Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐẠT GIẢI CẤP TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.88 KB, 15 trang )

“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI

PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN HỌC SINH
LÀM VIỆC THEO NHÓM
(Môn Ngữ Văn 6)
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ .
1/ Tính cấp thiết của vấn đề
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cần thiết và đang
được tất cả các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên trong toàn ngành giáo dục
quan tâm và thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mặc dù đã được học
tập và bồi dưỡng song trên thực tế không phải bất cứ người giáo viên, cán bộ
nào cũng làm tốt theo tinh thần đổi mới đó.
Là một người giáo viên gần mười năm trực tiếp giảng dạy tại trường THCS
Tân Phú, qua các khối lớp (6 đến 9) và nhất là khi giảng dạy tại các điểm vệ
tinh ấp Đầu Nai, Tapasa(Xã Tân Phú – Thới Bình ) tôi nhận thấy học sinh trong
này thiệt thòi về mọi mặt, phần lớn các em tỏ ra nhút nhát, thiếu sự tự tin và sự
nhận thức trong bài học còn rất yếu. Sự cần thiết trong các tiết học cũng nên cho
học sinh được phát huy hết khả năng của mình thông qua quá trình trao đổi
nhóm học tập, qua đó tôi nhận thấy được những học sinh tích cực và không tích
cực, những em còn nhút nhát hoặc do hổng kiến thức tôi sẽ phát hiện và bồi
dưỡng thêm. Thông qua việc trao đổi nhóm các em thấy được sự hứng thú, tự
tin làm chủ kiến thức, sự gắn bó và tạo một môi trường thân thiện.
Phương pháp thảo luận nhóm luôn được xem là phương pháp dạy học tích
cực. Nó thúc đẩy sự tự giác, chủ động, sáng tạo. Qua đó tạo sân chơi lý thú và
bổ ích cho học sinh phù hợp với tinh thần đổi mới của ngành và của đơn vị.
Về phía cá nhân đang giảng dạy môn Ngữ văn tôi đánh giá cao phương pháp
này và cho rằng việc hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm cần được tiến
hành một cách thường xuyên, không có sự phân biệt theo tiết học và cả vùng
miền vì xét thấy mỗi bài học đều có những vấn đề, khía cạnh…cần được trao


đổi, thảo luận để học sinh tự rút ra những quan điểm, bài học một cách thật tự
nhiên và hữu ích. Mặt khác các em cũng đang được tiếp cận với xã hội ngày
một văn minh, hiện đại đòi hỏi con người không ngừng phát huy tính tự chủ,
năng động và sáng tạo…thì việc làm quen và áp dụng phương pháp này cũng là
vấn đề tất yếu, thiết thực.
Mặt khác trường THCS Tân Phú nằm trên địa bàn không thuận tiện, khó
khăn trong việc duy trì sĩ số, môi trường học tập chưa đủ lôi cuốn và tạo niềm
tin cho học sinh và phụ huynh. Xuất phát từ nhu cầu thực tế nhà trường đang
từng bước khắc phục khó khăn trước mắt và tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao
- 1 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
chất lượng dạy và học, từng bước đẩy lùi tình trạng dạy và học theo kiểu thụ
động, thiếu sự sáng tạo và không thu hút được học sinh.
Dựa vào thực trạng của cán bộ giáo viên đang trực tiếp làm công tác giảng
dạy trong và ngoài đơn vị, được sự hướng dẫn và chỉ đạo cụ thể của lãnh đạo
nhà trường, bản thân tôi rất tâm đắc đã và đang áp dụng “Phương pháp hướng
dẫn học sinh làm việc theo nhóm”trong quá trình giảng dạy cũng thấy rất hiệu
quả.
2/ Đối tượng và phạm vi
- Đối tượng : là học sinh lớp 6 Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà
Mau.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Cách tổ chức và hướng dẫn nhóm làm việc.
+ Đưa ra những câu hỏi và tình huống “có vấn đề ”, qua đó học sinh trao
đổi.
+ Khắc phục tình trạng học thụ động, thiếu sự cộng tác.
3/ Mục đích nghiên cứu
- Đưa ra những biện pháp và hướng dẫn học sinh học tập một cách tích cực
và chủ động, có niềm tin và yêu quý môn học, đạt kết quả cao trong việc học tập

