Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Thẩm định dự án mô hình trồng mắc ca huyện Tuy Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 121 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài “Phát triển và nâng cao hiệu quả mô hình trồng mắc
ca quy mô hộ gia đình tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông” là kết quả của quá trình tự
bản thân khảo sát thực tế, nghiên cứu và thực hiện, dưới sự hướng dẫn của giảng viên –
ThS. Nguyễn Anh Vũ. Các thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài là có nguồn gốc và
được trích dẫn rõ ràng. Tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên
bản của đề tài.

ii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ v
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
LỜI MỞ ĐẦU ix
TÓM TẮT ĐỀ TÀI xii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY ĐỨC VÀ Ý TƯỞNG ĐỀ TÀI 1
1.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY ĐỨC – TỈNH ĐẮK NÔNG 2
1.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 2
1.1.2 Các mô hình kinh tế tại địa phương 3
1.1.3 Mô hình trồng cây mắc ca 4
1.2 Ý TƯỞNG KHÓA LUẬN 5
SƠ KẾT CHƯƠNG 1 7
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 8
2.1 SẢN PHẨM 9
2.1.1 Mô tả cây mắc ca 9


2.1.2 Công dụng hạt mắc ca 15
2.1.3 Các loại sản phẩm mắc ca 18
2.1.4 Ưu thế cạnh tranh của mắc ca 20
2.1.5 Những rào cản đối với mắc ca 20
2.2 THỊ TRƯỜNG MẮC CA 21
2.2.1 Thị trường mắc ca thế giới 21
2.2.2 Thị trường mắc ca Việt Nam 28
iii

2.2.3 Quá trình tiếp cận thị trường đầu ra của các hộ tại Tuy Đức 29
2.2.4 Giải pháp cho vấn đề thị trường 30
SƠ KẾT CHƯƠNG 2 32
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 33
3.1 KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC MẮC CA 34
3.1.1 Kỹ thuật xây dựng vườn cây 34
3.1.2 Kỹ thuật chăm sóc mắc ca 36
3.1.3 Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cây mắc ca 45
3.1.4 Kỹ thuật thu hoạch, bảo quản, sơ chế 48
3.2 VẤN ĐỀ ĐẦU VÀO CON GIỐNG 50
SƠ KẾT CHƯƠNG 3 52
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH 53
4.1 VỐN CHO SẢN XUẤT 54
4.1.1 Các nguồn vốn hiện tại 54
4.1.2 Trạng thái tiếp cận vốn từ ngân hàng 56
4.1.3 Giải pháp giúp tiếp cận nguồn vốn 57
4.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH TRỒNG MẮC CA VÀ LỢI THẾ SO
VỚI CÁC MÔ HÌNH KHÁC 58
4.2.1 Các căn cứ tính toán 58
4.2.2 Hiệu quả tài chính của mô hình trồng mắc ca 60
4.2.3 Phân tích độ nhạy của mô hình trồng mắc ca 65

4.2.4 Lợi thế của mô hình trồng mắc ca với các mô hình khác 67
4.3 TĂNG THÊM HIỆU QUẢ MÔ HÌNH BẰNG VIỆC NUÔI TRỒNG KẾT HỢP
68
4.3.1 Trồng cây đậu phộng 68
4.3.2 Nuôi ong vừa giúp hoa phụ phấn vừa tăng thu nhập 69
4.3.3 Sử dụng phân rác để giảm chi phí 69
SƠ KẾT CHƯƠNG 4 70
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI 71
iv

5.1 CẢI THIỆN KINH TẾ GIA ĐÌNH VÀ ĐÓNG GÓP CHO KINH TẾ ĐỊA
PHƯƠNG 72
5.2 GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH KINH TẾ KHÁC TẠI ĐỊA
PHƯƠNG 73
5.3 TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG 74
SƠ KẾT CHƯƠNG 5 75
CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ HỘ GIA ĐÌNH
THÔNG QUA MÔ HÌNH TRỒNG MẮC CA 76
6.1 ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 77
6.2 ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI TẠI ĐỊA
PHƯƠNG 78
6.2.1 Hội nông dân huyện Tuy Đức 78
6.2.2 Các trường Đại học 79
6.2.3 Ngân hàng CSXHVN Chi nhánh tỉnh Đắk Nông 80
6.3 ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ TẠI ĐỊA PHƯƠNG 80
6.3.1 Các ngân hàng thương mại 80
6.3.2 Các công ty liên quan đến lĩnh vực mắc ca 81
SƠ KẾT CHƯƠNG 6 82
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84



