Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.45 KB, 26 trang )

Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
Tuthienbao.com-DANH SÁCH NHÓM 2
Mục lục
STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM
1 Nguyễn Thành Công
2 Lê Kim Cúc
3 Phan Hồng Diệp
4 Nguyễn Thị Thùy Dung
5 Nông Chí Dũng
6 Hồ Thị Duyên
7 Trần Thị Duyên
8 Nguyễn Văn Điệp
1
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
I: DẪN NHẬP
1: Khái niệm toàn cầu hóa
2. Các dấu hiệu nhận biết
II. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA
1. Mặt tích cực của toàn cầu hóa
2. Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa
III: TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ
HÌNH THÀNH CSXH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
3. Về quan điểm chỉ đạo chung
3.1 Chính sách xã hội trong thời kỳ hội nhập của việt nam hiện nay
3.1.1 Nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
3.1.2 Tiếp tục phát triển thị trường lao động
3.1.3 Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo
3.1.4 Xây dựng, áp dụng hệ thống an sinh xã hội toàn dân, linh hoạt


và hiệu quả
IV:VỀ CHÍNH SÁCH CỦ THỂ TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC
4.1 Trên lĩnh vực kinh tế
4.2 Trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh
4.3 Trên lĩnh vực đối ngoại
V – KẾT LUẬN
Tài liệu tham khảo
2
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến
sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội nhập
ở Việt Nam hiện nay
I: DẪN NHẬP
Toàn cầu hóa là một xu thế tất yếu khách quan trong tiến trình phát
triển lịch sử nhân loại. Đó là quá trình nhất thể hóa nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội, dặc biệt là kinh tế - khoa học và kỹ thuật. cơn lốc của
toàn cầu hóa làm gia tăng phân công lao động quốc tế, kinh tế thị trường
phát triến sâu rộng trên phạm vi toàn thế giới, khoa học và công nghệ
phát triển nhanh, mạnh tác động tới tính chất và trình độ cuả lực lượng
sản xuất theo hướng hiện đại hóa, xã hội hóa và quốc tế hóa. “ làng thông
tin toàn cầu” đã rút ngắn khoảng cách không gian và thời gian giữa các
quốc gia dân tộc, làm cho mối quan hệ chở nên vô cùng rộng mở…
Bên cạnh đó những mặt khách quan, tích cực mà toàn cầu hóa đem
lại, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia
dân tộc thì còn có mặt trái của toàn cầu hóa, đó là sự cạnh tranh bất bình
đẳng, sự lũng đoạn của tư bản độc quyền, là sự loại trừ xã hội với sự giàu
sang vô hạn độ cho những người có lợi thế, biết tận dụng cơ hội do toàn
cầu hóa mang lại; là sự thất nghiệp, nghèo đói, bần cùng hóa của những
người “yếu thế” bị đặt ra ngoài lề của sự phát triển. mặt trái của toàn cầu

hóa đặt các quốc gia dân tộc đang phát triển đứng trước nguy cơ bị các
giá trị phương tây, nhất là các giá trị văn hóa mỹ xâm nhập ồ ạt, làm tổn
hại bản sắc văn hóa dân tộc. mặt trái của toàn cầu hóa còn tạo nguy cơ đe
dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc
gia dân tộc…
Việt Nam cũng nằm trong dòng chảy của toàn cầu hóa. Với nhận
thức toàn cầu hóa là một quá trình tất yếu, gồm hai mặt cả tích cực lẫn
3
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
tiêu cực, việt nam chủ động hội nhập chủ trương xác lập một tiến trình
hội nhập quốc tế phù hợp, bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế và chính trị,
phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc
lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa. Để hạn chế mặt trái của toàn
cầu hóa, việt nam đã tích cực hoàn thiện chính sách phát triển bền vững,
xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường, phát triển vì lợi ích hài hòa giữa
các nước, giữa các tầng lớp nhân dân.
1: Khái niệm toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa: là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã
hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày
càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn
hóa, kinh tế, v.v trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế,
toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói
chung và tự do hóa thương mại nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta
chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy
thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.
- Wikipedia
Toàn cầu hoá là một quan niệm thu hẹp thế giới đồng thời gia tăng
ý thức về thế giới như là một hợp thể (a whole) do hoạt động kinh tế, đầu
tư, trao đổi thương mại xuyên qua biên giới. Kinh tế toàn cầu hoá nhằm

hội nhập các nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc tế xuyên qua hoạt
đông thương mại, đầu tư ngoại quốc, các nguồn tư bản, di dân và chuyển
giao kỹ thuật
Toàn cầu hoá cũng mô tả một tiến trình kết hợp các yếu tố kinh tế,
văn hoá, xã hội trong khu vực thành mạng lưới toàn cầu về thông tin liên
lạc, vận tải và thương mại. Toàn cẩu hoá thường được nhìn nhận như là
sự kết hợp những yếu tố kinh tế, kỹ thuật, văn hoá, chính trị, và sinh học.
Từ ngữ cũng thường được dùng cho sự lưu thông tư tưởng, ngôn ngữ, văn
4
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
hoá dân gian (popular culture) do sự tiếp thu văn hoá (acculturation). Sự
hình thành nên một ngôi làng tòan cầu — dưới tác động của những tiến
bộ trong lĩnh vực tin học và viễn thông, quan hệ giữa các khu vực trên thế
giới ngày càng gần gũi hơn, cộng với sự gia tăng không ngừng về các
trao đổi ở mức độ cá nhân và sự hiểu biết lẫn nhau cũng như tình hữu
nghị giữa các “công dân thế giới", dẫn tới một nền văn minh tòan cầu
Tóm lại: Toàn cầu hóa là sự phụ thuộc qua lại không ngừng giữa
các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh
vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường…TCH ≠ TCH kinh tế.
TCH = quốc tế hóa nhưng nhấn mạnh sự mờ nhạt của ý niệm nhà nước
hay biên giới quốc gia.
2. Các dấu hiệu nhận biết
 Gia tăng thương mại quốc tế với tốc độ cao hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế thế giới
 Gia tăng luồng tư bản quốc tế bao gồm cả đầu tư trực tiếp từ nước
ngòai
 Gia tăng luồng dữ liệu xuyên biên giới thông qua việc sử dụng các
công nghệ như internet, các vệ tinh liên lạc và điện thoại di động
 Gia tăng trao đổi văn hoá quốc tế, chẳng hạn như việc xuất khẩu

