Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Tiểu luận tài chính quốc tế Đồng tiền chung châu Á - ACU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.6 KB, 14 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, mọi người đều nhận thức được rằng một quốc gia không thể phát triển
đầy đủ và giàu có nếu không có sự giao lưu về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội với
cộng đồng thế giới. Sự thật này đã khiến nhiều quốc gia xoá bỏ hận thù, hiềm khích, vượt
qua không gian và những bất đồng về quan điểm để thực hiện hợp tác và phát triển các
quan hệ kinh tế.
Các nước châu Á cũng nhận thức được quy luật trên nên không ngừng nỗ lực gia
tăng liên minh khu vực, mà sự thể hiện phát triển của nó là đồng tiền chung châu Á -
ACU. Sau khủng hoảng năm 1997, các quốc gia châu Á đã bắt đầu nung nấu ý tưởng về
một đồng tiền chung. Và sau khi đồng EURO ra đời vào năm 1999, ý tưởng này ngày
một được quyết tâm hiện thực hóa hơn. Song các vấn đề liên quan đến đồng tiền chung
này như nó có khác gì đồng tiền chung châu Âu không, hay phương pháp kỹ thuật để tính
la gì, khả năng hình thành đồng tiền này có thể ra đời được không và nếu có, thì cần thời
gian bao lâu? vẫn là câu hỏi lớn cho các nền kinh tế thành viên. Xuất phát từ các vấn đề
trên, nhóm tiểu luận xin chọn đề tài “Đồng tiền chung châu Á - ACU”. Thông qua bài
tiểu luận, nhóm xin giới thiệu khái quát nhất về đồng ACU và đánh giá khả năng hình
thành của nó.
Kết cấu bài tiểu luận gồm:
I. Khái quát tình hình kinh tế Châu Á trong giai đoạn hiện nay và nhu cầu hình
thành đồng ACU
II. Ý tưởng hình thành đồng tiền chung châu Á (ACU)
III. Đánh giá khả năng hình thành đồng tiền chung châu Á - ACU trong bối cảnh
hiện nay
I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ CHÂU Á HIỆN NAY VÀ NHU CẦU HÌNH
THÀNH ĐỒNG ACU
1. Tình hình kinh tế châu Á hiện nay
Kinh tế là một trong những nhân tố rất quan trọng trong việc phát triển liên kết
khu vực. Do vậy, nó sẽ có vai trò trong việc thúc đẩy hay cản trở hình thành đồng tiền
chung châu Á. Thông qua đánh giá khái quát về tình hình chung châu Á trong giai đoạn
hiện nay, chung ta cũng có được những cơ sở về việc hình thành đồng ACU.
Cũng như các quốc gia khác, các nước châu Á bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng


hoảng tài chính của Mỹ trong những năm vừa qua. Các nước đều đang phải nỗ lực trong
cuộc chiến chống lạm phát và thâm hụt ngân sách, trong đó phải kể đến như Việt Nam,
Ấn Độ và Nhật Bản. Bên cạnh đó, có những nước đang trên đà hồi phục nhanh như:
Philippine, Trung Quốc… Điều này càng tạo ra sự chênh lệch giữa các nước châu Á.
Nhưng đánh giá chung, hiện nay châu Á không những tăng trưởng mạnh mẽ mà còn là
đầu tầu kéo nền kinh tế thế giới vượt qua khủng hoảng. Theo Ngân hàng Thế giới (WB),
tăng trưởng GDP thực của châu Á mặc dù giảm xuống mức 4,9% năm 2009 (mức thấp
nhất kể từ năm 2001), nhưng tăng mạnh khoảng 8,2% năm 2010. Mặc dù vẫn thấp hơn
mức 9,3% của năm 2007, nhưng đây đã là một kết quả hết sức ấn tượng, trong bối cảnh
kinh tế toàn cầu trì trệ sau đợt suy thoái sâu nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Và
bình luận cho tốc độ tăng trưởng này, các chuyên gia kinh tế cho rằng mặc dù tốc độ tăng
trưởng kinh tế châu Á giảm nhưng nó cũng thể hiện Châu Á đang hướng tới sự phát triển
bền vững.
2. Nhu cầu hình thành đồng ACU
* Xuất phát từ thực tế:
- Sau khủng hoảng tài chính – kinh tế châu Á năm 1997, các nước châu Á liên tục
hợp tác chặt chẽ về kinh tế - tài chính và người ta cũng đã tính đến một hướng đi mới
trong quá trình hợp tác, thậm chí hợp nhất đơn vị tiền tệ tại khu vực
- Sự trao đổi giao lưu thương mại giữa các nước châu Á ngày càng tăng đặc biệt là
các quốc gia Đông Nam Á với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc
- Tháng 11/2002, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng nhất trí khám phá khả năng hình
thành một Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào 2020 với sự hội nhập kinh tế ở mức độ
cao hơn.
* Xuất phát từ điều kiện khách quan:
2
- Năm 2003, cha đẻ của đồng euro cũng đưa ra kiến nghị xây dựng một đồng tiền
chung cho châu Á, cùng sử dụng song song với đồng tiền hiện tại của các nước trong khu
vực.
- Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, dự trữ bằng USD dần bị phân tán,
trong khi đồng Euro và yên Nhật đã trở thành một trong những đồng tiền đáng tin cậy

cho các nguồn vốn dự trữ. Tuy nhiên, do sức cạnh tranh của kinh tế châu Âu và Nhật Bản
bị suy giảm nên USD vẫn là đồng tiền mạnh nhất.
Do đó, nhu cầu hình thành đồng ACU càng cần thiết ,đóng góp rất lớn thúc đẩy
kinh tế châu Á phát triển, củng cố thêm quá trình liên kết kinh tế châu Á, phù hợp với
trào lưu toàn cầu hóa.
II. SỰ HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á (ACU)
1. Khái quát đồng ACU
- Đồng ACU, đồng tiền chung Châu Á là đơn vị tiền tệ dự tính cho các nền kinh tế
trong ASEAN +3 (Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc).
- Đồng ACU lấy ý tưởng từ đồng Euro của các nước Châu Âu. ACU chưa phải là
một đồng tiền thực mà mới dừng lại là chỉ số đại diện cho một rổ tiền tệ, tức là một chỉ số
bình quân gia quyền của đồng tiền các nước Đông Á, đóng vai trò như một chuẩn mực để
đánh giá các biến động tiền tệ trong khu vực.
- Đơn vị tiền tệ mới này được phát hành trên cơ sở giá trị trung bình của 15 đồng
tiền của 15 nền kinh tế Châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông và các nước ASEAN). Số đồng tiền thành phần có thể được bổ sung, nâng tổng số
đồng tiền làm cơ sở tính toán lên 40 đồng nội tệ, trong đó có tiền của Ấn Độ, Australia,
Newzealand .
- Giá trị tương đối của mỗi đồng tiền thành phần của cả hệ thống sẽ được tính toán
dựa trên tổng sản phẩm quốc nội và giá trị thương mại của quốc gia sử dụng đồng tiền
cũng như giá trị của đồng tiền đó
- Các đồng tiền của Nhật Bản, Trung Quốc, và Hàn Quốc sẽ có giá trị lớn hơn
trong hệ thống các đồng tiền được dùng làm cơ sở tính toán
2. Tác động của ACU
* Đối với khu vực:
Những lợi thế về kinh tế:
+ Thuận lợi trong việc giảm tính dễ bị tổn thương bởi sự biến động tỷ giá hối đoái.
3
+ Cho phép phát hành trái phiếu bằng đồng tiền tệ khu vực và có lợi cho việc khắc
phục sự bất bình đẳng quốc tế.

