Tải bản đầy đủ (.doc) (116 trang)

luận văn thạc sĩ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 116 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, kết
luận nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất cứ công trình
khoa học nào. Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2013
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Lệ Thuỷ
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn này tác giả đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ
của rất nhiều các cá nhân bao gồm các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp….Trước
tiên, tác giả xin chân thành được bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo PGS.TS Phan Tố
Uyên đã cung cấp phương tiện nghiên cứu, học tập, kiến thức và kinh nghiệm giúp
tác giả có thể hoàn thành được luận văn này.
Tác giả cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô, cán bộ của trường
Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Đào tạo Sau Đại học, Viện Thương mại và Kinh tế
Quốc tế đã nhiệt tình chỉ bảo, dạy dỗ, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khoá học.
Kế đến, tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp trong công ty
CardLab, tại trụ sở chính nước Mỹ và tại Văn phòng Đại diện Việt Nam đã đóng
góp ý kiến, tài liệu và dữ liệu hỗ trợ cho việc nghiên cứu luận văn.
Ngoài ra tác giả cũng xin cảm ơn các bạn học viên cùng lớp cao học 20V,
Viện Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đóng góp các ý
kiến quý báu để tác giả hoàn thành được luận văn này.
Bên cạnh đó, do có những hạn chế nhất định về thông tin và kiến thức, luận
văn chắc chắn sẽ có những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của Quý
thầy cô, bạn bè và độc giả để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Lệ Thuỷ
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
DANH MỤC HÌNH 10
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN i


LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ (TMĐT) 8
1.1 Các hình thức kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp TMĐT 8
Bảng 1.1: Phân loại các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT 8
1.2 Các mô hình kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp TMĐT 10



 !"
1.3 Sự cần thiết khách quan của việc vận dụng mô hình kinh doanh TMĐT vào Việt
Nam 18
Biểu đồ 01: Những thay đổi dài hạn trong cơ cấu kinh tế của thế giới 18
Biểu đồ 02: Top 10 nước có số lượng người sử dụng internet nhiều nhất tại Châu Á.19
1.4 Điều kiện vận dụng mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT vào Việt
Nam 21
1.4.1 Đáp ứng các điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ 21
1.4.2 Đáp ứng các điều kiện về hệ thống thanh toán điện tử 22
1.4.3 Đáp ứng các điều kiện về pháp lý 23
1.4.4 Đáp ứng các điều kiện về nguồn nhân lực 24
1.4.5 Nhận thức của các doanh nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY
CARDLAB TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ 25
2.1 Tổng quan về mô hình kinh doanh cửa hàng trực tuyến 25
#$!%&'()"
2.1.1.1 Môi trường công nghệ 25
2.1.1.2 Môi trường chính trị, pháp luật 26
2.1.1.3 Môi trường văn hóa 26
2.1.1.4 Môi trường cạnh tranh 27
2.1.1.5 Sự thay đổi nhu cầu khách hàng 28

*+,-.!/.$/%&'()0
2.1.2. 1 Điểm mạnh 28
2.1.2. 2 Điểm yếu 28
2.1.2.3 Cơ hội 29
2.1.2.4 Nguy cơ 29
Hình 01: Cấu trúc phác thảo của cửa hàng trực tuyến 30
2.2 Khái quát về công ty CardLab 32
12)/&3)-
134!)(#,54
Sơ đồ 01: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty CardLab 33
Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty CardLab tại Việt
Nam 35
56/7,8
Hình 02: Website 38
Sơ đồ 03: Cấu trúc hoạt động kinh doanh của thẻ Gift Card 39
Hình 03: Các hình thức thanh toán trên cửa hàng trực tuyến giftcard 40
Hình 04: Website 41
Sơ đồ 04: Cấu trúc hoạt động kinh doanh của thẻ Incentive Card 42
Hình 05: Các hình thức thanh toán trên cửa hàng trực tuyến incentivecardlab 43
9:;)7,
Hình 06: Chức năng tự thiết kế thẻ dành cho khách hàng trên website 44
Hình 07: Khách hàng lựa chọn các mẫu thẻ Visa được thiết kế sẵn trên website 45
Hình 08: Khách hàng lựa chọn các mẫu thiệp được thiết kế sẵn trên website 45
Hình 09: Khách hàng có thể tự ghi lại lời nhắn lên tấm thiệp mình đã lựa chọn 46
Hình 10: Thẻ quà trả trước Visa khi được giao đến tay khách hàng 46
Hình 11: Khách hàng lựa chọn các mẫu thẻ Store được thiết kế sẵn trên website 47
Hình 12: Thẻ quà trả trước Retail khi được giao đến tay khách hàng 47
Hình 13: Khách hàng lựa chọn mẫu thẻ E-Gift được thiết kế sẵn trên website 48
Hình 14: Thẻ quà trả trước E-Gift khi được giao đến tay khách hàng 48
2.3 Thực trạng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường Quốc tế 49

