Tải bản đầy đủ (.pdf) (263 trang)

Quản lý của nhà nước đối với vốn nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 263 trang )


i
LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận án xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của cá
nhân. Những số liệu và nội dung được đưa trình bày trong luận án là trung thực. Nội
dung của luận án chưa từng được công bố ở trong nước và ngoài nước
.



Người cam đoan


Mai Công Quyền




















ii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.

Tính cấp thiết 1

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

2.1.

Tổng quan nghiên cứu nước ngoài 3

2.2.

Tổng quan nghiên cứu trong nước 7


3.

Mục tiêu nghiên cứu của luận án 15

4.

Câu hỏi nghiên cứu 16

5.

Phạm vi nghiên cứu 16

6.

Phương pháp nghiên cứu 17

6.1.

Khung nghiên cứu 17

6.2.

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 17

6.3.

Phương pháp nghiên cứu 18

7.


Những đóng góp khoa học của luận án 18

8.

Kết cấu luận án 19

CHƯƠNG 1 20

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CÁC DNNN 20

1.1.

Tổng quan về vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước 20

1.1.1.

Doanh nghiệp Nhà nước 20

1.1.2.

Vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước 24

1.1.2.1

Khái niệm vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước 24

1.1.2.2

Đặc điểm vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước 26


1.2.

Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN 29

1.2.1.

Khái niệm quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN 29

1.2.2.

Mục tiêu quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN 30


iii
1.2.3.

Nguyên tắc quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN 32

1.2.4.

Nội dung quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN 33

1.2.4.1.

Chính sách, quy định pháp luật về vốn Nhà nước tại các DNNN 33

1.2.4.2.

Tổ chức bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN 44


1.2.4.3.

Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, quy định pháp luật về
vốn Nhà nước tại DNNN 48

1.2.5.

Đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các DNNN 53

1.2.5.1.

Mục tiêu đánh giá 53

1.2.5.2.

Tiêu chí đánh giá 54

1.2.5.3.

Phương pháp đánh giá quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại
các DNNN thông qua điều tra, phỏng vấn 60

1.2.6.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại
DNNN…………… 61

1.2.6.1


Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý Nhà nước 61

1.2.6.2

Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp Nhà nước 63

1.2.6.3

Các yếu tố khách quan 64

1.3

Kinh nghiệm nước ngoài về quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN 65

1.3.1.

Kinh nghiệm của Trung Quốc 65

1.3.1.1.

Chính sách đầu tư vốn của Chính phủ vào các Doanh nghiệp Nhà nước 65

1.3.1.2.

Xây dựng bộ máy quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước và việc xác
định các chức năng quản lý cho bộ máy đó 67

1.3.2.

Kinh nghiệm của Singapore 69


1.3.3.

Kinh nghiệm của Hàn Quốc 70

1.3.3.1.

Mục tiêu và chính sách đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp 70

1.3.3.2.

Cơ chế giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của DNNN 72

1.3.4.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 73

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 77





iv
CHƯƠNG 2 78

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN NHÀ NƯỚC
TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY 78


2.1.

Tổng quan về các Tổng công ty xây dựng Nhà nước tại Việt Nam 78

2.1.1.

Sự hình thành các Tổng công ty xây dựng Nhà nước tại Việt Nam 78

2.1.2.

Lĩnh vực hoạt động của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 80

2.1.3.

Mô hình tổ chức của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 80

2.2.

Khái quát chung về tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh của các Tổng
công ty xây dựng Nhà nước 80

2.2.1.

Nguồn vốn tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 80

2.2.1.1

Nguồn vốn chủ sở hữu 80

2.2.1.2


Vốn Nhà nước đầu tư tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 81

2.2.2.

Nợ phải trả và khả năng đảm bảo nợ của các Tổng công ty xây dựng 82

2.2.2.1.

Về nợ phải trả: 82

2.2.2.2.

Về khả năng đảm bảo nợ: 83

2.2.3.

Sử dụng vốn tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 83

2.2.3.1.

Quy mô đầu tư: 83

2.2.3.2.

Khoản phải thu của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 84

2.2.4.

Kết quả sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 84


2.2.4.1.

Tình hình doanh thu: 84

2.2.4.2.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của các Tổng công ty xây
dựng Nhà nước…… 86

2.2.4.3.

Thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của các Tổng công ty
xây dựng Nhà nước 87

2.3.

Thực trạng cơ chế quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng
công ty xây dựng Nhà nước ở Việt Nam hiện nay 88

2.3.1.

Thực trạng các chính sách, quy định pháp luật về vốn Nhà nước tại các Tổng công
ty xây dựng Nhà nước 88

2.3.1.1.

Chính sách cấp phát, đầu tư và huy động vốn 88



v
2.3.1.2.

Chính sách sử dụng vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 95

2.3.1.3.

Chính sách phân phối lợi nhuận tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 101

2.3.2.

Bộ máy quản lý vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 103

2.3.3.

Việc kiểm tra, giám sát vốn Nhà nước đầu tư tại các Tổng công ty xây dựng Nhà
nước………… 106

2.3.3.1.

Đối tượng giám sát: 106

2.3.3.2.

Chủ thể giám sát đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước: 106

2.3.3.3.

Nội dung giám sát đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 107


2.3.3.4.

Phương thức giám sát đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 108

2.4.

Kết quả điều tra chuyên gia về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại
các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 109

2.4.1.

Phương pháp nghiên cứu 109

2.4.2.

Dữ liệu nghiên cứu 114

2.4.3.

Kết quả điều tra chuyên gia 114

2.4.3.1.

Thống kê mô tả 114

2.4.3.2.

Kết quả phân tích nhân tố (EFA) và kiểm định lại kết quả 120

2.4.3.3.


Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm về phương án tách chức
năng chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước. 129

2.5.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với vốn
Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 130

2.5.1.

Phương pháp nghiên cứu 130

2.5.2.

Các giả thuyết nghiên cứu 131

2.5.3.

Mô hình nghiên cứu 132

2.5.4.

Dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm 133

2.5.5.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm 134

2.5.6.


Một số hàm ý về chính sách qua kết quả nghiên cứu thực nghiệm 136

2.6.

Đánh giá chung về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng
công ty xây dựng Nhà nước 137

2.6.1.

Thành công 137

2.6.2.

