Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

luận văn kế toán Tổ chức hạch toán tại Công ty Cổ phần Thú y Xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.41 KB, 36 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
S 2.2: Trình t ghi s k toán c a Công ty C ph n Thú y Xanh Vi t ơ đồ ự ổ ế ủ ổ ầ ệ 3
S 2.5: S h ch toán k t qu bán h ngơ đồ ơ đồ ạ ế ả à 3
L I M UỜ ỞĐẦ 1
t n t i v phát tri n thích ng v i m t n n kinh t th tr ng các doanh nghi p Để ồ ạ à ể ứ ớ ộ ề ế ị ườ ệ
luôn ph i tìm cách i phó v i nh ng c nh tranh kh c li t t phía các doanh nghi p ả đố ớ ữ ạ ố ệ ừ ệ
khác, nh t l khi n n kinh t th tr ng Vi t Nam ang trong ti n trình h i nh p v i ấ à ề ế ị ườ ệ đ ế ộ ậ ớ
n n kinh t th gi i. Do v y, khi tuy n d ng nhân s thì các doanh nghi p òi h i v ề ế ế ớ ậ ể ụ ự ệ đ ỏ ề
kinh nghi m c ng nh chuyên môn nghi p v ng y c ng cao. i v i sinh viên s p ra ệ ũ ư ệ ụ à à Đố ớ ắ
tr ng mu n có vi c l m n nh trong t ng lai c n v n d ng lý thuy t v o th c ti nườ ố ệ à ổ đị ươ ầ ậ ụ ế à ự ễ
m t cách nhu n nhuy n. Vì th giai o n th c t p l giai o n th c s c n thi t giúp ộ ầ ễ ế đ ạ ự ậ à đ ạ ự ự ầ ế
sinh viên v n d ng linh ho t nh ng ki n th c ã h c tr ng. L m t sinh viên ậ ụ ạ ữ ế ứ đ ọ ở ườ à ộ
chuyên ng nh k toán nh n th c c t m quan tr ng c a giai o n th c t p em ã à ế ậ ứ đượ ầ ọ ủ đ ạ ự ậ đ
ch n công ty c ph n Thú y Xanh m t trong nh ng doanh nghi p i u trong l nh v c ọ ổ ầ ộ ữ ệ đ đầ ĩ ự
kinh doanh thu c thú y l m n i th c t p t t nghi p. M c dù quy mô không l n, nh ng ố à ơ ự ậ ố ệ ặ ớ ư
v i i ng nhân viên l nh ngh có t ch t o c v nghi p v cao l môi tr ng ớ độ ũ à ề ư ấ đạ đứ à ệ ụ à ườ
t t em có th tìm hi u s khác bi t gi a lý thuy t v vi c v n d ng nó v o th c ố để ể ể ự ệ ữ ế à ệ ậ ụ à ự
ti n, t ó b sung v ho n thi n h n v n ki n th c ít i c a mình. ễ ừ đ ổ à à ệ ơ ố ế ứ ỏ ủ 1
CH NG I:T NG QUAN V N V TH C T PƯƠ Ổ Ề ĐƠ Ị Ự Ậ 3
1.1 Khái quát chung v công ty c ph n Thú y Xanh Vi t Namề ổ ầ ệ 3
1.1.1 S hình th nh c a công tyự à ủ 3
1.1.2. Quá trình phát tri n ng nh ngh kinh doanh c a công tyể à ề ủ 4
1.2. c i m, ho t ng s n xu t kinh doanh c a công ty. Đặ đ ể ạ độ ả ấ ủ 5
1.2.1. Ch c n ng, nhi m v c a công ty.ứ ă ệ ụ ủ 5
1.2.1.1. Chức năng 5
1.2.1.2. Nhiệm vụ 6
1.2.2. T ch c ho t ng kinh doanh c a công ty Thú y xanh Vi t Namổ ứ ạ độ ủ ệ 6
1.2.3. c i m t ch c s n xu t – kinh doanh c a công tyĐặ đ ể ổ ứ ả ấ ủ 7
1.2.4. T ch c b máy qu n lý c a công tyổ ứ ộ ả ủ 8
1.4. Tình hình t i chính v k t qu kinh doanh c a công tyà à ế ả ủ 10


