Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

luận văn kế toán Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Xuân Hòa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.24 KB, 32 trang )

áo cáo thực tập tổng hợ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BP: Bộ phận
Cổ phần: Cổ phần
CNV: Công nhân viên
GTGT: Giá trị gia tăng
GTSP: Giá thành sản phẩm
TC: Tài Chính
TSCĐ: Tài sản cố định
TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
áo cáo thực tập tổng hợ
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển buộc các doanh
nghiệp phải cạnh tranh. Muốn giành được thắng lợi bền vững thì các doanh
nghiệp cần phải có các yếu tố cần thiết như thiết bị, công nghệ, nguyên liệu,
đội ng̣ũ lao động lành nghề…
Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì doanh nghiệp tiết
kiệm chi phí. Muốn quản lý tốt chi phí thì trước hết phải hạch toán đầu tư rõ
ràng từng loại chi phí phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp.
Ngay từ khi mới ra đời hạch toán kế toán đã được xem như là một công
cụ quan trọng của hệ thống quản lý kinh tế. Với chức năng cung cấp thông
tin, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
kế toán đã, đang và ngày càng trở thành một công cụ quản lý hữu hiệu đối với
mỗi doanh nghiệp.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị
Xuân Hòa kết hợp với quá trình tìm hiểu thực tế công tác kế toán của Công ty,


em xin viết một báo cáo tổng hợp về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô
thị Xuân Hòa.
Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị
Xuân Hòa
Phần 2: Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Cổ phần
Đầu tư Phát triển Đô thị Xuân Hòa
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức công tác hạch toán kế
toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Xuân Hòa.
Do sự hạn chế về kiến thức cũng như thời gian nghiên cứu, thực tập
nên báo cáo của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót và hạn chế. Em rất mong
nhận được sự góp ý của Cơ để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy
Kế toán tổng hợp 22.25
1
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 1 - TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ
THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH - CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ XUÂN HÒA
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Đầu tư phát
triển đô thị Xuân Hòa
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Xuân Hòa
- Địa chỉ: Số 4B, ngách 5/78, Tổ 24, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
- Tài khoản số: 102010001368688 tại ngân hàng TM CP Công thương
VN - CN Tây Hà Nội
- Mã số thuế: 0105207812
- Vốn điều lệ của công ty: 9.000.000.000 VNĐ
Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Xuân Hòa là Công ty Cổ
phần hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân riêng, có tài khoản riêng thuộc
Sở kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội trực tiếp quản lý và chỉ đạo, được đăng ký

kinh doanh và bắt đầu hoạt động từ năm 2009, có những ngành nghề chính
như sau:
- Xây dựng các công trình giao thông.
- Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Xây dựng công trình thủy lợi (kè, đập, trạm bơm nước, …).
- …………
Được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải, sự tín nhiệm
của các Chủ đầu tư trong và ngoài ngành giao thông, Công ty đã trúng thầu
nhiều công trình về giao thông, thuỷ lợi, các công trình xây dựng dân dụng
và công nghiệp trong cả nước như: Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Hồ Bình,
Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Thuận được Chủ đầu tư đánh giá tốt về chất
lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, và đảm bảo đúng tiến độ.
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu
tư phát triển đô thị Xuân Hòa
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị
Xuân Hòa
1.2.1.1 Chức năng
Công ty có chức năng là xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi,
dân dụng, công nghiệp; sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng; buôn bán, cho
thuê, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị công trình.
1.2.1.2 Nhiệm vụ
+ Đảm nhận thi công các công trình: xây dựng dân dụng, công nghiệp
giao thông, thuỷ lợi theo đúng chứng chỉ hành nghề.
+ Bảo toàn và phát triển nguồn vốn Nhà nước giao cho Công ty. Và
làm trọn nghĩa vụ đối với Nhà nước.
+ Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên,