Hạn chế 138


vi
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 139

CHƯƠNG 3 140

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VỐN
NHÀ NƯỚC TẠI CÁC TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC ĐẾN
NĂM 2020 140

3.1.

Bối cảnh tác động đến quản lý vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng
Nhà nước đến năm 2020 140


3.2.

Quan điểm, mục tiêu và định hướng hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn
Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước đến năm 2020 142

3.2.1.

Quan điểm hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các
Tổng công ty xây dựng Nhà nước 142

3.2.2.

Mục tiêu hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các
Tổng công ty xây dựng Nhà nước 144

3.2.3.

Định hướng hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối vốn Nhà nước tại các Tổng công
ty xây dựng Nhà nước 144

3.3.

Giải pháp hoàn thiện quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng
công ty xây dựng Nhà nước đến năm 2020 145

3.3.1.

Nhóm giải pháp hoàn thiện chức năng đại diện của chủ sở hữu Nhà nước tại
các Tổng công ty xây dựng Nhà nước. 146


3.3.1.1.

Tách bạch chức năng quản lý Nhà nước và chức năng đại diện chủ sở
hữu góp phần tăng cường hiệu quả quản lý vốn Nhà nước. 146

3.3.1.2.

Tăng cường quyền và trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân
trong việc thực hiện chức năng giám sát các cơ quan Nhà nước thực hiện chức
năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước 147

3.3.2.

Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước đối với
các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 147

3.3.2.1.

Nâng cao tính hiệu lực của cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước
đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 147

3.3.2.2.

Nâng cao hiệu quả giám sát của chủ sở hữu Nhà nước đối với các Tổng
công ty xây dựng Nhà nước 148

3.3.2.3.

Hoàn thiện phương thức của cơ chế giám sát của chủ sở hữu Nhà nước

đối với các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 150


vii
3.3.3.

Nhóm giải pháp tách chức năng chủ sở hữu Nhà nước với chức năng quản lý Nhà
nước và mô hình tổ chức thực hiện quyền chủ sở hữu vốn Nhà nước đối với các Tổng công
ty xây dựng Nhà nước 151

3.3.3.1.

Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý 151

3.3.3.2.

Hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý Nhà nước đối với DNNN 153

3.3.4.

Đổi mới phương thức quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty
xây dựng Nhà nước 156

3.3.4.1.

Cải cách hành chính trong công tác quản lý vốn của Nhà nước tại các Tổng
công ty xây dựng nhà nước………………………………………………… 156

3.3.4.2.


Hoàn thiện các công cụ quản lý Nhà nước đối với các Tổng công ty xây
dựng Nhà nước…. 157

3.3.4.3.

Tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng
Nhà nước……… 160

3.3.4.4.

Chế độ trách nhiệm của quản lý Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các
Tổng công ty xây dựng Nhà nước 162

3.3.5.

Đổi mới quy trình đầu tư và xây dựng tại các Tổng công ty xây dựng Nhà
nước…………… 163

3.3.6.

Tăng cường quản trị doanh nghiệp tại các Tổng công ty xây dựng Nhà
nước………… 163

3.4.

Các giải pháp khác 164

3.4.1.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về quyền sở hữu 164


3.4.2.

Chế tài đối với Doanh nghiệp Nhà nước kém hiệu quả 165

3.4.3.

Minh bạch hóa hoạt động tài chính và tài trợ 166

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 167

KẾT LUẬN 168

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 170

PHỤ LỤC 171

PHIẾU KHẢO SÁT VÀ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA 229

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 236





viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

DN : Doanh nghiệp
CC1 : Tổng công ty xây dựng số 1
CP : Chính phủ
COMA : Tổng công ty Cơ khí xây dựng
CONSTREXIM : Tổng công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Việt Nam
CPH : Cổ phần hóa
CIEM : Viện quản lý Kinh tế Trung ương
CIEMCO 1 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1
CIEMCO 4 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4
CIEMCO 5 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5
CIEMCO 6 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 6
CIEMCO 8 : Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8
CCMAU : Ủy ban Tư vấn giám sát DNNN của Newzeland
EFA : Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
FICO : Tổng công ty Vật liệu xây dựng
HANCORP : Tổng công ty xây dựng Hà Nội
HANDICO : Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội
HĐTV : Hội đồng thành viên
HĐQT : Hội đồng quản trị
IDICO : Tổng công ty Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam
KSV : Kiểm soát viên

ix
LICOGI : Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng
NN : Nhà nước
QĐ : Quyết định
QH : Quốc hội
ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
SCIC : Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

SONG DA : Tổng công ty xây dựng Sông Đà
SONG HONG : Tổng công ty xây dựng Sông Hồng
TCT : Tổng công ty
TCT XDNN : Tổng công ty xây dựng Nhà nước
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
UDIC : Tổng công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng
VEC : Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam
VIGLACERA : Tổng công ty Gốm sứ xây dựng và Thủy tinh Việt Nam
VINACONEX : Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam
VICEM : Tổng công ty Xi măng Việt Nam
VNCC : Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam
VNPT : Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam
VINAWACO : Tổng công ty xây dựng Đường thủy
XDCB : Xây dựng cơ bản
XHCN : Xã hội chủ nghĩa



x
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH

BẢNG
Bảng 2.1 Danh sách các Tổng công ty xây dựng và các đơn vị thành viên… 179
Bảng 2.2 Vốn chủ sở hữu của các Tổng công ty xây dựng Nhà nước……… 182
Bảng 2.3 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước….

185
Bảng 2.4 Danh sách các Tổng công ty xây dựng Nhà nước


188
Bảng 2.5 Kết quả điều tra chuyên gia về hạn chế trong thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước

191
Bảng 2.6 Kết quả điều tra chuyên gia về nguyên nhân dẫn đến những hạn
chế trong thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại
các Tổng công ty xây dựng


194
Bảng 2.7 Kết quả điều tra chuyên gia về phương án tách chức năng chủ sở
hữu Nhà nước với chức năng quản lý Nhà nước

197
Bảng 2.8 Kết quả điều tra chuyên gia về hình thức tổ chức của cơ quan
chuyên trách thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước
trong thời gian tới


197
Bảng 2.9 Kết quả điều tra chuyên gia về cơ chế quản lý huy động vốn tại các
Tổng công ty xây dựng Nhà nước hiện nay

198
Bảng 2.10 Kết quả điều tra chuyên gia về cơ chế quản lý sử dụng vốn và tài
sản tại các Tổng công ty xây dựng hiện nay

