Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.04 KB, 12 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Luận án được viết với tổng số trang là 150, trong đó số trang của từng chương,
từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 6 trang; chương 1: 21 trang; chương 2:
36 trang; chương 3: 56 trang; chương 4: 29 trang; kết luận: 2 trang). Luận án được
thực hiện thông qua quá trình tham khảo 118 tài liệu (gồm có 79 tài liệu tiếng Việt; 39 tài
liệu nước ngoài). Tổng số trang phụ lục của luận án là 12 trang (bao gồm 3 phụ lục). Luận
án được minh họa thông qua 34 bảng, 02 biểu đồ, 03 hình và 06 hộp trích dẫn.
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về: việc làm; việc làm cho lao động nông
thôn; việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; các nhân tố yếu tố ảnh hưởng đến chính sách
việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; tác động của chính sách việc
làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.
Các kết quả phân tích luận án trên cơ sở đánh giá thực trạng của chính sách việc
làm (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính
sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín
dụng ưu đãi tạo việc làm) và phân tích tác động chính sách việc làm trên 2 khía cạnh
(sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn, sự biến đổi thu nhập của nông
dân).

Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế. Từ đó, luận
án đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và tương đối
ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp, xu hướng đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đời sống nhân dân
được cải thiện và từng bước nâng lên.


Bên cạnh những thành công, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít những
khó khăn thách thức: tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn, đói
nghèo chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã hội ngày càng phức tạp,
2

giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn nhiều khó khăn, hiện tượng di dân tự
do ở nông thôn khá phổ biến.
Nhà nước đã ban hành một số chính sách việc làm để giải quyết những khó
khăn cho người dân, đặc biệt là lao động nông thôn. Tuy nhiên, tác động của chính
sách việc làm chưa thực sự rõ rệt, tình trạng nghèo đói, mất cân đối cơ cấu dân số, lao
động, thiếu việc làm, an sinh xã hội nông thôn không đảm bảo, di dân nông thôn tìm
việc vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Để có cái nhìn tổng quát về thực trạng chính sách việc làm và đánh giá tác
động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân tại một
số tỉnh Bắc Trung bộ chỉ ra thành tựu và những vấn đề cần giải quyết. Đưa ra được
các giải pháp nâng cao tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn các tỉnh
Bắc Trung bộ, thúc đẩy kinh tế nông thôn Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung bộ
nói riêng phát triển, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: "Chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ",
làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý).
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân; xây dựng khung lý thuyết đánh giá tác động
của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.
- Phân tích chính sách việc làm và tác động của chính sách việc làm cho lao động
nông thôn tại một số tỉnh Bắc Trung bộ trong bối cảnh di dân đến thay đổi trạng thái việc
làm và nâng cao thu nhập; chỉ ra điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao tác động chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đến năm 2025.
4. Phạm vi nghiên cứu

4.1. Về nội dung
- Luận án nghiên cứu tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân; trong đó, tập trung vào chính sách việc làm cho đối tượng lao
động đang sinh sống tại khu vực nông thôn. Không phân biệt đối tượng đã sinh sống
lâu dài hoặc dân mới nhập cư tới. Luận án không nghiên cứu di dân thuần túy, không
3

nghiên cứu chính sách việc làm cho người lao động để đáp ứng nhu cầu di dân ra
thành phố tìm kiếm việc làm.
- Luận án tập trung vào 05 chính sách cụ thể (chính sách hỗ trợ học nghề;
chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính
sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm) trên
địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ.
- Luận án xem xét tác động của chính sách việc làm đối với người lao động tại
khu vực nông thôn trên các khía cạnh như thay đổi trạng thái việc làm, tăng thời gian
làm việc, tạo ra không gian làm việc rộng hơn và nâng cao thu nhập cho người ở lại
khu vực nông thôn trong bối cảnh di dân.
Luận án nghiên cứu tác động của chính
sách trong bối cảnh xuất cư, không nghiên cứu bối cảnh nhập cư.

- Luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân: Điều kiện tự nhiên; môi trường pháp luật;
công tác tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện chính sách; nguồn lực thực hiện chính
sách và nhận thức của người dân.
4.2. Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu địa bàn 03 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
4.3. Về thời gian
Luận án nghiên cứu từ liệu từ năm 2000 đến năm 2015; các giải pháp chính
sách được đề xuất đến năm 2025.
5. Phương pháp tiếp cận

Luận án tiếp cận chính sách việc làm trên phương diện đảm bảo việc làm đã tác
động đến thay đổi trạng thái việc làm; nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Khi
phân tích tác động của chính sách việc làm đối với lao động nông thôn luận án so sánh
giữa các hộ có lao động di dân và hộ không có lao động di dân.
6. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được
- Xây dựng khung lý thuyết đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân; Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế
về chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.
4

- Đánh giá đúng thực trạng chính sách việc làm và tác động của chính sách việc
làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân trên 2 khía cạnh (thay đổi trạng thái
việc làm và nâng cao thu nhập) ở 3 tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa và Hà Tĩnh; chỉ ra điểm
mạnh, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế.
- Đề xuất giải pháp nâng cao tác động của chính sách việc làm cho lao động
nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đến năm 2025. Đồng thời
đưa ra một số khuyến nghị thực hiện các giải pháp trên.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục,
luận án được kết cấu gồm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân
Chương 3. Phân tích thực trạng chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
Chương 4. Phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của chính sách việc
làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề

tài luận án
1.1.1. Ở nước ngoài: Có rất nhiều nghiên cứu ở nước ngoài về việc làm và chính
sách việc làm cho lao động nông thôn như: Năm 1981, Robert Repetto, Tai Hwan
Kwon, Son Young Kim, Dae Young Kim, John.E.Donaldson, Economic development,
Population policy, and demographic transition in the republic of Korea; Năm 1982,
Layard.R đã cho xuất bản quyển sách “Youth unemployment in Britain and the
United States compared; Năm 1997, Bollman R.D. và Bryden J.M. đã xuất bản
quyển sách “Rural employment: an international perspective”; Năm 2000, Fred C. &
Andy F. (2000) “Youth unemployment in rural areas”; Năm 2010, công ty chuyên
nghiên cứu và tư vấn hàng đầu của Châu Âu Ecorys đã nghiên cứu đề tài “Study on
Employment, Growth and Innovation in Rural Areas"; Charlie P.S.
5

