MỤC LỤC
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty Liên doanh Đức Việt TNHH...................................7
IV.1.2.1. Môi trường vĩ mô.........................................................................................21
IV.1.2.2. Môi trường ngành........................................................................................24
I.1.1. Nhận thức và đầu tư cho marketing của công ty...............................................28
I.1.2. Nhiệm vụ, chức năng phòng Marketing............................................................29
I.2.1. Trình tự lập và thực hiện kế hoạch marketing...................................................29
I.2.2. Thực hiện chiến lược định vị.............................................................................30
1
LỜI MỞ ĐẦU
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH là công ty sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm thực phẩm chế biến từ thịt lợn như xúc xích các loại, thịt xông
khói, giò, thịt heo an toàn… với hình thức sở hữu là liên doanh giữa Đức và Việt
Nam. Trong thời gian thực tập tại công ty, em đã quan sát và hiểu được cơ bản
những vấn đề tổng quan về công ty như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức
năng nhiệm vụ của công ty, thấy được tình hình thực hiện hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty nói chung và tình hình thực hiện các hoạt động
marketing nói riêng. Qua quá trình quan sát và tham gia làm việc với công ty em
cũng thấy được những điểm mạnh và những thiếu sót còn tồn tại trong hoạt động
của công ty nói chung và hoạt động marketing nói riêng. Trong các vấn đề nhận
thấy, em quan tâm nhiều nhất đến hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty,
vì những lý do sau:
Mức độ cạnh tranh trên thị trường thực phẩm chế biến ngày càng
gay gắt, nếu không nghiên cứu một cách đầy đủ về khách hàng, về đối thủ
cạnh tranh… thì khó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh.
Việc tìm kiếm thông tin thị trường chỉ được thực hiện bởi các nhân
viên kinh doanh, tính chủ quan, suy đoán rất cao, hơn nữa lại chỉ được
một vài thông tin sơ lược.
Hoạt động nghiên cứu marketing được công ty tiến hành không
hiệu quả, chỉ thực hiện khi cần phát triển sản phẩm mới, hay tìm kiếm thị
trường mới, song thiếu tính chính xác và bài bản.
Vai trò của việc tiến hành nghiên cứu định kỳ chưa được công ty
đánh giá cao
Do đó, đề tài mà chuyên đề này nghiên cứu sẽ là:
“Hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty Liên doanh Đức Việt
TNHH – thực trạng và giải pháp”
Cấu trúc đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Chương II: Thực trạng hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty
liên doanh Đức Việt TNHH
Chương III: Giải pháp hoạt động nghiên cứu marketing tại công ty
liên doanh Đức Việt TNHH
2
Chương I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC
VIỆT TNHH
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
I.1. Giới thiệu công ty
Tên công ty: Công ty Liên doanh Đức Việt trách nhiệm hữu hạn
Tên viết tắt: Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Tên giao dịch quốc tế: Duc-Viet Joint-venture Company limited
Địa chỉ: Khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng
Yên
Điện thoại: (+84)0321.970229/230 Fax: (+84)0321.970233
Văn phòng giao dịch
Văn phòng chính: 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: (+84)04.9437631/9435410 Fax: (+84)04.8226962
Văn phòng miền Trung: 39 Phan Thanh, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng
Văn phòng miền Nam: 190B Võ Văn Tần, Q.3, TP Hồ Chí Minh
Email:
Website: www.thucphamducviet.vn
Logo:
I.2. Lịch sử hình thành và phát triển
I.2.1. Hình thành công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt
Công ty TNHH Đức Việt được thành lập vào năm 2000, theo giấy phép
đăng ký kinh doanh tại sở KHCN & MT, ngày 14 tháng 7 năm 2000. Công ty
có tên giao dịch là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt. Tên giao
dịch quốc tế là Duc-Viet service trading and producing company limited.
Tháng 7 năm 2000, ông Mai Huy Tân – hiện là Tổng giám đốc công ty –
nhận được giấy phép đầu tư do sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp, cho phép xây
3
dựng nhà máy để sản xuất ra xúc xích và các sản phẩm thịt. Một nhà xưởng nhỏ,
diện tích gần 200 m
2
đã được xây dựng ở địa bàn quận Thanh Xuân để sản xuất
xúc xích theo công nghệ Đức.
Ngày 7/9/2000, chiếc xúc xích đầu tiên được sản xuất theo công nghệ xúc
xích nổi tiếng của xứ Thueringen (Đức) ra lò, phục vụ cho những người Đức
đang sống ở Hà Nội, những người Hà Nội đã từng sống ở Đức và các khách
hàng trung lưu trở lên khác.
Tuy nhiên, suốt năm đầu, công ty bị thua lỗ do không cạnh tranh được
với xúc xích nhập ngoại mặc dù giá chỉ bằng 1/6 và các loại xúc xích nội địa
khác.
Chiến lược và kế hoạch kinh doanh thay đổi. Đến cuối năm 2001, đầu
năm 2002, doanh thu của công ty tăng 100%, đạt được điểm hòa vốn. Năng lực
và địa vị cạnh tranh của xúc xích Đức Việt được nâng lên đáng kể.
I.2.2. Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
Đến tháng 10 năm 2002, công ty Liên doanh Đức Việt TNHH chính thức
được thành lập theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Bên Việt Nam là Công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ Đức Việt (Tên
giao dịch quốc tế: Duc – Viet servive, trading and producing company limited),
trụ sở tại 33 phố Huế, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bên nước ngoài là công ty CBV
Michel Campioni Gmbh, trụ sở đặt tại Goethestrasse 65, 99096 Erfurt, Cộng hòa
Liên bang Đức. Doanh nghiệp liên doanh được thành lập có tên gọi là:
CÔNG TY LIÊN DOANH ĐỨC VIỆT TNHH
Tên giao dịch quốc tế: DUC – VIET JOINT – VENTURE COMPANY
LIMITED
Công ty mới được thành lập không những có dây chuyền công nghệ sản
xuất hiện đại của Cộng hòa Liên bang Đức mà còn có sự quản lý và giám sát của
các chuyên gia Đức nên hiệu quả sản xuất, kinh doanh cao hơn rõ rệt.
Nhận thấy nhà xưởng ở Thanh Xuân không còn đáp ứng được nhu cầu của
thị trường, đầu năm 2003, Tổng Giám đốc Mai Huy Tân cùng ông Michel
Campioni (đại diện phần vốn phía Đức) quyết định đầu tư xây dựng nhà máy
chế biến thịt và thực phẩm tại khu công nghiệp Phố Nối, xã Tân Lập, huyện Yên
Mĩ, Hưng Yên. Giấy phép đầu tư số 019.GPĐT – HY được cấp ngày 30/6/2003.
4
Nhà máy được xây dựng trên diện tích 3,6 ha, tổng vốn đầu tư là 1.800.000 USD
đã được khánh thành ngày 12/2/2004.
Ngày 15/3/2004, công ty tiếp tục đầu tư hơn 2 triệu USD lắp đặt dây
chuyền sản xuất theo công nghệ Đức với sản lượng 15 tấn/ngày. Từ đây tới cuối
năm 2005, việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng kể như hoàn tất, hoạt động sản xuất
kinh doanh đi vào tăng trưởng ổn định.