CH NG II: TH C TR NG T CH C CÔNG TÁC ƯƠ Ự Ạ Ổ Ứ 12
K TOÁN T I CÔNG TY THÚ Y XANH VI T NAMẾ Ạ Ệ 12
2.1. T ch c b máy k toán t i công ty c ph n Thú y Xanh Vi t Namổ ứ ộ ế ạ ổ ầ ệ 12
2.2. c i m t ch c h th ng k toán t i Công tyĐặ đ ể ổ ứ ệ ố ế ạ 14
2.2.1. Các chính sách k toán chungế 14
2.2.2. c i m t ch c v n d ng h th ng ch ng t k toánĐặ đ ể ổ ứ ậ ụ ệ ố ứ ừ ế 17
2.2.3. c i m t ch c v n d ng h th ng t i kho n k toánĐặ đ ể ổ ứ ậ ụ ệ ố à ả ế 18
2.2.4. c i m t ch c v n d ng h th ng s sách k toánĐặ đ ể ổ ứ ậ ụ ệ ố ổ ế 19
20
2.2.5. c i m t ch c h th ng báo cáo k toánĐặ đ ể ổ ứ ệ ố ế 20
2.3 . Khái quát m t s ph n h nh k toán c thù c a công tyộ ố ầ à ế đặ ủ 22
2.3.1. H ch toán k toán v n b ng ti nạ ế ố ằ ề 22
24
2.3.2. K toán Nguyên v t li u – Công c d ng cế ậ ệ ụ ụ ụ 24
2.3.3. K toán xác nh k t qu tiêu thế đị ế ả ụ 28
S 2.5: S h ch toán k t qu bán h ngơ đồ ơ đồ ạ ế ả à 28
CH NG III: ÁNH GIÁ TH C TR NG T CH CƯƠ Đ Ự Ạ Ổ Ứ 29
H CH TOÁN K TOÁN T I CÔNG TY C PH N THÚ Y XANH VI T NAMẠ Ế Ạ Ổ Ầ Ệ 29
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.1. V t ch c b máy k toán v phân công lao ng k toánề ổ ứ ộ ế à độ ế 29
3.1.1. V mô hình k toánề ế 29
3.1.2. V phân công lao ng k toán ề độ ế 30
3.2. V t ch c v n d ng ch k toánề ổ ứ ậ ụ ế độ ế 30
3.2.1. V vi c v n d ng h th ng ch ng t k toánề ệ ậ ụ ệ ố ứ ừ ế 30
3.2.2. V vi c v n d ng h th ng t i kho nề ệ ậ ụ ệ ố à ả 31
3.2.3. V vi c v n d ng s sách k toánề ệ ậ ụ ổ ế 31
K T LU NẾ Ậ 32
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
Báo cáo thực tập tổng hợp

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng 1.1 - Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng
tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty Cổ phần Thú y Xanh Việt
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán kế toán vốn bằng tiền
Sơ đồ 2.4 : Hạch toán NVL – CCDC
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán kết quả bán hàng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
Báo cáo thực tập tổng hợp
DANH MỤC VIẾT TẮT
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
VN: Việt Nam
GTGT: Giá trị gia tăng
CBCNVC: Cán bộ công nhân viên chức
TSCĐ: Tài sản cố định
BCTC: Báo cáo tài chính
BCĐKT: Bảng cân đối kế toán
DN: Doanh ngiệp
TMBCTC: Thuyết minh báo cáo tài chính
BCKQHĐKD: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
NVL: Nguyên vật liệu
CCDC: Công cụ dụng cụ
TNDN: Thu nhậpp doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Để tồn tại và phát triển thích ứng với một nền kinh tế thị trường các

doanh nghiệp luôn phải tìm cách đối phó với những cạnh tranh khốc liệt từ
phía các doanh nghiệp khác, nhất là khi nền kinh tế thị trường Việt Nam đang
trong tiến trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do vậy, khi tuyển dụng nhân
sự thì các doanh nghiệp đòi hỏi về kinh nghiệm cũng như chuyên môn nghiệp
vụ ngày càng cao. Đối với sinh viên sắp ra trường muốn có việc làm ổn định
trong tương lai cần vận dụng lý thuyết vào thực tiễn một cách nhuần nhuyễn.
Vì thế giai đoạn thực tập là giai đoạn thực sự cần thiết giúp sinh viên vận
dụng linh hoạt những kiến thức đã học ở trường. Là một sinh viên chuyên
ngành kế toán nhận thức được tầm quan trọng của giai đoạn thực tập em đã
chọn công ty cổ phần Thú y Xanh một trong những doanh nghiệp đi đầu trong
lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y làm nơi thực tập tốt nghiệp. Mặc dù quy mô
không lớn, nhưng với đội ngũ nhân viên lành nghề có tư chất đạo đức và
nghiệp vụ cao là môi trường tốt để em có thể tìm hiểu sự khác biệt giữa lý
thuyết và việc vận dụng nó vào thực tiễn, từ đó bổ sung và hoàn thiện hơn
vốn kiến thức ít ỏi của mình.
Trong giai đoạn đầu của quá trình thực tập em đã tìm hiểu sơ bộ về quá
trình hình thành và phát triển của công ty, về bộ máy quản lý và bộ máy kế
toán tuy không được đầy đủ và chi tiết nhưng cũng đủ để em hoàn thiện bản
báo cáo này. Trong quá trình hoàn thiện bản báo cáo em xin chân thành cảm
ơn sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS. Nguyễn Ngọc Quang,
cùng các anh chị cô chú trong phòng kế toán của công ty Cổ phần Thú y Xanh
Việt Nam. Báo cáo thực tập của em gồm 3 chương:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần Thú y Xanh
Chương 2: Thực trạng tổ chức hạch toán tại Công ty Cổ phần Thú y Xanh
Chương 3: Đánh giá thực trạng về tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty
Cổ phần Thú y Xanh Việt Nam.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù bản thân đã cố gắng song do trình độ