không ngừng bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật tiên
tiến cho mọi thành viên trong đơn vị.
Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển đến nay Công ty đã đứng
vững trong cơ chế thị trường, cải tiến và thay thế nhiều máy móc thiết bị lạc
hậu để phù hợp với yêu cầu sản xuất. Để có được thành công như ngày hôm
nay, một trong những nguyên nhân dẫn tới thành công của Công ty là nhạy
bén với cái mới, cạnh tranh bằng chất lượng và tiến độ thi công, áp dụng công
nghệ và các thiết bị thi công tiên tiến,
1.2.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh Công ty Cổ phần Đầu tư
phát triển đô thị Xuân Hòa
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Theo quyết định thành lập Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Xuân Hòa có
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh là:
• Xây dựng công trình giao thông, thuỷ lợi, dân dụng, công
nghiệp;
• Thiết kế giao thông đường bộ, cầu;
• Khảo sát thiết kế công trình giao thông đường bộ, công trình cầu;
• Dịch vụ tư vấn đầu tư, giám sát thi công công trình, thẩm định
thiết kế kỹ thuật;
• Kiểm định chất lượng công trình xây dựng, giao thông;
• Thiết kế quy hoạch mạng lưới mạng lưới giao thông đô thị và
nông thôn;
• Các công trình điện đến 35KV;
• Sản xuất, buôn bán vật liệu xây dựng;
• Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, thiết bị tự
động hóa;
• Buôn bán, cho thuê, sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị công

trình.
1.2.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cổ
phần Đầu tư phát triển đô thị Xuân Hòa
Trong cùng một thời gian, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị
Xuân Hòa thường phải triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác
nhau trên các địa điểm xây dựng khác nhau nhằm hoàn thành yêu cầu của các
Chủ đầu tư theo hợp đồng xây dựng đã ký kết. Với năng lực sản xuất nhất
định hiện có, để có thể đồng thời thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác
nhau, Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị Xuân Hòa đã tổ chức lực
lượng lao động thành nhiều xí nghiệp và các ban chủ nhiệm công trình, đội
công trình. Điều này đã giúp Công ty tăng cường được tính cơ động, linh hoạt
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định sản xuất, tận dụng tối đa lực lượng
lao động tại chỗ và góp phần giảm chi phí có liên quan đến vận chuyển.
Sau đây, em xin trình bày một quy trình sản xuất điển hình về xây dựng
dân dụng như sau:
- Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
- Ký hợp đồng xây dựng với Chủ đầu tư công trình (Bên A).
- Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, Công
ty tổ chức quá trình sản xuất thi công để tạo ra sản phẩm (công trình hoặc
hạng mục công trình):
+ San nền giải quyết mặt bằng thi công, đào đất, làm móng.
+ Tổ chức lao động, bố trí máy móc, thiết bị thi công, tổ chức cung ứng
vật tư.
+ Xây, trát, trang trí, hoàn thiện.
Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của Chủ đầu tư công
trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.

Bàn giao công trình hoàn thành và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng
với Chủ đầu tư.
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25
5
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ
phần Đầu tư phát triển đô thị Xuân Hòa
Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
* Giám đốc:
- Chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty, đi sâu vào
các mặt tổ chức, nhân sự, chính sách lao động, tiền lương, định hướng chiến
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25
6
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC PHỤ
TRÁCH KỸ THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC
NỘI CHÍNH
P.VẬT TƯ
THIẾT BỊ
P.TÀI CHÍNH-
KẾ TOÁN
XN SẢN
XUẤT BÊ
TÔNG
NHỰA

KINH

DOANH
VẬT LIỆU
XD XÂY
DỰNG
P. KẾ.HOẠCH
KỸ THUẬT
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
P. TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH
CÁC ĐỘI
THI
CÔNG
CÔNG
TRÌNH
DÂN
DỤNG
XƯỞNG
SỬA
CHỮA
THIẾT
BỊ
CÁC ĐỘI
THI
CÔNG
CÔNG
TRÌNH
GIAO
THÔNG
VÀ THUỶ

