Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH 9 Bai 21

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.11 KB, 8 trang )

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRANH ẢNH VÀ LƯỢC
ĐỒ TRONG SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ . Sử 9
-Bài 21:


Sử 9 -Bài 21:Việt Nam trong những năm 1939-1945
1.Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn



*Nội dung:
Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, nhanh chống lan rộng ra khắp thế
giới. ở châu Á Thái Bình Dương, phát xít Nhật xâm chiếm Trung Quốc, tiến sát biên giới
Việt -Trung.
Ngày 22-9-1940, Pháp phải kí với Nhật Hiệp định mở cửa Đông Dương cho Nhật vào
nước ta. Ngay dêm hôm đó Nhật tấn công Lạng Sơn, quân Pháp chỉ sau vài ngày chống
cự yếu ớt đã nhanh chóng tan rã, số lớn đầu hàng, số còn lại chạy về Thái Nguyên qua
đường Bắc Sơn. Chính quyền tay sai ở vùng này cũng hoang mang, tan rã.
Tận dụng cơ hội đó, ngày 27 - 9-1940 Đảng bộ Bắc Sơn đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy,
chiếm đồn Mỏ Nhài, viên Tri châu Bắc Sơn vội vàng chạy trốn. Chính quyền địch ở Bắc
Sơn tan rã. Chính quyền cách mạng được thành lập . Nhưng Nhật thoả hiệp với Pháp
quay lại chiếm Lạng Sơn và đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
*Phương pháp sử dụng:
Trước hết, GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ và yêu cầu HS dựa vào nội dung
SGK tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn.
-Sau khi HS trình bày GV nhận xét và chốt ý.
-Tiếp đó Gv tổ chức cho HS trả lời về nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của khởi
nghĩa Bắc Sơn.
2. Lược đồ khởi nghĩa Nam Kì

*Nội dung:


+ Bối cảnh :lợi dụng quân Pháp thua ở chiến trường châu Âu và yếu thế ở Đông
Dương, bọn quân phiệt Xiêm, được Nhật xúi giục, giúp đỡ khiêu khích và gây xung đột
dọc biên giới Lào-Cam puchia, để chống lại, thực dân Pháp bắt binh lính người Việt ra
trân chết thay cho chúng. Nhân dân Nam Kì rất bất bình, đặc biệt nhiều binh lính đã đảo
nũ bí mật liên lạc với Đảng bộ Nam Kì. Trước khí thế sôi sục khởi nghĩa của quần chúng.
Đảng Bộ Nam kì đã họp đề ra kế hoạch khởi nghĩa, cử đồng chí Phan Đăng Lưu ra Bắc
xin chỉ thị của Trung ương. Sau khi xem xét, Hội nghị lần 7 Ban chấp hành Trung ương
Đảng cộng sản Đông Dương (11-1940) đã ra chỉ thị hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kì.
Nhưng khi đồng chí Phan Đăng Lưu trở về để truyền đạt hoãn khởi nghĩa thì bị bắt, trong
khi đó mệnh lệnh khởi nghĩa của xứ uỷ Nam Kì đã ban bố. Do đó cuộc khởi nghĩa vẫn nổ
ra.
Đêm 22 rạng ngày 23-11-1940 khởi nghĩa nổ ra ở hầu khắc các tỉnh Nam Kì đặc
biệt ở Hóc Môn (Gia Định), Cai Lậy (Mĩ Tho), nghĩa quân đã phá huỷ nhiều đồn bốt
giặc, phá đường giao thông, thành lập chính quyền nhân dân ,lần đầu tiên lá cờ đỏ sao
vàng xuất hiện trong phong trào đấu tranh của quần chúnh.
Thực dân Pháp hoảng hốt, thẳng tay đàn áp cuộc khởi nghĩa, chúng cho máy bay
ném bom,đốt nhà, giết người nhiều chiến sĩ cách mạng ưu tú của Đảng bị bắt và giết hại
như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu.
-Hướng dẫn sử dụng:
Trước hết GV cho HS quan sát lược đồ, giới thiệu khái quát lược đồ. Hướng dẫn
HS trình bày diễn biến trên lược đồ.
GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi:
-Nguyên nhân khởi nghĩa Nam kì thất bại?
-Ý nghĩa lịch sử và bài học khởi nghĩa Nam Kì?
Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận.
3.Lược đồ binh biến Đô Lương.
Phong trào cách mạng trong cả nước dâng cao đã ảnh hưởng đến tinh thần giác ngộ của
binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Tại Nghệ An, binh lính người Việt hết sức bất
bình vì bị bắt sang Lào làm bia đỡ đạn cho quân đội Pháp.
Ngày 13-1-1941, dưới sự chỉ huy của Đội Cung (Nguyễn Văn Cung), binh lính do đồn