các văn hóa phẩm như phim ảnh hay sách báo.
 Toàn cầu hoá cũng tác động đến ý thức con người, khiến con người
chú ý hơn đến những vấn đề có ảnh hưởng toàn cầu như vấn đề
nóng lên của khí hậu, khủng bố, buôn lậu ma túy, đói nghèo
 Sự tràn lan của chủ nghĩa đa văn hóa và việc cá nhân ngày càng có
xu hướng hướng đến đa dạng văn hóa, mặt khác, làm mất đi tính
đa dạng văn hoá thông qua sự đồng hóa, lai tạp hóa, Tây hóa, Mỹ
hóa của văn hoá.
5
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
 Làm mờ đi ý niệm chủ quyền quốc gia và biên giới quốc gia thông
qua các hiệp ước quốc tế dẫn đến việc thành lập các tổ chức như
WTO và OPEC
 Gia tăng việc đi lại và du lịch quốc tế
 Gia tăng di cư, bao gồm cả nhập cư trái phép
 Phát triển hạ tầng viễn thông tòan cầu
 Phát triển các hệ thống tài chính quốc tế
 Gia tăng thị phần thế giới của các tập đoàn đa quốc gia
 Gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế như WTO WIPO, IMP
chuyên xử lý các giao dịch quốc tế
 Gia tăng số lượng các chuẩn áp dụng toàn cầu; v.d. sở hữu trí tuệ,
luật bản quyền
 Thúc đẩy thương mại tự do
 Về hàng hoá: giảm hoặc bỏ hẳn các loại thuế quan; xây dựng
các khu mậu dịch tự do với thuế quan thấp hoặc không có
 Về tư bản: giảm hoặc bỏ hẳn các hình thức kiểm soát
 Giảm, bỏ hẳn hay điều hoà việc trợ cấp cho các doanh
nghiệp địa phương
 Thắt chặt vấn đề sở hữu trí tuệ

 Hoà hợp luật sở hữu trí tuệ giữa các quốc gia
 Công nhận sở hữu trí tuệ ở quy mô giữa các nước (v.d. bằng
sáng chế do Pháp cấp có thể được Mỹ thừa nhận)
II. TÁC ĐỘNG CỦA TOÀN CẦU HÓA
Trước hết cần phải khẳng định trong cách nói toàn cầu hóa thực chất
là toàn cầu hóa kinh tế chứ không phải là toàn cầu hóa tất cả. Tất nhiên,
toàn cầu hóa kinh tế tác động rất mạnh đến các lĩnh vực khác. Mỗi dân
6
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
tộc trong tiến trình hội nhập toàn cầu hóa, vẫn giữ bản sắc văn hóa, những
đặc trưng về đạo đức và lối sống của mình.
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế của lịch sử, là tất yếu khách quan
bắt nguồn từ sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của cách
mạng khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường Điều này cho thấy,
không một quốc gia nào có thể phát triển nếu không biết tham gia vào
quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Mặt khác, hiện nay các nước tư bản giàu
có nhất (tập trung ở nhóm G.7) với các công ty tư bản độc quyền xuyên
quốc gia đang chi phối, thống trị nền kinh tế thế giới. 57.000 công ty mẹ
với 500 công ty hàng đầu có 500.000 chi nhánh đang kiểm soát 80% công
nghệ mới, 40% nhập khẩu, 60% xuất khẩu, 90% đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Họ chi phối thế giới về vốn, kỹ thuật, công nghệ, tài chính, thương
mại quốc tế, các tổ chức và thể chế kinh tế. Họ còn nắm trong tay những
phương tiện sản xuất tinh thần rất mạnh và nguồn lực chất xám quan
trọng. Do vậy, có thể nhận định rằng: toàn cầu hóa kinh tế trong điều kiện
hiện nay về cơ bản mang tính chất TBCN, là sự bành trướng của quan hệ
sản xuất TBCN ra toàn thể giới. Không hội nhập kinh tế, đóng cửa là tự
sát. Nhưng nếu không biết cách chủ động hội nhập thì cũng sẽ chết trong
sự “tha hóa”.
1. Mặt tích cực của toàn cầu hóa

Tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho người lao
động và dân cư: theo số liệu của tổng cục thống kê trong hai năm đầu
mới da nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế cũng đã tạo thêm được việc
làm mới, dù chưa nhiều như mong đợi để giải tỏa sức ép bố trí việc làm
vẫn còn cao. Thời kỳ 3 năm hội nhập 2007-2009, mức tăng bình quân
hàng năm là 1,03 triệu việc làm. Đã cải thiện đới sống người dân việt
nam, chúng ta từ một nước có thu nhập thấp đã thay đổi thành nước có
7
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
thu nhập trung bình. Đến năm 2011 thu nhập bình quân đầu người là
1.300 USD/người/năm.
Năng suất lao động tăng, trình độ nền kinh tế không ngừng hiện đai
hóa.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy rất mạnh, rất
nhanh sự phát triển và xã hội hoá các lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng
trưởng kinh tế cao (nửa đầu thế kỷ XX, GDP thế giới tăng 2,7 lần, nửa
cuối thế kỷ tăng 5,2 lần). Toàn cầu hoá góp phần chuyển biến cơ cấu kinh
tế thế giới, đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng các sản phẩm chế tác (hiện chiếm
21,4%) và các dịch vụ (hiện đã chiếm đến 62,4%) trong cơ cấu kinh tế thế
giới. Như vậy, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế tạo thêm những
tiền đề rất quý cho xã hội mới hiện đại của con người.
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế truyền bá và chuyển giao
trên quy mô ngày càng lớn, tuy chưa được như mong muốn, những thành
quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ
chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh
nghiệm đến với các dân tộc, tại nhiều nước đã đến từng gia đình, từng
người dân, dọn đường cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế một mặt gây sức ép mãnh

