Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.93 KB, 13 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc
thực hiện Hiệp định thưong mại Việt - Mỹ cũng như việc gia nhập Tổ chức thương
mại thế giới (WTO) đang đặt ra rất nhiều thời cơ và thách thức đối với các Ngân
hàng Việt Nam. Mở cửa thị trường tài chính - tiền tệ - ngân hàng sẽ tạo cho các
Ngân hàng Việt Nam có thêm những thị trường mới, hấp dẫn và đầy tiềm năng
nhưng đi kèm với nó là sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt mà đối thủ lớn hơn các
Ngân hàng của chúng ta rất nhiều. Không chỉ có thế, nguy cơ mất cả thị trường
trong nước cũng rất lớn và đòi hỏi các Ngân hàng Việt Nam phải không ngừng đổi
mới, hoàn thiện bản thân để có thể thích nghi với những điều kiện mới. Việc tích
cực ứng dụng ngày càng nhiều Marketing hiện đại vào hoạt động kinh doanh Ngân
hàng đã làm cho bộ mặt các Ngân hàng Việt Nam dần thay đổi, lòng tin của khách
hàng đối với Ngân hàng ngày càng được củng cố và phát huy.
“Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động
kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay” sẽ giúp cho việc hội nhập của
các Ngân hàng Việt Nam được nhanh chóng, hiệu quả và bền vững.
Do trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi còn có nhiều sai sót.
Rất mọng nhận được sự góp ý của cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
I – Tổng quan về hoạt động kinh doanh Ngân hàng
ở Việt Nam hiện nay
Cho tới nay trên toàn lãnh thổ Việt Nam, các tổ chức tín dụng đã có nhiều loại
hình, gồm nhiều hình thức sở hữu, phạm vi kinh doanh khác nhau, thực lực khác
nhau và thị phần cũng khác nhau.
1) Về số lượng :
+ Ngân hàng thương mại quốc doanh : 6
+ Ngân hàng Thương mại cổ phần : 40


+ Chi nhánh NHTM nước ngoài. : 26
+ Ngân hàng liên doanh : 4
+ Quỹ tín dụng nhân dân. : 897
+ Công ty tài chính (thuộc Tcty 91) : 5
+ Công ty tài chính cổ phần : 2
+ Công ty cho thuê tài chính quốc doanh : 5
+ Công ty cho thuê tài chính liên doanh : 1
+ Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài : 2
Ngoài ra, còn một hệ thống tiết kiệm bưu điện mới thành lập và gần 60 văn
phòng đại diện của Ngân hàng nước ngoài đang hoạt động. Tổng số người làm
việc trong lĩnh vực ngân hàng khoảng 60000 người, trong đó, tổ chức tín dụng
khoảng 51000 người. Các tổ chức tín dụng lớn tập trung chủ yếu ở 2 thành phố lớn
là Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh, nơi tập trung các đầu mối kinh tế cả nước và có cơ
sở hạ tầng thích hợp với hoạt động kinh doanh Ngân hàng.
Số lượng các tổ chức tín dụng có thể nói là nhiều nhưng thực ra phần lớn trong
số đó là các quỹ tín dụng nhân dân, rất nhỏ bé về quy mô và phạm vi hoạt động.
Còn các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng
TMCP có mặt từ sau năm 1991 cũng thuộc loại quy mô nhỏ (vốn tự có của mỗi chi
nhánh Ngân hàng nước ngoài khoảng 15 triệu USD, mỗi Ngân hàng liên doanh là
10 triệu USD, mỗi Ngân hàng TMCP từ vài tỷ đến vài chục tỷ đồng). Riêng các
Ngân hàng quốc doanh mặc dù được thừa hưởng toàn bộ bộ máy chi nhánh, tổ
chức, nhân sự và đang bước vào cuộc cải cách quyết liệt cũng thuộc loại Ngân
hàng nhỏ, vốn tự có của mỗi Ngân hàng chỉ trên 2000 tỷ đồng.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2) Về thị phần :
Thị phần của các tổ chức tín dụng
Đơn vị tính : %
Nguồn vốn huy động Sử dụng vốn
Loại tổ chức tín dụng Vốn