199
Bảng 2.11 Kết quả điều tra chuyên gia đánh giá về số lượng thành viên. quan

hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên trực thuộc hiện nay

201
Bảng 2.12 Kết quả điều tra chuyên gia về vấn đề cổ phần hóa các Tổng công
ty xây dựng Nhà nước

202
Bảng 2.13 Kết quả kiểm định thang đo các hạn chế trong thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước

203
Bảng 2.14 Kết quả phân tích nhân tố lần 1 các hạn chế trong thực hiện chức
năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng
Nhà nước


206
Bảng 2.15 Kết quả phân tích nhân tố lần 2 trong thực hiện chức năng đại diện

xi
chủ sở hữu Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước 207
Bảng 2.16 Ma trận hệ số nhân tố các hạn chế trong thực hiện chức năng đại
diện chủ sở hữu Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước

209
Bảng 2.17 Kết quả kiểm định lại thang đo về nguyên nhân “Do luật pháp hiện
hành chưa đầy đủ, đồng bộ và thiếu nhất quán trong việc tách bạch
chức năng quản lý Nhà nước với chức năng chủ sở hữu Nhà nước”.




210
Bảng 2.18 Phân tích nhân tố lần 1 nguyên nhân “Do luật pháp hiện hành chưa
đầy đủ, đồng bộ và thiếu nhất quán trong việc tách bạch chức năng
quản lý Nhà nước với chức năng chủ sở hữu Nhà nước”


211
Bảng 2.19 Kết quả kiểm định lại thang đo về nguyên nhân “Do chưa hình
thành được một mô hình, cơ chế và chính sách sở hữu rõ ràng đảm
bảo cho quản trị các DNNN”


212
Bảng 2.20 Phân tích nhân tố lần 2 nguyên nhân “Do chưa hình thành được
một mô hình, cơ chế và chính sách sở hữu rõ ràng đảm bảo cho
quản trị các DNNN”



213
Bảng 2.21 Kết quả kiểm định thang đo nhân tố hạn chế “Năng lực và các điều
kiện cho thực hiện giám sát của chủ sở hữu Nhà nước còn thiếu và
yếu”


213
Bảng 2.22 Phân
tích
nhân tố lần 1 nguyên nhân “Năng lực và các điều kiện

cho thực hiện giám sát của chủ sở hữu Nhà nước còn thiếu và
yếu”


214
Bảng 2.23 Phân tích nhân tố lần 2 nguyên nhân “Năng lực và các điều kiện
cho thực hiện giám sát của chủ sở hữu Nhà nước còn thiếu và
yếu”


216
Bảng 2.24 Kết quả kiểm định sự khác biệt theo đối tượng chuyên gia về
nguyên nhân của những hạn chế trong thực hiện chức năng đại diện
chủ sở hữu Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước


217
Bảng 2.25 Kết quả kiểm định thang đo nhân tố về cơ chế quản lý huy động
vốn tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước hiện nay


219
Bảng 2.26 Ma trận nhân tố xoay kiểm định thang đo nhân tố về cơ chế quản
lý huy động vốn tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước hiện nay.


220

xii
Bảng 2.27 Ma trận

nhân
tố thành phần thang đo nhân tố về cơ chế quản lý
huy động vốn tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước hiện nay


221
Bảng 2.28 Kiểm
định
sự khác biệt theo các nhóm đối tượng chuyên gia về cơ
chế quản lý huy động vốn trong các Tổng công ty xây dựng Nhà
nước hiện nay


221
Bảng 2.29 Kiểm
định
thang đo nhân tố thuộc về cơ chế quản lý sử dụng vốn
và tài sản tại các Tổng công ty xây dựng hiện nay

222
Bảng 2.30 Ma trận nhân tố xoay các nhân tố thuộc về cơ chế quản lý sử dụng
vốn và tài sản tại các Tổng công ty xây dựng hiện nay

224
Bảng 2.31 Ma trận n
h
ân tố thành phần các nhân tố thuộc về cơ chế quản lý sử
dụng vốn và tài sản tại các Tổng công ty xây dựng hiện nay

225

Bảng 2.32
Kiểm
định sự khác biệt theo đối tượng chuyên gia về cơ chế quản
lý sử dụng vốn và tài sản tại các Tổng công ty xây dựng hiện nay

226
Bảng 2.33 Kết quả kiểm định thang đo phân tích nhân tố các đánh giá của
chuyên gia về số lượng thành viên, quan hệ giữa Tổng công ty với
các đơn vị thành viên trực thuộc



228
Bảng 2.34 Kết quả phân tích nhân tố các đánh giá của chuyên gia về số lượng
thành viên quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên
trực thuộc


229
Bảng 2.35 Kết quả kiểm định sự khác biệt theo đối tượng chuyên gia về số
lượng thành viên. quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành
viên trực thuộc


230
Bảng 2.36 Kết quả kiểm định sự khác biệt theo đối tượng chuyên gia về
phương án tách chức năng chủ sở hữu Nhà nước với chức năng
quản lý Nhà nước



231
Bảng 2.37 Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình 233
Bảng 2.38 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình

233
Bảng 2.39 Kết quả mô hình hồi quy theo dữ liệu mảng

233
SƠ ĐỒ:
Sơ đồ 1.1 Mối quan hệ giữa Temasek Holdings với Bộ Tài chính và Bộ quản
lý ngành


177

xiii
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoạt động của Tổng công ty xây dựng Nhà
nước
178
Sơ đồ 2.2: Phân cấp Chủ sở hữu/đại diện chủ sở đối với doanh nghiệp Nhà
nước tại Việt Nam hiện nay

190
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Số lượng các doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp, cổ phần hóa
trong giai đoạn 1995-2011

180
Biểu đồ 2.2 Số lượng doanh nghiệp Nhà nước chưa cổ phần hóa theo lĩnh vực
ngành nghề tại ngày 30/06/2012


181
Biểu đồ 2.3 Vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp giai đoạn 1995-2011 181
Biểu đồ 2.4 Vốn Nhà nước đầu tư tại các Tổng công ty xây dựng trong giai
đoạn 2009-2012