Tháng 1 năm 2006, công ty Đức Việt nhận chứng chỉ quản lý vệ sinh an
toàn thực phẩm HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và các điểm kiểm soát tới
hạn). Hệ thống HACCP cho các phân xưởng chế biến đã được TUV Rheinland
(CHLB Đức) thẩm định, đánh giá và cấp chứng chỉ. Hệ thống HACCP cho phân
xưởng giết mổ được BM Trada (Vương quốc Anh) cấp chứng chỉ. Đây là chứng
chỉ bảo đảm cho người tiêu dùng biết chắc rằng mình đang sử dụng một sản
phẩm an toàn cho sức khỏe.
Tháng 12 năm 2005 và tháng 12 năm 2006, Đức Việt đón nhận danh
hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006 và 2007 trong lĩnh vực thực phẩm
khô.
Tháng 10 năm 2006, do yêu cầu của sự phát triển, công ty mở thêm văn phòng tại
địa chỉ số 14 ngõ 4 đường Kim Đồng Hà Nội. Văn phòng 3 tầng với đầy đủ cơ sở
vật chất này là nơi làm việc của khối kinh doanh của công ty
II. Lĩnh vực kinh doanh
II.1.Sản phẩm và khách hàng
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH hoạt động trong ngành thực phẩm,
cụ thể hơn, đó là sản xuất và kinh doanh thực phẩm chế biến và thịt heo an toàn.
Các dòng sản phẩm chủ yếu của Đức Việt như sau:
Các sản phẩm chế biến:
Các sản phẩm xúc xích: Xúc xích nướng, xúc xích hong khói,
xúc xích vườn bia, xúc xích thành Vienna, xúc xích tỏi…
Các sản phẩm thịt nguội: sườn hong khói, thăn lợn hong khói,
dọi quế hong khói, da bao, đùi hong khói…
Các sản phẩm giò Việt Nam truyền thống : giò tai, giò thủ, giò
lụa, thịt nấu đông
5
Các sản phẩm chế biến từ thịt lợn khác: pate gan, jăm bông
hấp, jăm bông giò, jăm bông đùi hong khói…
Các gia vị: mù tạt cay, mù tạt mật ong, mù tạt tiêu đen…
Các sản phẩm tươi sống (thịt heo an toàn): thăn heo, thịt ba rọi,
thịt nạc vai, sườn non, thịt chân giò, đùi heo nguyên xương, sườn
cốtlết, tim heo, bầu dục heo, heo nguyên tảng…
Với những dòng sản phẩm đa dạng trên, khách hàng của công ty thuộc rất
nhiều nhóm khác nhau, bao gồm:
- Người tiêu dùng nội trợ
- Những người nước ngoài, người có thu nhập khá trở lên
- Người uống bia
- Trẻ em
- Thanh niên
II.2.Chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty Đức Việt thực hiện chức năng sản xuất cơ bản là giết mổ lợn
(theo dây chuyền công nghệ hiện đại) và chế biến thịt và thực phẩm an toàn.
Chức năng kinh doanh là tiêu thụ sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và
hướng tới xuất khẩu sang các thị trường như châu Âu, Nhật Bản, ASEAN…
Trong những năm tới, công ty sẽ đầu tư mở rộng tổ hợp TRANGINCOM, tổ
chức sản xuất từ chế biến thức ăn chăn nuôi, hệ thống trang trại chăn nuôi quy
mô công nghiệp, đến hệ thống giết mổ, pha lọc, chế biến, đóng gói, vận chuyển,
bảo quản, phân phối, bán hàng.
Nhiệm vụ:
Thực hiện chức năng sản xuất và kinh doanh
Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước
Tạo công ăn việc làm cho các lao động
Đóng góp cho các hoạt động xã hội
Đảm bảo sức khỏe và quyền lợi cho người tiêu dùng.
6
III. Cơ cấu tổ chức công ty
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức công ty Liên doanh Đức Việt TNHH
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, năm 2006)
Công ty Đức Việt hiện là công ty liên doanh, do 2 bên Việt Nam và Đức
góp vốn. Phía Đức, công ty CBV – đại diện là ông Michel Campioni, đóng góp
49% tổng nguồn vốn. Phía Việt Nam, công ty sản xuất, thương mại và dịch vụ
Đức Việt – đại diện là ông Mai Huy Tân, góp 51% tổng nguồn vốn, giữ quyền
quản lý và có ý kiến quyết định trong các vấn đề về sản xuất kinh doanh. Hiện
tại, ông Mai Huy Tân giữ chức vụ Tổng Giám đốc công ty, ông Michel
Campioni giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc
Về cơ cấu tổ chức của công ty, Tổng giám đốc là người quản lý cao nhất
trong doanh nghiệp, 2 Phó tổng giám đốc – một người Đức, một người Việt –
7
Phòng
hành chính
Tổng giám
đốc
Phó tổng giám
đốc
Khối sản xuất
(Giám đốc
SX)
Khối kinh doanh
(Giám đốc KD)
GĐ KD)
Khối tài chính
(Giám đốc
TC)
Lò mổ
công
nghệ Đức
Nhà
máy chế
biến thịt
sạch
Phân
xưởng
pha lọc
Phân
xưởng
chế biến
Bộ phận
hành
chính
Phòng
kinh
doanh
Phòng
Marketin
g
Phòng
thịt
sạch
Phòng
tài chính
kế toán
với vai trò cố vấn, hỗ trợ Tổng giám đốc điều hành các công việc. Các bộ phận
chức năng của công ty chia thành 3 khối chính: Khối sản xuất, khối kinh doanh
và khối tài chính – kế toán. Mỗi khối bao gồm các phòng ban khác nhau, hoạt
động hỗ trợ lẫn nhau.
Như phần trên đã giới thiệu, công ty Liên doanh Đức Việt TNHH có 3 văn
phòng giao dịch: Một văn phòng chính tại 33 phố Huế, Hà Nội; một văn phòng
đại diện ở miền Trung (thành phố Đà Nẵng) và một văn phòng đại diện ở miền
Nam (thành phố Hồ Chí Minh). Tuy gọi là văn phòng đại diện, song thực tế 2
văn phòng ở miền Nam và miền Trung là 2 nhà phân phối của công ty theo hợp
đồng đặc quyền kinh tiêu, không phải thuộc nội bộ tổ chức, do vậy, báo cáo tổng
hợp này không xét đến 2 văn phòng đại diện đó trong cơ cấu tổ chức của công
ty.
III.1. Tổng giám đốc
Tổng giám đốc công ty (tiến sỹ Mai Huy Tân) là người giữ vai trò quản lý
cao nhất trong doanh nghiệp, là người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, chịu
mọi trách nhiệm về hoạt động của doanh nghiệp trước pháp luật. Tổng giám đốc
là người quyết định đường lối kinh doanh và chỉ đạo thực hiện các hoạt động để
thực hiện đường lối đó.
Bên cạnh việc đại diện phần vốn góp 51% trong hội đồng thành viên, tổng
giám đốc Mai Huy Tân còn chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của công
ty trước hội đồng. Tổng giám đốc có mọi quyền quyết định về nhân sự, tổ chức,
quyết định cách thực thức hiện, kiểm tra, giám sát mọi hoạt động và chịu trách
nhiệm báo cáo trước hội đồng thành viên về tình hình kinh doanh của doanh
nghiệp.
III.2. Phó tổng giám đốc
Công ty Đức Việt có 2 Phó tổng giám đốc: ông Micheal Campioni (người
Đức) và ông Hứa Xuân Sinh (người Việt Nam)
Phó tổng giám đốc là người trực tiếp hỗ trợ Tổng giám đốc thực hiện chức
năng, nhiệm vụ của mình. Do tính chất là một công ty liên doanh, phong cách
làm việc giữa các quốc gia có sự khác nhau nên 2 Phó tổng giám đốc của công ty
Đức Việt có sự khác nhau về vai trò.
