Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Quản trị chuỗi cung ứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 178 trang )

Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 1 -
CHƯƠNG 1 :
GIỚI THIỆU VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
I. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng
Cạnh tranh một cách thành công trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào hiện nay đòi hỏi
các doanh nghiệp phải tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách
hàng của nó. Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách
hàng cần phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu, cách thứ
c thiết kế và
đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp, cách thức vận chuyển và bảo quản sản phẩm
hoàn thành và những điều mà người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng thực sự yêu cầu (ví dụ
như có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trọng
việc tạo ra sản phẩm cuối cùng mà khách hàng sử dụng). Hơ
n nữa, trong bối cảnh cạnh tranh
khốc liệt ở thị trường toàn cầu hiện nay, việc giới thiệu sản phẩm mới với chu kỳ sống ngày càng
ngắn hơn, cùng với mức độ kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng đã thúc đẩy các doanh
nghiệp phải đầu tư, và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó. Điều này, cùng với những tiến
bộ liên tục trong công nghệ truyền thông và v
ận tải (ví dụ, truyền thông di động, Internet và phân
phối hàng qua đêm), đã thúc đẩy sự phát triển không ngừng của chuỗi cung ứng và những kỹ
thuật để quản lý nó.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà
cung cấp; các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó được vận chuyển
đến nhà kho để
lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì
vậy, để giảm thiểu chi phí và cải tiến mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả phải
xem xét đến sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng, cũng


được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho,
các trung tâm phân phối, và các cửa hàng bán lẻ, cũ
ng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá
trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở (xem hình 1-1)
Hình 1-1: Chuỗi cung ứng điển hình

















Nhà cung cấp
nguyên vật liệu
Nhà sản xuất linh
kiện trung gian
Nhà sản xu

t sản
ph


m cu

i cùn
g
Nhà kho và trung
tâm phân phối
Khách hàng
Chi phí vận
chuyển
Chi phí sản
xu
ất
Chi phí nguyên
vật liệu
Chi phí tồn
kho
Dòng sản phẩm và dịch vụ
Thu hồi và tái chế
Quản trị chuỗi cung ứng

- 2 -
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng, nhưng chúng ta bắt đầu sự thảo luận
với chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp
tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung
ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán
lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ một chuỗ
i cung ứng, còn được gọi là mạng lưới hậu cần, bắt đầu
với các doanh nghiệp khai thác nguyên vật liệu từ đất- chẳng hạn như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và
lương thực – và bán chúng cho các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu. Các doanh nghiệp

này, đóng vai trò như người đặt hàng và sau khi nhận các yêu cầu về chi tiết kỹ thuật từ các nhà
sản xuất linh kiện, sẽ d
ịch chuyển nguyên vật liệu này thành các nguyên liệu dùng được cho các
khách hàng này (nguyên liệu như tấm thép, nhôm, đồng đỏ, gỗ xẻ và thực phẩm đã kiểm tra).
Các nhà sản xuất linh kiện, đáp ứng đơn hàng và yêu cầu từ khách hàng của họ (nhà sản xuất sản
phẩm cuối cùng) tiến hành sản xuất và bán linh kiện, chi tiết trung gian (dây điện, vải, các chi
tiết hàn, những chi tiết cần thiết ). Nhà sản xuất sản phẩ
m cuối cùng (các công ty như IBM,
General Motors, Coca-Cola) lắp ráp sản phẩm hoàn thành và bán chúng cho người bán sỉ hoặc
nhà phân phối và sau đó họ sẽ bán chúng lại cho nhà bán lẻ và nhà bán lẻ bán sản phẩm đến
người tiêu dùng cuối cùng. Chúng ta mua sản phẩm trên cơ sở giá, chất lượng, tính sẵn sàng, sự
bảo quản và danh tiếng và hy vọng rằng chúng thỏa mãn yêu cầu mà mong đợi của chúng ta. Sau
đó chúng ta cần trả sản phẩm hoặc các chi tiết cần sửa chữa hoặc tái ch
ế chúng. Các hoạt động
hậu cần ngược này cũng bao gồm trong chuỗi cung ứng. Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà
sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu
cầu khách hàng. Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm
mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Khi nghiên c
ứu hình 1-1, các doanh nghiệp nằm ở khu vực giữa được xem như doanh
nghiệp trung tâm. Trong khi doanh nghiệp trung tâm dược giới thiệu ở phần này và ở cuối
chương như là doanh nghiệp lắp ráp sản phẩm cuối cùng, nó có thể là bất cứ doanh nghiệp nào
tham gia trong chuỗi cung ứng, tùy thuộc vào phạm vi tham chiếu của nhà quản trị khi xem xét
mô hình.
Tất cả các sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung
ứng, có một s
ố thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều. Với ý tưởng chuỗi cung ứng
này, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi
đó là khách hàng cuối cùng. Khi các doanh nghiệp riêng lẻ trong chuỗi cung ứng ra các quyết
định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này rốt cuộc dẫn

đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và
điều này
làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.
Có rất nhiều doanh nghiệp khác liên quan một cách gián tiếp đến hầu hết các chuỗi cung
ứng, và họ đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối sản phẩm cuối cùng cho khách hàng. Họ
chính là các nhà cung cấp dịch vụ, chẳng hạn như các công ty vận tải đường không và đường bộ,
các nhà cung cấp hệ thống thông tin, các công ty kinh doanh kho bãi, các hãng môi giới vận tải,
các đại lý và các nhà tư vấn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch v
ụ này đặc biệt hữu ích đối với các
doanh nghiệp trong đa số chuỗi cung ứng, vì họ có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần, cho phép
người mua và người bán giao tiếp một cách hiệu quả, cho phép doanh nghiệp phục vụ các thị
trường xa xôi, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm tiền trong vận tải nội địa và quốc tế, và nói chung
cho phép doanh nghiệp phục vụ tốt khách hàng với chi phí thấp nhất có thể.
Xem xét khi m
ột khách hàng đi vào cửa hàng bán lẻ G7 của Trung Nguyên để mua bột
giặt. Chuỗi cung ứng bắt đầu với khách hàng và nhu cầu về bột giặt. Giai đoạn kế tiếp của chuỗi
cung ứng này là cửa hàng bán lẻ G7 mà khách hàng ghé đến. G7 lưu trữ tồn kho để phục vụ nhu
cầu của khách hàng cho những sản phẩm G7 tự quản lý hoặc được cung cấp từ một nhà phân
phối. Nhà phân phối nhận hàng từ
các công ty sản xuất, chẳng hạn như P&G. Nhà máy sản xuất
của P&G nhận nguyên vật liệu từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau mà chính những nhà cung
cấp này lại nhận hàng từ các nhà cung cấp khác nữa. Ví dụ, nguyên liệu đóng gói bao bì đến từ
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 3 -
công ty bao bì Thanh Tâm trong khi chính công ty này nhận nguyên vật liệu để sản xuất bao bì
cho từ các nhà cung cấp khác. Chuỗi cung cấp này được minh họa ở hình 1-2.
Hình 1-2: Các giai đoạn của chuỗi cung ứng bột giặt












Chuỗi cung ứng là năng động và liên quan đến dòng thông tin nhất định, sản phẩm và tài
chính giữa các giai đoạn khác nhau. Trong ví dụ của chúng tôi, G7 cung cấp sản phẩm, cũng như
giá cả và sự sẵn sàng về thông tin, cho khách hàng. Khách hàng sẽ trả tiền cho G7. G7 sẽ truyền
tải dữ liệu bán hàng cũng như đơn đặt hàng đến nhà kho hoặc nhà phân phối, và họ sẽ chuyển
hàng đến cửa hàng. Đổi lại G7 sẽ chuyển tiền cho nhà phân ph
ối sau khi nhận được hàng. Nhà
phân phối cũng cung cấp thông tin về giá cả và gởi lịch trình giao hàng cho G7. Dòng thông tin,
nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi cung ứng.
Trong một ví dụ khác, khi khách hàng mua trực tuyến máy tính Dell, bên cạnh các thành
viên khác, chuỗi cung cấp bao gồm khách hàng. Trang web của công ty Dell sẽ nhận đơn đặt
hàng của khách hàng, nhà máy lắp ráp của Dell, và tất cả nhà cung cấp của Dell. Trang web cung
cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm, chủng loại sản phẩm và tính sẵn sàng của sản phẩ
m.
Khách hàng khi truy cập vào trang web, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, giá cả và thực hiện việc
đặt hàng đi kèm với thủ tục và phương thức thanh toán qua mạng. Sau đó khách hàng sẽ trở lại
trang web để kiểm tra tình trạng của đơn hàng. Các giai đoạn sâu hơn trong chuỗi cung cấp sử
dụng thông tin về đơn hàng của khách hàng để đáp ứng yêu cầu. Tiến trình liên quan đến dòng
thông tin thêm, về sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau c
ủa chuỗi cung ứng.
Những ví dụ này minh họa rằng khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng.

Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu
khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu
với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ.
Thuật ngữ chuỗi cung
ứng gợi nên hình ảnh sản hẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cáp
đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng.
Điều quan trọng là phải mường tượng dòng thông tin, sản phẩm và tài chính dọc cả hai hướng
của chuỗi này. Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên liệu từ vài nhà cung cấp và sau đó
cung ứng đến nhà phân phối. Vì vậy, đa số
các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lưới.
Có rất nhiều định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng.
Theo Viện quản trị cung ứng mô tả quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các
tiến trình xuyên suốt, tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách
hàng cuối cùng. Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con ngườ
i và công nghệ là then chốt
cho việc tích hợp chuỗi cung ứng thành công.
1



1
The Institute for supply management, “Glossary of key purchasing and supply terms”, 2000.
Công ty
gỗ
Doanh
nghiệp giấy
Công ty
Thanh Tâm
Công ty
hóa chất

P&G và nhà
sản xuất khác
G7 hoặc công
ty phân phối
Cửa hàng
G7
Khách
hàng
Nhà sản xuất
chất dẻo
Quản trị chuỗi cung ứng

- 4 -
Theo Hội đồng chuỗi cung ứng thì quản trị chuỗi cung ứng là việc quản lý cung và cầu, xác
định nguồn nguyên vật liệu và chi tiết, sản xuất và lắp ráp, kiểm tra kho hàng và tồn kho,
tiếp nhận đơn hàng và quản lý đơn hàng, phân phối qua các kênh và phân phối đến khách
hàng cuối cùng.
1

Theo hội đồng quản trị hậu cần, một tổ chức phi lợi nhuận thì quản trị chuỗi cung ứng là
“…sự phối hợp chiến lược và hệ thống các chức năng kinh doanh truyền thống và các sách
lược xuyên suốt các chức năng này trong một công ty cụ thể và giữa các doanh nghiệp
trong chuỗi cung ứng với mục đích cải thiện thành tích dài hạn của các công ty đơn lẻ và
c
ủa cả chuỗi cung ứng”.
2

Theo TS. Hau Lee và đồng tác giả Corey Billington trong bài báo nghiên cứu thì quản trị
chuỗi cung ứng như là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm
tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản

phẩm hoàn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống
phân phối.
3

Trong cuốn sách này, chúng tôi giới thiệu và giải thích tại sao các khái niệm, các công cụ
và hệ thống hỗ trợ ra quyết định lại quan trọng cho việc quản trị hiệu quả chuỗi cung ứng. Nhưng
quản trị chuỗi cung ứng thực chất là gì? Chúng tôi định nghĩa nó như sau:
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích hợp và hiệu
quả nhà cung cấ
p, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng nhằm phân phối hàng
hóa được sản xuất đến đúng địa điểm, đúng lúc với đúng yêu cầu về chất lượng, với mục
đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ
phục vụ.
Tính nhất quán thể hiện trong các định nghĩa này đó chính là ý tưởng của sự phố
i hợp và
hợp nhất số lượng lớn các hoạt động liên quan đến sản phẩm trong số các thành viên của chuỗi
cung cấp nhằm cải thiện năng suất hoạt động, chất lượng, và dịch vụ khách hàng nhằm đạt được
lợi thế cạnh tranh bền vững cho tất cả các tổ chức liên quan đến việc cộng tác này. Vì thế, để
quản trị thành công chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp ph
ải làm việc với nhau bằng cách chia sẻ
thông tin về những điều liên quan chẳng hạn như dự báo nhu cầu; các kế hoạch sản xuất; những
thay đổi về công suất; các chiến lược marketing mới; sự phát triển mới sản phẩm và dịch vụ; sự
phát triển công nghệ mới; các kế hoạch thu mua; ngày giao hàng và bất kỳ điều gì tác động đến
các kế hoạch phân phối, sản xuấ
t và thu mua.
Về mặt lý thuyết, chuỗi cung cấp hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố
hữu, thực hiện những việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng
đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu này. Điểm khác biệt chính là các doanh
nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặ
c rời khỏi mối

quan hệ chuỗi nếu quan hệ này không còn đem lại lợi ích cho họ; đó chính là tổ chức thị trường
tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung cấp vận hành một cách hiệu quả hơn các khối liên kết dọc. Ví dụ,
khi một nguyên liệu hoặc sản phẩm cụ thể có giá tăng trong cung ngắn hạn thì một doanh nghiệp
có thể nhận thấy sẽ có lợi nếu ch
ọn lựa trong số nhà cung ứng một doanh nghiệp thích hợp nhằm
đảm bảo nguồn cung liên tục chi tiết khan hiếm này. Việc cân nhắc này có thể có lợi cho cả đôi
bên- thị trường mới cho nhà cung cấp, điều này dẫn đến cơ hội kinh doanh sản phẩm mới trong
tương lai; và việc cung ứng tiếp tục trong dài hạn với mức giá ổn định cho người mua. Sau đó,
khi đối thủ cạnh tranh mới b
ắt đầu sản xuất sảm phẩm khan hiếm hoặc khi nhu cầu sụt giảm, nhà
cung cấp có thể không được các hãng mua đánh giá cao; thay vào đó, doanh nghiệp có thể nhận
thấy sẽ có lợi hơn trong việc thương lượng với người mua tiềm năng khác và sau đó chấm dứt