v

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH,
SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Trang
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Phân biệt đặc điểm thực vật học của hai giống mắc ca phổ biến 10
Bảng 2.2 Tỷ lệ các loại chất béo của một số loại hạt 15
Bảng 3.1 Lượng phân bón cần dùng hằng năm của cây mắc ca ở các tuổi khác nhau . 44
Bảng 4.1 Các thông số cơ bản 60
Bảng 4.2 Kế hoạch chi phí phân bón 61
Bảng 4.3 Kế hoạch doanh thu 61
Bảng 4.4 Kế hoạch chi phí lao động 61
Bảng 4.5 Tổng vốn đầu tư 62
Bảng 4.6 Kế hoạch lãi vay trong thời gian xây dựng 62
Bảng 4.7 Kế hoạch nguồn tài trợ 62
Bảng 4.8 Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư 63
Bảng 4.9 Kế hoạch giải ngân vốn vay 63
Bảng 4.10 Một số chỉ tiêu phân tích tài chính 65
Bảng 4.11 Biến động của NPV (đồng) theo sản lượng và giá bán mắc ca theo quan
điểm tổng vốn đầu tư (TIPV) 65
Bảng 4.12 Biến động của NPV (đồng) theo sản lượng và giá bán mắc ca theo quan
điểm chủ sở hữu (EPV) 66
Bảng 4.13 Biến động của NPV (đồng) giá phân NPK và giá phân chuồng theo quan
điểm tổng vốn đầu tư (TIPV) 66
Bảng 4.14 Biến động của NPV (đồng) giá phân NPK và giá phân chuồng theo quan
điểm chủ sở hữu (EPV) 67
Bảng 4.15 Biến động của NPV (đồng) theo lãi suất vay 67


vi

ĐỒ THỊ
Đồ thị 2.1 Tỷ trọng các sản phẩm từ nhân hạt mắc ca trên thế giới 19
Đồ thị 2.2 Sản lượng nhân hạt mắc ca thế giới (tấn) 21
Đồ thị 2.3 Sản lượng nhân hạt mắc ca của các quốc gia (tấn) 22
Đồ thị 2.4 Tỷ trọng các nước sản xuất mắc ca lớn trên thế giới theo sản lượng bình
quân 3 năm 2011-2013 22
Đồ thị 2.5 Sản lượng (tấn) và mức giá bán mắc ca tại vườn ở Mỹ 26
Đồ thị 2.6 Giá bán mắc ca tại chợ nông sản ở Nam Phi 27
Đồ thị 2.7 Giá bán mắc ca tại nông trường ở Úc 27
Đồ thị 4.1 Kết quả kinh doanh mô hình trồng mắc ca qua các năm 63
Đồ thị 4.2 Lưu chuyển tiền tệ ròng theo quan điểm tổng vốn đầu tư (TIPV) 64
Đồ thị 4.3 Lưu chuyển tiền tệ ròng theo quan điểm chủ đầu tư (EPV) 64
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Chuỗi giá trị quả mắc ca 18
HÌNH ẢNH
Hình 2.1 Những vùng thích hợp trồng mắc ca tại Việt Nam (màu xanh) 14
Hình 3.1 Phương pháp thúc thân chủ phân cành 37
Hình 3.2 Phương pháp thúc phân cành của cành chính 39
Hình 3.3 Phương pháp thúc cành quả 40
Hình 3.4 Phương pháp tránh chuột bằng tấm ngăn 47
Hình 3.5 Mô hình thiết bị phân loại quả 49
Hình 3.6 Thiết bị phân loại quả đơn giản 50



vii


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Bảng đồ hành chính tỉnh đắk nông xv
Phụ lục 2: Sơ đồ hành chính những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp trồng mắc ca
(màu xanh) xvi
Phụ lục 3: Cơ cấu bố trính cây giống mẫu xvii
Phụ lục 4: Lượng sử dụng phân bón vào các thời kỳ của mắc ca xviii
Phụ lục 5: BẢng tính khấu hao vườn mắc ca xix
Phụ lục 6: Lịch vay và trả nợ xx
Phụ lục 7: Bảng kế hoạch doanh thu mô hình trồng mắc ca xxi
Phụ lục 8: Bảng kế hoạch chi phí mô hình trồng mắc ca xxii
Phụ lục 9: Bảng tổng hợp kết quả kinh doanh mô hình trồng mắc ca xxiv
Phụ lục 10: Lưu chuyển tiền tệ mô hình trồng mắc ca theo quan điểm tổng đầu tư
(TIPV) – Phương pháp trực tiếp xxvi
Phụ lục 11: Lưu chuyển tiền tệ mô hình trồng mắc ca theo quan điểm tổng đầu tư
(TIPV) – Phương pháp gián tiếp xxviii
Phụ lục 12: Lưu chuyển tiền tệ mô hình trồng mắc ca theo quan điểm chủ sở hữu
(EPV) xxx
Phụ lục 13 Bảng khảo sát về trồng cây mắc ca xxxii


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Nguyên nghĩa
AMS
Hiệp hội Mắc ca Úc
ANIC
Hội đồng Công nghiệp Hạt Úc

AUD
Đô la Úc
DIS
Mắc ca nguyên hạt khô
Donafoods
Công ty Chế biến Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm
Đồng Nai
HĐĐT
Hoạt động đầu tư
HĐKD
Hoạt động kinh doanh
IDT
Công ty Cổ phần Thương mại, Đầu tư và Phát triển Công
nghệ Quốc tế
LCTT
Lưu chuyển tiền tệ
NHCSXH
Ngân hàng Chính sách Xã hội
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHNN&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NIS
Mắc ca nguyên hạt
NN&PTNT
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NPK
Phân phức hợp Đạm, Lân, Kali
OC
Giống Own Choice