liệt và gay gắt về sức cạnh tranh và hiệu quả của mỗi nền kinh tế, mỗi
doanh nghiệp, chỉ rõ vị trí hàng đầu của yếu tố chất lượng, yếu tố thời
gian, yếu tố nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả.
Mặt khác, toàn cầu hoá mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới,
những thị trường mới, những đối tác mới cho từng nước, nhất là các nước
đang phát triển.
8
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
Tạo cho người lao động tìm được việc làm có thu nhập cao thông qua
xuất khẩu lao động và đầu tư trực tiếp nước ngoài
Toàn cầu hóa là điều kiện kích thích tăng năng suất lao động
không ngừng. Sự tìm tòi, sáng tạo của cá nhân luôn được khuyến khích.
Chính điều này đòi hỏi mỗi người phải học tập, rèn luyện tay nghề, rèn
luyện bản thân. Kinh tế thị trường cũng rất nghiêm khắc đào thải những
trì trệ, sự lạc hậu, lỗi thời của con người và các sản phẩm yếu kém về nội
dung cũng như hình thức.
Việt Nam thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài (1987) trong bối cảnh
kinh tế – xã hội còn phát triển ở mức rất thấp, cơ sở hạ tầng nghèo nàn,
khoa học và công nghệ lạc hậu, nguồn nhân lực dồi dào nhưng phần lớn
trong lĩnh vực nông nghiệp và chưa qua đào tạo. Từ khi thực hiện Luật
Đầu tư nước ngoài (nay là Luật Đầu tư năm 2005) đến nay, FDI đã góp
phần tích luỹ vốn và tăng thu ngân sách cho Việt Nam. Thời kỳ 1996-
2000, không kể nguồn thu từ dầu thô, các doanh nghiệp có vốn FDI đã
nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách
từ khối doanh nghiệp có vốn FDI đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân
24%/năm. Riêng hai năm 2006-2007 khu vực có vốn FDI đã nộp ngân
sách trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ
2001-2005. Tính đến hết tháng 6.2009, Việt Nam có 10.409 dự án FDI
với tổng mức vốn đầu tư đăng ký hơn 164,6 tỷ USD

.
Tạo công ăn việc làm và đào tạo nghề là một trong những đóng góp
quan trọng của khu vực FDI. Tính đến năm 2007, doanh nghiệp có vốn
FDI đã tạo việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều
lao động đã được đào tạo ở nước ngoài.
Một trong những đóng góp quan trọng nữa của khu vực FDI là
chuyển giao công nghệ. Chuyển giao công nghệ qua các doanh nghiệp có
vốn FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, nhờ đó đã
9
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
góp phần hình thành một đội ngũ các cán bộ, công nhân có trình độ kỹ
thuật và tay nghề cao. Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công
nghệ đặc thù, lao động Việt Nam sau khi được tuyển dụng đều được đưa
đi bồi dưỡng kỹ thuật và tay nghề tại các công ty mẹ ở nước ngoài. Đến
nay, hầu hết các công nghệ tiên tiến và đội ngũ công nhân kỹ thuật cao
đều tập trung chủ yếu trong khu vực có vốn FDI.
Ngoài ra, FDI cũng góp phần mở rộng hợp tác đầu tư với các nước
và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt sau
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tính đến
hết tháng 6.2009, đã có 86 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt
Nam
2
. Trong số 96 tập đoàn của 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
Việt Nam có 81 tập đoàn đứng trong danh sách “Global 500” do Tạp chí
Fortune bình chọn. Các tập đoàn đa quốc gia có khoảng 300 dự án đầu tư
tại Việt Nam. Với công nghệ cao, tiềm lực tài chính mạnh, các tập đoàn
này đã đầu tư các dự án tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của nền
kinh tế Việt Nam như: Công nghiệp dầu khí, ngân hàng, công nghiệp điện
tử – viễn thông, sản xuất ôtô.

Các vấn đề an sinh xã hội được thúc đẩy phát triển, đối tượng của an
sinh xã hội được mở rộng, hiệu quả của hệ thống an sinh xã hội được
nâng cao
Khi kinh tế đã phát triển nhà nước mới có điều kiện quan tâm tới các
chính sách xã hội cho những vùng, những đối tượng có hoàn cảnh khó
khăn, gặp bất trắc trong cuộc sống, những đối tượng rễ bị tổn thương
vv…
Năm 2011, bất ổn về kinh tế, lạm phát cao cộng với hậu quả nặng nề
của thiên tai bão lụt, nên đời sống người dân nói chung, nhất là người
nghèo gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó Chính phủ ban hành Nghị
10
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
quyết 11 về những giải pháp điều hành phát triển kinh tế- xã hội trong
tình hình mới, trong đó thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm
và sắp xếp lại đầu tư công nhưng ưu tiên tập trung chỉ đạo bảo đảm an
sinh xã hội và phúc lợi xã hội, đồng thời tiếp tục triển khai có hiệu quả
các chính sách giảm nghèo hiện hành. Chính vì vậy, kết thúc năm 2011,
tỷ lệ nghèo cả nước giảm trên 2% còn 14%
Chất lượng y tế và sức khoẻ của người dân Việt Nam cũng được
cải thiện bằng hàng loạt chính sách nhằm chủ động phòng chống dịch
bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Các chỉ tiêu về số giường
bệnh và số bác sĩ trên 1 vạn dân đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuổi thọ
trung bình ước đạt 73,1 tuổi; tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm
xuống còn 18,8%. Tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản giảm
xuống còn 70/100.000 ca đẻ sống. Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là
25‰, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 6 loại vắc xin đạt trên 95%. Những
con số trên cho ta thấy, từ khi tham gia vào nền kinh tế toàn cầu chúng ta
đã thu được những thành tựu to lớn và được cộng đồng quốc tế ca ngợi và
nể trọng.


2. Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa
Thứ nhất: Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hội, khoét
sâu hố ngăn cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước: xu hướng
tăng trưởng kinh tế nhưng chưa đi liền với công bằng xă hội. Công bằng
xă hội cũng là một tiêu chí cho phát triển bền vững được cộng đồng dân
cư. Thế nhưng trong quá tŕnh toàn cầu hóa, sự bất b́ình đẳng xã hội luôn
luôn chưa có lời giải hữu hiệu và thường người ta hy sinh sự công bằng
xă hội cho phát triển kinh tế. Thường sự khác biệt về điều kiện địa lí
kinh tế giữa các vùng miền, giữa thành thị và nông thôn, giữa những
ngành, lĩnh vực có lợi nhuận cao với những lĩnh vực xă hội ít sinh lời, sự
11
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư ngân sách, những điều kiện được đào tạo
nghề nghiệp để có cơ hội kiếm được việc làm, sự hưởng thụ những dịch
vụ xă hội, điều kiện chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh, điều kiện học hành
khác biệt cũng đă và đang tạo ra những bất b́ình đẳng về xă hội rất lớn.
Giải quyết bài toán giữa tăng trưởng và bất b́ình đẳng xă hội luôn luôn
vấp phải những khó khăn, mâu thuẫn. Chẳng hạn, việc phân phối, tích tụ
đất đai có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho đất nước hoặc một nhóm
người nào đó nhưng lại gây rất nhiều khó khăn cho đời sống người dân
nghèo sống dựa chủ yếu vào đất đai và v́ì vậy làm cho bất b́ình đẳng xă
hội càng tăng. Độ mở cửa của nền kinh tế, kết quả của toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng khác nhau đến các đối tượng,
nhóm người trong xă hội. ở nhiều nước theo xu hướng này, người nghèo
chẳng những không được hưởng lợi từ tự do hóa thương mại đầu tư mà
ngược lại họ c̣òn bị thiệt tḥòi v́ì những chính sách đó. Điều này lý giải tại
sao nhân dân lao động nhiều nước luôn luôn phản đối sự toàn cầu hóa và
tự do thương mại quốc tế. Trong 1 báo cáo mới đây của UNDP đã khẳng

định các thế lực của quá trình toàn cầu hóa đã mang lại sự giàu có vô độ
cho những người biết tận dụng lợi thế của các luồng hàng hóa, dịch vụ
đang tràn qua các đường biên giới quốc gia trong khi đa số dân chúng bị
đẩy ra ngoài lề xã hội.
Xét theo nhiều khía cạnh, dân chúng ở gần 100 quốc gia trên thế
giới đã có mức sống thấp hơn so với nhiều năm trước đây. Khoảng cách
giữa giàu và nghèo ngày càng lớn. Các nước công nghiệp phát triển với
khoảng 1,2 tỷ người chiếm 1/5 dân số thế giới hiện đang chiếm tới 85%
GDP toàn cầu, 4/5 thị trường xuất khẩu, 1/3 đầu tư trực tiếp của nước
ngoài và 75% số máy điện thoại; trong khi đó các nước nghèo nhất chiếm
1/5 dân số thế giới chỉ tạo ra 1%GDP toàn thế giới. Hiện nay vẫn còn hơn
1 tỷ người nghèo, những người giàu thì chỉ chiếm 20% dân số nhưng lại
12
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
chiếm hơn 86% chi phí dành cho tiêu dùng trong khi sản xuất thực phẩm
cơ bản toàn thế giới đã ở trên mức 110% nhu cầu thì hàng năm trên 30
triệu người vẫn tiếp tục chết đói, hàng triệu người vẫn thiếu ăn.
Ví dụ: Người giàu tiêu thụ 45% lượng thịt cá trên thế giới trong
khi người nghèo chỉ tiêu thụ 5%, số người sử dụng internet đã tăng lên
hàng trăm triệu nhưng mạng thông tin toàn cầu chỉ đa số được dùng nhiều
trong các nước công nghiệp phát triển.
Thứ hai: Toàn cầu hóa cũng làm cho mọi mặt hoạt động và đời
sống của con người thêm kém an toàn, từ kinh tế, tài chính văn hóa xã hội
cho tới môi trường đến an toàn chính trị và an toàn của từng con người,
từng gia đình đến an toàn của quốc gia .Toàn cầu hóa có phần thu hẹp
quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của các Nhà nước dân tộc, làm
rung chuyển một nền tảng tích cực quan trọng của đời sống các quốc gia,
đặt ra những vấn đề nhạy cảm và gây nên những phản ứng quyết liệt. Mặt
khác, về mặt xã hội, toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc

dân tộc, đánh mất độc lập tự chủ quốc gia, nó cũng tạo ra các khả năng
quốc tế hóa các hiện tượng tiêu cực như buôn bán ma túy, mại dâm, du
nhập lối sống đồi trụy, chủ nghĩa khủng bố, lây truyền các bệnh dịch HIV
- AIDS
Những con số thống kê gần đây cho biết: Toàn cầu hóa kinh tế xâm
nhập các quốc gia, thì các loại tội phạm cũng mang tính toàn cầu. Buôn
bán ma túy bất hợp pháp chiếm khoảng 8% thương mại thế giới, lớn hơn
tỷ trọng của quặng và thép hoặc xe ô tô và tương đương mức của hàng
dệt (7.5%) hoặc khí đốt và dầu mỏ (8,6%).
Hàng trăm triệu người đã nghiện ma túy (con số chưa đầy đủ khoảng trên
200 triệu người) đã đe dọa môi trường xã hội. Hà Nội khoảng 20.000
người đã mắc nghiện (chưa tính Hà Nội mở rộng), trong khi đó vẫn chưa
kiểm soát và ngăn chặn được cơ bản nguồn ma túy quốc tế và trong nước
13
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
vào thành phố. Tỷ lệ người nghiện ma túy không có việc làm chiếm
63,2%. Tỷ lệ tái nghiện vẫn ở mức cao (sau 3 năm tỷ lệ tái nghiện là trên
90%).
Đạo đức xă hội xuống cấp, tội phạm tăng, nhiều giá trị văn hóa tinh
thần truyền thống bị băng hoại, gia đ́ình bị phá vỡ. Như một quy luật, mỗi
giai đoạn, mỗi phương thức kinh tế lại yêu cầu một sự ứng xử và đối
tượng tương ứng. Khó có quốc gia nào khi tiến hành quá trình toàn cầu
hóa lại không bị tác động đến các giá trị đạo đức xă hội truyền thống.
Nhiều thang giá trị truyền thống trong xă hội cũ bị đảo lộn. Cuộc sống
chạy đua với thời gian v́à làm giàu và mưu sinh làm người ta ít có thời
gian quan tâm đến nhau hơn. Nhiều quốc gia phải đề ra những chính sách
rất mạnh mẽ, nghiêm ngặt, chặt chẽ để giữ vững, duy tŕì, phát triển những
giá trị truyền thống. Phát triển kinh tế thị trường với duy tŕì, phát triển lối
sống, và truyền thống văn hóa đang là bài toán hóc búa. Một số nước