+ Việc xây dựng tính độc lập của Châu Á về hệ thống hỗ trợ và giám sát tài chính
riêng sẽ làm cho kinh tế toàn cầu và hệ thống tài chính thêm vững chắc hơn và có khả
năng phát triển kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm riêng khu vực Châu Á.
Những lợi thế về chính trị :
Bao gồm sự thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau và phối hợp chính trị uyển chuyển trong
khu vực, đóng góp cho một ý thức về bản sắc Châu Á.
* Đối với thế giới:
+ Trong quá trình giới thiệu một đồng tiền chung, tiến trình tự do hóa kinh tế sẽ
được giải quyết (bao gồm tự do hoá thương mại khu vực và các giao dịch vốn), làm cho
việc tiếp cận đến thị trường Châu Á dễ dàng. Tự do hóa thương mại toàn cầu và giao dịch
vốn sẽ thúc đẩy sự ổn định nền kinh tế toàn cầu.
+ Xét về lợi thế chính trị, việc giới thiệu một đồng tiền chung Châu Á sẽ làm nó
khó hơn cho xung đột chính trị để xảy ra trong khu vực, tăng ổn định chính trị trong khu
vực Châu Á, góp phần ổn định chính trị toàn cầu.
+ Xét về lợi ích kinh tế, nó sẽ làm cho sự phát triển kinh tế trong khu vực Châu Á
hiệu quả hơn và ổn định hơn, và sẽ tạo ra những thị trường đầy hứa hẹn cho phần còn lại
của thế giới Hơn nữa, đối với những nền kinh tế quy mô nhỏ hơn, lưu hành một loại tiền
tệ lớn sẽ ổn định thương mại và giao dịch vốn, làm gia tăng sự ổn định nền kinh tế.
+ Trong quá trình giới thiệu một đồng tiền chung, tiến trình tự do hóa kinh tế sẽ
được giải quyết (bao gồm tự do hoá thương mại khu vực và các giao dịch vốn), làm cho
việc tiếp cận đến thị trường Châu Á dễ dàng. Tự do hóa thương mại toàn cầu và giao dịch
vốn sẽ thúc đẩy sự ổn định nền kinh tế toàn cầu.
+ Xét về lợi thế chính trị, việc giới thiệu một đồng tiền chung Châu Á sẽ làm nó
khó hơn cho xung đột chính trị để xảy ra trong khu vực, tăng ổn định chính trị trong khu
vực Châu Á, góp phần ổn định chính trị toàn cầu.
3. Lộ trình giới thiệu đồng ACU
a/ Giai đoạn một: Xây dựng cơ chế hợp tác khu vực trong những năm 2010
Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc cần đạt được thỏa thuận chắc chắn về việc
thực hiện một đơn vị tiền tệ chung châu Á (ACU). Thành lập một hội đồng bao gồm
thống đốc ngân hàng trung ương châu Á và bộ trưởng tài chính là cần thiết và đưa vấn đề

