NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Những vấn đề chung về thẻ
1.1.1 Khái niệm thẻ
Theo quyết định số 20/2007/QĐ- NHNN ban hành ngày 15/5/2007 thì thẻ ngân
hàng( gọi chung là “thẻ”) là: “ Phương tiện do tổ chức phát hành thẻ phát hành để thực
hiện giao dịch thẻ theo các điều kiện và điều khoản được các bên thỏa thuận”
Đứng trên góc độ thanh toán, thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không
dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý,
máy rút tiền tự động hoặc thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ tại các điểm chấp nhận
thanh toán bằng thẻ
1.1.2 Phân loại thẻ
Theo chủ thể phát hành:Thẻ do ngân hàng phát hành và Thẻ do các tổ chức phi
ngân hàng phát hành
Theo tính chất thanh toán:Thẻ ghi nợ, Thẻ tín dụng, Thẻ trả trước
Theo phạm vi lãnh thổ: Thẻ nội địa, Thẻ quốc tế
1.1.3 Vai trò của thẻ
Đối với người sử dụng thẻ:
Tiện lợi: Chủ thẻ có thể thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ, để rút tiền mặt hoặc tiếp
nhận một số dịch vụ ngân hàng tại các cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ, máy ATM, các
ngân hàng thanh toán thẻ trong và ngoài nước. Bên cạnh đó khi dùng thẻ thanh toán,
chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau hoặ có thể thực hiện dịch vụ mua bán hàng hóa
tại nhà…
An toàn: việc áp dụng công nghệ cao đối với thẻ, chủ thẻ được cung cấp mã số cá
nhân đên đảm bảo bí mật tuyệt đối các thông tin về thẻ cho chủ thẻ.
Linh hoạt: việc sử dụng thẻ tín dụng có thể giúp khách hàng điều chỉnh các khoản
chi tiêu một cách hợp lý trong một khoảng thời gian nhất định với hạn mức tín dụng,
tạo điều kiện thuận lợi trong tiêu dùng, sinh hoạt cũng như sản xuất.
Đối với cơ sở chấp nhận thẻ
Cung ứng dịch vụ có chấp nhận thanh toán thẻ giúp bán được nhiều hàng hóa hơn,
do đó tăng doanh số, giảm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận. Đồng thời chấp nhận thanh
toán bằng thẻ góp phần làm cho nơi bán hàng trở nên văn minh hiện đại, tạo cảm giác
thoải mái cho khách hàng khi tới giao dịch, thu hút khách hàng khi tới giao dịch. Không
chỉ vậy, khoản tiền bán hàng được chuyển trực tiếp vào tài khoản ngân hàng,do đó an
toàn và thuận tiện hơn trong quản lý tài chính kế toán.
Đối với ngân hàng:
Việc tham gia hoạt động thẻ góp phần quan trọng để thu hút khách hàng, đa dạng
hóa sản phẩm của ngân hàng, tăng thị phần đối với những ngân hàng tham gia hoạt
động và phát triển dịch vụ bán lẻ.
Hoạt động kinh doanh thẻ được phát triển dựa trên công nghệ hiện đại vì thế hầu
hết giao dịch của khách hàng được thực hiện tự động góp phần nâng cao chất lượng
dịch vụ khách hàng, giảm chi phí nhân viên phục vụ.
1.2 Tổng quan về hoạt động kinh doanh thẻ của NHTM
1.2.1 Khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ
Với các nước có nền kinh tế phát triển thì thẻ ngân hàng là không thể thiếu với
mỗi công dân, chính vì thế khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh thẻ khá hoàn thiện.