phương Tây đang hướng sang một số nước phương Đông, coi đó là một
cách làm khả dĩ, nhưng xem chừng cũng đă muộn
Thứ 3: Toàn cầu hóa đưa đến tình trạng cạnh tranh gay gắt, nảy
sinh vấn đề phá sản, thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề về lao
động, xã hội. Xu hướng toàn cầu hóa càng phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp
lại càng gia tăng. Phong trào chống lại toàn cầu hóa đang diễn ra khá
mạnh mẽ, nhất là nhóm dân cư chịu nhiều tác động tiêu cực của quá trình
toàn cầu hóa kinh tế, như nông dân, các chủ trang trại
Toàn cầu hóa có thể đưa lại những hậu quả xấu về môi trường sống
và xã hội. Bởi vì, việc mở cửa nhằm tiếp nhận các nguồn lực, các thành
tựu khoa học công nghệ, thiết bị máy móc và những nguồn vốn đầu tư
của thế giới để phát triển, bản thân nó cũng tiềm ẩn những mặt bất lợi: sự
xâm nhập công nghệ lạc hậu, nạn ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội,
sự bất bình đẳng trong xã hội gia tăng.
14
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
Thứ 4: Qúa trình toàn cầu hóa chưa thực sự đồng bộ giữa phát
triển kinh tế với hệ thống chính sách xã hội. Từ trước đến nay, trong các
nền kinh tế thị trường luôn luôn xảy ra mâu thuẫn giữa chính sách phát
triển kinh tế với hệ thống chính sách xă hội và chủ nghĩa tư bản không
thể giải quyết triệt để các vấn đề xã hội. Tuy ngày nay các nước có sự
điều chỉnh nhất định trong sự phân phối giá trị thặng dư, song chủ nghĩa
tư bản cũng chỉ giải quyết một số vấn đề xã hội nhất định, nhất là một số
vấn đề bức xúc để tạm thời xoa dịu mâu thuẫn căng thẳng trong công
nhân và người lao động. Xét về bản chất, sự điều chỉnh đó không thể giải
quyết mâu thuẫn cơ bản giữa phát triển kinh tế với hệ thống chính sách xã
hội. Đại đa số nhân dân lao động vẫn sống nghèo khổ với một số chính
sách xã hội chắp vá, nhỏ giọt, ít ỏi. Con số 20% người giàu nhất chiếm
80% của cải xă hội trong thế giới ngày nay đủ nói lên tất cả

Thứ 5: Xu hướng vừa tạo ra sự độc quyền của Nhà nước hoặc một
số ngành, lĩnh vực vừa buông lỏng, thả nổi chính sách xã hội, không quan
tâm đến người lao động. ở một số nước trước đây từng là xă hội chủ
nghĩa, nhưng sau khi chính quyền bị sụp đổ, bước vào kinh tế thị trường,
đă tạo ra những cú sốc đối với người lao động. Nhà nước đứng ra nắm
giữ một số lĩnh vực quan trọng, hoặc nắm giữ phần trăm cổ phần chi
phối. Nhưng thực chất đó lại là chỗ dựa cho một số thế lực độc quyền
trong một số lĩnh vực dịch vụ hoặc mặt hàng nào đó. Từ đó nảy sinh t́ình
trạng đặc quyền, đặc lợi, tạo ra mức thu nhập rất lớn cho một nhóm
người. Bản thân nhiều quan chức Nhà nước cũng được hưởng lợi riêng từ
sự bảo hộ cho sự độc quyền này.Trong khi đó ở nhiều lĩnh vực, nhiều
ngành khó khăn, đặc thù, nhưng lại liên quan đến đời sống của đông đảo
người dân, nhất là những người lao động b́ình thường trên lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi
trường ít được sự quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ của Nhà nước. Nhiều phúc lợi
15
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
xă hội không được hưởng hoặc không đáng kể, nhiều đối tượng rơi vào
t́nh cảnh túng quẫn do thất nghiệp, nghèo đói, bệnh tật, nợ nần.
Thứ 6: Xã hội hóa nhưng thực chất là thị trường hóa nhiều dịch vụ
và hoạt động xă hội. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, từ chỗ Nhà nước
muốn ôm tất cả mọi dịch vụ và hoạt động mang tính phúc lợi xă hội, nay
do không có khả năng và không xuể, Nhà nước chủ trương xă hội hóa các
hoạt động này. Thế nhưng trong cơ chế mới với sự thống trị, chi phối của
đồng tiền, kiểu ‘tiền trao cháo múc’ đă làm cho nhiều dịch vụ, hoạt động
bị thị trường hóa theo kiểu ‘thuận mua vừa bán’. Nhà nước tuy có biết
nhưng cũng không thể quản lư được những hoạt động mang tính thị
trường. Và như thế những người ở nhóm yếu thế, người nghèo, người có
hoàn cảnh khó khăn bị thiệt tḥi hoặc không được tiếp cận các dịch vụ xă