Bảng 2.1: Doanh số và mức độ tăng trưởng của công ty CardLab tại Mỹ 49
Bảng 2.2: Doanh số và mức độ tăng trưởng của công ty CardLab tại Anh 49
Bảng 2.3: Doanh số và mức độ tăng trưởng của công ty CardLab tại Pháp 50
Bảng 2.4: Doanh số và mức độ tăng trưởng của công ty CardLab tại Canada 50
Sơ đồ 05: Cấu trúc hoạt động mô hình kinh doanh công ty CardLab tại Mỹ 51
Sơ đồ 06: Mối quan hệ giữa công ty CardLab và các Đại lý tại Mỹ 52
Sơ đồ 07: Cấu trúc hoạt động mô hình kinh doanh của công ty CardLab tại Anh,
Pháp, Canada 53
Sơ đồ 08: Mối quan hệ giữa công ty CardLab và các đối tác 54
Sơ đồ 09: Mối quan hệ giữa Chi nhánh của công ty CardLab tại Anh, Pháp, Canada
và các đối tác 55
2.4 Điều kiện vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường
quốc tế vào Việt Nam 56
*<+3(=>,</?1@1"8
#:-/?(A"B
@:)4:CD-7,"B
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VẬN DỤNG MÔ HÌNH KINH
DOANH CỦA CÔNG TY CARDLAB TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀO VIỆT
NAM 58
3.1 Các yếu tố tác động lên sự thành công của mô hình kinh doanh trực tuyến tại Việt
Nam 59
Biểu đồ 03: Phần trăm tác động của các yếu tố tạo lên thành công cho mô hình kinh
doanh trực tuyến 60
3.2 Giải pháp vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường
quốc tế vào Việt Nam 61
<C9EF1$/%/-/+,A)7,(#,54
D =>G$/H-*)8
Bảng 3.1: Ma trận SWOT 67
I:/+,A)7,(#,54D =>J$/
H-*)B

3.3 Kiến nghị với nhà nước 74
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 82
Bảng 4.1: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic 94
Hình 15: Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh
nhất do tạp chí Internet Retailer bình chọn 96
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt tiếng Việt Nam:
TT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Nghĩa tiếng Việt Nam
1 CNTT Công nghệ Thông tin Công nghệ Thông tin
2 HNKTQT Hội nhập Kinh tế Quốc tế Hội nhập Kinh tế Quốc tế
3 NCKH Nghiên cứu Khoa học Nghiên cứu Khoa học
4 TMĐT Thương mại Điện tử Thương mại Điện tử
Chữ viết tắt tiếng Anh:
TT Chữ viết tắt Tên đầy đủ Nghĩa tiếng Việt Nam
1 B2B Business to Business Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
2 B2C Business to Customer Doanh nghiệp với người tiêu dùng
3 B2G Business to Government Doanh nghiệp với Chính phủ
4 ERP Enterprise Resource Planning Quản lý nguồn lực Doanh nghiệp
5 ISO-27001 International Information
Security Standard
Tiêu chuẩn an toàn thông tin quốc
tế
6 NSA National Security Agency Cơ quan An ninh Quốc gia
DANH MỤC BẢNG, BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1: Phân loại các hình thức kinh doanh của doanh nghiệp TMĐT Error:
Reference source not found
Bảng 2.1: Doanh số và mức độ tăng trưởng của công ty CardLab tại Mỹ Error:
Reference source not found

Bảng 2.2: Doanh số và mức độ tăng trưởng của công ty CardLab tại Anh
Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Doanh số và mức độ tăng trưởng của công ty CardLab tại Pháp
Error: Reference source not found
Bảng 2.4: Doanh số và mức độ tăng trưởng của công ty CardLab tại Canada
Error: Reference source not found
Bảng 3.1: Ma trận SWOT Error: Reference source not found
Bảng 4.1: Kết quả phân tích hồi quy bằng mô hình Binary Logistic Error:
Reference source not found
Biểu đồ 01: Những thay đổi dài hạn trong cơ cấu kinh tế của thế giới Error:
Reference source not found
Biểu đồ 02: Top 10 nước có số lượng người sử dụng internet nhiều nhất tại
Châu Á Error: Reference source not found
Biểu đồ 03: Phần trăm tác động của các yếu tố tạo lên thành công cho mô hình
kinh doanh trực tuyến Error: Reference source not found
Sơ đồ 01: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty CardLab
Error: Reference source not found
Sơ đồ 02: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của công ty CardLab
tại Việt Nam Error: Reference source not found
Sơ đồ 03: Cấu trúc hoạt động kinh doanh của thẻ Gift Card Error: Reference
source not found
Sơ đồ 04: Cấu trúc hoạt động kinh doanh của thẻ Incentive Card Error:
Reference source not found
Sơ đồ 05: Cấu trúc hoạt động mô hình kinh doanh công ty CardLab tại Mỹ
Error: Reference source not found
Sơ đồ 06: Mối quan hệ giữa công ty CardLab và các Đại lý tại Mỹ Error:
Reference source not found
Sơ đồ 07: Cấu trúc hoạt động mô hình kinh doanh của công ty CardLab tại
Anh, Pháp, Canada Error: Reference source not found
Sơ đồ 08: Mối quan hệ giữa công ty CardLab và các đối tác Error: Reference

source not found
Sơ đồ 09: Mối quan hệ giữa Chi nhánh của công ty CardLab tại Anh, Pháp,
Canada và các đối tác Error: Reference source not found
DANH MỤC HÌNH
Hình 01: Cấu trúc phác thảo của cửa hàng trực tuyến Error: Reference source
not found
Hình 02: Website Error: Reference source not found
Hình 03: Các hình thức thanh toán trên cửa hàng trực tuyến giftcard Error:
Reference source not found
Hình 04: Website Error: Reference source
not found
Hình 05: Các hình thức thanh toán trên cửa hàng trực tuyến incentivecardlab
Error: Reference source not found
Hình 06: Chức năng tự thiết kế thẻ dành cho khách hàng trên website Error:
Reference source not found
Hình 07: Khách hàng lựa chọn các mẫu thẻ Visa được thiết kế sẵn trên website
Error: Reference source not found
Hình 08: Khách hàng lựa chọn các mẫu thiệp được thiết kế sẵn trên website
Error: Reference source not found
Hình 09: Khách hàng có thể tự ghi lại lời nhắn lên tấm thiệp mình đã lựa chọn
Error: Reference source not found
Hình 10: Thẻ quà trả trước Visa khi được giao đến tay khách hàng Error:
Reference source not found
Hình 11: Khách hàng lựa chọn các mẫu thẻ Store được thiết kế sẵn trên website
Error: Reference source not found
Hình 12: Thẻ quà trả trước Retail khi được giao đến tay khách hàng Error:
Reference source not found
Hình 13: Khách hàng lựa chọn mẫu thẻ E-Gift được thiết kế sẵn trên website
Error: Reference source not found
Hình 14: Thẻ quà trả trước E-Gift khi được giao đến tay khách hàng Error:

Reference source not found
Hình 15: Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ có tốc độ tăng trưởng
nhanh nhất do tạp chí Internet Retailer bình chọn Error: Reference
source not found
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Sự ra đời của Thương mại Điện tử (TMĐT) đã làm cho mô hình kinh doanh
trên toàn cầu thay đổi đáng kể. TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng trong
Thương mại Quốc tế và đang có xu hướng phát triển rất nhanh. Doanh thu từ bán
hàng qua mạng đã chiếm một phần lớn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của TMĐT
ngày càng gay gắt.
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế Việt Nam trở
nên ảm đạm nhưng càng khó khăn, TMĐT tại Việt Nam càng phát triển. Khó khăn
kinh tế đã đẩy những nhà bán lẻ truyền thống lên mạng để khám phá những nguồn
thu mới, khám phá thị trường TMĐT. Do đó kinh doanh trực tuyến là một xu thế tất
yếu và sẽ trở thành một ngành “nóng” trong thương mại tại Việt Nam. Trên thực tế
thị trường TMĐT Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác và
phát triển đúng tầm. Trong những năm gần đây, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã
và đang đổ vốn vào để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát triển kinh doanh TMĐT tại
Việt Nam nhằm chiếm thị phần, tận dụng mọi cơ hội khai thác tối đa thị trường kinh
doanh đầy tiềm năng này.
Công ty CardLab là một doanh nghiệp lớn của Mỹ đã vận dụng rất thành
công TMĐT trong kinh doanh trên thị trường Quốc tế, luận văn hướng tới mục tiêu
nghiên cứu mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường Quốc tế để từ
đó tìm ra phương hướng và giải pháp vận dụng mô hình kinh doanh của công ty
CardLab trên thị trường Quốc tế vào Việt Nam, nhằm đưa TMĐT đến gần hơn với
các doanh nghiệp và người tiêu dùng, cũng như phát triển mô hình kin doanh này
tại thị trường Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các bảng, biểu
đồ, sơ đồ, hình vẽ và các phụ lục thì nội dung luận văn gồm ba phần chính như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản trong mô hình kinh doanh của các doanh

nghiệp TMĐT
Chương 2: Thực trạng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị
trường quốc tế
i
Chương 3: Phương hướng và giải pháp vận dụng mô hình kinh doanh của
công ty CardLab trên thị trường quốc tế vào Việt Nam
Trong chương 1: luận văn đã trình bày những vấn đề cơ bản trong mô hình
kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT
Các loại hình quan hệ kinh doanh cơ bản của doanh nghiệp TMĐT, trong đó
bên cung cấp dịch vụ là các doanh nghiệp và bên sử dụng dịch vụ là người tiêu
dùng, doanh nghiệp và chính phủ bao gồm:
- B2G (Business to Government): TMĐT giữa doanh nghiệp và chính phủ
được hiểu chung là thương mại giữa các doanh nghiệp và khối hành chính công. Nó
bao hàm việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động
có liên quan tới chính phủ. Hiện nay kích cỡ của thị trường TMĐT B2G chỉ như là
một thành tố của tổng TMĐT, nó chiếm một tỉ lệ không đáng kể, khi mà hệ thống
mua bán của chính phủ còn chưa phát triển.
- B2B (Business to Business): được hiểu đơn giản là TMĐT các doanh
nghiệp với nhau. Đây là hình thức kinh doanh gắn với mối quan hệ giữa các doanh
nghiệp. Hình thức này chiếm tới trên 80% doanh số TMĐT trên toàn cầu và ngày
càng trở nên phổ biến.
- B2C (Business to Customer): được hiểu là thương mại giữa các doanh
nghiệp và người tiêu dùng liên quan đến việc khách hàng thu thập thông tin, mua
các hàng hoá hữu hình (như sách, các sản phẩm tiêu dùng ) hoặc sản phẩm thông
tin hoặc hàng hoá về nguyên liệu điện tử hoặc nội dung số hoá như phần mềm, sách
điện tử và các thông tin, nhận sản phẩm qua mạng điện tử.
Một doanh nghiệp hoàn toàn có thể ứng dụng cả hai hình thức kinh doanh
B2B và B2C vào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo cách thức phù hợp nhất
với họ.
Cũng trong chương 1, luận văn đã trình bày các mô hình kinh doanh chủ yếu

