Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tiểu luận tài chính quốc tế Những quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ - URC (Uniform Rule for Collection ) 522

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.68 KB, 34 trang )

Những quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ - URC 522:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT KINH TẾ
TIỂU LUẬN MÔN
PHÁP LUẬT GIAO THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI SỐ 4:
Những quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ - URC (Uniform Rule for
Collection ) 522
GVHD: Th.S Ngô Thị Hải Xuân
Nhóm SVTH:
1. Biện Tuấn An
2. Nguyễn Hoàng Long
3. Tô Quốc Thái
4. Nguyễn Thị Phi Yến
5.
Tp. HCM, 01/2010
Quy tắc thống nhất về nhờ thu - URC 522 tiếng Việt
(Bản sửa đổi năm 1995, có hiệu lực 1/1/1996, xuất bản số 522 )
I. GIỚI THIỆU CHUNG VÀ ĐỊNH NGHĨA
1. Sơ lược quy tắc thống nhất về nhờ thu – URC 522
Các quy tắc thống nhất về nhờ thu, sửa đổi năm 1995. Số xuất bản 522,
của ICC sẽ được áp dụng cho tất cả nhờ thu như đã định nghĩa trong
điều 2 khi mà các quy tắc như thế là một bộ phận cấu thành nội dung của
"chỉ thị nhờ thu" được nói đến ở điều 4 và ràng buộc tất cả các bên liên
quan trừ khi có sự thoả thuận khác rõ ràng hoặc trừ khi trái với các quy
định trong luật của địa phương, một bang hay một quốc gia và/ hoặc các
quy chế mà không thể bỏ qua được.
Các ngân hàng sẽ không có nghĩa vụ phải tiến hành nhờ thu hoặc bất cứ
chỉ thị nhờ thu nào, hoặc các chỉ thị liên quan sau này. Nếu một ngân
hàng, vì một lý do nào đó không chịu tiến hành nhờ thu hoặc bất cứ các
chỉ thị liên quan nào mà ngân hàng này nhận được thì ngân hàng này


phải cần phải thông báo ngay cho bên ra chỉ thị nhờ thu bằng đường viễn
thông, nếu không có thể, thì hoặc bằng các phương tiện khẩn cấp khác.
2. Một số khái niệm cơ bản
a. Phương thức nhờ thu:
Là một phương thức thanh toán mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa
vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ ngân hàng
thu hộ số tiền thu ghi trên tờ hối phiếu đó.
Theo qui định tại khoản a điều 2 của URC 522, nhờ thu có nghĩa là các
ngân hàng tiếp nhận các chứng từ tài chính và/hoặc chứng từ thương mại
theo đúng các chỉ thị đã nhận được để tiến hành thu tiền và/hoặc để yêu
cầu chấp nhận thanh toán, hoặc giao các chứng từ nếu được thanh toán
và/hoặc chấp nhận thanh toán và/hoặc nếu được chấp nhận thanh toán,
hoặc giao các chứng từ khi các điều kiện khác đặt ra được thực hiện.
Theo khoản b điều 2 của URC 522 thì các chứng từ tài chính: bao gồm
các hối phiếu, kỳ phiếu, séc hoặc các loại chứng từ tương tự khác dùng
để thu tiền và các chứng từ thương mại gồm các hoá đơn, các chứng từ
vận tải, các chứng từ về quyền sở hữu hoặc những chứng từ tương tự
hoặc bất cứ chứng từ nào khác miễn là không phải là các chứng từ tài
chính.
Có hai loại nhờ thu:
Nhờ thu trơn theo quy định tại khoản c điều 2 của URC 522: Là phương
thức mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ tiền hối phiếu ở người mua,
nhưng không kèm điều kiện gì cả. Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển
hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu
(không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình
thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Theo quy định tại khoản d, điều 2 URC 522 nhờ thu kèm chứng từ
(documentary collection): Là phương thức mà người bán sau khi hoàn
thanh nghĩa vụ giao hàng, lập bộ hứng từ thanh toán nhờ thu (chứng từ
gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộ tiền tờ hối phiếu đó với

điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì ngân hàng
mới trao toàn bộ chứng từ gửi hàng cho người mua để họ nhận hàng.
Chứng từ gồm: Các chứng từ tài chính kèm theo các chứng từ thương
mại; hoặc các chứng từ thương mại không kèm theo chứng từ tài chính.
Phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ có 03 loại:
- D/P – delivery of documentary against payment – nhờ thu theo hình
thức thanh toán giao chứng từ, gồm: D/P at sight – thanh toán trả tiền
ngay (khi nhận được tiền thanh toán nhờ thu của khách hàng (người
mua), thanh toán viên của ngân hàng giao chứng từ cho khách hàng, yêu
cầu khách ký nhận); D/P at X days sight (delivery of documents against
payment of a draft payable at a future date) – thanh toán hối phiếu có
thời hạn (nhận được chứng từ nhờ thu theo phương thức này, thanh toán
viên thông báo cho khách hàng đến chấp nhận hối phiếu có thời hạn.
chứng từ chỉ được giao khi B/E đã được chấp nhập và được thanh toán
(khách hàng có thể ký quỷ 100% giá trị B/E để được nhậ ngay chứng từ
hoặc thanh toán vào ngày đáo hạn để nhận chứng từ)).
- D/A – delivery of documents against acceptance – nhờ thu chấp nhận
thanh toán giao chứng từ - gọi ngắn là nhờ thu trả chậm (khi khách hàng
có cam kết trả tiền bằng văn bản hoặc ký chấp nhận thanh toán B/E vào
ngày đáo hạn, thí thanh toán viên ngân hàng giao chứng từ cho khách
hàng).
- D/OT – delivery of documents on other terms and conditions – giao
chứng từ theo các điều kiện khác gồm:
♣ Thanh toán từng phần (Partial payment): nhận được bộ chứng từ
thanh toán theo hình thức này, thanh toán viên thông báo cho khách
hàng và yêu cầu khách hàng: * thanh toán để giao phần chứng từ ngờ thu
theo D/P at sight; * chấp nhận thanh toán để giao phần chứng từ nhờ thu
theo D/A.
♣ Giao chứng từ khi có giấy hứa trả tiền (delivery of documents against
promissory notes).

♣ Giao chứng từ khi có thư cam kết trả tiền (delivery of documents
against letters of undertaking to pay)
♣ Giao chứng từ khi có biên lai thư tín khác (delivery of documents
against a signed trust receipt).
Theo qui định tại điều 3 của URC 522 có các bên tham gia trong nhờ thu
như sau:
Người nhờ thu: là bên giao uỷ thác nhờ thu cho một ngân hàng.
Ngân hàng chuyển: là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao uỷ thác nhờ
thu.
Ngân hàng thu: là bất kỳ một ngân hàng nào mà không phải là ngân
hàng chuyển thực hiện quy trình nhờ thu.
Ngân hàng xuất trình: là ngân hàng thu có nhiệm vụ xuất trình chứng từ
tới người trả tiền.
Người trả tiền: là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta theo quy
định của chỉ thị nhờ thu.
b. Hối phiếu thương mại (Bill of exchange hoặc Draft):
Là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do người xuất khẩu (người
bán, người cung ứng dịch vụ) ký phát đòi tiền người nhập khẩu (người
mua, người nhận cung ứng), yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất
định cho người hưởng lợi qui định trên hối phiếu, tại một địa điểm nhất
định và trong một thời gian nhất định (có thể trả ngay hoặc có thể trả về
sau).
ϖ Qua định nghĩa trên có những người liên quan đến tạo lập và trả tiền
hối phiếu như sau:
- Người ký phát hối phiếu (Drawer): là người bán hàng, người xuất khẩu
hoàng hóa, người cung ứng dịch vụ.
- Người trả tiền hối phiếu (Drawee): là người mà hối phiếu gửi đến cho
họ và đòi tiền họ, đó là người mua, người nhập khẩu, người nhận cung
ứng hoặc một người thứ ba do sự chỉ định của người trả tiền hối phiếu.
Người thứ ba này thường là ngân hàng (ngân hàng chấp nhận –