1
Courtesy of Supply chain Council, Inc.
2
Courtesy of the Council of Logistics Management.
3
H.L. Lee and C.Billington, “The evolution of supply chain management models and practice at Hewlett-packard”,
Interfaces 25, No. 5(1995); 41-63.
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 5 -
với người mua ban đầu. Thông qua ví dụ này, chúng ta có thể nhận thấy rằng chuỗi cung cấp và
động và linh hoạt và vì thế nảy sinh nhiều vấn đề trong việc quản lý chúng một cách hiệu quả.
Trong khi quản trị chuỗi cung cấp có thể cho phép các tổ chức nhận thức rõ thuận lợi của
việc tích hợp dọc trên cơ sở những điều kiện chính yếu cho việc quản trị hiệu quả vi
ệc này. Có lẽ

một yếu tố quan trọng nhất đó chính là sự thay đổi về văn hóa tổ chức của tất cả thành viên tham
gia trong chuỗi cung ứng làm cho họ có lợi hơn và quản lý hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng. Với
các công ty có văn hóa tổ chức theo kiểu truyền thống, quan tâm đến lợi ích ngăn hạn vì thế hành
động theo định hướng thành tích theo nhiều cách có thể tạo ra xung đột với m
ục tiêu của việc
quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến việc định vị các tổ chức theo
cách thức giúp cho tất cả các thành viên trong chuỗi đều được lợi. Vì thế, quản trị chuỗi cung
ứng một cách hiệu quả lệ thuộc rất lớn vào mức độ tin tưởng, sự hợp tác, sự cộng tác và thông tin
một cách trung thực và chính xác.
Các nhà quản trị
phụ trách thu mua, sản xuất, hậu cần và vận tải không chỉ phải được trang
bị những kiến thức cần thiết về các chúc năng chuỗi cung ứng quan trọng mà còn phải đánh giá
và am hiểu mức độ tương tác và ảnh hưởng của các chức năng này đến toàn chuỗi cung ứng.
Rebecca Morgan, chủ tịch của Fulcrum Consulting Works, một công ty tư vấn về quản trị chuỗi
cung ứng có trụ sở
ở bang Ohio, phát biểu rằng rất nhiều công ty đi đến các thỏa thuận mà họ gọi
là sự cộng tác, sau đó cố gắn kiểm soát mối quan hệ này từ đầu đến cuối.” Nhiều công ty sản
xuất xe hơi thực hiện điều này ở giai đoạn bắt đầu”, bà ta nói. “Họ đưa ra nguyên tắc đơn
phương: anh sẽ thực hiện điều này cho tôi nếu anh muốn làm ăn v
ới tôi, không cần biết nó có ý
nghĩa gì với anh hay không”
1
. Cách tiếp cận quản trị chuỗi cung ứng kiểu này sẽ không bao giờ
thực hiện được.
Ranh giới của các chuỗi cung ứng tích hợp cũng rất linh động. Mọi người thường nói rằng
ranh giới chuỗi cung ứng kéo dài từ “nhà cung cấp cho nhà cung cấp của doanh nghiệp đến
khách hàng của khách hàng của họ”; ngày nay, hầu hết những nỗ lực phối hợp quản trị chuỗi
cung ứng củ
a doanh nghiệp không vượt ra giới hạn này. Thực ra, trong nhiều trường hợp, các
doanh nghiệp nhận thấy rằng thực sự khó khăn để gia tăng nỗ lực phối hợp ngoài những khách

hàng và nhà cung cấp trực tiếp quan trọng nhất của doanh nghiệp (thực ra trong một nghiên cứu
khảo sát các doanh nghiệp thì rất nhiều đại diện của doanh nghiệp phát biểu rằng đa số các nỗ
lực trong chuỗi cung ứng ch
ỉ đối với khách hàng và nhà cung cấp bên trong của doanh nghiệp
mà thôi).
2
Tuy nhiên, theo thời gian và những kết quả thành công bước đầu, nhiều doanh nghiệp
đang mở rộng ranh giới chuỗi cung ứng của nó.
2. Chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng
Mọi người sử dụng những tên gọi khác nhau cho các chuỗi hoạt động và tổ chức. Khi con
người nhấn mạnh đến họat động sản xuất, họ xem chúng như là các quy trình sản xuất; khi họ
nhấn mạnh đến khía cạnh marketing, họ g
ọi chúng là kênh phân phối; khi họ nhìn ở góc độ tạo ra
giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị, khi họ nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng, họ gọi nó là chuỗi nhu cầu. Ở đây chúng ta tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu
và thuật ngữ chung nhất là chuỗi cung cấp.
Một câu hỏi thường đặt ra nhưng chưa có câu trả lời rõ ràng- liên quan đến việc phân biệt
và làm rõ sự khác nhau giữa chu
ỗi giá trị và chuỗi cung cấp. Micheal Porter- người đầu tiên phát
biểu khái niệm chuỗi giá trị vào thập niên 1980, biện luận rằng chuỗi giá trị của một doanh
nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được
cấu hình một cách thích hợp. Tuy nhiên khái niệm chuỗi giá trị cũng đã được phát triển như là
một công cụ để phân tích cạnh tranh và chiến lược. Porter phân biệ
t các hoạt động chính và hoạt
động bổ trợ. Các hoạt động chính là những hoạt động hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý


1
A. Zieger, “Don’t Choose the Wrong Supply Chain Partner,” Frontline Solutions 4, no. 6 (2003): 10–14.
2

K.C. Tan, S.B. Lyman, and J.D. Wisner, “Supply Chain Management: A Strategic Perspective,” International
Journal of Operations and Production Management 2, no. 6 (2002): 614–31.
Quản trị chuỗi cung ứng

- 6 -
và quản lý sản phẩm hoàn thành để cung cấp cho khách hàng. Như được minh họa ở hình 1-3 thì
hậu cần đến và hậu cần ra ngoài là các thành tố quan trọng và then chốt của chuỗi giá trị, đây
chính là yếu tố tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và mang lại lợi ích tài chính cho
công ty. Việc tích hợp một cách sâu rộng các chức năng sản xuất, bán hàng, marketing với hậu
cần cũng là một tiêu thức quan trọng của chuỗi giá trị. Các hoạt
động bổ trợ cho phép hoặc hỗ trợ
các hoạt động chính. Chúng có thể hướng đến việc hỗ trợ một hoạt động chính cũng như hỗ trợ
các tiến trình chính.
Hình 1-3: Chuỗi giá trị chung
1

















Porter phân biệt và nhóm gộp thành năm hoạt động chính:
• Hậu cần đến (inbound logistics). Những hoạt động này liên quan đến việc nhận, lưu trữ
và dịch chuyển đầu vào vào sản phẩm, chẳng hạn như quản trị nguyên vật liệu, kho bãi,
kiểm soát tồn kho, lên lịch trình xe cộ và trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp.
• Sản xuất. Các họat động tương ứng với việc chuy
ển đổi đầu vào thành sản phẩm hoàn
thành, chẳng hạn như gia công cơ khí, đóng gói, lắp ráp, bảo trì thiết bị, kiểm tra, in ấn và
quản lý cơ sở vật chất.
• Hậu cần ra ngoài (outbound logistics). Đây là những hoạt động kết hợp với việc thu
thập, lưu trữ và phân phối hàng hóa vật chất sản phẩm đến người mua, chẳng hạn như
quản lý kho bãi cho sản phẩ
m hoàn thành, quản trị nguyên vật liệu, quản lý phương tiện
vận tải, xử lý đơn hàng và lên lịch trình-kế hoạch.
• Marketing và bán hàng. Những hoạt động này liên quan đến việc quảng cáo, khuyến
mãi, lựa chọn kênh phân phối, quản trị mối quan hệ giữa các thành viên trong kênh và
định giá.
• Dịch vụ khách hàng. Các hoạt động liên quan đến việc cung câp dịch vụ nhằm gia tăng
hoặc duy trì giá trị của sản phẩ
m, chẳng hạn như cài đặt, sửa chữa và bảo trì, đào tạo,
cung cấp thiết bị thay thế và điều chỉnh sản phẩm.
Các hoạt động bổ trợ được nhóm thành bốn loại:
• Thu mua. Thu mua liên quan đến chức năng mua nguyên vật liệu đầu vào được sử dụng
trong chuỗi giá trị của công ty. Việc này bao gồm nguyên vật liệu, nhà cung cấp và các
thiết bị khác cũng như tài s
ản chẳng hạn như máy móc, thiết bị thí nghiệm, các dụng cụ
văn phòng và nhà xưởng. Những ví dụ này minh họa rằng các đầu vào được mua có thể
liên hệ với các họat động chính cũng như các hoạt động bổ trợ. Đây chính là lý do khiến
Porter phân loại thu mua như một hoạt động bổ trợ chứ không phải là họat động chính



1

Michael

Porter,

Competitive

Advantage

(New
Y
ork:
The
Free

Press,
1985), 37.
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
Hậu
cần đến
Sản
xuất
Hậu cần
ngoài ra
Marketing

và bán
hàng
Dịch vụ
khách
hàng
Các hoạt động chính
Các
hoạt
động
bổ trợ
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 7 -
• Phát triển công nghệ. “Công nghệ” có ý nghĩa rất rộng trong bối cảnh này, vì theo quan
điểm của Porter thì mọi họat động đều gắn liền với công nghệ, có thể là bí quyết, các quy
trình thủ tục hoặc công nghệ được sử dụng trong tiến trình hoặc thiết kế sản phẩm. Đa
phần các họat động giá trị sử dụng một công nghệ kết hợp một số lượ
ng lớn các tiểu công
nghệ khác nhau liên quan đến các lĩnh vực khoa học khác nhau
• Quản trị nguồn nhân lực. Đây chính là những hoạt động liên quan đến việc chiêu mộ,
tuyển dụng, đào tạo, phát triển và quản trị thù lao cho toàn thể nhân viên trong tổ chức,
có hiệu lực cho cả các họat động chính và hoạt động bổ trợ.
• Cơ sở hạ tầng công ty. Công ty nhìn nhận ở góc độ tổng quát chính là khách hàng c
ủa
những hoạt động này. Chúng không hổ trợ chỉ cho một hoặc nhiều các hoạt động chính-
mà thay vào đó chúng hỗ trợ cho cả tổ chức. Các ví dụ của những hoạt động này chính là
việc quản trị, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, tuân thủ quy định của luật pháp, quản trị
chất lượng và quản trị cơ sở vật chất. Trong các doanh nghiệp lớn, thường bao gồm nhiề
u

đơn vị hoạt động, chúng ta có thể nhận thấy rằng các hoạt động này được phân chia giữa
trụ sở chính và các công ty hoạt động. Cơ sở hạ tầng chính là đề tài được bàn cải nhiều
nhất về lý do tại sao nó thay đổi quá thường xuyên đến vậy.
Như đã thảo luận, quản trị chuỗi cung ứng trở nên thịnh hành trong suốt thập niên 1990 và
tiếp tục là tâm điểm giúp các tổ ch
ức nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường toàn cầu.
Quản trị chuỗi cung ứng được xem như đường ống hoặc dây dẫn điện nhằm quản trị một cách
hữu hiệu và hiệu quả dòng sản phẩm/nguyên liệu, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp
của nhà cung cấp xuyên qua các tổ chức/ công ty trung gian nhằm đến với khách hàng của khách
hàng hoặc một hệ thống mạng lưới hậ
u cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách hàng cuối
cùng. Chúng ta có thể xem chi tiết hơn ở hình 1-4
Hình 1-4: Chuỗi cung ứng tổng quát






