Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

luận văn tài chính ngân hàng Tình hình hoạt động của NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.12 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG III 13
MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 13
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
Báo cáo thực tập
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
NHNN0 & PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NN Nhà nước
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
NHTM Ngân hàng thương mại
KH Khách hàng
TG Tiền gửi
NV Nguồn vốn
NVHĐ Nguồn vốn huy động
TT Thanh toán
TM Tiền mặt
KQKD Kết quả kinh doanh
NHNN Ngân hàng nhà nước
DN Dư nợ
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
Báo cáo thực tập
Lời mở đầu
Sau hơn 20 năm thực hiện đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát
triển, nhu cầu về vốn để đầu tư, phát triển nền kinh tế đang là một vấn đề bức xúc,
mọi nguồn vốn trong và ngoài nước đang được chú ý khai thác để đáp ứng nhu
cầu bức thiết đó.
Trong những năm qua cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước,
Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Sơn đã có rất nhiều cố gắng trong nhiệm vụ


kinh doanh của mình đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế của huyện Thanh Sơn nói
riêng và của tỉnh Phó Thọ nói chung. Kết quả kinh doanh đã mang lại hiệu quả
cao, phát huy là một ngân hàng vững mạnh thực sự là bạn đồng hành của người
nông dân, nông thôn Việt Nam trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất
nước.
Xuất phát từ nhận thức trên, cùng với những kiến thức em đã được học trong
4 năm qua, các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội
đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản về hoạt động ngân hàng, kết hợp với
thực tế mà em đã thực tập tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Thanh Sơn
- tỉnh Phó Thọ, được sự quan tâm giúp đỡ của Ban lãnh đạo cùng với sự chỉ bảo
nhiệt tình của các bác, các cô, chỉ trong phòng kế toán, phòng kinh doanh cùng
các phòng ban khác, đến nay qua 1 thời gian thực tập bản thân em đã biết vận
dụng lý thuyết mình được học ở trường vào thực tế.
Em xin trình bày báo cáo kết quả thực tập tại chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp huyện Thanh Sơn - tỉnh Phó Thọ cụ thể gồm 3 chương sau :
Chương 1: Tổng quan về chi nhánh NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn.
Chương 2: Tình hình hoạt động của NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn.
Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị.
Đây là bài viết mang tính tổng hợp, vì sự hiểu biết của bản thân còn nhiều
hạn chế và thực tế chưa nhiều nên bài viết của em không tránh khỏi những khiếm
khuyết. Em rất mong được sự hướng dẫn, chỉ đạo, đóng góp của các thầy cô giáo
bộ môn, của Ban lãnh đạo, cùng các bác, cô, chỉ NHNNo Thanh Sơn. Đặc biệt,
em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên - cơ TẠ THỊ
KIM DUNG đã giúp đỡ em để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
1
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNNO VÀ

PTNT HUYỆN THANH SƠN
1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH NHNNO & PTNT HUYỆN THANH SƠN - PHÚ
THỌ:
Thanh Sơn là một huyện miền núi nằm ở phía tây của tỉnh Phú Thọ. Nền
kinh tế của huyện còn chậm phát triển, còn mang một tính chất tự cung, tự cấp,
tập quán canh tác cũng như sinh hoạt còn lạc hậu, trình độ dân trí chưa đồng
đều, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ số hộ đói nghèo cao, cơ sở hạ tầng
thấp kém, giao thông đi lại còn khó khăn, và thông tin liên lạc còn hạn chế. Từ
những đặc điểm cơ bản trên đó tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của các
Ngân hàng trên địa bàn huyện.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn tiền
thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam chi nhánh huyện Thanh
Sơn được thành lập từ 01/10/1988. Từ năm 1998 đổi tên là Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn, được thành lập theo quyết
định số 340/QĐNHN0/02 ngày 19/06/1998 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. Có trụ sở chính đúng tại phố Hồng
Sơn - Thị trấn Thanh Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ. Ngân hàng Nông
nghiệp & PTNT huyện Thanh Sơn là một đơn vị hạch toán trực thuộc Ngân
hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh Phú Thọ. Có quyền tự chủ trong kinh doanh
theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghịêp & PTNT Việt nam, có con dấu riêng,
có bảng cân đối tài sản theo qui định của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt
nam, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi của Ngân hàng Nông nghịêp &
PTNT tỉnh.
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
2
Báo cáo thực tập
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn:
Chi nhánh NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn là một chi nhánh Ngân
hàng loại III trực thuộc NHNo & PTNT tỉnh quản lý vì vậy NHNo & PTNT
huyện Thanh Sơn đi vào hoạt động với nhiệm vụ được giao là:

• Huy động vốn: Khai thác nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn,
tiền gửi thanh toán; Phát hành những chứng chỉ nhận tiền, trái phiếu, kỳ phiếu
Ngân hàng; Tiếp nhận các nguồn tài trợ, vốn uỷ thác do Ngân hàng Nông
nghiệp &PTNT tỉnh chuyển xuống.
• Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND; Cho vay ngắn
hạn, trung hạn bằng ngoại tệ (USD); Cho vay cầm cố các chứng từ có giá, cho
vay các chương trình dự án kinh tế và dự án theo chỉ định của Chính phủ.
• Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng: Chuyển tiền bằng điện tử, mua ngoại
tệ, chi trả kiều hối qua dịch vụ Western Union ; Tổ chức kiểm tra, kiểm soát,
báo cáo thống kê theo qui định.
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn:
Điều hành NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn là một đồng chí Giám đốc
và hai đồng chí Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc, đồng thời trực tiếp chỉ
đạo một số phòng nghiệp vụ theo sự phân công của Giám đốc. Điều hành các
phòng nghiệp vụ là các Trưởng phòng. Mỗi phòng có một Phó trưởng phòng
giúp việc. Cụ thể nh sau :
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
3
Báo cáo thực tập
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của NHNNo & PTNT huyện
Thanh sơn có 45 cán bộ ( Đến 31/12/2010 ), có 3 phòng nghiệp vụ đó là :
* Phòng kinh doanh: 12 người
* Phòng kế toán - ngân quỹ: 8 người
* Phòng hành chính nhân sự : 3 người
Và 03 phòng giao dịch trực thuộc NHNNo huþÖn:
+ Phòng giao dịch Hương Cần : 7 người
+ Phòng giao dịch Tam Thắng : 5 người
+ Phòng giao dịch Võ miếu : 7 người
Với cơ cấu tổ chức cùng đội ngũ cán bộ công nhân viên như vậy, NHNNo
& PTNT huyện Thanh Sơn đã đi vào hoạt động có hiệu quả, có ®îc điều đó là

nhờ sự điều hành, quản lý sáng suốt của ban lãnh đạo cùng với sự năng nổ nhiệt
tình của tất cả các phòng ban tham mưu, giúp việc đã tạo cho ban Giám đốc có
những cơ sở vững chắc trong quyết định của mình để duy trì và phát triển các
hoạt động theo đúng chính sách của Đảng và nhà nưíc, theo đúng ®êng lèi phát
triển nền kinh tế - xã hội của địa phương .
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
4
Báo cáo thực tập
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NHNNO
& PTNT HUYỆN THANH SƠN
2.1 Tình hình huy động vốn tại NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn
Với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào trên thị trường thì
vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn kinh doanh. Đặc biệt, với hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng, thì nguồn vốn được coi là công cụ điều hành, giúp Ban
giám đốc hoạch định phương hướng cho các hoạt động kinh doanh khác, từ đó
tăng thu cho Ngân hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động đối với hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng, các cấp quản lý và cán bộ của NHNNo &
PTNT huyện Thanh Sơn đã ra sức thúc đẩy mối quan hệ với các khách hàng
truyền thống, tìm nguồn huy động mới nhằm mở rộng quy mô huy động vốn để
phục vụ cho các hoạt động kinh doanh khác. Kết quả thực hiện công tác huy
động vốn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm 2008 – 2010:
Đơn vị: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Số tiền

2009 so với 2008
Số tiền
2010 so với
2009
+/- % +/- %
1
NV theo đối tượng KH 167,621 199,135 100 18,8 229,064 100 15,03
Tiền gửi TCKT, TCTD 67,121 79,135 12,014 17,9 93,864 14,729 18,6
TG dân cư 100,5 120 19,5 19,04 135,2 15,2 12,7
2
NV theo loại tiền 167,621 199,135 100 18,8 229,064 100 15,03
Nội tệ 154,836 192,792 37,956 24,5 217, 442 24,65 12,8
Ngoại tệ (quy đổi) 12,785 6,343 -6,442 -49,6 11,622 5,279 83,2
3
NV theo thời hạn 167,621 199,135 100 18,8 229,064 100 15,03
Ngắn hạn 77,2 88,815 11,615 15,04 98,564 9,749 11
Trung & dài hạn 90, 421 110,32 19,899 22,01 130,5 20,18 18,29
( Nguồn: Báo cáo KQKD NHNNo&PTNT Thanh Sơn các năm 2008-2010)
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
5
Báo cáo thực tập
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy :
Trong 3 năm qua, tổng NVHĐ không ngừng tăng lên với tốc độ tăng năm
sau cao hơn năm trước. Tổng NVHĐ đến 31/12/2009 đạt 199,135 tỷ đồng, tăng
18,8% ( tương ứng 31,514 tỷ đồng ) so với năm 2008. Tổng NVHĐ năm 2010
tăng 15,3% ( tương ứng 29,929 tỷ đồng ) so với năm 2009.
- Xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo đối tượng KH: Tiền gửi dân cư có sự
tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2009 đạt 120 tỷ đồng, tăng 19,04% ( tương
đương 19,5 tỷ đồng ) so với năm 2008. Năm 2010, tiền gửi từ các tổ chức kinh
tế, tổ chức tín dụng tăng lên 12,7% ( tương ứng 15,2 tỷ đồng ) so với năm 2009.

- Xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo loại tiền: Tỷ trọng tiền gửi bằng VND
khá cao chiếm phần lớn trong tổng số NVHĐ. Nguyên nhân là do lãi suất huy
động VND luôn cao hơn lãi suất huy động ngoại tệ. Trong khi đó, tiền gửi
VND/USD biến chuyển rất ít. Cụ thể: Năm 2009, tiền gửi VND đạt 192,792 tỷ
đồng, tăng 24,5% ( tương ứng 37,956 tỷ đồng ) so với năm 2008. Đặc biệt, năm
2010, tổng NVHĐ bằng VND đã lên tới 217,442 tỷ đồng, tăng 12,8% ( tương
ứng 24,65 tỷ đồng ). Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn đó được thực
hiện có hiệu quả và đúng chủ trương chú trọng công tác huy động nội tệ.
- Xét về cơ cấu nguồn vốn phân theo thời hạn, NVHĐ ngắn hạn năm 2008
đạt 77,2 tỷ đồng, NVHĐ trung và dài hạn đạt 90,421 tỷ đồng. Sang năm 2009,
nguồn vốn ngắn hạn này tăng lên 11,615 tỷ đồng, trong khi NV trung và dài hạn
tăng lên 19,899 tỷ đồng. Năm 2010, 2 NV này vẫn tiếp tục tăng lần lượt ở mức
11% và 18,29% ( tương đương 98,564 tỷ đồng và 130,5 tỷ đồng ). Nguyên nhân
tăng được như vậy là do NV trung và dài hạn lãi suất cao hơn NV ngắn hạn.
Hơn nữa, đây là loại vốn mang tính ổn định, rủi ro thấp nên khuyến khích được
mọi người tham gia. Vì vậy, cần tăng trưởng loại vốn này để phù hợp với mục
tiêu dài hạn của Ngân hàng.
2.2. Công tác sử dụng vốn của NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn:
2.2.1. Tình hình cho vay tại NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn:
Tính đến nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động trọng tâm, đóng góp tỷ
trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Kết quả dư nợ cho vay được
thể hiện qua bảng số liệu sau:
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
6
Báo cáo thực tập
Bảng 2.2: Tình hình dư nợ giai đoạn 2008 – 2010
Đơn vị : Tỷ đồng
STT Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Số tiền

2009/2008
Số tiền
2010/2009
+/- % +/- %
1
Dư nợ theo
thời gian
125,715 149,351 23,636 18,8 171,798 23,943 16,03
Ngắn hạn 50,75 60,058 9,308 18,34 72,046 11,988 19,9
Trung và DH 74,965 89,293 14,328 19,11 99,752 10,459 11,71
2
Dư nợ theo
đối tượng
125,715 149,351 23,636 18,8 171,798 23,943 16,03
Cá nhân 76,236 90,21 13,974 18,32 105,051 4,841 16, 45
TCKT 49,479 59,141 9,662 19,5 66,747 7,606 12,9
3
Dư nợ theo
loại tiền
125,715 149,351 23,636 18,8 171,798 23,943 16,03
Nội tệ 110,095 130,21 20,115 18,2 150,101 19,891 15,3
Ngoại tệ (quy
đổi )
15,62 19 3,321 21,6 21,697 2,697 14,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh năm 2008 – 2010)
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy tình hình dư nợ qua các năm đều tăng
lên. Nguyên nhân là do nguồn vốn huy động tăng lên, nhu cầu vay để đầu tư, để
sản xuất và tiêu dùng cũng ngày càng tăng. Điều này là rất phù hợp. Cụ thể:
- Xét về tình hình dư nợ phân loại theo thời gian: Dư nợ qua các năm tăng
trưởng rất nhanh. Năm 2008, dư nợ ngắn hạn ở mức 50,75 tỷ đồng nhưng sang