LỢI
Báo cáo thực tập tổng hợp
lược phát triển sản xuất kinh doanh, giám sát, kiểm tra quá trình thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh, công tác xây dựng và phát triển đoàn thể;
- Lãnh đạo theo điều lệ hoạt động của Công ty;
- Chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đảng, Nhà nước và
pháp luật nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
* Phó Giám Đốc nội chính:
- Nghiên cứu những quy định về mặt tài chính của Nhà nước ban hành và
của Hội đồng thành viên;
- Nghiên cứu luật doanh nghiệp, các nghị định thông tư có liên quan đến
ngành;
- Xây dựng, đề xuất quy chế lương áp dụng toàn Công ty;
- Nắm vững Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, thuế
VAT,
- Xây dựng và thực hiện các chế độ chính như: lương, chính sách xã hội

những chính sách khác đối với người lao động.
* Phó Giám đốc kinh doanh:
- Hoạch định chiến lược, chính sách kinh doanh công ty ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn;
- Lập các kế hoạch và các báo cáo chuyên môn liên quan đến lĩnh vực
phụ trách theo yêu cầu của Giám đốc;
- Tổ chức thực hiện và kiểm soát các hoạt động khác liên quan đến lĩnh
vực phụ trách và theo sự phân công của Giám đốc;
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về những vấn đề khác trong Công ty.
* Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật:
- Đưa ra các giải pháp, chính sách, chiến lược triển khai trong lĩnh vực
xây dựng;
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25

Kế toán tổng hợp K22.25
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Xây dựng quy trình, biện pháp và tiến độ thi công cho từng hạng mục
công trình;
- Lập kế hoạch thi công định kỳ tuần – tháng – quý của toàn công trình
và phân bổ kế hoạch cho các phân xưởng, các đội thi công;
- Quản lý tiến độ, chất lượng toàn bộ các công trình đang thi công;
- Kiểm tra, đánh giá các biện pháp thi công và đưa ra các tiêu chuẩn
nghiệm thu nội bộ.
- Giám sát, đôn đốc, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất chất lượng các
công trình để kịp thời phát hiện và ngăn ngừa các sai phạm kỹ thuật trong thi
công dẫn đến giảm chất lượng công trình.
- Tổ chức lập và kiểm tra các dự toán, thiết kế bản vẽ thi công và các yêu
cầu kỹ thuật của các công trình XDCB của Công ty;
- Xây dựng định mức sử dụng nguyên - nhiên vật liệu cho các công trình
XDCB của công ty và giám sát chặt chẽ việc sử dụng, đề ra biện pháp chống
thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu;
- Nắm chắc số lượng, chất lượng máy móc thiết bị của Công ty, lập biện
pháp khuyến khích ứng dụng cơ giới trong thi công. Nâng cao chất lượng
công trình và phát huy hiệu quả của thiết bị;
- Tham gia xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật, phương án khả thi để
đầu tư mua sắm thiết bị mới;
- Tham mưu Ban Giám đốc về công tác thẩm định các đối tác, nhà thầu
phụ; lựa chọn các phương án sản xuất và thi công tiết kiệm, hiệu quả;
- Chỉ đạo thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng cháy chữa
cháy tại công trường;
- Tổng hợp, đánh giá làm cơ sở để tham mưu cho lãnh đạo tập đoàn giải
quyết các vướng mắc, phát sinh có liên quan ảnh hưởng đến chất lượng, tiến
độ và hiệu quả đầu tư, điều hành của dự án;

Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25
8
Báo cáo thực tập tổng hợp
Các bộ phận chức năng:
+ Phòng tổ chức hành chính: Chịu sự chỉ đạo của Phó Giám đốc Nội chính;
nắm vững các Luật về lao động, tiền lương, BHXH, Bảo hiểm Y tế, Công
đoàn….
+ Phòng Kế hoạch – kỹ thuật: Là sự kết hợp giữa 02 bộ phận kế hoạch và kỹ
thuật,. Nhiệm vụ là lập kế hoạch mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất kinh
doanh theo định hướng của công ty, tiếp cận thị trường, thu thập những thông
tin về giá cả thị trường xây dựng để từ đó có định hướng chính xác trong việc
lập kế hoạch giá cả cho một công trình cụ thể và đưa ra các phương án đấu
thầu hợp lý.
Ngoài ra, họ còn chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp mọi hoạt động thi
công cho các công trình, xác định khối lượng công trình, lập các hồ sơ kỹ
thuật cho công việc đấu thầu công trình và an toàn tổng thể cho các công
trình; quản lý trực tiếp các đội thi công.
+ Phòng Vật tư – thiết bị: Cung cấp vật liệu, máy móc thiết bị phục vụ cho
các công trình;
+ Phòng Tài chính- Kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu về tài chính cho Giám
đốc, triển khai thực hiện công tác tài chính kế toán, thống kê và hạch toán cho
các công trình và toàn Công ty, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính theo
pháp luật nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh kịp thời có hiệu quả.
Chức năng của phòng là tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm
sản xuất kinh doanh của Công ty. Hướng dẫn các đơn vị trong toàn Công ty
mở sổ sách, ghi chép số liệu ban đầu một cách chính xác, kịp thời đúng với
chế độ kế toán hiện hành. Tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25

9
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.4. Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu
tư Phát triển Đô thị Xuân Hòa
1.4.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty:
Bảng 1.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm
2009 - 2011
Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) So sánh
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2010/2009 2011/2010
± % ± %
1. Chỉ tiêu về
vốn
8.467 10.179 10.898 1.712 120,22 719 107,06
2. Chỉ tiêu về
doanh thu
30.568 33.590 30.737 3.022 109,89 (2.853) 91,51
3.Chỉ tiêu về
lợi nhuận
975 1.120 987 145 114,87 (133) 88,13
4. Chỉ tiêu về
thu nhập
BQ/người
3,7 4,1 4,4 0,4 110,81 0,3 107,32
( Nguồn phòng Tài chính- Kế toán)

Qua bảng số liệu tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty trong 3 năm 2009, năm 2010 và năm 2011 cho ta thấy:
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Doanh thu năm 2010 tăng 3.022 triệu đồng tương ứng tăng 9,89 %
so với năm 2009; doanh thu năm 2011 giảm 2.853 triệu đồng tương ứng giảm
8,49 % so với năm 2010;
+ Lợi nhuận năm 2010 tăng 145 triệu đồng tương ứng tăng 14,87% so
với năm 2009, lợi nhuận năm 2011 giảm 133 triệu đồng tương ứng giảm
11,87% so với năm 2010.
Do khó khăn chung của nền kinh tế nhưng Công ty vẫn duy trì và nâng
cao dần mức thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty để đảm
bảo đời sống của nhân viên. Cụ thể, thu nhập năm 2010 tăng 0,4 triệu đồng
tương ứng 10,81% so với năm 2009, thu nhập trung bình năm 2011 tăng 0,3
triệu đồng tương ứng 7,32% so với năm 2010.
1.4.2. Tình hình tài chính Công ty
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp K22.25
Kế toán tổng hợp K22.25
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 1.2: Tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Đô thị Xuân Hòa
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch Chênh lệch
Mức Tỷ lệ (%) Mức Tỷ lệ (%)
1.Tổng doanh thu 30.568 33.590 30.737 3.022 109,89 (2.853) 91,51
2.Tổng chi phí 29.593 32.470 29.750 2.877 109,72 (2.720) 91,62
3. LN trước thuế 975 1.120 987 145 114,87 (133) 88,13