hội, nhất là dịch vụ đắt tiền, tốn kém.
Thứ 7: Gia đ́ình truyền thống – tế bào của xã hội – bị tan rã mai
một dần. Do nhiều nguyên nhân, gia đ́ình nhiều thế hệ được thay thế bằng
gia đ́ình hai thế hệ. Các thế hệ trong một gia đ́ình cũng thường xung đột,
mâu thuẫn. Tỷ lệ gia đ́ình bị tan vỡ, gia đ́ình chỉ có mẹ con ngày càng
tăng. Nhiều người già, phụ nữ độc thân không ai chăm sóc là vấn nạn xã
hội
III: TOÀN CẦU HÓA VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ
HÌNH THÀNH CSXH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Ở VIỆT
NAM HIỆN NAY
3. Về quan điểm chỉ đạo chung
Trước hết phải tận dụng và phát huy mội nguồn lực cả bên trong
cũng như bên ngoài để tập chung cho ưu tiên nâng cao trình độ phát triển
về mọi mặt, đặc biệt là kinh tế, sớm đưa nước ta thoát khỏi tình trạng kém
phát triển. Đây là quan điểm chỉ đạo mang tính cơ bản, bao trùm do nước
16
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
ta còn ở trình độ phát triển thấp. Một khi trình độ phát triển kinh tế - xã
hội được nâng cao, cơ cấu nền kinh tế được hiện đại hóa, tài nguyêns
quốc gia được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả, sức mạnh tổng hợp
của quốc gia được tăng cường, thì cũng có nghĩa được tăng cường được
khả năng đề kháng của đất nước trước những biến động bất lợi, tiêu cực
từ bên ngoài trong quá trình hội nhập, tham gia toàn cầu hóa.
Vấn đề mấu chốt để nâng cao trình độ phát triển của nước ta hiện
nay là làm sao có thể khai thác một cách hiệu quả nội lực vốn có, kết hợp
với việc tranh thủ tối đa nguồn ngoại lực. Do đó từ quan điểm chỉ đạo
mang tính cơ bản bao trùm nêu trên phải xác định rõ yêu cầu tiếp tục đi
sâu đổi mới mạnh mẽ cơ chế chính sách trong điều kiện ngày càng hội
nhập sâu rộng với khu vực và trên thế giới nhằm phát huy mọi tiềm năng

nguồn lực của toàn xã hội. Việc đổi mới, xây dựng các cơ chế, chính sách
phải bám sát mục tiêu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đó là ‘mở
rộng thị trường tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
thực hiện dân giáu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh’.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cuả nước ta hiện nay, xét về
thực chất, đó là sự tham gia vào quá trình toàn cầu hóa. Cho nên, bên
cạnh yêu cầu phát huy tối đa nội lực, phải quán triệt sâu sắc quan điểm
chỉ đạo về việc nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự
chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc
gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường. Trong đó, phải
chú trọng việc kết hợp chặt chẽ hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu bảo
vệ chế độ chính trị, giữ vững an ninh quốc phòng, nhằm củng cố chủ
quyền và an ninh quốc gia, không lơ là mất cảnh giác với những âm mưu
thông qua hội nhập để thực hiện ý đồ diễn biến hòa bình của các thế lực
đế quốc thù địch. Mặt khác, phải nhận thức đúng và đầy đủ đặc điểm nền
17
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, vừa đáp ứng
những quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà chúng ta tham gia.
Tham gia vào toàn cầu hóa là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh và cạnh
tranh gay gắt, vừa có nhiều cơ hội vừa không ít thách thức, do đó để hạn
chế tác động tiêu cực của toàn cầu hóa, rõ ràng cần tỉnh táo, khôn khéo và
linh hoạt trong việc xử lý tính hai mặt của hội nhập tùy theo đối tượng,
vấn đề, trường hợp, thời điểm cụ thể ; vừa phải đề phòng tư tưởng trì trệ,
thụ động, do dự chần chừ, vừa phải chống tư tưởng nóng vội, giản đơn
Trước sự phát triển nhanh chóng của toàn cầu hóa cùng với những
tác động từ mặt trái tiêu cực của nó, phải nắm vững và vận dụng linh
hoạt, sáng tạo quan điểm chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế

của Đảng ta. Trong đó, phải đặt cao việc hoàn toàn chủ động quyết định
đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chủ trương,
chính sách hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng; phải nắm vững quy luật,
tính tất yếu của sự vận động và kinh tế toàn cầu, phát huy đầy đủ năng
lực nội sinh, xác định lộ trình, nội dung, quy mô, bước đi phù hợp, đa
dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế quốc tế. Chủ động còn bao
hàm sự sáng tạo, lựa chọn phương thức hành động đúng, dự báo được
những tình huống trong hội nhập kinh tế quốc tế. Còn tích cực hội nhập là
khẩn chương chuẩn bị, điều chỉnh, đổi mới từ bên trong từ phương thức
lãnh đạo quản lý đến hoạt động thực tế của các nước, nghành, doanh
nghiệp; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý,
hành chính hệ thống pháp luật , không duy trì quá lâu các chính sách bảo
hộ của nhà nước, khắc phục nhanh tình trạng trông chờ, ỷ lại vào sự bao
cấp của nhà nước; tích cực hội nhập nhưng phải thận trọng, vững chắc
3.1 3.1 Chính sách xã hội trong thời kỳ hội nhập của việt nam hiện
nay
3.1.1 Nhanh chóng cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
18
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
Tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu
phát triển, nhất là đào tạo dài hạn, đào tạo nghề cho nguồn nhân lực với
chất lượng, kỹ năng cao để thu hút mạnh các dự án đầu tư có trình độ
công nghệ cao, có GTGT lớn. Cần có các chính sách đặc biệt thúc đẩy
đào tạo nghề cho khu vực nông thôn, trước mắt ưu tiên cho nông dân
không có đất để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, cải thiện thu
nhập. Chủ trương hỗ trợ đào tạo nghề cho nhóm người lao động yếu thế:
lao động di cư, lao động nghèo, thanh niên kém kỹ năng.
3.1.2 Tiếp tục phát triển thị trường lao động
Tiếp tục tập trung giải pháp cho phát triển thị trường lao động, đặc