ra thảo luận chi tiết giữa các nước châu Á khác.
4
Tăng cường hợp tác về chính sách tài chính, tiền tệ, và kinh tế giữa các quốc gia,
và xây dựng một chức năng giám sát cho các xu hướng kinh tế vĩ mô và tài chính khu
vực và chương trình hỗ trợ tài chính mở rộng và đa tầng.
Thúc đẩy sự chuyển đổi đồng tiền của các nước, giảm thiểu kiểm soát ngoại hối, thay
đổi sang một hệ thống trao đổi lãi suất thả nổi, và bảo đảm sự độc lập của các ngân hàng
trung ương, loại bỏ các rào cản đối với sự di chuyển tự do về vốn trong khu vực.
b/ Giai đoạn hai: Thiết lập 1 đơn vị tiền tệ Châu Á trong thập niên những năm
2020
Thiết lập một cơ chế tiền tệ chung cho Châu Á và định ra một đơn vị tiền tệ chung
cho Châu Á thông qua thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và thúc đẩy việc phát hành của các tổ
chức trái phiếu quốc tế tính bằng đơn vị tiền tệ châu Á.
Nhật Bản tận dụng các nguồn dự trữ ngoại tệ để chủ động đầu tư vào cơ chế tiền tệ
chung Châu Á và chuyển qua tính các khoản cho vay bằng đồng yên bằng các đơn vị tiền
tệ chung Châu Á và tích cực thúc đẩy việc phát hành trái phiếu tính bằng đơn vị tiền tệ
chung Châu Á, sử dụng tiết kiệm và đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài ghi bằng
các đơn vị tiền tệ chung Châu Á .
Thiết lập một cơ chế tiền tệ chung cho Châu Á và định ra một đơn vị tiền tệ chung
cho Châu Á thông qua thúc đẩy tiêu dùng cá nhân và thúc đẩy việc phát hành của các tổ
chức trái phiếu quốc tế tính bằng đơn vị tiền tệ châu Á.
Nhật Bản tận dụng các nguồn dự trữ ngoại tệ để chủ động đầu tư vào cơ chế tiền tệ
chung Châu Á và chuyển qua tính các khoản cho vay bằng đồng yên bằng các đơn vị tiền
tệ chung Châu Á và tích cực thúc đẩy việc phát hành trái phiếu tính bằng đơn vị tiền tệ
chung Châu Á, sử dụng tiết kiệm và đầu tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài ghi bằng
các đơn vị tiền tệ chung Châu Á .
Cuộc họp thường xuyên của các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung
ương phải được nâng cấp lên một cuộc họp hội nghị thượng đỉnh châu Á.
Thúc đẩy hiệp ước quốc tế trong tài chính quốc tế và các tổ chức thương mại, xây
dựng sự đồng thuận với các nước ngoài khu vực châu Á, chẳng hạn như Mỹ và các quốc

gia châu Âu.
c/ Giai đoạn ba: Giới thiệu một đồng tiền chung châu Á trong những năm 2030
trở đi
Các nước tham gia trong hệ thống tiền tệ mới cần phải đặt nền tảng và xây dựng
sự đồng thuận trong nước.
5
Các ngân hàng trung ương mới và tiền tệ mới sẽ được thành lập. Các chính sách
của ngân hàng trung ương châu Á thống nhất sau đó sẽ được xây dựng và đồng tiền duy
nhất được giới thiệu.
III. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH ĐỒNG ACU TRONG BỐI CẢNH
HIỆN NAY
Vấn đề hình thành chung đồng tiền chung châu Á vẫn là vấn đề băn khoăn và đầy
tính thời sự hiện nay. Có hai ý kiến trái ngược về vấn đề này. Ý kiến thứ nhất cho rằng
Châu Á nên có đồng tiền châu Á và không khó để có. Đối lập với ý kiến thứ nhất, thì
người ta cho rằng việc có được đồng tiền chung châu Á là rất khó trong tình hình hiện
nay. Qua việc đánh giá những thuận lợi và khó khăn của việc hình thành đồng tiền chung
châu Á, chúng ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này.
1. Thuận lợi
1.1 Nền tảng kinh tế của các nước châu Á hiện nay tương đối tốt
Mặc dù các nước châu Á cũng bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ
năm 2008 nhưng hiện nay các nước đang dần hồi phục khả quan. Theo dự báo của IMF,
châu Á sẽ tiếp tục dẫn đầu tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong hai năm tới bất chấp lạm
phát đang diễn ra và bất ổn ở Trung Đông với tốc độ tăng trưởng là 7%. Ngoài ra, mức
nợ chính Phủ và tư nhân đều ở mức chấp nhận được. Các quốc gia châu Á sẽ khó có thể
nghĩ đến đồng tiền chung khi mà nền kinh tế phải đối đầu với những khó khăn, tốc độ
tăng trưởng thấp. Thêm vào nữa, sự khác biệt về tài sản và thu nhập của các nước cũng
đang dần được thu hẹp. Như vậy, nền kinh tế phát triển khả quan như trên tạo tiền đề tốt
cho sự hình thành đồng tiền chung của khu vực.
1.2 Sự chuyển dịch nền kinh tế từ phương Tây sang phương Đông
Những năm gần đây, Trung Quốc nổi lên như cơn bão kinh tế trở thành nền kinh