Phó tổng giám đốc người Đức – ông Michel Campioni – giữ vai trò chủ
yếu là giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh, tư vấn, góp ý về đường lối, giải
8
pháp kinh doanh cho Tổng giám đốc. Ông không can thiệp vào việc quản lý tổ
chức như vấn đề nhân sự, các hoạt động tác nghiệp…
Phó tổng giám đốc người Việt – ông Hứa Xuân Sinh – là người hỗ trợ trực
tiếp tổng giám đốc trong các hoạt động quản lý.. Phó tổng giám đốc có quyền
thay Tổng giám đốc (được ủy nhiệm khi vắng mặt) quyết định các vấn đề về
nhân sự, đường lối kinh doanh (trong phạm vi đã được hội đồng quản trị thông
qua) Các công việc của cả 3 khối sản xuất, kinh doanh và tài chính đều thông
qua sự giám sát, điều hành của phó tổng giám đốc, tuy nhiên, trên thực tế, hoạt
động chủ yếu của Phó tổng giám đốc Hứa Xuân Sinh là quản lý, giám sát hoạt
động của khối kinh doanh và tài chính.
III.3. Khối sản xuất
Toàn bộ khối sản xuất của công ty được đặt tại nhà máy sản xuất ở Tân
Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành trực tiếp là giám
đốc sản xuất. Nhiệm vụ chủ yếu của khối sản xuất là sản xuất sản phẩm đáp ứng
nhu cầu thị trường. Khối sản xuất được chia thành 2 bộ phận: Bộ phận giết mổ
và bộ phận chế biến.
Bộ phận giết mổ có nhiệm vụ giết mổ lợn theo dây chuyền công nghệ
Đức, sau đó chuyển qua các phân xưởng pha lọc để đảm bảo cung cấp sản phẩm
thịt heo an toàn cho thị trường cũng như cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn
chất lượng vệ sinh và đáp ứng đủ số lượng cho bộ phận chế biến.
Bộ phận chế biến bao gồm các phân xưởng chế biến, thực hiện chức năng
chế biến thực phẩm từ thịt sạch (xúc xích, jăm bông, giò, thịt xông khói…). Các
phân xưởng chế biến thực hiện hoạt động sản xuất căn cứ trên đặt hàng dự kiến
của khối kinh doanh chuyển tới. Nhiệm vụ của bộ phận chế biến là cung cấp sản
phẩm đảm bảo về chất lượng và số lượng cho tiêu thụ, đồng thời nghiên cứu sản
xuất thử nghiệm các sản phẩm mới.
Nhà máy sản xuất có một phòng hành chính, chịu trách nhiệm thực hiện
tất cả các công việc hành chính liên quan đến cả hai bộ phận lò mổ và nhà máy
chế biến.
III.4. Khối tài chính – kế toán
Khối tài chính – kế toán hoạt động tại văn phòng chính ở 33 phố Huế,
Hoàn Kiếm, Hà Nội, đứng đầu là giám đốc tài chính, chịu trách nhiệm quản lý,
9
điều hành mọi hoạt động liên quan đến tài chính. Khối tài chính có 2 phòng là
Phòng tài chính – kế toán và Phòng tổ chức hành chính.
Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất mô hình tổ
chức, bố trí nhân sự sao cho phù hợp, hiệu quả; nghiên cứu đề xuất với giám đốc
biện pháp giúp đỡ các phòng ban thực hiện đúng các chế độ, nguyên tắc, thủ tục
hành chính; quản lý các văn bản, tài liệu và con dấu của cả khối.
Phòng tài chính – kế toán có nhiệm vụ ghi chép, theo dõi tình hình thực
hiện hoạt động kinh doanh thông qua các con số báo cáo; phân tích, đánh giá
hiệu quả tài chính của công ty trong từng thời kỳ, thực hiện các biện pháp khắc
phục những tồn tại, thiếu sót trong quản lý thu chi và sử dụng tài chính; kiểm
soát và thực hiện các kế hoạch thu chi…
III.5. Khối kinh doanh
Khối kinh doanh hiện đang đặt văn phòng ở số 14, ngõ 4, đường Kim
Đồng, Hà Nội, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành là giám đốc kinh doanh.
Khối kinh doanh có 3 bộ phận (3 phòng) là: Bộ phận kinh doanh, bộ phận thịt
sạch và bộ phận Marketing.
Bộ phận kinh doanh chịu trách nhiệm chính về hoạt động kinh doanh của
công ty. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính và chủ yếu của bộ phận kinh doanh là bán
hàng. Các nhân viên được phân chia chịu trách nhiệm quản lý các thị trường
khác nhau, vừa phân chia theo khu vực (thị trường ngoại tỉnh, thị trường Hà
Nội), vừa phân chia theo dòng sản phẩm (sản phẩm cắt lát, sản phẩm xúc xích
Đức truyền thống…). Nhiệm vụ chính của phòng kinh doanh là tìm kiếm khách
hàng, mở rộng thị trường, giao dịch với khách hàng, tổ chức bán hàng. Trên lý
thuyết, phòng kinh doanh chịu trách nhiệm cả 2 nhóm sản phẩm là thực phẩm
chế biến và thịt heo an toàn, tuy nhiên, thực tế, do sản phẩm thịt heo an toàn mới
được phát triển và có những tính chất riêng nên phòng kinh doanh chủ yếu chỉ
chịu trách nhiệm kinh doanh sản phẩm thực phẩm chế biến, và chỉ hỗ trợ cho
việc kinh doanh thịt heo an toàn.
Bộ phận thịt sạch có vai trò tương đương với bộ phận kinh doanh, nhưng
chịu trách nhiệm về nhóm sản phẩm thịt heo an toàn. Tất cả các hoạt động liên
quan đến việc tiêu thụ sản phẩm thịt heo an toàn như tìm kiếm thị trường, duy trì
và mở rộng thị trường, các biện pháp, chiến lược kinh doanh… đều do bộ phận
thịt sạch quản lý, điều hành
10
Bộ phận Marketing thực hiện chức năng chủ yếu là truyền thông về công
ty và sản phẩm, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của cả 2 nhóm sản
phẩm. Nhiệm vụ chính của phòng Marketing là đề xuất các chiến lược truyền
thông cho sản phẩm, thiết kế bao bì, nhãn mác, thực hiện các chương trình
truyền thông như quảng cáo, PR, khuyến mại,…nhằm kích thích việc tiêu thụ
sản phẩm và nâng cao thương hiệu, vị thế công ty trên thị trường.