184
Biểu đồ 2.5 Tình hình nợ phải trả của các Tổng công ty xây dựng trong giai
đoạn 2009-2012


184
Biểu đồ 2.6 Tình hình Tổng tài sản của các Tổng công ty xây dựng giai đoạn
2009-2012

186
Biểu đồ 2.7 Tình hình Nợ phải thu của các Tổng công ty xây dựng giai đoạn
2009-2012

186
Biểu đồ 2.8 Doanh thu của các Tổng công ty xây dựng giai đoạn 2009-2012

187
Biểu đồ 2.9 Tổng hợp doanh thu, lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của
các Tổng công ty xây dựng trong giai đoạn 2009-2012

187
Biểu đồ 2.10 Tình hình thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước của các
Tổng công ty xây dựng giai đoạn 2009-2012


188
HÌNH
Hình 2.1 Cơ cấu mẫu điều tra, khảo sát theo chức vụ công tác 191





1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết
Quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước
(DNNN) là hoạt động quản lý vừa mang tính tổng quát của Nhà nước với tư cách cơ
quan công quyền phải quản lý các doanh nghiệp nói chung, vừa mang tính cụ thể
của người chủ sở hữu phải quản lý vốn của mình tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư
của Nhà nước để đảm bảo vốn Nhà nước đầu tư được bảo toàn, khai thác và sử
dụng hiệu quả, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Vốn Nhà nước được
đầu tư vào các DNNN có những đặc tính tương tự như việc đầu tư của các chủ thể
khác, song cũng có nhiều điểm khác biệt. Với quy mô vốn đầu tư rất lớn vào các
DNNN, yêu cầu đảm bảo hiệu quả tài chính mang tính bắt buộc, đồng thời còn phải
đảm bảo phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội. Công tác quản lý của Nhà nước đối
với vốn Nhà nước rất phức tạp, liên quan đến nhiều khía cạnh, nhiều mặt trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chính trị của một quốc gia. Do đó, nghiên
cứu chuyên sâu về quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước là cần thiết nhằm
đáp ứng nhu cầu hoàn thiện hệ thống lý luận và đòi hỏi thực tế, đặc biệt dưới áp lực
cạnh tranh ngày càng gay gắt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Vốn đầu tư của Nhà nước vào hoạt động kinh doanh được thực hiện thông
qua hình thức đầu tư vốn/góp vốn để thành lập doanh nghiệp hoặc đầu tư bổ sung

cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Trước khi có Luật Doanh
nghiệp Nhà nước, Nhà nước đầu tư vốn cho doanh nghiệp dưới hình thức cấp vốn.
Khi Luật Doanh nghiệp Nhà nước chính thức có hiệu lực, các doanh nghiệp được
Nhà nước đầu tư vốn điều lệ. Luật cũng quy định rõ về việc thành lập, tổ chức quản
lý và hoạt động của DNNN và mối quan hệ sở hữu giữa Nhà nước, đại diện chủ sở
hữu vốn Nhà nước, người đại diện vốn đầu tư tại doanh nghiệp.
Luật Doanh nghiệp năm 2005 ra đời là một khung pháp lý thống nhất quan
trọng áp dụng điều chỉnh đối với tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế. Các doanh nghiệp đều được đối xử bình đẳng, tự do cạnh tranh, hợp tác và phát


2
triển, do đó, Luật Doanh nghiệp được rất nhiều chủ thể kinh tế và các nhà nghiên
cứu ủng hộ và đánh giá cao. Nội dung chủ yếu của Luật Doanh nghiệp năm 2005
quy định về việc thành lập, đăng ký kinh doanh; mô hình tổ chức bộ máy hoạt động
của doanh nghiệp và tổ chức lại doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến
quyền của chủ sở hữu vốn Nhà nước, việc sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh
doanh, quan hệ giữa chủ sở hữu Nhà nước với đại diện chủ sở hữu, người đại diện
phần vốn góp tại doanh nghiệp khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật
Doanh nghiệp năm 2005. Do đó, cần phải có một quy định riêng về việc quản lý, sử
dụng vốn Nhà nước khi đầu tư vào doanh nghiệp.
Để bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước đầu tư tại các DNNN nói chung và
các Tổng công ty xây dựng Nhà nước - nhóm các đơn vị Nhà nước đầu tư vốn rất
lớn do tính chất đặc thù của ngành xây dựng, vấn đề cấp bách đặt ra là Nhà nước
cần phải có các văn bản pháp luật và các cơ chế, chính sách tổ chức thực hiện Luật
về quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Trên thực tế, hiện nay Nhà nước
đã có một số văn bản hướng dẫn thực hiện đối với công tác đầu tư và quản lý vốn
tại doanh nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ, chưa sát với yêu cầu thực tiễn, còn có
một số hạn chế chủ yếu như: (1) Tồn tại mâu thuẫn trong quản lý vốn Nhà nước,
trong đó nguồn gốc sâu xa là vấn đề sở hữu và vấn đề lợi ích giữa Nhà nước và

doanh nghiệp, đặc biệt mối quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu với
người trực tiếp điều hành doanh nghiệp chưa được làm rõ. Người trực tiếp điều
hành DNNN với vai trò là đại diện chủ sở hữu không đủ quyền tự chủ điều hành
doanh nghiệp, lại không chịu trách nhiệm về kết quả điều hành của mình dẫn đến
tình trạng không có người chịu trách nhiệm và đủ quyền kiểm soát việc sử dụng vốn
Nhà nước, hậu quả là vốn bị thất thoát, lãng phí, hiệu quả sử dụng vốn thấp, thậm
chí dẫn đến tham ô, tham nhũng, lạm dụng tài sản, nguồn vốn của Nhà nước để tư
lợi cá nhân qua các trường hợp của Tập đoàn Vinashin và Vinaline; (2) Thiếu các
chính sách và quy định pháp luật phù hợp trong quản lý đầu tư, huy động và sử
dụng vốn Nhà nước tại các tổng công ty, tập đoàn kinh tế, dẫn đến tình trạng đầu tư
dàn trải, thiếu tập trung, quy mô nhỏ, hiệu quả kinh doanh thấp. Nhà nước đầu tư


