Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài tập môn quản trị chuỗi cung ứng quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.78 KB, 27 trang )

Tổng hợp bài tập nhóm
 Ngành
 ngành công nghiệp sản xuất ô tô
chuỗi giá trị
R&D (Giá trị gia tăng cao)
 !"##$"%&. Trước đây, quy
trình thiết kế này thường lên đến 5 năm hay có khi lâu hơn. Tuy nhiên, ngày nay,
thông qua việc sử dụng máy tính một cách rộng rãi, có thể phát triển nguyên mẫu,
hoặc “xe concept” từ phác thảo trong vòng chưa đầy 1 năm.
Nguyên vật liệu (Giá trị gia tăng thấp): Nguyên vật liệu '()
*%+,-./%0(12"3.1"4(#15+
.5+6-("758+(*% 
94"4 :-;1<=>5"922/12
Linh kiện, phụ tùng (Giá trị gia tăng trung bình)?%>0!9@0
1A058%8B12,-2%<&4"3-C
=%%8BDEF-@69 ' )48
# GHI>1%J>>-1K1>-L%8B(#HM%>-,->5N >-
O>5>-1PD1L%Q%%8B(#H6RSRL#THJ5(>-M%>-L
Lắp ráp (Giá trị gia tăng trung bình): I+#=%2.%0(U
12<V)5BWX#%Y:%("X
"4!%0/-$Z<:"Q("44%0 '758
120[-\%>42%]91
2"<=(4(1!%-%-[C^)>
Marketing (Giá trị gia tăng cao): Marketing là một phần không thể thiếu của các
chuỗi giá trị, vì nó là cơ sở ban đầu cho các giá trị được nhận thức của người tiêu dùng.
Các nhà sản xuất ô tô và các đại lý cá nhân làm việc với nhau để tạo ra các chiến lược
marketing quốc gia, khu vực và địa phương. Đó có thể bao gồm truyền hình và đài phát
thanh quảng cáo hoặc các ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng. Ngoài ra, các doanh
nghiệp đã bắt đầu quảng cáo trực tuyến nhiều hơn. Ví dụ, GM đã chi hơn 67% cho quảng
cáo trực tuyến trong năm 2005 so với năm trước đó.
Phân phối và bán hàng (Giá trị gia tăng cao)>"<=U


(4"#"T1_-#:"4)86<"3"`U%-<:"9"T1_94
%<"3"4.5
Chuỗi cung ứng
 Nghiên cứu - phát triển
aQ(1.%-4@(`b%Yc-"V
A%Y9##12"bd58:6-
%-4%Ye '2)#Q1<=
%Y29
S-5NfI-W"<-A##9"&)#%B
=%:("5TV"T
M2%"%-4> <:0&`2
'.T"&[#"2T>+
- ,.T"&[11-F>4b49>5Q
58IB2( -5%12"<=0%<0<+#
$1T(b;#>:"&["-T
g
- ,1#"<2"2T1>[@%#>5]5#
>->"`4>/"2Tb"'':A
58<[+
- MB>+[7581T-5- # &"`4:
2U52"<Q:[%"8(Q
P1. "T%-(`<2(
hT"&NfI@%T-A <:)#941"&%`1=#T-
<V5+#=%U#A#1<=E.NfIMi9
%-4A$-$9$:'T:& !--V"T
#-j-ek UNfI1g1.-G%Y
@%Q1<=1<=-2-%Y/(
-$2,W"9NfI9%%2.5&"4
T`)%Yl<<[2":<V)5B
- ,-<:"Q(((/<VU%-NfIT<:$i"bNfI

T&0/<:,("`("5("k(9
`((/1U%-QNfI$C<:
"b 21C<:"%-4mT"9T"&2
((/"(-C/#9,-\1+X#
.T-2:"40[:G-<VT%%0
NfI((/"9<:(4T"&-
<:Z<:(42/2(45GT"&NfIW<:
m!DEMQn&<:CMQo,-pqa&k11-
QU%-NfIk)##:mT"9&/+
H,?%->+a6oLl"!9-ed+
[-#(
 Sản xuất
1&Q/-;--#:9-
91QT--G.-+)#%%Y,-&
52%A"9-e1&!0-\
9e1&-r &%U9(#)/(#"#+'5
2%"9H Ts(#e1T1D->)0LI"9949-c
2&52%%-4-<V'((01%
(#%8&2kT"&-92/
(
3. Marketing:
Đối với một sản phẩm có tuổi thọ cao như xe hơi, để duy trì mối quan hệ với khách hàng,
củng cố niềm tin của họ trong khi những đối thủ cạnh tranh cũng có những tác động lôi
kéo khách hàng về phía mình là rất khó. Vì thế các nhà quản lý cũng như các chủ doanh
nghiệp sản xuất xe hơi luôn tập trung vào yếu tố đầu tiên đó là chiến lược Marketing tăng
số lượng khách hàng. Phương pháp thực hiện chiến lược tăng số lượng khách hàng bao
gồm: Chính sách về giá, Chính sách về sản phẩm, Chính sách về xúc tiến thương mại.
4. Phân phối
- Việc phân bổ lượng xe ở từng khu vực để lên kế hoạch phân phối đến từng đại lý bán
hàng. Sau khi đại lý nhận xe, trong quá trình nhận xe và lưu kho, các đại lý tính toán số

lượng xe sẽ được tiêu thụ để lên kế hoạch nhập hàng, thực trạng kho hàng của mình để
đáp ứng nhu cầu của khách.
- Từ khi khách hàng đặt mua xe cho đến khi nhận xe phải mất một lượng thời gian khác
nhau tùy thuộc vào tính sẵn có của hàng hóa. Khách hàng có thể có các lựa chọn sau:
• Mua ngay tại đại lý, sẵn hàng
• Mua ở đại lý nhưng phải chờ hàng lấy từ đại lý khác
• Đặt hàng theo yêu cầu với một phần các bộ phận lắp ráp có sẵn
• Đặt hàng theo yêu cầu mới toàn bộ
- Hoạt động kinh doanh ở đại lý là một trong những khâu quan trọng của chuỗi cung ứng
xe hơi. Các đại lý nhận xe từ các nhà sản xuất gốc, dự trữ, đàm phán bán hàng với người
mua, trợ giúp tài chính, bán lại xe đã qua sử dụng, chuẩn bị cho việc giao xe, hướng dẫn
khách hàng về đặc điểm, vận hành xe trong suốt quá trình bàn giao, đại lý còn cung cấp
bảo hành sau bán hàng và dịch vụ hỗ trợ. Ngành ô tô hiện nay cũng đã sử dụng các công
nghệ tiên tiến như thương mại điện tử và điện toán để liên hệ trực tiếp với người sử dụng
xe cũng như người muốn mua xe. Do đó, mối quan hệ giữa đại lý và công ty rất quan
trọng. Một số tiêu chuẩn có thể dùng để đo độ hài lòng của các đại lý như hỗ trợ bán
hàng, quan hệ dịch vụ, bảo hành, đại diện bán hàng, hệ thống đặt hàng, các bộ phận linh
kiện.
- Các đại lý phân phối sản phẩm là ô tô nên thường là những đại lý lớn, có vị trí địa lý
thuận lợi, đặt ở các nơi mật độ dân cư cao và người dân có mức thu nhập khá và cao.
Điều kiện để trở thành nhà phân phối của các hãng ô tô cũng khá cao vì nó còn ảnh
hưởng đến uy tín, chất lượng xe của nhà sản xuất nên phải có nhiều dịch vụ đi kèm tiên
tiến, hiện đại và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh việc ký kết với nhà
phân phối, nhiều hãng xe còn trực tiếp giao hàng cho khách và cam kết chất lượng cũng
như các dịch vụ mà không thuê đại lý
4. Bán hàng và dịch vụ sau bán hàng
m-1/-$Q )#%U
`%Y"X)#W"9%Qd1+;-
%Y%B=%::2%Y."<"1
7a'V<:5F8<00(#

3 ?8 1<-A)T"&

P IG8 '5G8  5<t7AU)
%'<EU-/-$758
P M31:-#:2("`+2#=%s(# P
5G8 &4T"&,/"T1_(/(`
3T-Qs+-< (  7A
%Y&/(`CA"T1_u_=%"'
941((T"T1_#%Yv9-b"T1_(4"[
g(%Q%(4%Y:(
T"T1_(/(`aT1_(/(`9-21<A)
112A
P u9 "`%"T1_g(4)W:
b<=1T+2 2%%71_"3U"<=)%'
1.2 ngành điện tử
Chuỗi cung ứng toàn cầu trong ngành điện tử là một hệ thống của các tổ chức, con
người, các hoạt động, thông tin và tài nguyên liên quan tới sự vận động của các sản
phẩm trong ngành điện tử từ nhà cung cấp tới khách hàng. Các hoạt động trong
chuỗi cung ứng chuyển đổi tài nguyên và nguyên vật liệu thành một sản phẩm điện
tử hoàn chỉnh và tới tay khách hàng.
Chuỗi cung ứng toàn cầu bao gồm rất nhiều công ty tham gia vào các khâu để tạo
ra sản phẩm từ khâu cung cấp, nguyên liệu, thiết kế, chế tạo lắp ráp, sản xuất, vận
chuyển, lưu kho và phân phối các sản phẩm cuối cùng …tới tay người khách hàng
trên toàn cầu. Chuỗi cung ứng của toàn cầu của ngành điện tử được mô tả qua mô
hình sau:
Nguyên vật liêu => Bán linh kiện => Linh kiện => Lắp ráp => Phân phối =>
Dịch vụ
Mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu đều được tạo ra bỏi chuỗi giá trị để
tạo nên những sản phẩm, nhưng hoạt động sản xuất chứa đựng những giá trị cao
hơn so với giá trị ban đầu của nó.