RIS
Hạt mắc ca thô
SAMAC
Hiệp hội Mắc ca Nam Phi
UBND
Ủy ban Nhân dân
USD
Đô la Mỹ
WASI
Viện khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên
WIS
Mắc ca nguyên hạt tươi

ix

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia nhận được nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên, phù hợp
để phát triển ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp trong cơ cấu nền
kinh tế năm 2014 chiếm 18%. Trong khi đó, khoảng 70% dân số Việt Nam sống tại khu
vực nông thôn. Ngành nông lâm nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp việc
làm, nguồn ngoại tệ và ổn định lương thực. Tuy nhiên, ngành nông lâm ngư nghiệp Việt
Nam có giá trị thấp, chưa phát triển đúng tiềm lực. Để nâng cao năng lực nền nông
nghiệp Việt Nam, trước tiên cần chú trọng tạo sức mạnh cho sản xuất của hộ gia đình –
nhân tố chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Với quy mô vừa và nhỏ
ở hộ gia đình, cần tìm ra các loại cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao, đưa ra mô
hình hợp lý hóa sản xuất và thực hiện trồng trọt, chăn nuôi theo đúng quy trình, kỹ thuật
nhằm đạt sản lượng cao để tối đa hóa hiệu suất sử dụng quỹ đất và đồng vốn. Việc phát
triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn còn góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, cải
thiện đời sống khu vực nông thôn, tạo động lực cho nền nông nghiệp nước nhà.

Huyện Tuy Đức – tỉnh Đắk Nông là một huyện biên giới bao gồm các xã đặc biệt
khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi được Nhà nước quan tâm triển khai chương
trình xóa đói giảm nghèo 135. Các hộ dân khó khăn ở huyện được hỗ trợ đất canh tác để
khuyến khích định canh, định cư. Ngoài ra, huyện Tuy Đức cũng tích cực triển khai các
hoạt động trong chương trình Nông thôn mới do Bộ NN&PTNT chủ trì bằng việc khuyến
khích tìm hiểu những dự án, mô hình kinh tế phù hợp để tiến hành quy hoạch và áp dụng
tại địa phương để sử dụng hiệu quả quỹ đất hiện có. Năm 2010, mô hình trồng mắc ca
được trồng thí điểm tại Tuy Đức. Qua thời gian thực nghiệm ban đầu, cây mắc ca trồng
tại huyện phát triển tốt và bắt đầu ra quả bói. Chính quyền địa phương quyết định đưa
cây mắc ca vào những cây trồng phù hợp và có triển vọng tại Tuy Đức. Cây mắc ca là
cây trồng thích hợp để thực hiện xóa đói giảm nghèo do hiệu quả tài chính cao và nhận
được nhiều sự hỗ trợ từ các tổ chức tín dụng, và cơ quan ban ngành địa phương. Với
x

diện tích đất 1-2 ha được nhà nước hỗ trợ thì một hộ dân có thể thực hiện trồng mắc ca
hiệu quả. Trồng mắc ca cũng góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp chế biến tại Tuy
Đức, vừa giúp gia tăng giá trị cho nông sản, vừa đảm bảo đầu ra cho các hộ tham gia sản
xuất mắc ca.
Tác giả đặt mục tiêu xây dựng một đề tài có tính khả thi đối với các đối tượng thu
nhập thấp tại địa phương, dựa trên nguồn lực hỗ trợ từ các cơ quan, ban ngành có thể
xây dựng một vườn mắc ca mang lại thu nhập ổn định lâu dài. Yếu tố then chốt là đưa
ra được một gói tín dụng phù hợp để hỗ trợ cho các hộ gia đình có thể đầu tư trồng mắc
ca. Đề tài “Phát triển và nâng cao hiệu quả mô hình trồng mắc ca quy mô hộ gia đình tại
huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông” kiến nghị một mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình
phù hợp để phát triển bền vững nông nghiệp, mang lại giá trị kinh tế, xã hội cho địa bàn
huyện Tuy Đức.
2. Phạm vi của đề tài
Đề tài xây dựng mô hình trồng mắc ca áp dụng tại 5 xã thuộc huyện Tuy Đức tỉnh
Đắc Nông: Quảng Tân, Đắk Búk So, Đắk R'Tih, Quảng Tâm, Quảng Trực trên cơ sở
nghiên cứu mô hình trồng mắc ca thực tế tại huyện Tuy Đức – tỉnh Đắk Nông và tham

quan thực tế vườn mắc ca của một số huyện ở Tây Nguyên như huyện Lâm Hà – tỉnh
Lâm Đồng và huyện Krông Năng – tỉnh Đắk Lắk.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, trong đó khảo sát, phỏng vấn trực tiếp
và tổng hợp số liệu là những công cụ chủ đạo để thu thập dữ liệu cho quá trình nghiên
cứu. Tác giả cũng thực hiện phân tích tổng kết kinh nghiệm để đưa ra đề xuất hợp lý
nhất. Số liệu sẽ được xử lý thông qua phần mềm Excel để đánh giá về hiệu quả tài chính.
4. Kết cấu của đề tài
Đề tài được thiết kế theo kết cấu 6 chương của một dự án đầu tư, giải quyết, phân
tích các vấn đề khi xem xét một phương án sản xuất kinh doanh. Trật tự sắp xếp hợp lý
xi