4. LN sau thuế 731 840 740 109 114,87 (100) 88,13
5. Tài sản ngắn hạn 5.532 6.555 7.042 1.023 118,49 487 107,43
6. Tài sản dài hạn 2.935 3.624 3.856 689 123,48 232 106,40
7. Vốn chủ sở hữu 7.439 8.530 8.425 1.091 114,67 (105) 98,77
8. Nợ phải trả 1.028 1.649 2.473 621 160,41 824 149,97
9. Lương phải trả 887 951 928 64 107,22 (23) 97,58
10. Thu nhập bình quân 3,7 4,1 4,4 0,4 110,81 0,3 107,32
12. Số lao động 172 195 201 23 113,37 6 103,08
(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính)
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp
22.25
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
Qua bảng tổng hợp tình hình tài chính của Công ty chúng ta thấy:
+ Tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 3.022 triệu đồng
tương ứng tăng 9,89% . Nhưng sang năm 2011 tổng doanh thu lại giảm 2.853
triệu đồng tương đương giảm 8,49% . Điều này là do năm 2011 là một năm
khó khăn về kinh tế cho nên các doanh nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ
trong đó có ngành xây dựng;
+ Tổng chi phí năm 2010 so với năm 2009 tăng 2.877 triệu đồng tương
ứng tăng 9,72%. Sang năm 2011 tổng chi phí của doanh nghiệp giảm 2.720
triệu đồng tương ứng giảm được 8,38%. Chi phí của doanh nghiệp giảm đi
chứng tỏ Công ty đã biết tiết kiệm tối đa chi phí góp phần giúp Công ty hoạt
động ngày càng hiệu quả hơn;
+ Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng 109 triệu
đồng tương ứng tăng 14,87% . Năm 2011 tổng lợi nhùn sau thuế của Công ty
giảm 100 triệu đồng tương ứng giảm được 11,87%;
+ Tài sản ngắn hạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.023 triệu đồng,
tương đương 18,49%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 487 triệu đồng, tương
đương tăng 7,43 % cho thấy việc kinh doanh của Công ty ngày càng phát

triển tài sản của Công ty tăng lên;
+ Tài sản dài hạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 689 triệu đồng
tương đương 23,48%. Đến năm 2011 tài sản dài hạn tăng 232 triệu đồng
tương đương tăng 2,51 % so với năm 2010;
+ Vốn chủ sở hữu năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.091 triệu đồng
tương đương 14,67%. Đến năm 2011 vốn chủ sở hữu giảm 105 triệu đồng
tương đương giảm 1,23 % so với năm 2010;
+ Về lợi nhuận của Công ty luôn đảm bảo làm ăn có lãi. Mặc dù số
lượng lãi không nhiều nhưng với một đơn vị mới thành lập và trong giai đoạn
lạm phát như hiện nay và nền kinh tế còn khó khăn đặc biệt là năm 2011. Qua
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
đó thấy rằng hiệu quả của công tác quản lý của Công ty rất tốt. Chính vì vậy
mà Ban lãnh đạo Công ty luôn đề cao mức thu nhập của người lao động, đủ
để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho người lao đông và đảm bảo sản
xuất kinh doanh mặc dù nền kinh tế đang trong tình trạng suy thoái.
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
PHẦN 2: TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG
KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ XUÂN HÒA
2.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô thị
Xuân Hòa
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
(Nguồn: phòng Kế toán)

Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ
TOÁN
TÀI SẢN
CỐ
ĐỊNH
KẾ
TOÁN
TỔNG
HỢP
KẾ TOÁN
THANH
TOÁN
KẾ
TOÁN
NGUYÊN
VẬT
LIỆU
KẾ TOÁN
TIỀN
LƯƠNG
KẾ
TOÁN
THỦ
QUỸ
NHÂN VIÊN THỐNG KÊ ĐỊNH MỨC TẠI
CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
* Kế toán trưởng:
+ Trực tiếp phân công công việc cho từng cán bộ trong phòng;