Mô hình chuỗi giá trị để làm tăng giá trị của từng sản phẩm trong các mắt của
chuỗi cung ứng như sau:
Các mắt xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu ngành điện tử
Chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành phải được phát triển và thực hiện một cách
chiến lược và đồng bộ:
PURCHASING: Các hoạt động mua sắm, tạo nguồn cung ứng với các nhà cung
cấp. Công đoạn cung cấp sản phẩm nguyên liệu để cấu tạo và sản xuất ra các bán
linh kiện và linh kiện và các yếu tố liên quan tới sản phẩm
OPERATIONS: Các hoạt động sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh, liên kết sản xuất và
quản trị chất lượng sản phẩm.
• Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu vào, sản phẩm điện tử như: chip, bán
linh kiện, vỏ, các bộ xử lí…
• Công đoạn thiết kế mẫu mã và kiểu dáng
• Công đoạn sản xuất lắp ráp thành phẩm
LOGISTICS: Các hoạt động liên quan tới vận chuyển, quản lí kho, đóng gói và xử
lí nguyên vật liệu và bán linh kiện đảm bảo sự lưu thông trong chuỗi cung ứng
MARKET CHANNELS: Các hoạt động liên quan tới thị trường, phân phối, xúc
tiến bán hàng, cung ứng hàng hóa điện tử cuối cùng tới người tiêu dùng
Mối quan hệ của các đối tác trong kinh doanh ngành điện tử
Các công ty cung cấp nguyên liệu đầu vào: Chuyên thực hiện nhiệm vụ sản xuất
và cung ứng các nguyên liệu đầu vào để chế tạo ra sản phẩm như: các nguyên liệu
cấu tạo và sản xuất ra các bán linh kiện và kinh kiện cho sản phẩm
Các công ty sản xuất: bao gồm các công ty sản xuất từng phần như linh kiện, bán
linh kiện và lắp ráp để sản xuất ra sản phẩm. Thường thì các khâu sản xuất các linh
kiện và bán linh kiện và lắp ráp thì có thể do các công ty trong chuỗi cung ứng ở
các nước khác nhau làm nhưng các hoạt động nghiên cứu và sản xuất các linh kiện
và sản phẩm cấu tạo mang tính cốt lõi thì do các công ty đặt hàng trong chuỗi cung
ứng làm. Ví dụ như: sản phẩm iphone của Apple thì các chip, vi mạch, và lắp ráp
thì được đặt ở các nước và các công ty khác nhau trong chuỗi cung ứng, nhưng
khâu thiết kế và những đột phá về sản phẩm thì chỉ được sản xuất ở chính công ty

mẹ để tạo ra giá trị khác biệt.
Các nhà bán lẻ: Chuyên phân phối và bán sản phẩm điện tử tới tay người tiêu
dùng.
Các đối tượng chịu trách nhiệm logistics: là các công ty vẩn tải, vận chuyển,
công ty xuất khẩu và các kho bãi có uy tín để đảm bảo sự lưu thông thông suốt
trong chuỗi cung ứng.
Các nhà cung cấp cung cấp linh kiện, phụ kiện, hóa chất hỗ trợ quá trình sản xuất
điện thọai của Samsung.Công ty Samsung có nhiệm vụ khá quan trọng trong
chuỗi cung ứng, sau khi nhập các linh kiện, phụ kiện tiến hành sản xuất ra các sản
phẩm của công ty để đưa ra thị trường. Các sản phẩm của công ty như: ti vi, thiết
bị nghe nhìn; điện thọai/ máy tính bảng; máy ảnh/ máy quay phim; thiết bị gia
dụng.
Dây chuyền sản xuất bo mạch chính dành cho TV LCD và TV LED tại nhà máy
Samsung Vina
• Nhà phân phối:
Hiện nay Sam sung sử dụng kết hợp cả phân phối trung gian và phân phối
trực tiếp đến khách hàng cuối cùng. Trên thị trường Việt Nam hiện tại có 2 nhà
phân phối chính thức đó là Viettel và tập đoàn Phú Thái. Trước đây còn cò FPT
cũng là nhà phân phối chính thức của Samsung nhưng từ ngày 25/12/2009 thì FPT
Mobile không còn là nhà phân phối điện thoại của di động của Samsung.
Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của tập đoàn
Samsung, nó sẽ nhanh chóng được phân phối đến toàn quốc thông qua các đại lý,
của hàng bán lẻ điện thọai di động trên toàn quốc. Với cách phân phối thông qua
các nhà phân phối chính thức giúp Samsung tiết kiệm được một số chi phí (chi phí
thuê mặt bằng, chi phí điện, nước….) đem lại hiệu quả kinh doanh. Mặt khác thông
qua hình thức này thì Samsung dễ dàng kiểm sóat được hệ thống phân phối của
mình hơn việc phân phối đến các nhà bán lẻ hoặc bán hàg trực tiếp thông qua lực
lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối.
• Bán lẻ:
Các sản phẩm của công ty Sam sung như: điện thọai, máy in, máy ảnh

tivi… được bán ở hầu hết các siêu thị điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thọai,
các thiết bị điện tử, văn phòng
Các công ti logistics: Các công ty chịu trách nhiệm đảm bảo sự lưu thông
trong chuỗi cung ứng của sam sung là các công ty vận tải hoặc các nhà phân phối
lưu kho chịu trách nhiệm lưu chuyển nguyên vật liệu, bán linh kiện và linh kiện và
các sản phẩm cho các công ty phân phối và các nhà sản xuất cho sam sung.
1.3 Ngành may mặc
− Chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành phải được phát triển và thực hiện một
cách chiến lược và đồng bộ:
PURCHASING OPERATIONS
Các hoạt động mua sắm, tạo
nguồn cung ứng với các nhà cung
cấp
Công đoạn cung cấp sản phẩm
thô, bao gồm: các sợi tự nhiên và
nhân tạo…
Các hoạt động quản trị sản xuất,
tạo lợi thế cạnh tranh, liên kết sản
xuất và quản trị chất lượng sản phẩm
− Công đoạn sản xuất các sản phẩm đầu
vào, sản phẩm của công đoạn này chỉ
và sợi, vải do các công ty dệt đảm
nhận.
− Công đoạn thiết kế mẫu sản phẩm.
− Công đoạn sản xuất do các công ty
may đảm nhận.
LOGISTICS
Các hoạt động liên quan tới vận
chuyển hàng hóa, quản lý lưu kho,
đóng gói và xử lý nguyên vật liệu