nhằm giúp người đọc nắm bắt được mạch tư tưởng xuyên suốt của đề tài. Kết cấu 6
chương bao gồm:
Chương 1: Giới thiệu về huyện Tuy Đức và ý tưởng đề tài
Chương 2: Phân tích thị trường
Chương 3: Phân tích kỹ thuật
Chương 4: Phân tích tài chính
Chương 5: Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội
Chương 6: Kiến nghị phát triển bền vững kinh tế hộ gia đình thông qua mô hình
trồng mắc ca

xii

TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tuy Đức là một huyện biên giới của tỉnh Đắk Nông, có tiềm năng phát triển nông
lâm nghiệp. Ngành kinh tế chính của huyện là nông nghiệp, đóng góp trên 80%. Với sự
hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, một số mô hình kinh tế mới đã thành công
như trồng măng tây, trồng khoai lang Nhật. Trong đó, mô hình cây lâu năm mới nổi bật
là mô hình trồng mắc ca. Qua khảo sát cho thấy, mô hình trồng mắc ca có hiệu quả kinh

tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên tại địa phương và đang nhận được nhiều sự hỗ trợ
về nguồn vốn. Các hộ gia đình có thể tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư trồng mắc ca
nhằm mang lại một nguồn lợi nhuận cao lâu dài.
Tác giả đề xuất đề tài này nhằm đưa ra một mô hình phù hợp với đối tượng hộ có
thu nhập thấp và nhận được hỗ trợ từ các ban ngành đoàn thể nhằm cải thiện đời sống và
tích lũy vốn cho tương lai.
1. Sản phẩm
Mô hình đề xuất là mô hình trồng cây mắc ca. Thời gian đầu tư xây dựng vườn cây
là 3 năm, bắt đầu thu hoạch từ năm 4 và cho quả trong vòng 30 năm.
2. Thị trường
Nhân hạt mắc ca là sản phẩm còn mới đối với thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, đã có
một số nhà máy chế biến mắc ca bằng nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Việc trồng
mắc ca sẽ giúp tạo vùng nguyên liệu mắc ca tại Việt Nam, phát triển ngành chế biến mắc
ca. Hộ dân trồng mắc ca sẽ trở thành đối tác với công ty chế biến và được bao tiêu sản
phẩm.
3. Kỹ thuật
 Áp dụng kỹ thuật trồng mắc ca do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
Tây Nguyên và Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cung cấp.
 Cây giống: Mua từ những vườn ươm đạt chuẩn, điển hình là Công ty Cổ phần
Vinamacca.
xiii

 Phân bón: Sử dụng phân chuồng hoặc thay thế bằng phân rác, kết hợp với phân
đa yếu tố NPK, tương tự như việc trồng cây cà phê, cao su, điều, tiêu.
 Cần thiết kế bố trí vườn cây khoa học, hợp lý ngay từ đầu để đảm bảo hiệu quả,
năng suất của vườn cây. Áp dụng một số kĩ thuật như tỉa cành, tạo tán ngay từ giai đoạn
ban đầu để tạo chỉnh cành nhánh cho phù hợp, có lợi cho giai đoạn thu hoạch quả sau
này.
4. Hiệu quả tài chính
 Quy mô: trồng 277 cây trong 1 ha đất với mật độ 8mx4,5m.

 Kế hoạch trồng: Thiết kế và xây dựng vườn cây, chăm sóc trong vòng 3 năm đến
năm thứ 4 bắt đầu cho thu hoạch, người trồng bắt đầu có thu nhập từ năm 4 đến năm 33.
 Một số thông số cơ bản: giá bán 1 cây giống là 80.000 VND/cây, giá bán 1 kg
mắc ca khi đi vào ổn định là khoảng 70.000 VND/kg. Năng suất khi đạt ổn định là 3,5
tấn/ha.
 Vốn sản xuất: Tổng vốn đầu tư trong vòng 3 năm đầu là 152.942.191VND. Trong
đó, người trồng vay ngân hàng 70% tổng chi phí. Số vốn người trồng còn phải bỏ ra qua
các năm như sau:
Năm 0
Năm 1
Năm 2
Năm 3
Tổng
17.376.220
8.117.135
8.802.648
11.646.188
45.942.191
 Chi phí chăm sóc hằng năm bao gồm chi phí phân bón và nhân công chăm sóc,
hộ gia đình có thể chủ động dùng sức lao động của bản thân và sử dụng phân rác để tiết
kiệm chi phí. Tiền lãi vay sẽ được ân hạn trong vòng 3 năm đầu, trả gốc sẽ được ân hạn
trong vòng 5 năm đầu. Khi cây bắt đầu cho thu hoạch đáng kể vào năm 6 sẽ trả cả gốc
và lãi trong vòng 5 năm. Theo tính toán thì đến năm thứ 10 các hộ dân sẽ trả hết nợ.
 Hiệu quả của mô hình được tính toán bằng các chỉ số NPV, IRR theo cả quan
điểm tổng đầu tư (TIPV) lẫn quan điểm chủ sở hữu (EPV). Kết quả cho thấy đây là mô
hình có suất sinh lợi cao và đáng được đầu tư.
xiv

Quan điểm TIPV Quan điểm EPV
Suất chiết khấu 16,36% 30%

NPV (đồng) 442.559.807 129.751.238
IRR 41,70% 77,34%
Thời gian hoàn vốn 5 năm 1 tháng 3 năm 7 tháng
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 5 năm 11 tháng 4 năm 5 tháng