và thời gian có hạn nên Báo cáo của em không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy, cô giáo để
em có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 20 tháng 2 năm 2010.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Khái quát chung về công ty cổ phần Thú y Xanh Việt Nam
1.1.1 Sự hình thành của công ty
Công ty cổ phần Thú y Xanh được thành lập từ năm 2002 mà tiền thân
của nó là công ty TNHH Thú y Xanh Việt Nam với các lĩnh vực hoạt động
chính hiện nay là cung cấp các sản phẩm thú y dùng trong chăn nuôi gia súc,
gia cầm, thuốc thú y thuỷ sản, phụ gia dùng trong ngành chế biến thức ăn gia
súc, giết mổ và chế biến thực phẩm sạch, cung ứng các thiết bị dùng trong
chăn nuôi, tất cả lĩnh vực kinh doanh của công ty đều kiên định theo con
đường đã chọn – “Con đường an toàn sinh học”.
Công ty được thành lập theo quyết định số 043175/TLDN ngày
20/2/2002 của uỷ ban thành phố Hà Nội, có trụ sở tại: Số 186 Trường Trinh –
Quận Đống Đa – Hà Nội
Số điện thoại :5375752/5375753/5375759
Fax : 5375758
Mã số thuế: 01192989
Westsite: Greengroup.com.vn
Vốn điều lệ: 20.000.000 tỷ VND
Giám đốc: Lưu Thành Trai
Công ty Thú y xanh Việt Nam được thành lập dựa trên luật doanh
nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự
chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong số vốn do

công ty quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài
khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.1.2. Quá trình phát triển ngành nghề kinh doanh của công ty
Từ khi thành lập cho đến nay công ty luôn cố gắng mở rộng ngành nghề
kinh doanh của mình trên khắp mọi miền của đất nước và trải qua các giai
đoạn phát triển như sau:
Năm 2002: Bắt đầu kinh doanh thuốc thú y – Greenvet
Năm 2003: Xây dựng nhà máy thuốc thú y,đồng thời liên kết sản xuất
sản phẩm sinh học với Biopharco – Nha Trang.
Năm 2004: Thành lập chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh, mở rộng kinh
doanh tại các tỉnh phía Nam.
Năm 2005: Mở rộng thêm ngành hàng phụ gia thức ăn gia súc –
Greenfeed đánh dấu bước đầu tiên cho ý tưởng phát triển mô hình “Tập đoàn
nông nghiệp” trong tương lai.
Năm 2006: Phát triển nghành kinh doanh thuốc thú y thuỷ sản –
Greentech.Thiết lập chi nhánh bán hàng tại Nha Trang.
Năm 2007:Mở rộng ngành kinh doanh dịch vụ thú cảnh – Greenpet.
Đây cũng là năm mà công ty tăng tốc trong lĩnh vực kinh doanh thuốc
thú y và đã đạt được những thành tích đáng kể. Ngoài ra còn phát triển các
lĩnh vực kinh doanh khác và thành lập các chi nhánh mới.
Năm 2008: Liên kết với viện Vaccin và sinh phẩm y tế thành lập trung
tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm công nghiệp sinh học.
Từ năm 2009 trở đi công ty quyết tâm xây dựng các ngành hàng theo
hướng sinh học và phát triển bền vững, đặt ra mục tiêu xây dựng hệ thống
dịch vụ “Xanh” thực hiện phương trâm đã đặt ra “Công nghệ xanh cho thực
phẩm sạch”.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD

4
Báo cáo thực tập tổng hợp
Trải qua 8 năm xây dựng và phát triển, Công ty Thú y Xanh VN đã trở
thành thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y. Bên cạnh
đó, với chất lượng sản phẩm tốt, dịch vụ hoàn hảo và giá bán luôn được tính
toán ở mức tiết kiệm nhất cũng khiến cho công ty tạo nên sự hài lòng, tin cậy
ở khách hàng.
Thú y Xanh VN đã xây dựng được mạng lưới phân phối rộng khắp với
một trụ sở chính ở Hà Nội, một chi nhánh ở TP Hồ Chí Minh và trên 650
khách hàng là đại lý và trang trại chăn nuôi rộng khắp các tỉnh thành trên cả
nước.Với đội ngũ nhân viên hùng hậu và có chuyên nghiệp cao, Thú y Xanh
luôn là sự lựa chọn sáng suốt, đối tác đáng tin cậy của các nhà sản xuất lớn
trong và ngoài nước.
2009 là năm thành công của Thú y Xanh với giải thưởng Sao vàng Thủ
đô. Đây là giải thưỏng nhằm tôn vinh những doanh nghiệp đang hoạt động
trên địa bàn Thủ đô, đã tích cực xây dựng, phát triển thương hiệu, sản phẩm
có khả năng cạnh tranh. Lần đầu tiên tham dự và đoạt giải Thú y xanh VN
quả xứng đáng là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực kinh doanh thuốc thú y.
1.2. Đặc điểm, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
1.2.1.1. Chức năng.
Công ty là một doanh nghiệp hạch toán độc lập, tự chủ về mặt tài chính
và vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Cùng với sự hỗ trợ đắc
lực của phòng kế toán, bộ phận quản lý đã trực tiếp chỉ đạo cán bộ công nhân
viên trong toàn công ty. Công ty không ngừng mở rộng lĩnh vực kinh doanh
của mình tăng sự cạnh tranh trên thị trường.
Chức năng chủ yếu của công ty là: bán buôn, bán lẻ các mặt hàng thuốc
thú y, thức ăn gia súc, dụng cụ, trang thiết bị dùng trong chăn nuôi…
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
5