Ở Việt Nam do điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội có nhiều giai đoạn bất ổn đã ảnh
hưởng không nhỏ tới sự phát triển của ngành ngân hàng; tới những năm 80, hệ thống
ngân hàng tại Việt Nam với việc từng bước trang bị những hệ thống thông tin tiên tiến
mới cho phép áp dụng những công cụ thanh toán mới, hiện đại để bổ sung những công
cụ thanh toán giản đơn của nền kinh tế. Cuối những năm 80 với sự chấp thuận của
thống đốc NHNN cho phép một vài ngân hàng triển khai dịch vụ đại lý thanh toán thẻ
của một số thẻ quốc tế. Ngày 10/04/1993 quyết định số 74QĐ/NH được ban hành, trong
đó thống đốc NHNN cho phép ngân hàng ngoại thương thí điểm phát hành thẻ nội địa
Vietcombank Card tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1996 ngân hàng Ngoại
Thương Việt Nam đã kết hợp cùng ngân hàng Nhà Nước triển khai lắp đặt hai chiếc
máy rút tiền tự động đầu tiên tại Hà Nội. Sau đó ngày càng nhiều ngân hàng lắp đặt
máy rút tiên tự động trên khắp cả nước và tham gia vào quá trình hoạt động của thẻ
thanh toán. Trước sự phát triển đó đòi hỏi phải có một khung pháp lý ổn định nên các
quyết định đã liên tục được ban hành. Ngày 21/02/1994 quyết định số 22/QĐ-NH về
thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt ra đời. Ngày 02/02/1994 thông tư 08/TT-NH
hướng dẫn về thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt. Ngày 01/12/1994 văn bản chấp
thuận của NHNN cho phép Ngân Hàng Ngoại Thương được giao dịch về nghiệp vụ thẻ
với 4 tổ chức quốc tế: MasterCard, VisaCard, JBC, AMEX. Ngày 19/10/1999 quyết
định số 371/1999/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN về quy chế phát hành và sử dụng
thanh toán thẻ ngân hàng. Ngày 15/5/2007 NHNN đã ký quyết định số 20/2007/QĐ-
NHNN về việc ban hành quy chế phát hành, sử dụng, thanh toán và cung cấp dịch vụ hỗ
trợ hoạt động thẻ ngân hàng. Quyết định này có hiệu lực thay thế quyết định số
371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999 của thống đốc ngân hàng nhà nước.
Mặc dù khung pháp lý vẫn còn nhiều hạn chế do thị trường thẻ vẫn còn khá mới
mẻ tại Việt Nam, song với những văn bản pháp lý được ban hành trong thời gian qua
cũng đã và đang điều hành có hiệu quả hoạt động thanh toán này. Và có thể coi đây là
những bước khởi đầu cho sự phát triển của thị trường thẻ tại Việt Nam.
1.2.2 Các chủ thể tham gia vào quá trình phát hành và thanh toán thẻ
Để hoạt động thanh toán đảm bảo an toàn cho chủ thẻ và cả các đối tượng có
liên quan, thẻ thanh toán đòi hỏi có sự tham gia rất chặt chẽ của nhiều chủ thể.
Theo quyết định 20/2007/QĐ –NHNN các chủ thể tham gia phát hành và thanh
toán bao gồm:
Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để sử
dụng bao gồm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ
Chủ thẻ chính: Là cá nhân hoặc tổ chức đứng tên hỏa thuận về việc sử dụng thẻ
với tổ chức phát hành thẻ và có nghĩa vụ thực hiện thỏa thuận đó.
Chủ thẻ phụ: Là cá nhân được chủ thẻ chính cho phép sử dụng thẻ theo thỏa
thuận về việc sử dụng thẻ giữa chủ thẻ chính và tổ chức phát hành thẻ. Chủ thẻ phụ
chịu trách nhiệm về việc sử dụng thẻ với chủ thẻ chính.
Tổ chức phát hành thẻ (viết tắt là TCPHT): Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được
phép thiết kế các tiêu chuẩn kỹ thuật, ký hiệu, mật mã cho các loại thẻ của mình và chịu
trách nhiệm sản xuất để phân phối chúng. Tổ chức phát hành chịu trách nhiệm: thẩm
định khả năng tài chính, tính pháp lý của khách hàng; khi kết quả thẩm định đạt yêu cầu
thì phát hành thẻ cho khách hàng, sao kê cho chủ thẻ và yêu cầu thanh toán với chủ thẻ
tín dụng hoặc khấu trừ trực tiếp vào tài khoản của chủ thẻ đối với thẻ ghi nợ.