(2012)“Increasing rural employment in Sub-Saharan Africa” Nhìn chung các
nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến các giải pháp về chính sách việc làm như: chuyển
dịch dân số, cải cách thủ tục hành chính ở thành thị và mới chỉ tập trung giải quyết việc
làm cho giới trẻ (thanh niên) chưa quan tâm đến nhóm yếu thế ở nông thôn (phụ nữ,
người tàn tật ), đặc biệt những vấn đề trên chưa được nghiên cứu trong bối cảnh di
dân nông thôn.
1.1.2. Ở trong nước: Nguyễn Hữu Dũng và Trần Hữu Trung (1997), Về chính sách
giải quyết việc làm ở Việt Nam”; Mai Ngọc Cường (2008), Cơ sở khoa học của việc
xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam tới năm 2015;
Vũ Mạnh Lợi (2011), "Các vấn đề di dân và định hướng chính sách”; Mai Ngọc Anh
(2012), Nghiên cứu thực nghiệm tình trạng thu nhập, chi tiêu của nông hộ có lao
động di cư ở một số tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam; Mai Ngọc Cường (2012), Di dân
nông thôn - thành thị với phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và
khuyến nghị chính sách; Nguyễn Đình Cử (2012), "Di dân: thực trạng, xu hướng và
khuyến nghị chính sách"; Nguyễn Văn Thắng (2013), Chính sách việc làm cho thanh
niên nông thôn vùng bị thu hồi đất Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong
nước về chính sách việc làm mới chỉ đề cập đến các giải pháp cho khu vực thành thị,

khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì vậy, có một công trình nghiên cứu chính sách việc
làm cho lao động tại khu vực nông thôn sẽ có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn, trong
bối cảnh lao động nông thôn di cư tìm việc.
1.1.3. Nhận xét chung
Các công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước đã đề cập đến
những khía cạnh và ở các mức độ khác nhau về chính sách việc làm và tác động của chính
sách việc làm. Tuy nhiên, chưa có đề tài, tài liệu nào đi sâu phân tích cụ thể chính sách
việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân về khía cạnh tác động của chính
sách việc làm (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp;
chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính
sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm) đến thay đổi trạng thái việc làm; nâng cao thu nhập cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nông thôn ở vùng Bắc Trung bộ.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, chính sách việc làm (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển
đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ
6

thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm) có tác động như thế nào đến
trạng thái việc làm; thu nhập cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nông thôn
ở vùng Bắc Trung bộ thời gian qua?.
Thứ hai, cần có những giải pháp như thế nào về: môi trường luật pháp, tổ chức và quản lý,
nguồn lực thực thi, nhận thức người dân để chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ thật sự hiệu lực và hiệu quả trong thời gian tới?.
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu
1.2.3. Khung lý thuyết





























Môi trường
pháp luật
Chính sách

việc làm
cho lao

động nông
thôn
- Chính sách
hỗ trợ học
nghề
- Chính sách
hỗ trợ
chuyển đổi
nghề nghiệp
- Chính sách
hỗ trợ đất
đai sản xuất
- Chính sách
hỗ trợ ứng
dụng kỹ thuật
sản xuất
- Chính
sách tín
dụng ưu đãi
tạo việc làm

Tác
động
của
chính
sách
việc làm
- Thay
đổi trạng
thái việc

làm
- Nâng
cao quy
mô và
thay đổi
cơ cấu
thu nhập


Công tác tổ
chức quản lý và
phối hợp

thực
hiện

Nguồn lực thực
thi chính sách



Giải pháp
hoàn
thiện
chính
sách việc
làm cho
lao động
nông thôn



Điều kiện
tự nhiên

Nhận thức
của người dân

Tổ chức
thực hiện
chính
sách
- Triển
khai chính
sách vào
thực tiễn
- Theo
dõi, những
vấn đề
phát sinh
để điều
chỉnh, bổ
sung
- Kiểm
tra, giám
sát việc
chấp hành

7



1.2.3.1. Các chỉ số phản ánh yếu tố đầu vào: Điều kiện tự nhiên, luật pháp, công tác
tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện trong thực thi chính sách, sự đảm bảo nguồn
lực thực thi chính sách, nhận thức của người dân.
1.2.3.2. Các chỉ số phản ánh kết quả đầu ra: Các chỉ tiêu về thay đổi trạng thái việc
làm, quy mô và cơ cấu thu nhập.
1.2.3.3. Chỉ số đánh giá tác động: Đây chính là mục tiêu cuối cùng mà chính sách việc
làm đem lại cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân. Đó là, số lao động nông thôn có
được việc làm ổn định; mức tăng thu nhập của lao động nông thôn nhờ việc làm mới mang
lại, tình hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn.
1.2.4. Quy trình nghiên cứu
- Bước 1: Đề tài tiến hành nghiên cứu lý thuyết việc làm, chính sách việc làm, từ
đó xây dựng khung lý thuyết về chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối
cảnh di dân. Luận án nghiên cứu kinh nghiệm thực hiện chính sách việc làm cho lao
động nông thôn ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra các bài học vận dụng cho
Việt Nam và các tỉnh Bắc Trung bộ.
- Bước 2: Trên cơ sở khung lý thuyết, luận án đi vào phân tích, đánh giá thực
trạng việc làm và chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở
một số tỉnh Bắc Trung bộ.
- Bước 3: Xử lý số liệu, luận án đã sử dụng một số kỹ thuật và công cụ để xử lý
số liệu. (xem cụ thể mục 1.2.5.2)
- Bước 4: Phân tích thực trạng chính sách theo các tiêu chí, đánh giá những điểm
mạnh, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ.
- Bước 5: Dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất các giải pháp hoàn
thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nông thôn ở
vùng Bắc Trung bộ nhằm bảo đảm việc làm, thay đổi trạng thái việc làm, nâng cao thu
nhập cho lao động nông thôn, cũng như sự phát triển toàn diện kinh tế xã hội nông
thôn các tỉnh Bắc Trung bộ.
- Bước 6: Để những giải pháp thực sự có hiệu lực, hiệu quả và đi vào cuộc sống,
luận án đưa ra một số khuyến nghị đối với nhà nước và chính quyền địa phương các

tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới.
1.2.5. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu
1.2.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
8

(1) Số liệu thứ cấp: Tổ chức thu thập, biên dịch các tài liệu về thông tin, tư liệu
số liệu có liên quan từ các bộ và các sở thuộc các ngành Kế hoạch và Đầu tư, Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương, Lao động thương binh và xã hội, Tài
nguyên môi trường.
(2) Số liệu sơ cấp:
- Đối tượng điều tra: Thu thập từ phát phiếu điều tra đối tượng là hộ nông dân
(thụ hưởng chính sách việc làm); cán bộ huyện, xã, phường; lãnh đạo các sở
KH&ĐT, LĐTB&XH, Công Thương, NN&PTNT, TN&MT của 3 tỉnh Thanh Hóa,
Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Mục đích điều tra: Nhằm nắm được tình hình biến đổi về cơ cấu dân số, lao
động, việc làm, thu nhập của lao động nông thôn do có người di cư.
- Phương pháp điều tra:
Thứ nhất, điều tra phỏng vấn các đối tượng thụ hưởng chính sách, từ các hộ
nông dân (M1): Hình thức điều tra, trên địa bàn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh,
đề tài chọn mỗi tỉnh 3 huyện: Nghệ An (Quỳnh Lưu, Yên Thành,
Con Cuông); Thanh
Hóa
(Hoàng Hóa, Thiệu Hóa, Như Thanh); Hà Tĩnh (Thạch Hà, Đức Thọ, Vũ Quang);
là các huyện đại diện cho các vùng (ven biển, trung du và miền núi) của mỗi tỉnh. Tại
mỗi huyện chọn 3 xã điều tra hộ nông dân, việc điều tra hộ nông dân được chia thành
tiêu chí (hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo).
Thứ hai, điều tra phỏng vấn các đối tượng thực thi chính sách ở địa phương
gồm: Cán bộ xã, phường, huyện; Lãnh đạo các sở KH&ĐT, LĐTB&XH, Công
Thương, NN&PTNT, TN&MT của 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Thứ ba, phương pháp chuyên gia: Trao đổi tham vấn ý kiến chuyên gia từ các nhà

