tổ chức seminar.
2
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Tổ chức seminar để dạy bài thực hành: Tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm phổ
biến ở địa phương ”
1. Mục tiêu bài học
a. Kiến thức
- Củng cố kiến thức đã học: cấu tạo virut, sự xâm nhập của virut, bệnh truyền
nhiễm, miễn dịch,…
- Tìm hiểu bệnh AIDS, tìm hiểu về vũ khí sinh học.
- Quan sát một số tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, như các tác nhân là virut, vi

khuẩn, vi nấm, kí sinh trùng.
b. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng hoạt động nhóm, tìm kiếm tài liệu, thuyết trình, phê phán.
- Phát triển kĩ năng thao tác trên máy tính.
c. Thái độ
- Giúp học sinh có lòng yêu thích môn học
- Có cách nhìn đúng đắn về bệnh nguy hiểm AIDS.
- Có cách nhìn đúng đắn về tiến trình gây bệnh truyền nhiễm.
2. Phương tiện
- Phòng máy.
- Các bài báo cáo của học sinh.
3. Phương pháp
Phương pháp thảo luận nhóm
4. Chuẩn bị trước buổi thực hành (chuẩn bị trước một tuần)
- Mỗi lớp, chọn hai nhóm học sinh, mỗi nhóm 3 em, lựa chọn nhóm dựa trên
tinh thần xung phong và đảm bảo một số điều kiện: 3 học sinh trong mỗi nhóm ở
gần nhau, có máy tính, biết thao tác trên phần mền powerpoint, ….
- Giao đề tài cho hai nhóm
+ Đề tài 1: Tìm hiểu về virút HIV và bệnh AIDS.
+ Đề tài 2: Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm và vũ khí sinh học.
3
Câu
hỏi
1
Câu
hỏi
2
Yêu cầu mỗi nhóm chỉ được trình bày bài thuyết trình trong 10 phút.
- Các học sinh còn lại trong lớp cũng chia thành hai tổ, các thành viên trong tổ
về tìm hiểu hai đề tài và phải đặt ra cho mỗi nhóm ít nhất một câu hỏi.

5. Tiến trình
- Hoạt động 1:
+ Nhóm thuyết trình đề tài 1: Tìm hiểu về virút HIV và bệnh AIDS, trình
bày bài trong 10 phút. (bài thuyết trình của học sinh có trong đĩa CD đính kèm)
+ Các tổ đặt câu hỏi và nhóm thuyết trình giải đáp thắc mắc từ các tổ
trong 10 phút.
Ví dụ một số câu hỏi các tổ đặt ra cho mỗi nhóm:
Câu hỏi 1: Trong cơ thể người, virut HIV tấn công vào loại tế bào nào? Tại sao
lại tấn công được vào loại tế bào đó?
Câu hỏi 2: Tại sao nói “HIV khó lây mà dễ phòng”?
- Hoạt động 2:
+ Nhóm thuyết trình đề tài 2: Tìm hiểu bệnh truyền nhiễm và vũ khí sinh
học, trình bày bài trong 10 phút (bài thuyết trình của học sinh có trong đĩa CD
đính kèm)
+ Các tổ đặt câu hỏi và nhóm thuyết trình giải đáp thắc mắc từ các tổ
trong 10 phút.
4
Nhóm 1
đề tài 1
Tổ 1 Tổ 2Tổ 1
Câu
hỏi
4
Câu
hỏi
3
Ví dụ một số câu hỏi các tổ đặt ra cho mỗi nhóm:
Câu hỏi 3: Trong hai loại miễn dịch đặc hiệu, loại miễn dịch nào có vai trò chủ
đạo trong việc tiêu diệt virut? vì sao?
Câu hỏi 4: Theo bạn: vũ khí sinh học có đáng sợ bằng vũ khí hạt nhân không?

- Hoạt động 3:
+ Giáo viên đánh giá bài thuyết trình của hai nhóm, cho điểm mỗi nhóm.
+ Giải thích một số vấn đề trong các đoạn phim mà các nhóm có đưa ra.
+ Kết luận hoạt động của cả lớp về buổi ceminar.
5
Nhóm 2
đề tài 2
Tổ 1
Tổ 2
IV. KẾT QUẢ
Trong năm học 2012- 2013, tôi đã tổ chức ceminar đối với bài 47 ở hai lớp
10A1 và 10A2 tại trường THPT Tĩnh Gia 1 và thu được kết quả sau:
Kết quả định tính
- Học sinh sôi nổi tham gia đăng kí làm đề tài, thái độ, ý thức chuẩn bị bài báo
cáo của các nhóm rất tốt.
- Học sinh tự tin thuyết trình trước lớp.
- Các em trong lớp chăm chú nghe bạn thuyết trình và nhiệt tình đặt câu hỏi thắc
mắc.
Kết quả định lượng
- Thu được 4 bài báo cáo về 2 đề tài của 4 nhóm học sinh của 2 lớp 10A1 và
10A2, có đĩa CD đính kèm. Mặc dù lần đầu làm trên phần mềm powerpoint,
nhưng bài làm đẹp về hình thức và có chất lượng, đặc biệt có bài báo cáo của em
Lê Khắc Thanh lớp 10A2 có cách trình bày dí dỏm nhưng mang tính giáo dục
cao.
- Tôi đã thống kê được kết quả qua những câu hỏi kiến thức cơ bản ở lớp 10A2
(được tổ chức ceminar) và lớp 10A3 (tổ chức thông thường) thu được kết quả %
các điểm như sau:
Lớp % Giỏi % Khá % Trung bình % Yếu
10A3 8.5 32 55.5 4
10A2 15 62 23 0

Phần III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
6

I. KẾT LUẬN
Một trong những yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của những tiết học
tổ chức theo hình thức ceminar là vấn đề chọn đề tài của giáo viên, với chủ đề tổ
chức ceminar cho học sinh học bài thực hành “Tìm hiểu một số bệnh truyền
nhiễm ở địa phương” đã tạo hứng thú học tập cao ở học sinh. Hơn nữa, các em
chủ động trong việc tiếp thu kiến thức: nhận đề tài, tìm tài liệu, làm bài
powerpoint, thuyết trình, đặt câu hỏi cho bạn và trả lời câu hỏi của bạn, cho nên
ngoài việc tiếp thu kiến thức các em còn được phát triển nhiều kĩ năng, đặc biệt
là kĩ năng thuyết trình trước đám đông.
2. Kiến nghị
- Hiện nay, ở các trường THPT dạy học bằng hình thức tổ chức ceminar chưa
nhiều, vì vậy tôi kiến nghị với Ban giám hiệu, các tổ chuyên môn và các giáo
viên quan tâm hơn nữa đến hình thức dạy học này.
- Với hình thức tổ chức ceminar, giáo viên các trường THPT có thể thực hiện ở
bài 6 sinh học 10 nâng cao- thực hành: Đa dạng thế giới sinh vật, với các đề tài
như: Sự nóng lên của trái đất, hiện tượng thủng tầng ôzôn, vấn đề túi nilông,
hiện tượng khai thác tài nguyên thiên nhiên…
- Tuy nhiên, ở trên cũng chỉ là ý kiến chủ quan và kinh nghiệm của bản thân tôi
đúc rút trong quá trình dạy học, cũng như trong các buổi tổ chức ceminar. Vì
vậy sáng kiến này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong có sự góp
ý, bổ sung thêm của quý thầy cô để sáng kiến này hoàn thiện hơn.
Tôi xin cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013
7
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.

8

×