của doanh nghiệp TMĐT bao gồm: Mô hình cửa hàng trực tuyến; Mô hình đấu giá;
Mô hình cổng giao tiếp; Mô hình định giá động.
Trọng tâm của chương 1, luận văn trình bày rõ cho độc giả hiểu sự cần thiết khách
ii
quan của việc vận dụng mô hình kinh doanh TMĐT vào Việt Nam và những điều
kiện vận dụng mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp TMĐT vào Việt Nam.
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, kinh tế Việt Nam trở
nên ảm đạm nhưng càng khó khăn, TMĐT tại Việt Nam càng phát triển. Khó khăn
kinh tế đã đẩy những nhà bán lẻ truyền thống lên mạng để khám phá những nguồn
thu mới, khám phá thị trường TMĐT. Do đó kinh doanh trực tuyến là một xu thế tất
yếu và sẽ trở thành một ngành “nóng” trong thương mại tại Việt Nam. Những xu
hướng mới trong tiếp thị trực tuyến và thanh toán trên nền tảng công nghệ Internet,
các loại hình kinh doanh, marketing, kinh doanh trên mạng xã hội, quảng cáo trên di
động đang tác động sâu sắc tới các doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng trong
xã hội.
Trên thực tế thị trường TMĐT Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng
chưa được khai thác và phát triển đúng tầm. Trong những năm gần đây, rất nhiều
nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đổ vốn vào để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát
triển kinh doanh TMĐT tại Việt Nam nhằm chiếm thị phần, tận dụng mọi cơ hội
khai thác tối đa thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này.
Những minh chứng cho thấy việc vận dụng mô hình kinh doanh của công ty
CardLab trên thị trường Quốc tế vào Việt Nam là điều hoàn toàn đúng đắn và cần
thiết.
Tuy nhiên để có thể vận dụng mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp
TMĐT vào Việt Nam thì chúng ta cần đáp ứng được: Điều kiện về cơ sở hạ tầng
công nghệ; Điều kiện về hệ thống thanh toán điện tử; Điều kiện về pháp lý; Điều
kiện về nguồn nhân lực; Và nhận thức của các doanh nghiệp trong phát triển nguồn
nhân lực.
Trong chương 2: Luận văn trình bày thực trạng mô hình kinh doanh của
công ty CardLab trên thị trường quốc tế; Tổng quan về mô hình kinh doanh cửa

hàng trực tuyến; Khái quát về công ty CardLab, lĩnh vực kinh doanh cũng như sản
phẩm kinh doanh cụ thể của công ty; Và Điều kiện để có thể vận dụng mô hình kinh
doanh của công ty CardLab trên thị trường quốc tế vào Việt Nam.
iii
Công ty CardLab đã vận dụng cả hai hình thức kinh doanh B2B và B2C vào
hoạt động kinh doanh của mình dưới dạng mô hình kinh doanh cửa hàng trực tuyến.
Cửa hàng trực tuyến là một hệ thống phần mềm, được thiết kế trên nền tảng web,
cung cấp các hàng hóa và dịch vụ, tổ chức đấu thầu, nhận đơn đặt hàng, thực hiện
việc giao hàng và thanh toán. Về cơ bản, mỗi cửa hàng đều gồm có hai phần tuyến
trước và tuyến sau. Khách hàng trực tuyến chỉ có thể tiếp cận tuyến trước cửa hàng,
tìm kiếm thông tin về sản phẩm và dịch vụ, đặt hàng, trả tiền và nhận hàng đã đặt.
Chỉ có nhân viên điều hành cửa hàng mới được phép tiếp cận tuyến sau. Tại đây,
hàng hóa và dịch vụ được đưa vào catalog để trưng bày, các thủ tục đặt hàng, thanh
toán và mua hàng được thiết kế và vận hành.
CardLab là một doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp thẻ quà trả
trước(Gift Card - Pre-paid), được thành lập vào năm 2004 và có trụ sở chính đặt tại
thành phố Dallas thuộc tiểu bang Texas của nước Mỹ, và ba Chi nhánh công ty tại
ba nước Anh, Pháp và Canada cùng một Văn phòng Đại diện tại Việt Nam.
Thẻ quà trả trước là loại thẻ cho phép thực hiện thanh toán mà không cần
tiền mặt hay séc. Thẻ quà trả trước không có giá trị nào cho đến khi tiền được nạp
vào thẻ. Khi thực hiện thanh toán với thẻ quà trả trước, số tiền phải trả sẽ bị cắt trừ
đi từ số dư tiền có trong thẻ. Khi số dư tài khoản còn là 0, thẻ sẽ không thể sử dụng
để thanh toán nữa. Lúc này chúng ta có thể hủy bỏ hoặc nạp thêm tiền vào thẻ để
tiếp tục sử dụng nếu là loại thẻ quà trả trước có tính năng nạp lại tiền. Với thẻ quà
trả trước chúng ta có thể:
 Thực hiện thanh toán hàng hóa/dịch vụ bằng cách trực tiếp hay thanh toán
online qua mạng internet, thanh toán qua điện thoại di động.
 Dùng thẻ quà trả trước để làm quà tặng cho bạn bè và người thân trong gia
đình, nhân viên trong công ty.
 Rút tiền mặt từ máy ATM hoặc ngân hàng bằng thẻ quà trả trước. Chuyển