5) Công đoạn xuất khẩu: do
trung gian thương mại đảm nhận
MARKET CHANNELS
Các hoạt động thị trường, phân
phối, cung ứng hàng hóa tới người
tiêu dùng
6) Cuối cùng là công đoạn
maketing và phân phối.
+ Lựa chọn loại sản phẩm sẽ cung cấp ( quần áo , giày dép, nón
mũ )
+ Định vị đối tượng khách hàng ( cao cấp hay bình dân )
+ Xác định thị trường mục tiêu ( khu vực nào, tuổi, giới tính,
thu nhập )
+ Xác định nguồn hàng đầu vào.
+ Xác định chức năng chiến lược có thể có các hoạt động tạo giá
trị gia tăng quan trọng (purchasing, logistics, operations, market
channels)
Một hãng thời trang đặt các khâu trong chuỗi cung ứng của mình trải
dài khắp nơi trên thế giới
− Mua sắm (purchasing): Nguyên liệu hcính của ngành thời trang
may mặc là bông, vải , sợi,… Thương được nhập chủ yếu từ Trung Quốc,
Ấn Độ, Mỹ,… nơi sản xuất được nhiều nguồn nguyên liệu này và đã có
tiếng trên thế giới
− Sản xuất (operation): Quá trình sản xuất có thể được đặt gia
công tại bất cứ quốc gia nào có lợi thế về chi phí lao động rẻ, trình độ kĩ
thuật tiên tiến. Như các bạn có thể biết tới Trung Quốc có thường được gọi
dưới cái tên “công xưởng thời trnag của thế giới” bởi hầu như bất kì hãng
thời trang nào cũng đặt hàng sản xuất tại nơi đây do lợi thế về lao động dồi
dào giàu kinh nghiệm. Đó cũng chính là lý do mà các sản phẩm mang
thương hiệu nổi tiếng lại thường được gắn mac “ Made in China”

− Logistics: Đây chính là khâu quan trọn gtạo nên chuỗi cung ứng
toàn cầu. tất cả dòng sản phẩm chảy giữua các quốc gia đều do bộ phận này
đảm nhiệm , chịu trách nhiệm vận chuyển và phân phối giữu các cơ sở khác
nhau cho tới tay người tiêu dùng
− Thiết lập kênh thị trường (market channels): Các kênh phân
phối được các hãng thời trang sử dụng thuờng là các cửa hàng, đại lý đại
diện cho thương hiệu đặt tại các trung tâm mua sắm lớn . Sản phẩm xuất
xưởng rất nhanh chóng theo yêu cầu của thị trường được đưa đến đại lý
chính rồi phân phối trực tiếp cho các cửa hàng này, tạo điều kiện thuân lợi
nhất cho người tiêu dùng
Bên cạnh kênh phân phối chính này còn một kênh khác chỉ riêng
ngành thời trang may mặc sử dụng . Đó là qua các tuần lễ thời trang hoặc
show trình diễn thời trang lớn nhỏ. Tại đây tập hợp rất nhiều thương hiệu nổi
tiếng Gucci, Channel, Armani,… với khách mời là những nhân vật nổi tiếng
cũng chính là khách hàng tiềm năng cho các nhãn hiệu. Đối tượng khách
hàng ngày nay của dòng sản phẩm thời trang cao cấp này cũng không còn bó
hẹp trong phạm vi của “kinh đô ánh sáng” nữa, mà mở rộng trên phạm vi
toàn thế giới. Những khách hàng từ Nga, Mỹ, Trung Quốc hay thậm chí là
Trung Đông, với tiềm lực tài chính dồi dào và có nhu cầu lớn đối với những
sản phẩm cao cấp. Phần lớn khách hàng đều không có thời gian để tham gia
những show trình diễn ra mắt các bộ sưu tập của các nhà mẫu tham gia vào
sân chơi haute-couture. Họ thường theo dõi các buổi trình diễn qua video
sau đó, chọn ra những mẫu mình thích và liên hệ trực tiếp với bộ phận bán
hàng. Qua các show diễn như vậy, các bộ sưu tập mới được săn đón là đặt
mua gần như ngay lập tức, đem về cho các hãng thời trang hàng triệu đô lợi
nhuận.
 Công ty
 Toyota
Các nhà cung cấp cung ứng hàng ngàn bộ phận và linh kiện để tạo nên một chiếc
xe. Những bộ phận và linh kiện này đƣợc nhận về qua hệ thống hậu cần bên trong

từ hàng trăm nhà cung cấp bậc 1, bậc 2, bậc 3 Vì thế đối với một nhà máy lắp ráp
ô tô chuỗi cung ứng nội bộ là khá phức tạp.Thêm vào đó, các nhà cung cấp lại ở
các vị trí địa lý khác nhau, nên thời gian các bộ phận, linh kiện từ mỗi nhà cung
cấp chuyển đến nhà máy lắp ráp có thể không giống nhau.
Việc chọn lựa các nhà cung cấp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong chuỗi cung
ứng của Toyota . Họ phải chọn ra được các nhà cung cấp có đủ năng lực sản xuất,
có kinh nghiệm cung cấp các thiết bị sản xuất ô tô để đồng bộ hóa với quy trình
sản xuất ô tô của Toyota nhằm mang đến hiệu quả tốt nhất trong việc vận hành
chuỗi cung ứng. Mục đích của Toyota là giảm số lượng các nhà cung cấp ở mức tối
đa và tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài bằng việc bồi dưỡng các nhà cung cấp hiện có
để họ mở rộng và phát triển cùng Toyota thay vì tăng số lượng nhà cung cấp sẽ
khiến cho chi phí tăng lên
Một đặc điểm chính trong chuỗi cung ứng của Toyota là vai trò của nhà sản xuất ô
tô đối với việc trợ giúp nhà cung cấp phát triển năng lực sản xuất.
Hậu cần nội bộ (inbound logistics): Sau khi được sản xuất thì các bộ phận và linh
kiện được chuyển đến nhà máy lắp ráp theo nhiều phương thức khác nhau . Toyota
đi theo hướng sản xuất ―đúng lúc, kịp thời (just-in-time) nên đòi hỏi độ tin cậy
và tính chính xác cao trong công tác quản lý hậu cần nội bộ. Do đó, Toyota đảm
nhiệm toàn bộ việc nhận hàng và vận chuyển các bộ phận từ nhà cung cấp tới các
nhà máy thông qua công ty chuyên cung cấp dịch vụ hậu cần. Toyota tổ chức các
nhà cung cấp thành các nhóm dựa trên khoảng cách địa lý. Các chặng đường vận
chuyển bằng xe tải được thiết kế để các bộ phận được thu gom từ nhiều nhà cung
cấp chung và chuyển tới một kho trung chuyển của vùng. Để tăng tính hiệu quả,
một chiếc xe tải sẽ cùng một lúc nhận các bộ phận không chỉ từ các nhà cung cấp
chung mà còn từ mỗi nhà cung cấp được chỉ định riêng cho các nhà máy khác nhau
của Toyota. Các bộ phận được phân loại ở kho trung chuyển, sau đó chúng được
chuyển lên xe tải và đưa tới mỗi nhà máy.
Sản xuất: Xe được sản xuất ở nhà máy lắp ráp từ các bộ phận, linh kiện. Nhà máy
được chia thành các phân xưởng khác nhau. Đầu tiên, xe được tạo khung và vỏ ở
xưởng thân xe. Các phần của thân xe được dập ở xưởng dập bằng áp suất. Công ty

sử dụng robot ở xưởng thân xe để hàn các bộ phận lại với nhau. Sau đó, xe sẽ được
chuyển đến xưởng sơn để sơn bên ngoài và được đưa xuống dây chuyền cuối cùng
để lắp ráp. Ở đây, hầu hết các phần được cung cấp bởi các nhà cung ứng đã được
cài đặt để để tạo nên một chiếc xe hoàn chỉnh. Mỗi phần được gắn với một dây
chuyền chuẩn hóa để các bộ phận có thể được di chuyển từ kho hàng đến dây
chuyền địa chỉ dựa trên một nhãn mã vạch được nhà cung cấp gắn vào công-te-nơ
chứa các bộ phận đó. Sau khi được lắp ráp xong, xe còn phải trải qua vài bước
kiểm tra nữa, nếu đạt tiêu chuẩn thì mới được giao cho đại lý.
Hậu cần bên ngoài: Xe sau khi được sản xuất ở nhà máy lắp ráp phải được vận
chuyển đến các đại lý. Xe xuất xưởng được Toyota thuê vận chuyển theo hai hình
thức: đường sắt và đường ô tô. Ngay ở ngoài nhà máy lắp ráp của Toyota có một
sân lớn dùng để sắp xếp xe theo thứ tự ưu tiên giao hàng gọi là ―sân điều phối.
Sân này có ba chức năng: để lắp đặt phụ tùng, thực hiện các chức năng kiểm tra và
đảm bảo chất lượng và sắp xếp xe để giao hàng. Sau khi hoàn tất các thủ tục trên,
xe được lái vào khu vực dành cho vận chuyển bằng đường sắt hoặc bằng đường bộ
và sẵn sàng để giao hàng.
Đại lý: Các đại lý đóng một vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng bởi vì họ là bộ
mặt của Toyota trước khách hàng. Họ chịu trách nhiệm bán xe từ nhà sản xuất đến
khách hàng mua lẻ. Xe được chuyển đến đại lý từ nhà máy hoặc từ cảng đến bằng
ô tô tải.Thời gian giao hàng sẽ thay đổi phụ thuộc vào địa điểm và giờ làm việc của
đại lý. Thông thường, hầu hết các đại lý sẽ đồng ý nhận xe chỉ trong giờ làm việc
chính thức, tuy nhiên một đại lý có thể không muốn bị làm gián đoạn trong những
lúc bận rộn nhất nên có thể tiến hành nhận xe trong những khoảng thời gian khác
nhau. Vì thế các công ty vận tải đường bộ phải nắm rõ khỏang thời gian nhận hàng
của đại lý và điều chỉnh kế hoạch giao hàng cho phù hợp. Hầu hết các xe tải sẽ
giao một lô xe cho các đại lý khác nhau, vì thế việc giao hàng phải được lên kế
hoạch dựa trên chặng đường giao hàng. Một trong những trách nhiệm chính của
người bán hàng là hướng dẫn nhu cầu khách hàng. Mô hình bán hàng của Toyota
được thiết kế để lượng xe được bán nhiều mà đại lý chỉ phải lưu kho thấp. Mục
tiêu là chỉ dự trữ 20% số xe đại diện cho 80% số xe bán ở mỗi khu vực thị trường.