xây dựng và tổ chức thực thi chính sách thông qua toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp.
Thứ tư, phương pháp phỏng vấn sâu cá nhân: Để phỏng vấn sâu, NCS đưa ra gợi
ý các câu hỏi cho các đối tượng được phỏng vấn với các nội dung mang tính chất định
tính dựa trên các giả thuyết nghiên cứu (mẫu phiếu M3): trong bối cảnh di dân chính
sách việc làm tác động đến không gian làm việc cho người ở lại nông thôn như thế nào?;
tác động của chính sách việc làm đến thu nhập ra sao?; các yếu tố tác động đến chính
sách việc làm của lao động nông thôn đã biến đổi như thế nào Điều này có ý nghĩa bổ
sung thêm cho những phân tích và kết luận về tác động của chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân. Số đối tượng phỏng vấn sâu 9 người.
- Mẫu điều tra: Tổng số phiếu điều tra là 529 phiếu, trong đó 386 phiếu điều
tra hộ nông dân, đối tượng thụ hưởng chính sách việc làm (mẫu M1) và 143 phiếu
phỏng vấn cán bộ tỉnh, huyện và xã phường (mẫu M2).
9

- Nội dung điều tra; tập trung vào đánh giá tác động của các chính sách việc làm
đến thay đổi quy mô, trình độ, cơ cấu việc làm, thu nhập và khả năng tham gia bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của lao động nông thôn. Những mặt được và chưa được của
các chính sách hiện nay. Nguyện vọng của người nông dân làm việc trong các ngành
nghề phi nông nghiệp tại nông thôn về hoàn thiện chính sách việc làm những năm tới.
1.2.5.2. Phương pháp xử lý số liệu
Để có được bộ số liệu cho việc kiểm định mối quan hệ giữa chính sách việc
làm với quá trình di dân nông thôn, đề tài dựa vào bộ dữ liệu được tiến hành điều tra
mã hóa các câu hỏi phỏng vấn dưới dạng định tính, định lượng thành những biến định
lượng và dùng phần mềm Exel, SPSS để kiểm định xem chính sách việc làm có tác
động như thế nào đến trạng thái việc làm, quy mô và cơ cấu thu nhập của lao động
nông thôn?
1.2.5.3. Phương pháp phân tích số liệu
(1) Phương pháp cho điểm (thang đo). Các đối tượng được điều tra sẽ tự điền thông tin về
thu nhập của gia đình với các nguồn hình thành từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ, sản
xuất và các khoản thu khác. Bên cạnh việc để cho các đối tượng tự điền, bộ phiếu điều tra

còn sử dụng thang đo danh nghĩa (còn gọi là thang định danh hoặc thang phân loại 5 mức)
để thực hiện kiểm tra chéo giữa thu nhập thực tế của từng hộ với ví trí của hộ gia đình theo
5 nhóm phân vị: hộ giàu, hộ khá, hộ trung bình, hộ cận nghèo và hộ nghèo; đánh giá
những vấn đề nảy sinh ở nông thôn; đánh giá mức tác động chính sách việc làm bằng
phương pháp cho điểm (điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là có tác động mạnh nhất). Bộ phiếu
điều tra cũng quan tâm đến việc xác định số nhân khẩu của từng hộ gia đình điều tra, bởi
nó không chỉ giúp nhóm nghiên cứu xem xét tình trạng lao động của từng hộ để biết xem
mức độ thu nhập bình quân trong hộ có phản ánh đúng tình trạng kinh tế của hộ theo 5
nhóm phân vị thu nhập hay không.
(2) Phương pháp phân tích thông tin. Bên cạnh những thông tin về nhân khẩu, thu nhập và
ngành nghề của hộ, trình độ lao động của chủ hộ đề tài tiến hành điều tra những nhận
định của đối tượng điều tra về thực trạng hộ sử dụng công nghệ vào sản xuất, tiếp cận vốn
vay, cũng như những đánh giá của nhóm đối tượng này đối với các biện pháp hỗ trợ các hộ
ở khu vực nông thôn nâng cao thu nhập thông qua việc chuyển đổi nghề, tiếp cận tốt hơn tới
thị trường lao động (tín dụng, đào tạo nghề ). Luận án tập trung phân tích các thông tin về
tổ chức thực hiện chính sách việc làm như: triển khai chính sách vào thực tiễn; theo dõi,
những vấn đề phát sinh để điều chỉnh, bổ sung; kiểm tra, giám sát việc chấp hành.

(3) Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh. Trên cơ sở số liệu thống kê từ kết
quả điều tra khảo sát thực nghiệm hộ nông dân và số liệu điều tra thứ cấp tại các cơ
10
quan, sở, ban ngành các tỉnh Bắc Trung bộ. Luận án tổng hợp thành bộ số liệu có ý
nghĩa thông kê và đưa ra sự so sánh về thu nhập giữa hộ có lao động di cư và hộ
không có lao động di cư, giữa nông thôn và thành thị, giữa các hộ theo ngành nghề
(hộ thuần nông, hộ ngành nghề, hộ dịch vụ, hộ hỗn hợp); so sánh mức độ chuyển dịch
cơ cấu kinh tế qua các năm. Đây là cơ sở quan trọng trong việc đánh giá chính sách
việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân tại một số tỉnh Bắc Trung bộ.