3
vốn tại các doanh nghiệp nhưng lại không thực hiện được mục tiêu quản lý, trong
khi lãi thì doanh nghiệp hưởng, lỗ thì Nhà nước chịu. Một số DNNN hoạt động
dưới hình thức là tổng công ty Nhà nước hoặc tập đoàn kinh tế Nhà nước, tuy nhiên
về bản chất vẫn vận hành với chế độ sở hữu cũ, chưa thực sự thích ứng trong môi
trường cạnh tranh và toàn cầu hoá; (3) Công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra việc
thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các tổng công
ty chưa chặt chẽ và nghiêm túc, việc xử lý vi phạm cũng chưa đến nơi đến chốn,
gây bức xúc trong dư luận xã hội và ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp làm ăn
đúng đắn.
Ngày 26/11/2014, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật quản lý, sử dụng
vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật số
69/2014/QH13) có hiệu lực từ ngày 01/07/2015. Để triển khai thực hiện Luật này có
hiệu quả đòi hỏi phải có các cơ chế, chính sách rất cụ thể, đặc biệt là các chính sách
có liên quan đến quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp.
Từ thực trạng nêu trên, vấn đề quản lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước
tại các DNNN đang trở thành vấn đề thời sự thu hút được sự quan tâm của cả nước,

doanh nghiệp, nhà khoa học và xã hội nói chung. Trong bối cảnh đó, đề tài: “Quản
lý của Nhà nước đối với vốn Nhà nước tại các Tổng công ty xây dựng Nhà nước”
được Nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu có ý nghĩa khoa học cả về lý luận và
thực tiến. Kết quả nghiên cứu của Luận án sẽ góp phần hoàn thiện quản lý Nhà
nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp, nhằm huy động và sử dụng được
vốn Nhà nước một cách hiệu lực và hiệu quả.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1.
Tổng quan nghiên cứu nước ngoài

Các nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến chủ đề quản lý vốn Nhà nước
tại các doanh nghiệp Nhà nước tập trung vào 2 nhóm vấn đề chính:
- Nhóm 1: Các vấn đề về quản trị chung (trong đó bao gồm cả quản lý vốn)
của Nhà nước đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Một trong những tài liệu nghiên cứu nổi bật liên quan đến chính sách quản lý


4
vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước là “Hướng dẫn của OECD về quản
trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Nhà nước” của Tổ chức Hợp tác và Phát
triển kinh tế (OECD, 2005). Trong hướng dẫn này, OECD đề cập đến những khó
khăn chính của các quốc gia khi quản lý các doanh nghiệp Nhà nước, đó là: (1) Cân
bằng giữa trách nhiệm của Nhà nước đối với việc chủ động thực hiện chức năng sở
hữu, ví dụ như: bổ nhiệm và bầu chọn ban kiểm soát, đồng thời lại không được áp
đặt hay can thiệp chính trị quá mức đối với tình hình quản trị của doanh nghiệp. (2)
Đảm bảo có một sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và các doanh
nghiệp Nhà nước, trong đó Nhà nước không tác động vào sự cạnh tranh thông qua
các quy định hoặc quyền hạn giám sát. Dựa trên kinh nghiệm thực tế, hướng dẫn
này cung cấp các đề xuất cụ thể nhằm giải quyết các tình thế khó khăn như vậy. Ví
dụ, theo OECD (2005), Nhà nước cần thực hiện chức năng chủ sở hữu của mình

thông qua một đơn vị sở hữu tập trung hoặc các đơn vị phối hợp có hiệu quả, hoạt
động độc lập và phù hợp với chính sách sở hữu công khai. Hướng dẫn cũng khuyến
nghị sự tách biệt nghiêm ngặt của các chức năng sở hữu và quản lý của Nhà nước.
Nếu làm được những điều trên, sở hữu Nhà nước sẽ được thực hiện một cách
chuyên nghiệp và có trách nhiệm, và Nhà nước đóng một vai trò tích cực trong việc
cải thiện quản trị doanh nghiệp trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Kết quả sẽ là
các doanh nghiệp lành mạnh, có tính cạnh tranh và minh bạch hơn. Các đề xuất cụ
thể của OECD trong việc quản trị các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm:
Một là, đảm bảo khuôn khổ pháp lý và quy định hiệu quả cho các DNNN:
Khuôn khổ pháp lý và quy định đối với DNNN phải đảm bảo một sân chơi bình
đẳng trong thị trường mà DNNN và công ty tư nhân cạnh tranh công bằng để tránh
làm biến đổi thị trường.
Hai là, Nhà nước đóng vai trò như chủ sở hữu: Nhà nước cần đóng vai trò
như một chủ sở hữu luôn chủ động và nắm rõ đầy đủ thông tin, thiết lập một chính
sách về quyền sở hữu rõ ràng và nhất quán, đảm bảo rằng việc quản trị tại các
DNNN được thực hiện một cách minh bạch và có trách nhiệm, mang tính chuyên
nghiệp và đem lại hiệu quả.


5
Ba là, đối xử công bằng với các cổ đông: Nhà nước và các doanh nghiệp Nhà
nước phải công nhận quyền của tất cả cổ đông, đảm bảo đối xử công bằng và bình
đẳng trong việc tiếp cận thông tin của công ty.
Bốn là, mối quan hệ với các bên liên quan: Các chính sách sở hữu của Nhà
nước nên công nhận đầy đủ trách nhiệm của DNNN đối với các bên liên quan và
yêu cầu họ báo cáo về các mối quan hệ của họ với các bên liên quan.
Năm là, tính minh bạch và công bố thông tin: DNNN phải thực hiện tiêu
chuẩn cao về tính minh bạch phù hợp với các nguyên tắc của OECD về quản trị
DN.
Cuối cùng là, trách nhiệm của ban quản trị của DNNN: Các ban quản trị của

DNNN cần phải có thẩm quyền cần thiết, có năng lực và tính khách quan khi thực
hiện chức năng quản lý. Họ phải hành động với sự chính trực và phải chịu trách
nhiệm cho hành động của họ.
Sau sự ra đời của “Hướng dẫn của OECD về quản trị doanh nghiệp tại các
doanh nghiệp Nhà nước”, các quốc gia trên thế giới đã áp dụng hướng dẫn này
trong việc quản trị các DNNN tại quốc gia của mình, ví dụ như nước cộng hòa
Slovenia hay Colombia. Ngoài ra, nghiên cứu “Những ưu tiên cho việc cải thiện
quản lý và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước ở Trung Đông và Bắc Phi” của
Amico (2012) cũng ứng dụng hướng dẫn để xác định những chính sách cần ưu tiên
nhằm nâng cao hiệu quả các DNNN tại Trung Đông và Bắc Phi.
- Nhóm 2: Nghiên cứu về hiệu quả quản lý và sử dụng vốn tại các DNNN.
Lý thuyết và thực tiễn cho thấy, một trong các mục tiêu quan trọng nhất của
quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN là phải đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả,
trong đó chỉ tiêu đo lường là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Trên thế
giới có rất nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích và kiểm nghiệm mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến hiệu quả sử dụng vốn. Có thể
khái quát thành hai nhóm: nhóm 1 quan sát mối quan hệ giữa các đặc điểm cơ bản
của doanh nghiệp với hiệu quả sử dụng vốn; nhóm 2 tập trung nghiên cứu tác động
của cấu trúc ban quản trị với kết quả hoạt động của công ty.