confirming bank hoặc ngaanhangf mở thư tín dụng – issuing bank ).
- Người gưởng lợi hối phiếu (beneficiary): trước tiên là người ký phát
hối phiếu, sau đó là một người nào đó do họ chỉ định. Theo luật quản lý
ngoại hối nước ta người được hưởng lợi này là các ngân hàng kinh
doanh ngoại hối được ngân àng nhà nước cấp phép.
ϖ Đặc điểm của hối phiếu:
Tính trừu tượng
Tính bắt buộc trả tiền
Tính lưu thông
ϖ Hình thức của hối phiếu (theo ULB 1930 – uniform law for bill of
exchange):
Hối phiếu được lập thành văn bản, có thể đánh máy, viết tay, in sẳn,
Ngôn ngữ tạo lập hối phiếu: bằng một thứ tiếng
Không được viết trên hối phiếu bằng bút chì, mực đỏ, mực dễ phai.
Hối phiếu có thể lập thành hai hy nhiều bản (thường là hai bản) có giá trị
ngang nhau.
ϖ Nội dung của hối phiếu (theo ULB 1930):
Những nội dung bắt buộc:
Phải ghi rỏ tiêu đề (Bills of exchange/Exchange or Draft)
Ghi rỏ địa điểm, thời gian lập hối phiếu.
Mênh lệnh trả tiền vô điều kiện.
Một số tiền nhất định (ghi rỏ bằng số và bằng chữ)
Thời hạn trả tiền (trả ngay, trả sau)
Địa điểm trả tiền
Người hưởng lợi
Người trả tiền hối phiếu
Người ký phát hối phiếu và ký tên
Ngoài ra còn những nội dung mang tính tùy nghi
Mẫu hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu:
BILL OF EXCHANGE

No 20
For
At Sight of this first bills of exchange (second of the same tenor
and date being unpaid) pay to the order
of



The sum
of



To
Mẫu Hối phiếu dùng trong phương thức tín dụng chứng từ:
BILL OF EXCHANGE
No 20
For
At Sight of this first bills of exchange (second of the same tenor
and date being unpaid) pay to the order
of



The sum
of



Value received as per our invoice (s) No.

(s)
dated

Drawn under

Irrevocable L/C No:
dated

To
ϖ Phân loại hối phiếu:
Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau người ta phân hối phiếu thành các loại
như sau:
- Căn cứ vào thời hạn trả tiền:
♣ Hối phiếu trả ngay (sight bill): là loại hối phiếu mà khi thấy hối phiếu,
người trả tiền phải thanh toán ngay số tiền trên hố phiếu cho người
hưởng lợi
♣ Hối phiếu có kỳ hạn (Usance bill): là loại hối phiếu chỉ thanh toán sau
một số ngày nhất định kể từ ngày ký phát hối phiếu hoặc kể từ ngày nhìn
thấy hối phiếu.
- Căn cứ vào chứng từ kèm theo:
♣ Hối phiếu trơn (clean bill): là loại hối phiếu mà việc thanh toán nó
không kèm theo điều kiện có liên quan đến việc trao chứng từ hàng hóa
hay không.
♣ Hối phiếu kèm chứng từ (Documentary bill): là laoij hối phiếu khi gửi
đến người trả tiền có kèm theo các chứng từ hàng hóa và nếu người trả
tiền thanh toán hối phiếu thí ngân hàng mới giao chứng từ hàng hóa
(delivery of documents against payment – D/P), hoặc người trả tiền chấp
nhận thì ngân hàng mới giao chứng từ hoàng hóa (delivery of documents
against acceptance – D/A).
- Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng của hối phiếu:

♣ Hối phiếu đích danh (Nominal bill): là hối phiếu ghi rỏ tên người
hưởng lợi. hối phiếu này không được chuyển nhượng bằng thủ tục ký
hậu.
♣ Hối phiếu trả cho người cầm phiếu (Bearer bill): là loại hối phiếu vô
danh (No-nominal bill), tren hối phiếu không ghi tên người hưởng lợi,
mà chỉ ghi pay to bearer (trả cho người cầm phiếu) hoặc không ghi hì cả.
đối với loại hối phiếu này, ai cầm được nó se trở thành người hưởng lợi,
không cần phải ký hậu.
♣ Hối phiếu theo lệnh (order bill): là loại hối phiếu ghi rỏ pay to the
order of (trả theo lệnh của người hưởng lợi). muốn chuyển nhượng hối
phiếu này, người hưởng lợi phải ký hậu. hối phiếu theo lệnh được sử
dụng rất phổ biến trong thanh toán quốc tế.
- Căn cứ vào người ký pháy hối phiếu:
♣ Hối phiếu thương mại: do người xuất khẩu ký phát.
♣ Hối phiếu ngân hàng: do ngân hàng phát hành dùng để chuyển tiền
giữa các ngân hàng.
ϖ Các nghiệp vụ liên quan đến lưu thông hối phiếu:
- Chấp nhận hối phiếu (acceptance):
♣ Công thức chấp nhận:
Ghi rỏ “ chấp nhận” (acceptance or accepted )
Chữ ký, ghi rỏ họ tên của người chấp nhận.
♣ Điều kiện chấp nhận:
Theo ULB thì chỉ có chấp nhận vô điều kiện
Theo BEA (Bill of exchange Act 1882) có:
Chấp nhận vô điều kiện (general acceptance)
Chấp nhận có bảo lưu (Qualisied acceptance)
Chấp nhận có điều kiện (conditional acceptance)
Chấp nhận một phần (partial acceptance).
Chấp nhận trả tiền tại một địa phương nhất định (local acceptance)
Chấp nhận trả tiền vào một thời gian nào đó

Chấp nhận trả tiền cho một người.
- Ký hậu hối phiếu: (Endorsement):
♣ Ký hậu để trắng (blank endorsement): người ký hậu chỉ ký tên).
♣ Ký hậu theo lệnh hay ký hậu đặ biệt (order or special endorsement):
trả tiền theo lệnh của
♣ Ký hậu hạn chế (restrictive endorsement): chỉ trả cho
♣ Ký hậu phiếu miễn truy đòi (without recourse endorsement)
♣ Ký hậu có điều kiện (conditional endorsement): trả cho khi
- Bảo lảnh hối phiếu (aval): là sự cam kết của người thứ ba trả tiền cho
người hưởng lợi hối phiếu khi đến hạn trả tiền.
- Kháng nghị: trường hợp đến hạn nhưng hối phiếu không được trả tiền,
người hưởng lợi hiện tại của hối hiếu có quyền kháng nghị người trả tiền
trước pháp luật. Theo quy định tại điêu 24 của URC 522 bản chỉ thị nhờ
thu cần có những chỉ thị cụ thể về kháng nghị về việc không thanh toán
hoặc không chấp nhận thanh toán. Nếu không có những chỉ thị này,
những ngân hàng liên quan đến nhờ thu sẽ không có nghĩa vụ phải có
các chứng từ kháng nghị việc không thanh toán hoặc không chấp nhận.
Bất cứ các chi phí và hoặc lệ phí của các ngân hàng có liên quan đến
kháng nghị đó hoặc các tố tụng pháp lý khác sẽ bên gửi chỉ thị nhờ thu
phải gánh chịu.
- Chiết khấu hối phiếu: Là nghiệp vụ cho vay của ngân hàng nếu hối
phiếu chưa đến hạn trả tiền mà người hưởng lợi hối phiếu cần bán để lấy
tiền. ngân hàng sẽ mua với một gia sthaaps hơn số tiền ghi trên tờ hối
phiếu đó, số tiền chênh lệch gọi là lợi tức chiết khấu.
c. Chỉ thị nhờ thu:
Theo quy định tại điều 4 của URC 522 thì mọi chứng từ nhờ thu gửi đi
đều phải kèm theo chỉ thị nhờ thu chỉ rõ việc nhờ thu phải theo URC 522
và có những chỉ dẫn đầy đủ và chính xác. Các ngân hàng chỉ được phép
hành động theo các chỉ thị đã được quy định trong chỉ thị nhờ thu và
phải tuân theo các quy định của Quy tắc này. Đồng thời Các ngân hàng