tự có
Tiền gửi
VND
Tiền gửi
ngoại tệ
Tổng tài
sản Có

Nợ
1. Ngân hàng quốc doanh 39 80 72 74.7 76.7
2. Ngân hàng TMCP 15 10 13 10 9.2
3. Chi nhánh Ngân hàng
nước ngoài và liên doanh
41 8 15 13.7 12.3
4. Loại hình khác 5 2 0 1.6 1.8
Tổng 100 100 100 100 100
2.1) Tiềm năng :
* Về vốn tự có thì khối Ngân hàng quốc doanh và khối Ngân hàng nước ngoài,
Ngân hàng liên doanh xấp xỉ bằng nhau (39% và 41%). Xét về mặt kỹ thuật thì với
số vốn như trên, tiềm năng hoạt động của 2 khối là ngang nhau nhưng diễn biến
tình hình trong 3 hoặc 5 năm tới không hoàn toàn phù hợp với tiềm năng hiện nay.
* Về công nghê thì các Ngân hàng của Việt Nam còn nhiều bất cập và khả
năng về vốn để phát triển công nghệ rất hạn chế so với khả năng tiếp cận nhanh và
ứng dụng công nghệ hiện đại của các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân
hàng liên doanh. Riêng về mang lưới chi nhánh và số lượng lao động thì các Ngân
hàng quốc doanh lại chiếm số đông, có lợi thế nhất định nhưng lại làm giảm hiệu
quả kinh doanh.
2.2) Thực tiễn :
* Khối Ngân hàng quốc doanh vượt trội hẳn trên hầu hết các mặt, thể hiện ở thị
phần rất lớn về tiền gửi, về quy mô hoạt động. Sự vượt trội này nói lên :

- Các Ngân hàng quốc doanh đã giữ vai trò chủ lực, chủ đạo trong lĩnh vực
Ngân hàng và do đó là “bà đỡ” cho sự phát triển kinh tế đất nước, là kênh “bơm,
hút vốn” chủ yếu trong xã hội. Sự thịnh, suy của các Ngân hàng quốc doanh vừa là
nguyên nhân vừa là hậu quả của sự tiến thoái nền kinh tế nước ta.
- Các Ngân hàng quốc doanh trong tương lai hội nhập liệu có giữ được vai trò
của mình nữa không khi mà các loại hình khác không ngồi yên nữa, khi mà các
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
tiềm năng của họ được sử dụng hết và đặc biệt khi các Ngân hàng quốc doanh đã
hoạt động “hết công suất” mà lại không tái tạo được tiềm năng?
* Khối chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân hàng liên doanh tuy vốn tự
có lớn hơn khối Ngân hàng quốc doanh nhưng thị phần hoạt động chỉ ở mức
khiêm tốn. Sự khiêm tốn đó có mấy lý do chủ yếu sau :
- Chúng ta còn dùng nhiều công cụ hành chính để quản lý khối này khi mà còn
có thể sử dụng được các công cụ đó (han chế cả phát triển mạng lưới, nguồn vốn
huy động và đối tượng giao dịch) và thực chất đó là sự thiếu bình đẳng về môi
trường kinh doanh.
- Bản thân khối này rất thận trọng trong kinh doanh, đặt mục tiêu lợi nhuận lên
hàng đầu, không bị chi phối bởi các chính sách kinh tế - xã hội mà khối Ngân hàng
quốc doanh thường gặp. Do đó, nếu điều kiện kinh doanh được bình đẳng hoàn
toàn thì chắc chằn sự cạnh tranh sẽ phát huy đầy đủ ý nghĩa.
* Khối Ngân hàng TMCP chiếm 1 thị phần thực sự đúng với năng lực của nó.
Tiềm năng khối này hiện tại không lớn nhưng trong 1 tương lai gần khi mà các
Ngân hàng TMCP có thể phát hành cổ phiếu giao dịch trên TTCK thì quy mô và
thị phần của khối này có thể tăng lên rất nhanh chóng.
II - Thực trạng việc ứng dụng Marketing
trong hoạt động của các Ngân hàng
Trên đây là bức tranh toàn cảnh về hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt
Nam. Đứng trước những thời cơ và thách thức của quá trình hội nhập, các Ngân
hàng Việt Nam đang không ngừng thay đổi diện mạo của mình, tăng cường các