bộ môn.Từ đó hướng phấn đấu, chuẩn bị tâm thế cho các môn học khác.
4/ Kế hoạch nghiên cứu
- Nắm bắt thực trạng của học sinh.
- Thể hiện thành đề tài.
- Áp dụng trong giảng dạy chương trình sách giáo khoa( lớp 6).
- Đánh gia, rút kinh nghiệm cho các năm học sau.
B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/ Nội dung và biện pháp thực hiện
1/ Nội dung
Hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm không phải là công việc dễ dàng,
không phải người giáo viên cứ quy định số lượng và cho học sinh làm việc theo
ý đồ của mình là thành công. Muốn làm tốt thì đòi hỏi người giáo viên trực tiếp
giảng dạy cần nắm vững từng đối tượng trong môn mình dạy, kể cả việc nắm
bắt tâm sinh lý lứa tuổi để có cách ứng xử cho phù hợp, biết được tâm tư và
nguyện vọng của các em. Ngoài ra người giáo viên cũng cần lựa chọn các nhóm
sao cho có sự hài hòa về khả năng nhận thức, phát huy vai trò của nhóm trưởng,
các thành viên. Để phát huy hết khả năng của học sinh trong nhóm là giáo viên
trực tiếp giảng dạy tôi đã thực hiện:
- Thứ nhất: Cần huy động tất cả các thành viên trong nhóm cùng tham gia và
phải phát huy tinh thần tự giác, tích cực trong các hoạt động, đoàn kết, kích
thích sự suy nghĩ của mỗi cá nhân.
- Thứ hai: Các thành viên tham dự trong nhóm nên tập trung vào sự hướng
dẫn( nhóm trưởng, giáo viên) và bám sát vào một chủ đề để cùng tìm ra giải
pháp cho chủ đề đó.
- 2 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
- Thứ ba: Hoạt động nhóm cần diễn ra một cách nhịp nhàng, tránh sự lộn
xộn, mất thời gian.
* Có những dạng nhóm sau :

- Nhóm cùng công việc: Tất cả các nhóm đều giải quyết chung một công việc,
cùng nhiệm vụ mà có thể mỗi nhóm sẽ có cách tiếp cận vấn đề khác nhau.
- Nhóm theo vị trí công việc: Được áp dụng khi nhiệm vụ chung được phân
chia thành nhiều nhiệm vụ nhỏ để rồi cuối cùng các nhóm sẽ cùng đưa ra các
giải pháp và chúng được tập hợp sau khi kết thúc quá trình làm việc theo nhóm.
* Sự chuẩn bị: Để làm tốt phương pháp trên người giáo viên cũng cần có
sự chuẩn bị thật chu đáo trước tiết học, ngoài kiến thức giáo viên cũng cần
chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh.
2/ Biện pháp thực hiện
2.1/ Các bước triển khai “Phương pháp hướng dẫn học sinh làm
việc theo nhóm”:
* Gồm 5 bước:
1.Bước 1- Hướng dẫn chung:
- Giáo viên giới thiệu, giải thích rõ công việc mà các em sẽ thực hiện khi làm
việc nhóm để các em hình dung ra công việc của mình cần phải làm. Giáo viên
tùy theo từng bài để ghi những nội dung làm việc ra phiếu và phát cho từng
nhóm, giúp thuận tiện cho các nhóm trao đổi, nhận xét.
- Nêu cách thức, điều kiện làm việc, cung cấp các thông tin liên quan, thông báo
công việc của giáo viên và ấn định thời gian làm việc chung;
2. Bước 2 - Chia nhóm, giao việc:
- Xác định số lượng thành viên phù hợp với yêu cầu làm việc. Có thể chia theo
cách ngẫu nhiên(chỗ ngồi) hoặc theo sở thích, năng lực của người học;
- Cung cấp những câu hỏi định hướng quá trình làm việc của nhóm.
3.Bước 3 - Hoạt động trong nhóm:
- Các nhóm cùng bắt tay vào công việc cụ thể, tranh luận, đưa ý kiến, thống
nhất.
- Giáo viên tham gia quản lý và định hướng, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
4. Bước 4 - Trình bày kết quả, tranh luận:
- Mỗi nhóm cử ra một thành viên trình bày kết quả làm việc trong nhóm. Các
nhóm khác cùng tham gia đóng góp ý kiến và tham gia tranh luận.