III.6. Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong sản xuất và kinh
doanh
3.1.1. Quy trình sản xuất sản phẩm
Sơ đồ 2: Quy trình sản xuất
(Nguồn: phòng Kinh doanh, năm 2006)
Giai đoạn 1: Trước khi giết mổ
Lợn được chuyển từ các trang trại chăn nuôi về nhà máy, đưa vào
cửa nhập gồm có 2 ngăn: Ngăn đạt tiêu chuẩn về chất lượng và số
lượng; ngăn chưa đạt tiêu chuẩn (sẽ được loại ra)
Chuyển lợn
về nhà máy
Cho lợn tĩnh
dưỡng
Kiểm
nghiệm an
toàn
Giết mổ
Làm sốc
Đưa lợn vào
kho lạnh
Pha lọc thịt Đưa thịt vào
kho
Xông khói
hoặc hấp
Nhồi thịt Làm nguội
và cắt rời
Xay trộn thịt
Vận chuyển
Lưu kho
thành phẩm
Đóng gói
Xuất bán
thịt sạch
11
Lợn được đưa vào khu yên tĩnh, tắm sạch bằng nước và cho nằm
tĩnh lặng trong 8h để tránh bị stress
Giai đoạn 2: Giai đoạn giết mổ
Lợn được đưa vào khu vực làm sốc bằng đường riêng
Tiếp tục đưa vào khu vực giết mổ trên dây chuyền tự động
Sau khi mổ và cưa tách làm 2 mảnh để cân trọng lượng, bác sĩ thú
ý của cơ quan nhà nước lấy mẫu kiểm nghiệm để kiểm tra lợn có
đạt tiêu chuẩn an toàn không
Lợn đạt tiêu chuẩn được đưa vào hành lang lạnh (70
0
C)
Giai đoạn 3: Pha lọc
Lợn từ giai đoạn trên, sau khi đạt độ lạnh sẽ được đưa vào kho
lạnh pha lọc
Thịt được pha lọc, tách thành các loại thịt và tách riêng những
phần không cần cho chế biến
Thịt sau khi pha lọc được đưa vào kho chờ xuất bán thịt sạch hoặc
chuyển sang giai đoạn chế biến để tạo sản phẩm thực phẩm chế
biến
Giai đoạn 4: Chế biến
Thịt đã pha lọc được xay trộn theo công thức riêng rồi chuyển
sang kho nhồi
Chuyển sang khâu nhồi
Xông khói hoặc hấp (tùy loại sản phẩm)
Làm nguội và cắt thành từng sản phẩm, sau đó được chuyển vào
kho bán thành phẩm
Giai đoạn 5: Đóng gói, lưu kho và vận chuyển
Sản phẩm được chuyển vào kho đóng gói và đóng gói
Đóng gói xong chuyển vào kho thành phẩm
Xuất hàng khi có nhu cầu. Hàng được vận chuyển bằng xe đông
lạnh chuyên dụng đến các điểm phân phối
3.6.2. Sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong kinh doanh
12
Khối sản xuất làm nhiệm vụ sản xuất theo quy trình trên, song nó không
phải hoạt động độc lập mà có liên quan chặt chẽ với hoạt động của khối kinh
doanh và tài chính.
Các nhân viên bán hàng của phòng kinh doanh căn cứ vào đặc điểm, tính
chất của sản phẩm đã được sản xuất ra, liên tục tìm kiếm nguồn khách hàng phù
hợp nhằm phát triển thị trường. Phòng marketing thực hiện các chương trình
truyền thông hỗ trợ phòng kinh doanh và phòng thịt sạch tiêu thụ sản phẩm, các
chương trình này thường căn cứ vào thông tin thị trường mà hai phòng đó cung
cấp và đề nghị. Khối kinh doanh căn cứ tình hình thị trường và kết quả tiêu thụ
hiện tại để gửi đơn hàng về phía nhà máy, khối sản xuất dựa vào đó thực hiện
khối lượng sản xuất tối ưu. Khối tài chính, kế toán theo dõi kết quả hoạt động
kinh doanh thường xuyên dựa trên các tài liệu kế toán, từ đó phân tích hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài chính của công ty nhằm đưa
ra ý kiến đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả hơn. Khối sản xuất và khối kinh
doanh dựa vào các kết quả phân tích đó để quản lý, điều hành hoạt động.
Trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh đó, Tổng giám đốc và 2 Phó
tổng giám đốc luôn quản lý, giám sát và điều hành mọi hoạt động sao cho đúng
với định hướng phát triển của công ty.
IV. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
IV.1. Năng lực và điều kiện kinh doanh của công ty
IV.1.1. Năng lực bản thân công ty
IV.1.1.1. Khả năng tài chính
Công ty liên doanh Đức Việt TNHH được thành lập với vốn pháp định là
900.000 USD vào thời điểm tháng 10 năm 2002. Đến năm 2003, công ty đã đầu
tư xây dựng nhà máy với số vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn (xây dựng nhà máy và
đầu tư dây chuyền công nghệ) là hơn 4 triệu USD. Theo số liệu của phòng kế
toán năm 2005 tổng vốn đầu tư là trên 3 triệu Euro – tương đương với khoảng
4,5 triệu USD. Có thể nói con số trên 3 triệu Euro chưa phải là lớn lắm, song đối
với một công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm, lại thành lập chưa lâu như
vậy thì đây là một con số đáng kể.
Sau đây là bảng cân đối kế toán của công ty năm 2004 và 2005:
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán năm 2004 và 2005
Đơn vị tính: đồng
13
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Chênh lệch
(1) Số tiền (Đ)
(2)
% Số tiền (Đ)
(3)
% Số tiền (Đ)
(4)=(3)-(2)
%
(4):
(2)
Tài sản 100 100
A. TSLĐ và ĐTNH 2.072.820.4
83
14,1 4.094.141.50
2
15,4 2.021.321.01
9
97,5
I. Tiền 190.507.91
3
1,3 786.980.288 2,9 596.472.375 313,
1
1. Tiền mặt tại quỹ 188.388.01
8
395.385.003 206.996.985
2. Tiền gửi NH 2.119.895 391.595.285 389.475.390
II. Các khoản phải
thu
1.875.712.5
70
12,76 2.021.833.66
5
7,8 146.121.095
III. Hàng tồn kho 6.600.000 0,04 1.261.136.64
1
4,6 1.254.536.64
1
1900
8
1. Hàng mua đang đi
đường
0 0
2. Nguyên liệu, vật liệu 0 1.002.955.42
0
1.002.955.42
0
3. Công cụ, phụ tùng 6.600.000 64.182.748 57.582.748
4. Chi phí SXKD dở
dang
0 2.650.565 2.650.565
5. Thành phẩm tồn kho 0 191.347.908 191.347.908
6. Hàng tồn kho 0
IV. TSLĐ KHÁC 0 0 24.190.908 0,09 24.190.908
B. TSCĐ VÀ ĐTDH
12.591.783.65
5
85,9 22.568.411.9
53
84,6 9.976.628.29
8
79,2
I. TSCĐ 1.039.218.5
23
7,09 21.926.230.3
16
82,2 20.88701179
3
2009
1. Nguyên giá 1.039.218.5
23
23.695.373.5
02
22.656.154.9
79
2. Giá trị hao mòn lũy
kế
0 1.769.143.18
6
1.769.143.18
6
II. Chi phí xây dựng
11.552.565.13 78,81
642.181.637 2,4 (10.910.383.495
14
cơ bản
2 )
TỔNG TÀI SẢN
14.664.604.13
8
26.662.553.455
Nguồn vốn 100 100
A. Nợ phải trả 9.926.717.2
55
67,7
13.292.417.442
49,9 3.365.700.18
7
33,9
I. Nợ Ngắn hạn 928.483.18
9
6,3 1.318.786.29
9
4.9 390.303.110 42,0
II. Nợ Dài hạn 8.998.234.0
66
61,4
11.973.631.143
45 2.975.397.07
7
33,1
III. Nợ khác 0 0 0
B. Nguồn vôn CSH 4.737.886.8
83
32,3
13.370.136.013
50,1 8.632.249.13
0
182,
2
I. Nguồn vốn quỹ 4.737.886.8
83
32,3
13.370.136.013
50,1 8.632.249.13
0
182,
2
II. Nguồn kinh phí
Tổng nguồn vốn
14.664.604.13
8
26.662.553.455
(Nguồn: Phòng kế toán)
Theo số liệu trên ta có một số chỉ tiêu tài chính khác của công ty như sau:
Khả năng linh động của tài sản: Năm 2004, tiền mặt của
công ty tại quỹ chỉ xấp xỉ 190 triệu đồng (188.388.018 đồng), tiền gửi
Ngân hàng là hơn 2 triệu (2.119.895 đồng), nhưng đến năm 2005, con số
này đã lên tới gần 400 triệu tiền mặt (395.385.003 đồng) và hơn 390 triệu
tiền gửi Ngân hàng (391.595.285 đồng). Như vậy, tổng tiền đã tăng lên gần
4 lần, chiếm tỉ lệ từ 1,3% tổng tài sản tăng lên 2,9% tổng tài sản, tiền gửi
Ngân hàng năm 2005 đã tăng lên gần bằng với tiền mặt. Những con số này
cho thấy khả năng linh hoạt về tài chính của công ty đã tăng lên đáng kể
sau một năm. Việc có 2,9% tài sản là tiền giúp cho công ty ứng phó tốt hơn
với những tình huống xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khả
năng thanh toán tức thời sẽ cao hơn. Tuy nhiên, số tiên gần 800 triệu đồng
cũng chưa phải là lớn, chưa đem lại cho công ty sức mạnh ổn định về tài
chính. Ước tính năm 2006, con số này đã tâng lên khoảng 1,5 lần, trong đó
tiền gửi Ngân hàng tăng lên 2 lần.