Như vậy chúng ta có thể thấy được phần nào mối liên hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá
trị ở hai hình trên. Kế tiếp chúng tôi giới thiệu một phiên bản điều chỉnh về mô hình chuỗi giá trị
của Porter. Mô hình hiệu chỉnh cũng xác định một vài chuỗi cung ứng quan trọng- các khái niệm
liên quan và vị trí của chúng trong bối cảnh riêng.(hình 1-5 ở trang sau)
Cách thức nhằm xem xét sự khác biệt giữa chuỗi giá trị và chu
ỗi cung ứng là khái niệm hóa
chuỗi cung ứng như là tập hợp con của chuỗi giá trị. Tất cả nhân viên bên trong một tổ chức là
một phần của chuỗi giá trị. Điều này lại không đúng đối với chuỗi cung ứng. Các hoạt động
chính đại diện cho bộ phận hoạt động của chuỗi giá trị, và đây chính là những điều ám chỉ đến
chuỗi cung ứng. Ở
cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị là rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả

các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Hơn nữa, khái niệm
chuỗi giá trị ban đầu tập trung chủ yếu vào các hoạt động nội bộ, trong khi chuỗi cung ứng, theo
định nghĩa, tập trung vào cả nội bộ và bên ngoài. Để phản ánh ý kiến hiện t
ại, chúng ta phải mở
rộng mô hình chuỗi giá trị ban đầu, tập trung chủ yếu vào các thành phần nội bộ, bao gồm cả nhà
cung cấp và khách hàng nằm ở vị trí ngược dòng và xuôi dòng của chuỗi so với tổ chức trọng
tâm. Các cấp độ của nhà cung cấp và khách hàng hình thành cơ sở của chuỗi giá trị mở rộng
hoặc khái niệm doanh nghiệp mở rộng, với tuyên bố rằng sự thành công chính là chức năng quả
n
lý một cách hiệu quả nhóm các doanh nghiệp liên kết với nhau qua khách hàng và nhà cung cấp
ở cấp độ đầu tiên (nghĩa rằng doanh nghiệp chỉ xem xét nhà cung cấp và khách hàng của mình
mà thôi). Thực ra, các doanh nghiệp ttiến bộ thấu hiểu rằng quản lý chi phí, chất lượng và phân
Nhà cung cấp/
nhà buôn
Nguồn
Lưu trữ/vận
chuyển đến
Sản xuất
Lưu trữ/vận
chuyển
ra ngoài
Phân phối
tiêu dùng
Khách
hàng
Quản trị chuỗi cung ứng

- 8 -
phối yêu cầu phải quan tâm đến nhà cung cấp ở cấp độ khá xa so với doanh nghiệp (nhà cung
cấp cấp hai, ba ).

Hình 1-5: Chuỗi giá trị mở rộng




















3. Mục tiêu của chuỗi cung ứng
Định nghĩa về quản trị chuỗi cung ứng ở trên dẫn đến một vài điểm then chốt. Trước hết,
quản trị chuỗi cung ứng phải cân nhắc đến tất cả các thành tố của chuối cung ứng; những tác
động của nó đến chi phí và vai trò trong việc sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu khách
hàng; từ nhà cung ứng và các cơ sở s
ản xuất thông qua các nhà kho và trung tâm phân phối đến
nhà bán lẻ và các cửa hàng. Thực ra, trong các phân tích chuỗi cung ứng, thực sự là cần thiết
phải xét đến người cung cấp của các nhà cung ứng và khách hàng của khách hàng bởi vì họ có
tác động đến kết quả và hiệu quả của chuỗi cung ứng.

Thứ hai, mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng là hữu hiệu và hiệu quả trên toàn hệ thống;
tổng chi phí của toàn hệ thống t
ừ khâu vận chuyển, phân phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn
kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được tối thiểu hóa. Nói cách khác, mục tiêu của mọi
chuỗi cung ứng là tối đa hóa giá trị tạo ra cho toàn hệ thống. Giá trị tạo ra của chuỗi cung cấp là
sự khác biệt giữa giá trị của sản phẩm cuối cùng đối với khách hàng và nỗ lực mà chuỗi cung cấp
dùng vào việc đ
áp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với đa số các chuỗi cung ứng thương mại,
giá trị liên quan mật thiết đến lợi ích của chuỗi cung ứng, sự khác biệt giữa doanh thu mà khách
hàng phải trả cho công ty đối với việc sử dụng sản phẩm và tổng chi phí của cả chuỗi cung ứng.
Ví dụ, khách hàng khi mua máy tính từ công ty Dell phải trả 2.000 USD, đại diện cho doanh thu
mà chuỗi cung ứng nhận được. Dell và các giai đoạn khác c
ủa chuỗi cung ứng phát sinh chi phí
để thu thập thông tin, sản xuất bộ phận và sản phẩm, lưu trữ chúng, vận tải, dịch chuyển tài
chính…Sự khác biệt giữa 2.000 USD mà khách hàng trả và tổng chi phí phát sinh trong chuỗi
cung ứng trong việc sản xuất và phân phối máy vi tính đến khách hàng đại diện cho lợi nhuận
của chuỗi cung ứng. Lợi nhuận của chuỗi cung ứng là tổng lợi nhuận được chia sẻ xuyên suốt
chuỗi. Lợ
i nhuận của chuỗi cung ứng càng cao chứng tỏ sự thành công của chuỗi cung cấp càng
lớn. Thành công của chuỗi cung ứng nên được đo lường dưới góc độ lợi nhuận của chuỗi chứ
không phải đo lượng lợi nhuận ở mỗi giai đoạn riêng lẻ. Vì vậy, trọng tâm không chỉ đơn giản là

Các hoạt động
bổ trợ
Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp
Quản trị nguồn nhân lực
Phát triển công nghệ
Thu mua
Hậu cần
đến

Sản xuất

Hầu cần ra
ngoài
Marketing
& bán hàng
Dịch vụ
khách hàng
Các hoạt động chính
Khách
hàng
C
2
C
2
C
2
C
3
C
3
C
3
C
3
C
3
C
3
Nhà

cung cấp
S
2

S
2

S
2

S
3
S
3
S
3
S
3
S
3
S
3
Nguyên liệu/Dịch vụ Thông tin/tài chính/kiến thức
Quản trị vật liệu/cung ứng Quản trị kênh/phân phối vật chất
Quản trị hậu cần/chuỗi cung ứng
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 9 -
việc giảm thiểu đến mức thấp nhất chi phí vận chuyển hoặc cắt giảm tồn kho mà hơn thế nữa

chính là vận dụng cách tiếp cận hệ thống vào quản trị chuỗi cung ứng.
Một khi chúng ta đã thống nhất về cách thức đánh giá sự thành công của chuỗi cung cấp
dưới góc độ lợi nhuận của toàn chuỗi, bước kế tiếp là tìm hiểu xem nguồn gố
c của doanh thu và
chi phí. Đối với bất kỳ chuỗi cung ứng nào, chỉ có một nguồn doanh thu: khách hàng. Tại hệ
thống siêu thị bán lẻ G7, khách hàng mua chất tẩy rửa đơn thuần chỉ là một nguồn của dòng ngân
quỹ dương của chuỗi cung ứng. Tất cả các dòng ngân quỹ khác chỉ là những thay đổi ngân quỹ
đơn giản xảy ra trong chuỗi ở những giai đoạn khác nhau và với những chủ sở hữ
u khác nhau.
Khi G7 trả tiền cho nhà cung cấp của nó, nó lấy một phần từ nguồn của khách hàng và chuyển
cho nhà cung cấp. Tất cả dòng thông tin, sản phẩm và tài chính tạo ra chi phí của chuỗi cung
ứng. Vì vậy quản lý một cách hiệu quả các dòng này là yếu tố then chốt làm nên sự thành công
của chuỗi. Quản trị chuỗi cung ứng liên quan đến việc quản lý các dòng dịch chuyển giữa và
trong suốt các giai đoạn của chuỗi nhằm tối
đa hóa lợi nhuận của toàn chuỗi.
Cuối cùng, bởi vì quản tri chuỗi cung ứng tập trung vào việc tích hợp một cách hiệu quả
nhà cung cấp, người sản xuất, nhà kho và các cửa hàng, nó bao gồm những hoạt động của công
ty ở nhiều cấp độ, từ cấp độ chiến lược đến chiến thuật và tác nghiệp.
• Cấp độ chiến lược xử lý với các quyết định có tác
động dài hạn đến tổ chức. Những
quyết định này bao gồm số lượng, vị trí và công suất của nhà kho, các nhà máy sản
xuất, hoặc dòng dịch chuyển nguyên vật liệu trong mạng lưới
• Cấp độ chiến thuật điển hình bao gồm những quyết định được cập nhật ở bất cứ nơi
nào ở thời điểm của quý hoặc năm.
Điều này bao gồm các quyết định thu mua và sản
xuất, các chính sách tồn kho và các chiến lược vận tải kể cả tần suất viếng thăm
khách hàng.
• Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định hàng ngày chẳng hạn như lên thời
gian biểu, lộ trình của xe vận tải…
4. Quản trị hậu cần

Trong suốt những năm qua, hậu cần đã được đề cập khá nhi
ều trên trang nhất của các tạp
chí nổi tiếng như: Wall Street Journal, Forbes, Fortune và Business Week. Hậu cần được nhìn
nhận có lẽ như là ranh giới cuối cùng đối với các công ty lớn nhằm gia tăng đáng kể giá trị của
khách hàng và cổ đông. Một minh chứng sinh động là ví dụ của tập đoàn Coca-Cola. Được nhìn
nhận như một thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới, Coke chính là sự ghen tỵ của thế giớ
i trong
lĩnh vực marketing. Thông qua việc xử lý và đáp ứng đơn hàng phát sinh ở mọi khu vực khách
hàng trên cơ sở hàng ngày, dịch vụ khách hàng của Coke được đánh giá là tuyệt hảo. Được chế
tạo từ đường, nước, cacbonat và hương liệu, sản phẩm Coca vẫn giữ nguyên giá trị hơn một trăm
năm qua, công suất lý thuyết vê chất lượng sản xuất và tính hiệu quả đang dần đạt được. K
ết nối
các điều này: hoạt động marketing trên bình diện thế giới, dịch vụ khách hàng và các quy trình
sản xuất, hậu cần, chính là biên giới to lớn kế tiếp đối với Coca-Cola và nhiều công ty khác.
Chúng ta có thể thấy vai trò của hậu cần trong nền kinh tế thế giới và tỷ lệ so với các ngành
khác. Chi tiêu dành cho hoạt động hậu cần toàn cầu đã vượt con số 3,5 nghìn tỷ USD hàng năm
và chiếm gần 20% tổng GDP của c
ả thế giới (xem hình 1-6).
Quản trị hậu cần là gì? (Logistics management). Sự khác nhau giữa quản trị hậu cần và
quản trị chuỗi cung ứng là gì? Trong khi trả lời câu hỏi này lệ thuộc vào ai đang đánh giá vấn đề
này, chúng tôi sẽ không phân biệt giữa quản trị hậu cần và quản trị chuỗi cung ứng trong cuốn
sách này. Thực ra, định nghĩa của chúng tôi về quản trị chuỗi cung ứng là tương tự
như định
nghĩa quản trị hậu cần do Hội đồng quản trị hậu cần:
Tiến trình hoạch định, thực thi và kiểm soát hiệu quả và hữu hiệu dòng dịch chuyển và
lưu trữ nguyên vật liệu, tồn kho sản xuất, hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên
quan từ điểm khởi đầu đến nơi sử dụng nhằm mục đích làm cho thích ứng với những yêu
cầu của khách hàng.
Quản trị chuỗi cung ứng


- 10 -
Hình 1-6: Chi phí dành cho hậu cần toàn cầu
1

ĐVT: tỷ US D
652
916
941
915
516
662
877
837
0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000
Tất cả nơi khác (12.9%)
Châu Á/Thái Bình
Dương (11.6%)
Châu Âu (11.8%)
Bắc Mỹ (10.8%)
1992
1996

Hơn nữa, hầu hết các công ty ở Hoa kỳ dành khoảng 8% đến 15% doanh thu cho các hoạt
động liên quan đến hậu cần (hình 1-7).
Hình 1-7: Chi phí hậu cần so với doanh thu trong các ngành khác nhau
2


7.77%
7.60%

7.82%
8.49%
7.44%
4.31%
7.99%
11.68%
5.34%
39.39
31.38
8.22
86
15.19
86.15
44.11
38.22
33.36
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
Sản xuấtKỹ nghệ Hàng
hóa tiêu
dùng
Thực
phẩm &
nước

uống
Thương
mại
Dược
phẩm
Tạp hóa Bán sỷ Bán lẻ
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
Tỷ lệ chi phí hậu cần trên doanh thu
Chi phí hậu cần trên 100 trọng lượng

Điều gì làm cho quản trị chuỗi cung ứng lại khó khăn đến vậy? Mặc dầu chúng ta sẽ thảo
luận những lý kho khác nhau xuyên suốt cuốn sách, tất cả chúng có thể liên hệ với một hoặc hai
trong số các nhận xét sau:
Thực sự là thách thức để thiết kế và vận hành một chuỗi cung ứng nhằm làm tối thiểu hóa
chi phí toàn bộ hệ thống trong khi vẫn duy trì một mức phục vụ c
ủa cả hệ thống. Chúng Thực ra,
điều khó khăn thường thấy là vận hành một cơ sở riêng lẻ để chi phí được tối thiểu hóa và mức
độ phục vụ được duy trì. Sự khó khăn gia tăng theo hàm mũ khi xem xét toàn bộ hệ thống. Chiến
lược tìm ra một chiến lược toàn cục được biết đến như là tối ưu hóa toàn bộ.
Tính không chắc chắn là cố hữu trong mỗi chuỗ

i cung ứng; nhu cầu của khách hàng có thể
không bao giờ được dự báo chính xác, thời gian vận chuyển sẽ không bao giờ chắc chắn; và máy
móc và phương tiện sẽ bị hỏng. Các chuỗi cung ứng cần phải được thiết kế để giảm thiểu càng
nhiều tính không chắc chắn khi có thể và xử lý một cách hiệu quả những nhân tố không chắc
chắn còn lại.