5. Bước 5 - Tổng hợp:
- Giáo viên sau khi nghe xong các ý kiến tranh luận giữa các nhóm thì tổng hợp
lại, bổ sung và rút ra kết luận.
2.2/ Cách tiến hành cụ thể
2.2.1/ Trường hợp thảo luận trên phiếu có ghi các câu hỏi và hướng
dẫn trả lời .
Bài “Ngôi kể trong văn tự sự”(Môn Ngữ Văn 6, tuần 9, tiết 33/HKI
thuộc phân môn Tập làm văn):
* Hướng dẫn
- 3 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
- Để tiến hành trước hết người giáo viên cần có sự chuẩn bị các câu hỏi
liên quan đến nội dung bài học, các câu hỏi cần theo trình tự và được sắp xếp
một cách thật hợp lý. Bên cạnh đó cần đưa nội dung câu hỏi lên phiếu và hướng
dẫn cho học sinh trao đổi và ghi kết quả lên phiếu.
* Thực hiện:
- Phát phiếu và giao nhiệm vụ. Sau khi học sinh thảo luận xong giáo viên
mới tiến hành cho các nhóm tham gia phát biểu(cử đại diện lên trình bày), các
nhóm khác cùng tham gia tranh luận, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc chưa
rõ…
- Trên cơ sở đó người giáo viên uốn nắn và sửa chữa, tổng hợp các ý kiến
và kết luận.
Hoạt động của giáo viên Học sinh
Bước 1: Hướng dẫn chung
- Phát phiếu trao đổi và HD học sinh
làm việc theo yêu cầu :
+ Đọc thông tin
+ Trả lời theo phiếu theo trình tự(gồm 6
câu)

+ Cử đại diện trình bày
+ Bổ sung và tranh luận
Bước 2: Chia nhóm, giao việc
- Chia theo chỗ ngồi theo nhóm 4
em(mỗi nhóm có một phiếu)
- Giao việc(điền các thông tin còn thiếu
và trả lời theo trình tự theo phiếu)
- Ấn định thời gian trao đổi
Bước 3: Cho HS làm việc theo nhóm
- Quản lý và định hướng
- Hỗ trợ khi cần thiết
- Nhắc nhở, động viên
Bước 4: Cho HS trình bày kết quả
- Nghe và thu thập các thông tin
- Bổ sung và kết luận
Bước 5: Tổng hợp kết quả
- Nhắc lại kiến thức trọng tâm
- Nghe thông tin và thực hiện theo
yêu cầu của GV
- Nhóm trưởng và các thành viên
lắng nghe và tiếp nhận công việc
sẽ làm.
+ Ngôi kể và dấu hiệu
+ Nhận diện người kể xưng “tôi”
(tác giả hay dế mèn)
+ Ngôi kể nào hạn chế ngôi nào
không
+ Thay ngôi kể và nhận xét
+ Chọn ý đúng và nhận xét
- Nhóm trưởng và các thành viên

cùng tham gia tranh luận và thảo
luận vấn đề có trong phiếu.
- Đưa ra ý kiến để nhóm trưởng
tổng hợp và thống nhất chung.
- Nhóm trưởng hoặc đại diện trong
các nhóm trình bày
- Các nhóm khác sẽ bổ sung, góp ý
kiến
- Nghe thông tin tổng hợp và ghi
- 4 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
- Bổ sung và kết luận những kiến thức
còn thiếu hoặc sửa sai
chép
PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VÀ TRAO ĐỔI NHÓM
(Áp dụng cho bài trên)
Nhóm bạn : …………………………….
Hướng dẫn trả lời :
Câu a/
- Đoạn 1 kể theo ngôi:
……………………………………
- Dựa vào dấu hiệu:
……………………………………………………………………………………
Câu b/
- Đoạn 2 kể theo ngôi:
……………………………………………………………………………………
- Dựa vào dấu hiệu:
……………………………………………………………………………………
- Người xưng “tôi” trong đoạn 2 là nhân vật:

……………………………………………………………………………………
Câu d/
- Trong hai ngôi kể trên(thứ nhất và thứ ba) :
+ Ngổi kể:………………………không bị hạn chế ……………………………
+ Ngôi kể ……………… bị hạn chế vì chỉ kể được những gì mình biết và trải
qua.
Câu đ/
- Thay “Tôi” = “Dế Mèn” và rút ra nhận xét về đoạn văn.
……………………………………………………………………………………
Câu e/
- Chọn một trong hai ý và giải thích.
* Đổi được:
……………………………………………………………………………………
* Không đổi được:
……………………………………………………………………………………
2.2.2/ Trường hợp thảo luận trên phiếu có cho sẵn dữ liệu(văn
bản, đoạn văn…) và có câu hỏi và hướng dẫn trả lời kèm theo.
Áp dụng cho bài “ Phương pháp tả người”(Môn Ngữ văn 6,
phân môn Tập làm văn lớp 6, tiết PPCT 92, tuần 24/ HKII):
* Hướng dẫn:
- Đây là bài có 3 đoạn văn nếu không có phương pháp tốt rất có thể
người giáo viên sẽ không đạt kết quả như mong muốn. Để tiết kiệm thời gian
- 5 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
trước hết cần đưa dữ liệu lên phiếu và kết hợp ghi câu trả lời theo mẫu có sẵn.
Muốn vậy giáo viên cần hướng dẫn cho các em đọc dữ liệu và ghi nhớ các chi
tiết, thông tin liên quan…sau đó kết hợp nghe hướng dẫn của giáo viên trong
việc thảo luận và trao đổi trong nhóm. Các nhóm cần thấy được nhiệm vụ trong
nhóm mình để công việc diễn ra thật nhịp nhàng tránh mất thời gian.

* Thực hiện
- Phát phiếu và giao nhiệm vụ. Sau khi học sinh thảo luận xong
giáo viên mới tiến hành cho các nhóm tham gia phát biểu(cử đại diện lên trình
bày), các nhóm khác cùng tham gia tranh luận, bổ sung nội dung còn thiếu hoặc
chưa rõ…
- Trên cơ sở đó người giáo viên uốn nắn và sửa chữa, tổng hợp các
ý kiến và kết luận.
PHIỂU TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN
Nhóm bạn : Nhiệm vụ : Đọc và trả lời
Đoạn 1(Nhóm 1)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Đoạn 1/
Câu a/ Đoạn văn trên miêu tả nhân vật :
……………………………………………………………………………………
+ Người tả có đặc điểm nổi bật (hình dáng, tính cách, cơ thể…):
…………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
* Những từ ngữ và hình ảnh dùng để miêu tả nhân vật :
+ Từ ngữ miêu tả:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
+ Hình ảnh miêu tả :
……………………………………………………………………………………
Câu b/ Đoạn văn trên tả (chân dung hay tả người gắn với công việc ) :
……………………………………………………………………………………
* Yêu cầu:
+ Lựa chọn chi tiết:
……………………………………………………………………………………
- 6 -

Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
Đoạn 1/ Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn
cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn
sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư
đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết
nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ. (Võ Quảng)
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
+ Lựa chọn hình ảnh:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
PHIỂU TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN
Nhóm bạn : Nhiệm vụ : Đọc và trả lời
Đoạn 2 (Nhóm 2)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Đoạn 2/
Câu a/ Đoạn văn trên miêu tả nhân vật :
+ Người tả có đặc điểm nổi bật (hình dáng, tính cách, cơ thể…):
……………………………………………………………………………………
* Những từ ngữ và hình ảnh dùng để miêu tả họ :
+ Từ ngữ miêu tả :
……………………………………………………………………………………
+ Hình ảnh miêu tả :
……………………………………………………………………………………
Câu b/ Đoạn văn trên tả (chân dung hay tả người gắn với công việc ) :
……………………………………………………………………………………
* Yêu cầu:
+ Lựa chọn chi tiết:
……………………………………………………………………………………
+ Lựa chọn hình ảnh: ……………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
- 7 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
Đoạn 2/ Cai Tứ là một người đàn ông thấp và gầy, tuổi độ bốn lăm, năm
mươi. Mặt lão vuông nhưng hai má hóp lại. Dưới cặp lông mày lổm chổm
trên gò xương, lấp lánh đôi mắt gian hùng. Mũi lão gồ sống mương dòm
xuống bộ râu mép lúc nào cũng hình như cố giấu diếm, đậy điệm, cái mồm
toe toét tối om như cửa hang, trong đó đỏm đang mấy chiếc răng vàng hơṃ
của.(Lan Khai)
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
PHIỂU TRAO ĐỔI VÀ THẢO LUẬN
Nhóm bạn : Nhiệm vụ : Đọc và trả lời
Đoạn 3 (Nhóm 3)
TRẢ LỜI CÂU HỎI
Đoạn 3/
Câu a/ Đoạn văn trên miêu tả nhân vật :
……………………………………………………………………………………
- 8 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau

Đoạn 3 Ông đô già người sở tại, khăn chùng, áo dài ngồi cầm trịch, giơ
cao chiếc dùi trống sơn son gõ mạnh xuống mặt trống ba tiếng thật đanh, thật
giòn tỏ ý nhận lời. Quắm Đen quay ra đứng giữa sới. Ngay lúc ấy, ông Cản
Ngũ cũng từ trên thềm cao bước xuống. Tiếng reo hò bốn phía tức thì nổi lên
ầm ầm.
Ngay nhịp trống đầu, Quắm Đen đã lăn xả vào ông Cản Ngũ đánh ráo
riết. Rõ ràng là anh muốn dùng cái sức lực đương trai của mình lấn lướt ông
ta và muốn hạ ông ta rất nhanh bằng những thế đánh thật lắt léo, hóc hiểm.
Anh vờn tả, đánh hữu, dứ trên, đánh dưới, thoắt biến, thoắt hóa khôn lường.
Trái lại, ông Cản Ngũ thì xem ra có vẻ lại lờ ngờ, chậm chạp; dường như ông
lúng túng trước những đòn đánh liên tiếp của Quắm Đen. Hai tay ông lúc nào
cũng thấy dang rộng ra , để sát xuống mặt đất , xoay xoay chống đỡ. Keo vật
xem chán ngắt[…]. Ông Cản Ngũ bỗng bước hụt, mất đà chúi xuống. Quắm
Đen đã như một con cắt luồn qua hai cánh tay ông Cản Ngũ ôm lấy một bên
chân ông, bốc lên. Người xem bốn phía xung quanh reo hò ồ cả lên. Thôi thế
là ông Cản Ngũ ngã rồi, nhất định ngã rồi, có khỏe bằng voi thì cũng phải
ngã.
Tiếng trống vật dồn lên, gấp rút, giục giã. Ông Cản Ngũ vẫn chưa ngã.
Ông đứng như cây trồng giữa sới trước những cặp mắt kinh dị của người
xem. Còn Quắm Đen thì đang loay hoay gò lưng lại, không sao bê nổi cái
chân ông Cản Ngũ. Cái chân tựa bằng cây cột sắt, chứ không phải là chân
người nữa.
Ông Cản Ngũ vẫn đứng nghiêng mình nhìn Quắm Đen mồ hôi, mồ kê
nhễ nhại dưới chân. Lúc lâu, ông mới thò tay xuống nắm lấy khố Quắm Đen
nhấc bổng anh ta lên, coi nhẹ nhàng như ta giơ con ếch có buộc sơi dây
ngang bụng vậy.
Các đô ngồi quanh sới đều lặng đi trước thần lực ghê gớm của ông Cản
Ngũ. Thôi thế là Quắm Đen bại rồi. Keo vật bị đánh bại một cách nhục nhã,
cay đắng quá chừng.(Kim Lân)


“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
+ Người tả có đặc điểm nổi bật (hình dáng, tính cách, cơ thể…):
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
* Những từ ngữ và hình ảnh dùng để miêu tả họ :
+ Từ ngữ miêu tả :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
+ Hình ảnh miêu tả :
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Câu b/ Đoạn văn trên tả (chân dung hay tả người gắn với công việc ) :
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
* Yêu cầu:
+ Lựa chọn chi tiết:
……………………………………………………………………………………
+ Lựa chọn hình ảnh:
……………………………………………………………………………………
Câu c/ Bố cục như sau :
+ MB: Từ đầu đến ……………………………….; Nội dung :………………….

+ TB: Tiếp theo đến …………………; Nội dung : …………………………….
+ KB: Còn lại………… ; Nội dung :…………………………………………….
………………………………………………
* Lưu ý : tùy vào số lượng học sinh để chia nhóm cho phù hợp.
2.2.3/ Trường hợp thảo luận không cần phiếu
Áp dụng cho các bài học gặp tình huống “có vấn đề”, đây cũng là
cách trao đổi và thảo luận không cần phát phiếu và cũng không mất quá
nhiều thời gian hướng dẫn và chuẩn bị.