sẽ không kiểm tra các chứng từ để thực hiện các chỉ thị, Trừ khi có sự uỷ
quyền ngược lại trong chỉ thị nhờ thu, các ngân hàng sẽ không tuân theo
mọi chỉ dẫn của bất cứ ngân hàng hoặc các bên nào trừ các ngân hàng
hoặc các bên đã gửi cho họ chỉ thị nhờ thu.
- Chỉ thị nhờ thu cần có những mục sau đây:
♣ Các chi tiết về ngân hàng nhận chỉ thị nhờ thu, bao gồm tên đầy đủ,
địa chỉ bưu điện và hay địa chỉ SWIFT, số telex, phone, và fax và số
tham chiếu.
♣ Các chi tiết về người nhờ thu: Họ và tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện và
số telex, điện thoại, và fax, nếu có.
♣ Các chi tiết về người trả tiền: Họ tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện hoặc địa
chỉ nơi xuất trình chứng từ hoặc số telex, phone, fax, nếu có.
♣ Chi tiết về ngân hàng xuất trình nếu có: Tên đầy đủ, địa chỉ bưu điện
và số telex, phone, fax nếu có.
♣ Số tiền và loại tiền tệ sẽ nhờ thu.
♣ Danh sách các chứng từ gửi kèm và số thứ tự của từng chứng từ.
♣ Điều kiện thanh toán hoặc chứng từ thanh toán.
♣ Điều kiện giao chứng từ khi: Thanh toán và/hoặc chấp nhận thanh
toán, các điều kiện khác được thực hiện.
♣ Lệ phí sẽ thu cần chỉ rõ hoặc là phải được nhờ thu hay là bỏ qua.
♣ Tiền lãi sẽ được thu nếu có, cần chỉ rõ hoặc là có được thu hay là bỏ
qua, bao gồm:
+ Lãi suất
+ Thời gian tính lãi.
+ Cơ sở tính toán (Ví dụ một năm là 360 ngày hay 365 ngày)
♣ Phương thức thanh toán và hình thức thông báo thanh toán.
♣ Các trường hợp chỉ dẫn không thanh toán hay không chấp nhận thanh
toán và/hoặc không tuân theo các chỉ dẫn khác.
Lưu ý: Các chỉ dẫn nhờ thu phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ người trả tiền
hoặc nơi xuất trình chứng từ. Nếu địa chỉ không đầy đủ hoặc sai thì ngân