1
Nguồn: Michigan State University
2
Nguồn: Herb Davis & Associates
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 11 -
II. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Trong suốt thập niên 1950 và 1960, các công ty sản xuất của Mỹ áp dụng công nghệ sản
xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất, trong khi ít chú ý đến việc tạo ra mối
quan hệ với nhà cung cấp, cải thiện việc thiết kế quy trình và tính linh hoạt, hoặc cải thiện chất
lượng sản phẩm. (xem biểu 1-1)

Biểu 1-1: Những sự kiện lịch sử về quản trị chuỗi cung ứng



















Thiết kế và phát triển sản phẩm mới diễn ra chậm chạp và lệ thuộc chủ yếu vào nguồn lực
nội bộ, công nghệ và công suất. Chia sẻ công nghệ và chuyên môn thông qua sự cộng tác chiến
lược giữa người mua và người bán là một thuật ngữ hiếm khi nghe giai đ
oạn bấy giờ. Các quy
trình sản xuất được đệm bởi tồn kho nhằm làm cho máy móc vận hành thông suốt và quy trì cân
đối dòng nguyên vật liệu, điều này dẫn đến tồn kho trong sản xuất tăng cao.
Trong thập niên 1960 và 1970, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP) và hệ
thống hoạch định nguồn lực sản xuất (MRPII) được phát triển và tầm quan trọng của quản trị
nguyên vật liệu hi
ệu quả càng được nhấn mạnh khi nhà sản xuất nhận thức tác động của mức độ
tồn kho cao đến chi phí sản xuất và chi phí lưu giữ tồn kho. Cùng với sự phát triển của công
nghệ thông tin, đặc biệt là máy tính làm gia tăng tính tinh vi của các phần mềm kiểm soát tồn
kho dẫn đến làm giảm đáng kể chi phí tồn kho trong khi vẫn cải thiện truyền thông nội bộ về nhu
cầu của các chi tiế
t cần mua cũng như nguồn cung.
Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ
quản trị chuỗi cung ứng lần đầu tiên sử dụng một cách rộng rãi trên nhiều tờ báo cụ thể là ở tạp
chí vào năm 1982.
1
Cạnh tranh trên thị trường toàn cầu trở nên khốc liệt vào đầu thập niên 1980

(và tiếp tục đến ngày nay) gây áp lực đến các nhà sản xuất phải cắt giảm chi phí nâng cao chất
lượng sản phẩm cùng với việc gia tăng mức độ phục vụ khách hàng. Các hãng sản xuất vận dụng
JIT và chiến lược quản trị chất lượng toàn diện (TQM) nhằm cải tiến chất lượng, nâng cao hiệu
quả s
ản xuất và thời gian giao hàng. Trong môi trường sản xuất JIT với việc sử dụng ít tồn kho


1
O. R. Keith and M. D. Webber, “Supply-Chain Management: Logistics Catches Up with Strategy,” Outlook (1982)
Sản xuất khối lượng
lớn truyền thống
Quản trị tồn kho và kiểm
soát chi phí
JIT, TQM, BPR, liên minh
nhà cung cấp & khách hàng
Mở rộng và hình thành mối
quan hệ chuỗi cung ứng
Gia tăng năng lực của
chuỗi cung cấp
1950 1960 1970 1980 1990 2000 Tương lai
Quản trị chuỗi cung ứng

- 12 -
làm đệm cho lịch trình sản xuất, các doanh nghiệp bắt đầu nhận thấy lợi ích tiềm tàng và tầm
quan trọng của mối quan hệ chiến lược và hợp tác của nhà cung cấp- người mua- khách hàng.
Khái niệm về sự cộng tác hoặc liên minh càng nổi bật khi các doanh nghiệp thực hiện JIT và
TQM.
Khi cạnh tranh ở thị trường Mỹ gia tăng nhiều hơn vào thập niên 1990 kèm với việc gia
tăng chi phí hậu cần và tồn kho cũ
ng như khuynh hướng toàn cầu hóa nền kinh tế làm cho thách

thức của việc cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất, dịch vụ khách hàng và thiết kế và phát triển
sản phẩm mới cũng gia tăng. Để giải quyết với những thách thức này, các nhà sản xuất bắt đầu
mua sản phẩm từ các nhà cung cấp chất lượng cao, có danh tiếng và được chứng thực. Hơn nữa
các doanh nghi
ệp sản xuất kêu gọi các nhà cung cấp tham gia vào việc thiết kế và phát triển sản
phẩm mới cũng như đóng góp ý kiến cào việc cải thiện dịch vụ, chất lượng và giảm chi phí
chung. Mặt khác, các công ty nhận thấy rằng nếu họ cam kết mua hàng từ những nhà cung cấp
tốt nhất cho họat động kinh doanh của mình thì đổi lại họ sẽ hưởng lợi gia tăng doanh số thông
qua sự cả
i tiến chất lượng, phân phối và thiết kế sản phẩm cũng như cắt giảm chi phí nhờ vào
việc quan tâm nhiều đến tiến trình, nguyên vật liệu và các linh kiện được sử dụng trong hoạt
động sản xuất. Nhiều liên minh giữa nhà cung cấp và người mua đã chứng tỏ sự thành công của
mình.
Tái thiết kế quy trình kinh doanh (BPR) (suy nghĩ một cách triệt để và tái thiết kế quy
trình kinh doanh nhằm giảm các lãng phí và gia tăng thành tích đượ
c giới thiệu vào đầu thập niên
1990 là kết quả của những quan tâm to lớn trong suốt giai đoạn này với mục đích cắt giảm chi
phí và nhấn mạnh đến những năng lực then chốt của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi thế cạnh
tranh dài hạn. Khi xu hướng này mất dần vào giữa cuối thập niên 1990 (thuật ngữ trở nên đồng
nghĩa với việc thu hẹp quy mô), quản tr
ị chuỗi cung cấp trở nên phổ quát hơn như là nguồn lực
tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cũng trong thời gian này, các nhà quản trị, nhà tư vấn và các học giả hàn lâm bắt đầu nhận
thức sâu sắc hơn sự khác biệt giữa hậu cần và quản trị chuỗi cung ứng. Mãi cho đến thời điểm đó
thì quản trị chuỗi cung cấp mới đượ
c nhìn nhận như là hoạt động hậu cần bên ngoài doanh
nghiệp. Khi các doanh nghiệp bắt đầu ứng dụng các sáng kiến của quản trị chuỗi cung cấp, họ
bắt đầu hiểu được sự cần thiết phải tích hợp tất cả các quy trình kinh doanh then chốt giữa các
bên tham gia trong chuỗi cung cấp, cho phép chuỗi cung cấp vận hành và phản ứng như một thể
thống nhất. Ngày nay, hậu cần được xem như là m

ột thành tố quan trọng của khái niệm quản trị
chuỗi cung cấp rộng hơn rất nhiều.
Cùng thời đó, các doanh nghiệp cũng nhận thấy lợi ích trong việc tạo ra các liên minh hoặc
sự cộng tác với khách hàng của nó. Doanh nghiệp trung tâm trở thành nhà cung cấp giá trị cao và
được sử dụng chủ yếu cho khách hàng. Phát triển mối quan hệ mật thiết và dài hạn với khách
hàng nghĩa rằng doanh nghiệp sẽ giữ ít tồ
n kho bảo hiểm sản phẩm hoàn thành hơn (như được
thảo luận ở hiệu ứng Bullwhip) và cho phép doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào việc cung
ứng tốt hơn các sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Cuối cùng khi thị phần đối với sản phẩm
của khách hàng được cải thiện thì sẽ có lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều
này nghĩa rằng trong một liên minh hoặc cộ
ng tác chiến lược thì khi một doanh nghiệp trung tâm
làm gia tăng thị phần của khách hàng điều này hàm ý rằng công việc kinh doanh của doanh
nghiệp đang theo chiều huớng thuận lợi. .
Vì vậy, quản trị chuỗi cung cấp phát triển song song theo hai hướng: (1) quản trị cung cấp
và thu mua nhấn mạnh đến khách hàng công nghiệp hoặc khách hàng tổ chức và (2) vận tải và
hậu cần nhấn mạnh từ nhà bán sỉ và nhà bán lẻ. Mức độ phổ
biến của các liên minh với nhà cung
cấp và khách hàng (nhà cung cấp của nhà cung cấp và khách hàng của khách hàng) vào cuối thập
niên 1990 và tiếp tục đến ngày nay cũng mang hàm ý rằng một lệ thuộc nhiều vào vận tải, tồn
kho và dịch vụ hậu cần tạo ra các dịch vụ vận tải, tồn kho, tư liệu cho nhiều doanh nghiệp trong
chuỗi cung cấp. Xây dựng mối quan hệ cũng xảy ra đối với nhiều nhà cung cấp dịch v
ụ thứ ba
hoặc các doanh nghiệp sử dụng chúng để đảm bảo việc cung ứng liên tục và không bị gián đoạn
hàng hóa. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu suất và thành tích của mối quan hệ này theo từng giai
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 13 -
đoạn cũng đồng hành với sự phát triển của quản trị chuỗi cung cấp. Một trong những thách thức

mà nhiều doanh nghiệp đối diện hiện nay liên quan đến quản trị chuỗi cung cấp chính là cách
thức đánh giá đầy đủ hiệu suất toàn diện trong một chuỗi cung cấp toàn cầu và thường là cực kỳ
phức tạp.
Đối với ngành bán sỉ và bán lẻ, trọng tâm của quản trị chu
ỗi cung cấp là những vấn đề về
vị trí và hậu cầu hơn là vấn đề sản xuất. Quản trị chuỗi cung ứng trong những ngành này thường
liên quan đến việc đáp ứng nhanh chóng hoặc hậu cần tích hợp. Thành tựu của hệ thống chuyển
đổi dữ liệu điện tử nội bộ (EDI), hệ thống mã vạch, Internet và công nghệ quét sóng băng tầng
trong hai thập kỷ qua
được hỗ trợ cho sự phát triển của khái niệm chuỗi cung ứng tích hợp. Các
doanh nghiệp trong ngành bán lẻ đã sử dụng quản trị chuỗi cung cấp nhằm đương đầu với tính
phức tạo và không chắc chắn chưa từng có của thị trường và để giảm thiểu tồn kho xuyên suốt
chuỗi cung cấp. Việc phát triển nhanh chóng phần mềm quản trị chuỗi cung cấp khách hàng/máy
chủ mà đ
iển hình bao gồm việc tích hợp quản trị chuỗi cung cấp và các cấu thành của thương
mại điện tử đã hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển và ứng dụng quản trị chuỗi cung ứng. Chia sẻ
thông tin với các đối tác chuỗi cung ứng thông qua EDI và Internet cho phép doanh nghiệp tích
hợp chức năng tồn kho, hậu cần, mua nguyên vật liệu, vận chuyển và các chức năng khác nhằm
tạo ra ph
ương thức quản trị tiên phong và hiệu quả hơn. Trong tương lai, chúng ta sẽ hy vọng
rằng quản trị chuỗi cung cấp nhấn mạnh đến việc mở rộng chuỗi cung cấp, gia tăng trách nhiệm
của chuỗi và nhấn mạnh hơn nữa vào chuỗi cung cấp “xanh” cũng như cắt giảm đáng kể chi phí
của chuỗi.
III. TỐI ƯU HÓA TOÀN BỘ
Điều gì khiến cho việc tìm kiế
m hệ thống tốt nhất hoặc giải pháp tích hợp tối ưu toàn bộ lại
khó như vậy? Có rất nhiều nhân tố tác động đến vấn đề này:
1. Tính phức tạp
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp những cơ sở phân tán trên một khu vực địa lý
rộng, và trong nhiều trường hợp, trên phạm vi toàn cầu. Hơn nữa, mỗi khu vực địa lý lại có

nhữ
ng đặc điểm riêng của nó, nhu cầu của từng vùng cũng khác nhau trên cơ sở khác biệt về văn
hóa, tập quán và thói quen tiêu dùng
2. Sự khác biệt về mục tiêu
Các đơn vị khác nhau trong chuỗi cung ứng thường có những mục tiêu khác biệt, mâu
thuẫn nhau. Ví dụ, các nhà cung cấp đơn thuần muốn nhà sản xuất cam kết mua số lượng lớn và
ổn định với thời hạn giao hàng linh hoạt. Thực không may là mặc dầu hầu h
ết các nhà sản xuất
muốn chu kỳ sản xuất dài, họ cần phải linh hoạt đối với nhu cầu của khách hàng và những thay
đổi từ nhu cầu. Vì vậy, mục tiêu của nhà cung cấp trực tiếp mâu thuẫn với mong muốn của người
sản xuất đối với sự linh hoạt. Thực ra, những quyết định sản xuất điển hình được đưa ra mà
không có thông tin chính xác về nhu cầu khách hàng, vì thế kh
ả năng của nhà sản xuất để cân
bằng cung và cầu lệ thuộc phần lớn vào khả năng thay đổi sản lượng cung ứng khi có thông tin
về nhu cầu. Tương tự, mục tiêu của nhà sản xuất là sản xuất theo lô lớn sẽ mâu thuẫn với mục
tiêu của các kho hàng và các trung tâm phân phối nhằm giảm thiểu chi phí tồn kho. Mục tiêu
giảm thiểu mức độ tồn kho của các kho bãi và trung tâm phân phối dẫn đế
n việc gia tăng chi phí
vận chuyển và điều này khiến cho tình hình tồi tệ hơn.
3. Tính thay đổi theo thời gian
Chuỗi cung ứng là một hệ thống năng động phát triển qua thời gian. Thực ra, không chỉ
nhu cầu của khách hàng và khả năng của nhà cung cấp thay đổi theo thời gian, mà mối quan hệ
chuỗi cung ứng cũng tiến triển qua thời gian. Ví dụ, khi quyền lực của khách hàng gia tăng sẽ
Quản trị chuỗi cung ứng