Sau khi đại lý bán xe và giao cho khách hàng, họ gửi xác nhận bán hàng đến nhà
sản xuất, điều này sẽ giảm dự trữ, cung cấp cho đại lý tín dụng bán hàng và bắt đầu
thời gian bảo hành cho khách hàng.
Khách hàng : Chuỗi cung ứng dịch vụ được Toyota xem như là chìa khóa thành
công lâu dài. Chuỗi này đáp ứng việc cung cấp phụ tùng, phụ kiện trong việc bảo
trì và sửa chửa xe, đồng thời, nó cũng cung cấp thêm những giá trị gia tăng khác
mà khách hàng có thể nhận được. Việc quản trị chuỗi cung ứng dịch vụ dựa trên
việc thiết lập mối liên hệ vững chắc với khách hàng trực tiếp hoặc thông qua kênh
phân phối. Toyota đã sáng tạo cung ứng những phụ kiện đến các nhà phân phối
một cách hiệu quả và làm thế nào để giúp đỡ các nhà phân phối cải tiến dịch vụ
phục vụ khách hàng. Toyota đã sử dụng công nghệ tiên tiến, như thương mại điện
tử và viễn truyền để xây dựng mối quan hệ trực tiếp và vững chắc với khách hàng.
Hàng tồn kho :
Sự thành công trong việc điều hành của Toyota là nhờ tập trung vào việc cắt giảm
tồn kho.Thuật ngữ mà Toyota sử dụng cho hệ thống là “heijunka”. Trong tiếng
Nhật nó có nghĩa là làm cho trơn tru và bằng phẳng. Cụ thể là nó liên quan đến
việc loại bỏ trong nhu cầu đồng thời tạo ra hiệu quả trong việc điều hành cũng như
giảm thiểu chi phí trong toàn bộ chuổi cung ứng. Hoạt động tinh giản của Toyota
là dựa trên ý tưởng “ buy one, sell one”. Toyota có thể sản xuất xe đáp ứng đúng
nhu cầu của khách hàng. Sự thích ứng với nhu cầu của khách hàng đã mang đến
cho Toyota lợi thế trong việc giữ mức tồn kho tối thiểu trong lĩnh vực xe ô tô.
Việc quản trị hàng tồn kho của Toyota tận dụng triệt để công nghệ máy tính. Việc
lưu kho được điều hành bằng một hệ thống máy tính tinh vi. Một hệ thống quản lý
nhà kho hợp nhất giám sát toàn bộ quá trình giao nhận hàng và lưu giữ những dữ
liệu được cập nhật về tồn kho, trong đó bao gồm: hệ thống máy tính nối mạng, máy
quét mã vạch, hệ thống thu thập dữ liệu bằng tần số vô tuyến RF, những máy vi
tính xách tay cùng với những thiết bị nhà kho truyền thống như: máy nâng hàng,
băng chuyền,…
Hệ thống quản trị nhà kho cung cấp những chức năng chủ yếu dưới đây:
• Nhận hàng : mỗi pallet hoặc case khi đến sẽ nhận được một nhãn mã vạch

giúp xác định từng đơn vị hàng hóa trong kho và số lượng hàng trong kho.
Thông tin này được quét bởi một máy scan lưu động được điều khiển bởi
công nhân hoặc những máy đọc cố định xếp dọc theo băng chuyền. Dữ liệu
sau khi được quét sẽ được chuyển đến máy chủ thông qua đường link không
dây.
• Lưu kho : khi hàng hóa sắp được lưu kho thì hệ thống quản trị nhà kho
(WMS : warehouse management systems) sẽ đánh dấu vị trí lưu kho cho
hàng hóa đó và khi mỗi đơn vị hàng hóa được giao đến kho lưu trữ của nó
thì hệ thống sẽ thông báo vị trí lưu kho đã được định sẵn cho hàng hóa đó.
• Bốc dỡ hàng : WMS nhận đơn đặt hàng và sẽ sắp xếp lịch trình cho những
hoạt động bốc dỡ hàng. Các công nhân trên những xe tải chuyên chở sẽ được
trang bị với máy điện toán công nghệ RFDC mà đã được kết nối trực tiếp
với vị trí của hàng trong kho. Những hàng được dỡ đi sẽ được scan qua để
hệ thống WMS có thể kiểm tra chính xác số lượng hàng và cập nhật dữ liệu
tồn kho.
• Giao hàng : hệ thống WMS xác định địa điểm giao hàng. Ngay khi đơn đặt
hàng đến tại cảng giao hàng thì hệ thống WMS tạo ra những nhãn xác nhận
việc bốc dỡ và giao hàng, hoạt động này được thực hiện dựa trên sự kết nối
với các thiết bị cân đo hàng và hệ thống kê khai hàng hóa.
Ưu điểm :
Điểm mạnh thứ nhất của mô hình quản trị chuỗi cung ứng của Toyota là việc
lên kế hoạch hoạt động được xử lý một cách tinh gọn. Độ phức tạp trong các
thiết kế của sản phẩm đã đƣợc giảm một cách tối đa nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc
chất lượng cho xe. Việc dự báo nhu cầu thị trƣờng, tìm hiểu thị hiếu và thu
thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng đƣợc tiến hành thường xuyên để
đồng bộ kế hoạch thu mua, sản xuất và bán hàng với nhau nhằm tránh được các
rủi ro và sai số.
Toyota còn tập trung thực hiện tốt việc lựa chọn và quản lý nhà cung cấp cũng
như quan hệ với khách hàng.Chúng ta có thể thấy việc tạo mối quan hệ với nhà
cung cấp đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng.Sự cộng tác

tốt sẽ có thể khích lệ nhà cung cấp chuyên biệt hóa vào một loại sản phẩm nào
đó, hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo thời gian giao hàng
đúng tiến độ. Tuy nhiên, Toyota chọn lựa các nhà cung cấp chỉ để sản xuất
những sản phẩm mang tính tiêu chuẩn hóa, dễ sản xuất, không cần công nghệ
cao chẳng hạn các phụ tùng, bộ phận đơn giản như ghế, kính, túi khí… Công ty
trực tiếp sản xuất các bộ phận chứa bí quyết công nghệ như máy móc hoặc các
hệ thống đặc trưng khác.
Đối với khách hàng, Toyota tạo được một hệ thống chăm sóc khách hàng tốt và
thường xuyên thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng lẻ cũng như khách
hàng đại lý.
Việc thuê ngoài dịch vụ hậu cần giúp công ty giảm được chi phí đầu tư cho hậu
cần, tận dụng tốt năng lực hoạt động của bên cung cấp dịch vụ và hợp tác với
họ để đưa ra phương thức quản trị hậu cần tốt nhất.
Cuối cùng, thành công của Toyota còn được làm nên bởi sự lưu chuyển rộng
khắp các cấp bậc quản lý của các luồng thông tin. Các nhân viên từ trên xuống
dưới đều lắng nghe và chia sẻ thông tin lẫn nhau cũng như các nhân viên bán
hàng trao đổi thông tin thường xuyên với đại lý, phòng kế hoạch trao đổi thông
tin với các nhà cung cấp. Luồng thông tin qua lại giữa nhiều bậc quản lý giúp
Toyota có thể giải quyết các vấn đề tận gốc ngay khi nó mới nảy sinh.
Hạn chế
Hạn chế chủ yếu trong chuỗi cung ứng của Toyota chủ yếu là việc mất kiểm
soát đối với các nhà cung ứng
- hệ thống các nhà cung ứng trực tiếp cho Toyota có thể tối thiểu, nhưng để có
thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp thì các nhà cung ứng
phải tiến hành tìm các nhà cung ứng khác cho mình, việc đó dẫn đến một bộ
máy nhà cung ứng cồng kềnh, khó kiểm soát.
- một khu vực nào đó có vấn đề (có thể là do nội tại nhà cung cấp hoặc có thể
là do các điều kiện bất khả kháng như thiên tai, cháy nổ…) dẫn đến việc
chậm giao hàng mà công ty Toyota chưa kịp mua hàng thay thế từ nhà cung
cấp khác thì toàn bộ hoạt động của chuỗi cung ứng sẽ bị gián đoạn