15
Cơ cấu nguồn vốn: Năm 2004, trong cơ cấu nguồn vốn
của doanh nghiệp, nợ phải trả chiếm tới 67,7% , trong đó chủ yếu là nợ dài
hạn (chiếm 61,3% tổng nguồn vốn); nguồn vốn chủ sở hữu chỉ chiếm
32,3%. Tỷ lệ này cho thấy sự phụ thuộc về vốn của công ty khá lớn, vốn
chủ yếu là vốn chiếm dụng. Điều này làm tăng rủi ro cho hoạt động tài
chính của công ty, tuy nhiên, tỷ lệ nợ ngắn hạn không nhiều nên tính cấp
bách của áp lực tài chính cũng không cao.
Năm 2005, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn đã tăng
lên đáng kể, chiếm 51,1%. Nợ phải trả chỉ còn chiếm 49,9%, trong đó 4,9%
là nợ ngắn hạn. Như vậy, tới năm 2005, công ty vẫn biết sử dụng nguồn vốn
bên ngoài song nguồn vốn của công ty đã được trang bị chủ yếu bằng vốn tự
có, do đó, tính ổn định và chủ động về tài chính đã cao hơn. Các khoản nợ
đều tăng về số tuyệt đối nhưng số tương đối lại giảm đi.
Một vài hệ số thể hiện khả năng thanh toán:
Hệ số khả năng thanh toán chung: ( Tổng tài sản/
Nợ phải trả)
Năm 2004 = 14.644.604.138/9.926.717.255 = 1,47527
Năm 2005 = 26.662.553.455/13.292.417.442 = 2,00585
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn: ( Tổng tài sản
ngắn hạn/Tổng nợ ngắn hạn)
Năm 2004 = 2.072.820.483/928.483.189 = 2,23248
Năm 2005 = 4.094.141.502/1.318.786.299 = 3,10448
Hệ số thanh toán nhanh: ((Tổng tài sản ngắn hạn -
hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn)
Năm 2004 = (2.072.820.483-6.600.000)/ 928.483.189 = 2,22537
Năm 2005 = (4.094.141.502-1.261.136.641)/1.318.786.299 = 2,148191
Hệ số thanh toán tức thời: ((Tiền + Đầu tư ngắn
hạn)/Nợ ngắn hạn)
Năm 2004 = (190.507.913+0)/928.483.189 = 0,205182
Năm 2005 = (786.980.288+24.190.908)/ 1.318.786.299 = 0,61589
16
Nhận xét: Các hệ số thể hiện khả năng thanh toán của công ty khá tốt, trừ
hệ số thanh toán tức thời còn chưa cao (< 0,8) và hầu hết đều tăng lên vào năm
2005. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty tương
đối ổn định, trong dài hạn ít bị áp lực trả nợ gây rủi ro, tuy nhiên, nếu phải thanh
toán nợ tức thời thì công ty sẽ gặp khó khăn do tài sản là tiền không nhiều. Năm
2006, ước tính hệ số thanh toán tức thời sẽ tăng xấp xỉ 0,8
IV.1.1.2. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của công ty Đức Việt bao gồm toàn bộ dây chuyền công
nghệ trang bị cho nhà máy sản xuất, hệ thống thiết bị bảo quản lạnh, thiết bị văn
phòng, công nghệ thông tin…
Cơ sở vật chất quan trọng nhất của Đức Việt phải kể đến đó là nhà máy
sản xuất tại Tân Lập, Yên Mỹ, Hưng Yên với tổng vốn đầu tư gần 3 triệu Euro,
diện tích mặt bằng 3,6 ha. Nhà xưởng được xây dựng rất khang trang, thiết kế
hợp lý. Toàn bộ hệ thống thiết bị máy móc trong nhà máy, từ hệ thống lò mổ, hệ
thống pha lọc cho tới dây chuyền công nghệ sản xuất, tất cả đều là máy móc hiện
đại nhập khẩu từ Đức. Cùng với bí quyết công nghệ từ Đức, nhà máy chính là
thế mạnh của công ty mà ban lãnh đạo đã sáng suốt đầu tư vào.
Đi cùng với máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, hệ thống kho bảo
quản sản phẩm và xe vận chuyển cũng được đầu tư chu đáo. Tất cả kho và xe
vận chuyển, tủ chứa đồ đều phải bảo đảm nhiệt độ lạnh thích hợp để bảo quản
sản phẩm. Tại Hà Nội, công ty có 4 kho chứa hàng lớn, nhưng trong đó chỉ có 1
kho ở tại An Dương là do công ty đầu tư xây dựng, 3 kho còn lại (tại Quan
Nhân, Nghĩa Tân, Minih Khai) là do nhà phân phối xây dựng theo ràng buộc
hợp đồng với công ty. Hệ thống kho này luôn bảo đảm việc bảo quản và cung
cấp hàng hóa kịp thời cho hoạt động kinh doanh.
Từ trước tháng 10 năm 2006, công ty chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh
tại văn phòng giao dịch 33 phố Huế, cơ sở vật chất cho văn phòng chưa được
đầy đủ (không có đủ máy vi tính và điện thoại cho mỗi bộ phận), tuy nhiên, từ
tháng 10 năm 2006, công ty mở thêm văn phòng cho khối kinh doanh làm việc
tại số 14 ngõ 4 đường Kim Đồng thì khó khăn đó cũng được khắc phục. Mỗi bộ
phận chức năng được làm việc ở một phòng riêng, trang bị văn phòng rất đầy đủ
(như tủ tài liệu, bàn làm việc, bảng tin…). Đặc biệt, mỗi nhân viên được trang bị
một máy vi tính riêng, có kết nối internet, mỗi phòng có ít nhất một điện thoại
liên lạc, một máy fax và một máy liên lạc nội bộ.