Tổ chức thanh toán thẻ (viết tắt là TCTTT): Là ngân hàng, tổ chức khác không
phải là ngân hàng được các tổ chức phát hành thẻ ủy quyền thực hiện dịch vụ thanh
toán thẻ theo hợp đồng hoặc là thành viên chính thức hoặc liên kết của tổ chức thanh
toán thẻ quốc tế, thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo thỏa thuận được ký kết với tổ
chức thẻ đó. Tổ chức thanh toán thẻ sẽ ký kết hợp đồng trực tiếp với đơn vị chấp nhận
thẻ để tiếp nhận và xử lý các giao dịch thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, cung cấp dịch vụ
hỗ trợ và hướng dẫn cho đơn vị chấp nhận thẻ trong việc thanh toán hàng hóa dịch vụ
tại các đơn vị chấp nhận thẻ bên cạnh đó còn quản lý và xử lý những giao dịch có sử
dụng thẻ tại các đơn vị này. Trên thực tế có rât nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát
hành vừa là ngân hàng thanh toán thẻ. Nếu với tư cách là tổ chức phát hành thì khách
hàng là chủ thẻ, còn với tư cách là tổ chức thanh toán thì khách hàng sẽ là các đơn vị
chấp nhận thẻ.
Tổ chức chuyển mạch thẻ: Là tổ chức trung gian cung ứng dịch vụ kết nối hệ
thống xử lý giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT và ĐVCNT theo thoả thuận bằng
văn bản giữa các bên liên quan.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ: Là tổ chức trung gian
thực hiện việc trao đổi dữ liệu bằng điện tử hoặc bằng chứng từ và bù trừ các nghĩa vụ
tài chính phát sinh từ các giao dịch thẻ cho các TCPHT, TCTTT và ĐVCNT theo thoả
thuận bằng văn bản giữa các bên liên quan.
Tổ chức chuyển mạch thẻ trong trường hợp thực hiện các dịch vụ trên cũng được
coi là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bù trừ giao dịch thẻ.
Đơn vị chấp nhận thẻ (viết tắt là ĐVCNT): Là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh
toán hàng hoá và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ. Thông thường
các đơn vi này được ngân hàng trang bị máy móc kỹ thuật để chấp nhận thanh toán tiền
hàng hóa dịch vụ bằng thẻ.
Tại các nước phát triển thì tổ chức chấp nhận thẻ phổ biến trong mọi lĩnh vực
kinh doanh, từ các cửa hàng ăn uống, các cửa hiệu bán lẻ tới các trung tâm thương mại
lớn, tổ chức lớn. Tuy nhiên ở Việt Nam do sự phát triển của thị trường thẻ còn khá mới
mẻ nên các đơn vị chấp nhận thẻ còn hạn chế, mới chỉ tập trung ở các khách sạn lớn,
trung tâm thương mại, các siêu thị lớn...
Người bảo lãnh phát hành: là người sử dụng tài sản của mình đảm bảo với tổ
chức phát hành thẻ về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ sau chủ thẻ. Thường bắt buộc với thẻ
tín dụng khi yêu cầu chứng minh khả năng tài chính mà chủ thẻ không đáp ứng được,
trong trường hợp đó người bảo lãnh phát hành thẻ được coi như yếu tố để chứng minh
khả năng tài chính của chủ thẻ.
Tổ chức thẻ quốc tế: là hiệp hội các tổ chức tài chính, tín dụng lớn tham gia phát
hành và thanh toán thẻ quốc tế, đóng vai trò trung gian giữa các tổ chức và công ty
thành viên trong việc điều chỉnh và cân đối các lượng tiền thanh toán giữa các công ty
thành viên. Khác vơi ngân hàng thành viên, tổ chức thẻ quốc tế không có quan hệ trực
tiếp với đơn vị chấp nhận thẻ mà chỉ cung cấp một mạng lưới viễn thông toàn cầu, phục
vụ cho quy trình thanh toán và cấp phép cho các ngân hàng thành viên một cách nhanh
chóng. Một số tổ chức thẻ quốc tế như tổ chức thẻ Visa, tổ chức thẻ Master Card, công
thẻ JBC…
1.2.3. Nghiệp vụ trong kinh doanh thẻ của ngân hàng thương mại
Trong kinh doanh thẻ, ngân hàng có hai nghiệp vụ cơ bản đó là hoạt động phát
hành và thanh toán thẻ.