6
Trong nhóm đầu tiên, các nhân tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn được
xem xét lần lượt là quy mô công ty, cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, và thời
gian hoạt động của công ty. Về nhân tố quy mô của công ty, các nghiên cứu của
Zeitun và Tian (2007), Abbasali et al. (2012) đã chứng minh mối liên quan thuận
chiều và có ý nghĩa thống kê giữa độ lớn của tổng tài sản và khả năng sinh lợi của
doanh nghiệp. Tiếp theo, về nhân tố cấu trúc vốn, các kết quả nghiên cứu của
Fosberg và Ghosh (2006), Zeitun và Tian (2007), Mramor và Crnigoj (2009),
Onaolapo và Kajola (2010), hay Abbasali et al. (2012) đều cho thấy hệ số nợ có ảnh

hưởng tiêu cực đến hiệu suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của công ty. Liên quan
đến tỷ lệ vốn góp của Nhà nước, nghiên cứu của Gumbau-Albert và Maudos (2002)
đã phát hiện sự suy giảm về hiệu quả hoạt động của công ty khi tăng tỷ lệ sở hữu
của Nhà nước. Tuy nhiên, đối với nhân tố thời gian hoạt động (tuổi) của công ty,
các báo cáo nghiên cứu đánh giá mối quan hệ của nhân tố này với hiệu quả sử dụng
vốn có kết quả không đồng nhất. Cụ thể, Arrow (1962), Jovanovic (1982), Ericson
và Pakes (1995) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện mối quan hệ đồng biến
giữa tuổi của một công ty và hiệu quả hoạt động của nó, trong khi nghiên cứu của
Leonard-Barton (1992), Agarwal và Gort (1996 và 2002) lại có kết quả ngược lại.
Sự khác biệt này, theo tác giả là do xuất phát từ những ưu điểm và nhược điểm của
một công ty lâu năm. Ưu điểm của các công ty hoạt động lâu năm là sự tiêu chuẩn
hóa về quy trình sản xuất và xây dựng được đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm,
nhờ đó làm tăng hiệu quả hoạt động. Mặc dù vậy, các công ty lâu năm lại có thể có
những kiến thức, kỹ năng và nguồn nhân lực lỗi thời so với các công ty mới thành
lập, cấu trúc các công ty này cũng cứng nhắc hơn và khó thay đổi khi cần thiết, vì
vậy làm suy giảm hiệu quả sử dụng vốn của DN.
Trong nhóm thứ hai, các nghiên cứu tìm hiểu tác động của cấu trúc ban quản
trị, bao gồm số lượng thành viên ban quản trị và sự tách biệt giữa vai trò của giám
đốc và chủ sở hữu đối với hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Nhìn chung, các kết
quả cho thấy số lượng thành viên ban quản trị càng nhỏ thì kết quả hoạt động của
công ty càng cao (kết quả nghiên cứu của Andres, Azofra và Lospez, 2005; Mak và


7
Yuanto, 2005; Liao, 2010). Tuy nhiên, khi nghiên cứu về nhân tố quan hệ độc lập
của giám đốc đối với ban quản trị, các kiểm định không thu được kết quả có ý nghĩa
thống kê về ảnh hưởng của sự độc lập này với kết quả hoạt động của công ty
(Hermalin và Weisbach, 1991; Mehran, 1995; Klein, 1998; Bhagat và Black, 2002;
Liao, 2010).
Như vậy, các nghiên cứu cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của các công ty phụ

thuộc vào rất nhiều nhân tố. Tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện nội tại của từng
công ty, mỗi yếu tố sẽ có mức độ tác động khác nhau đến kết quả hoạt động và khả
năng sinh lời của vốn đầu tư.
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước
Một số nghiên cứu tiêu biểu trong nước có liên quan đến quản lý của Nhà
nước đối với vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước có thể kể đến như:
Đề tài nghiên cứu“Cải cách phương thức quản lý, giám sát phần vốn Nhà
nước tại doanh nghiệp” năm 2009 của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung
ương (CIEM). Công trình tập trung làm rõ một số nội dung cõ bản của phýõng thức
quản lý và giám sát vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp, trong đó khuyến nghị
cần sớm đổi mới tăng quyền chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh, tự chủ về tài
chính, giảm sự can thiệp của cơ quan Nhà nước trong quá trình hoạt động kinh
doanh, tăng cường giám sát thông qua kiểm toán độc lập, tiêu chuẩn của người đại
diện chủ sở hữu, tách biệt chức năng quản lý kinh tế và chức năng quản lý Nhà
nước trong doanh nghiệp và hướng đến giảm dần số lượng DNNN ở một số lĩnh
vực ngành nghề không cần thiết nắm giữ. Bên cạnh đó, nghiên cứu đã chỉ ra ưu
nhược điểm của một số mô hình quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp ở một số
nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Newzeland, Australia,… Tuy nhiên,
chưa làm rõ được nội dung bản chất của lý thuyết và thực tiễn, chưa chỉ ra được mô
hình quản lý vốn áp dụng tại Việt Nam.
Đề tài “Hệ thống hoá và đánh giá hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về
vấn đề sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào kinh doanh” năm 2006, Viện nghiên cứu
Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) chú trọng phân tích, đánh giá hệ thống văn bản