17
Việc thông tin liên lạc trong nội bộ được thực hiện chủ yếu qua điện thoại
và thư điện tử. Trước đây, việc quản lý, điều hành mọi hoạt động trong công ty
được ban lãnh đạo thực hiện trực tiếp, qua điện thoại và qua báo cáo bằng văn
bản. Từ tháng 1 năm 2007, công ty đã trang bị phần mềm quản lý bán hàng cho
tất cả các kho phân phối, do đó việc kiểm soát bán hàng đã trở nên thuận tiện và
nhanh chóng hơn rất nhiều. Dự kiến trong tương lai, công ty sẽ tiếp tục sử dụng
các phần mềm quản lý khác, như quản lý hành chính, quản lý tiền lương…
Ngoài việc đầu tư tài sản tại nhà máy và văn phòng, công ty còn đầu tư tủ
bày bán sản phẩm tại các cửa hàng bán thịt sạch, máy nướng cho giới thiệu sản
phẩm tại các quán bia, tủ chứa đồ để giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng, siêu
thị…
Mặc dù công ty thành lập chưa lâu so với những đối thủ khác, song cơ sở
vật chất của Đức Việt cũng đã được trang bị khá đầy đủ. Tuy đây chưa phải là
thế mạnh của công ty nhưng nó cũng đảm bảo điều kiện cần cho công ty đề tham
gia cạnh tranh trên thị trường, để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh
doanh của mình.
IV.1.1.3. Nguồn lao động
Hiện tại, công ty Đức Việt có khoảng 200 lao động, trong đó có 140 công
nhân sản xuất, còn lại là nhân viên của khối tài chính – kế toán và khối kinh
doanh.
a. Lao động tại nhà máy sản xuất
Tại nhà máy sản xuất, các công nhân được tuyển chọn đều là những người
có tay nghề cao, thành thạo với công việc. Hầu hết đã tốt nghiệp PTTH, một số
có trình độ Trung cấp, Cao đẳng và Đại học. Với mức lương bình quân
1.200.000 đồng/người/tháng, đây là lực lượng đã giúp cho hoạt động sản xuất
của công ty được duy trì và phát triển nhiều năm qua.
Bên cạnh lực lượng lao động là người Việt Nam, tại nhà máy còn có các
chuyên gia người Đức làm việc. Họ là những người phụ trách kỹ thuật cho dây
chuyền công nghệ hiện đại của Đức, cùng các kỹ chuyên gia người Việt nghiên
cứu, phát triển công nghệ sản xuất sản phẩm mới phục vụ thị trường. Họ làm
việc nghiêm túc, có trách nhiệm và nhiệt tình với nhà máy.
b. Lao động thuộc khối tài chính
18
Phòng Kế toán của khối tài chính – kế toán hiện tại có 6 nhân viên, bao
gồm: 01 kế toán trưởng, 01 kế toán tổng hợp, 02 kế toán công nợ, 01 kế toán
theo dõi hoạt động hàng ngày của các kho, 01 thủ quỹ.
Phòng tổ chức hành chính có 5 nhân viên.
Nhân viên của khối tài chính kế toán đều có trình độ từ Trung cấp trở lên,
trong đó có 5 nhân viên trình độ đại học (chiếm 45,5%). Thái độ làm việc của
các nhân viên đều rất nghiêm túc, tuy nhiên lại dẫn đến nhược điểm là ít linh
hoạt trong tổ chức.
c. Lao động của khối kinh doanh
Khối kinh doanh có 19 nhân viên làm việc tại văn phòng và khoảng 10
nhân viên làm việc hỗ trợ bán hàng tại các kho phân phối.
Phòng kinh doanh: Có 8 nhân viên thuộc phòng kinh doanh:
01 trưởng phòng Marketing
06 nhân viên chức năng, bao gồm: nhân viên phụ trách sản phẩm
mù tạt; nhân viên phát triển thị trường ngõ ngách (không phải thị
trường ngõ ngách đúng lý thuyết, đây là nhân viên tìm cách đưa
sản phẩm vào các cửa hàng thực phẩm trong ngõ ngách nhỏ của
đường phố Hà Nội); nhân viên phát triển thị trường cho các sản
phẩm cắt lát; nhân viên giám sát bán hàng; nhân viên phụ trách thị
trường ngoại tỉnh; và nhân viên chức năng về hệ thống thông tin,
internet, mạng nội bộ.
01 thư kí văn phòng
Ngoài ra, các nhân viên hỗ trợ bán hàng tại các kho cũng thuộc sự quản lý về
nhân sự của phòng kinh doanh.
Phòng Thịt sạch: Có 3 nhân viên
01 trưởng phòng
01 Trợ lý
01 nhân viên kế toán
Ngoài ra còn có 4 nhân viên hỗ trợ bán hàng tại các kho thuộc sự quản lý của
phòng thịt sạch
Phòng Marketing: hiện tại có 8 nhân viên
19
01 trưởng phòng Marketing
01 nhân viên phụ trách thiết kế marquette
01 nhân viên phụ trách tiếp thị. Nhân viên này chịu trách nhiệm
quản lý một đội gồm 5 nhân viên Promoter
Các nhân viên của khối kinh doanh phần lớn đều có trình độ từ Trung cấp
trở lên, các nhân viên hỗ trợ bán hàng tại kho trình độ từ THPT trở lên. Thế
mạnh của lực lượng lao động ở đây là mặc dù tuổi trung bình còn trẻ, song khả
năng làm việc của họ rất tốt, nhanh nhẹn, linh hoạt và thành thạo với công việc.
Hầu hết các nhân viên làm việc tại công ty từ những năm đầu công ty mới thành
lập nên khả năng nắm bắt công việc rất tốt, họ chính là lực lượng đã giúp cho
việc kinh doanh của công ty phát triển qua mấy năm thành lập.
Tuy nhiên, nhân viên của khối kinh doanh có một vấn đề lớn mà nếu công
ty không giải quyết được triệt để thì sẽ khó phát huy hết khả năng của các nhân
viên, không khai thác được một cách hiệu quả nguồn nhân lực. Vấn đề có lẽ xuất
phát từ việc khối lượng công việc mà các nhân viên phải thực hiện là tương đối
nhiều, nhưng thù lao nhận được lại không tương xứng (lương bình quân của một
nhân viên là khoảng 1.100.000 đồng/tháng vào năm 2005). Vì lý do đó, các nhân
viên có hiện tượng không còn chuyên tâm vào công việc, không cống hiến hết
mình cho thành công của công ty. Hiện nay có đến 70% nhân viên của khối kinh
doanh đang làm thêm việc tại một công ty khác. Điều này không những làm
giảm hiệu quả công việc của họ tại công ty Đức Việt mà còn ảnh hưởng tới công
ty ở chỗ họ sử dụng cơ sở vật chất của công ty (như điện thoại, máy tính…) để
làm việc cho công ty khác.
d. Bộ máy quản lý
Có lẽ nhờ đặc điểm là một doanh nghiệp liên doanh nên ban lãnh đạo của
công ty Đức Việt làm việc khá tốt. Dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng Giám đốc
Mai Huy Tân – môt tiến sỹ toán học có nhiều năm kinh nghiệm trong kinh
doanh – và Phó tổng giám đốc người Đức Michel Campioni – một giám đốc của
công ty ở Đức với tác phong làm việc rất hiện đại – ban lãnh đạo công ty Đức
Việt có được một tầm nhìn chiến lược sáng suốt, có cái nhìn tổng thể đúng đắn
về thị trường.