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ở mỗi quốc gia và mỗi ngân hàng khác
nhau về thủ tục và các điều kiện, đó là do các yếu tố ràng buộc về pháp luật, chính trị,
trình độ phát triển dân trí hay điều kiện kinh tế xã hội. Tuy nhiên về tổng thể nó bao
gồm các nội dung cơ bản sau
Chủ thẻ
(card holder)
Ngân hàng phát hành
(card isue)
Đơn vị chấp nhận hoặc ngân hàng đại lý
Ngân hàng thanh toán
Tổ chức thẻ quốc tế
Phát hành thẻ
Yêu cầu phát hành
(2)
(1)
(7)
(6)
(8)
Qui trình khiếu nại và xử lý tranh chấp
Sử dụng thẻ thanh toán
tiền hàng hoá dịch
vụ
Cung cấp hàng hoá dịch
vụ, ứng
rút
tiền mặt
(3)
(5)
(4)
(6)
(7)
(8)
(7)
(8)
(4)
(6)
Qui trình cấp phép
Qui trình đòi tiền
(4)
(6)
Qui trình thanh toán
1.2.3.1 Hoạt động phát hành
(1) Khi một khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng phát hành yêu cầu
khách hàng cung cấp hồ sơ cần thiết theo quy định để có thể phát hành thẻ cho khách
hàng, các giấy tờ tùy theo quy định của từng ngân hàng, từng quốc gia nhưng về cơ bản
là chứng minh thư nhân dân của khách hàng, khả năng thanh toán của khách hàng và
các tổ chức cá nhân có quan hệ.
(2) Sau khi thẩm định hồ sơ, nếu khách hàng đủ điều kiện làm thẻ thì ngân hàng
sẽ gửi hồ sơ về trung tâm thẻ.
Trung tâm thẻ nhập dữ liệu, xử lý, mã hóa, in nổi … sau đó gửi kèm theo số PIN
cho chủ thẻ thông qua Ngân hàng phát hành thẻ.
Chủ thẻ nhận thẻ từ ngân hàng phát hành.
Đối với thẻ ghi nợ thì việc phát hành thẻ đơn giản vì khách hàng đã có sẵn tài
khoản tại ngân hàng, còn đối với thẻ tín dụng, ngân hàng phải tiến hành phân loại khách
hàng để có một chính sách tín dụng riêng. Có hai loại hạn mức tín dụng:
Hạn mức theo thẻ chuẩn: chủ yếu cung cấp cho giới bình dân tuy nhiên cũng
phải đủ tiêu chuẩn và điều kiện để nhận thẻ tín dụng.
Hạn mức theo thẻ vàng: thường cấp cho nhân vật quan trọng, có quan hệ tốt với
ngân hàng hoặc có thu nhập cao và ổn định. Hạn mức tín dụng theo thẻ vàng thường
cao hơn nhiều so với thẻ chuẩn.
1.2.3.2 Hoạt động thanh toán
(3) Chủ thẻ khi sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ hay rút tiền mặt
tại các đơn vị chấp nhận thẻ
(4) Đại lý sẽ phải kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ bằng cách xin chuẩn chi
của ngân hàng thanh toán. Nếu thẻ không vấn đề gì, ngân hàng cấp phép chuẩn chi và
báo cho đơn vị chấp nhận thẻ biết.
(5) Đơn vị chấp nhận thẻ khi đó sẽ yêu cầu chủ thẻ ký tên lên hoá đơn (đảm bảo
chữ ký trên hoá đơn phải giống chữ ký trên thẻ) và cung cấp hàng hoá, dịch vụ hay ứng
rút tiền mặt cho khách hàng.
(6) Đơn vị chấp nhận thẻ nhận tiền thanh toán từ ngân hàng thanh toán sau khi
nộp lại hoá đơn cho ngân hàng (nếu là máy cà thẻ), hoặc sau khi tổng kết trên thiết bị
đọc thẻ điện tử và bị trừ đi một khoản chiết khấu đại lý.
(7) Ngân hàng thanh toán sẽ thực hiện đòi tiền từ ngân hàng phát hành thông qua
tổ chức thẻ quốc tế (trường hợp ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán không
cùng một hệ thống), nhiệm vụ của các tổ chức thẻ quốc tế là ghi nợ vào tài khoản của
ngân hàng phát hành và ghi có cho ngân hàng thanh toán.
Định kỳ hàng tháng vào ngày lập bảng thông báo giao dịch, ngân hàng phát hành
nhận được file dữ liệu sao kê chi tiết về hoạt động của chủ thẻ trong kỳ, sau đó ngân
hàng lập bảng thông báo giao dịch gửi cho chủ thẻ yêu cầu thanh toán.
(8) Trong quá trình sử dụng, phát hành và thanh toán thẻ, ngân hàng phát hành,
ngân hàng thanh toán và tổ chức thẻ quốc tế có trách nhiệm giải quyết tất cả các khiếu
nại, tra soát, đòi bồi hoàn và sử lý các tranh chấp khác.