8
pháp luật về chính sách đầu tư vốn của Nhà nước vào kinh doanh và vai trò chủ sở
hữu vốn Nhà nước. Qua đó nghiên cứu chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế,
phương thức đầu tư vốn và quản lý vốn tại doanh nghiệp, đưa ra kiến nghị về giải
pháp hoàn thiện chính sách quản lý vốn nhằm tăng cường tính chủ động cho doanh

nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình triển khai, xác định được
chức năng vai trò của chủ sở hữu vốn Nhà nước, đánh giá thực trạng quản lý vốn
Nhà nước tại DNNN và tình hình sắp xếp, đổi mới DNNN. Mặc dù vậy, hạn chế
của nghiên cứu là chưa phân tích điểm mới của hệ thống văn bản pháp luật về chính
sách quản lý vốn, thiếu sự kiểm định và đo lường giữa chính sách và thực tiễn.
Nghiên cứu mới chỉ dừng lại tại dẫn chứng số liệu nhưng còn thiếu tính hệ thống.
Đề tài nghiên cứu “Cơ chế chính sách tài chính đối với doanh nghiệp Nhà
nước sau cổ phần hoá” năm 2010, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM) đề cập đến quản lý vốn Nhà nước tại các DNNN sau cổ phần hóa và nâng
cao hiệu quả quản lý vốn tại doanh nghiệp, thông qua việc ban hành các tiêu chí đối
với người đại diện vốn, cơ chế phối hợp của nhóm người đại diện vốn tại doanh
nghiệp; tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao đạo đức nghề
nghiệp tài chính cho người quản lý doanh nghiệp; phẩm chất chính trị, đạo đức,
nghiệp vụ cho cán bộ quản lý Nhà nước về tài chính đối với doanh nghiệp cũng như
quyền lợi trách nhiệm của người đại diện vốn; sự phối hợp, kiểm tra và giám sát của
các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến những đặc tính về tâm lý, hành vi, động cơ
của người đại diện vốn Nhà nước, hay sự kiêm nhiệm nhiều trọng trách khác nhau
tại nhiều doanh nghiệp, lĩnh vực hoạt động,… có ảnh hưởng đến quản lý vốn Nhà
nước. Đây chính là bài toán được đặt ra từ lâu, cần có lời giải từ các nhà quản lý, để
đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
Đề tài “Đổi mới, sắp xếp và vấn đề quản trị doanh nghiệp Nhà nước ở Việt
Nam”, năm 2006, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đánh giá
về tình hình hoạt động của DNNN giai đoạn 1990-2005. Trong đó, các tác giả đã
nêu bật được các văn bản pháp luật về quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp,


9
quyền và nghĩa vụ của Bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, UBND tỉnh/thành phố, tổng
công ty và người đại diện vốn, đồng thời nêu nên những phát sinh trong quá trình

quản lý vốn tại doanh nghiệp như: Công tác quản lý vốn Nhà nước lỏng lẻo, thiếu
trách nhiệm, không hiệu quả; việc quyết định đầu tư vốn Nhà nước được thực hiện
bởi nhiều cấp dẫn đến tình trạng đầu tư dàn trải, chồng chéo, không thống nhất, kém
hiệu quả; việc giao vốn, cấp vốn trực tiếp từ ngân sách hoặc cho vay ưu đãi vẫn
mang nặng tính hành chính, bao cấp,… Đồng thời, nghiên cứu cũng đã chỉ ra
nguyên nhân cơ chế, chính sách pháp luật về quản lý vốn còn chưa đầy đủ, không rõ
ràng, chưa theo kịp xu thế phát triển của nền kinh tế và đặt trong bối cảnh hội nhập
quốc tế,… Tuy nhiên, nghiên cứu mới dừng lại ở việc mô tả và chỉ ra được những
bất cập trong quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp mà chưa đề xuất được mô
hình tổ chức để thành lập một tổ chức kinh doanh vốn độc lập nhằm nâng cao hiệu
quả vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp và đóng vai trò lực lượng kinh tế
nòng cốt của nền kinh tế quốc dân.
Báo cáo nghiên cứu “Các vấn đề tài chính phát sinh khi chuyển toàn bộ
doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp từ 01/07/2010”,
năm 2011, Công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương
(CIEM). Nghiên cứu đã đánh giá tổng thể khung pháp lý liên quan đến DNNN
trước và sau chuyển đổi, trong đó chú trọng đến khía cạnh vốn và tài chính của
doanh nghiệp; chỉ ra những khác biệt về khung pháp lý thay đổi giữa Luật DNNN
năm 2003 và Luật Doanh nghiệp năm 2005 trên khía cạnh về chủ sở hữu, đại diện
chủ sở hữu, quản lý vốn và làm rõ những khoảng trống pháp lý, dự báo những phát
sinh trong quá trình thực hiện như: chưa có quy định pháp lý đối với chủ sở hữu vốn
và đại diện chủ sở hữu tại các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh; chuyển sang mô
hình công ty TNHH còn nhiều hạn chế, chưa tạo động lực hoạt động sản xuất kinh
doanh, bị coi “bình mới rượu cũ”, cơ chế tài chính áp dụng các nguyên tắc như
DNNN trước đây, công ty TNHH một thành viên được quản lý theo 2 mô hình (Hội
đồng thành viên và Chủ tịch công ty), chưa có hướng dẫn cụ thể chi tiết về lựa chọn


10
mô hình áp dụng dẫn đến chưa có sự thống nhất trong việc hiểu và vận dụng quy định

về pháp luật, thậm chí đôi khi còn mẫu thuẫn với Luật doanh nghiệp (Điều 68 và 69).
Nghiên cứu còn đề cập đến khía cạnh DNNN mặc dù đã chuyển sang hoạt
động theo mô hình công ty TNHH một thành viên, tuy nhiên vẫn chưa tự chủ trong
kinh doanh mà vẫn giữ thói quen xin phép các cơ quan Nhà nước thực hiện các vấn
đề thuộc thẩm quyền của doanh nghiệp. Điều này có thể giải thích khi chủ sở hữu
chưa trở thành yếu tố cấu thành của quản trị công ty TNHH một thành viên nằm ở
những hạn chế về năng lực, trách nhiệm và điều kiện hoạt động để Chủ tịch công
ty/Chủ tịch và các thành viên Hội đồng thành viên đảm nhận chức năng “nhân danh
chủ sở hữu”. Bên cạnh đó, quy định về kiểm soát viên cũng đang tồn tại nhiều hạn
chế, trong đó vướng mắc lớn nhất là cơ chế hoạt động của các kiểm soát viên với tư
cách là các cá nhân được chủ sở hữu bổ nhiệm để kiểm tra, giám sát hoạt động của
Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên và của công ty chưa rõ ràng. Tuy
nhiên, tồn tại một thực tế là thành phần kiểm soát viên chủ yếu vẫn là người của
công ty và do công ty trả lương,… Công trình nghiên cứu đã tiến hành phân tích
những bất cập và đưa ra những dự báo về các vấn đề phát sinh đến quá trình chuyển
đổi DNNN sang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, đặc biệt là vấn đề quản lý tài
chính, vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Hạn chế của nghiên cứu là không
xây dựng được mô hình tổ chức chuẩn đối với công ty TNHH một thành viên do
Nhà nước làm chủ sở hữu, để khắc phục những vấn đề đã phân tích ở trên.
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Hoàn thiện cơ chế huy động và sử dụng vốn của
Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)” năm 2008, tác giả Nguyễn
Phi Hà đã làm rõ một số cơ sở lý luận về cơ chế huy động và sử dụng vốn tại Tổng
công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam. Nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng phát
triển trong thời gian tới đối với Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam khi
chuyển mô hình hoạt động từ Công ty mẹ - con sang mô hình tập đoàn kinh tế.
Những khuyến nghị trong luận án tập trung hoàn thiện cơ chế huy động vốn và sử
dụng vốn để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới của các tổng công ty.
Tuy nhiên, tại chương 1- cơ sở lý luận, tác giả chủ yếu liệt kê cách thức huy động