Luận án tiến hành đánh giá so sánh sự khác biệt giữa các nhóm yếu tố về số
lượng lao động (người), trình độ của chủ hộ (văn hoá), mức độ tín dụng (có vay hay

không vay tài chính), trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (mức độ từ 1
đến 5 về khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất), và
cả yếu tố ngành nghề (loại hình nghề nghiệp của hộ) có ảnh hưởng đến mức độ thu
nhập nội sinh của hộ gia đình trong khu vực nông thôn tại ba tỉnh thuộc khu vực Bắc
Trung bộ thông qua bộ phiếu điều tra thực nghiệm.
(4) Phương pháp mô hình hóa. Những thông tin có được từ dữ liệu điều tra là cơ sở để
nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy biến công cụ theo phương thức mà Quach và
Mullineux (2007) đề xuất. Luận án tiến phương pháp hồi quy thực nghiệm xem xét
các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ tại một số tỉnh Bắc Trung bộ với các biến
độc lập như số lao động, vay vốn, ngành nghề, trình độ khoa học công nghệ mà hộ
ứng dụng vào sản xuất kinh doanh, trình độ lao động của chủ hộ.
Mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập nông hộ tại các tỉnh Bắc Trung bộ có
dạng: Yi = β
1
X
1i
+
β
2
X
2i
+
β
3
X
3i
+
β
4
X

4i
+
β
5
X
5i
Trong đó: Yi là thu nhập của nông hộ; X
1i
là số lượng lao động (người); X
2i

trình độ của chủ hộ (văn hoá); X
3i
mức độ tín dụng (có vay hay không vay tài chính);
X
4i
trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (mức độ từ 1 đến 5 về khả năng
ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất); X
5i
ngành nghề (loại
hình nghề nghiệp của hộ).
1.2.5.4. Phương pháp tiếp cận phân tích đánh giá tác động
Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân. Chẳng hạn, đánh giá tác động trước khi ban hành
chính sách và sau khi ban hành chính sách; hoặc tác động đến các vùng, các đối tượng được
hưởng thụ chính sách với các vùng, các đối tượng không được hưởng thụ chính sách. Luận
án này lựa chọn tiếp cận đánh giá tác động của chính sách trên cơ sở số liệu điều tra để so
sánh trạng thái việc làm và thu nhập:
11
i) Giữa hộ được hưởng thụ chính sách và không được hưởng thụ chính sách, hộ có

lao động di cư và hộ không có lao động di cư; hộ thuần nông, hộ ngành nghề, hộ dịch vụ và
hộ hỗn hợp;
ii) Giữa các hộ đánh giá tác động của chính sách (hỗ trợ học nghề, hỗ trợ chuyển đổi
nghề nghiệp, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ đất đai, hỗ trợ tín dụng) đến trạng thái
làm việc và thu nhập có mức điểm TBC thấp (tối đa là 3) và cao (tối thiểu là 4).
iii) Ngoài ra còn so sánh thu nhập của các hộ có tối đa 2 lao động với hộ có tối thiểu
2 lao động và các chủ hộ có tuổi dời dưới 45 tuổi và hộ có tuổi đời trên 45 tuổi để gợi ý về
chính sách dân số và lao đông trong nông thôn.
iv) Đồng thời, luận án còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu các chủ hộ để bổ
sung cho các kết luận rút ra khi phân tích tác động của chính sách.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRONG BỐI CẢNH DI DÂN
2.1. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân
2.1.1. Việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân
2.1.1.1. Nông thôn: là vùng sinh sống của tập hợp dân cư, hoạt động cơ bản là sản
xuất nông nghiệp.
2.1.1.2. Lao động nông thôn: là toàn bộ những người trong độ tuổi lao động quy định
(nam từ 15-60 tuổi, nữ từ 15-55 tuổi) có khả năng tham gia lao động và những người
không nằm trong độ tuổi lao động nhưng vẫn có khả năng tham gia lao động tại khu
vực nông thôn.
2.1.1.3. Việc làm: là các hoạt động mang lại thu nhập cho người lao động, không bị
pháp luật cấm.
2.1.1.4. Việc làm cho lao động nông thôn: là các hoạt động kinh tế gắn liền với đời
sống của người dân nông thôn để tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm.
2.1.1.5. Di dân: là một thuật ngữ mô tả quá trình di chuyển dân số hoặc là quá trình
con người rời bỏ, hội nhập vào một đơn vị hành chính - địa lý nhất định.
Di dân được định nghĩa là sự di chuyển của con người từ nơi này đến nơi khác đó
là chuyển đến một huyện khác, thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác trong

một khoảng thời gian nhất định.
Bối cảnh di dân là bối cảnh di chuyển dân số, di chuyển lao động về mặt địa
lý hành chính từ thành phố này đến thành phố khác, từ khu vực nông thôn ra khu
12
vực thành thị, từ nông thôn vùng này sang nông thôn vùng khác, thậm chí là từ
nước này sang nước khác. Đây là xu hướng tất yếu trong quá trình CNH, HĐH,
phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.1.1.6. Việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân: là những công việc
mà người lao động nông thôn có được thu nhập cho bản thân và gia đình trong quá
trình lao động sản xuất, hoạt động đó được pháp luật thừa nhận, trong bối cảnh một
bộ phận lao động nông thôn di cư tìm việc đã tạo ra không gian việc làm rộng hơn
cho người ở lại và tại khu vực nông thôn tỷ lệ người già và trẻ em tăng lên.
2.1.2. Nội dung chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân
2.1.2.1. Khái niệm: Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di
dân là tổng thể các chủ trương, quan điểm và giải pháp của Nhà nước được thể chế
hóa bằng các văn bản pháp luật nhằm hỗ trợ lao động nông thôn có được việc làm
phù hợp, giúp họ vượt qua những khó khăn, ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài,
góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương và đất nước trong bối cảnh một bộ
phận lao động nông thôn di cư tìm việc làm.
2.1.2.2. Mục tiêu:
Mục đích của chính sách
Đảm bảo việc làm, ổn định và
phát triển kinh tế - xã hội

Mục tiêu chung của chính sách
- Thay đổi trạng thái việc làm
- Nâng cao thu nhập và chuyển dịch
cơ cấu thu nhập








Hình 2.1. Cây mục tiêu của chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân
Mục tiêu của
chính sách hỗ trợ
học nghề

Mục tiêu của
chính sách hỗ
trợ chuyển đổi
nghề nghiệp

Mục tiêu của
chính sách hỗ
trợ đất đai sản
xuất


Mục tiêu của
chính sách hỗ
trợ ứng dụng
kỹ thuật sản
xuất

Mục tiêu
của chính sách

tín dụng ưu
đãi tạo việc
làm

13
2.1.2.3. Nguyên tắc: Đồng bộ và kịp thời; phù hợp với xu hướng phát triển của thời
đại; kết hợp hài hòa lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và xã hội.
2.1.2.4. Các công cụ chính sách: Công cụ kinh tế, công cụ tổ chức, công cụ hành chính,
công cụ tâm lý giáo dục, công cụ kỹ thuật nghiệp vụ.
2.1.2.4. Các chính sách cụ thể
- Chính sách hỗ trợ học nghề
- Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
- Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất
- Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất
- Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
2.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong
bối cảnh di dân
2.1.3.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.3.2. Luật pháp
2.1.3.3. Công tác tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện
2.1.3.4. Nguồn lực thực hiện chính sách
2.1.3.5. Khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách
2.2. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân
2.2.1. Tác động đến sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn
2.2.2. Tác động đến sự biến đổi thu nhập của nông dân
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho các tỉnh Bắc Trung bộ về
chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân
2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia

2.3.1.1. Hàn Quốc: Di dân nông thôn làm giảm tỷ lệ dân số, tỷ lệ lao động nông thôn

và chính sách cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp;

khoảng cách thu nhập giữa nông
thôn và thành thị ngày tăng và các chính sách tăng thu nhập cho nông hộ; tạo việc làm
cho lao động nông thôn bằng chính sách công nghiệp hóa nông thôn.
2.3.1.2. Trung Quốc: Phát triển các họat động phi nông nghiệp ở nông thôn; sản
nghiệp hóa nông nghiệp
14
2.3.2. Một số bài học rút ra cho các tỉnh Bắc Trung bộ: Đẩy mạnh chương trình công
nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn để tăng thu nhập cho người dân; thực hiện chính
sách kết nối thành thị - nông thôn, công nghiệp - nông nghiệp, sản xuất - thị trường;
tăng cường nguồn lực đầu tư, đổi mới quản lý khu vực nông thôn.
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN
Ở MỘT SỐ TỈNH BẮC TRUNG BỘ
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến chính sách việc làm cho lao
động nông thôn ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Trung bộ
3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Bảng 3.1. Diện tích, dân số các tỉnh Bắc Trung bộ năm 2013
STT Tỉnh Diện tích (km²)

Dân số (người)
Mật độ
(người/km²)
1 Thanh Hóa 11.106

3.541.537


317

2 Nghệ An 16.487

3.303.261

180

3 Hà Tĩnh 6.055,6

1.586.748

312

4 Quảng Bình 8.051,8

973.641

103

5 Quảng Trị 4.745,7

821.632

130

6

Th
ừa Thi

ên
-

Hu
ế

5.053,99

1.25
4.480

224,50

Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2014; Niên giám thống kê 2013
3.1.1.2. Tình hình phát triển kinh tế của các tỉnh Bắc Trung bộ
3.1.2. Khái quát tình hình dân số, lao động, việc làm thu nhập khu vực nông thôn
3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
Bảng 3.2. Thu nhập bình quân đầu người của các địa phương điều tra, khảo sát

ĐVT: USD/người/năm
Địa phương 2011 2012 2013
1. Cả nước
1.387,0 1540,0 1.960,0
Thành th


2
.35
0,0


2.689,0

3
.130,0

Nông thôn 1.070,0 1.154,0 1.231,0
2. Các tỉnh nơi đi



Thanh Hóa 840,0 891,0 1.015,0
Nghệ An 920,0 953,0 1.068,0
Hà Tĩnh 840,0 925,0 1.027,0
Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2011,2012,2013

15
3.1.3. Tình hình di dân nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ
3.1.3.1. Khái quát về di dân ở Bắc Trung bộ: Luận án đã khái quát về số lượng và đặc
điểm nhân khẩu học của các dòng di cư, các dòng di cư ở Bắc Trung bộ, động cơ
/nguyên nhân di cư, thời gian di cư.
3.1.3.2. Nhận xét về ảnh hưởng của di dân ở Bắc Trung bộ những năm qua đến phát
triển kinh tế - xã hội nông thôn các tỉnh vùng Bắc Trung bộ: biến đổi dân số các tỉnh
điều tra, biến đổi việc làm và thu nhập, nhiều vấn đề xã hội nảy sinh ở nông thôn.
3.2. Thực trạng một số chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối
cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
3.2.1. Chính sách hỗ trợ học nghề
Trên cơ sở thực trạng chính sách hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ, luận án đã đánh giá chung về tác động của
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề như: Hệ thống các cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng nhu
cầu ở những vùng khó khăn, đối tượng hỗ trợ còn hạn hẹp, đào tạo nghề chưa gắn với

giải quyết việc làm tại nông thôn Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn
chưa hiệu quả, thiếu hụt giáo viên có kinh nghiệm và thiếu tài liệu, trang thiết bị đào
tạo tiên tiến, khiến tỷ lệ tham gia loại hình đào tạo nghề không cao.
3.2.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng về: phát triển làng nghề, ngành nghề
trong nông thôn, phát triển cụm công nghiệp nông thôn, về xây dựng nông thôn
mới Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong nông thôn được đánh giá là có
tác động tích cực. Tuy nhiên, đến nay chính sách này vẫn còn nhiều hạn chế: chính
sách phát triển các ngành nghề phi nông nông nghiệp, phát triển làng nghề, phát triển
doanh nghiệp nông thôn ban hành còn tản mạn ở nhiều văn bản gây chồng chéo. Các
quy định của chính sách phát triển làng nghề, phát triển doanh nghiệp trong nông
thôn ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh mang tính quy phạm chưa cao, chính
sách chủ yếu hướng vào hỗ trợ, khuyến khích chưa rõ trách nhiệm của các đối tượng
điều chỉnh của chính sách.
3.2.3. Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất
Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác bồi thường hỗ trợ và tái định cư khi
nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, trình tự, thủ tục đầu tư các dự án có sử dụng đất
sản xuất, hỗ trợ đất đai phát triển cây công nghiệp. Luận án cho rằng tác động của
chính sách hỗ trợ đất đai đai đến thu nhập của người lao động là không đáng kể. Di
16
dân nông thôn ở một số địa phương Bắc Trung bộ thời gian qua đã dẫn đến nông dân
không thiết tha với đồng ruộng, hiện tương nông dân bỏ ruộng vẫn tiếp tục diễn ra.
3.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất
Công tác quy hoạch và đầu tư xây dựng mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ
cao, khuyến khích sản xuất giống, phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp
chủ lực, tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ tác động không rõ nét đến việc
làm cho lao động nông thôn. Tình trạng đầu tư KHCN trong nông nghiệp, nông thôn
ở Bắc Trung bộ còn dàn trải, chưa thật sự chú ý đến đặc điểm bối cảnh di dân nông
thôn đã làm cho lực lượng lao động trẻ có trình độ dời khỏi nông thôn, còn lại là
người già và trẻ em. Việc sử dụng nguồn lực cho KHCN còn phân tán, chưa tập trung

vào nhiệm vụ trọng tâm, việc ban hành chính sách còn chậm. Cơ chế chính sách cũng
chỉ mới tập trung tổ chức nghiên cứu cấp Nhà nước, sự tham gia của các thành phần
kinh tế tư nhân còn mờ nhạt.
3.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm
Thời gian qua thông qua việc ban hành gần 20 chính sách tín dụng ưu đãi, sử
dụng cơ chế cho vay tín dụng thông qua các chương trình, tổ chức, hội đoàn thể, Nhà
nước hỗ trợ vốn sản xuất, kinh doanh cho các nhóm yếu thế như lao động nghèo, lao
động nông thôn, lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, lao động vùng chuyển
đổi sử dụng đất nông nghiệp. Chưa thực sự chú ý đến đối tượng là các doanh nghiệp, tổ
chức kinh doanh thu hút nhiều lao động, nên chưa tạo ra được nhiều việc làm mới. Chính
sách hỗ trợ tín dụng tác động không đáng kể đến việc làm và thu nhập của nông dân,
điều kiện vay và mức vay, thiếu gắn kết giữa cho vay vốn và hỗ trợ đầu vào tiếp
cận thị trường nên hiệu quả sử dụng vốn chưa cao. Nhiều chính sách ưu đãi tín
dụng chồng chéo trên cùng một đối tượng gây khó khăn cho việc thực hiện và khó
đi vào cuộc sống.
3.3. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di
dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
Bảng 3.3. Đánh giá tác động của các chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
(điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là có tác động mạnh nhất)
Chính sách Tổng

