Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Lý thuyết ngữ âm luyện thi đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.32 KB, 5 trang )

Chào các em !
Trong cấu trúc đề thi đại học năm nay phần ngữ âm chỉ chiếm một tỉ
lệ rất nhỏ mà phần chiếm tỉ lệ cao là phần đọc hiểu, nhưng đó là
phần không dễ xơi chút nào. Vậy thì sao ta không áp dụng chiến
thuật "tích tiểu thành đại" hay còn gọi là "lợm bạc cắc" ? Tuy là "bạc
cắc" nhưng cũng góp phần cải thiện điểm số phải không các em ?
Trong phần ngữ âm chủ yếu chia ra làm 2 dạng: phát âm và vần nhấn
- Về phần vần nhấn cũng có rất nhiều "bí quyết" để tìm vấn nhấn,
tuy nhiên các "bí quyết" ấy lại quá nhiều, mà quá nhiều thì không
thể nhớ nổi, mà không nhớ nổi thì còn gì là "bí quyết" ? Thôi thì phần
này chủ yếu dựa vào kinh nghiệm , và muốn có kinh nghiệm thì các
em phải làm nhiều bài tập, chữ nào thấy khó nhớ thì ghi ra sổ tay để
dành ôn lại lúc rảnh.
- Phần phát âm cũng muôn hình vạn trạng. Tham vọng để viết ra hết
ở đây là điều không thể mà Thầy chỉ kể ra đây những mấu chốt chủ
yếu mà thôi. Tất nhiên những "bí quyết" này chỉ mang tính tương đối
và chỉ áp dụng khi nào các em hoàn toàn mù tịt về các chữ đề cho.
Nó chỉ mang tính nâng cao tối đa điểm số so vơi khả năng mình mà
thôi. Ví dụ trình độ các em làm được 5 điểm thì các "bí quyết" có thể
nâng cao điểm các em lên thành 6, nếu là 8 thì có thể nâng lên thành
9 . Chứ nếu không thèm học mà chỉ dựa vào các cách thức thì khi làm
bài có 2 điểm rồi cải thiện thành 3 điểm . Khi ấy các em kêu Cucku ra
mà khiếu nại là thầy không chịu trách nhiệm đấy nhé .Cho nên
điều quan trọng nhất vẫn là các em phải học tập nâng cao trình độ
càng nhiều càng tốt.
Dưới đây là một số "mẹo" khi làm phần ngữ âm mà các em có thể áp
dụng.

1) Khi gặp gạch dưới chữ S :
bình thường chữ s phát âm là /s/,nhưng có những ngoại lệ cần nhớ
là :


s đọc /z/
các chữ sau: raise, busy, please, easy, present, desire, music,
pleasant, desert, choose, reason, preserve, poison
-Chữ s đọc /ʃ /
sugar,sure
3) đối với chữ CH
-CH đọc /ch/ là bình thường
- CH đọc : /k/ gồm các chữ sau;
chemist, ache, christmas, mechanic, architect, character ,chaos
,technology ,echo
-CH đọc là /ʃ /
machine, champagne, chamois, chalet, charade ,
4) đối với chữ H
các chữ H sau đây là h câm
hour, honor, honest (và các gia đình từ của chữ này)
5) chữ GH
bình thường đọc là /f/
nhưng các chữ sau GH không đọc:
plough, though, although, weigh
6) chữ B câm ,khi đứng sau chữ m:
climb, bomb, lamb
7) W câm: sword
Chữ T , câm
Listen , often
Đối với âm /u/ và /u:/
/u/ gồm:
put, pull, full, could, woman, foot, look, good, book
/u:/ gồm:
food, school, tooth, fruit, June, noon, soup, through, move, shoe,
9) có một số chữ khi thêm vào phía sau thì biến thành âm khác

say -> /ei/
says -> /e/
nation -> /ei/
national -> /a/
south -> /au/
southern -> /^/
breath -> /e/
breathe -> /i:/
Sau đây là vài nguyên tác mà thầy rút ra trong quá trình xem xét các
đề thi, các em có thể áp dụng
10. Chữ TH:
TH - Đầu từ:
• Hầu hết các từ bắt đầu bằng th thì đọc là /θ/.
• Trừ một số ít từ thông dụng sau đây bắt đầu bằng th mà đọc là /ð/ :
· 5 demonstratives: the, this, that, these, those
· 2 personal pronouns (mỗi chữ 4 dạng): thou, thee, thy, thine; they, them, their, theirs
· 7 adverbs hay conjunctions: there, then, than, thus, though, thence, thither (tuy cũng có người
đọc thence và thither với âm /θ/)
· Một số compound adverbs ghép với các từ trên: therefore, thereupon, thereby, thereafter,
thenceforth, etc.