Về cơ cấu quản lý của công ty, như đã trình bày ở phần cơ cấu tổ chức,
người quản lý cao nhất, có quyền điều hành, giám sát mọi hoạt động là Tổng
giám đốc. Hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong quản lý là 2 Phó tổng giám đốc: Phó
20
tổng giám đốc người Đức – đồng thời là đại diện phần vốn góp phía Đức – giữ
vai trò tư vấn và giám sát hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh; Phó tổng
giám đốc người Việt hỗ trợ trực tiếp việc quản lý, điều hành hoạt động, chủ yếu
là hoạt động kinh doanh của công ty. Dưới đó là các giám đốc của 3 khối. Cấp
quản lý tiếp theo là các trưởng phòng. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều
được báo cáo thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý.
Hàng ngày, các nhân viên báo cáo hoạt động trong ngày bằng cách ghi lên bảng
phân công công việc tại các phòng, các trưởng phòng qua đó giám sát và điều
hành công việc cho hợp lý. Hàng tuần, các nhân viên làm báo cáo tuần gửi cho
trưởng phòng, liệt kê công việc đã làm trong tuần, kết quả và những công việc
dự kiến của tuần tới, những kiến nghị, đề xuất. Cuối mỗi tháng, các nhân viên lại
làm báo cáo tháng gửi cho trưởng phòng. Các trưởng phòng tập hợp hoạt động
của phòng lại trong báo cáo tháng gửi tới giám đốc khối, các giám đốc khối tiếp
tục báo cáo lên Phó tổng giám đốc và Tổng giám đốc. Cuối mỗi quý, các trưởng
phòng phải làm báo cáo gửi lên giám đốc khối, Phó tổng giám đốc và Tổng giám
đốc.
Ngoài việc quản lý thông qua văn bản báo cáo, các cấp quản lý còn thường
xuyên kiểm tra và điều hành trực tiếp các hoạt động.
Hai tuần một lần, các khối đều có cuộc họp toàn bộ nhân viên, ban lãnh
đạo tập hợp ý kiến của mọi nhân viên đề tìm ra các vấn đề và đưa ra giải pháp.
Do đó, việc giám sát hoạt động được thực hiện rất tốt
Tuy nhiên, nhược điểm của bộ máy quản lý công ty Đức Việt là quản lý
nhân sự chưa tốt. Mặc dù có sự thân thiện giữa các cấp quản lý với nhân viên
song những nguyện vọng thực sự của các nhân viên vẫn chưa được đáp ứng, do
vậy động lực trong lao động bị giảm sút, đây là nguyên nhân dẫn tới việc họ làm
việc cho 2 công ty một lúc. Một số người quản lý cũng rơi vào tình trạng này.
Tóm lại, nguồn lực bên trong công ty Đức Việt khá vững mạnh, tuy nhiên
cũng chưa được khai thác hiệu quả. Nguồn lực nội bộ đã giúp cho công ty phát
triển tốt trong những năm qua, song nếu công ty không tập trung khai thác tốt
hơn, hiệu quả hơn, đặc biệt là nguồn nhân lực thì sự phát triển có thể sẽ không
bền vững, hoặc sẽ chậm lại trong thời gian tới.
IV.1.2. Điều kiện môi trường
IV.1.2.1. Môi trường vĩ mô
21
Các môi trường vĩ mô chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty là môi trường kinh tế, môi trường pháp luật và môi trường
công nghệ; bên cạnh đó, môi trường nhân khẩu học, môi trường tự nhiên và môi
trường văn hóa cúng có ảnh hưởng không nhỏ.
a. Môi trường kinh tế
Sản phẩm của công ty Đức Việt vốn là các sản phẩm cao cấp nên nó chỉ
phù hợp với những người tiêu dùng có thu nhập tương đối khá, vì thế, môi
trường kinh tế ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của toàn ngành nói chung
và công ty nói riêng.
Cách đây khoảng 10 đến 20 năm, khi nền kinh tế trong nước còn chưa
mấy phát triển, đời sống nhân dân còn khó khăn, việc chi tiêu tập trung chủ yếu
vào những sản phẩm thiết yếu phục vụ ăn, ở, mặc, và những thực phẩm có vẻ
cao cấp như xúc xích, thịt sạch ít được quan tâm. Khi nền kinh tế đã phát triển
hơn, nhu cầu tiêu dùng bây giờ không còn là “ăn no mặc ấm” nữa mà đã chuyển
sang “ăn ngon, mặc đẹp”, đồng thời, để tiết kiệm thời gian, người ta sử dụng
nhiều hơn thực phẩm chế biến, đó là cơ hội cho sự phát triển ngành. Bên cạnh
đó, kinh tế phát triển, nhu cầu của con người cũng tăng lên, họ đòi hỏi những sản
phẩm có chất lượng ngày càng cao, đặc biệt là yêu cầu an toàn thực phẩm, vì
thế, sản phẩm của Đức Việt, đặc biệt là sản phẩm thịt heo an toàn, có cơ hội để
phát triển sản xuất kinh doanh hơn nữa.
Sự phân hóa thu nhập sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu thị trường của công ty. Ở
Việt Nam có sự khác biệt khá rõ nét giữa cư dân nông thôn và thành thị. Những
người có thu nhập cao tập trung phần lớn ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng,.. và ở trung tâm của các tỉnh. Vì thế
hiện tại thị trường của công ty chỉ tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các
thành phố, thị xã trung tâm một vài tỉnh. Xu hướng giảm bớt phân hóa thu nhập
trong tương lai sẽ là cơ hội để thị trường của công ty được mở rộng.
Sự lạm phát của nền kinh tế cũng có tác động đáng kể. Khi nền kinh tế lâm
vào lạm phát, giá cả tất cả các mặt hàng gia tăng khiến cho chi phí sản xuất tăng
lên. Để bù đắp cho chi phí tăng lên đó, công ty buộc phải tăng giá bán sản phẩm,
hành động này sẽ gặp phải phản ứng của người tiêu dùng và sẽ có ảnh hưởng
xấu đến việc kinh doanh của công ty.
b. Môi trường luật pháp
22
Việc thành lập công ty, thành lập doanh nghiệp liên doanh được quy định
chặt chẽ bởi pháp luật. Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty Đức
Việt cũng được hưởng nhiều ưu đãi của nhà nước và pháp luật.
Những quy định bắt buộc của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm vừa
đặt ra cho Đức Việt những thách thức, lại vừa là cơ hội cho công ty, bởi triết lý
kinh doanh của công ty chính là “thịt và thực phẩm sạch vì sức khỏe và tuổi thọ
con người”, phương châm hành động là “Sạch từ trang trại tới bàn ăn”.