tiền lương cho nhân viên trong công ty vào thẻ quà trả trước.
 Thẻ quà trả trước có thể do công ty CardLab trực tiếp phát hành hoặc do kết
hợp với một đơn vị kinh doanh khác để phát hành loại thẻ đồng thương hiệu.
Công ty CardLab hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thẻ quà trả trước với
iv
hai cửa hàng trực tuyến là hai website chủ đạo hiện nay đang rất thành công trên thị
trường Quốc tế là thẻ quà trả trước dành cho cá nhân() và
thẻ quà trả trước dành cho Doanh nghiệp().
: là cửa hàng trực tuyến cung cấp các thẻ quà trả
trước dành cho người tiêu dùng cá nhân. Các cá nhân có nhu cầu mua quà tặng cho
người thân trong gia đình hay bạn bè nhưng không biết phải mua món quà gì là phù
hợp và món quà đó chắc chắn sẽ được yêu thích nên họ tìm đến website giftcard để
chọn mua một loại thẻ quà trả trước, bằng cách này "người được nhận quà" có thể
tự lựa chọn món quà mình yêu thích một cách dễ dàng và hài lòng với nó.
: là cửa hàng trực tuyến cung cấp các thẻ
quà trả trước dành cho các khách hàng Doanh nghiệp với số lượng lớn. Cửa hàng
trực tuyến incentivecardlab luôn có các chương trình ưu đãi, khuyến mại đặc biệt
dành riêng cho đơn hàng từ các Doanh nghiệp tại Mỹ. Tổng số khách hàng của cửa
hàng trực tuyến incentivecardlab hiện nay là hơn 5.500 Doanh nghiệp.
Sản phẩm thẻ quà trả trước chủ đạo của công ty CardLab gồm có ba loại thẻ
đó là: Thẻ quà trả trước Visa, thẻ quà trả trước Store, thẻ quà trả trước E-Gift.
Thẻ quà trả trước Visa: có đầy đủ các tính năng của một chiếc thẻ quà trả
trước thông thường, tuy nhiên loại thẻ này khi giao tới tay khách hàng luôn được
bọc bên ngoài bởi một tấm thiệp chúc mừng, kèm theo lời nhắn mà khách hàng đã
lựa chọn. Hiện nay thẻ quà trả trước Visa luôn là lựa chọn ưu tiên nhất của khách
hàng khi đến với cửa hàng trực tuyến của công ty CardLab với mong muốn tìm
kiếm một món quà cho bạn bè và người thân trong gia đình.
Hình ảnh trên thiệp và trên thẻ quà trả trước Visa có thể do khách hàng tự
thiết kế hoặc khách hàng lựa chọn các mẫu thiết kế có sẵn của CardLab thông qua
website của công ty. Thẻ quà trả trước Visa là loại thẻ hiện đang bán chạy nhất của

công ty Cardlab.
Thẻ quà trả trước Store: có đầy đủ các tính năng của một chiếc thẻ quà trả
trước thông thường. Khách hàng có thể lựa chọn loại thẻ quà này nếu muốn tặng
quà nhưng không kèm theo thiệp chúc mừng hoặc muốn mua để tự tiêu dùng cho
bản thân.
v
Thẻ quà trả trước E-Gift: có đầy đủ các tính năng của một chiếc thẻ quà trả
trước thông thường, tuy nhiên đây là loại thẻ quà trả trước online, toàn bộ hoạt động
của thẻ này chỉ diễn ra trên internet.
Trọng tâm của chương 2, luận văn trình bày thực trạng mô hình kinh doanh của
công ty CardLab trên thị trường Quốc tế, cũng như điều kiện để có thể vận dụng mô
hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường quốc tế vào Việt Nam
Với việc vận dụng mô hình kinh doanh cửa hàng trực tuyến trên thị trường
Quốc tế ngay từ khi thành lập cho tới nay, Công ty CardLab đã đạt được những
thành công đáng nể, hiện nay CardLab hoạt động với ba Chi nhánh tại các nước
Anh, Pháp, Canada và một Văn phòng Đại diện tại Việt Nam, với doanh số và mức
tăng trưởng liên tục tăng cao trong 5 năm trở lại đây.
Năm 2012, GiftCard.com(một trong 2 web site chính của công ty CardLab)
đã được đề cử là trang web của năm do công ty Kentico bình chọn, Kentico là một
trong những Doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp phần mềm trên toàn
thế giới. Năm 2013 CardLab đứng thứ 35 trong bảng xếp hạng Top 500 Doanh
nghiệp bán lẻ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất do tạp chí Internet Retailer bình
chọn, đây là tạp chí hàng đầu tại thị trường Mỹ dành cho người tiêu dùng trên
internet và các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT trong kinh doanh. CardLab đã có
một doanh số đáng mơ ước cho riêng thẻ quà trả trước E-Gift năm 2011 là hơn 17
triệu USD, năm 2012 là hơn 27 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 57,1 %.
Để có thể vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường
quốc tế vào Việt Nam, chúng ta cần: Nâng cao nhận thức của người dân về TMĐT;
Cải thiện vấn đề thủ tục; Và đảm bảo tính chuyên nghiệp trong kinh doanh.
Trong chương 3: Sau khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong mô hình kinh

doanh của các doanh nghiệp TMĐT và thực trạng mô hình kinh doanh của công ty
CardLab trên thị trường Quốc tế, luận văn trình bày phương hướng và giải pháp vận
dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường Quốc tế vào Việt
Nam.
Luận văn đã thực hiện điều tra/khảo sát/phân tích và tìm ra được 6 yếu tố tác
động lên sự thành công của mô hình kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam bao gồm:
vi
• Trình độ và thói quen của người dân trong việc mua sắm qua TMĐT.
• Trình độ của người đứng đầu doanh nghiệp.
• Điều kiện phát triển công nghệ ứng dụng của đất nước và điều kiện
kinh tế của người dân.
• Các chính sách của nhà nước về việc phát triển và ứng dụng TMĐT
trong kinh doanh.
• Điều kiện kinh tế của doanh nghiệp.
• Sự phát triển và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh
nghiệp.
Trọng tâm của chương 3: thông qua mô hình phân tích SWOT đối với việc vận
dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường quốc tế vào Việt
Nam, luận văn đã tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ của công ty
CardLab khi vận dụng mô hình kinh doanh trên thị trường quốc tế vào Việt Nam để
từ đó tìm ra các giải pháp vận dụng mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên
thị trường quốc tế vào Việt Nam đó là:
a) Giải pháp dựa trên ưu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trường:
• Công ty CardLab cần nhanh chóng thâm nhập thị trường kinh doanh trực
tuyến còn đầy tiềm năng tại Việt Nam với bước đi đầu tiên là chiếm lĩnh
vị trí dẫn dắt thị trường vẫn còn bỏ ngỏ của phân khúc B2C.
• Sử dụng uy tín và 10 năm kinh nghiệm sẵn có trên thị trường quốc tế để
tạo uy tín và lòng tin đối với người tiêu dùng Việt Nam.
• Sử dụng nguồn nhân lực sẵn có về công nghệ thông tin tại Việt Nam cùng
với sự hậu thuẫn hùng mạnh về kinh tế từ tổng công ty CardLab tại Mỹ để