TH - Giữa từ:
• Hầu hết th giữa từ được đọc là /ð/.
· Giữa các vowels: heathen, fathom;
· Những tổ hợp với -ther-: bother, brother, dither, either, father, Heather, lather, mother, other,
rather, slither, southern, together, weather, whether, wither, smithereens; Caruthers,
· Những danh từ kép mà phần đầu có -ther hay -thers: Gaithersburg, Netherlands, Witherspoon-
Riêng Rutherford thì có thể đọc /ð/ hay /θ/.
· Sau chữ /r/: Worthington, farthing, farther, further, northern.
· Trước chữ /r/: brethren.

• Một số ít th giữa từ được đọc là /θ/ ấy là vì xuất phát từ những danh từ được đọc là /θ/ :
· Những tính từ được cấu tạo bằng cách thêm -y sau danh từ thì thường giữ nguyên là
/θ/: earthy, healthy, pithy, stealthy, wealthy; riêng worthy và swarthy thì đọc là /ð/.
· Trong những từ ghép với những chữ đọc là /θ/, thì tiếp tục đọc như khi chưa ghép : bathroom,
Southampton; anything, everything, nothing, something.
· Từ tiếng Anh duy nhất có th ở giữa mà đọc /θ/ là brothel.
• Đa số các từ mà th ở giữa nhưng đọc là /θ/ là những từ vay mượn từ ngôn ngữ khác:
· Từ tiếng Hy Lạp: Agatha, anthem, atheist, Athens, athlete, cathedral, Catherine, Cathy,
enthusiasm, ether, ethics, ethnic, lethal, lithium, mathematics, method, methyl, mythical,
panther, pathetic, sympathy
· Từ tiếng La Tinh: author, authority
· Các tên gốc La Tinh: Bertha, Gothic, Hathaway, Jonathan, Othello, Parthian
· Gốc Celtic: Arthur , Abernathy, Abernethy
· Gốc Đức: Luther.
• Những từ vay mượn mà đọc là /ð/:
· Những từ vay mượn từ tiếng Hy lạp có dạng -thm-: algorithm, logarithm, rhythm.
Riêng asthma, thì ngày nay có thể không đọc th.

TH- Cuối từ
• Nouns và Adjectives
· Danh từ và tính từ tận cùng bằng th thì đọc là /θ/: bath, breath, cloth, froth, loath, sheath,
sooth, tooth/teeth, wreath.
· Trừ những từ kết thúc bằng -the: tithe, lathe, lithe thì đọc là /ð/.
· các từ: blythe, booth, scythe, smooth có thể đọc là /ð/ hoặc /θ/.
• Verbs
· Các động từ tận cùng bằng th thì đọc là /ð/, và thường viết dưới dạng -the: bathe, breathe,
clothe, loathe, scathe, scythe, seethe, sheathe, soothe, teethe, tithe, wreathe, writhe, và động
từ: mouth thì cũng đọc là /ð/.
· froth thì có thể đọc /θ/ hay /ð/ nếu là động từ, và chỉ đọc là /θ/ nếu là danh từ.
• Loại khác:

· with có thể đọc là /θ/ hay /ð/ cũng như các từ ghép với
nó: within, without, outwith, withdraw, withhold, withstand,wherewithal, etc.
VÀI NGUYÊN TẮC HỬU ÍCH:
1) Nguyện tắc R :
Đó là nguyện tắc : chữ R khi đứng sau một nguyên âm sẽ làm biến
đổi cách đọc của nguyên âm đó
Ví dụ nhé :
hat -> đọc /a/ (a ngắn )
rat -> đọc /a/(a ngắn )
nhưng :
ha rt -> /a:/ (a dài )
hot -> /o/ ( o ngắn )
not -> /o/ ( o ngắn )
nhưng :
mo rn -> /o:/ (o dài )
2) Phưong pháp vần nhấn:
Nguyên tắc này như sau:
Nguyên âm nào có vần nhấn (stress) thì sẽ phát âm khác với nguyên
âm không có vần nhấn.
ví dụ :
her -> /ơ dài / ( 1 vần xem như là vần nhấn )
certain -> /ơ dài / ( vần nhấn )
nhưng:
father -> /ơ ngắn / ( vần không nhấn )
Theo kinh nghiệm thì 2 phương pháp này có xác xuất đúng khá cao
đấy, khoảng 70% - nếu kết hợp cả 2 phưong pháp thì xác xuất còn
cao hơn. Các em cứ thử để ý và áp dụng xem sao nhé.

×