tế thứ hai trên thế giới. Ngoài ra, chúng ta còn biết đến các nền kinh tế mới nổi khác như
Ấn Độ… Các nền kinh tế trên góp phần đưa châu Á lên vị thế mới trên trường quốc tế.
Nó cũng thể hiện đang có sự chuyển dịch từ phương Tây sang phương Đông. Điều này
thúc đẩy các nước châu Á phải có sự liên minh chặt chẽ hơn để đưa vị thế của mình lên
cao hơn, mà hình thức thể hiện của nó là đồng tiền chung.
1.3 Sự ra đời của đồng EURO tạo tiền đề thuận lợi cho sự ra đời của đồng tiền
chung châu Á - ACU
Ngày 01 tháng 01 năm 1999, đồng EURO ra đời đã đánh dấu một mốc quan trọng
trong sự phát triển liên minh giữa các quốc gia của châu Âu, đó cũng là mốc quan trọng
cho hệ thống tài chính quốc tế. Dù hiện nay, châu Âu cũng đang gặp một số vấn đề khó
6
khăn với với đồng tiền này nhưng trên hết EURO vẫn chứng tỏ được vị thế vai trò của
mình. Chính vì vậy, đồng EURO tạo tiền đề quan trọng cho ý tưởng hình thành đồng tiền
ACU.
Dựa trên nghiên cứu về hình thành đồng EURO, các nhà hoạch định cho đồng ACU dễ
dàng hơn trong việc xác định các vấn đề như vấn đề kỹ thuật cho đồng tiền, điều kiện
hình thành… Hay chính những khó khăn mà các nước châu Âu đang gặp phải hiện nay sẽ
giúp các nước châu Á phòng tránh và có những điều chỉnh phù hợp.
2. Khó khăn
Bên cạnh thuận lợi trên, các nhà hoạch định cho đồng ACU phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn.
2.1 Sự liên kết về kinh tế giữa các thành viên trong khu vực còn ở mức thấp
Các liên kết phổ biến hiện nay trên thế giới là: Khu vực mậu dịch tự do, Liên minh thuế
quan, Thị trường chung, Liên minh tiền tệ và liên minh kinh tế.
Bảng 1: Các liên kết phổ biến hiện nay
A2/A1 (1) (2) (3) (4) (5)
FTA

Liên minh thuế quan


Thị trường chung

Liên minh tiền tệ

Liên minh kinh tế

Nguồn: Tổng hợp
A1: Đặc trưng
A2: Mức độ liên kết
(1): Hàng hoá dịch vụ di chuyển tự do
(2): Thống nhất chính sách thuế quan với các nước không phải là thành viên
(3): Sức lao động và tư bản di chuyển tự do
(4): Phát hành đồng tiền tập thể thống nhất
(5): Hình thành trung tâm kinh tế mới
Hiện nay, châu Âu đang trải qua liên kết liên minh kinh tế còn các nước châu Á
mới dừng lại ở liên minh khu vực mậu dịch tự do còn sơ khai. Khu vực mậu dịch tự do
của ASEAN+3 vẫn chưa được hình thành, chúng ta mới chỉ có khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - AFTA và ACFTA. AFTA ra đời với mục đích đưa các nước ASEAN trở thành
7
cơ sở sản xuất của thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài và tăng cường giao thương nội
khối. Nhưng đến thời điểm này, kết quả AFTA mang lại không như kỳ vọng của các
thành viên. Cụ thể như sau:
+ Thứ nhất, giao dịch nội khối của các nước trong khu vực còn quá thấp, mới đạt
được khoảng 20-25%, trong khi đó tại châu Âu tỷ lệ này cao gấp khoảng 4 lần là từ 70-
75% kim ngạch thương mại của toàn khối. Hội nghị thượng đỉnh vừa qua cũng đã đề cập
tới các biện pháp nhằm thúc đẩy giao dịch nội khối lên khoảng 30-35% vào năm 2015.
Nguồn: Tổng cục Hải Quan, 2009
+ Thứ hai, việc cắt giảm hàng rào thuế quan và xóa bỏ hàng rào phi thuế quan của
các quốc gia thành viên chưa tạo được hiệu quả. Mức độ cắt giảm thuế và mức thuế
không thống nhất giữa các quốc gia. Và việc cắt giảm hay xóa bỏ này có tác động không