hàng thu có thể cố gắng xác định địa chỉ thích hợp nhưng không chịu
trách nhiệm về phía mình. Ngân hàng thu sẽ không có trách nhiệm đối
với bất cứ sự chậm chễ nào do địa chỉ cùng cấp không đầy đủ, không
đúng gây ra.
d. Xuất trình chứng từ:
Theo quy định tại điều 5 của URC 522 thì xuất trình là một thủ tục mà
ngân hàng xuất trình chứng từ đòi tiền người trả tiền như đã chỉ thị. Các
chứng từ xuất trình chứng từ tới người trả tiền phải nguyên vẹn như lúc
nhận, trừ khi các ngân hàng được phép dán vào đó bất cứ con tem cần
thiết nào với chi phí do người nhờ thu phải gánh chịu, trừ khi có chỉ thị
ngược lại, và ngân hàng tiến hành bất cứ ký hậu cần thiết nào hay đóng
bất cứ dấu cao su nào hoặc mọi dấu hiệu khác hoặc các ký hiệu do tập
quán hoặc theo yêu cầu của nghiệp vụ nhờ thu.
Để thực hiện có hiệu quả của việc nhờ thu, ngân hàng chuyển sẽ dùng
ngân hàng do người nhờ thu chỉ thị để làm ngân hàng thu tiền. Trong
trường hợp không có sự chỉ định như thế, thì ngân hàng chuyển có thể
dùng bất kỳ ngân hàng nào của chính mình hoặc chọn một ngân hàng
khác ở nước trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán hoặc ở một nước mà ỏ
đó các điều kiện nhờ thu tỏ ra phù hợp. Các chứng từ và chỉ thị nhờ thu
có thể do ngân hàng chuyển gửi trực tiếp cho ngân hàng thu hoặc qua
một ngân hàng khác làm trung gian. Nếu ngân hàng chuyển không chỉ
định một ngân hàng xuất trình nào xuất trình riêng biệt thì ngân hàng thu
sẽ tự chọn một ngân hàng xuất trình.
II. QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THỰC HIỆN
1. Quy trình nhờ thu hối phiếu trơn:
(1) Người xuất khẩu giao hàng và lập bộ chứng từ hàng hoá gửi thẳng
cho người nhập khẩu.
(2) Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho (nhờ) ngân hàng thu
hộ tiền của hối phiếu đó từ người nhập khẩu.
(3) Ngân hàng nhận uỷ thác (bên bán) chuyển hối phiếu cho ngân hàng

(bên mua) để nhờ ngân hàng này thông báo cho người nhập khẩu biết và
thu hộ tiền của người nhập khẩu.
(4) Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu
cầu chấp nhận hay thanh toán . Nếu hợp đồng thoả thuận điều kiện thanh
toán D/A người nhập khẩu chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P
người nhập khẩu phải thanh toán ngay cho người xuất khẩu. Theo qui
định tại điều 6 trong trường hợp chứng từ quy định thanh toán khi xuất
trình thì ngân hàng xuất trình phải xuất trình không chậm trể để được
thanh toán ngay. Trong trường hợp chứng từ quy định thanh toán kỳ hạn
mà không phải là trả ngay thì ngân hàng xuất trình, nếu yêu cầu chấp
nhận thanh toán, phải ngay lập tức xuất trình chứng từ để được chấp
nhận thanh toán và nếu yêu cầu thanh toán trước khi hối phiếu hết kỳ
hạn.
(5) Người mua thông báo đồng ý trả tiền/chấp nhận thanh toán hay từ
chối trả tiền/thanh toán, điều này tùy thuộc vào thiện chí của họ, có thể
chia ra ba trường hợp:
♣ Người mua chiếm dụng hàng hóa của người bán và không trả tiền.
♣ Người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng, người bán phải xử
lý: Thương lượng để bán giảm giá cho người mua, bán cho người khác,
vận chuyển về hoặc bỏ đi.
♣ Người mua thanh toán/chấp nhận thanh toán tiền. Nếu người mua
chấp nhận thanh toán thì:
(6) Ngân hàng bên mua chuyển tiền từ tài khoản của người nhập khẩu
chuyển sang ngân hàng uỷ thác thu, trường hợp người nhập khẩu đồng ý
trả tiền. Nếu người mua từ chối trả tiền, không chấp nhận thanh toán thì
ngân hàng thu thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu hoặc báo có cho
người xuất khẩu biết.
(7) Ngân hàng uỷ thác thu (bên bán) chuyển tiền cho người xuất khẩu
hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối
trả tiền.