năm 2009, mức tăng trưởng này đã ở mức 60,058 tỷ đồng và sang đến năm 2010
đã là 72,046 tỷ đồng. Dư nợ trung, dài hạn qua các năm cũng tăng không kém.
Nó chiếm một tư trọng rất lớn trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Cụ thể là: dư nợ
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
7
Báo cáo thực tập
trung, dài hạn năm 2008 là 74,965 tỷ đồng, năm 2009 tăng 19,11% ( tương
đương 14,328 tư đồng ) so với năm 2008, trong khi đó năm 2010 tăng so với
năm 2009 là 11,71% ( tương ứng với 10,459 tỷ đồng ).
- Xét về tình hình dư nợ phân theo đối tượng: Hoạt động cho vay chính
của NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn là cho vay cá nhân bởi hoạt động cho
vay này ít rủi ro hơn, nguồn thu về cũng nhanh hơn, đảm bảo vòng quay vốn
luôn ổn định. Cụ thể, năm 2008, 2009, 2010 cho vay cá nhân đều chiếm hơn
60% trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Năm 2008 dư nợ là 76,236 tư đồng, năm
2009 tăng 18,32% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 16,45% so với năm 2009.
Hoạt động cho vay các tổ chức kinh tế thấp hơn. Năm 2008 cho vay 49,479 tư
đồng, năm 2009 và 2010 cho vay tăng thêm lần lượt ở mức 19,5% và 12,9%
( tương đương 9,662 tư đồng và 7,606 tư đồng.
- Xét về tình hình dư nợ phân theo loại tiền: Dư nợ cho vay bằng nội tệ là
chủ yếu, ngoại tệ có nhưng không nhiều bởi huyện Thanh Sơn không có nhiều
người nước ngoài sinh sống.
2.2.2. Sự cân đối về quy mô giữa huy động vốn và sử dụng vốn:
Bảng 2.3: Tương quan giữa huy động vốn và sử dụng vốn
( giai đoạn 2008 - 2010 ):
Đơn vị: Tỷ đồng.
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng dư nợ cho vay 125,715 149,351 171,798
Tổng huy động vốn 167,621 199,135 229,064
% Tổng dư nợ cho vay/ Tổng huy động vốn 75% 75% 75%
( Nguồn: Báo cáo HĐKD NHNN

0
&PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn ).
Nguồn vốn huy động của NHNN
0
& PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn
về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đầu tư và cho vay đối với khách hàng trên
địa bàn, tỷ lệ dư nợ cho vay trên huy động vốn nhìn chung là hợp lý ( dưới
80%).
Đầu năm 2008, NHNN
0
& PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn đã tăng vốn
điều lệ từ 200 tỷ đồng lên 570 tỷ đồng. Do vậy, mặc dù lạm phát tăng, với nguồn
vốn tự có dồi dào cộng với nguồn vốn huy động là 167,621 tỷ đồng, tổng dư nợ
cho vay là 125,715 tỷ đồng, chiếm ở mức cao ( Tỷ lệ khoảng 75% trên tổng
nguồn vốn huy động ).
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
8
Báo cáo thực tập
Năm 2009, vốn huy động là 199,135 tỷ đồng, cho vay 149,351 tỷ đồng, tỷ
lệ dư nợ cho vay không hề giảm sút. Thậm chí còn duy trì đều đặn vào năm
2010.
Năm 2010, dư nợ cho vay đạt mức 171,798 tỷ đồng, nguồn vốn huy động
là 229,064 tỷ đồng. Như vậy, dư nợ cho vay chiếm 75% tổng huy động vốn.
Điều này chứng tỏ NHNNo & PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn kinh doanh rất
có hiệu quả. Tình hình huy động vốn và cho vay của Ngân hàng tăng đều qua
các năm đã chứng minh được điều đó.
2.3. Các dịch vụ thanh toán của chi nhánh NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn:
2.3.1. Thanh toán trong nước:
Chi nhánh hiện đó triển khai các phương thức thanh toán trong nước như
thanh toán tiền mặt gồm: Thanh toán trong hệ thống nội bộ ngân hàng, thanh

toán giữa ngân hàng Nhà nước với ngân hàng, thanh toán giữa ngân hàng với
khách hàng; Thanh toán không dùng tiền mặt gồm thẻ ATM, séc, ủy nhiệm
thu/chi, lệnh thu/chi, ngân hàng điện tử (Internet Banking, Mobile Banking,
Telephone Banking, trả lương tự động qua tài khoản).
Bảng 2.4: Doanh thu từ hoạt động thanh toán trong nước.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Doanh thu 1042,1 1860,8 4141,6 818,7 78,6 2280,8 122,6
TT dựng TM 380,7 577,6 1309,5 196,9 51,7 731,9 126,7
TT không dùng TM 661,4 1283,2 2832,1 621,8 94,0 1548,9 120,7
( Nguồn: Báo cáo tình hình HĐKD NHNN
0
& PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn )
Trong những năm qua, thanh toán trong nước đó phát triển mạnh với
doanh thu từ 1042,1 tỷ đồng vào năm 2008 đến 1860,8 tỷ đồng vào năm 2009 và
4141,6 tỷ đồng vào năm 2010. Trong đú, thanh toán dựng tiền mặt tăng lần lượt
vào các năm sau đó là 51,7% và 126,7%, thanh toán không dùng tiền mặt tăng
94% và 120,7%.
Số tiền dịch vụ thanh toán của Ngân hàng như vậy có được là do đó kết
nối thành công hệ thống Banknet vào năm 2008. Tính riêng đến năm 2010 đó có
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
9
Báo cáo thực tập
đến 5.498 thẻ ATM được mở mới, đạt 11,54% kế hoạch tỉnh giao, 3190 khách
hàng đăng ký sử dụng Internet banking, phone banking, mobile banking. Hầu
hết các cơ quan như: trường học, bệnh viện, nằm trong địa bàn huyện và các tổ
chức kinh tế trong huyện đăng ký trả lương qua tài khoản