- Vấn đề liên quan tới kiểm soát chất lượng của tập đoàn với các nhà cung
ứng gặp nhiều khó khăn, điển hình như trong vòng vài năm trở lại đây,
Toyota liên tục phải thu hồi xe do lỗi túi khí do hãng Takara Nhật Bản sản
xuất có thể gây nguy hiểm chết người, Các túi khí bị lỗi có thể phát nổ khi
chịu quá nhiều lực tác động và làm văng các mảnh kim loại bên trong chiếc
xe, đe dọa đến tính mạng người điều khiển.
s Sam sung
Chuỗi giá trị
Hoạt động về nghiên cứu và phát triển
Sau khi vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính châu Á vào cuối thập niên 90,
chiến lược được SAMSUNG đề ra là tự sản xuất hầu hết các sản phẩm với sự cải
tiến về công nghệ nhanh chóng nhằm đón đầu thị trường. Để đáp ứng được yêu cầu
này, hơn 1 thập kỷ qua, R&D là bộ phận được coi trọng và đầu tư mạnh mẽ nhất
của hãng. Đến năm 2014, bộ phận R&D của SAMSUNG đã có đến hơn 50.000 nhà
khoa học và kỹ sư với nhiều quốc tịch khác nhau, chiếm hơn 1/4 tổng số nhân viên
của SAMSUNG trên toàn thế giới.
Đội ngũ R&D hùng hậu này có mặt tại hơn 42 trung tâm nghiên cứu nhiều quốc
gia, trong đó có một trung tâm được thành lập tại Hà Nội năm 2014, và được
SAMSUNG dành cho ngân sách trung bình 10% trong tổng doanh thu hàng năm
của hãng. Năm 2014, ngân sách SAMSUNG dành cho hoạt động R&D đạt mức
13,8 tỷ USD. Nhờ vào sự đầu tư mạnh mẽ này, đội ngũ R&D SAMSUNG những
năm gần đây đã liên tục cho ra đời những sản phẩm công nghệ đột phá.
Việc tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và phát triển dẫn đến việc
SAMSUNG đã phải cắt giảm chi tiêu cho tiếp thị và quảng bá sản phẩm. Vì vậy,
các sản phẩm của SAMSUNG khi ra mắt luôn được đánh giá rất cao cả về công
nghệ và thiết kế.
Các nhà cung cấp:
Các nhà cung cấp cung cấp linh kiện, phụ kiện, hóa chất hỗ trợ quá trình sản
xuất điện thọai của SAMSUNG.
Ngoài các linh kiện do chính nhà máy của SAMSUNG Display cung cấp thì

SAMSUNG cũng sử dụng các linh kiện của nhiều nhà cung cấp nước ngoài,chủ
yếu là các nhà cung cấp đến từ Mỹ.
Năm 2010, trong tổng số 37 doanh nghiệp, nhà cung cấp các linh kiện, phụ kiện
cho nhà máy sản xuất điện thoại SAMSUNG Việt Nam (SEV) thì có tới 12 nhà
cung cấp là ở trong nước, 25 nhà cung cấp là ở nước ngoài. Công ty SAMSUNG
cho biết trong tỷ lệ nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện nội địa thì các DNVN hầu
như không có chủ yếu là các doanh nghiệp cung cấp bao bì và in ấn.
Bảng: Một số nhà cung cấp nổi bật của SAMSUNG
S
TT
Tên nhà cung
cấp
Linh kiện cung cấp
Quốc
gia
1 Cabot
Microelectronics
Vi mạch điện tử Mỹ
2 Broadcom Chip điện tử Mỹ
3 GSi Lumonics
iNC
Hệ thống WaferRepairT M430,
các chất bán dẫn và thiết bị sản xuất
thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu
các hệ thống và mạch trang trí hệ
thống, các thành phần chính xác điều
khiển chuyển động, và laser dựa vào
hệ thống sản xuất chất bán dẫn toàn
cầu điện tử
Mỹ

(nguồn : tự tổng hợp)
Quá trình thu mua:
SAMSUNG đã thực hiện chương trình “Eco-Đối tác”. Chương trình này áp
dụng cho tất cả các nhà cung cấp các sản phẩm cốt lõi, phụ tùng, linh kiện và
nguyên vật liệu (bao gồm cả nguyên vật liệu đóng gói) của SAMSUNG. Với
chương trình này, SAMSUNG yêu cầu các nhà cung cấp các nguyên vật liệu, lnh
kiện như đã nói ở trên phải đảm bảo 2 tiêu chí chính:
• Phù hợp với tiêu chuẩn điện tử SAMSUNG về các họat động trong các sản
phẩm.
• Trình diễn của hệ thống quản lý môi trường đầy đủ.
Cả hai yếu tố này đều đượcgiám sát thông qua quá trình chứng nhận nghiêm
ngặt liên quan đến nhà cung cấp tài liệu hướng dẫn, kiểm toán và trong nhà thử
nghiệm.
Hình: Sơ đồ dòng thông tin sản phẩm mà nhà cung cấp phải gửi qua e-CiMS
Một nhóm nhà cung cấp khác rất quan trọng của SAMSUNG đó là nhóm nhà
cung ứng sản phẩm phần mềm cho SAMSUNG. SAMSUNG là tập đoàn đi đầu
trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh của tập đoàn,
đặc biệt là các phần mềm hoạch định. SAMSUNG đã ứng dụng rất nhiều phần
mềm vào việc hoạch định từ các nhà cung ứng khác nhau.
Bước đi đầu tiên là triển khai phần mềm hoạch định tài nguyên (ERP) R/3 của
công ty Đức SAP AG, cho phép những nhân viên dễ dàng tiếp cận vào những
thông tin tài chính chung của công ty. Trong năm 1997, SAMSUNG đã mua thêm
phần mềm hoạch định của công ty i2 Technologies inc. (Dallas) để triển khai cho
hai bộ phận kinh doanh của tập đoàn. Hiện tại, ngoài hệ thống SAP R/3,
SAMSUNG sử dụng khoảng hơn 12 chức năng của phần mềm i2, bao gồm những
chức năng sử dụng trong hoạch định chuỗi cung ứng toàn cầu , hoạch định sản
xuất, quản lý nhu cầu, thực hiện đơn hàng, quản lý vận tải. Lợi ích của việc ứng
dụng phần mềm này là
• Dự kiến sẽ tăng độ chính xác dự báo nhu cầu 20%
• Nâng cao độ tin cậy của việc ra quyết định

• Độ tin cậy cao quản lý kinh doanh hệ thống dự báo
• Giảm rủi ro kinh doanh thông qua mô phỏng mạnh
• Đạt 1000% ROi
Như vậy ta có thể thấy, SAMSUNG có sự chọn lựa rất kỹ càng về các nhà cung
ứng cung cấp các loại nguyên vật liệu, linh kiện cũng như các nhà cung cấp giải
pháp công nghệ cho công ty.
Sản xuất
Công ty SAMSUNG có nhiệm vụ khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, sau
khi nhập các linh kiện, phụ kiện tiến hành sản xuất ra các sản phẩm của công ty để
đưa ra thị trường.
Ngoài ra công ty SAMSUNG Việt Nam còn sản xuất các phụ kiện, linh kiện để
tự cung cấp cho mình sản xuất và cung cấp cho các doanh nghiệp khác như: cung
cấp chip điện tử cho Apple.
Hiện nay SAMSUNG Việt Nam có 2 nhà máy sản xuất điện thoại di động: nhà
máy sản xuất điện thọai của SAMSUNG thuộc công ty TNHH SAMSUNG
Electronics Việt Nam đặt tại khu công nghiệp Yên Phong Bắc Ninh và khu công
nghiệp Yên Bình Thái Nguyên. Với tổng vốn đầu tư ban đầu lên đến gần 700 triệu
USD, nhà máy sản xuất điện thoại đầu tiên của SAMSUNG (SAMSUNG
Electronics Việt Nam - SEV), tại Việt Nam đã đạt sản lượng 11 triệu sản phẩm/1
tháng. Tổng số nhân viên của nhà máy cho đến thời điểm tháng 2014 đã lên đến
gần 40 nghìn, trong đó 70% là nữ giới. Cả 2 nhà máy của SEV đều sản xuất điện
thoại, máy tính bảng và một số sản phẩm điện tử khác. Đây là hai địa điểm sản
xuất điện tử công nghệ cao, hiện đại hàng đầu. Khi 2 nhà máy này hoạt động ổn
định, mỗi năm, SAMSUNG Việt Nam sẽ cung ứng ra thị trường toàn cầu khoảng
250 triệu điện thoại di động. Nếu Tập đoàn SAMSUNG vẫn giữ sản lượng điện
thoại bán ra một năm hiện nay khoảng 400 triệu sản phẩm, có nghĩa, chỉ riêng ở
Việt Nam đã sản xuất khoảng 60% sản lượng điện thoại của nhà sản xuất điện
thoại lớn nhất thế giới.
Hoạt động phân phối và bán lẻ
• Nhà phân phối:

Hiện nay Sam sung sử dụng kết hợp cả phân phối trung gian và phân phối trực
tiếp đến khách hàng cuối cùng. Trên thị trường Việt Nam hiện tại có 2 nhà phân
phối chính thức đó là Viettel và tập đoàn Phú Thái. Trước đây còn cò FPT cũng là
nhà phân phối chính thức của SAMSUNG nhưng từ ngày 25/12/2009 thì FPT
Mobile không còn là nhà phân phối điện thoại của di động của SAMSUNG.
Phú Thái là một trong những nhà phân phối lớn tại Việt Nam, chuyên phân phối
các sản phẩm tiêu dùng với hơn 15 năm kinh nghiệm. Hệ thống phân phối của Phú
Thái có hơn 30 công ty con, 8 nhà kho chính và 5 nhà kho phụ trên toàn quốc. Vì
vậy khi SAMSUNG sử dụng Phú Thái làm nhà phân phối chính thức của mình
giúp làm mở rộng mạng lưới phân phối điện thoại đến người tiêu dùng rộng rãi
hơn và mang đến những lợi ích tốt hơn cho các đại lý của SAMSUNG.
Sau khi sản phẩm có mặt tại các nhà phân phối chính thức của tập đoàn
SAMSUNG, nó sẽ nhanh chóng được phân phối đến toàn quốc thông qua các đại
lý, của hàng bán lẻ điện thọai di động trên toàn quốc. Với cách phân phối thông
qua các nhà phân phối chính thức giúp SAMSUNG tiết kiệm được một số chi phí
(chi phí thuê mặt bằng, chi phí điện, nước….) đem lại hiệu quả kinh doanh. Mặt
khác thông qua hình thức này thì SAMSUNG dễ dàng kiểm sóat được hệ thống
phân phối của mình hơn việc phân phối đến các nhà bán lẻ hoặc bán hàg trực tiếp
thông qua lực lượng bán hàng của công ty không qua trung gian phân phối.
• Bán lẻ:
Các sản phẩm của công ty SAMSUNG như: điện thọai, máy in, máy ảnh
tivi được bán ở hầu hết các siêu thị điện máy, các cửa hàng bán lẻ điện thọai, các
thiết bị điện tử, văn phòng….
Về hệ thống bán lẻ điện thoại di động ở thành phố HCM nổi lên như: Thế Giới
Di Động, Viễn Thông A, Phước Lập Mobie. Nguyễn Kim….Tại đây khách hàng
có thể mua bất cứ sản phẩm điện thọai nào của SAMSUNG. Ngoài ra trên thị
trường còn mạng lưới các cửa hàng kinh doanh điện thọai, siêu thị điện máy khá
dày đặc cung cấp sản phẩm điện thọai cũng như các linh kiện đi kèm cho khách
hàng.
Marketing và bán hàng

Tại mỗi thị trường của mình SAMSUNG lại có một công ty về marketing và bán
hàng. Các công ty marketing sẽ phản hồi các ý tưởng, ý kiến về sản phẩm, thiết kế
cho các bộ phận nghiên cứu. SAMSUNG đã chi khoảng 14 tỉ USD vào hoạt động
quảng cáo và marketing cho các sản phẩm của mình (Nguồn: Reuters)
Theo số liệu nghiên cứu từ Thomson Reuters, mỗi năm SAMSUNG chi nhiều
tiền vào hoạt động quảng cáo và quảng bá nhiều hơn bất kì công ty nào nằm trong
top 20 thế giới. Số tiền này chiếm khoảng 5,4% doanh thu thường niên của
SAMSUNG. SAMSUNG phải chi nhiều tiền vì sản phẩm của hãng nhắm đến
nhiều đối tượng khác nhau.
Lúc ra mắt những sản phẩm mới thuộc dòng Galaxy, SAMSUNG thường có
những slogan như "Next Big Thing" (sản phẩm mới kế tiếp), "It's Time to Change"
(đã đến lúc thay đổi) nhằm nhấn mạnh rằng thiết bị của mình có những công nghệ
mới tốt nhất trong giới công nghệ. Hãng cũng nhiều lần gọi các máy của mình là
"đầu tiên trên thế giới", chẳng hạn như TV OLED màn hình cong, điện thoại
OLED cong,
Dịch vụ hậu mãi
Dịch vụ hậu mãi của SAMSUNG thường sử dụng các công ty đối tác về hậu
cần, nhằm đảm bảo chất lượng cũng như cải tiến thiết kế sản phẩm. SAMSUNG
Customer Service Plaza (CSP) là mô hình chăm sóc khách hàng "một cửa" (one-
stop service) hoạt động hiệu quả. Mô hình dịch vụ này được SAMSUNG đầu tư
mở rộng trên toàn thế giới. Tại đây khách hàng sẽ nhận được các dịch vụ "một
cửa" gồm dịch vụ sửa chữa, bảo hành, bảo trì và tư vấn cho các nhóm sản phẩm
SAMSUNG chính hãng, kể cả dịch vụ sửa chữa nhanh theo yêu cầu. Trung tâm
cũng ứng dụng quy trình dịch vụ mới là dịch vụ chăm sóc đặc biệt dành cho người
sử dụng thiết bị cao cấp của hãng.
Ngoài ra, SAMSUNG còn giới thiệu mô hình SAMSUNG Brand,hệ thống cửa
hàng hỗ trợ người dùng trải nghiệm các thiết bị di động cao cấp như smartphone và
tablet.
- Hoạt động bổ trợ
Cở sở hạ tầng: Với hai nhà máy sản xuất điện thoại di động lớn, hiện đại bậc

nhất và trung tâm R&D tại Việt Nam, SAMSUNG Việt Nam luôn đảm bảo tạo ra
những sản phẩm và dịch vụ tối tân, chất lượng cao, phục vụ nhu cầu của hàng triệu
khách hàng cá nhân và tổ chức trên toàn cầu.
r Apple
Các bộ phận khác nhau của các sản phẩm của Apple đến từ 150 quốc gia từ
nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
Các quốc gia cung cấp nguyên liệu cho Apple trên thế giới, trong đó có: Trung
Quốc: 370 nhà cung cấp, Nhật Bản: 148 nhà cung cấp, Mỹ: 76, Malaysia và
Singapore: 83 nhà cung cấp, Philippines: 23 nhà cung cấp, Thái Lan: 19 nhà cung
cấp, Vương quốc Anh: 7 nhà cung cấp, Israel: 5 nhà cung cấp, Pháp: 5 nhà cung
cấp……
Phần lớn ăng-ten, kính, kim loại, bộ cảm biến và silicon được sản xuất ngoài
Mỹ. Apple tìm kiếm các bộ phận và sản xuất ra các sản phẩm hầu hết ở nước
ngoài là một cách thức chuẩn trong ngành công nghệ.Các nhà cung cấp vật liệu
chính cho Apple như:
- TPK Holdings là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất thế giới tính về số
lượng, với 30 đối tác tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc. Công ty Đài Loan này
cũng là nhà phân phối tấm cảm ứng lớn nhất cho sản phẩm iPad và iPhone
của Apple.
- Intel: Quan hệ giữa Intel và Apple bắt đầu từ năm 2005, khi Jobs tuyên bố
chuyển đổi sang sự dụng bộ xử lý của Intel trong máy tính Macintosh
thay vì của IBM như trước đó. Thế hệ máy tính Mac đầu tiên dùng bộ sử
lý của Intel ra đời năm 2006.Một số báo cáo cho rằng Apple có thể một
lần nữa chuyển sang sử dụng chip xử lý trong di động của Intel trong các
sản phẩm của mình như iPhone và iPad.
- Samsung hiện là nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất thế giới. Hãng công nghệ
khổng lồ của Hàn Quốc này hiện cung cấp chip và ổ đĩa flash cho Apple.
Mối quan hệ hợp tác của Samsung và Apple mới có từ vài năm trở lại đây,
Samsung vừa là nhà cung cấp vừa là đối thủ của Apple trong mảng điện
thoại thông minh và máy tính bảng.