- 14 -
dẫn đến áp lực đặt lên các nhà sản xuất và người cung cấp để sản xuất ra những sản phẩm chất
lượng cao và đa dạng, và về mặt cơ bản tạo ra những sản phẩm chuyên biệt.
Hệ thống biến đổi theo thời gian cũng là một xem xét đáng kể. Thậm chí ngay khi nhu cầu
được biết một cách chính xác (ví dụ do các hợp đồng), tiến trình hoạch định cần cân nhắc

đến
những thông số nhu cầu và chi phí thay đổi theo thời gian do tác động của yếu tố thời vụ, các
khuynh hướng mới, chiến dịch quảng cáo và cổ động, các chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh,
và Các thông số thay đổi này từ nhu cầu và chi phí đã tạo ra sự khó khăn để xác định chiến
lược chuỗi cung ứng hiệu quả nhất, đó là, một chiến lược sẽ tối thiể
u hóa chi phí toàn bộ hệ
thống nhưng vấn đáp ứng những yêu cầu của khách hàng.
IV. QUẢN TRỊ TÍNH KHÔNG CHẮC CHẮN
Tối ưu hóa toàn bộ là rất khó thực hiện bởi vì chuỗi cung ứng cần đuợc thiết kế, và vận
hành trong môi trường không chắc chắn. Có rất nhiều nhân tố tác động đến điều này.
1. Cân bằng giữa cung và cầu là một thách thức đáng kể
(a) Hãng máy bay Boeing công bố b
ản mô tả doanh số đến tháng 10 năm 1997 là 2,6 tỷ
USD do “sự thiếu hụt về nguyên vật liệu, các bộ phận cung cấp từ nhà cung ứng và tính
không hiệu quả của sản xuất ”
1

(b) “Doanh thu trong quý hai của tập đoàn phẫu thuật Hoa Kỳ giảm sút 25%, kết quả là
làm sút 22 triệu USD. Sự thâm hụt về doanh số và lợi nhuận bị quy cho là lớn hơn tồn
kho dự báo về kế hoạch của các bệnh viện”
2

(c) “IBM bán New Aptiva PC; Sự thiếu hụt có thể tiêu tốn hàng triệu USD về doanh thu
tiềm tàng”.
3

Trước tiên, điều khó khăn này xuất phát từ thực tế rằng những dữ liệu về nhu cầu cho
những tháng trước là biết được và người sản xuất dựa vào những dữ liệu này để cam kết mức độ
sản xuất cụ thể. Điều này hàm chứa những rủi ro cao về cung ứng và tài chính.
2. Sự thay đổi của mức tồn kho và đặt hàng

Mức tồ
n kho và đặt hàng lại thay đổi xuyên suốt chuỗi cung ứng, thậm chí ngay khi nhu
cầu khách hàng về một sản phẩm cụ thể là không khác biệt đáng kể. Để minh họa điều này, hãy
xem xét hình 1-2, gợi ý rằng trong một chuỗi cung ứng điển hình, nhà phân phối đặt hàng cho
nhà sản xuất khác biệt nhiều so với nhu cầu của người bán lẻ.
Hình 1-8: Sự khác biệt về đơn hàng trong chuỗi cung ứng
Người phân phối đặt hàng nhà máy
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng
4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7

Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12



1

The

W
all

Str
eet

Journal,

October

23,

1997.


2

U.S.

Surgical

Quarterly

Report,
July
15,

1993.

3

The

W
all

Str
eet

Journal,

October

7,


1994.

Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 15 -


Trong năm 1962, Sam Walton
mở một cửa hiệu chiết khấu ở Rogers, Arizona. Ông thu hút khách hàng
bằng sự kết hợp giá thấp và cung ứng số lượng lớn các sản phẩm cùng với thái độ phục vụ
thân thiện. Sam gọi cửa hàng đó là Wal-Mart và việc kinh doanh thành công nhanh chóng
đến nỗi ông mở nhiều chi nhánh sau đó. Trong năm 1983, ông thành lập câu lạc bộ Sam cho
các thành viên và sau đó là siêu trung tâm bán hàng tạp hóa đầu tiên vào năm 1998. Đến
1991, Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ dẫn đầu ỏ Mỹ, và bắt
đầu lộ trình mở rộng ra quốc tế.
Nó mở rộng hoạt động sang Mexico, PuertoRico và Canada, và sau đó đến Nam Phi, Châu Á và
Châu Âu. Hầu hết các hoạt động mở rộng sau này thông qua việc mua lại các doanh nghiệp địa phương,
chẳng hạn như ASDA ở Anh. Wal-Mart vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào giá thấp, sự đa dạng về hàng hóa và
thái độ phục vụ dễ gần. Những giá trị này được dán trước mỗi cửa hiệ
u, nơi các nhân viên của công ty đón
tiếp khách hàng và thông báo cho họ về những hàng họa chiết khấu hoặc hoạt động khuyến mãi. Đến năm
2000, Wal-Mart trở thành nhà bán lẻ dẫn đầu thế giới với 4000 cửa hàng phục vụ cho 100 triệu khách
hàng mỗi tuần với 1,2 triệu nhân viên và doanh thu hàng năm 175 tỷ USD cùng với lợi nhuận 6 tỷ USD.
Bạn có thể tưởng tượng quy mô chuỗi cung cấp và hoạt động quản lý của Wal-Mart. Công ty mẹ
ở Mỹ có
85.000 nhà cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu với trị giá 1,5 tỷ USD đến cho 62 trung tâm phân phối
chính, đến 1800 cửa hàng Wal-Mart, 800 siêu trung tâm, 460 câu lạc bộ SAM và 13 thị trường lân cận.
Một phần lớn chi phí hoạt động của Wal-Mart lệ thuộc vào tính hiệu quả của chuỗi cung cấp. Một sự thay

đổi nhỏ về hiệu suất của chuỗi cung cấp và chi phí ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận. Wal-Mart
đã quản trị
chuỗi cung cấp một cách hiệu quả và chúng ta có thể nhận thấy thông qua hệ thống phân phối tinh vi và
sản lượng gia tăng doanh thu hàng năm đến 20%.
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
U P P Y C
H
A
I
S
MN A G E M E N T
N
A
Người bán lẻ đặt hàng người phân phối
0
50
100
150
200
250
300
350
400
Tháng
1
Tháng
2
Tháng
3
Tháng

4
Tháng
5
Tháng
6
Tháng
7
Tháng
8
Tháng
9
Tháng
10
Tháng
11
Tháng
12

3. Khả năng của dự báo
Việc dự báo không giải quyết được vấn đề. Thực ra, chúng ta tranh luận về nguyên tắc đầu
tiên của tất cả các dự báo, được trình bày ở chương sau, rằng “dự báo thì luôn luôn sai”. Vì vậy,
thực sự là không thể để dự báo nhu cầu chính xác cho một chi tiết cụ thể, ngay cả với những kỹ
thuật dự báo tân tiến nhất.
4. Nguồn của sự không ch
ắc chắn
Nhu cầu không chỉ là nguồn của tính không chắc chắn. Thời gian giao hàng, sản lượng sản
xuất, thời gian vận chuyển và sự sẵn sàng của các bộ phận cũng có những tác động đáng kể đến
chuỗi cung ứng. Khi chuỗi cung ứng trở nên lớn hơn và phân bố trên phạm vi rộng lớn hơn,
những tai họa từ thiên nhiên và chính con người có tác động to lớn.
Mặc dầu sự không ch

ắc chắn không thể bị loại bỏ, chúng ta sẽ nghiên cứu nhiều cách tiếp
cận để tối thiểu hóa tác động của tính không chắc chắn trong chuỗi cung ứng. Khi không thể
giảm thiểu tác động của chúng, chúng ta sẽ xác định các chiến lược mà những đối tác trong
chuỗi cung ứng có thể áp dụng để duy trì, hoặc gia tăng mức độ phục vụ.
V. TẠI SAO QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

















Quản trị chuỗi cung ứng

- 16 -
Trong thập niên 1980, các công ty phát hiện ra rằng các chiến lược và công nghệ sản xuất
mới cho phép họ giảm chi phí và cạnh tranh tốt hơn ở các thị trường khác nhau. Các chiến lược
như sản xuất vừa đúng lúc, kanban, sản xuất gọn nhẹ (lean manufacturing), quản trị chất lượng
toàn diện, và các chiến lược khác trở nên phổ biến, và nhiều nguồn lực đã được đầu tư để thực
hiện các chi

ến lược này. Tuy nhiên trong một vài năm gần đây, sự thật là nhiều công ty đã cắt
giảm chi phí sản xuất càng nhiều khi có thể. Nhiều trong số các công ty này đang khám phá rằng
quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là bước kế tiếp họ cần phải thực hiện để gia tăng lợi nhuận và
thị phần.
Thực ra, trong năm 1988 các công ty Mỹ đã tiêu tốn 898 tỷ USD, hoặc khoảng 10% củ
a
tổng sản phẩm quốc nội của Mỹ, chi cho các hoạt động liên quan đến việc cung ứng. Trong năm
2000, chi phí này tăng lên 1006 tỷ USD. Con số này kết luận rằng chi phí vận chuyển, lưu trữ và
kiểm soát sản phẩm trong chuỗi cung ứng, cả trong các nhà máy sản xuất, nhà kho và giữa các
cấu thành khác nhau của chuỗi cung ứng. Không may mắn là mức đầu tư khổng lồ này điển hình
bao gồm nhiều cấu thành chi phí không cầ
n thiết do tồn kho thừa, các chiến lược vận tải không
hiệu quả và các hoạt động lãng phí khác trong chuỗi cung ứng. Ví dụ, các chuyên gia tin rằng
ngành buôn bán tạp hóa có thể tiết kiệm khoảng 30 tỷ USD, hoặc 10% chi phí hoạt động thường
niên của nó bằng việc sử dụng các chiến lược chuỗi cung ứng hiệu quả hơn.
Để minh họa điều này, xem xét các ví dụ sau:
• Điển hình là mất nhiều hơn 3 tháng để
một hộp bột ngũ cốc đi từ nhà máy đến siêu thị
• Trung bình thì cần 15 ngày để giao một xe hơi mới từ nhà máy đến nhà phân phối. Thời
gian này nên được so sánh với thời gian thực tế vận chuyển mà không nhiều hơn 4 đến 5
ngày.
Vì vậy nhiều cơ hội hiện có để cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng. Không có gì đáng
ngạc nhiên là có khá nhiều công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đ
áng kể hoặc giảm chi phí
thông qua việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả.
P&G ước tính rằng nó tiết kiệm 65 triệu USD từ khách hàng bán lẻ thông qua một sáng kiến
về chuỗi cung ứng trong vòng 18 tháng gần đây. “Theo P&G, sự hiện diện của cách tiếp cận
dựa vào mối quan hệ làm việc mật thiết giữa người sản xuất và nhà cung cấp tạo ra các kế
hoạch kinh doanh để loại bỏ nguồ
n của các hoạt động lãng phí trên toàn chuỗi cung ứng”.