lớn đối với kim ngạch xuất nhập khẩu của từng nước.
+ Thứ ba, nếu như các nước châu Âu mong muốn ra đời đồng tiền chung bởi lẽ
họ cho rằng vào thời điểm đó rào cản về thuế cũng như phi thuế không còn giữa các nước
trong khu vực, công dân được đi lại tự do, còn tại châu Á điều này vẫn còn hạn chế. Lao
động không được di chuyển tự do giữa các quốc gia vẫn cần visa và thị thực riêng.
ASEAN đang lên kế hoạch phát hành thị thực chung cho công dân trong khối vào năm
2015. Với những kế hoạch trên, ASEAN đang tích cực khắc phục những rào cản hiện tại
để chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc hình thành đồng tiền chung châu Á.
2.2 Sự khác biệt lớn giữa các quốc gia
Theo lý thuyết về “Khu vực tối ưu”, điều kiện quan trọng cho sự thành công của
liên minh khu vực trong đó có liên minh về tiền tệ là sự đồng đều của các quốc gia trong
khu vực đó. Sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu cũng dựa trên điều kiện đó.
Mức chênh lệch phát triển giữa các quốc gia phát triển ASEAN 6 (Bru-nây, In-đô-nê-xi-
a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Singapore) với ASEAN 4 khá cao - được coi là
yếu tố cản trở chính của sự liên kết. Chênh lệch phát triển trong ASEAN chủ yếu tập
trung ở 4 lĩnh vực chủ yếu (4I), gồm: kết cấu hạ tầng, thu nhập, liên kết và thể chế. Mức
chênh lệch đó được thể hiện trên các phương diện sau:
8
+ Thứ nhất, sự chênh lệch lớn nhất là mức độ mở cửa thị trường. Thuế nhập khẩu
trung bình của ASEAN ở mức 9,53% dao động từ 0% (Singapore) đến 17.92% (Việt
Nam). Để nhập khẩu bất kỳ loại hàng nào trong ASEAN cần mất thời gian trung bình là
32 ngày. Mức dao động khác nhau từ 3 ngày (Singapore) tới 45 ngàu (Campuchia) và 78
ngày (Lào). Thời gian trung bình để bắt đầu hoạt động kinh doanh ở ASEAN là 64 ngày,
trong khi đó ở Singapore chỉ cần 6 ngày, còn ở Indonesia là 97 ngày và Lào là 163 ngày.
+ Thứ hai, chênh lệch thu nhập bình quân đầu người. Mức thu nhập bình quân
đầu người theo giá hiện hành của Singapore (25.207 USD) - cao gấp 152 lần so với
Mianma (166 USD) - nước nghèo nhất khu vực. Thu nhập bình quân đầu người của
Malaysia cũng chỉ bằng ½ hoặc 1/5 Singapore. Trong khi đó, thu nhập bình quân đầu
người của Philippine chỉ bằng ¼ Malaysia.
Biểu đồ 3: GDP/người năm 2010 của các nước ASEAN + 3