2.3.2. Thanh toán quốc tế.
Hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh NHNN
0
& PTNT huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ bắt đầu từ năm 2008 bao gồm thanh toán chuyển tiền,
nhờ thu, tín dụng chứng từ.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh:
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
So sánh
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Chuyển tiền 6,08 6,11 7,85 0,03 0,49 1,74 28,48
Nhờ thu 5,23 7,23 17,13 2,00 38,24 9,9 136,93
Tín dụng chứng từ 3,14 9,12 9,64 5,98 190,45 0,52 5,7
Tổng 14,45 22,46 34,62 8,01 55,43 12,16 54,14
(Nguồn: Báo cáo tình hình HĐKD NHNN
0
& PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn)
Hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng NN
0
&PTNT huyện Thanh
Sơn mới đi vào hoạt động được hơn 3 năm và đang trong quá trình hoàn thiện
và phát triển. Trong năm 2008, tổng mức thanh toán quốc tế của chi nhánh đạt
14,45 triệu USD, năm 2009 là 22,46 triệu USD, tăng 8,01 triệu USD ( tương
đương 55,43% ). Đến năm 2010, tổng mức thanh toán là 34,62 triệu USD tiếp
tục tăng trưởng 12,16 triệu USD ( tương đương 54,14% ). Điều này cho thấy các
hoạt động thanh toán của chi nhánh đang có xu hướng phát triển tốt.
2.4. Dịch vụ bảo lãnh:
Hiện ngân hàng đang triển khai các gói dịch vụ bảo lãnh khá đa dạng như

bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh
ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh trả thuế và các bảo lãnh khác. Tổng
doanh số bảo lãnh của chi nhánh ngân hàng đạt 677,9 triệu đồng năm 2008,
giảm còn 649,4 triệu đồng năm 2009, tăng lên 768,3 triệu đồng năm 2010.
Trong đú, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm tỷ trọng
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
10
Báo cáo thực tập
cao nhất qua các năm. Cũn lại các loại bảo lãnh khác chiếm tỷ trọng thấp hơn.
Các gói bảo lãnh đang được chi nhánh tiếp tục hoàn thiện.
2.5. Các dịch vụ khác:
Ngoài các dịch vụ trên, ngân hàng đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các
dịch vụ khác như dịch vụ kho quỹ, tư vấn đầu tư, kinh doanh vàng bạc đỏ quý,
dịch vụ ủy thác và cung cấp thông tin tư vấn. Bước đầu ngân hàng đó được cấp
phép thành lập công ty quản lý quỹ và khai thác tài sản bắt đầu hoạt động vào
tháng 5/2009 để triển khai các hoạt động trên.
2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh:
2.6.1. Kết quả thu nhập:
Bảng 2.6: Kết quả thu nhập các năm 2008 - 2010:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Thu nhập từ hoạt động tín dụng 20,85 39,38 71,19
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 2,67 3,47 5,16
Thu nhập khác 2,59 1,65 1,95
Tổng thu nhập 26,11 44,5 78,3
(Nguồn: Báo cáo HĐKD tại NHNN
0
& PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn)
Tổng thu nhập năm 2009 là 44,5 tỷ đồng, tăng là 18,39 tỷ đồng ( tương ứng
70,43% ) so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng thu nhập là 78,3 tỷ đồng, tăng là

33,8 tỷ đồng ( tương ứng 75,96% ) so với năm 2009. Như vậy, tổng thu nhập của
chi nhánh thời kỳ 2008 - 2009 thấp hơn so với thời kỳ 2009 - 2010, thu nhập chủ
yếu từ hoạt động tín dụng. Ngồi ra, chi nhánh còn thu từ các hoạt động dịch vụ
chủ yếu từ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và dịch vụ bảo lãnh.
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
11
Báo cáo thực tập
2.6.2.Kết quả chi phí:
Bảng 2.7: Kết quả chi phí các năm 2008 - 2010:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Chi phí từ hoạt động tín dụng 11,66 21,53 55,51
Chi phí từ hoạt động dịch vụ 1,47 2,16 4,13
Chi phí khác 1,32 1,64 1,43
Tổng chi phí 14,45 25,33 61,07
( Nguồn: Báo cáo HĐKD của NHNN
0
& PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn )
Tổng chi phí năm 2009 là 25,33 tỷ đồng, tăng là 10,88 tỷ đồng ( tương
ứng 75,29% ) so với 2008 là 14,45 tỷ đồng. Năm 2010, tổng chi phí là 61,07 tỷ
đồng, tăng là 35,74 triệu đồng ( tương ứng 141,1% ) so với năm 2009. Như vậy
chi nhánh thời kỳ 2009 - 2010 phải chi ra nhiều hơn so với thời kỳ 2008 - 2009,
chi phí chủ yếu cho hoạt động tín dụng, ngoài ra còn chi cho việc mở rộng thanh
toán không dùng tiền mặt như mở thêm cây ATM, máy làm thẻ, dịch vụ Internet
banking, máy quẹt vân tay
2.6.3. Chênh lệch thu chi:
Bảng 2.8: Chênh lệch thu chi các năm 2008 - 2010:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Tổng thu nhập 26,11 44,5 78,3