chự Rạng đã nổi dậy đánh chiếm đồn Đô Lương. Sau đó lên ô tô kéo về Vinh định phối
hợp với số binh lính ở đây để chiếm thành. Nhưng kế hoạch không thực hiện được, thực
dân Pháp bắt bớ, giết hại các binh lính nổi dạy. Đội Cung cùng 10 đồng đội của ông kết
án khổ sai và đưa đi đày nhiều người khác.
*Hướng dẫn sử dụng:
Trước hết, GV cho HS quan sát lược đồ, sau đó yêu cầu trình bày diễn biến trên
lược đồ.
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Cuộc binh biến Đô Lương có ý nghĩa lịch sử như thế
nào? Bài học rút ra từ cuộc binh biến?
Sau khi HS trả lời GV nhận xét và kết luận như nội dung trên.
4. Phan Đăng Lưu (1901-1941)

• Tên gọi : PHAN ĐĂNG LƯU
• Bí danh : Tam Sương
• Ngày sinh : 2/1/1901
• Ngày hy sinh : 24/5/1941
Ông sinh ngày 2-11-1901 trong một gia đình nông dân khá giả, tại xã Tràng Thành (nay
là xã Hoa Thành), huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Thủa nhỏ, Phan Đăng Lưu học chữ Hán, sau học chữ Quốc ngữ và chữ Pháp. Khi sắp học
hết bậc Cao đẳng tiểu học tại Huế, ông thi vào Trường Canh nông thực hành ở Tuyên
Quang. Tốt nghiệp ra trường, ông bị điều động làm việc ở nhiều địa phương trong nước,
cả ở Tây Nguyên và cuối cùng bị thải hồi vì “vô kỉ luật, hoạt động chống đối”. Ở Vinh,
được gặp những người bạn cùng chí hướng, Phan Đăng Lưu đã tham gia hội Phục Việt,
sau đổi là Hưng Nam, rồi Tân Việt cách mạng Đảng.
Ngày 14-7-1928, tại Đại hội thành lập Tân Việt cách mạng Đảng, ông được bầu làm Uỷ
viên thường vụ Tổng bộ phụ trách tuyên huấn. Cuối năm 1928, được phân công sang
Quảng Châu (Trung Quốc) gặp Tổng bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên để bàn kế
hoạch thống nhất hoạt động.
Ngày 11-5-1929, ông trở về nước báo cáo và đề đạt ý kiến của mình với Tổng bộ Đảng
Tân Việt về việc tổ chức một Đảng cộng sản. Tháng 12-1929, ông trở sang Quảng Châu