1 2 3 4 5 TB
1. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp 367 8 69 127 96 67 3,40
2. Chính sách hỗ trợ về đất đai sản xuất 345 60 82 61 33 109 3,14
3. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất 361 63 91 85 59 63 2,91
4. Chính sách hỗ trợ học nghề 347 71 96 81 48 51 2,75
5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm 355 60 121

72 54 48 2,74

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của NCS, năm 2014
17
Để đánh giá tác động của chính sách việc làm đối với lao động nông thôn, luận án
đã điều tra ý kiến các chủ hộ, với 05 chính sách bộ phận được thiết kế trong phiếu điều
tra hộ nông dân (bảng 3.3).
3.3.1. Tác động của chính sách việc làm đến sự thay đổi về trạng thái việc làm của
lao động nông thôn
Thứ nhất, thời gian làm việc: Trong 386 mẫu điều tra tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh cho thấy, thời gian làm việc của lao động nông thôn tăng lên qua 2 năm 2012 -2013.
Thứ hai, trong bối cảnh di dân ngành nghề làm việc của lao động nông thôn ở
Bắc Trung bộ thay đổi, đa dạng hơn: Số lao động làm việc nông nghiệp thuần túy
(tức là chỉ làm công việc trồng trọt và chăn nuôi) có xu hướng giảm xuống, số việc
làm hỗn hợp ngày càng tăng lên.
Bảng 3.4. Chuyển dịch cơ cấu hộ khu vực nông Bắc Trung bộ giai đoạn 2010 - 2014
Loại hộ
Cơ cấu (%)
2010 2014
1. Hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản

71,1

62,0

1.1. H
ộ nông nghiệp

66,4

57,7


1.2. Hộ lâm nghiệp 0,2 0,3
1.3. Hộ thủy sản 4,4 4,0
2. Hộ công nghiệp và xây dựng

10,2

14,7

2.1. Hộ công nghiệp (bao gồm diêm nghiệp) 7,3 9,7
2.2. H
ộ xây dựng

2,9

5,0

3. Hộ dịch vụ

14,9

18,4

3.1. H
ộ th
ương nghi
ệp

8,6

8,0


3.2. Hộ vận tải 1,4 1,7
3.3. Hộ dịch vụ khác 5,0 8,7
4. Hộ khác

3,8

4,8

Nguồn: Tổng cục thống kê, năm 2014
3.3.2. Tác động của chính sách việc làm đến quy mô và cơ cấu thu nhập của nông hộ
Thứ nhất, các hộ hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, ngành nghề và kinh doanh
hỗn hợp có thu nhập bình quân cao hơn hộ thuần nông và mức trung bình chung: Số
liệu điều tra từ 246 hộ dân ba tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa cho thấy kết quả
rõ nét là chính sách việc làm không những làm cho thời gian lao động của người dân,
diện tích bình quân đầu người ở khu vực nông thôn tăng lên mà còn góp phần làm
tăng thu nhập, chuyển đổi quy mô thu nhập của các hộ.
Thứ hai, xét cơ cấu hình thành thu nhập của các hộ gia đình cho thấy, thu nhập
18
của hộ cũng đa dạng hơn; trong đó, thu từ nội sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ
cấu thu nhập của hộ: Trong tổng thu nhập, cơ cấu thu từ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ
trọng hơn 65%, thu chuyển giao và thu khác chiếm tỷ trọng gần 35%.
Bảng 3.5. Thu nhập bình quân (nhân khẩu, lao động) theo ngành nghề
Loại hộ/năm
Nhân
khẩu
bình
quân
1 hộ
Lao

động
bình
quân
1 hộ
Thu nh
ập (trđ)

Thu nhập
bình quân
chung 1 hộ
Thu nhập
bình quân
1 nhân khẩu
Thu nhập
bình quân
1 lao động
2013 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013
Chung 4,04 3,16 38,01

38,78

9,12

9,56

11,83

12,27

Hộ thuần nông 3,82 3,00 32,76


32,90

8,40

8,61

10,74

10,97

Hộ ngành nghề 3,40 2,56 47,41

49,50

14,13

14,56

18,97

19,33

Hộ dịch vụ 3,90 2,72 53,38

57,45

14,37

14,73


20,85

21,12

Hộ hỗn hợp 3,74 2,96 48,23

50,08

13,02

13,39

16,43

16,92

Nguồn: Số liệu điều tra của NCS, năm 2014
Thứ ba, thu nhập bình quân/hộ và thu nhập bình quân/nhân khẩu của nhóm
chủ hộ có độ tuổi dưới 45 tuổi thường cao hơn nhóm chủ hộ trên 45 tuổi:
Bảng 3.6. Thu nhập bình quân/ hộ/nhân khẩu theo nhóm tuổi chủ hộ năm 2013
Địa phương
Nhóm tuổi chủ
hộ
Tổng số hộ

Thu nhập bình quân/năm (trđ)
Bình quân 1 hộ Bình quân 1 khẩu
Chung
Chung 374 32,19 7,72

Dưới 45 135 35,36 8,28
Trên 45 239 26,93 6,93
Mức chênh lệch của 2 nhóm tuổi (lần) 1,31 1,19
Nghệ An
Chung 123 41,5 8,96
Dưới 45 45 45,09 9,43
Trên 45 78 30,17 7,64
Mức chênh lệch của 2 nhóm tuổi (lần) 1,49 1,23
Thanh Hóa
Chung 184 26,62 7,50
Dưới 45 70 27,82 7,88
Trên 45 114 25,81 7,30
Mức chênh lệch của 2 nhóm tuổi (lần) 1,07 1,08
Hà Tĩnh
Chung 67 28,46 6,71
Dưới 45 20 33,19 7,54
Trên 45 47 24,83 5,86
Mức chênh lệch của 2 nhóm tuổi (lần) 1,33 1,28
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS, năm 2014
Thứ tư, thu nhập ở các hộ gia đình có lao động di cư thường cao hơn so với
các hộ gia đình không có lao động di cư:

19
Bảng 3.7. Thu nhập bình quân theo tình trạng di cư của năm 2013
Loại hộ
Nhân
khẩu bình
quân 1 hộ

(Người)

Lao động
Bình
quân
1 hộ
Thu nhập bình quân (trđ)
Chung

1 hộ
Bình
quân
1 khẩu
Bình quân

1 lao động
Chung 4,04 3,16 38,78 9,56 12,27
Có lao động di cư 3,70 3,00 41,11 11,11 13,70
Không có lao động di cư 3,96 2,90 34,34 8,67 11,84
Nguồn: Số liệu điều tra của NCS, năm 2014
Bảng 3.8. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
trong khu vực nông thôn tại 3 tỉnh điều tra thuộc khu vực Bắc Trung bộ
Chỉ tiêu
Coef.