Ví dụ này gợi ý rằng đối tác chiến lược giữa nhà cung cấp và người sản xuất có tác động
quan trọng đến thành tích hiệu quả của chuỗi cung ứng. Thế loại kế hoạch kinh doanh và đối tác
nào có thể cắt giảm chi phí nhiều nhất và cải thiện mức độ phục vụ? Thế điều nào là thích hợp
nhất cho một tình huống cụ
thể? Phần thưởng khuyến khích và cách thức đo lường thành tích nào
nên được sử dụng làm cho doanh nghiệp thành công? Cuối cùng, lợi ích có được từ đối tác chiến
lược được phân chia như thế nào? Và liệu chi phí tiết kiệm có được chuyển cho khách hàng,
phân chia giữa các đối tác khác nhau, hoặc do đối tác có quyền lực nhất nắm giữ?
Trong hai năm qua, hãng National Semiconductor giảm chi phí phân phối 2,5%, rút ngắn
thời hạn giao hàng đến 47% và gia tăng doanh số 34% bằng việc đóng cử
a 6 nhà kho trên
toàn thế giới và vận chuyển bộ vi mạch bằng đường hàng không đến cho khách hàng từ một
trung tâm phân phối hàng mới ở Singapore.
Dĩ nhiên, bằng cách chuyển đổi phương tiện vận tải, National Semiconductor gia tăng chi
phí vận chuyển một cách đáng kể. Việc gia tăng này được bù đắp nhờ việc giảm thiểu chi phí tồn
kho thông qua việc chuyển đổi từ một hệ thống phân phối trung tâm với nhiều nhà kho đế
n một
hệ thống trung tâm với duy nhất một nhà kho. Ví dụ này thúc đẩy việc trả lời câu hỏi: Sự cân
bằng thích hợp nào giữa chi phí tồn kho và chi phí vận tải?
Nabisco, Inc. phân phối 500 loại bánh và hơn 10.000 loại kẹo cho hơn 80.000 khách hàng và
tiêu tốn hơn 200 triệu USD mỗi năm cho việc vận chuyển. Đáng tiếc là có quá nhiều xe tải
chở hàng đến hoặc xuất phát từ nơi đến với công suất 50%. Điề
u này lý giải tại sao Nabisco
đi tiên phong trong nỗ lực cộng tác nhằm giảm chi phí vận tải, để mà Nabisco có thể chia sẻ
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 17 -
các xe chở hàng và nhà kho với các công ty khác. Trong một chương trình thí điểm gần đây,
Nabisco chia sẻ nhà kho và xe chở hàng với 25 nhà sản xuất khác, bao gồm Dole và Lea &

Perins. Trong một cuộc kiểm tra bao gồm 8.000 đơn hàng, các cửa hàng tạp hóa của Lucky
giảm chi phí tồn kho đến 4,8 triệu USD. Bản thân Nabisco tiết kiệm 78.000 USD cho chi phí
vận chuyển và tổng chi phí của các nhà sản xuất tham gia vào thử nghiệm là gần 900.000
USD.
Dĩ nhiên, kiểu hợp tác này với các công ty khác cần một hệ thống thông tin tân tiến và hàm
chứa nhiều rủi ro. Thế hệ thống nào là cần thiết để đảm bảo sự thành công của việc hợp tác này?
Khi nào một công ty nên đảm trách kiểu đối tác phức tạp này?
Các cửa hàng trọng điểm (Target) của công ty Dayton Hudson lệ thuộc vào mối quan hệ
phức tạp với nhà cung cấp. Ví dụ, Target có thể nhất trí rằng nhà sản xuất đồ đất nung sẽ
cung cấp số lượng lớn các chai bát của Ý, mà không có nh
ững yêu cầu cụ thể về kiểu dáng
và màu sắc. Khi gần đến ngày giao hàng, Target dự báo những kiểu dáng có khả năng bán
chạy. Dựa trên dự báo này, nhà sản xuất có thể sản xuất những lô hàng thử, mà có thê được
bán ở một số cửa hàng chọn lọc của Target để quyết định xem kiểu sản phẩm đó có thực sự
được khách hàng chấp nhận không.
Rõ ràng mức độ linh hoạt này gia tăng tính phứ
c tạp của chuỗi cung ứng đối với nhà cung
cấp. Tại sao nhà cung cấp sẽ đồng ý với kiểu thỏa thuận này? Target có lợi bao nhiêu từ kiểu đặt
hàng linh hoạt này? Liệu Target có sẵn sàng trả giá cao hơn cho mỗi sản phẩm do tính linh họat
này mang lại? Nếu có thì bao nhiêu? Và cuối cùng, loại hệ thống thông tin nào cần được sử dụng
cho cả Target và nhà cung cấp của nó để hỗ trợ cho mức độ linh hoạt này?
Vào nă
m 1979, Kmart là một trong số những công ty hàng đầu trong ngành bán lẻ, với 1.891
của hàng và doanh số trung bình mối cửa hàng là 7,25 triệu USD. Vào thời gian đó, Wal-
Mart chỉ là một nhà bản lẻ nhỏ ở miền Nam chỉ với 229 cửa hiệu và doanh thu bình quân
khoảng một nửa so với cửa hàng của Kmart. Trong 10 năm, Wal-Mart đã thay đổi chính bản
thân mình; vào năm 1992, Wal-Mart đạt kỷ lục về doanh số cao nhất cho mỗi mét vuông diện
tích cửa hàng, vòng quay tồn kho lớn nhất và lợ
i nhuận hoạt động lớn nhất trong cửa hàng
bán lẻ chiết khấu. Ngày nay Wal-Mart là nhà bán lẻ lớn nhất và lợi nhuận cao nhất trên toàn

thế giới. Thực ra, vào năm 1999, Wal-Mart chiếm gần 5% chi tiêu về bán lẻ của toàn nước
Mỹ. Wal-Mart đã thực hiện được điều đó như thế nào? Khởi điểm chính là nhờ tập trung
thường xuyên vào việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng; mục tiêu của Wal-Mart là đảm
bảo cho khách hàng có được hàng hóa bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu họ muốn và xây
dựng cấu trúc chi phí cho phép có một mức giá cạnh tranh. Yếu tố then chốt để đạt được mục
tiêu này là tạo ra cách thức giúp công ty bổ sung tồn kho trên cơ sở chiến lược về tồn kho.
Việc này được thực hiện bằng cách sử dụng kỹ thuật về hậu cần có tên gọi là dịch chuyển
chéo(cross-docking)
. Trong chiến lược này, hàng hóa liên tục được phân phối đến các kho
hàng của Wal-Mart, từ đây chúng được gửi đến các cửa hàng mà không tồn kho. Chiến lược
này làm giảm đáng kể chi phí bán hàng của Wal-Mart và giúp nó đưa ra mức giá thấp cho
khách hàng.
Nếu chiến lược dịch chuyển chéo rất hữu ích cho Wal-Mart, tất cả các công ty có nên sử
dụng cùng một chiến lược? Thực ra, nhiều nhà bán lẻ thành công vận dụng các chiến lược phân
phối khác nhau: một số gi
ữ tồn kho tại kho hàng trong khi một số khác vận chuyển trực tiếp đến
các cửa hàng.
Các ví dụ trên mô tả nhiều câu chuyện thành công về quản trị chuỗi cung ứng. Chúng gợi ý
rằng trong một số ngành, quản trị chuỗi cung ứng có lẽ là một nhân tố quan trọng nhất quyết
định thành công của doanh nghiệp. Thực ra, trong ngành công nghiệp máy tính và máy in, nơi
mà hầu hết các nhà sản xuất sử dụng cùng các nhà cung cấp và các công nghệ đ
iển hình, các
công ty cạnh tranh với nhau về giá cả và mức độ phục vụ, hai thành tố trong định nghĩa của
chúng tôi về quản trị chuỗi cung ứng.
Quản trị chuỗi cung ứng

- 18 -
Các ví dụ cũng nêu bật một câu hỏi quan trọng. Nếu các công ty này cải thiện hiệu quả
chuỗi cung ứng bằng cách tập trung vào sự hợp tác chiến lược, sử dụng các kho hàng tập trung
hoặc sử dụng chiến lược dịch chuyển chéo, điều gì ngăn cản công ty khác trong việc áp dụng các

kỹ thuật giống nhau để thiện hiệu quả chuỗi cung ứng của họ?
Thảo luận tr
ước đây gợi ý câu trả lời liên quan đến hai vấn đề chính:
• Khả năng thay thế các chiến lược chuỗi cung ứng truyền thống, mà trong đó mỗi bộ phận
hoặc đối tác trong chuỗi ra quyết định ít quan tâm đến tác động của họ đến các đối tác
khác trong chuỗi cung ứng, và điều này tạo ra chuỗi cung ứng tối ưu toàn bộ.
• Khả năng quản trị hiệ
u quả tính không chắc chắn. Đáng tiếc là mức độ không chắc chắn
về nhu cầu đã gia tăng trong một vài năm qua. Thực ra, trong các ngành công nghệ cao,
chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn lại. Cụ thể, nhiều loại máy tính và máy in có
chu kỳ sống chỉ một vài tháng, vì thế nhà sản xuất có thể chỉ có một cơ hội sản xuất hoặc
đặt hàng. Thực không may là vì có nhiều sản phẩm mớ
i, không có dữ liệu quá khứ nào về
các sản phẩm này cho phép nhà sản xuất dự báo chính xác nhu cầu khách hàng. Cùng
thời gian đó, sự phát triển nhanh chóng của các sản phẩm trong ngành công nghiệp ngày
càng gia tăng tính khó khăn trong việc dự báo nhu cầu cho một mô hình cụ thể. Cuối
cùng, sự giảm giá đáng kể trong các ngành này là phổ biến, giảm thiểu giá trị của sản
phẩm trong suốt chu kỳ sống của nó.
Chỉ một vài năm trước,
đa số các nhà phân tích phát biểu rằng hai mục tiêu này, cải thiện
mức độ tồn kho và dịch vụ, không thể đạt được cùng một lúc. Thực ra, lý thuyết tồn kho truyền
thống nói cho chúng ta biết rằng để gia tăng mức độ phục vụ, doanh nghiệp phải gia tăng tồn kho
và vì thế tăng chi phí. Thực đáng ngạc nhiên là những phát triển gần đây trong công nghệ thông
tin và truyền thông, cùng với việc am hiểu về các chiế
n lược chuỗi cung ứng, đã dẫn đến nhiều
cách tiếp cận đột phá cho phép doanh nghiệp cải thiện được cả hai mục tiêu này cùng lúc.
Xuyên suốt cuốn sách này, chúng tôi cố gắng giới thiệu các cách tiếp cận này và các chiến
lược ở mức chi tiết. Chúng ta sẽ tập trung vào việc minh họa và giải thích tại sao các chiến lược
chính được áp dụng, điều gì cân bằng giữa các chiến lược khác nhau này và các chiến lược cụ
thể được thực hiện trong thực tế như thế nào.

VI. NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRONG QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
Trong phần này, chúng tôi giới thiệu một vài vấn đề quản trị chuỗi cung ứng mà chúng ta
sẽ thảo luận chi tiết ở các chương sau. Những vấn đề này mở rộng ra một phạm vi rộng về các
hoạt động của doanh nghiệp, từ góc độ chiến lược
đến chiến thuật và tác nghiệp.
• Cấp độ chiến lược giải quyết các quyết định có tác động dài hạn đến doanh nghiệp. Điều
này bao gồm những quyết định liên quan đến số lượng, vị trí và công suất của nhà kho và
các nhà máy sản xuất và dòng nguyên vật liệu xuyên suốt mạng lưới hậu cần.
• Cấp độ chiến thuật bao gồm các quyết định được cập nhậ
t theo quý hoặc theo năm.
Những điều này bao gồm các quyết định mua và sản xuất, các chính sách tồn kho, và các
chiến lược vận tải, bao gồm mức độ thường xuyên viếng thăm của khách hàng.
• Cấp độ tác nghiệp liên quan đến các quyết định thường nhật chẳng hạn như lên tiến độ,
giới hạn thời gian sản xuất, lịch trình và chất hàng lên xe.
Phần tiếp theo chúng tôi giới thiệu và thả
o luận một vài các vấn đề then chốt, các câu hỏi
và sự cân bằng tương ứng với các quyết định khác nhau.
1. Cấu hình mạng lưới phân phối.
Xem xét một vài nhà máy sản xuất các sản phẩm để phục vụ cho các nhà bán lẻ phân bổ ở
những khu vực địa lý khác nhau. Các nhà kho hiện tại thấy rằng không thích hợp, và giới quản trị
muốn tổ chức lại hoặc tái thiết kế mạng lướ
i phân phối. Điều này có thể là do, ví dụ, sự thay đổi
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 19 -
của nhu cầu hoặc việc chấm dứt hợp đồng thuê các nhà kho hiện tại. Hơn nữa, sự thay đổi về nhu
cầu có thể dẫn đến sự thay đổi về mức độ sản xuất, lựa chọn nhà cung cấp mới và dòng dịch
chuyển mới của sản phẩm xuyên suốt mạng lưới phân phối. Nhà quản trị nên lựa chọn vị trí và
công suất của nhà kho như thế