xây dựng và phát triển một hệ thống thanh toán điện tử hiện đại, hoàn
thiện trong thanh toán.
• Tranh thủ các chính sách ưu tiên phát triển TMĐT của Chính phủ Việt
Nam để phát triển kinh doanh.
b) Giải pháp dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của công ty để tận
dụng cơ hội thị trường:
• Tìm hiểu thật kỹ thông tin về thị trường cũng như luật pháp hiện hành của
Việt Nam trước khi tiến hành các dự án kinh doanh. Nghiên cứu bài học
kinh nghiệm của các doanh nghiệp nước ngoài khác đã vào kinh doanh
trên đất nước Việt Nam như Metro, Big C, để thấy được họ đã được
vii
những thành công gì, gặp phải thất bại gì từ đó rút ra bài học kinh nghiệm
cho chính bản thân công ty CardLab. Việc nghiên cứu thị trường có thể
thuê một bên thứ 3 thực hiện, đó có là một công ty chuyên nghiên cứu và
tìm hiểu thị trường có uy tín tại Việt Nam hoặc quốc tế để có được những
kết quả hoàn chỉnh nhất.
c) Giải pháp dựa trên ưu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị
trường:
• Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử kết nối giữa công ty CardLab và các
ngân hàng tại Việt Nam, cũng như giữa công ty CardLab và các địa điểm
mua sắm, tiêu dùng sẽ được chọn là đối tác của công ty CardLab.
• Đảm bảo quy trình thủ tục trong thanh toán nhanh chóng, thuận tiện, hệ
thống thanh toán được chấp nhận rộng khắp tại các địa điểm có thể mua
sắm và tiêu dùng.
• Công ty CardLab cần có các cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng
và thực hiện nghiêm túc các cam kết.
d) Giải pháp dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm
của công ty để tránh các nguy cơ của thị trường:
• Xây dựng một website mới của công ty CardLab dành riêng cho khách
hàng tại Việt Nam nhằm đáp ứng thị hiếu mua sắm, tiêu dùng của người

dân Việt Nam.
• Website cần tích hợp tính năng thanh toán trực tuyến với các hệ thống
ngân hàng của Việt Nam, giúp đơn giản hóa thủ tục thanh toán trong kinh
doanh, phục vụ khách hàng chuyên nghiệp.
• Trên Website cũng có hệ thống quản lý khách hàng, tối ưu hóa cho thiết bị
di động, giúp khách hàng có thể tìm kiếm thông tin sản phẩm bằng các
thiết bị di động dễ dàng tại Việt Nam.
• Ngoài ra công ty CardLab cũng cần tiến hành xây dựng các chiến lược
Marketing hiện đại tại Việt Nam.
• Tận dụng và tối ưu hóa lợi thế từ các công cụ tìm kiếm trực tuyến nhằm
quảng bá, tiếp thị sản phẩm và dịch vụ.
• Liên kết chặt chẽ với những trang web có uy tín để dẫn khách hàng dễ
dàng tìm tới website của công ty CardLab tại Việt Nam.
• Cần chủ động tham gia vào các diễn đàn trực tuyến, tìm hiểu thông tin và
viii
nhu cầu của khách hàng đối với công ty CardLab.
• Xây dựng các chương trình khuyến mại, trò chơi trúng thưởng, quà tặng
cho doanh nghiệp hoặc cá nhân người tiêu dùng nhằm khuyến khích người
dân và doanh nghiệp tích cực sử dụng thẻ quà trả trước trong mua sắm và
tiêu dùng.
Cuối cùng là kiến nghị với nhà nước của luận văn:
Áp lực từ các cam kết hội nhập đã buộc chúng ta phải đẩy nhanh lộ trình xây
dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT trong nước. Cho đến
nay, về cơ bản, khung khổ pháp lý về các hoạt động TMĐT đã được hình thành.
Chúng ta đã ban hành Luật Giao dịch điện tử 2005, Luật Công nghệ thông tin 2007
cùng nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật khác quy định các vấn đề về TMĐT như
chữ ký số, quy định về hóa đơn điện tử, sàn giao dịch TMĐT.
Năm 2013 chúng ta đã triển khai Nghị định 52/2013/NĐ-CP về quản lý các
hoạt động TMĐT, Nghị định này ra đời nhằm tạo hành lang pháp lý rõ ràng và
minh bạch cho các hoạt động TMĐT phát triển. Nghị định 52 quy định các hành vi