Nguồn: Thống kê của UNDP, 2010
Trong khi đó, vào thời điểm hình thành đồng EURO, các nước EU có GDP/người tương
đối đồng đều:
Biểu đồ 4: GDP/người của các nước EU năm 2000
Nguồn: Thống kê của UNDP, 2010
+ Th ba, chênh lch v c cu kinh t. Không ch GDP   u ng i gia các n c
thành viên chênh lch mà trình   phát trin ca các n  c thành viên cng khác nhau
nhiu. Trong khi Singapore    c ánh giá là nn kinh t có nng lc cnh tranh cao th 6
9
trên th gii (nm 2005), thì Vit Nam ch    c xp th 81/117, Cam-pu-chia xp th
112/117. Tng tr ng xut khu ch to và mc óng góp ca ngành dch v trong GDP
ca ASEAN 6 cng chim khá cao (hn 40%) so vi mc 26% - 27% ca các n c
ASEAN 4 k t nm 2003  n nay.
+ Th t, chênh lch trong xu h ng xut khu. ASEAN 6 chim u th trong
óng góp xut khu vào GDP (85%) so vi 31% ca ASEAN 4 t nm 2004, trong khi
nhp khu óng góp 21% GDP ca ASEAN 4 so vi 66% GDP ca ASEAN 6.
Singapore    c coi là nn kinh t t do th 2 trên th gii (nm 2006), trong khi Phi-lip-
pin, In-ô- nê-xi-a và Vit Nam    c xem là nhng nn kinh t ít t do (th t xp hng
t  ng ng là 98, 134 và 142). Lào và Mi-an-ma là nhng nn kinh t phi t do nht,   ng
v trí th 149 và 155. S khác nhau trong xu h ng th  ng mi dn   n s chênh lch
thu quan.
+ Th  nm, chênh lch v ch s phát trin ngun nhân lc (HDI). Da trên các
thông s v tui th, mc chi tiêu cho giáo dc, sc khe, t l ng  i bit ch ASEAN
+3    c chia thành 4 nhóm v HDI: nhóm 1 "phát trin ngun nhân lc cao" gm Nht
Bn, Hàn Quc, Singapore và Bru-nây; nhóm 2 "phát trin ngun nhân lc trung bình
cao" gm Ma-lai-xi-a, Trung Quc, Phi-lip-pin và Thái Lan; nhóm 3 "phát trin ngun
nhân lc trung bình" gm In-ô- nê-xi-a và Vit Nam; cui cùng là nhóm "phát trin
ngun nhân lc trung bình thp" gm 3 n c còn li là Cam-pu-chia, Lào và Mi-an-ma.
Bi u   5: Ch s  HDI c a các n   c ASEAN + 3 nm 2010
10

Ngun: Thống kê của UNDP, 2010
Và HDI ca các n c EU:
Bi u   6: Ch s HDI c a các n   c EU nm 2010
Ngun: Thống kê của UNDP, 2010
+ Th sáu, chênh lch mc giàu nghèo. Theo tiêu chí ánh giá mc nghèo ca
quc t (d i USD 1/ngày), Lào và Cam-pu-chia có s dân sng d  i ng  ng nghèo cao
nht, trong khi ó Singapore (0%); Ma-lai-xi-a (0,2%); Phi-lip-pin (15,5%).
+ Th by, chênh lch kt cu h tng giao thông vn ti và nng l ng. Mc
chênh lch gia ASEAN 6 và các n  c ASEAN 4 th hin rõ  mng l  i    n g cao tc,
   n g st, h thng dây dn và    n g ng dn ga Nhóm ASEAN 4 cng thiu kt cu
h tng "mm" (công ngh thông tin, vin thông và h thng ITC) - i u kin ti cn thit
cho các giai o n phát trin tip theo. Rõ ràng, nhng chênh lch v kinh t - xã hi, s
khác nhau v nng lc t chc gia các nhóm n c ASEAN ã kìm hãm tin   liên kt
và hi nhp khu vc.
Chênh lch phát trin gia các n c thành viên ASEAN còn    c th hin  chênh lch
v s phát trin ca th tr  ng tài chính, nng lc tài chính Trong ó, vic thiu tài tr
tài chính trong khu vc    c xem là khó khn nht. Chênh lch v trình   phát trin làm
cho ASEAN khó khn hn trong các n lc tp th, tính kh thi ca các chính sách   ng
tin chung b hn ch.
2.3. Một số khó khăn khác
* Tranh chấp biên giới giữa các quốc gia
11
Các quốc gia châu Á khó có thể đạt được sự thống nhất về các chính sách kinh tế
khi các nước vẫn còn những tranh chấp về biên giới. Tranh chấp gần đây nhất phải kể
đến tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia về ngôi đền Prếch-vihia, đến nay hai nước
này vẫn chưa đạt được thỏa thuận thống nhất nào về vấn đề này; hoặc Việt Nam và Trung
Quốc giao tranh về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Đồng tiền chung châu Á chỉ ra
đời khi các vấn đề về tranh chấp trên được giải quyết sớm.
* Sự khác nhau về tôn giáo
Nếu như các thành viên của EU chỉ có một tôn giáo là thiên chúa giáo, thì ở châu