Std. Err. t P>t [95% Conf.

Interval]

Số lao động

1. Tối đa 2 lao động 1.00



2. Tối thiểu 2 lao động 7.74

2.45*** 3.15

0.00

2.91

12.58

Vay vốn


1. Không đi vay 1.00


2. Có đi vay -3.29

5.44*** -0.60

0.55

-14.00

7.42

Ứng dụng công nghệ



1. Công nghệ tự đánh giá lạc hậu 1.00


2. Công nghệ tự đánh giá phù hợp

3.57

2.48*** 1.44

0.15

-1.32

8.45

Ngành nghề của hộ


1. Thuần nông 1.00


2. Hộ ngành nghề 11.11

4.72*** 2.35

0.02

1.81


20.41

3. Hộ dịch vụ 17.52

6.91*** 2.53

0.01

3.92

31.13

4. Hộ hỗn hợp 13.04

3.49*** 3.73

0.00

6.17

19.91

Trình độ đào tạo


1. Tối đa Trung học cơ sở 1.00






2. Tối thiểu Trung học phổ thông

5.51

2.62*** 2.10

0.04

0.36

10.67

_cons 13.65

2.43*** 5.61

0.00

8.87

18.43

Mean VIF 1.03


Nguồn: Kết quả điều tra của NCS, năm 2014
Mô hình các yếu tố tác động đến thu nhập nông hộ tại các tỉnh Bắc Trung bộ
có dạng: Yi = β
1

X
1i
+
β
2
X
2i
+
β
3
X
3i
+
β
4
X
4i
+
β
5
X
5i
20
Trong đó: Yi là thu nhập của nông hộ
X
1i
là số lượng lao động (dưới 2 lao động và tối thiểu 2 lao động)
X
2i
là trình độ của chủ hộ (dưới trung học cơ sở và tối thiểu trung học cơ sở)

X
3i
mức độ tín dụng (có vay hay không vay tài chính)
X
4i
trình độ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (mức độ từ 1 đến 5 về
khả năng ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất).
X
5i
ngành nghề (thuần nông, ngành nghề, dịch vụ, hỗn hợp)

Bảng 3.8 phân tích hồi quy kết quả điều tra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ
của chỉ rõ, quy mô lao động, tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp, trình độ
đào tạo của chủ hộ đã có tác động tích cực đối với việc tăng thu nhập bình quân của
hộ; Tuy nhiên, tác động của yếu tố tín dụng và KHCN trên địa bàn là chưa cao

3.4. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách việc làm cho lao động nông
thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
3.4.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
3.4.1.1. Đối tượng tiếp cận chính sách còn hạn hẹp, khả năng tìm việc làm của lao
động nông thôn Bắc Trung bộ chưa cao, chưa ổn định và bền vững
3.4.1.2. Phạm vi hỗ trợ chính sách còn bỏ sót đối tượng: Chính sách tín dụng ưu đãi tạo
việc làm chủ yếu hướng tới đối tượng hộ nông dân (nghèo, hoặc cận nghèo), chưa chú
trọng hướng tới hỗ trợ cho các doanh nghiệp nông thôn. Vì vậy, chưa khuyến khích tạo
ra nhiều chỗ làm việc mới trong khu vực nông thôn, điều này gây khó khăn nhất định
trong việc thực hiện chính sách việc làm. Bên cạnh đó, chính sách tín dụng đã ưu đãi
tạo điều kiện cho đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo. Tuy nhiên mức độ hỗ trợ (số vốn
vay) còn thấp, thời gian vay ngắn, điều kiện thế chấp của hộ nghèo khó khăn
3.4.1.3. Nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh trong khu vực nông thôn dưới tác động của

quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và di cư tìm việc làm của người nông dân
chưa có biện pháp giải quyết thỏa đáng
3.4.2. Nguyên nhân tồn tại. Luận án chỉ rõ những tồn tại trên xuất phát từ điều kiện
tự nhiên của vùng rất khắc nghiệt; môi trường luật pháp còn nhiều bất hợp lý; công
tác tổ chức quản lý thực hiện còn nhiều yếu kém; nguồn lực thực hiện chính sách còn
hạn hẹp; khả năng nhân thức và tiếp cận chính sách của người dân còn thấp.
21
CHƯƠNG 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
TRONG BỐI CẢNH DI DÂN Ở BẮC TRUNG BỘ
4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối
cảnh di dân ở Bắc Trung bộ
4.1.1. Dự báo ảnh hưởng của di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đến chính sách việc
làm cho lao động nông thôn
4.1.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Bắc Trung bộ
4.1.1.2. Xu hướng di dân và dự báo vấn đề việc làm cho lao động nông thôn ở các
tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới
Bảng 4.1. Dự báo dân số các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
Địa phương 2019 2024 2029 2034
Thanh Hóa

3.
6
04,0

3.7
88,6

3.8

43,0

4.0
62,6

Nghệ An 3.456,3 3.584,1 3.777,0 3.939,0
Hà T
ĩnh

1.6
59,2

1.7
91,1

1.9
17,4

2.1
32,3

Nguồn: Tổng cục Thống kê, dự báo dân số Việt Nam, năm 2009
Xu hướng di dân ở Việt Nam những năm tới còn tiếp tục diễn ra mạnh mẽ.
Theo dự báo dân số di cư nông thôn - nông thôn sẽ có số lượng lớn nhất với 6,4 triệu
người di cư trong giai đoạn 2014-2019.