5. Hiệu quả kinh tế xã hội
Mô hình đóng góp cho sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần phát triển các
ngành nghề khác nhau, giúp xóa đói giảm nghèo… Cần chú ý đến vấn đề môi trường
trong quá trình trồng cây mắc ca, tránh việc sử dụng thuốc trừ sâu gây ảnh hưởng xấu
đến môi trường.
Tựu trung, cây mắc ca là loại cây mới tại huyện Tuy Đức nhưng đây là loài cây
có tiềm năng kinh tế lớn và có thể giúp các hộ dân thuộc diện nghèo, cận nghèo, dân
tộc thiểu số có cơ hội thoát nghèo. Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương và
các định chế tài chính xã hội đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của mô hình.
1








CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY ĐỨC VÀ
Ý TƯỞNG ĐỀ TÀI

2



1.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN TUY ĐỨC – TỈNH ĐẮK NÔNG
1.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
 Điều kiện tự nhiên
Tuy Đức là huyện biên giới của tỉnh Đăk Nông. Trung tâm huyện Tuy Đức cách
thị xã Gia Nghĩa khoảng 50km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250km. Vị trí địa
lý của huyện Tuy Đức: phía Đông giáp huyện Đắk Song; phía Tây giáp tỉnh Bình Phước;
phía Nam giáp huyện Đắk R'Lấp và tỉnh Bình Phước; phía Bắc giáp Vương quốc
Campuchia. (Xem bảng đồ hành chính tại phụ lục 1)
Về địa hình, Tuy Đức nằm trên cao nguyên Đắk Nông, chủ yếu là đồi núi với độ
cao trung bình 700 - 800m so với mực nước biển. Địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống
sông suối dày đặc đầu nguồn của sông Đồng Nai, như sông Đắk R'Lấp, Đắk Búk So,
Đắk Điơle… Hệ thống sông suối dày đặc cũng là nguồn cung cấp nước dồi dào cho sản
xuất và sinh hoạt của người dân nơi đây.
Khí hậu Tuy Đức có những đặc điểm chung của khí hậu Đắk Nông, mang tính
chất nhiệt đới với hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng
10, tập trung hơn 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau,
lượng mưa không đáng kể, độ ẩm thấp. Tổng lượng mưa cả năm khoảng 2.000 -
2.500mm. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 23
o
C, cao nhất 35
o
C, thấp nhất 14
o
C.
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tuy Đức là 112.384ha, trong đó đất lâm nghiệp
83.707,9ha chiếm 74,65%; đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan thuận lợi cho trồng cây công
nghiệp và phát triển rừng. Tuy Đức có hệ thống rừng nguyên sinh với nhiều loài gỗ và
động vật quý hiếm như voi, hổ, báo, gấu… Ngoài ra, Tuy Đức cũng có một số khoáng
sản trong lòng đất, đáng kể nhất là quặng bôxit với trữ lượng tương đối lớn.
 Điều kiện kinh tế xã hội

Địa bàn huyện Tuy Đức gồm 6 đơn vị hành chính cấp xã: Đắk Ngo, Quảng Tân,
Đắk Búk So, Đắk R'Tih, Quảng Tâm, Quảng Trực; với 25 bon và 23 thôn. Trong đó có
2 xã mới tách là Đắk Ngo và Quảng Tâm; có 2 xã biên giới là Đắk Búk So và Quảng
3


Trực. Có đường biên giới dài khoảng 42km, giáp huyện Ô Rang, tỉnh Munđunkiri của
Vương quốc Campuchia.
Huyện Tuy Đức có khoảng 49.000 người, mật độ dân số 44 người/km
2
, gồm 17
dân tộc chung sống, chủ yếu là dân tộc Kinh và dân tộc M'Nông. Trong đó, đồng bào
dân tộc thiểu số chiếm trên 40% dân số của huyện.
Toàn huyện có 24 trường. Trong đó, số học sinh dân tộc thiểu số chiếm gần 49%
trong tổng số học sinh các cấp học, nhiều em đang theo học các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học chuyên nghiệp ngoài tỉnh. Ở Tuy Đức, công tác đào tạo nghề và giải
quyết việc làm cho lao động có bước chuyển biến với trên 90% số lao động trong độ tuổi
lao động được giải quyết việc làm.
Hiện nay, các tuyến đường chính của huyện đã được nhựa hóa. Nhiều đường vào
các xã cũng được nhựa hóa. Hệ thống điện lưới quốc gia đi đến từng thôn, bon. Hệ thống
thủy lợi vừa và nhỏ đảm bảo nguồn nước cho trên 65% diện tích cây trồng. Nhiều nhà ở
xã hội đã được trao cho đồng bào dân tộc thiểu số theo đề án “Định canh, định cư” theo
chủ trương của Chính phủ.
Tuy Đức là huyện nghèo của tỉnh Đắk Nông. Đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo
bình quân của huyện là 31,4%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu
số tại chỗ là 57,14%, thu nhập trung bình của người dân đạt từ 12-13 triệu đồng/năm.
Việc tìm ra một mô hình nuôi trồng hiệu quả phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số cũng
như các hộ nghèo để cải thiện thu nhập, xóa đói giảm nghèo là vấn đề đáng quan tâm
của người dân cũng như cấp chính quyền đoàn thể địa phương.
1.1.2 Các mô hình kinh tế tại địa phương