- Toshiba chuyên cung cấp tấm LCD cho sản phẩm iPhone 3GS, ổ cứng
flash cho iPhone 4 và được cho là cung cấp màn hình hiển thị Retina của
iPhone 4.
- Catcher Technology là một trong những hãng sản xuất vỏ máy tính và
điện thoại cầm tay hàng đầu thế giới. Công ty này hiện cung cấp vỏ kim
loại cho sản phẩm Macbook của Apple.
Nhà sản xuất Apple.
Tập đoàn công nghệ Foxconn là hãng sản xuất hàng điện tử lớn nhất thế giới với
tên giao dịch là Hon Hai Precision Industry – nhà xuất khẩu lớn nhất tại Trung
Quốc đại lục.Hãng công nghệ khổng lồ của Trung Quốc này lắp ráp các sản phẩm
của Apple như iPad, iPhone, iPod và máy tính Mac tại các nhà máy sản xuất trên
khắp Trung Quốcvà Đài Loan. Năm ngoái, hỏa hoạn đã xảy ra tại Foxconn do
điều kiện làm việc bên trong các nhà máy, sau hàng loạt các vụ tự tử tại nhà máy
của hãng này tại Thâm Quyến. Công ty này đã phản ứng bằng các thiết lập các
đường dây nóng để tư vấn và lắp đặt lưới an toàn tại các nhà máy của mình.
Foxconn cũng đã nỗ lực để đương đầu với vấn đề chi phí nhân công tại Trung
Quốc ngày một tăng. Công ty đã lên kế hoạch chuyển sang sử dụng robot và tiến
tới đưa vào sử dụng 1 triệu robot trong vòng 3 năm từ mức 10.000 hiện nay.
Nhà phân phối Apple.
- AT& T là một trong những đối tác kinh doanh thân thiết nhất với Apple và
là hãng phân phối iPhone duy nhất tại Mỹ từ năm 2007 đến 2011. Đối với
AT&T, iPhone đem lại lợi nhuận lớn.Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2011, 3,6
triệu chiếc iPhone đã được bán ra và sử dụng dịch vụ AT&T, chiếm 23%
tổng số kích hoạt mới của AT&T. Chỉ tính riêng nửa đầu năm 2011,
AT&T đã thu được 7,2 triệu lượt kích hoạt trên iPhone.
- Verizon Communications
Năm 2007, Verizon ban đầu đã tuột mất những khoản lợi nhuận khổng lồ khi
Apple hợp tác với AT&T trong mảng iPhone.Nhưng đến tháng 2/2011, hãng phân
phối viễn thông lớn nhất nước Mỹ đã lần đầu tiên cho ra mắt sản phẩm iPhone
dùng mạng Verizon. Verizon và Apple đã tiến hành thảo luận từ năm 2008 và dành

một năm để thử nghiệm sản phẩm iPhone trên mạng CDMA của Verizon.
Trong tuần ra mắt đầu tiên, khoảng một triệu chiếc iPhone sử dụng dịch vụ của
Verizon đã được bán ra, với 60% doanh thu là từ các đơn hàng đặt trước. Trong 6
tháng đầu năm 2011, tổng cộng đã có 4,5 triệu chiếc iPhone dùng mạng của
Verizon được bán ra.
Nhà bán lẻ.
Trong gần hơn một thập kỷ, kể từ khi Steve Jobs và cựu giám đốc bán lẻ của
ông là Ron Johnson, quyết định sáng tạo lại khái niệm bán lẻ. Những cửa hàng
Apple không còn trong trí tưởng tượng, nó đang trở thành kiểu mẫu cho ngành bán
lẻ toàn cầu.
Năm 2009, trong khi doanh số bán lẻ toàn thế giới giảm khoảng 2% thì chỉ số
này của Apple tăng đến gần 7%. Năm 2010, doanh số bán lẻ của Apple, không kể
doanh số bán hàng trực tuyến, tăng 70% lên 11.7 tỷ USD, chiếm 15% tổng doanh
thu của toàn hãng, trong khi mức tăng trưởng của ngành công nghiệp bán lẻ nói
chung là 4,5%.Apple có 426 cửa hàng Apple Store bán các sản phẩm MacBook,
ipod, ipad, iphone.Với nội thất thông thoáng và ánh sáng bắt mắt, các gian hàng
của Apple mang lại không khí thoải mái tự do. Ẩn trong mỗi cửa hàng Apple là
một tầm nhìn “làm phong phú cuộc sống,” đó là những từ ưu tiên số một mà nhân
viên cửa hàng Apple luôn phải nhớ đến. Khi làm phong phú thêm cuộc sống, điều
kỳ diệu sẽ bắt đầu xảy ra. Một ví dụ về điều này, cửa hàng Apple không áp lực
nhân viên bán hàng nhận lương theo doanh số, điều này tạo điều kiện cho họ dành
thời gian càng nhiều càng tốt với khách hàng để đáp ứng và giải thích mọi vấn đề.
Trong cửa hàng, Apple còn thiết kế cả những khu vui chơi gia đình, trẻ em có thể
thử, chơi với sản phẩm một cách thoả thích. Nhờ tầm nhìn làm phong phú cuộc
sống, họ đã thiết kế trong cửa hàng một khu vực được gọi là “Genius Bar”, nơi
khách hàng thư giãn và được giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm của Apple.
Bên cạnh đó Apple đã bắt tay với một số nhà cung cấp Châu Âu, Nhật Bản và
Trung Quốc.Các sản phẩm của Apple cũng có mặt trên trang chủ của
Bestbuy.com, Amazon.com và có một vị trí đặc biệt quan trọng tại các gian hàng
điện tử của các doanh nghiệp bán lẻ lớn như Walmart.

Nhà cung cấp dịch vụ
Trở thành nhà cung cấp cho Apple vô cùng hấp dẫn bởi đơn hàng lớn nhưng là
một nhà cung cấp cho một hãng lớn như Apple cũng gặp rất nhiều thử thách vì có
nhiều ràng buộc.
- Vận chuyển:
Apple đầu tư rất lớn cho chi phí vận chuyển, Apple là một trong những hãng
điện tử đi đầu trong việc vận chuyển bằng đường hàng không cho các sản phẩm
của mình.Các đối tác vận chuyển lớn của Apple như FedEX, UPS.Ví dụ như chu
trình vận chuyển iphone của Apple bằng đường hàng không. Ngay sau khi được
hoàn thiện tại các nhà máy của Foxconn và Pegatron tại Trung Quốc, hàng triệu
mẫu iPhone được đưa lên các xe công-ten-nơ (bao gồm cả các xe tải quân sự cũ
do Nga sản xuất) để vận chuyển tới sân bay. Các nhân viên an ninh tháp tùng
"từng bước" của iPhone trên con đường vận chuyển, từ trạm xe tải, sân bay, hải
quan cho tới các nhà kho. Một trong những đối tác vận chuyển iPhone của Apple
chính là công ty giao vận nổi tiếng nhất nước Mỹ: FedEx.
Mức giá khá cao và trọng lượng nhẹ của các sản phẩm đồng nghĩa với tỉ lệ lợi
nhuận lớn cho Apple, cho phép hãng sử dụng máy bay để vận chuyển, thay vì sử
dụng tàu biển theo truyền thống của ngành công nghiệp điện tử. Quá trình hậu cần
cho các sản phẩm bắt đầu hàng tháng trời trước ngày sản phẩm ra mắt. Apple phải
phối hợp hoàn hảo các chuyến bay và các chuyến xe vận chuyển linh kiện tới các
nhà máy tại Trung Quốc. Các đội ngũ bán hàng, marketing, điều hành và tài chính
phải phối hợp để đưa ra các dự đoán chính xác.
- Thiết kế:
Một trong những điểm mạnh giúp các sản phẩm của Apple luôn có sức hút rất
lớn chính là thiết kế của chúng. Dưới bàn tay của nhà thiết kế tài ba Jony Ive, mọi
sản phẩm của Apple như iPhone, iPad, hay máy tính MacBook, đều được thiết kế
tinh tế, cẩn thận.Quyết định tập trung vào ít dòng sản phẩm và tập trung để phát
triển dòng sản phẩm với ít thay đổi về thiết kế đó là lợi thế rất lớn của Apple.Điều
này lại trái ngược với đối thủ lớn của Apple là Samsung khi mà Samsung chủ yếu
theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các dòng sản phẩm và thay đổi nhiều về thiết kế