Tổng chi phí 14,45 25,33 61,07
Chênh lệch thu chi 11,66 19,17 17,23
( Nguồn: Báo cáo HĐKD NHNN
0
& PTNT chi nhánh huyện Thanh Sơn )
Ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 tăng đáng kể so
với 2008. Thu nhập tăng, bên cạnh đú chi phí cũng tăng đáng kể do trong thời kỳ
khủng hoảng của nền kinh tế, ngân hàng tăng vốn điều lệ đồng thời tăng quy mô
hoạt động và mở rộng mạng lưới hoạt động, vì vậy chênh lệch thu chi vẫn là số
dương. Năm 2008 chênh lệch thu chi là 11,66 tỷ đồng, năm 2009 chênh lệch thu
chi là 19,17 tỷ đồng. Sang đến năm 2010, chênh lệch thu chi là 17,23 tỷ đồng. Nhìn
chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua các năm đó có hiệu quả tốt.
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
12
Báo cáo thực tập
CHươNG III
Một Số nhận xét và kiến nghị
3.1. Những nhận xét, đánh giá hoạt động huy động vốn của Ngân hàng
Nông nghiệp và PTNT huyện Thanh sơn:
3.1.1. Kết quả đạt được:
Trong những năm qua, dưới sự chỉ đạo của NHNNo & PTNT tỉnh Phó Thọ
cùng với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể CBCNV trong đơn vị,
NHNNo & PTNT huyện Thanh Sơn đã thu được những kết quả tương đối tốt.
Lợi nhuận qua các năm 2008 là 11,66 tư đồng, năm 2009 là 19,17 tư đồng,
tăng lên 7,51 tư đồng ( tương đương 64,74% ),nhưng sang năm 2010 chỉ đạt
17,23 tư đồng, giảm 1,94 tư đồng ( tương đương -10,12% ). Đây là kết quả
tương đối khả quan bởi năm 2009 so với năm 2008, Ngân hàng kinh doanh đã
có lãi tăng rất nhiều, năm 2010 so với 2009 tuy lợi nhuận có giảm, song nếu so
với năm 2008 thì lợi nhuận vẫn tăng lên đáng kể là 5,57 tư đồng ( tương đương
47,77% ).

Nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm 2008 là 167,621 tư đồng,
năm 2009 là 199,135 tư đồng, tăng 31,514 tư đồng ( tương đương 18,8% ), năm
2010 là 229,064 tư đồng, so với năm 2009 tăng 29,929 tư đồng ( tương đương
15,03% ). Đây cũng là kết quả đáng khích lệ, cần phát huy hơn nữa trong những
năm tiếp theo.
Dư nợ cho vay của Ngân hàng tăng đều đặn và ổn định qua các năm, cụ thể
năm 2008 là 125,715 tư đồng, năm 2009 là 149,351 tư đồng, tăng 23,636 tư
đồng ( tương đương 18,8% ), năm 2010 là 171,798 tư đồng, tăng 22,447 tư đồng
( tương đương 15,03% ).
Qua các kết quả đạt được ở trên, ta thấy Ngân hàng đã làm tốt công tác
khách hàng và marketing để có thể giữ được các khách hàng truyền thống, đồng
thời đưa thêm một số đơn vị có nguồn gửi thanh toán về hoạt động tại Ngân
hàng giúp đưa nguồn tiền không kì hạn tăng trưởng cao hơn. Ngân hàng đã dần
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
13
Báo cáo thực tập
kết hợp hài hòa các hình thức huy động cho phù hợp với yêu cầu của thị trường,
vừa đảm bảo thu lợi nhuận, vừa đảm bảo tính an toàn.
Qua phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn chúng ta thấy hoạt động này
những năm qua đã có nhiều thay đổi về kết cấu nguồn vốn huy động, từ đó đem
lại những kết quả khả quan.
Hằng năm, ngay từ đầu năm chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp
và Nông thôn huyện Thanh Sơn đã xây dựng mục tiêu và chiến lược kinh doanh
nhằm không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh
với phương châm tập trung khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi một cách có hiệu
quả trong mọi thành phần kinh tế để đáp ứng những nhu cầu vốn tín dụng ngày
càng tăng các ngành thành phần kinh tế trên địa bàn ( đáp ứng được 58% nhu
cầu tín dụng). Sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn tạo lợi thế cho
đơn vị trong việc cho vay nhu cầu vốn trung và dài hạn. Nguồn vốn tiền gửi có