Cung ứng dịch vụ - thương mại tại địa phương chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ
lẻ trong chợ và gần các địa điểm du lịch của huyện như: dịch vụ ăn uống, giải khát, tạp
hóa, lương thực, thực phẩm. Ngoài ra, một số hộ làm đại lý thu mua, tiêu thụ nông sản
quy mô nhỏ.
4


Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện (chiếm 84,12%). Tổng diện tích
gieo trồng toàn huyện là 4.088,3 ha; trong đó, diện tích trồng lúa 432,2ha, cây hoa màu
3.656,1ha. Diện tích trồng cây công nghiệp là 14.754,8ha (cà phê 8.004,7ha, cao su là
2.836,1ha, hồ tiêu 291,7ha, điều 2.599,2ha). Một số mô hình điểm đã được huyện triển
khai thành công: mô hình khoai lang Nhật, cây măng tây, mắc ca, mô hình trồng hoa,
hoa lay ơn lấy củ, mô hình trồng rau sạch tại khu nông nghiệp công nghệ cao của huyện.
Ngành chăn nuôi phát triển với quy mô nhỏ lẻ, chủ yếu là nuôi bò, trâu, heo, gia cầm.
Ngoài ra, một số hộ dân còn tận dụng ao hồ mặt nước để nuôi cá nước ngọt.
Diện tích đất lâm nghiệm chiếm ưu thế ở huyện, trong đó nhiều nhất là cà phê và
cao su. Gần đây, giá cà phê và cao su liên tục xuống thấp khiến đời sống kinh tế của
người nông dân gặp khó khăn. Ngoài ra, một số lượng lớn cây cà phê đang trong giai
đoạn già cỗi và chuẩn bị già cỗi (chiếm tỷ lệ 20%). Tình trạng được mùa mất giá, được
giá mất mùa cũng khiến người nông dân nảy sinh tâm lý e ngại khi tiếp cận các nguồn
vốn sản xuất kinh doanh để mở rộng sản xuất hoặc bắt đầu một mô hình mới. Vấn đề đặt
ra yêu cầu tìm hiểu nghiên cứu và đưa ra một mô hình cây công nghiệp khả thi phù hợp
với điều kiện tự nhiên tại địa phương mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.
1.1.3 Mô hình trồng cây mắc ca
Cây mắc ca đã được trồng thử nghiệm, thí điểm tại Tuy Đức từ năm 2010-2011
tại các xã Đắk R’tíh, Đắk Búk So, Quảng Tâm và Quảng Trực. Sau đó, sau khi Bộ
NN&PTNT phê duyệt dự án xây dựng mô hình trồng thâm canh cây mắc ca tại vùng Tây
Bắc và Tây Nguyên thì trong 2 năm 2012-2013, thông qua các chương trình, dự án, Tuy
Đức đã trồng thêm được 224 ha tại 5 xã trên địa bàn. Trong số 250 ha cây mắc ca thuộc
các chương trình, dự án được trồng ở các xã thì huyện ưu tiên cho các đồng bào dân tộc

thiểu số tại chỗ với diện tích 211 ha. Các giống mắc ca đã trồng tại Tuy Đức gồm OC,
246, 816, 849, 695, 900, 842, 800. Tuy Đức là khu vực có khí hậu, thổ nhưỡng, và các
điều kiện tự nhiên khác phù hợp để trồng cây mắc ca. Kết quả khảo nghiệm cho thấy tỷ
lệ sống lên đến 95%, các vườn chưa có sâu, bệnh hại, cây sinh trưởng tốt. Sau 3 năm
trồng, chiều cao trung bình của cây mắc ca đạt từ 3,3 – 3,5 m, đường kính gốc từ 6,7 – 7
5


cm, đường kính tán là 2,5m. Cây mắc ca rất phù hợp với điều kiện tập quán canh tác và
chăm sóc cây trồng của đồng bào dân tộc thiểu số. Bà con trồng cây mắc ca khá thuận
lợi vì ít công chăm sóc, lượng phân bón ít hơn so với các cây trồng khác và không phải
tưới nước thường xuyên.
Hiện tại, ở huyện Tuy Đức có khoảng 4.093,6ha đất trống, đất nương rẫy, đất cao
su, điều và các cây công nghiệp kém hiệu quả khác. Việc tiến hành trồng thay thế bằng
mắc ca góp phần tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Mắc ca cũng là loại cây trồng
được hỗ trợ đầu tư trong Nghị định 210/2013/NĐ-CP và nhận được nhiều sự quan tậm
từ chính quyền các cấp, tổ chức tín dụng và nhà đầu tư góp phần đảm bảo nguồn vốn và
đầu ra cho sản phẩm. Thấy được khả năng mô hình có thể mang lại lợi nhuận và cải thiện
thu nhập cho nhân dân địa phương, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo,
tác giả quyết định tiến hành đề tài bàn về các giải pháp “Phát triển và nâng cao hiệu quả
mô hình trồng mắc ca quy mô hộ gia đình tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông”.
1.2 Ý TƯỞNG KHÓA LUẬN
Tuy Đức là một huyện kém phát triển ở Đắk Nông với tỷ lệ hộ nghèo cao, số
lượng đồng bào dân tộc thiểu số lớn với tập quán du canh du cư và trình độ dân trí nhìn
chung chưa cao. Huyện đang rất cần những phương án kinh tế cá thể phù hợp với địa
phương nhằm cải thiện, nâng cao đời sống người dân.
Với lợi thế về đất lâm nghiệp và đất rừng, cũng như thế mạnh về nông nghiệp,
huyện Tuy Đức cần được phát triển dựa trên nội lực nông nghiệp bằng việc lựa chọn
những giống vật nuôi, cây trồng với năng suất cao, đầu ra ổn định. Đặc biệt, cần tìm các
cây lâu năm mới với hiệu quả kinh tế cao để đa dạng hóa cây trồng, sử dụng hiệu quả