cấm trong kinh doanh TMĐT nhưng lại không đưa ra được các chế tài xử phạt.
Điểm bất cập của nghị định này là không đưa ra được quy định xử phạt một cách
đồng bộ, gây ra lúng túng trong quá trình phát hiện, xử phạt các hành vi gian lận
trong giao dịch TMĐT, khó khăn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Chính vì vậy luận văn xin đưa ra kiến nghị với nhà nước cần có chế tài xử
phạt rõ ràng đối với các hành vi gian lận trong giao dịch TMĐT nhằm bảo về quyền
lợi cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp.
ix
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet, công nghệ thông tin và mạng di động
với các thiết bị thông minh đã tạo cơ hội và xu hướng mới cho kinh doanh ảo, kinh
doanh trực tuyến, thúc đẩy Thương mại Điện tử (TMĐT) phát triển. Trên nền tảng
công nghệ Internet, TMĐT ở Việt Nam đã hình thành và phát triển nhanh chóng,
đóng vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh trực tuyến, công nghệ tác động lớn
tới thương mại Việt Nam trong những năm gần đây.
Công ty CardLab là một doanh nghiệp lớn trong ngành công nghiệp thẻ quà
trả trước (Gift Card - Prepaid) tại Mỹ. Với mô hình kinh doanh trực tuyến trên thị
trường Quốc tế, CardLab đã đạt được những thành công to lớn. Năm 2013 CardLab
đứng thứ 35 trong bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp bán lẻ có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất do tạp chí Internet Retailer bình chọn, đây là tạp chí hàng đầu tại
thị trường Mỹ dành cho người tiêu dùng trên internet và các Doanh nghiệp ứng
dụng thương mại điện tử trong kinh doanh. CardLab đã có một doanh số đáng mơ
ước cho riêng thẻ quà trả trước E-Gift, năm 2011 là hơn 17 triệu USD, năm 2012 là
hơn 27 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 57,1 %.
Ngoài ra năm 2012, GiftCard.com(một trong 2 website chính của công ty
CardLab) đã được đề cử là trang web của năm do công ty Kentico bình chọn
(Kentico là một trong những Doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp phần
mềm trên toàn thế giới).

Sự ra đời của TMĐT đã làm cho mô hình kinh doanh trên toàn cầu thay đổi
đáng kể. TMĐT đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế và
đang có xu hướng phát triển rất nhanh. Doanh thu từ bán hàng qua mạng đã chiếm
một phần lớn. Tuy nhiên, mức độ cạnh tranh của TMĐT ngày càng gay gắt.
Năm 2006 là năm đầu tiên lĩnh vực TMĐT được pháp luật thừa nhận chính
thức, thông qua Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện tử với việc
thừa nhận chứng từ điện tử có giá trị pháp lý tương đương chứng từ truyền thống
1
trong mọi hoạt động thương mại từ chào hàng, chấp nhận chào hàng, giao kết hợp
đồng cho đến thực hiện hợp đồng. Thống kê sơ bộ cho thấy, sau 5 năm triển khai
kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT (2006-2010), nước ta đã có 60% Doanh
nghiệp lớn áp dụng TMĐT (70% thiết lập website, 95% nhận đơn đặt hàng qua
các phương tiện điện tử, 96% sử dụng thư điện tử thường xuyên cho mục đích
kinh doanh); 80% Doanh nghiệp vừa và nhỏ; 10% hộ gia đình đã tham gia TMĐT
và ứng dụng TMĐT trong mua sắm hàng hóa. (Nguồn: Bộ Công Thương (2010),
"Báo cáo Thương mại Điện tử")
Với tiền đề đã đạt được như trên, Quyết định phê duyệt Kế hoạch tổng thể
phát triển TMĐT giai đoạn 2011 - 2015 (Mã số 1073/QĐ-TTg) của Thủ tướng
Chính phủ ban hành ngày 12/07/2012 nêu rõ mục tiêu:
- Tất cả doanh nghiệp lớn tiến hành giao dịch TMĐT loại hình doanh nghiệp
với doanh nghiệp - B2B, trong đó: 100% doanh nghiệp sử dụng thường xuyên thư
điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh; 80% doanh nghiệp có trang thông tin
điện tử, cập nhật thường xuyên thông tin hoạt động và quảng bá sản phẩm của
doanh nghiệp; 70% doanh nghiệp tham gia các trang thông tin điện tử bán hàng (gọi
tắt là website thương mại điện tử) để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 5% doanh nghiệp
tham gia các mạng kinh doanh điện tử theo mô hình trao đổi chứng từ điện tử dựa
trên chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử; 20% doanh nghiệp ứng dụng các phần mềm
chuyên dụng trong hoạt động quản lý sản xuất và kinh doanh; Hình thành một số sở
giao dịch hàng hóa trực tuyến đối với những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chiếm

tỷ trọng cao trên thị trường thế giới; Hình thành một số doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ thương mại điện tử lớn có uy tín trong nước và khu vực.
- Tất cả doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành giao dịch TMĐT loại hình doanh
nghiệp với người tiêu dùng - B2C hoặc doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B, trong
đó: 100% doanh nghiệp sử dụng thư điện tử trong hoạt động sản xuất kinh doanh;
45% doanh nghiệp có trang thông tin điện tử, cập nhật định kỳ thông tin hoạt động
và quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp; 30% doanh nghiệp tham gia các website
2
TMĐT để mua bán các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ liên quan tới hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Bước đầu hình thành các tiện ích hỗ trợ người tiêu dùng tham gia TMĐT
loại hình doanh nghiệp với người tiêu dùng, trong đó: 70% các siêu thị, trung tâm
mua sắm và cơ sở phân phối hiện đại cho phép người tiêu dùng thanh toán không
dùng tiền mặt khi mua hàng; 50% các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn
thông và truyền thông chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các hộ gia đình qua
phương tiện điện tử; 30% cơ sở kinh doanh trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ
như vận tải, văn hóa, thể thao và du lịch phát triển các kênh giao dịch điện tử phục
vụ người tiêu dùng.
- Phần lớn dịch vụ công liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh được
cung cấp trực tuyến, trong đó: Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên 80% dịch vụ
công liên quan tới xuất nhập khẩu trước năm 2013, 40% đạt mức 4 vào năm 2015;
Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên dịch vụ thủ tục hải quan điện tử trước năm
2013; Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên các dịch vụ liên quan tới thuế, bao
gồm khai nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trước năm 2013; Cung
cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên các thủ tục đăng ký kinh doanh và đầu tư trước
năm 2013, bao gồm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp, cấp giấy
chứng nhận đầu tư, cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, Văn phòng
Đại diện; Cung cấp trực tuyến từ mức độ 3 trở lên 50% các dịch vụ công liên quan
tới thương mại và hoạt động sản xuất kinh doanh trước năm 2014, đến hết năm
2015 có 20% đạt mức độ 4.