* Hướng dẫn
- Trong mỗi bài học hầu hết có những câu hỏi “tình huống”, đó là
những câu hỏi bên trong hoặc ngoài “sách vở” – những câu hỏi mang tính vận
dụng thực tế từ vốn hiểu biết của học sinh. Chính vì thế khi gặp những câu hỏi
loại đó người giáo viên cũng cần dành cho học sinh khoảng thời gian nhất định
để các em cùng tham gia tranh luận, trao đổi…
* Thực hiện
- Ngoài vấn đề nêu câu hỏi hay vận dụng ngay câu hỏi trong sách
giáo khoa thì giáo viên cũng cần hướng dẫn cho các em trao đổi và thảo luận
ngay trong bàn hoặc nhóm của mình sau đó các em cùng cử đại diện trình bày ý
kiến, bổ sung và giáo viên tổng hợp lại và nhận xét, kết luận. Để khuyến khích
giáo viên cũng nên động viên và cho điểm để các em hứng thú trong học tập.
Lấy ví dụ : Bài “ Cây tre Việt Nam”- Thép Mới(Ngữ văn 6/HKII,
tuần 29, tiết PPCT 109. Trong bài này giáo viên cho học sinh tham gia thảo
- 9 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
luận câu 4(SGK/99), hoặc câu liên hệ thực tế : Có ý kiến cho rằng “Trong thời
đại khoa học ngày nay, việc sử dụng tre không còn quan trọng và phổ biến như
trước nữa, vì thế cây tre có sự xa cách với con người Việt Nam”. Em có suy
nghĩ như thế nào?
Hoặc bài “ Dế Mèn phiêu lưu kí” – Tô Hoài(Ngữ văn 6/HKII, tuần
20, tiết PPCT 73&74). Đối với bài này giáo viên có nhiều câu hỏi liên hệ như:
Có em học sinh đánh giá cái chết của Dế Choắt là xứng đáng vì đó là hậu quả
của cách sống “nông cạn” cả trong suy nghĩ và hành động. Em có đồng ý
không, vì sao ?
* Lưu ý: Khi tiến hành thảo luận nhóm cần quy định khoảng thời
gian để các em chủ động, ngoài ra giáo viên kiểm tra nhắc nhở và khuyến khích
động viên để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
2.3/ Phương pháp làm việc theo nhóm được cụ thể hóa bằng sơ đồ

(minh họa) như sau:


Giải thích: Đó là quá trình làm việc có sự quản lý và hướng dẫn của giáo
viên, có thể tùy vào số lượng mỗi lớp mà ta có thể chia thành nhiều hay ít nhóm,
nhìn vào mô hình ta có thể thấy được vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên
giống như một “nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc”. Như vậy các nhóm(Từ nhóm 1
đến nhóm 4)tuy làm việc riêng lẻ nhưng vẫn có sự tác động qua lại thông qua sự
trao đổi tranh luận, còn người giáo viên luôn bám sát và có sự tương tác qua lại
thông qua sự hướng dẫn, nhắc nhở, theo dõi toàn bộ quá trình trao đổi của học
sinh. Khi các nhóm trình bày kết quả thì người giáo viên giữ vai trò chủ đạo và
định hướng kết quả chung và dựa trên cơ sở đó để truyền thụ kiến thức, rút ra
kết luận, bài học đến với học sinh. Trong sơ đồ minh họa trên ta còn thấy được
sự gắn kết chặt chẽ giữa giáo viên và học sinh và giữa học sinh với nhau tạo nên
- 10 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
Nhóm 2
(HS)
Nhóm 1
(HS)
Nhóm 4

(HS)
(HS)
Nhóm 3
(HS)
GIÁO
VIÊN
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
một lớp học thân thiện, gần gũi để các em có được tự do trao đổi và bày tỏ