+ Chỉ đạo công tác hạch toán kế toán, quản lý tài chính nói chung từ
các đoàn đội, phòng ban đến các xí nghiệp trực thuộc.
+ Nghiệm thu khối lượng công tŕnh đã hoàn thành cho các xí nghiệp
trực thuộc;
+ Cùng các phòng chức năng xây dựng cơ chế quản lý, kế hoạch mua
sắm trang thiết bị mới;
Ngoài ra kế toán trưởng còn giúp Giám đốc tập hợp số liệu về kinh tế,
tổ chức phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh phát hiện ra những khả năng
tiềm tàng, thúc đẩy việc thi hành và thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong
Công ty, nhằm đảm bảo cho hoạt động của Công ty thu được hiệu quả cao.
* Kế toán tổng hợp:
+ Kiểm tra định kỳ trên bảng kê toàn bộ các chứng từ phát sinh của
khối cơ quan Công ty.
+ Tổng hợp bảng cân đối phát sinh của các đội xây lắp, các xí nghiệp
trực thuộc để lập bảng cân đối phát sinh toàn Công ty.
+ Xác định kết quả kinh doanh của khối cơ quan Công ty, hạch toán
thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, kết chuyển và xác định kết quả hoạt
động tài chính, hoạt động thu nhập bất thường.
+ Lập báo cáo tài chính toàn Công ty.
Tóm lại, kế toán tổng hợp là người cố vấn đắc lực trong công việc điều
khiển doanh nghiệp, kế toán tổng hợp phải có kiến thức rộng rãi về nhiều lĩnh
vực khác như lý thuyết thống kê, luật thương mại, quản trị tài chính.
* Kế toán nguyên vật liệu:
+ Vào sổ tổng hợp vật tư, công cụ dụng cụ;
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Lên bảng kê và hạch toán, vào sổ chi tiết theo dõi nhập, xuất, tồn vật
tư;
+ Lập bảng quyết toán hạch toán chi phí và báo nợ cho các đơn vị.

* Kế toán thuế và tiền lương:
+ Hàng tháng tổng hợp bảng kê thuế GTGT đầu vào của các đơn vị
khoán để lập bảng kê thuế GTGT để nộp các tờ khai thuế tai Chi cục thuế
quận Cầu Giấy, lập bảng kê thuế GTGT đầu ra;
+ Xác định thuế GTGT phải nộp và được khấu trừ hàng tháng;
+ Lập báo cáo chi tiết tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách
Nhà nước.
+ Căn cứ bảng kê phân bổ tiền lương hàng tháng để báo cáo danh sách
cán bộ công nhân viên của đơn vị làm việc tại các công trình về phòng tổ
chức lao động tiền lương theo mẫu quy định tại Công ty.
* Kế toán thủ quỹ - công nợ:
+ Theo dõi cấp phát chi phí cho các xí nghiệp và các tổ đội, lập báo cáo
chi tiết công nợ giữa Công ty với đơn vị hàng tháng, qúy,năm.
+ Kiểm tra, đối chiếu các chứng từ thu – chi, chứng từ ngân hàng.
* Nhân viên thống kê tại các đội sản xuất, xí nghiệp:
Ở các đơn vị trực thuộc không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ có các
nhân viên thống kê, các nhân viên này làm nhiệm vụ thu thập chứng từ liên
quan đến chi phí sản xuất( nguyên vật liệu, lao động, các chi phí khác ).
Định kỳ hàng tháng, hàng qúy các nhân viên thống kế phải gửi về Công ty để
đối chiếu, so sánh với nhân viên của phòng kế toán.
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2. Tổ chức hệ thống kế toán tại Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển đô
thị Xuân Hòa
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
2.2.1. Các chính sách kế toán chung
- Niên độ kế toán: Bắt đầu ngày 01-01 và kết thúc ngày 31-12 hàng năm.
- Ngôn ngữ sử dụng trong kế toán: Tiếng Việt.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam Đồng.

- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy.
- Thuế GTGT được tính theo phương pháp khấu trừ.
- Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ thì công ty
chuyển đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam, theo tỷ giá của Ngân hàng tại thời
điểm chuyển đổi.
- Công ty thực hiện chế độ kế toán theo Quyết định số 15/2006/TT-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán
doanh nghiệp.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán Công ty
Công ty vận dụng chế độ chứng từ kế toán theo quyết định số
15/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bảng 2.2: Hệ thống chứng từ kế toán
TÊN CHỨNG TỪ SỐ HIỆU
TÍNH CHẤT
BB
(*)
HD
(*)
A/ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN BAN HÀNH THEO QUYẾT ĐỊNH 15
I/ Lao động tiền lương
1 Bảng chấm công 01a-LĐTL x
2 Bảng chấm công làm thêm giờ 01b-LĐTL x
3 Bảng thanh toán tiền lương 02-LĐTL x
4 Bảng thanh toán tiền thưởng 03-LĐTL x
5 Giấy đi đường 04-LĐTL x
6 Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn 05-LĐTL x
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
thành

7 Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ 06-LĐTL x
8 Bảng thanh toán thuê ngoài 07-LĐTL X
9 Hợp đồng giao khoán 08-LĐTL X
10 Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao
khoán
09-LĐTL X
11 Bảng kê trích nộp các khoản theo lương 10-LĐTL X
12 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội 11-LĐTL X
II/ Hàng tồn kho
1 Phiếu nhập kho 01-VT X
2 Phiếu xuất kho 02-VT X
3 Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản
phẩm, hàng hoá
03-VT X
4 Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 04-VT X
5 Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm ,
hàng hoá
05-VT X
6 Bảng kê mua hang 06-VT X
7 Bảng phân bổ nguyên liệu, vât liệu, công cụ,
dụng cụ
07-VT X
III/ Tiền tệ
1 Phiếu thu 01-TT x
2 Phiếu chi 02-TT x
3 Giấy đề nghị tạm ứng 03-TT x
4 Giấy thanh toán tiền tạm ứng 04-TT X
5 Giấy đề nghị thanh toán 05-TT X
6 Biên lai thu tiền 06-TT x
7 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) 08a-TT X

8 Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho ngoại tệ, vàng
bạc…)
08b-TT X
9 Bảng kê chi tiền 09-TT X
IV/ Tài sản cố định
1 Biên bản giao nhận TSCĐ 01-TSCĐ X
2 Biên bản thanh lý TSCĐ 02-TSCĐ X
3 Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn
thành
03-TSCĐ X
4 Biên bản đánh giá lại TSCĐ 04-TSCĐ X
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
5 Biên bản kiểm kê TSCĐ 05-TSCĐ X
6 Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ 06-TSCĐ X
B/ CHỨNG TỪ BAN HÀNH THEO CÁC VĂN BẢN BAN HÀNH PHÁP
LUẬT KHÁC
1 Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH X
2 Danh sách người nghỉ ốm hưởng trợ cấp ốm
đau, thai sản
X
3 Hoá đơn Giá trị gia tăng 01GTKT-
3LL
x
4 Hoá đơn bán hàng thông thường 02GTGT-
3LL
x
5 Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ 03PXK-3LL x
6 Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý 04HDL-3LL x

7 Hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính 05TTC-LL x
8 Bảng kê thu mua hàng hoá mua vào không có
hoá đơn
04/GTGT x
Ghi chú:
(*) BB: Bắt buộc
(*) HD: Hướng dẫn
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
* Chế độ tài khoản
Hiện nay, Công ty đang áp dụng chế độ tài khoản kế toán theo Quyết
định 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006. Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển
xây dựng đô thị Xuân Hòa áp dụng hệ thống tài khoản cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Để phù hợp và thuận tiện trong công tác kế toán doanh nghiệp
cũng chi tiết các tài khoản doanh thu, chi phí…
Đối tượng hạch toán chi phí của đơn vị xây lắp cũng có thể là công trình
hoặc hạng mục công trình. Vì vậy, trong doanh nghiệp xây lắp chủ yếu sử
dụng phân loại chi phí theo khoản mục. Theo cách phân loại này chi phí được
chia thành các khoản mục sau:
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621): bao gồm toàn bộ giá trị
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện, bộ phận rời lẻ (trừ vật liệu
sử dụng cho máy thi công) dựng trực tiếp cho việc xây dựng, lắp đặt các công
trình;
- Chi phí nhân công trực tiếp (TK622): phản ánh các khoản thù lao
động phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp các công trình, công nhân phục
vụ thi công (kể cả công nhân vận chuyển, bốc dỡ vật tư trong phạm vi mặt
bằng xây lắp và công nhân chuẩn bị thi công và thu dọn hiện trường). Chi phí
nhân công trực tiếp không bao gồm chi phí về các khoản trích KPCĐ, BHXH,