Trên thực tế thị trường TMĐT Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng nhưng
chưa được khai thác và phát triển đúng tầm. Trong những năm gần đây, rất nhiều
nhà đầu tư nước ngoài đã và đang đổ vốn vào để tìm kiếm các cơ hội đầu tư phát
triển kinh doanh TMĐT tại Việt Nam nhằm chiếm thị phần, tận dụng mọi cơ hội
khai thác tối đa thị trường kinh doanh đầy tiềm năng này. Nắm bắt được xu thế phát
triển của thương mại Việt Nam trong những năm tới cùng với những thành công mà
3
mà mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường quốc tế đã đạt được
nên tôi chọn đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình là:
“ VẬN DỤNG MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CARDLAB
TRÊN THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ VÀO VIỆT NAM”
Với mô hình kinh doanh trực tuyến, doanh nghiệp có thể bán hàng hóa, dịch
vụ hay thông tin trên mạng. Khách hàng có thể đọc và xem các thông tin chi tiết về
sản phẩm, dịch vụ và thông tin về doanh nghiệp một cách thuận tiện nhất. Việc tạo
điều kiện cho khách hàng thanh toán qua mạng chính là lợi thế cạnh tranh của mô
hình kinh doanh này.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu
Việt Nam là một thị trường rất tiềm năng về TMĐT, nhưng thực tế thị trường
TMĐT ở Việt Nam lại chưa khai thác phát triển đúng tầm. Việc nắm bắt xu hướng
phát triển TMĐT trong những năm sắp tới và đến năm 2020 sẽ giúp các doanh
nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, bắt nhịp với công nghệ và mô hình
kinh doanh mới, đồng thời giúp cơ quan nhà nước có sự chuẩn bị phù hợp cho hoạt
động xây dựng chính sách và pháp luật về TMĐT. Vì thế, đã có rất nhiều hội thảo,
các công trình Nghiên cứu Khoa học(NCKH) nhằm đưa ra những giải pháp phát
triển ứng dụng TMĐT trong kinh doanh ở Việt Nam.
Đề tài NCKH cấp bộ năm 2004, PGS.TS Nguyễn Văn Minh "Những điều
kiện áp dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp Việt Nam" đã hệ thống hóa
những vấn đề có khả năng ảnh hưởng đến việc áp dụng TMĐT, đánh giá hiện trạng
áp dụng TMĐT ở Việt Nam và đề ra những điều kiện cần phải có để có thể áp dụng
được TMĐT cho các Doanh nghiệp của Việt Nam.

Đề tài khoa học cấp Nhà nước năm 2008, PGS.TS Nguyễn Văn Minh "Giải
pháp đẩy mạnh ứng dụng trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) cho các doanh nghiệp Việt
Nam" đã xây dựng một mô hình giải pháp hoàn chỉnh nhằm đẩy mạnh ứng dụng
trao đổi dữ liệu điện tử cho các Doanh nghiệp Việt Nam.
Theo "Đề án Hội nhập Quốc tế về Khoa học và Công nghệ đến năm 2020"
của Bộ Khoa học và Công nghệ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày
4
18/05/2011 (Mã số: 735/QĐ-TTg) đã chỉ rõ chúng ta cần: Tích cực, chủ động hội
nhập quốc tế về khoa học và công nghệ; Đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác, đầu
tư với nước ngoài trong lĩnh vực khoa học và công nghệ; Phát triển thị trường khoa
học và công nghệ Việt Nam theo quy luật, chuẩn mực và hội nhập với thị trường thế
giới; Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến, tranh thủ tối đa các
cơ hội để nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đặc biệt
là công nghệ cao. Mục tiêu của Đề án này nhằm đưa Việt Nam trở thành nước mạnh
trong một số lĩnh vực khoa học và công nghệ vào năm 2020 phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, rút ngắn khoảng cách về trình độ khoa học và
công nghệ của nước ta với khu vực và thế giới.
Trong "Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 -
2015" của Bộ Công thương được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 12/07/2012
(Mã số 1073/QĐ-TTg) đã nhận thức một cách sâu sắc vai trò của TMĐT đối với sự
phát triển tiến trình Hội nhập Kinh tế Quốc tế (HNKTQT) của Việt Nam trong giai
đoạn tới.
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh trong phát
triển TMĐT trong những năm trước đây. Tuy nhiên hiện nay chưa có công trình
nghiên cứu nào đề cập tới việc vận dụng mô hình kinh doanh trực tuyến của công ty
CardLab trên thị trường Quốc tế vào Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu mô hình kinh doanh của công ty CardLab trên thị trường Quốc tế
để từ đó tìm ra phương hướng và giải pháp vận dụng mô hình kinh doanh của công

ty CardLab trên thị trường Quốc tế vào Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu như trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong mô hình kinh doanh của các doanh
nghiệp TMĐT bao gồm: Các hình thức kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp
TMĐT; Các mô hình kinh doanh chủ yếu của các doanh nghiệp TMĐT; Sự cần
5

×