biệt là khu vực nông thôn thông qua các chính sách tạo việc làm tích cực.
Sắp xếp, tổ chức lại khu vực kinh tế phi chính thức để cải thiện chất
lượng việc làm trong khu vực này; khuyến khích khả năng tạo việc làm
và việc làm bền vững trong khu vực FDI, khu vực ngoài nhà nước.
3.1.3 Đẩy mạnh thực hiện các chương trình xóa đói giảm nghèo
Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia, các chương trình, dự án và các giải pháp, chính sách đã ban hành để
hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống đối với người nghèo, vùng
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn, vùng bị thiên tai. Thực hiện
giảm nghèo bền vững, bảo đảm cho người nghèo được thụ hưởng thành
quả của sự tăng trưởng. Giảm bớt các khoản đóng góp cho nông dân. Có
các biện pháp hữu hiệu để bảo đảm cuộc sống tốt hơn cho người dân khi
nhà nước thu hồi đất.
3.1.4 Xây dựng, áp dụng hệ thống an sinh xã hội toàn dân, linh hoạt
và hiệu quả
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội toàn dân, nhiều tầng, linh hoạt
và hiệu quả.
19
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
Đa dạng hóa và phát triển có hiệu quả các chương trình an sinh xã hội đối
với các đối tượng thu nhập thấp, bị tác động xấu. Nâng cao tính an sinh
việc làm, bảo đảm các quyền lợi cơ bản của con người trong cuộc sống và
tại nơi làm việc. Bảo vệ các nhóm yếu thế trong thị trường lao động, đặc
biệt là nhóm nông dân bị mất đất, lao động di cư, lao động nữ, người
nghèo, người tàn tật. Hỗ trợ người lao động tiếp cận đến hệ thống an sinh
xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng các quĩ hỗ trợ dôi dư đối với lao
động bị mất việc làm trong khu vực nhà nước. Có các chính sách đào tạo
và đào tạo lại cho lao động bị dôi dư, lao động bị mất đất, mất việc làm
để tái hòa nhập vào thị trường lao động.

IV:VỀ CHÍNH SÁCH CỦ THỂ TRÊN CÁC LĨNH VỰC KHÁC
4.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Cần quán triệt sâu sắc và triển khai có hiệu quả quan điểm của
đảng về gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động
và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, xây dựng nền kinh tế độc
lập, tự chủ bao gồm: độc lập tự chủ về đường lối, chính sách ; có tiềm lực
kinh tế đủ mạnh ; có cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh : kết cấu hạ
tầng ngày càng hiện đại và có một số nghành côn nghiệp then chốt ; có
năng lực nội sinh về khoa học và công nghệ, đủ khả năng ứng dụng
những công nghệ hiện đại, tiếp cận trình độ của thế giới ; giữ vững ổn
định kinh tế - tài chính vĩ mô, bảo đảm an ninh lương thực, an toàn năng
lượng, tài chính, môi trường.
Mặt khác, do điểm xuất phát thấp của nền kinh tế, nước ta cần phát
triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Phát triển kinh
tế gắn chặt với phát triển văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái. Quá
trính chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư dựa trên cơ sở phát huy
mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu quả những sản phẩm,
20
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
nghành, lĩnh vực mà nước ta có lợi thế, đẩy nhanh xuất khẩu, không
ngừng nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong và
ngoài nước. Mọi hoạt động kinh tế phải được đánh giá bằng hiệu quả
tổng hợp kinh tế, tài chính, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh
Về chủ trương và các giải pháp phát triển kinh tế trong hội nhập
kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa cần tiếp tục quan tâm các nội dung
sau :
Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần

kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước
cùng với kinh tế tập thể ngày càng chở thành nền tảng của nền kinh tế
quốc dân. Bảo đảm vai trò quản lý, điều hành của nền kinh tế nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhà nước tác
động tới thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và công cụ kinh
tế; đồng thời sử dụng kịp thời hiệu quả một số biện pháp cần thiết khi thị
trường trong nước hoạt động không có hiệu quả hoặc thị trường khu vực
và thế giới có biến động lớn.
Chú trọng phát triển đồng bộ và quản lý hiệu quả sự vận hành các thị
trường cơ bản, theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, xóa bỏ độc quyền
doanh nghệp. Phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ
chức sản xuất kinh doanh. Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả doanh nghiệp nhà nước kể cả các tổng công ty nhà nước. Đối với
kinh tế tập thế, khuyến khích mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa
dạng bao gồm các tổ hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Khuyến khích phát
triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư
nhân
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển với kinh tế tri
thức. Trong đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn
21
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
theo hướng chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn,
tạo ra giá trị ngày càng tăng cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị
trường; đưa nhanh tiến bộ khoa học ký thuật và công nghệ sinh học vào
sản xuất , nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hình thành nền nông
nghiệp sạch khuyến khích phát triển công nghiệp công nghệ cao, công
nghiệp chế tác, công nghiệp phần mềm và công nghiệp bổ trợ có lợi thế
cạnh tranh, phát triển một số khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế, nâng cao
hiệu quả khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm với những nghành có lợi thế so sánh,
sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực,
gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh hợp tác quốc tế.
Phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với xu thế nhảy vọt của
cách mạng khoa học – công nghệ và kinh tế tri thức trên thế giới. Lựa
chọn và đi ngay vào công nghệ hiện đại ở một số lĩnh vực then chốt. Bảo
vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự
nhiên ; quan tâm đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Về kinh tế đối ngoại, cần coi trọng những giải pháp củ thể chủ yếu,
bao gồm:
Thứ nhất: Tiếp tục đối mới thể chế kinh tế, ra soát lại các văn bản
pháp quy, sử đổi bổ xung hoàn chỉnh hệ thống pháp luật bảo đảm tính
đồng bộ, nhất quán, ổn định và minh bạch để cải thiện môi trường đầu tư.
Thứ hai: Cải tiến phương thức quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng và
có kế hoạch trả nợ đúng hạn, duy trì tỉ lệ vay nợ nước ngoài hợp lý, an
toàn.
Thứ ba: Phát huy vai chò chủ thể và tính năng động của doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến
khích doanh nghiệp việt nam hợp tác liên doanh với doanh nghiệp nước
22
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
ngoài và mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài. Thứ tư, thúc đẩy mạnh xúc tiến
thương mại và đầu tư, phát triển thị trường mới, sản phẩm mới có sức
cạnh tranh cao.
4.2: Trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh
Tăng cường giáo dục ý thức bảo vệ Tổ Quốc, nâng cao ý thức cảnh
giác, không mơ hồ, về bản chất của các thế lực thù địch, biết tự bảo vệ
trước sự chống phá của các thế lực thù địch trong quá trình hội nhập.