nào, quyết định về sản lượng sản xuất cho mối sản phẩm tại mỗi
nhà máy như thế nào, và thiết đặt dòng dịch chuyển giữa các đơn vị, hoặc từ nhà máy đến kho
hàng hoặc từ kho hàng đến người bán lẻ, theo cách thức tối thiểu hóa tổg chi phí sản xuất, tồn
kho và vận chuyển và thỏa mãn mức độ dịch vụ yêu cầu? Đây là một bài toán tối ưu phứ
c tạp và
đòi hỏi công nghệ tân tiến và cách tiếp cận đổi mới để giải quyết.
2. Kiểm soát tồn kho
Hãy xem xét trường hợp một người bán lẻ duy trì tồn kho một sản phẩm cụ thể. Vì nhu cầu
khách hàng thay đổi theo thời gian, nhà bán lẻ có thể sử dụng những dữ liệu quá khứ để dự báo
nhu cầu. Mục tiêu của nhà bán lẻ là phải quyết định điểm đặt hàng l
ại và mức đặt hàng để tối
thiểu chi phí đặt hàng và chi phí tồn kho sản phẩm. Về cơ bản, tại sao người bán lẻ nên giữ tồn
kho ở vị trí đầu tiên? Điều này có phải do sự không chắc chắn về nhu cầu kháhc hàng, hay quy
trình cung ứng, hoặc do lý do nào khác? Nếu do sự không chắc chắn về nhu cầu khách hàng, thế
có điều gì để giảm thiểu việc này không? Tác động của các công cụ dự báo đượ
c sử dụng trong
việc dự báo nhu cầu khách hàng là gì? Nhà bán lẻ có nên đặt hàng nhiều hơn, ít hơn hay chính
xác nhu cầu dự báo? Và cuối cùng, vòng quay tồn kho nào nên được sử dụng? Điều này có thay
đổi giữa các ngành khác nhau không?
3. Các hợp đồng cung ứng
Trong các chiến lược chuỗi cung ứng truyền thống, mối bên trong chuỗi tập trung vào lợi
nhuận riêng và vì thế ra các quyết định ít quan tâm đến tác động của chúng đến các đối tác khác
trong chuỗi cung ứng. Mối quan hệ gi
ữa nhà cung cấp và người mua được thiết lập thông qua
phương tiện là các hợp đồng cung cấp cụ thể hóa về giá cả và chiết khấu số lượng, thời hạn giao
hàng, chất lượng, hàng hóa gởi trả lại và Dĩ nhiên câu hỏi là liệu có hợp đồng cung ứng nào có
thể được sử dụng để thay thế chiến luợc chuỗi cung ứng truyền thống với một chiến lược khác
nhằ
m tối ưu hóa hiệu quả chuỗi cung ứng của toàn hệ thống? Cụ thể, tác động của chiết khấu số
lượng và các hợp đồng chia sẻ doanh số đến thành tích của chuỗi cung ứng là gì? Có chiến lược

định giá nào mà nhà cung ứng có thể sử dụng để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm
hơn trong khi vẫn gia tăng lợi nhuận của nhà cung cấp?
4. Các chiến lược phân phối
Câu chuyện thành công c
ủa Wal-Mart đã phản ánh tầm quan trọng của chiến lược phân
phối cụ thể được biết đến là dịch chuyển chéo. Như đã đề cập ở phần trước, đây là chiến lược
phân phối mà qua đó các cửa hàng được cung cấp bởi các nhà kho trung tâm hoạt động như nhà
điều phối quy trình cung ứng và như điểm trung chuyển cho các đơn hàng đến từ các nhà buôn
bán bên ngoài, nhưng bản thân nó không giữ t
ồn kho. Chúng tôi xem những nhà kho như vậy
như là điểm dịch chuyển. Xem xét các câu hỏi sau: Bao nhiêu điểm dịch chuyển là cần thiết?
Khoản tiết kiệm là gì khi sử dụng chiến lược dịch chuyển chéo? Chiến lược dịch chuyển chéo
nên được áp dụng trong thực tế như thế nào? Chiến lược dịch chuyển chéo tốt hơn chiến lược cổ
điển mà ở đó các nhà kho lưu gi
ữ tồn kho? Chiến lược nào một công ty cụ thể nên sử dụng:
chiến lược dịch chuyển chéo, chiến lược phân phối cổ điển ở đó tồn kho được giữ ở các nhà kho,
hoặc vận chuyển trực tiếp, chiến lược mà qua đó hàng hóa được vận chuyển trực tiếp từ nhà cung
ứng đến các cửa hàng?
5. Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược
Như
được trình bày ở phần trước, thiết kế và thực thi một chuỗi cung ứng tối ưu ở góc độ
toàn bộ là khó khăn bởi vì mục tiêu khác biệt và xung đột của các bộ phận và đối tác khác nhau.
Tuy nhiên các câu chuyện kinh doanh thành công của National Semiconductor, Wal-Mart và
Quản trị chuỗi cung ứng

- 20 -
P&G minh họa rằng chuỗi cung ứng tối ưu toàn bộ và tích hợp không những có thể thực hiện
được mà nó còn có tác động rất lớn đến thành tích và thị phần của doanh nghiệp. Dĩ nhiên một
người có thể tranh luận rằng ba ví dụ này là tương ứng với các công ty lớn nhất trong ngành;
những công ty này có thể thực thi các chiến lược và công nghệ mà các công ty khác không đủ

khả năng. Tuy nhiên, trong thị trường cạnh tranh ngày nay, hầu hết các công ty không có sự lự
a
chọn; họ bị thúc ép phải tích hợp chuỗi cung ứng của họ và tham gia vào cộng tác chiến lược. Áp
lực này xuất phát từ cả khách hàng và đối tác trong chuỗi cung ứng của họ. Sự tích hợp này có
thể đạt được thành công như thế nào? Rõ ràng việc chia sẻ thông tin và hoạch định tác nghiệp là
chìa khóa cho chuỗi cung ứng tích hợp thành công. Nhưng thông tin nào nên được chia sẻ? Nó
được sử dụng như thế nào? Thông tin tác động đến việc thiết k
ế và vận hành chuỗi cung ứng như
thế nào? Mức độ tích hợp nào là cần thiết trong nội bộ tổ chức và với các đối tác bên ngoài?
Cuối cùng, loại cộng tác nào có thể được sử dụng và loaij nào nên được vận dụng cho một tình
huống cụ thể?
6. Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu mua
Suy nghĩ đến chiến lược chuỗi cung ứng của bạn không chỉ liên quan đến việc ph
ối hợp
các hoạt động khác nhau trong chuỗi, mà còn quyết định điều gì được thực hiện trong nội bộ và
điều gì nên mua từ bên ngoài. Làm thế nào công ty có thể xác định các hoạt động sản xuất nào
thuộc các năng lực cốt lõi và vì vậy nên được hoàn tất ở nội bộ, và những sản phẩm hoặc bộ
phận nào nên được mua từ nguồn cung cấp bên ngoài, bởi vì các hoạt động sản xuất này không
phải là năng lực cốt lõi? Có bất kỳ mối liên hệ nào giữa câu trả lời cho câu hỏi này với cấu trúc
sản phẩm? Rủi ro nào tương ứng với việc sử dụng ngoại lực và làm thế nào giảm thiểu những rủi
ro này? Khi bạn sử dụng ngoại lực (outsource), làm thế nào đảm bảo việc cung cấp sản phẩm sẽ
đúng hạn? Cuối cùng, tác động của Internet đến chi
ến lược thu mua là gì? Công ty nên sử dụng
việc trao đổi riêng hoặc cộng đồng khi xử lý với các đối tác thương mại?
7. Thiết kế sản phẩm
Thiết kế hữu hiệu đóng vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng. Hiển nhiên là việc thiết kế
sản phẩm có thể gia tăng chi phí tồn kho hoặc chi phí vận tải liên quan đến các thiết kế khác,
trong khi các phác thảo khác có thể tạo điều kiện thuận l
ợi nhằm làm giảm chu kỳ sản xuất.
Đáng tiếc là việc thiết kế sản phẩm thường rất tốn kém. Khi nào thì nên thực hiện việc tái thiết

kế sản phẩm để giảm chi phí hậu cần hoặc giảm thời gian giao hàng trong chuỗi cung ứng?
Chúng ta có thể xác định khoản tiếc kiệm được từ việc áp dụng chiến lược trên không? Những
thay đổi nào nên được thực hiện trong chuỗi cung
ứng nhằm tận dụng ưu thế của việc thiết kế
sản phẩm mới? Cuối cùng, các khái niệm mới chẳng hạn như chuyên biệt hóa theo khách hàng
với khối lượng lớn (mass customization) đang trở nên phổ biến. Quản trị chuỗi cung ứng đóng
vai trò như thế nào trong việc thực hiện thành công các khái niệm này?
8. Công nghệ thông tin và hệ thống hỗ trợ ra quyết định
Công nghệ thông tin là một công c
ụ then chốt trong việc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả.
Thực ra, rất nhiều quan tâm hiện tại về quản trị chuỗi cung ứng được cỗ vũ nhờ những cơ hội có
đuợc từ sự xuất hiện khối lượng lớn những dữ liệu và các khoản tiết kiệm có được từ việc phân
tích những dữ liệu này. Vấn đề then chố
t trong quản trị chuỗi cung ứng không phải là dữ liệu
được thu thập, nhưng dữ liệu nào nên được chuyển dịch; đó là dữ liệu nào là quan trọng đối với
quản trị chuỗi cung ứng và dữ liệu nào có thể được bỏ qua? Dữ liệu nên được phân tích và sử
dụng như thế nào? Tác động của Internet là gì? Vai trò của thương mại điện tử là gì? Cơ sở hạ
tầ
ng nào cần cho cả các đối tác bên trong chuỗi cung ứng? Cuối cùng, vì cả công nghệ thông tin
và hệ thống hỗ trợ ra quyết định là có thể mua được, thế những công nghệ này có thể được nhìn
nhận như là các công cụ chính được sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường hay
không? Nếu có thể, khi đó điều gì ngăn cản công ty khác sử dụng cùng công nghệ?
Chương 1 - Giới thiệu về quản trị chuỗi cung ứng


- 21 -
9. Giá trị khách hàng
Giá trị khách hàng là phương thức để đánh giá những đóng góp của công ty cho khách
hàng, dựa trên những sản phẩm, dịch vụ và những sản phẩm vô hình cống hiến. Trong vài năm
gần đây, tiêu thức này thay thế cho các tiêu thức đánh giá khác chẳng hạn như chất lượng và sự

thỏa mãn của khách hàng. Hiển nhiên quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả là then chốt nếu công ty
muốn đáp ứng nhu cầ
u khách hàng và cung cấp giá trị. Nhưng điều gì xác định giá trị khách
hàng trong nhiều ngành khác nhau? Giá trị khách hàng được đo lường như thế nào? Công nghệ
thông tin được sử dụng để gia tăng giá trị khách hàng trong chuỗi cung ứng như thế nào? Quản
trị chuỗi cung ứng đóng góp vào giá trị khách hàng như thế nào? Những khuynh hướng hiện nay
về giá trị khách hàng chẳng hạn sự phát triển của các mối quan hệ và các trải nghiệm tác động
đến quản trị chuỗi cung ứng như thế nào? Mối quan hệ giữa giá của sản phẩm với nhãn hiệu sản
phẩm trong thế giới truyền thống và thế giới trực tuyến là gì? Các chiến lược giá “thông minh”
có thể được sử dụng để nâng cao thành tích của chuỗi cung ứng không?
Mỗi một vấn đề và các chiến lược sẽ được thảo luận chi tiết ở các chương sau. Bạn s
ẽ thấy
rằng trọng tâm của mối đề cập hoặc là nhằm đạt được chuỗi cung ứng tối ưu toàn bộ hoặc là
quản trị sự không chắc chắn trong chuỗi cung ứng hoặc cả hai. Tóm tắt được minh họa ở biểu 1-
1.
Biểu 1-1: Những vấn đề chính trong quản trị chuỗi cung ứng
Tối ưu hóa toàn bộ Quản trị sự không
chắc chắ
n
Cấu hình mạng lưới phân phối
x


Kiểm soát tồn kho

x

Các hợp đồng cung ứng
x



Các chiến lược phân phối
x

x

Tích hợp chuỗi cung ứng và cộng tác chiến lược
x


Chiến lược sử dụng ngoại lực và thu mua

x

Thiết kế sản phẩm

x

Công nghệ thông tin
x

x

Giá trị khách hàng
x

x
















Quản trị chuỗi cung ứng

- 22 -

CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Xem xét chuỗi cung ứng cho công ty sản xuất xe ôtô trong nước
a. Các cấu thành của chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp này là gì
b. Những doanh nghiệp khác nào liên quan trong chuỗi cung ứng
c. Mục tiêu của các công ty này là gì?
d. Cho ví dụ về những mục tiêu mâu thuẫn trong chuỗi cung ứng này
2. Xem xét sự thế chấp tiêu dùng do ngân hàng đề nghị
a. Những câu thành của chuối cung ứng đối với vi
ệc thế chấp này là gì?
b. Có nhiều hơn một doanh nghiệp liên quan trong chuỗi cung ứng không? Mục tiêu
của doanh nghiệp?
c. Sự giống nhau giữa chuỗi cung ứng sản phẩm và chuỗi cung ứng dịch vụ là gì?
Sự khác biệt là gì?
3. Ví dụ về một chuỗi cung ứng phát triển qua thời gian?