Báo cáo thực tập tổng hợp
Kết quả kinh doanh cho thấy Công ty đã đi đúng hướng và có lãi, bổ
sung vốn kinh doanh cho công ty, tăng tích lũy quỹ trong công ty, đời sống
công nhân viên ngày càng được cải thiện.
Bên cạnh những thuận lợi Công ty cũng gặp không ít những khó khăn:
+ Nền kinh tế thị trường đang phát triển sâu rộng, các đối thủ cạnh tranh
của công ty ngày càng đa dạng và phức tạp. Đây cũng là thử thách lớn buộc
công ty phải không ngừng cố gắng đưa ra những chiến lược kinh doanh phù
hợp giúp công ty có thể tồn tại và phát triền cũng như là cạnh tranh được với
các đổi thủ kinh doanh khác.
+ Cơ chế kinh tế của nền kinh tế thị trường chưa hoàn thiện phần nào ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
1.2.1.2. Nhiệm vụ
Tổ chức tốt công tác mua bán hàng hóa ở hệ thống các đại lý và trang trại
trên khắp mọi miền của đất nước.
Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hóa, đảm bảo lưu thông hàng hóa
thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường.
Nắm bắt khả năng kinh doanh và nhu cầu của những người nông dân về
việc chăm sóc gia súc, gia cầm nhằm tăng hiệu quả chăn nuôi, Công ty đã đưa
ra các biện pháp kinh doanh có hiệu quả cao nhất, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của
khách hàng nhằm thu lợi nhuận tối đa.
Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở
rộng kinh doanh, làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm cho Nhà nước.
Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về hoạt
động sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động.
1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Thú y xanh Việt Nam
Do đây là doanh nghiệp kinh doanh đặc thù nên sản phẩm chủ yếu của
công ty là các loại thuốc kháng sinh, vacin, thuốc bổ trợ, thuốc sát trùng,…
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
6

Bỏo cỏo thc tp tng hp
phc v cho cỏc loi gia sỳc, gia cm.Vỡ vy m th trng tiờu th ca cụng
ty l cỏc vựng nụng thụn trờn khp mi min t nc.C th:
phớa Bc: Phỳ Th,Vnh Phỳc,Thỏi Nguyờn, Bc Giang, H Nam, Hi
Phũng, Qung Ninh, Hng Yờn, H Tõy, H Ni, Ninh Bỡnh, Nam nh v
nhiu tnh thnh khỏc.
min Trung: Thanh Hoỏ - Ngh An, H Tnh, Hu, Nng, Tõy Nguyờn
min Nam: Long An, Tin Giang, ng Nai, Bỡnh Dng, ng
Thỏp, Súc Trng, Khỏnh Ho
Nh vy th trng tiờu th sn phm ca cụng ty tri di khp mi min
ca t nc tr nhng vựng cao. V trong tng lai cụng ty ang n lc a
sn phm ca mỡnh n nhng ni ú phc v cho cụng tỏc chn nuụi ca
b con min cao.
1.2.3. c im t chc sn xut kinh doanh ca cụng ty
Với đặc điểm của một doanh nghiệp thơng mại, công việc kinh doanh
là mua vào, bán ra nên công tác tổ chức kinh doanh là tổ chức quy trình luân
chuyển hàng hoá chứ không phải là quy trình công nghệ sản xuất .Công ty áp
dụng đồng thời cả hai phơng thức kinh doanh mua bán qua kho và mua bán
không qua kho. Quy trình luân chuyển hàng hoá của công ty đợc thực hiện
qua sơ đồ sau:
S 1.1 : Quy trỡnh sn xut kinh doanh ca cụng ty
Mua vào Dự trữ Bán ra
(Bán qua kho)
(Bán giao hàng thẳng không qua kho)
Sinh viờn thc hin: Nguyn Thanh Thu Lp K39 - BXD
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả và quản lý tốt, công ty tổ chức bộ
máy quản lý theo mô hình trực tuyến tham mưu, đứng đầu là giám đốc -

người có quyền lực cao nhất, giúp việc cho giám đốc là phó giám đốc, một kế
toán trưởng và nhiều chuyên viên khác, dưới là một hệ thống các phòng ban
chức năng.
Sơ đồ 1.2: Tổ chức bộ máy quản lý công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận được tóm lược như sau:
Giám Đốc:
Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty chịu trách nhiệm trước
mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Giám đốc ngoài uỷ quyền cho phó
giám đốc còn trực tiếp chỉ huy bộ máy của công ty thông qua các trưởng
phòng ban.
Phó Giám Đốc:
Giúp việc cho giám đốc phụ trách phòng kinh doanh và có trách nhiệm
lập kế hoạch và quản lý nguồn hàng vào ra của công ty. Thay mặt Giám
Đốc giải quyết công việc được phân công, những công việc giải quyết vượt
quá thẩm quyền của mình thì phải trao đổi và xin ý kiến của Giám Đốc.
Phó Giám Đốc phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước
Giám Đốc công ty.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
Giám đốc
Phòng kinh
doanh
doanh
Phòng kế
toán
Phòng
HCSN
Phó Giám
Đốc
8
Báo cáo thực tập tổng hợp