sản phẩm.Apple có rất ít sản phẩm, chỉ tập trung vào các sản phẩm như Macbook,
ipod, ipad, iphone.Apple được coi là một trong những chuỗi cung ứng tốt nhất thế
giới vì sở hữu chiến lược rất thống nhất và mọi thành phần kinh doanh đều xoay
quanh chiến lược này.
- Quản lý kho hàng:
Quản lý kho hàng của Apple là vô cùng tốt.Apple không trực tiếp sản xuất hàng
hóa mà thuê nhà máy Foxconn sản xuất thiết bị ở Trung Quốc sản xuất lắp ráp
những sản phẩm của mình.Apple chỉ việc phân phối các sản phẩm của mình.Từ
đó các sản phẩm của hãng đến tay người tiêu dùng nhanh hơn và việc quản lý kho
hàng cũng như số lượng hàng hóa thuận tiện hơn.
Khách hàng
Khách hàng đầu tiên mà Apple hướng tới chủ yếu là cá nhân và chủ yếu là
những đối tượng khách hàng có khả năng tài chính và yêu thích công nghệ.Nhờ
mạng lưới chuỗi cung ứng toàn cầu mà hiện nay khách hàng có thể dễ dàng sở
hữu các sản phẩm của
Apple mới nhất trong thời gian ngắn tại khawos mọi nơi mà hãng đặt kênh phân
phối.Apple áp dụng chiến lược hớt váng sữa cho các sản phẩm mới ra của mình,
khi sản phẩm mới giá mắt thì giá sẽ rất cao, sau một thời gian thì giảm mạnh để
thu hút người tiêu dùng đặc biệt là những khách hàng có thu nhập thấp hơn nhưng
vẫn mong muốn sở hữ sản phẩm của Apple.Ngoài ra khách hàng của Apple còn
bao gồm các doanh nghiệp, các công ty phân phối trên toàn thế giới
Ưu điểm
Theo báo cáo mới nhất vào quý IV năm 2014, Apple và Boeing đã báo cáo đat
lợi nhuận lớn nhất.Trong khi đó các hãng Sainsbury và Samsung lại không có kết
quả tốt.
3.1.1 Dễ kiểm soát.
Họ giao quyền sản xuất các thiết bị cho các tập đoàn khổng lồ như Foxconn ở
Trung Quốc. Điều này cho phép Apple hoạt động với chi phí thấp hơn nhiều, từ đó
tăng tỷ suất lợi nhuận của mình. Cuối cùng, việc xác lập vị thế của công ty trong
các mạng lưới thông qua các mối quan hệ với đúng đối tác giúp công ty có được

nhiều kiểm soát và quyền lực hơn, tạo nên ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh.
3.1.2 Tạo những mạng lưới.
Apple đã tạo ra những mạng lưới kinh tế mới thông qua sự ra đời của iTunes,
App Store của họ, iPod, iPhone và iPad, kết quả tạo nên một tầm nhìn thế giới
khiến mọi người đổ xô mua vào. Những bổ sung mới nhất cho các dịch vụ này là
dịch vụ lưu trữiCloud và Apple Watch, có khả năng trao đổi thông tin về tình
trạng cơ thể và sức khỏe của một người sang các thiết bị khác. Sau đó là dịch vụ
Apple Pay, cho phép khách hàng tăng cường kiểm soát tài chính của mình thông
qua các thiết bị của Apple.
Mặc dù được đề xuất và đi tiên phong bởi những người khác, chính tầm nhìn
tổng thể của Apple về những điều mà một người thành công ở thế kỷ 21 nên có
mới khiến họhưởng lợi từ các sản phẩm và làm cho chúng ta “bị nghiện”.
Chính sự thành công của Apple trong khía cạnh thứ ba này về tinh thần kinh
doanh trong một nền kinh tế mạng lưới đã tạo nên điểm khác biệt giữa công ty này
đối với các đối thủ cạnh tranh, và dẫn dắt các doanh nghiệp có tham vọng thực
hiện theo.
Nhược điểm.
Công ty chưa tự chủ hay kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu, đặc biệt là linh
phụ kiện, dẫn đến việc Apple bị chi phối bởi các nhà cung cấp nước ngoài
Vẫn còn tình trạng vi phạm lao động trong chuỗi cung ứng của Apple. Mặc dù
sau vụ việc Apple bị cáo buộc là vi phạm luật lao động hôm 5/9/2014, Apple đã
có những động thái tích cực, xong vẫn còn xảy ra tình trạng lao động làm quá giờ,
bị bóc lột sức lao động, đặc biệt là các nhà máy ở Trung Quốc – nhà cung cấp,
lắp ráp chính của Apple.
Giải pháp.
Cần đầu tư thêm dây chuyền sản xuất linh, phụ kiện. Vừa có thể đảm bảo quá
trình sản xuất vừa có thể chủ động với thị trường.
Quản lý và kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng và tạo mối quan hệ giữa các đối
tác kinh doanh. Làm việc chặt chẽ với các nhà cung cấp chiến lược sẽ mang lại lợi
thế cạnh tranh cho công ty.

Chú trọng vào khâu đánh giá, tìm hiểu nhu cầu thị trường.
Đẩy mạnh thực hiện bộ quy tắc ứng xử cho các nhà cung ứng mà Apple đã đề
ra để đảm bảo tính trung thực cũng như kiểm soát hoạt động của các nhà cung ứng.
Chuỗi cung ứng toàn cầu của Nike.
Nike có hai lựa chọn để sản xuất các sản phẩm của họ.Họ có thể sở
hữu và vận hành các nhà máy, hoặc tìm cách gia công.Các cơ sở có đủ hiệu
quả để gia công có thể được đặt ở trong nước hoặc quốc tế.
Gia công ở các công ty trong nước có lợi thế dễ dàng theo dõi, lực
lượng lao động có tay nghề cao, nội quy lao động được hiểu rõ, nhưng mặt
khác nó là tương đối tốn kém nếu so với thuê ngoài ở các nước đang phát
triển.
Gia công ở nước ngoài (trong các nền kinh tế thế giới thứ ba) hiệu quả
to lớn đạt được là do chi phí lương thấp, nhưng công ty này lại phải đối mặt
với khó khăn trong giám sát chất lượng của các sản phẩm của họ và không
kiểm soát được các điều kiện làm việc trong các nhà máy.
Nike sử dụng chiến lược gia công bằng cách sử dụng các cơ sở gia công
ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có các nhà máy ở Việt Nam. Toàn bộ quá
trình sản xuất sản phẩm được đặt tại các nhà máy này và được đặt dưới sự
kiểm soát của một nhóm nhân viên từ công ty Nike (họ sẽ theo dõi tiến độ sản
xuất sản phẩm và chất lượng sản phẩm). Nike chỉ tham gia vào quá trình
nghiên cứu, tạo mẫu sản phẩm và chiêu thị, phân phối sản phẩm đến tay người
tiêu dùng. Hiện nay, Nike ký kết hợp đồng sản xuất với các nhà máy trên 40
quốc gia. Đa số giày Nike được sản xuất tại Trung Quốc (35%), Việt Nam
(29%), Indonesia (21%), Thái Lan (13%).
Khi thiết kế được một mẫu giày, Nike sẽ giao mẫu giày này cho một
nhà máy để tiến hành sản xuất mẫu.Nếu sản phẩm mẫu đạt tiêu chuẩn thì Nike
sẽ kí hợp đồng với nhà máy để sản xuất đại trà. Nike sử dụng Outsourcing
theo hình thức mua đứt bán đoạn, tức là nhà máy sẽ tự đặt mua nguyên vật
liệu sản xuất. Tuy nhiên, danh sách các nhà máy cung cấp nguyên vật liệu
cũng phải nằm dưới tầm kiểm soát của Nike.Điều này giúp cho Nike có thể

nắm được giá cũng như chất lượng của nguyên vật liệu. Khi hợp đồng hoàn
thành, Nike sẽ trả tiền theo giá chi phí sản xuất cộng với thù lao gia công. Sản

×