kỳ hạn có tốc độ tăng trưởng cao, nhất là đối với tiền gửi của các tầng lớp dân,
từ đó đã tạo ra sự ổn định của nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư.
Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn dài tăng lên cả số dư và tư trọng tuy chưa
theo kịp sự điều chỉnh của cơ cÂu dư nợ cho vay nhưng là sự chuyển dịch khá
tích cực cho thấy đơn vị chỉ trọng hơn việc huy động vốn trung và dài hạn.
Trước diễn biến của nền kinh tế, việc dự toán lãi suất có nhiều thay đổi trong
năm 2009, cũng như tình nguồn vốn các Ngân hàng thương mại căng thẳng,
NHNNo Thanh Sơn đã duy trì cơ cÂu nguồn vèn trong đó nguồn vốn có kỳ hạn
chiếm tư trọng lớn tạo ra lợi thỊ ổn định vững chắc lâu dài trong kinh doanh
cũng như khả năng thanh toán của Ngân hàng .
3.1.2. Một số hạn chế và tồn tại:
Qua 3 năm hoạt động gần đây, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn huyện Thanh Sơn đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ
trong lĩnh vực huy động vốn . Tuy vậy trên thực tế vốn nhàn rỗi trong dân cư
vẫn còn mà Ngân hàng chưa huy động được, điều đó khẳng định chính sách huy
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
14
Báo cáo thực tập
động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh
Sơn vẫn còn những hạn chế cần phải khắc phục đó là:
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
15
Báo cáo thực tập
* Về qui mô nguồn vốn thu hẹp:
Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thanh Sơn
trong những năm qua tuy có tăng trưởng nhưng gần đây có chiều hướng chưa ổn
định vững chắc.
Chỉ tiêu nguồn vốn bình quân mỗi cán bộ theo kế hoạch đề ra 6,5 tư
đồng/người, song trong ba năm qua đều chưa đạt mà chỉ ở mức từ 4,4 tư đến 5,5
tư đồng / người so với một số NHNNo huyện trên địa bàn tỉnh thì NHNo Thanh

Sơn có số dư nguồn vốn bình quân đầu người thấp .Với bất lợi về quy mô kinh
doanh ngoài việc khó khăn trong thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn lâm vào tình trạng
thường xuyên thiếu vốn để cho vay .
* Về cơ cấu nguồn vốn chưa đa dạng:
Xét cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng: nguồn vốn huy động trên
địa bàn dựa nhiều vào tiền gửi khách hàng nh tiền gửi không kỳ hạn của Kho
bạc Nhà nước, các đơn vị kinh tế… Khi nguồn vốn này biến động thường có sự
sụt giảm lớn ảnh hưởng trực tiếp đến cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn nên cần
mở rộng hơn nữa để tăng số lượng khách hàng gửi tiền từ đó tạo sự ổn định của
nguồn vốn này.
Trong cấu trúc thời hạn của nguồn vốn chúng ta đã thấy Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn sử dụng lượng lớn vốn ngắn
hạn để cho vay trung và dài hạn.
* Hình thức huy động chưa phong phú:
Việc đa dạng hóa các hình thức các huy động vốn, các loại dịch vụ chưa
phong phú, còn đơn điệu, phần lớn các hình thức truyền thống, chưa thực hiện
được việc dịch vụ chọn gói trong khi tốc độ phát triển nhanh chóng các hoạt
động của Ngân hàng điện tử, hệ thống thanh toán, dịch vụ Ngân hàng tại nhà
không còn xa lạ với người dân nữa. Mạng lưới huy động vốn tuy đã được mở
rộng, nhưng còn phụ thuộc vào cơ sở vật chất,hạ tầng của huyện miền núi còn
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
16
Báo cáo thực tập
nghèo, tác phong giao tiếp của các nhân viên Ngân hàng chưa thực sự khảng
định khách hàng gửi tiền là " Thượng đế ".
* Lĩnh vực thông tin tiếp thị về Ngân hàng chưa tạo lòng tin với khách:
Nhìn chung dân chúng chưa có được lòng tin vững vàng cũng như sự
hiểu biết chưa đầy đủ về Ngân hàng với nguyên nhân: Việc đầu tư vật chất trí
tuệ cho công tác tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường chưa thoả đáng

.Việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động như công tác tuyên truyền, quảng
cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa dạng chẳng hạn chưa có những
bảng thông báo, chỉ dẫn về các loại hình dịch vụ, lãi suất huy động, cho vay,
v.v còn mang tính chất làm theo đợt theo chỉ đạo của Ngân hàng Nông nghiệp
tỉnh Phó Thọ.
* Lãi suất chưa hấp dẫn:
Lãi suất tiền gửi chưa hợp lý, quá cao so với yêu cầu hạch toán kinh tế
của các doanh nghiệp vay vốn, quá thấp so với yêu cầu có lãi và bảo đảm giá trị
tiền gửi của người gửi tiền, hơn nữa lãi suất chưa hấp dẫn, chưa linh hoạt " mềm
" để có thể đồng thời cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín
dụng khác bằng lãi suất và chất lượng dịch vụ.
3.1.3.Nguyên nhân tồn tại:
Nguyên nhân đạt được kết quả trên là do đơn vị áp dụng đồng bộ các
chính sách ưu đãi, chính sách đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ, chính sách giá
cả linh hoạt và các biện pháp tổ chức kỹ thuật, bảo mật thông tin cho khách hàng
. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn có chiến
lược khách hàng được thực hiện phù hợp với thực tiễn địa phương , không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng, tổ chức mạng lưới rộng khắp, gần
khách hàng , luôn giáo dục đào tạo đội ngũ cán bộ với trình độ chuyên môn,
khả năng giao tiếp ngày càng nâng lên, có thái độ phục vụ hoà nhã, thân thiện và
chu đáo.
3.2. Một số kiến nghị:
3.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ:
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
17
Báo cáo thực tập
Chính phủ có những chính sách hỗ trợ cần thiết, định hướng quảng bá
thông tin ngân hàng hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lý
nghiêm khắc những trường hợp lừa đảo qua ngân hàng v.v…
Nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện các chính sách về quyền sử dụng

đất và quyền chuyển nhîng đất sao cho cung cầu đất phù hợp nhu cầu thực tế
tránh tình trạng đầu cơ trục lợi nâng giá đất làm hạn chế khả năng huy động vốn
của ngân hàng.
3.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước:
NHNN cần tăng cường sự chỉ đạo tích cực, hỗ trợ mạnh mẽ cho các bộ
phận của ngân hàng. Chẳng hạn liên kết với các phương tiện truyền thông xây
dựng một vài chương trình định kỳ, giới thiệu dưới nhiều hình thức khác nhau,
những đổi mới của hệ thống ngân hàng giúp công chóng hiểu, biết rõ, dần tiếp
cận, củng cố lòng tin và giao dịch với ngân hàng.
NHNN cần hình thành cơ chế điều hành lãi suất, cùng với nghiệp vụ thị
trường mở theo hướng khuyến khích các NHTM vay mượn lẫn nhau trên thị
trường trước khi tiếp cận nguồn vốn NHNN.
NHNH cần tiến hành những cuộc khảo sát về phản ứng của các thành viên
thị trường (bao gồm cả dân chúng và các doanh nghiệp) trước những thay đổi
chính sách của cơ quan quản lý NN, nhất là lĩnh vực tiền tệ - cơ sở quan trọng
để nhận định về cơ chế tác động của chính sách tiền tệ đến thị trường.
3.2.3 Kiến nghị đối với NHNNo & PTNT tỉnh Phó Thọ:
Chi nhánh NHNNo & PTNT là đơn vị thuộc địa bàn miền núi, việc huy
động vốn luôn gặp khó khăn. Vì vậy, đề nghị NHNNo tỉnh Phó Thọ quan tâm,
tạo điều kiện giúp đỡ cho Ngân hàng cơ sở trong việc sử dụng các loại nguồn
vốn của NH cấp trên để Chi nhánh đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu vay
vốn phát triển trên địa bàn, nhất là các nhu cầu cho vay phục vụ cho phát triển
nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ.
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
18
Báo cáo thực tập
Kết luận
Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn
huyện Thanh Sơn em đã được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của ban
giám đốc và các phòng ban chuyên đề cùng các bác, cô, chỉ trong cơ quan cũng

như sự chỉ bảo tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa tài chính- ngân
hàng trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội để em hoàn thành tốt
chương trình thực tập của nhà trường đề ra.Qua thời gian thực tập cùng với kiến
thức đã được học tập ở trong trường đã giúp ích rất nhiều cho em trong nghiệp
vụ chuyên môn cũng như trang bị cho em thêm cơ sở lý luận vững chắc để em
ngày càng hoàn thiện về nghiệp vụ chuyên môn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao .
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, tạo điều kiện của các
thầy, cô giáo Khoa Tài chính- Ngân hàng trường Đại học Kinh Doanh và Công
Nghệ Hà Néi, cùng với ban lãnh đạo, các cô chỉ CBCNV Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Thanh Sơn. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô
giáo: GV. Tạ Thị Kim Dung đã rất nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành tốt chương
trình thực tập này./.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thanh Sơn, ngày 25tháng 11năm 2011.
Người viết báo cáo
Bùi Thị Hương Chi
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
19
Báo cáo thực tập
SV: Bùi Thị Hương Chi Lớp: TC10
20

×