Á tôn giáo lại rất đa dạng như: Kito giáo, Phật giáo, Hồi giáo… Tôn giáo là vấn đề rất
nhạy cảm nên sự đa dạng về tôn giáo như trên cũng gây cản trở cho sự liên minh sâu rộng
của các nền kinh tế.
* Ước mơ hình thành đồng ACU vẫn chưa thống nhất
Mặc dù ngay sau cuộc khủng hoảng năm 1997, các quốc gia châu Á đã có ý tưởng về một
đồng tiền chung. Nhưng đến hiện nay, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) vẫn chưa có
sự thống nhất về các vấn đề kỹ thuật của đồng ACU như: bản chất rổ tiền tệ, lựa chọn
đồng tiền nào đưa vào rổ tiền tệ, xác định gia trọng của chúng…
* Sự suy yếu của đồng EURO
Sau hơn 10 năm ra đời, đồng tiền chung châu Âu cũng bắt đầu bộc lộ những hạn
chế của mình, minh chứng cho điều này là bi kịch nợ của Hy Lạp. Sự suy yếu này khiến
những ai đang kỳ vọng vào đồng tiền chung châu Á trở nên bi quan hơn.
KẾT LUẬN
12
Hình thành đồng tiền chung là một nhu cầu cần thiết đối với các quốc gia châu Á
trong bối cảnh toàn cầu hóa và liên minh khu vực ngày càng mạnh mẽ như hiện nay.
Chúng ta đã có lộ trình cụ thể rõ ràng cho sự ra đời của đồng ACU. Tuy nhiên, dù các
nước châu Á có những thuận lợi để hình thành một đồng tiền chung như các nền kinh tế
có tốc độ phát triển cao nhưng những thuận lợi này lại không đủ quan trọng thúc đẩy sự
ra đời của nó. Trong thời gian ngắn, chúng ta chưa thể có được đồng tiền chung với
những khó khăn chồng chất như trên trong đó cản trở lớn nhất là sự khác biệt quá lớn
giữa các quốc gia. Các quốc gia đang nỗ lực khắc phục khó khăn bằng rất nhiều chương
trình kế hoạch hợp tác song phương và đa phương, nó thể hiện mong muốn và quyết tâm
hiện thực hóa ý tưởng về đồng ACU. Đây cũng là điều chờ đợi không chỉ với các nước
châu Á mà với cả cộng đồng quốc tế.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
13
I. Khái quát tình hình kinh tế Châu Á trong giai đoạn hiện nay và nhu cầu hình
thành đồng ACU

1. Tình hình kinh tế châu Á trong giai đoạn hiện nay
2. Nhu cầu hình thành đồng ACU
II. Ý tưởng hình thành đồng tiền chung châu Á (ACU)
1. Khái quát về ACU
2. Lợi thế của việc sử dụng đồngACU
3. Lộ trình giới thiệu đồng ACU
III. Đánh giá khả năng hình thành đồng tiền chung châu Á - ACU trong bối cảnh
hiện nay
1. Khó khăn
2. Thuận lợi
Kết luận
14

×