Hình 4.1: Các dòng di cư 1999-2009 và dự báo tới 2019
Nguồn: Tổng cục thống kê 2011
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối

cảnh di dân ở Bắc Trung bộ
Để đáp ứng nhu cầu về việc làm như trên, chính sách việc làm cần hoàn thiện
theo hướng nâng cao tính bền vững của việc làm đối với người lao động. Điều này
22
đòi hỏi, một mặt đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu lao
động, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông
nghiệp; mặt khác, chuyển cơ cấu trình độ lao động, nâng cao tỷ trọng lao động được
đào tạo, lao động kỹ thuật, giảm tỷ lệ lao động phổ thông trong đội ngũ lao động.
4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở Bắc
Trung bộ đến năm 2020
4.1.3.1. Hoàn thiện chính sách việc làm nhằm cải thiện trạng thái việc làm, tăng đối
tượng tiếp cận chính sách và khả năng tìm việc cho lao động nông thôn theo hướng ổn
định và bền vững
4.1.3.2. Hoàn thiện chính sách việc làm nhằm tăng phạm vi hỗ trợ của chính sách,
nâng cao thu nhập cho hộ gia đình nông thôn
4.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong
bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới
4.2.1. Phương hướng chung về hoàn thiện chính sách việc làm
4.2.2. Phương hướng hoàn thiện các chính sách bộ phận
4.2.2.1. Chính sách hỗ trợ học nghề: Xuất phát từ nhu cầu thực tế của các địa phương
Bắc Trung bộ, học nghề phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
gắn với xóa đói giảm nghèo.
4.2.2.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn: Khắc phục
được sự chênh lệch thu nhập bình quân khẩu giữa hộ có lao động di cư và hộ không có
lao động di cư, giữa các chủ hộ cao tuổi với chủ hộ trẻ, giữa đồng bằng, miền núi và
ven biển, giữa các ngành nghề kinh tế.
4.2.2.3. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ sản xuất: Tăng cường đầu tư tài chính và tập
trung có trọng điểm cho những ngành nghề có thế mạnh của vùng Bắc Trung bộ về sản
xuất và chế biến nông sản.
4.2.2.4. Chính sách hỗ trợ đất đai cho sản xuất: Cần khắc phục được tình trạng manh

mún khi và hạn chế hiện tượng dân bỏ ruộng, tạo vùng nguyên liệu gắn với công
nghiệp chế biến nông sản ở một số địa phương ở Bắc Trung bộ.
4.2.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm: Bên cạnh đối tượng hỗ trợ là hộ nghèo,
cận nghèo, cần chú ý hỗ trợ doanh nghiệp nông thôn để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới.
4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn
các tỉnh Bắc Trung bộ
4.3.1. Tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ
23
Luận án đề xuất thực hiện tốt hơn nữa việc: Tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm cho
lao động nông thôn; Coi trọng công tác định hướng quy hoạch tổng thể phát triển ngành
nghề, phát triển việc làm, phát triển vùng sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề
lao động nông thôn; Phối hợp tốt hơn giữa trung ương và địa phương trong việc thực thi
chính sách việc làm; đồng thời
4.3.2. Tăng cường nguồn lực thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân. Luận án đề xuất các giải pháp đảm bảo nguồn lực con người
và nguồn lực tài chính.
4.3.3. Tăng cường khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân
4.4. Một số kiến nghị
Để thực hiện tốt các giải pháp trên, luận án đưa ra khuyến nghị đối với nhà
nước và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ, để chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân có hiệu lực hiệu quả trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Đề tài luận án Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di
dân - nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ, đã giải quyết được một số vấn đề sau :
Đã tổng quan được những nghiên cứu có liên quan đến chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân trên thế giới và và Việt Nam, rút ra được các
bài học cho Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung bộ nói riêng. Từ đó xây dựng lên
khung lý thuyết phân tích chính sách việc làm và đánh giá tác động của nó đối với khả

năng tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.
Trên cơ sở điều tra khảo sát ở 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, luận án
chỉ rõ thực trạng tiếp cận chính sách việc làm của các đối tượng còn hạn hẹp, chính
sách đào tạo nghề chưa thật gắn với khu vực nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi tạo
việc làm chủ yếu hướng tới đối tượng hộ nghèo và cận nghèo mà chưa chú trọng hỗ trợ
doanh nghiệp nông thôn; thu nhập bình quân khẩu của hộ không có lao động di cư thấp
hơn so với hộ có lao động di cư; thu nhập bình quân nhân khẩu của chủ hộ lớn tuổi
(trên 45 tuổi) thấp hơn so với chủ hộ trẻ (dưới 45 tuổi).
Bên cạnh các hạn chế về luật pháp cơ chế chính sách, tổ chức quản lý, phân
tích hồi quy kết quả điều tra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ của luận án chỉ rõ,
quy mô lao động, tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp, trình độ đào tạo của
24
chủ hộ cao có tác động tích cực đối với việc tăng thu nhập bình quân của hộ; Tuy
nhiên, tác động của yếu tố tín dụng và KHCN trên địa bàn là chưa cao.
Xuất phát từ đó, luận án chỉ ra phương hướng hoàn thiện chính sách việc làm
cho lao động nông thôn: (1) Chính sách hỗ trợ học nghề phải xuất phát từ nhu cầu
thực tế của các địa phương Bắc Trung bộ, học nghề phải gắn với giải quyết việc làm,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với xóa đói giảm nghèo; (2) Chính sách hỗ trợ chuyển
đổi nghề nghiệp cho lao động nông thôn Bắc Trung bộ phải khắc phục được sự chênh
lệch thu nhập bình quân khẩu giữa hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư,
giữa các chủ hộ cao tuổi với chủ hộ trẻ, giữa đồng bằng, miền núi và ven biển, giữa các
ngành nghề kinh tế; (3) Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ sản xuất, cần tăng cường đầu tư
tài chính và tập trung có trọng điểm cho những ngành nghề có thế mạnh của vùng Bắc
Trung bộ về sản xuất và chế biến nông sản; (4) Cần khắc phục được tình trạng manh
mún khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế hiện
tượng dân bỏ ruộng, tạo vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến nông sản ở
một số địa phương ở Bắc Trung bộ; (5) Bên cạnh đối tượng hỗ trợ là hộ nghèo, cận
nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm cần chú ý hỗ trợ doanh nghiệp nông
thôn để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới.
Muốn vậy, (1) Cần tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện

chính sách việc làm cho lao động nông thôn (quy hoạch phát triển ngành nghề, phát
triển vùng sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động nông thôn; phối
hợp tốt hơn nữa giữa trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ
trong thực hiện chính sách việc làm; tổ chức tốt hơn nữa dịch vụ việc làm ở Bắc Trung
bộ; (2) Trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ cần quan tâm
dành đầu tư một khoản thích đáng cho lĩnh vực tạo việc làm cho lao động nông thôn;
(3) Tăng khả năng nhận thức và năng lực tiếp cận chính sách việc làm cho lao động
nông thôn cũng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.
Chính sách việc làm là vấn đề rộng, phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực
khó, thêm nữa chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân lại
càng phức tạp hơn. Những giải pháp và kiến nghị luận án nêu ra nếu được chính phủ và
chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ quan tâm giải quyết thì lao động nông
thôn Bắc Trung bộ mới hy vọng có được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập góp phần
đưa nông thôn Bắc Trung bộ nói riêng và đất nước nói chung phát triển bền vững.

×