bàn việc hợp nhất với Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
Tháng 5-1930, Phan Đăng Lưu bị toà án Nam Triều ở Vinh đưa ra xử cùng với 60 đảng
viên Tân Việt và bị kết án 3 năm tù khổ sai đầy đi Buôn Ma Thuột. Ở tù, ông vẫn tiếp
tục hoạt động, vận động anh em học tiếng Êđê để thực hiện công tác binh vận, viết báo
gửi ra ngoài tố cáo chế độ tàn bạo của thực dân Pháp; vì vậy đã bị tăng án lên 5 năm tù
khổ sai, cầm cố tại xà lim, bị liệt vào “loại nguy hiểm”.
Giữa năm 1936, ông được ra tù, nhưng bị quản thúc ở Huế. Ông lại tiếp tục hoạt động
cách mạng và đã có những đóng góp xuất sắc vào các cuộc vận động hợp pháp và nửa
hợp pháp ở Trung Kì như phong trào Đông Dương Đại hội (1936); “đón” Gôđa; Hội nghị
báo giới Trung Kì. Phan Đăng Lưu trực tiếp chỉ đạo các báo Sông Hương tục bản; đồng
thời viết nhiều sách lí luận chính trị, nghiên cứu văn học.
Tháng 11-1932, ông được bầu bổ sung vào Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản
Đông Dương, được phân công chỉ đạo phong trào Nam Kì.
Tháng 7-1940, Xứ uỷ Nam Kì họp đề ra chủ chương khởi nghĩa. Với tư cách đại diện
Trung ương đến dự, ông khuyên xứ uỷ hãy chờ xin chỉ thị của Trung ương. Sau đó ông ra
dự hội nghị Trung ương lần thứ 7 và được chỉ thị hoãn khởi nghĩa Nam Kì.
Ngày 9-11-1940, bế mạc hội nghị Trung ương, Phan Đăng Lưu trên đường về Nam đã bị
mật thám bắt vào đêm 22-11-1940 nên chưa kịp truyền đạt chỉ thị của Trung ương về
việc hoãn khởi nghĩa thì cuộc khởi nghĩa Nam Kì đã nổ ra ngày 23-11-1940.
Trong phiên toà sử tại Sài Gòn ngày 3-3-1941, Phan Đăng Lưu bị đế quốc Pháp kết án tử
hình. Ngày 26-8-1941, ông cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai,
Hà Huy Tập, Võ Văn Tần đã bị xử bắn tại Bà Điểm thuộc quận Hóc Môn (Gia Định)
5. NGUYễN THị MINH KHAI (1910-1941)

Bà sinh năm 1910 tại xã Vĩnh Yên tại thành phố Vinh , tỉnh Nghệ An.
Sớm giác ngộ, năm 1927 bà đã quyết chí đi vào con đường hoạt động cách mạng (tham
gia đảng Tân Việt)
Năm 1930, sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, bà được kết nạp vào Đảng,được
phân công phụ trách tuyên truyền huấn luyện đảng viên ở Trường Thi, Bến Thuỷ, rồi
sang Hương Cảng (Trung Quốc) làm việc ở văn phòng Chi nhánh Đông Phương bộ của

Quốc tế cộng sản.
Do yêu cầu công tác liên lạc quốc tế, bà kiên trì học tiếng Anh, Pháp và Trung Quốc,
nhiều lần mưu trí vượt lưới vây mật thám, hoàn thành nhiệm vụ.
Năm 1931, bà bị bắt ở Hương Cảng, bị mật thám tra tấn rất dã man. Năm 1935, sau khi ra
khỏi nhà tù, bà được cử làm đại biểu chính thức dự Đại hội lần thứ 7 của Quốc tế cộng
sản tại Matxcơva và vào học trường Đại Học Phương Đông.
Năm 1936, bà về nước truyền đạt chỉ thị của Quốc tế cộng sản cho ban lãnh đạo hải
ngoại, sau đó được cử vào Xứ uỷ Nam Kì, trực tiếp làm bí thư thành uỷ Sài Gòn-Chợ
Lớn, cùng các đồng chí lãnh đạo cao trào cách mạng 1930-1939. Bà đã có những đóng
góp lớn trong việc lãnh đạo phong trào công nhân, phụ nữ và đấu tranh chống tư tưởng tả
khuynh.
Năm 1940, Xứ uỷ Nam Kì chủ trương khởi nghĩa. Họp xong thì bà bị địch bắt, cùng
chồng là Lê Hồng Phong và em gái là Nguyễn Thị Quang Thái.
Biết bà là cán bộ quan trọng, giặc dùng mọi cực hình để bắt bà khai, nhưng không kết
quả. Chúng đưa về giam ở Khám Lớn Sài Gòn. ở đây, bà vẫn liên lạc với các đồng chí
bên ngoài tiếp tục đấu tranh.
Ngay 23-11-1940, cuộc khởi nghĩa Nam Kì bùng nổ. Quân thù vin vào cuộc khởi nghĩa
để kết án bà và cả Lê Hồng Phong. Chúng bố trí để hai người nhận nhau. Không mắc
mưu địch, mặc dầu đã lâu không gặp mặt chồng, bà gìm giữ tình cảm, nói với giặc: “Tôi
không biết người này”.
Không khuất phục được người con gái quả cảm, cuối cùng chúng đã đưa bà cùng một số
đồng chí khác ra toà xử và kết án tử hình.
Ngày 26-8-1941, thực dân Pháp đã bắn bà tại Hóc Môn.
Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và tổng hợp

×