Phòng kế toán:
Là cơ quan chuyên môn giúp Giám Đốc Công ty trong việc quản lý tài
chính, xây dựng các kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn, thực hiện công tác
kế toán, thống kê của Công ty. Đưa ra các báo cáo tài chính, tình hình kinh
doanh của công ty bằng sổ sách, các phần mềm chuyên dụng, những con số
về tài sản, nguồn vốn, hàng hóa, các nghiệp vụ kinh doanh trong nước và
quốc tế. Theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, công nợ và phản ánh
kết quả kinh doanh của công ty trong quá trình làm việc. Các thông tin từ
phòng kế toán giúp Giám Đốc nắm được tình hình kinh doanh của Công ty
trong từng giai đoạn để từ đó có kế hoạch quản lý vốn, đảm bảo nhu cầu về
vốn cho các hoạt động kinh doanh và thực hiện các nghĩa vụ với Ngân sách
Nhà nước.
Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lên kế hoạch về giá cả , marketing, bán
hàng, phân phối tiêu thụ các sản phẩm, tìm hiểu nghiên cứu về đối thủ cạnh
tranh. Ngoài ra bộ phận này còn phải giám sát việc bán hàng của các nhân
viên. Phòng còn có chức năng quản lý hệ thống kho hàng. Từ đó giúp Giám
đốc điều chỉnh các kế hoạch mua và bán. Lên kế hoạch để phân phối sản
phẩm của mình tới các hệ thống đại lý và các trang trại. Tích cực quan hệ với
các bạn hàng nhất là khách hàng quen thuộc và lớn để không ngừng phát triển
mạng lưới tiêu thụ. Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản
phẩm để khách hàng biết đến các sản phẩm của công ty. Bộ phận này rất quan
trọng vì bộ phận này có làm tốt nhiệm vụ của mình thì công ty mới có thể đáp
ứng được nhu cầu của khách hàng từ đó tăng doanh thu. Trưởng phòng kinh
doanh là người phải chịu trách nhiệm về tình hình bán hàng cũng như phải thể
hiện được doanh số bán hàng tăng dần qua các tháng.
Phòng hành chính sự nghiệp:
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
9
Báo cáo thực tập tổng hợp

Có chức năng tham mưu cho giám đốc trong việc quản lý và điều hành
công việc.
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
Bảng 1.1 - Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng
tài chính và kết quả kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: Đồng
Doanh thu 104.524.627.782 45.089.232.790 23.443.175.410
Thuế nộp ngân sách 4.149.546.808 1.502.209.823 230.649.574
Lợi nhuận sau thuế 11.210.226.333 3.343.787.861 592.894.905
Vốn chủ sở hữu 8.064.250.320 31.770.495.628 45.081.782.799
Số lượng lao động 200 180 175
Thu nhập bình quân
đồng/người/tháng
5.000.000 4.500.000 3.800.000
Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty cổ phần thú y xanh Việt Nam đã đạt
mức tăng trưởng một cách nhanh chóng trong 3 năm gần đây. Điều này chứng
tỏ công ty đã mở rộng quy mô về vốn và khả năng sản xuất kinh doanh.Cụ thể
năm 2006 công ty chỉ đạt doanh thu trên 23 tỷ nhưng đến năm 2007 đã tăng
lên trên 45 tỷ,như vậy so với năm 2006 thì năm 2007 doanh thu đã tăng gần
gấp 2 lần.Đây có thể nói là mức tăng trưởng nhảy vọt của công ty tuy nhiên
đến năm 2008 doanh thu đã đạt mức trên 100 tỷ tăng gần gấp 3 lần so với
năm 2007. Sự tăng lên về doanh thu như vậy là do công ty đã mở rộng thị
trên tiêu thụ sản phẩm trên khắp mọi miền đất nước, sản phẩm của công ty
ngày càng được khách hàng chấp nhận và tin tưởng. Sự tăng lên không ngừng
của doanh thu kéo theo sự tăng lên về lợi nhuận. Lơị nhuận của năm 2006 chỉ
đạt gần 600 triệu nhung đến năm 2007 đã tăng lên gần 4 tỷ và đến năm 2008
thì mức lợi nhuận đạt được đã là trên 11 tỷ. Như vậy, có thể thấy tình hình
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
10
Báo cáo thực tập tổng hợp

kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển và có xu hướng tăng cao
trong những năm tới. Chính sự tăng lên về lợi nhuận này đã làm cho cuộc
sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ngày một cải thiện. Ngoài ra,
sự tăng lên của doanh thu cũng dẫn đến thuế nộp ngân sách Nhà nước cũng
tăng lên. Cụ thể, năm 2006 số nộp ngân sách chỉ đạt hơn 200 triệu nhưng đến
năm 2007 đã đạt xấp xỉ 1,5 tỷ và đến năm 2008 thì số nộp ngân sách tăng lên
một cách đáng kể trên 4 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ Công ty đã góp phần làm
tăng GDP của đất nước, làm cho xã hội ngày càng phát triển và ổn định hơn.
Có thể nói trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển công ty đã đạt
được những thành tích đáng nể và tạo dựng được chỗ đứng riêng của mình
trên thị trường, cũng như đã tạo được niềm tin trong lòng khách hàng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THÚ Y XANH VIỆT NAM
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Thú y Xanh Việt Nam
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản
lý ở trên phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý. Công ty Thú y xanh áp dụng hình
thức tổ chức công tác bộ máy kế toán tập trung, hầu hết mọi công việc kế toán được
thực hiện ở phòng kế toán trung tâm, từ khâu thu thập kiểm tra chứng từ, ghi sổ đến
khâu tổng hợp, lập báo cáo kế toán, từ kế toán chi tiết đến kế toán tổng hợp.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành kế toán:
Kế toán trưởng - Trưởng phòng kế toán: Là người tổ chức chỉ đạo toàn diện
công tác kế toán và toàn bộ các mặt công tác của phòng, là người giúp việc cho Phó
giám đốc tài chính về mặt tài chính của công ty. Kế toán trưởng có quyền tham dự
các cuộc họp của công ty bàn và quyết định các vấn đề về thu, chi, kế hoạch kinh
doanh, quản lý tài chính, đầu tư mở rộng kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất của
cán bộ công nhân viên.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
Kế toán trưởng
Kế
toán
tổng
hợp
Kế
toán
công
nợ
Kế
toán
bán
hàng
Kế
toán
kho
Kế
toán
thuế
Kế
toán
vốn
bằng
tiền
Thủ
quỹ
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kế toán tổng hợp: Là người ghi sổ tổng hợp đối chiếu số liệu tổng hợp với sổ

chi tiết, xác định kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính.
Kế toán công nợ: Theo dõi sát sao tình hình công nợ phải thu về tiền bán sản
phẩm,hàng hoá và các dịch vụ khác để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư phục vụ sản
xuất kinh doanh. Theo dõi tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho nhà
cung cấp vật tư, hàng hoá cho công ty theo các hợp đồng kinh tế đã kí kết và kiểm tra
việc tính toán trong viêc lập dự toán, quyết toán và tình hình thanh toán các hợp đồng
kinh tế về xây dựng cơ bản. Mở sổ sách theo dõii chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh theo từng đối tượng đẻ có số liệu cung cấp kịp thời khi cần thiết.
Kế toán bán hàng: Trong doanh nghiệp, kế toán là công cụ quan trọng để
quản lý sản xuất và tiêu thụ, thông qua số liệu của kế toán nói chung, của kế
toán bán hàng nói riêng giúp cho doanh nghiệp và các cấp có thẩm quyền
đánh giá được mức độ hoàn thành của doanh nghiệp về sản xuất, giá thành,
tiêu thụ và lợi nhuận.
Để thực sự là công cụ cho quá trình quản lý, kế toán bán hàng phải thực
hiện tốt và đầy đủ các nhiệm vụ sau:
Tổ chức theo dõi, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời và giám sát chặt
chẽ tình hình hiện có và sự biến động của từng loại sản phẩm cũng như của
thị trường.
Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản doanh thu,
các khoản giảm trừ và chi phí của từng hoạt động trong doanh nghiệp.
Phản ánh và tính toán chính xác kết quả của từng hoạt động, giám sát
tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và
định kỳ phân tích hoạt động kinh tế liên quan đến quá trình bán hàng, xác
định kết quả và phân phối lợi nhuận. Nhiệm vụ bán hàng và kết quả bán hàng
phải luôn gắn liền với nhau.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Kế toán kho: Quản lý theo dõi hạch toán các kho; kiểm tra hạch toán số lượng

hàng hoá mua vào, xuất ra và số lượng hàng hoá tồn, ứ đọng trong kho.
Kế toán thuế: Căn cứ vào các chứng từ đầu vào, hoá đơn GTGT, theo dõi và
hạch toán các hoá đơn mua hàng hoá, hoá đơn bán hàng và lập bảng kê chi tiết, tờ
khai thuế đồng thời theo dõi tình hình vật tư hàng hoá của công ty.
Kế toán vốn bằng tiền: Quản lý và hạch toán các khoản vốn bằng tiền, có nhiệm
vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
các khoản vay ngắn hạn, dài hạn. Có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chứng
từ thanh toán, bảo quản và lưu trữ chứng từ theo quy định. Làm công tác thanh toán
Quốc tế, kiểm tra và phối hợp các bộ phận khác có liên quan và hoàn chỉnh bộ chứng
từ thanh toán, gửi ra ngân hàng kịp thời và đôn đốc việc thanh toán của ngân hàng.
Thủ quỹ: Có trách nhiệm bảo quản giữ gìn tiền mặt không để hư hỏng rách nát
và mất mát xảy ra, chịu trách nhiệm thu chi tiền sau khi đã kiểm tra và thấy rõ chứng
từ đã có đủ điều kiện để thu chi.Vào sổ quỹ hàng ngày và thưòng xuyên kiểm tra đối
chiếu số dư với kế toán quỹ. Cùng với kế toán tiền luơng theo dõi các khoản tiền gửi
tiết kiệm của CBCNVC trong toàn công ty.
2.2. Đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
Công ty đang áp dụng hệ thống kế toán mới ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 20/03/2006 áp
dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong
cả nước từ năm tài chính 2006.
Đơn vị tiền tệ: VNĐ
Niên độ kế toán: bắt đầu ngày 01/01/200N đến 31/12/200N. Kỳ kế toán
tính theo tháng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Với đặc điểm hoạt động kinh doanh thực tế, công ty áp dụng phương
pháp hạch toán kê khai thường xuyên. Một số chính sách kế toán cụ thể mà
công ty áp dụng như sau:

Hàng tồn kho: Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng
tồn kho bao gồm chi phí thu mua , chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có
được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính
theo phương pháp bình quân gia quyền và hạch toán theo phương pháp kê khai
thường xuyên.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị
thuần có thể thực hiện được. Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính
của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để có được sản phẩm và chí phí ước tính cho
việc tiêu thụ chúng.
Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác: Các khoản này được ghi
nhận theo hoá đơn, chứng từ .
Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho từng khoản nợ phải thu khó đòi
căn cứ vào tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ hoặc dự kiến mức tổn thất có thể
xảy ra, cụ thể:
Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán:
- 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn dưới 1 năm.
- 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.
- 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.
Đối với nợ phải thu chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi,
công ty căn cứ vào dự kiến mức tổn thất để lập dự phòng.
TSCĐ được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế . Nguyên giá
TSCĐ bao gồm toàn bộ các chi phí mà công ty bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau khi ghi
nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá TSCĐ nếu các chi phí này chắc chắn làm
tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thoả mãn
điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ.
Khi TSCĐ được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ

và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay
chi phí trong kỳ.
Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng.
Phương pháp tính thuế:
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp tính thuế theo phương pháp
khấu trừ cho tất cả các mặt hàng mà công ty kinh doanh. Theo phương pháp
này, số thuế GTGT phải nộp trong kỳ được xác định như sau:
Số thuế GTGT Thuế GTGT Thuế GTGT
Phải nộp = đầu ra - đầu vào
Trong đó:
Thuế GTGT Doanh số hàng bán Thuế suất
Đầu ra = chưa tính thuế X ( 10%)
Thuế GTGT đầu vào được xác định trên các hóa đơn mua hàng.
Cuối mỗi niên độ kế toán, Giám Đốc và kế toán trưởng tổ chức kiểm tra
công tác kế toán, kiểm tra việc ghi sổ, tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong
công ty và tiến hành đối chiếu số liệu giữa các chứng từ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp với thuế suất 25% trên thu nhập chịu thuế. Chí phí thuế thu nhập doanh
nghiệp trong kỳ bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là khoản thuế
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong kỳ với thuế suất áp dụng tại ngày cuối kỳ.
Thu nhập chịu thuế chênh lệch so với lợi nhuận kế toán là do điều chỉnh các khoản
chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán cũng như điều chỉnh các khoản thu nhập và
chi phí không phải chịu thuế hay không được khấu trừ.
Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
phải nộp hoặc sẽ được hoãn lại do chênh lệch tạm thời giữa giá trị ghi sổ của tài sản
và nợ phải trả do mục đích Báo cáo tài chính và các giá trị dùng cho mục đích thuế.

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả các khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ được ghi nhận khi
chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch tạm
thời được khấu trừ này.
Giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đựơc xem xét lại
vào ngày kết thúc năm tài chính và sẽ được ghi giảm đến mức đảm bảo chắc chắn có
đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ thuế thu nhập
hoãn lại được sử dụng.
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Khi bán hàng hoá, thành phẩm doanh
thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu
hàng hoá đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố
không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo
hoặc khả năng hàng bán bị trả lại.
2.2.2. Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán trong công ty đều được thực hiện theo đúng nội dung, phương
pháp lập, ký chứng từ theo đúng quy định của Luật kế toán. Đồng thời công ty cũng
tuân thủ theo quyết định kế toán số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006
của Bộ tài chính ban hành.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
Lập chứng từ kế toán: Tại công ty mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên
quan đén hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế
toán chỉ lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung trên
chứng từ phải rõ ràng, trung thực với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặt khác do quy
mô và đặc điểm của doanh nghiệp nên trong quá trình lập chứng từ được kiểm soát
rất chặt chẽ tránh việc gian lận khai khống số liệu trên chứng từ.
Ký chứng từ kế toán: Mọi chứng từ kế toán đều có đủ chữ ký và sự phê duyệt
của người có quyền hạn. Kế toán trưởng là người thực hiện giao dịch với khách hàng,
ngân hàng. Mặt khác chữ ký của Giám đốc, phó giám đốc hoặc người được uỷ