4. Một công ty tích hợp theo chiều dọc là một công ty sở hữu, quản lý và vận hành tất cả các
ch
ức năng kinh doanh của nó. Một công ty tích hợp theo chiều ngang là một tập đoàn bao
gồm nhiều công ty, mà mối công ty hoạt động một cách độc lập. Tập đoàn cung cấp
chiến lược về nhãn hiệu, định hướng và chiến lược chung. So sánh và đối chiếu làm nổi
bật sự khác nhau của các chiến lược chuỗi cung ứng của hai loại hình doanh nghiệp này?
5. Nếu một công ty hoàn toàn tích hợp theo chiều dọc, quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả có
còn quan trọng không? Tại sao?
6. Cân nhắc chuỗi cung ứng đối với một doanh nghiệp chế biến thực phẩm bán các quả đào
đóng hộp. Nguồn của sự không chắc chắn trong chuỗi cung ứng này là gì?
7. Xem xét trường hợp một công ty tái thiết kế mạng lưới hậu cần của nó. Thuận lợi nào khi
có số lượng ít các nhà kho nằm ở vị trí trung tâm? Thuận l
ợi nào khi có nhiều nhà kho
nằm gần kế với khách hàng cuối cùng?
8. Xem xét trường hợp một doanh nghiệp đang lựa chọn dịch vụ vận tải của một nhà cung
cấp. Thuận lợi nào khi sử dụng vận chuyển bằng xe tải?
9. Thuận lợi đối với một công ty có mức tồn kho cao là gì? Bất lợi là gì? Thuận lợi khi có
mức tồn kho thấp? Bất lợi là gì?











Chương 2 - Cấu hình mạng lưới phân phối



- 23 -
CHƯƠNG 2 :
CẤU HÌNH MẠNG LƯỚI PHÂN PHỐI
I. GIỚI THIỆU
Mạng lưới phân phối bao gồm nhà cung cấp, kho hàng, các trung tâm phân phối và các cửa
hàng bán lẻ cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất, và sản phẩm hoàn thành dịch
chuyển giữa các đơn vị. Trong chương này, chúng tôi sẽ đề cập một số vấn đề liên quan đến
việc thiết kế và cấu hình của mạng lưới hậu cần.
Cấu hình mạng lưới có thể bao gồm nhữ
ng vấn đề liên quan đến vị trí của nhà máy, nhà kho
và nhà bán lẻ. Như được giải thích trong chương 1, đây chính là những quyết định chiến lược
bởi vì chúng có tác động lâu dài đến công ty. Trong phần thảo luận sau, chúng tôi sẽ tập trung
vào các quyết định chiến lược then chốt:
1. Xác định con số hợp lý các nhà kho
2. Quyết định vị trí của mỗi nhà kho
3. Quyết định kích cỡ của kho hàng
4. Phân bổ không gian đố
i với các sản phẩm trong mỗi nhà kho
5. Quyết định sản phẩm nào khách hàng sẽ nhận được từ mỗi nhà kho
Vì vậy chúng tôi giả sử rằng vị trí của nhà máy và người bán lẻ sẽ không thay đổi. Mục tiêu là
phải thiết kế hoặc tái cấu hình mạng lưới hậu cần để tối thiểu hóa chi phí thường niên của toàn
hệ thống, bao gồm chi phí sản xuất và mua sắm, chi phí tồn kho, chi phí nhà xưởng (chi phí
kho, chi phí vậ
n hành nhà xưởng và chi phí cố định), và chi phí vận tải ở một mức độ phục vụ
yêu cầu. Nên nhớ rằng một quyết định khác quyết định then chốt, quyết định lựa chọn phương
thức vận chuyển (ví dụ xe tải, tàu hỏa), là một quyết định chiến thuật sẽ được thảo luận ở
chương 3.
Trong cách thiết lập này, việc cân bằng các yếu tố khác nhau để đạt được sự kết hợp tốt nhất

là rõ ràng. Gia tăng số lượng các nhà kho điển hình mang lại.
• Sự cải thiện về mức độ phục vụ vì rút ngắn thời gian vận chuyển trung bình đến khách
hàng.
• Gia tăng chi phí tồn kho do gia tăng tồn kho an toàn cần thiết để ứng phó với tính
không chắc chắn về nhu cầu khách hàng
• Gia tăng chi phí cố định và chi phí thiết đặ
t
• Giảm chi phí vận chuyển ra ngoài: chi phí vận chuyển từ nhà kho đến khách hàng
• Tăng chi phí vận chuyển đi đến: chi phí vận chuyển từ nhà cung cấp và/hoặc nhà sản
xuất đến nhà kho
Về cơ bản doanh nghiệp phải cân đối chi phí cho việc mở một nhà kho và thuận lợi có được
từ việc kế cận với khách hàng. Vì vậy, các quyết định về vị trí của kho hàng là nhân tố then
chốt quy
ết định liệu rằng chuỗi cung ứng có phải là kênh hữu hiệu cho việc phân phối sản
phẩm hay không
Chúng tôi sẽ mô tả phần tiếp theo một vài vấn đề liên quan đến việc thu thập thông tin và tính
toán chi phí cần thiết cho các mô hình tối ưu. Một vài thông tin cung cấp dựa trên các sách
tham khảo về hậu cần.
II. THU THẬP THÔNG TIN
Vấn đề cấu hình mạng lưới tiêu biểu bao gồm nhiều thông tin, trong đó có các thông tin về:
Quản trị chuỗi cung ứng


- 24 -
1. Vị trí của khách hàng, nhà bán lẻ, nhà kho hiện tại và các trung tâm phân phối, các cơ
sở sản xuất và nhà cung cấp
2. Tất cả sản phẩm, bao gồm số lượng và các phương thức vận chuyển đặc biệt (ví dụ
đông lạnh)
3. Nhu cầu hàng năm về mỗi sản phẩm ở mỗi khu vực khách hàng.
4. Tỷ lệ vận chuyển của các phương thức vận t

ải
5. Chi phí nhà kho, bao gồm chi phí lao động, chi phí tồn kho sản phẩm và chi phí vận
hành cố định
6. Khối lượng vận chuyển và mức độ thường xuyên của việc phân phối đến khách hàng
7. Chi phí xử lý đơn hàng
8. Các mục tiêu và yêu cầu dịch vụ của khách hàng
1. Kết hợp thông tin
Hãy xem xét các thông tin ở trên gợi ý rằng dữ liệu liên quan trong bất kỳ mô hình tối ưu nào
đối với vấn đề này cũng r
ất lớn. Ví dụ, hệ thống phân phối nước giải khát điển hình có khảng
10.000 đến 12.000 khách hàng. Tương tự, trong một mạng lưới hậu cần bán lẻ, chẳng hạn như
Wal-Mart hoặc JC Penney, số lượng sản phẩm khác nhau dịch chuyển xuyên suốt mạng lưới
là hàng ngàn hoặc thậm chí hàng trăm ngàn.
Vì lý do đó, bước đầu tiên là kết hợp thông tin. Điều này được thực hiện sử dụng các tiêu
chu
ẩn sau:
1. Các khách hàng phân bố gần với nhau được kết hợp thông qua việc sử dụng mạng lưới
hoặc kỹ thuật nhóm gọp khác. Tất cả khách hàng trong một khu vực riêng lẻ hoặc một
cụm riêng được thay thế bởi một khách hàng ở vị trí trung tâm của khu vực hoặc của
cụm. Khu vực hoặc cụm này được xem như một vùng khách hàng. Một kỹ thuật rất
hữu ích thường
được sử dụng để kết hợp những khách hàng theo mã vùng. Lưu ý rằng
nếu những khách hàng được phân loại theo mức độ phục vụ hoặc mức độ phân phối
thường xuyên, chúng sẽ được kết hợp với nhau theo loại. Đó là tất cả khách hàng
trong cùng loại được kết hợp một cách độc lập với các loại khác.
2. Các sản phẩm hoặc chi tiết được kết hợp thành số
lượng hợp lý nhóm sản phẩm dựa
trên:
a. Kiểu phân phối. Tất cả sản phẩm được thu gom ở cùng một nguồn và đưa đến
cùng khách hàng sẽ được kết hợp lại với nhau. Đôi khi cần thiết phải kết hợp

không chỉ theo kiểu phân phối mà còn bởi các đặc điểm hậu cần, chẳng hạn
như trọng lượng và số lượng. Đó là xem xét
đến tất cả sản phẩm có cùng một
kiểu phân phối. Trong những sản phẩm này, chúng ta kết hợp các đơn vị giữ
tồn kho (Stock keeping unit) có cùng số lượng và khối lượng vào trong một
nhóm sản phẩm.
b. Loại sản phẩm. Trong nhiều trường hợp, nhiều sản phẩm khác nhau có thể
khác biệt về kiểu dáng và chủng loại hoặc có thể chỉ khác kiểu đóng gói.
Những sản ph
ẩm này được kết hợp lại với nhau.
Để minh họa ảnh hưởng của sự kết hợp đến tính khác biệt, xem xét ví dụ mà ở đó có hai
khách hàng (ví dụ hai cửa hàng bán lẻ) được kết hợp. Bảng 2-1 trình bày thông tin về nhu cầu
theo khách hàng qua 7 năm qua.



Chương 2 - Cấu hình mạng lưới phân phối


- 25 -
Biểu 2-1: Thông tin quá khứ về hai khách hàng
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004
Khách hàng 1 22450 28648 19645 25789 32012 21942 19876
Khách hàng 2 17898 21863 19880 24560 22987 14750 24981
Tổng 40348 50511 39525 50349 54999 36692 44857
Giả sử rằng những thông tin này đại diện một cách chính xác cho phân bố nhu cầu năm đến
đối với mỗi khách hàng. Biểu 2-2 trình bày bản tóm tắt về nhu cầu trung bình hàng năm, độ
lệch chuẩn của nhu cầu thường niên và phương sai đối với mỗi khách hàng và mỗi dữ liệu kết
hợp. Việc thảo luận về sự khác biệt giữa độ lệch chuẩn và phương sai sẽ được trình bày ở
chương 3.

Biểu 2-2: Tóm tắt của thông tin quá khứ
Thống kê Nhu cầu trung bình
hàng năm
Độ lệch chuẩn của nhu
cầu hàng năm
Phương sai
Khách hàng 1 24337 4670 0.192
Khách hàng 2 20988 3723 0.178
Tổng 45326 6818 0.151
Độ lệch (variance):
()
N
X
2
2


=
μ
δ
Trong đó số trung bình (mean)
N
X

=
μ

và độ lệch chuẩn (standard deviation)
()
N

X


=
2
μ
δ

Phương sai (coefficient of variation)
()
100
μ
δ
=CV
Dĩ nhiên một cân nhắc quan trọng đó chính là tác động về tính hữu hiệu của mô hình do việc
thay thế dữ liệu gốc với dữ liệu kết hợp. Chúng ta nhìn nhận vấn đề này theo hai hướng:
1.
Thậm chí có tồn tại công nghệ, kỹ thuật để giải quyết vấn đề thiết kế mạng lưới hậu
cần với dữ liệu gốc đi chăng nữa thì vẫn hữu ích khi kết hợp các dữ liệu này vì khả
năng của chúng ta để dự báo nhu cầu khách hàng ở cấp độ khách hàng và sản phẩm
vẫn rất kém. Do giảm sự khác biệt đạt được nhờ
sự kết hợp, dự báo nhu cầu trở nên
chính xác hơn ở cấp độ kết hợp.
2.
Những nhà nghiên cứu khác nhau báo cáo rằng dữ liệu kết hợp trong khoảng 150 đến
200 điểm thường mang đến độ sai biệt thấp hơn 1% trong việc ước tính về tổng chi phí
vận chuyển.
Trong thực tế, các hướng dẫn sau là điển hình được sử dụng khi kết hợp dữ liệu:

Điểm nhu cầu kết hợp từ 150 đến 200. Nếu các khách hàng được phân loại vào các

nhóm theo mức độ phục vụ hoặc tính thường xuyên của phân phối, mỗi loại sẽ có 150-
200 điểm kết hợp.

Đảm bảo rằng mỗi vùng có xấp xỉ tổng nhu cầu. Điều này hàm ý rằng mỗi vùng có thể
khác biệt về kích cỡ địa lý.

Đặt các điểm kết hợp ở trung tâm của vùng

Kết hợp các sản phẩm vào 20 đến 50 nhóm sản phẩm

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×