11
và sử dụng vốn, mục tiêu chính là cơ sở lý luận lại chưa được trình bày rõ. Đây là
nguyên nhân dẫn đến việc tác giả không chỉ ra được cơ chế huy động và sử dụng
vốn của Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam khi hoạt động theo định
hướng tập đoàn kinh tế. Bên cạnh đó, tác giả chưa đề cập đến hiệu quả của công tác
quản lý vốn đầu tư tại Tổng công ty và các đơn vị thành viên, do đó các giải pháp
của luận án còn khá đơn giản và chưa mang tính thực tiễn cao.
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Cơ chế quản lý tài chính theo mô hình tập đoàn
kinh doanh đối với Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam” năm 2003, tác giả
Nguyễn Văn Tấn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về mô hình tập đoàn kinh tế, cơ chế
quản lý tài chính, cơ chế huy động và sử dụng vốn của Tổng công ty Bưu chính
Viễn thông Việt Nam và so sánh với mô hình quản lý tài chính của một số tập đoàn
kinh doanh bưu chính, viễn thông trên thế giới để luận giải cho xu hướng phát triển
và thay đổi nội tại của VNPT khi trở thành tập đoàn kinh tế. Đặc biệt, cơ chế quản
lý tài chính cần có sự thay đổi và có tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của
VNPT, hoạt động trong mô hình công ty mẹ - công ty con. Từ những bất cập của
mô hình VNPT, tác giả đã đề xuất giải pháp và điều kiện thực thi giải pháp để
hướng tới hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính khi VNPT hoạt động theo mô hình tập
đoàn kinh tế.
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Đổi mới cơ chế quản lý vốn và tài sản đối với các
Tổng công ty 91 phát triển theo mô hình tập đoàn kinh doanh ở Việt Nam” năm
2006, tác giả Nguyễn Xuân Nam đã phân tích các văn bản quy phạm pháp luật và
một số mô hình về tập đoàn kinh doanh của một số nước trên thế giới như: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Malaysia,… Tuy nhiên, luận án vẫn tồn tại một số hạn chế: lý
thuyết về nội dung cơ bản của công tác quản lý vốn và tài sản tại các tập đoàn kinh
doanh; phân tích thực trạng chưa có tính liên kết cao; các giải pháp đề cập còn
chung chung theo hình thức khuyến cáo mà không làm rõ được mô hình quản lý vốn
và tài sản đối các tổng công ty 91 theo mô hình tập đoàn kinh doanh tại Việt Nam.
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Cơ chế quản lý phần vốn Nhà nước tại doanh
nghiệp Nhà nước Việt Nam” năm 2005, tác giả Trần Thị Mai Hương đã đưa ra một



12
số luận giải về cơ chế hoạt động và vận hành của doanh nghiệp từ đó chỉ ra những
đặc điểm, cơ chế trong quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, phần lý thuyết của luận án chưa mang tính hệ thống, chưa làm nổi bật
được cơ chế quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Phần thực trạng mới
dừng lại ở việc đưa ra các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế quản
lý vốn, chưa có sự gắn kết với nội dung lý thuyết, điều tra bảng hỏi mới dừng lại ở
việc thống kê mô tả, chưa xây dựng được mô hình định lượng đo lường mối quan hệ
giữa cơ chế quản lý cho vốn nói chung với hiệu quả của vốn Nhà nước đầu tư tại
doanh nghiệp. Phần giải pháp còn chung chung, chưa được rõ ràng và cụ thể đối với
phần vốn Nhà nước.
TS. Đỗ Thị Thục và TS. Nguyễn Thị Thu Hương, đồng tác giả của sách tham
khảo: “Quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp Việt Nam” năm 2011.
Các tác giả đã tiếp cận khá thành công và luận giải các vấn đề mang tính thời sự về
quản lý vốn Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp, chỉ ra nhiều phức tạp đó là: chưa
có quy định rõ ràng, cụ thể về quyền lợi, trách nhiệm của người đại diện hoặc kiêm
nhiệm đại diện vốn; việc đầu tư của DNNN còn dàn trải, chồng chéo; cơ chế thoái
vốn, cơ chế cung cấp thông tin và giám sát hoạt động đối với người đại diện vốn;
chưa tách bạch được chức năng quản lý Nhà nước và chức năng chủ sở hữu, …
Cuốn sách đề cập đến một số mô hình quản lý vốn của Nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp của một số nước trên thế giới và rút ra một số bài học kinh nghiệm. Đồng
thời các tác giả cũng đề xuất một số giải pháp và điều kiện áp dụng giải pháp để về
quản lý vốn. Tuy nhiên, các tác giả chưa xây dựng được mô hình quản lý vốn của
Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp tại Việt Nam một cách cụ thể để giải quyết các
hạn chế nêu trên.
Luận án tiến sỹ kinh tế: “Quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước” năm 2009, tác giả Nguyễn Thị Thu Hương tập
trung làm rõ khái niệm về quản lý vốn Nhà nước, đặc điểm vốn Nhà nước, các nội

dung cơ bản về quản lý vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp sau cổ phần. Đồng thời,
luận án cũng đề cập đến những bất cập của văn bản chính sách đầu tư vốn của Nhà

×