Những ảnh hưởng của môi trường luật pháp còn thể hiện ở những quy
định về bảo hộ thương hiệu, về đăng ký thương hiệu chuẩn và việc thực hiện
các chương trình marketing. Các pano, aphich quảng cáo, các sự kiện phải được
tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật, các thông tin trên nhãn mác cũng
phải qua kiểm duyệt…
c. Môi trường công nghệ kỹ thuật
Trong thời đại công nghệ phát triển đến chóng mặt như hiện nay, yêu cầu
bắt buộc đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp là phải theo kịp
tốc độ phát triển đó. Với một công ty chế biến thực phẩm như Đức Việt, vấn đề
công nghệ được coi như để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm. Hiện nay, nhà
máy sản xuất của công ty đang được trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại, từ
lò mổ tới thiết bị pha lọc, chế biến. Tuy nhiên, công nghệ đó có thể nhanh chóng
bị lỗi thời, lạc hậu, vì vậy, quan tâm tới công nghệ mới là việc cần thiết. Hơn
nữa, những công nghệ, kỹ thuật mới sẽ gợi mở cho công ty những cơ hội về sản
phẩm mới, thị trường mới và có thể là hướng đi mới.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của môi trường công nghệ còn thể hiện ở hệ
thống thông tin liên lạc của công ty. Khi công nghệ viễn thông phát triển, việc
liên lạc bằng điện thoại, mạng điện tử, máy fax… làm tăng hiệu quả quá trình
thông tin lên rất nhiều. Tuy nhiên, với mức độ trang bị hiện tại cho thấy công ty
chưa khai thác hết những tiến bộ công nghệ phổ biến.
d. Những ảnh hưởng khác từ môi trường vĩ mô
Những vấn đề về dân số và con người như quy mô, mật độ dân số, phân bố
dân cư, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, kiểu hộ gia đình… là những vấn đề của
môi trường nhân khẩu học có ảnh hưởng quan trọng tới thị trường của công ty.
Những gia đình có con nhỏ, hay nghề nghiệp là cán bộ công chức, hay những
phụ nữ trung tuổi… là đối tượng quan tâm nghiên cứu của công ty.
23
Là doanh nghiệp thực hiện sản xuất, công ty Đức Việt không thể không
quan tâm đến môi trường tự nhiên. Các chất thải hóa học từ nhà máy phải được
xử lý hợp lý để đảm bảo vệ sinh môi trường. Cũng từ yêu cầu bảo vệ môi trường
tự nhiên, công ty đã hợp tác với DED (tổ chức hỗ trợ phát triển của Đức) và Hội
Nông dân huyện Yên Mỹ (Hưng Yên) thực hiện dự án nuôi cá trên vùng đất
trũng xử lý chất thải nuôi lợn. Việc làm này không những tạo được hình ảnh tốt
đẹp cho doanh nghiệp mà còn có ảnh hưởng tích cực tới những người cung ứng
đầu vào của công ty (những người chăn nuôi lợn), tạo được mối quan hệ tốt với
người cung ứng.
IV.1.2.2. Môi trường ngành
Ngành chế biến thực phẩm hiện đang là một ngành phát triển rất sôi động.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này, tốc độ phát triển của
ngành đã liên tục tăng từ khoảng 4 năm trở lại đây, và sẽ còn tiếp tục tăng nhanh
hơn nữa trong năm 2007.
Trước kia, việc sử dụng thực phẩm chế biến không được nhiều người tiêu
dùng ưa chuộng vì lo sợ ảnh hưởng đến sức khỏe (do chất bảo quản trong thực
phẩm) hay vì thói quen tự chế biến thức ăn từ nguyên liệu tươi sống, hoặc vì giá
cả của thực phẩm chế biến quá cao… Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, cuộc
sống của người tiêu dùng trở nên bận rộn hơn, lúc này tính tiện dụng, tiết kiệm
thời gian của thực phẩm chế biến lại trở thành ưu điểm để nó được lựa chọn.
Đồng thời, khoa học công nghệ phát triển, người tiêu dùng cũng an tâm hơn về
tính an toàn của thực phẩm nhờ công nghệ bảo quản chân không, hay đông
lạnh… Ngoài ra, thực phẩm chế biến có hương vị, màu sắc rất phong phú, lại có
thể an tâm trước những dịch bệnh như long móng lở mồm, cúm gà… (vì thực
phẩm chế biến là sản phẩm đã được qua kiểm dịch). Do vậy, thực phẩm chế biến
được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn, làm cho thị trường trở nên sôi động.
Xu hướng trong một vài năm tới, nhu cầu về thực phẩm chế biến an toàn còn
tăng mạnh hơn nữa, đồng nghĩa với nó là tốc độ phát triển của ngành ngày một
cao, và sẽ càng có nhiều doanh nghiệp mới tham gia vào.
Nếu tập trung vào nhóm ngành thực phẩm chế biến từ thịt cũng vẫn thấy
không khí sôi động như toàn ngành thực phẩm chế biến nói chung. Các sản
phẩm thấy nhiều nhất trên thị trường là xúc xích, thịt nguội, đồ hộp, giò chả, …
Chỉ riêng xúc xích đã có đến mấy loại, với rất nhiều nhãn hiệu khác nhau, như
xúc xích ăn liền, xúc xích nướng, xúc xích khô, xúc xích tỏi… Người tiêu dùng
sử dụng nhiều các sản phẩm loại này vì nhu cầu về thức ăn có thịt trong bữa ăn
24
là không thể thiếu, những thực phẩm chế biến này vừa an toàn, lại tiết kiệm thời
gian, phong phú và cũng không quá đắt so với việc mua thịt sống về chế biến.
Theo ông Mai Huy Tân, hiện nay, mặt hàng xúc xích, thực phẩm chế biến từ thịt,
loại có thương hiệu phải đến hàng chục, loại không có thương hiệu phải đến
hàng nghìn. Các doanh nghiệp có tên tuổi lớn khác hiện nay là Vissan, Hiến
Thành, HaLongcanfoco, Seaspimex, Hapro… Mỗi hãng đều có thế mạnh riêng
cho mình, đặc biệt Vissan, Hiến Thành và HaLongcanfoco là những hãng đã có
mặt trên thị trường Việt Nam nhiều năm nay, thương hiệu đã có vị trí khá vững
chắc trong tâm trí người tiêu dùng. Các doanh nghiệp đều ra sức cạnh tranh với
nhau, từ chủng loại sản phẩm, hương vị, giá cả cho đến mẫu mã, phân phối…
Chiến lược chung khá giống nhau, đó là cung cấp giá trị về sự tiện dụng, an
toàn, thơm ngon… cho người tiêu dùng.
Thị trường sản phẩm thịt heo an toàn thì bớt căng thẳng hơn. Do người tiêu dùng
Việt Nam cũng còn giữ thói quen mua thịt tươi ấm nóng ngoài chợ nên mức độ
quan tâm tới thịt sạch còn ít. Chỉ từ khi dịch bệnh từ gia súc, gia cầm ngày càng
bùng phát người tiêu dùng mới quan tâm nhiều tới thịt an toàn. Từ khoảng giữa
năm 2006, nhu cầu về thịt sạch tăng một cách nhanh chóng, người tiêu dùng chấp
nhận bỏ ra một khoản tiền cao hơn một chút để đổi lấy sự an toàn. Các nguồn cung
cấp thịt sạch chủ yếu là các cửa hàng bán lẻ được chứng nhận kiểm dịch, các siêu
thì và các cửa hàng thịt sạch bảo quản lạnh. Hiện nay, ngoài Đức Việt ra chỉ có 1
nhà cung cấp thịt heo an toàn lớn khác, đó là công ty TNHH Chăn nuôi CP Việt
Nam, ngoài ra là một dự án “Sản xuất thử thịt heo an toàn ở thành phố Hồ Chí
Minh” đang được đưa ra xem xét.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các
năm
IV.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm
Công ty Liên doanh Đức Việt TNHH được thành lập từ tháng 10 năm
2002, trong hai năm đầu kết quả sản xuất kinh doanh còn chưa ổn định do hoạt
động tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất. Từ măm 2004,
hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu đi vào ổn định, đến năm 2005, các kết
quả đã thể hiện sự phát triển của công ty và còn phát triển mạnh hơn vào năm
2006. Dưới đây là Bảng báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 và 2005 của công
ty.
Bảng 2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2004 và 2005
Đơn vị tính: 1000 đồng
25