những quan điểm của mình.
* Một số vấn đề cần lưu ý để thực hiện tốt phương pháp làm việc theo
nhóm:
- Cần chọn những nội dung thích hợp(những vấn đề khó có thể giải quyết
cá nhân). Người học cần có những kiến thức cơ bản về đề tài nếu người học
chưa có thì giáo viên cần cung cấp, hướng dẫn cụ thể trước khi giao nhiệm vụ.
Giáo viên cũng cần chuẩn bị kiến thức, tham khảo tài liệu nhiều hơn để giải
quyết những thắc mắc của người học…
- Có đủ những phương tiện cần thiết cho các nhóm làm việc(bảng phụ,
phiếu, viết mỡ, máy chiếu…).
- Các thành viên cần nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ, tiến trình, cách thức
hoạt động. Muốn vậy giáo viên cần có sự chuẩn bị chu đáo về các vấn đề sẽ
giao nhiệm vụ cho các nhóm, cần thực hiện thường xuyên để tạo thói quen cho
học sinh.
- Số lượng trong nhóm không nhiều hoặc ít quá: Từ 4 -6 người là tương
đối phù hợp cho quá trình làm việc, nếu ít quá hoặc nhiều quá thì hiệu quả công
việc sẽ giảm.
Nhìn chung vấn đề kiểm tra, đánh giá chất lượng học còn tùy thuộc vào giờ
học, vào sự nhận thức của người học, vào quá trình chuyển tải tri thức đến
người học. Phương pháp nào cũng có điểm mạnh và hạn chế của nó.
II/ Kết quả, ứng dụng
Sau thời gian áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào trong việc giảng dạy bộ
môn, tôi tiếp tục tiến hành khảo sát, kiểm tra thực tế việc giảng dạy tại một điểm
vệ tinh(lớp 6a7 - Đầu Nai) – trường THCS Tân Phú - Thới Bình – Cà Mau. Nếu
so sánh với thời điểm ban đầu và qua điều tra khảo sát thực trạng của học sinh
tôi đã nhận thấy có sự chuyển biến rõ nét. Bản thân các em đã làm quen được
với phương pháp đổi mới, ngay kể trong việc ghi chép và cách tiếp cận bài học.
Từng bước các em khắc phục tình trạng chờ đợi “đọc chép” và thay vào đó là sự
chủ động lĩnh hội tri thức. Cũng so với thời điểm năm học trước 2007 – 2008 tôi
trực tiếp giảng dạy lớp 6a6 (Tapasa – Kinh Bảy ngàn) tôi không nhận thấy được

sự khác biệt về sự tiếp cận và lĩnh hội tri thức ở học sinh. Bản thân tôi tiếp tục
vận dụng vào trong việc giảng dạy trong năm học 2008 – 2009 và trong các năm
tiếp theo. Kết quả đạt được trong các thời điểm có sự chuyển dịch như sau:
Thời điểm Lớp 6a6/SS Giỏi
%
Khá
%
T.Bình
%
T.Bình
Đầu năm 24 0
%
3
12,5%
10
41.7%
11
54,2%
- 11 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
Học kì I 24 1/
4,2%
5
20,8%
12
50%
18
75%
C/ KẾT LUẬN

Trong quá trình ứng dụng và triển khai, trong công tác dự giờ thăm lớp bản
thân tôi nhận thấy đối với những tiết học có tổ chức cho học sinh làm việc theo
nhóm thì những tiết học đó học sinh làm việc rất sôi nổi, tích cực, giáo viên
cũng cảm thấy tiết học trở nên nhẹ nhàng hơn trong việc truyền thụ kiến thức
đến với học sinh, với những tiết học không áp dụng phương pháp này kết quả
không được như mong đợi.
Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này một cách thật tối ưu cũng cần đòi hỏi
người giáo viên cần sáng tạo trong công tác giảng dạy, biết lựa chọn những tình
huống phức tạp hoặc những vấn đề bức xúc, những vấn đề lý thú…trong mỗi
bài dạy để tổ chức cho học sinh được trao đổi và tranh luận thông qua đó rút ra
những bài học bổ ích.
Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề bức thiết của người giáo viên đứng
lớp nói riêng và của toàn ngành giáo dục nói chung. Đây thực sự là một trong
những nội dung hữu ích mà mỗi chúng ta – những nhà giáo dục đang từng ngày
đứng trên bục giảng sẽ và đang thực hiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục,
giúp người học tiếp cận với những cái mới, trước hết đó là sự nhận thức về cuộc
sống.Việc làm này không phải chỉ mang tính hình thức mà quan trọng mỗi
chúng ta cần xem đây là một trong những giải pháp hữu hiệu và phải được tiến
hành thường xuyên. Qua thực tế áp dụng phương pháp này bản thân tôi đã rút ra
những ưu điểm và hạn chế:
* Về ưu điểm :
- Người giáo viên chủ động trong mọi hoạt động, có thời gian nghỉ ngơi.
- Có khả năng bao quát và quan sát một cách toàn diện về mọi mặt: khả năng
tiếp thu, sự đoàn kết, tâm sinh lý của học sinh, biết được những em năng động,
thụ động.
- Học sinh buộc phải hòa đồng vào nhóm và trở nên tích cực hơn, tự học hỏi
lẫn nhau, biết thông cảm và chia sẻ lúc khó khăn.
* Về hạn chế:
- Giáo viên không lường trước những tình huống khó khăn do chính học sinh
đưa ra hoặc do quá trình chuẩn bị bài chưa thật chu đáo cũng dẫn đến những