quỹ đất trồng cây công nghiệp và giúp phát triển kinh tế địa phương.
Việc trồng thực nghiệm mắc ca thành công ở huyện đã đưa mắc ca vào danh sách
những cây trồng lâu năm phù hợp. Xét về kỹ thuật chăm sóc đơn giản, cây mắc ca phù
hợp với tập quán canh tác của bà con dân tộc thiểu số hơn cây cà phê và điều. Khả năng
chịu hạn tốt giúp mắc ca có khả năng sinh trưởng tốt ở những vùng không phù hợp với
6


cây cà phê, những vùng đồi trọc, nương rẫy mà người dân tộc thiểu số đã lấn rừng làm
rẫy rồi bỏ lại.
Tác giả nhận thấy, việc phát triển mô hình cây mắc ca có thể giải quyết được 3
vấn đề:
 Một là tạo thu nhập cho người dân tộc thiểu số và hộ nghèo được cấp đất theo dự
án định canh, định cư của chính quyền, góp phần xóa đói giảm nghèo.
 Hai là tận dụng được diện tích đất trống, đất nương rẫy và đất trồng cây công
nghiệp khác kém hiểu quả để trồng một loại cây có giá trị kinh tế cao hơn.
 Ba là góp phần cải thiện hệ sinh thái môi trường, tăng diện tích phủ xanh ở huyện.

7



SƠ KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 giới thiệu về huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông và mô hình trồng mắc ca.
Việc trồng mắc ca tại Tuy Đức là mô hình thiết thực, phù hợp với chương trình xóa đói
giảm nghèo giúp các hộ dân thu nhập thấp cải thiện đời sống. Mô hình còn có vai trò
trong việc sử dụng hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp của huyện và cải thiện hệ sinh thái môi
trường.
Các chương sau sẽ tập trung phân tích yếu tố thị trường và những quy trình kỹ
thuật cần thiết trong quá trình trồng mắc ca. Một số kiến nghị, giải pháp sẽ được đưa ra

để tăng tính hiệu quả của mô hình.
8









CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG

9


2.1 SẢN PHẨM
2.1.1 Mô tả cây mắc ca
2.1.1.1 Nguồn gốc và quá trình phát triển
Cây mắc ca xuất hiện vào khoảng 60 ngàn năm trước và có nguồn gốc từ rừng
cận nhiệt đới ở vùng ven biển Đông Bắc của nước Úc (bang Queensland ngày nay). Hạt
mắc ca được thổ dân Úc hái lượm và sử dụng như một món ăn quý và được dùng để biếu
tặng giữa các bộ tộc. Cây mắc ca được thổ dân Úc gọi bằng nhiều loại tên khác nhau như
“bauple”, “gyndl”, “jindilli”, và “boombera”.
Nhà thám hiểm Allan Cunningham là người châu Âu đầu tiên khám phá ra loại
hạt vào năm 1828. Năm 1858, nhà thực vật học người Anh Ferdinand von Mueller và
giám đốc vườn thực uyển tại Brisbane – Walter Hill đặt tên cho cây mắc ca theo tên của
tiến sỹ khoa học John MacAdam: Macadamia. Khi được đem về Việt Nam trồng thử
nghiệm ở Tây Nguyên và Tây Bắc thì cây Macadamia được gọi là mắc ca cho dễ gọi và

gần giống với tên quốc tế của cây.
William Purvis mang cây mắc ca về trồng tại Kukuihaele (Hawaii) vào đầu những
năm 1880. Cây mắc ca được trồng thử nghiệm ở Hawaii bởi Trạm thử nghiệm nông
nghiệp Hawaii và được giới thiệu cho người nông dân trồng cà phê như là một loại cây
để trồng bổ sung, thay thế vào năm 1918. Năm 1922, công ty Hạt mắc ca Hawaii được
thành lập để sản xuất và chế biến hạt mắc ca. Với thành công ghép giống cây mắc ca vào
năm 1937 bởi W.W Jones và J. H Beaumont, Trạm thử nghiệm nông nghiệp Hawaii đã
thành lập vườn ươm mắc ca đầu tiên để tiến hành cấy ghép và nghiên cứu chọn giống
mắc ca tối ưu. Năm 1947, Trạm thử nghiệm nông nghiệp Hawaii công bố việc phát triển
thành công các giống cây có năng suất và chất lượng tối ưu. Mỹ với các vườn cây mắc
ca tại Hawaii đã trở thành nơi trồng mắc ca thương mại quy mô lớn đầu tiên trên thế giới.
Đến năm 1954, nhà máy chế biến mắc ca đầu tiên ở nước Úc được thành lập tại
bang Queensland. Việc trồng trọt có quy hoạch và tập trung đã nâng sản lượng mắc ca
tại Úc tăng gấp năm lần trong vòng 20 năm trở lại đây. Úc – vùng đất xuất xứ của cây
mắc ca – trở thành quốc gia sản xuất mắc ca lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, danh hiệu số
10