BHYT và tiền ăn ca của công nhân trực tiếp xây lắp, các khoản này được
hạch toán vào chi phí sản xuất chung;
- Chi phí sử dụng máy thi công (TK623): là các chi phí trực tiếp liên
quan đến việc sử dụng xe, máy thi công để hoàn thành sản phẩm xây lắp. Bao
gồm: tiền khấu hao máy móc thiết bị, tiền thuê máy, tiền lương công nhân
điều khiển máy, chi phí về nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công…
Cũng như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí về các khoản trích KPCĐ,
BHXH, BHYT và tiền ăn ca của công nhân điều khiển máy thi công cũng
được hạch toán vào chi phí sản xuất chung
Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công” được chi tiết thành 6 tài
khoản chi tiết:
+ Tài khoản 6231 “Chi phí nhân công’’
+ Tài khoản 6232 “Chi phí vật liệu’’
+ Tài khoản 6233 “Chi phí dụng cụ sản xuất’’
+ Tài khoản 6234 “Chi phí khấu hao máy thi công”
+ Tài khoản 6237 “Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+ Tài khoản 6238 “Chi phí bằng tiền khác”
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Chi phí sản xuất chung(TK627): gồm những chi phí phục vụ xây lắp tại
các đội và các bộ phận sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp. Đây
là những chi phí phát sinh trong từng bộ phận, từng đội xây lắp ngoài chi phí vật
liệu và nhân công trực tiếp (kể cả phần trích cho các quỹ KPCĐ, BHXH, BHYT
trên tiền lương phải trả toàn bộ công nhân viên từng bộ phận, từng đội và toàn
bộ tiền ăn ca của đội, bộ phận)
Chi phí bán hàng (TK641): Phản ánh các khoản chi phí phát sinh trong
kỳ liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm xây lắp và các sản phẩm khác
bao gồm chi phí chào hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm, chi phí bảo hành.
Chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642): Gồm toàn bộ chi phí chung

trong phạm vi doanh nghiệp xây lắp có liên quan đến việc tổ chức, quản lý,
điều hành hoạt động kinh doanh và quản lý hành chính.
………….
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Chế độ chứng từ: áp dụng chế độ chứng từ ghi sổ. Hiện tại Công ty có
các sổ sau:
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
- Sổ chi tiết:TK 621; 622; 627; 641, 642; 154 mở chi tiết cho từng công
trình;
- Sổ chi tiết TSCĐ;
- Sổ chi tiết tiền mặt;
- Sổ chi tiết tiền gửi;
- Sổ chi tiết thanh toán với người mua – người bán.
- Sổ chi tiết thanh toán với công nhân viên;
- Sổ chi tiết tạm ứng;
- Sổ chi tiết theo dõi thuế GTGT.
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
Sơ đồ 2.2: Hạch toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” của Công ty
Sinh viên: Đỗ Thị Thủy Kế toán tổng hợp 22.25
Sổ kế toán chi tiết
Sổ kế toán tổng hợp
chi tiết
Chứng từ gốc
Sổ quỹ tiền mặt
Chứng từ ghi sổ
Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ
Sổ Cái

Bảng cân đối số phát sinh
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
23

×