quyền, kế toán trưởng và dấu đóng trên chứng từ đã đăng ký với cơ quan Nhà nước
và tại ngân hàng giao dịch.
Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán gồm các bước sau: Chứng từ
sau khi được lập, tiếp nhận, xử lý thì được chuyển đến kế toán viên, Kế toán trưởng
kiểm tra và ký chứng từ kế toán hoặc trình giám đốc ký duyệt. Tiếp đến kế toán phân
loại, sắp xếp chứng từ để định khoản và ghi sổ kế toán. Cuối cùng là lưu trữ, bảo
quản chứng từ để kiểm tra và đối chiếu khi có sai sót. Bên cạnh đó để tránh các hiện
tượng gian lận công ty đã thiết lập cho mình một hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ.
Công ty còn sử dụng các chứng từ điện tử cho hoạt động kinh doanh của mình.
Tuy nhiên nó đều tuân thủ các quy định của pháp luật.
2.2.3. Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp ban hành theo
quyết đinh số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của bộ trưởng bộ tài chính.
Khi quá trình mua hàng, bán hàng diễn ra, đối với công tác kế toán sẽ
phát sinh các nghiệp vụ cần được phải phản ánh như: doanh thu bán hàng,
thanh toán tiền hàng, hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán Thông qua các
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
tài khoản kế toán các nghiệp vụ đó được phản ánh vào các sổ kế toán tổng
hợp liên quan.
Tk156: hàng hóa
Tk 511: doanh thu bán hàng
Tk 531: hàng bán bị trả lại
Tk 532: giảm giá hàng bán
Tk 131: phải thu khách hàng
Tk 632: giá vốn hàng bán
Tk 911: xác định kết quả kinh doanh
Ngoài các tài khoản trên kế toán còn sử dụng một số tài khoản liên quan
như: Tk111, Tk112, Tk642, Tk152,Tk333, Tk641…

2.2.4. Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Công ty áp dụng hình thức Nhật ký chung để ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu như: Sổ Nhật ký
chung, sổ Nhật ký đặc biệt ( Nhật ký thu tiền, Nhật ký chi tiền, Nhật ký mua hàng,
Nhật ký bán hàng), Sổ cái, các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế -
tài chính phát sinh trong hoạt động bán hàng theo thứ tự thời gian và theo quan hệ
đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi sổ cái. Trong trường hợp doanh nghiệp phát
sinh nhiều nghiệp vụ bán hàng liên quan đến một hoặc một số loại hàng hoá thì có
thể dùng Sổ nhật ký bán hàng để ghi riêng. Khi đó căn cứ để ghi sổ cái là sổ nhật ký
chung và sổ nhật ký bán hàng.
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong quá trình bán hàng. Đối với công ty các sổ cái được sử dụng bao gồm: Sổ
cái tài khoản 632, 511, 521, 531, 532, 641, 642, 911,…
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán của Công ty Cổ phần Thú y Xanh Việt
Nam










Ghi chú:




2.2.5.Đặc điểm tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản,
nguồn vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, BCTC là phương tiện trình
bày khả năng sinh lời và thực trạng tài chính của DN cho những người quan
tâm( chủ DN, nhà đầu tư, nhà cho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
20
Sổ nhật ký
đặc biệt
Báo cáo tài
chính
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
B¶ng tæng
hîp chi tiÕt
Sổ nhật ký
chung
Chứng từ gốc
Ghi hàng ngày
ngµy
Ghi cuối tháng và định kỳ
Quan hệ đối chiếu
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết
Báo cáo thực tập tổng hợp

năng…) Báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý
doanh nghiệp cũng như đối với các cơ quan chủ quản và các đối tượng quan
tâm.
Hệ thống BCTC bao gồm:
+ Bảng cân đối kế toán( Mẫu số B01- DN)
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( Mẫu số B02-DN)
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( Mẫu số B03-DN)
+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính( Mẫu số B09-DN)
BCTC được lập theo kỳ kế toán là năm dương lịch sau khi thông báo
cho cơ quan thuế
Thời hạn nộp BCTC là cuối tháng thứ nhất của năm sau kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm cho cơ quan thuế Hà Nội
Bảng cân đối kế toán là một BCTC chủ yếu phản ánh tổng quát tình
hình tài sản của DN theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản tại một
thời điểm nhất định. Khi lập BCTC sử dụng các nguồn từ BCĐKT cuối kỳ
trước, các sổ cái tổng hợp, bảng cân đối tài khoản và các tài liệu liên quan.
Bảng CĐKT gồm năm cột. Cột một “tài sản” hoặc “ nguồn vốn” phản ánh các
chỉ tiêu thuộc tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Cột 2 “mã số” phản ánh
mã số của các chỉ tiêu. Cột 3 “ thuyết minh” phản ánh đường dẫn tới các chỉ
tiêu cần giải thích bổ sung ở Bant thuyết minh BCTC. Cột 4 “ Số cuối năm”
phản ánh số liệu của các chỉ tiêu tương ứng tại thời điểm cuối năm báo cáo.
Cột 5 “số đầu năm” căn cứ vào số liệu cột “số cuối năm” trên BCĐKT ngày
cuối cùng của năm báo cáo trước để ghi.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính phản
ánh tóm lược các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp cho một thời kỳ nhất định, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh và
hoạt động khác. BCKQHĐKD được lập dựa trên BCKQHĐKD kỳ trước và
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Thuỷ Lớp K39 - BXD
21

×