Khuyết điểm của nhờ thu trơn:
Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương
mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. Vì
việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có
thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán
(phụ thuộc vào người mua). Trong khi đó,ngân hàng chỉ đóng vai trò
trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho
người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập
khẩu được.
Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường
hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu hoặc dùng để
thanh toán cước vận tải, bảo hiểm, hoa hồng, lợi tức,
2. Quy trình nhờ thu kèm chứng từ:
(1) Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao
bộ chứng từ hàng hoá (gồm bộ chứng từ gửi hàng và hối phiếu chuyển
cho ngân hàng và nhờ ngân hàng thu hộ tiền ghi trên tờ hối phiếu đó ở
người mua). Theo qui định tại điều 8 của URC 522, Khi ngân hàng
chuyển chỉ thị rằng hoặc là ngân hàng thu hoặc là người trả tiền sẽ phải
tạo lập chứng từ (hối phiếu, kỳ phiếu, biên lai tin khác, thư cam kết hoặc
các chứng từ khác) mà không có trong nhờ thu thì hình thức và lời văn
cho những chứng từ như thế sẽ do ngân hàng chuyển quy định, ngược
lại, ngân hàng thu sẽ không chịu trách nhiệm về hình thức và lời văn của
bất kỳ chứng từ nào do người trả tiền và/hoặc ngân hàng thu cấp.
(2) Người xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân
hàng nhận uỷ thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu. Ngân hàng
nhận uỷ thác (bên bán) chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng
(bên mua) để thông báo cho người nhập khẩu
(3) Ngân hàng bên mua chuyển hối phiếu chấp nhận đến người nhập
khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (nếu người mua trả tiền
mới giao chứng từ gửi hàng cho họ để nhận hàng, nếu không thì cầm giử

chứng từ lại và báo cho ngân hàng bên bán biết. Theo qui định tại điều 7
ngân hàng trao các chứng từ thương mại chia thanh các trường hợp:
♣ Nếu các nhờ thu không bao gồm các hối phiếu có thể thanh toán vào
một ngày trong tương lai thì các chỉ thị nhờ thu phải quy định rằng các
chứng từ thương mại phải được giao khi nhận được thanh toán.
♣ Nếu nhờ thu bao gồm một hối phiếu có thể thanh toán vào một ngày
trong tương lai thì chỉ thị nhờ thu phải ghi rõ chứng từ thương mại hoặc
sẽ được giao cho người trả tiền để chấp nhận thanh toán (D/A) hay thanh
toán ngay (D/P).
♣ Nếu không có quy định như thế thì chứng từ thương mại sẽ chỉ được
giao khi thanh toán (D/P) và ngân hàng thu sẽ không chịu trách nhiệm
về bất cứ hậu quả nào phát sinh do bất cứ sự chậm trễ nào trong việc
trao chứng từ.
♣ Nếu nhờ thu bao gồm một hối phiếu có thể thanh toán vào một ngày
trong tương lai và chỉ thị nhờ thu quy định chứng từ thương mại sẽ được
xuất trình khi thanh toán thì chứng từ chỉ được giao khi được thanh toán
như thế và ngân hàng thu sẽ không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ hậu
quả nào phát sinh từ bất cứ sự chậm chễ nào trong việc trao chứng từ.
(4) Người nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền, cũng có các
trường hợp xãy ra:
♣ Người mua từ chối thanh toán và không nhận hàng, người bán phải xử
lý: Thương lượng để bán giảm giá cho người mua, bán cho người khác,
vận chuyển về hoặc bỏ đi.
♣ Người mua thanh toán/chấp nhận thanh toán tiền.
Nếu là D/P thì người mua phải trả tiền để được nhận chứng từ lấy hàng.
Nếu là D/A thì người mua phải chấp nhận hối phiếu, đến thời hạn qui
định sẽ trả tiền, để được nhận chứng từ đi lấy hàng. Nếu là D/OT thì
người mua xuất trình các giấy hứa trả tiền, thư cam kết trả tiền, biên lai

×