tình huống khó giải quyết.
- Tiết học càng sôi nổi tranh luận có khi dẫn tới ồn ào, mất trật tự nhất là đối
với học sinh lười học, nhận thức yếu kém sẽ coi đây là cơ hội để các em tự do
vui chơi, không tham gia và tỏ ra thờ ơ, thiếu trách nhiệm khiến cho các thành
viên làm việc kém hiệu quả.
- 12 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
- Chính vì vậy trong quá trình thực hiện phương pháp này người giáo viên
vừa đóng vai trò là người truyền thụ kiến thức vừa là người chuẩn bị, tổ chức,
khuyến khích, động viên, nhắc nhở, theo dõi, đánh giá tổng kết quá trình làm
việc của các nhóm. Như vậy công việc của người thầy không bị “mờ nhạt”mà
trái lại nó thực sự cần thiết để giúp cho các nhóm đạt được kết quả như mong
muốn.
Về phía cá nhân tôi cũng đang rất quan tâm và thực hiện theo phương pháp
trên. Rất mong được sự góp ý của các bạn đồng nghiệp.Tôi tin tưởng rằng chất
lượng và hiệu quả giáo dục sẽ từng bước cải thiện nếu như mỗi nhà giáo cùng
góp công sức và năng lực của mình cho sự nghiệp giáo dục; biết quan tâm,
chia sẻ, giúp đỡ cho thế hệ mai sau và đồng nghiệp; không ngừng học tập, trau
dồi kinh nghiệm và kĩ năng giảng dạy.Tất cả đều vì thế hệ trẻ - những mầm non
của đất nước.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng không tránh khỏi những sai sót, bất hợp lý. Qua
đây cũng mong được sự đóng góp từ đồng nghiệp và các cấp quản lý giáo dục
giúp tôi hoàn thiện đề tài này một cách đầy thuyết phục, đảm bảo tính khoa
học, hiện đại để áp dụng vào công việc giảng dạy vì sự nghiệp trồng người.
Xác nhận của đơn vị Tân Phú, ngày 09/01/2010

Người viết
Nguyễn Văn Tuấn
- 13 -

Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
PHẦN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tên đề tài: “Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
- Tác giả: Nguyễn Văn Tuấn
Trường THCS Tân Phú Phòng GD & ĐT Thới Bình
Nội dung Xếp loại Nội dung Xếp loại
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng
dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
- Đặt vấn đề
- Biện pháp
- Kết quả phổ biến, ứng
dụng
- Tính khoa học
- Tính sáng tạo
Xếp loại chung:……………
Ngày… tháng … năm 2010
Hiệu trưởng
Xếp loại chung:……………
Ngày…. Tháng… năm 2010
Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ kết quả xét, thẩm định của Hội đồng khoa học ngành GD&ĐT cấp
tỉnh; Giám đốc Sở GD&ĐT Cà Mau thống nhất công nhận SKKN và xếp loại:
………….
Ngày … tháng…… năm 2010

- 14 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau
“Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo nhóm”
GIÁM ĐỐC
MỤC LỤC
Trang
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề……………………………………………… 01
2. Đối tượng và phạm vi ………………………………………………… 01
3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………… 01
4. Kế hoạch nghiên cứu………………………………………………… 01
B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Nội dung và biện pháp thực hiện……………………………………… 02
1. Nội dung…………………………………………………………… 02
2. Biện pháp thực hiện………………………………………………… 03
2.1. Các bước triển khai “Phương pháp hướng dẫn học sinh làm việc theo
nhóm”……………………………………………………………… 03
2.2.Cách tiến hành cụ thể……………………………………………… 03
II. Kết quả, ứng dụng……………………………………………………… 10
C/ KẾT LUẬN


- 15 -
Nguyễn Văn Tuấn – Trường THCS Tân Phú – Thới Bình – Cà Mau

×