một của Úc đang bị cạnh tranh khốc liệt bởi Nam Phi – quốc gia có sản lượng mắc ca
ngang ngửa Úc trong những năm gần đây. Mắc ca được đem đến trồng tại Nam Phi từ
những năm 1960 và sản lượng ở Nam Phi có tốc độ phát triển nhanh nhất: tăng gấp 20
lần trong vòng 20 năm trở lại. Kenya là nước sản xuất mắc ca thứ 4 thế giới sau Úc, Nam
Phi và Mỹ. Kenya cũng bắt đầu nhập mắc ca về trồng từ năm 1946.
Ngoài ra, mắc ca cũng được đem trồng tại một số nước có khí hậu phù hợp như
Malawi, Guatemala. Gần đây, Trung Quốc cũng tiến hành trồng ồ ạt mắc ca và trở thành
nước có số lượng cây mắc ca trồng nhiều trên thế giới. Số lượng hiện tại cỡ sáu triệu cây
(tương đương Úc), tuy nhiên đa số các cây còn nhỏ và chưa đến tuổi ra quả.
2.1.1.2 Đặc tính tự nhiên
a) Phân loại
Mắc ca là cây ăn quả thân gỗ, thuộc nhóm quả hạch, có tỷ lệ trọng lượng hạt khác

nhau, từ 30 đến 50%. Mắc ca là tên gọi chung của chín loài cây thuộc chi Macadamia,
thuộc họ Proteaceae., trong đó có hai loài mắc ca không có độc tố, có thể ăn sống được
và được gây trồng trên quy mô thương mại, đó là:
 Macadamia intergrifolia Maiden & Betche: mắc ca vỏ hạt láng hay mắc ca
lá nguyên
 Macadamia tetraphylla L. Jhonson: mắc ca vỏ hạt nhám hay mắc ca mép
lá răng cưa
Bảng 2.1 Phân biệt đặc điểm thực vật học của hai giống mắc ca phổ biến

Macadamia intergrifolia
Macadamia tetraphylla
Lá non
Lá non màu đỏ hoặc màu hồng
phai
Lá non màu xanh nhạt hoặc màu
đồng
Lá trưởng
thành
Lá hình thuôn ngược dài 10,2 -
15,8cm, rộng 2,5 - 7,6cm, gần
như không có cuống lá, mép lá có
Lá hình trứng ngược hoặc thuôn
ngược. Lá dài 10,2 - 30,5cm, rộng
2,5 - 7,6cm, có cuống lá ngắn,
11


răng cưa nhọn như gai, đuôi lá
nhọn, 4 lá mọc cách xoáy ốc, đôi
khi có 3 lá hoặc 5 lá mọc xoáy.

Cây mầm có 2 lá mọc đối.
không có hoặc gần như không có
răng cưa. Cây mầm có 2 lá mọc
đối.
Hoa
Màu trắng sữa
Màu hồng
Quả
Quả hình tròn, vỏ quả không có
lông nhung, màu xanh bóng. Vỏ
hạt nhẵn, đường kính hạt khoảng
1,3 - 3,2cm, nhân màu trắng sữa,
có hương thơm, chất lượng rất
cao.
Quả hình bầu dục, vỏ quả màu
xanh xám, có phủ lớp lông nhung
dày. Hạt có vỏ nhám, đường kính
hạt từ 1,2 đến 3,8cm, nhân có màu
thẫm hơn mắc ca vỏ nhẵn, chất
lượng cũng có khác nhau giữa các
dòng.
Mắc ca vỏ nhám có giá trị gây trồng cao, chịu rét khá hơn loài vỏ láng, nếu dùng
làm gốc ghép thì nhịp độ tăng trưởng cây khá tốt và đều, khả năng chống chịu nấm độc
hại rễ phytophthora cũng khá hơn. Tuy nhiên, do chất lượng nhân có thể rất khác nhau,
chỉ nên gây trồng những giống đã được tuyển chọn tốt. Hiện nay các dòng vô tính được
gây trồng phổ biến ở quy mô thương mại chủ yếu được tuyển chọn từ loài mắc ca vỏ
láng do chất lượng và hương vị hạt thơm ngon hơn.
b) Điều kiện sinh trưởng
 Môi trường
Mặc dù mắc ca có xuất xứ từ vùng rừng mưa cận nhiệt đới, nó có thể thích nghi

được nhiều điều kiện độ ẩm khác nhau. Cây mắc ca là loại cây chịu khí hậu mát, mưa
ẩm và khô hạn xen kẽ.
 Đất
Đất nên có độ sâu từ 1-2 mét, tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt với độ pH tối
ưu trong khoảng 5-6,5. Mắc ca có khả năng sống được ở nơi đất nghèo nàn vì nó có bộ
rễ chùm (Proteoid roots) giúp tăng khả năng thấp thụ chất dinh dưỡng. Để cây được phát

×