Nâng cao ý thức bảo vệ lợi ích, chủ quyền và danh dự dân tộc – quốc gia
cho các tầng lớp nhân dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước
ngoài.
Thống nhất nhận thức về đối tượng, đối tác trong hội nhập quốc tế.
Chủ động phát hiện và đấu tranh với các quan điểm sai trái, giữ vững an
ninh về tư tưởng và an ninh nội bộ. Ngăn ngừa và đấu tranh có hiệu quả
với mọi thủ đoạn chia rẽ đoàn kết dân tộc cũng như mọi thủ đoạn kích
động tự diễn biến trong nội bộ đảng và hệ thống chính trị. Kiên quyết làm
thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ của các
thế lực thù địch; phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ tổ quốc trong tình
hình mới.
Kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường sức mạnh quốc
phòng và an ninh. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân kết hợp chặt
chẽ với thế trận an ninh nhân dân. Xây dựng quân đội nhân dân và công
an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
4.3: Trên lĩnh vực đối ngoại
Cần nắm vững và thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo đối ngoại của
Đảng hiện nay; ‘thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ,
hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế, đồng thời hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác , tham gia tích
23
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
cực vào tiến trình hợp tác khu vực’ quán triệt sâu sắc quan điểm này
trước hết là nhằm bảo vệ những lợi ích căn bản của đất nước ta trong quá
trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, đó là độc lập dân
tộc, hòa bình, phát triển bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội và bảo vệ Tổ quốc.

Để tiếp tục mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế trong
điều kiện toàn cầu hóa diễn ra vô cùng sôi động nhưng rất phức tạp hiện
nay, cần chú trọng đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi vào chiều
sâu, ổn định, bền vững, đồng thời phát triển quan hệ với tất cả các nước,
các vùng lãnh thổ trên thế giới và các tổ chức quốc tế. Nắm vững nguyên
tắc cơ bản trong hoạt động đối ngoại là giữ vững hòa bình, độc lập thống
nhất và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh
hoạt trong xử lý các tình huống phù hơp với hoàn cảnh cụ thể, vị trí của
nước ta cũng như diễn biến của tình hình quốc tế, phù hợp với đặc điểm
của từng đối tác mà ta có quan hệ, trong bất kỳ tình huống nào cũng tránh
không để rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc, củng cố hòa bình, an
ninh, tạo môi trường thuận lơi cho phát triển.
Sáng tạo và linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ đối ngoại; giữ vững
môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc
đổi mới , đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của
nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Cần nhận thức rõ, công tác đối ngoại trước hết phải phấn đấu vì lợi ích
dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tổ quốc. Song, đặt cao
lợi ích dân tộc không có nghĩa từ bỏ chủ nghĩa quốc tế chân chính, mà
còn phải góp phần thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Đảng trong điều kiện
cho phép.
24
Toàn cầu hóa và sự ảnh hưởng của nó đến sự hình thành CSXH trong thời kỳ hội
nhập ở VN hiện nay
Đẩy mạnh triển khai hiệu quả nhiệm vụ ngoại giao phục vụ nhiệm
vụ phát triển kinh tế, coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của
hoạt động đối ngoại. Một mặt cần chú trọng kết hợp đặc biệt giữa chính
trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại trong quan hệ với các nước để thúc đẩy
hợp tác phát triển kinh tế, mặt khác chủ động tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước đến năm

2010 và tầm nhìn đến năm 2020, chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các
hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.
V – KẾT LUẬN
Trong hoàn cảnh lịch sử hiện nay của đất nước chúng ta. Việc
nhà nước luôn quan tâm ban hành và thực hiện các chính sách xã hội
là một
Trong quá trình đưa ra các chính sách thì có rất nhiều yếu tố tác
động đến sự hình thành chính sách như đặc điểm kinh tế xã hội, hay toàn
cầu hóa. Đặc biệt là toàn cầu hóa có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra các
chính sách vì nó có cả 2 mặt ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Chúng ta
biết rằng CSXH có chức năng định hướng sự vận động của xã hội, điều
chỉnh các vấn đề xã hội, thúc đẩy sự phát triển, và chức năng phát triển
con người… nên khi đưa ra các chính sách để áp dụng vào thực tế cần
phải đảm bảo rằng các chính sách đó thực hiện đúng các chức năng để đạt
được hiệu quả trong việc quản lí xã hội.
Trong hoàn cảnh đất nước ta đang ngày càng hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, còn đó khó
khăn không nhỏ mà ngày càng phức tạp khó nhận biết, đòi hỏi cả hệ
thống chính trị phải chung sức chung lòng, phải giám ngĩ, giám chịu trách
nhiệm thì con thuyền xã hội chủ nghĩa mới thành công. Luôn đặt người
dân làm trung tâm, hội nhập để đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
dân, phải có những chính sách xã hội hợp lòng dân.
25

×