nguồn lực về vốn, kỹ thuật, công nghệ và con người để nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh. Và một trong những chiến lược chủ yếu hiện nay mà tất cả các
Ngân hàng đang từng bước ứng dụng, khai thác là chiến lược Marketing, tiến hành
phân tích và cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính - tiền tệ - ngân hàng, xâm
nhập và từng bước thống trị thị trường bán lẻ. Bởi thị trường bán lẻ tại Việt Nam
đang là một thị trường rất tiềm năng, đang còn bỏ ngỏ cho nhiều ngân hàng. Dân
số đông, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, tâm lý thích tiết kiệm là
một số điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường này. Tuy nhiên, hoạt động
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nghiên cứu thị trường của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chưa được quan tâm
đúng mức, các con số về thị phần của các ngân hàng chỉ mang tính chung chung,
phân theo hình thức sở hữu, chưa phản ánh được đúng tiềm năng của thị trường.
Cụ thể :
+ Ngân hàng Ngoại thương : 31,87 %
+ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn : 24,8 %
+ Ngân hàng Công Thương : 15,28 %
+ Ngân hàng Đầu tư và phát triển : 10,91 %
+ Ngân hàng Đông Á : 3,9 %
+ Ngân hàng Á Châu : 3 %
+ Ngân hàng Sacombank : 2,6 %
+ Ngân hàng ANZ : 2,6 %
+ Ngân hàng Eximbank : 1,75 %
+ Các tổ chức tín dụng khác : 3,29 %
1) Danh mục sản phẩm, dịch vụ cung ứng (Product)
Hiện nay, danh mục các sản phẩm, dịch vụ mà các Ngân hàng cung ứng cho
khách hàng đã tương đối đa dạng. Ngoài các sản phẩm cổ điển, các Ngân hàng đã
từng bước cung cấp cho khách hàng các sản phẩm, dịch vụ mới, hiện đại, tiện lợi
hơn trong giao dịch và thoả mãn ngày càng nhiều các nhu cầu của khách hàng :
- Tăng nguồn vốn huy động bằng cách khuyến khích dân cư mở tài khoản ngân

hàng dưới nhiều hình thức : tiền gửi tiết kiệm dùng cho mục đích cụ thể, tiền gửi
với dịch vụ chuyển thẳng vào tài khoản, tiền gửi có dịch vụ thanh toán hoá đơn tự
động, tiền gửi có số dư nhất định được trả lãi theo lãi suất thị trường tiền tệ,…
- Đa dạng hoá các hình thức sử dụng vốn : liên kết với bảo hiểm, bưu điện để
mở rộng bán sản phẩm, cho vay tư nhân dùng cho mục đích tiêu dùng, thẻ tín
dụng, thẻ ngân hàng để trả tiền mua hàng bằng việc ghi nợ tài khoản tiền gửi, cho
vay trả góp,…
- Mở thêm các sản phẩm dịch vụ đầu tư phục vụ khách hàng : dịch vụ quản lý
tiền, chiết khấu giấy tờ có giá, dịch vụ trả chuyển tiền đến tận nhà, cung cấp thông
tin tài khoản ngân hàng bằng điện thoại,….
Các Ngân hàng Việt Nam đang ngày càng cố gắng hoàn thiện mình sao cho tạo
ra được những sản phẩm mới phù hợp với đặc trưng tâm lý cũng như khả năng tài
5

×