Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển, ra hoa của một số giống địa lan (cymbidium sp ) nhập nội và nghiên cứu biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng giống địa lan vàng hoàng đế tại mộc châu sơn la

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 112 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*********


ðẶNG TIẾN DŨNG




ðÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, RA HOA
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ðỊA LAN (Cymbidium sp.) NHẬP NỘI VÀ
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÀM TĂNG NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG GIỐNG ðỊA LAN VÀNG HOÀNG ðẾ
TẠI MỘC CHÂU - SƠN LA



LUẬN VĂN THẠC SĨ










HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
*********

ðẶNG TIẾN DŨNG



ðÁNH GIÁ SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, RA HOA
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ðỊA LAN (Cymbidium sp.) NHẬP NỘI VÀ
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP KỸ THUẬT LÀM TĂNG NĂNG SUẤT,
CHẤT LƯỢNG GIỐNG ðỊA LAN VÀNG HOÀNG ðẾ
TẠI MỘC CHÂU - SƠN LA




CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ Số: 60.62.01.10



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. PHẠM THỊ MINH PHƯỢNG
2. TS. ðẶNG VĂN ðÔNG





HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng, mọi sự giúp ñỡ cho việc hoàn thành luận văn này ñã
ñược cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn





ðặng Tiến Dũng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện ñề tài nghiên cứu, tôi luôn nhận

ñựơc sự quan tâm của cơ quan, nhà trường, sự giúp ñỡ tận tình của các thầy cô,
các ñồng nghiệp, bạn bè và gia ñình.
Nhân dịp hoàn thành luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc ñến

TS. Phạm Thị Minh Phượng, TS. ðặng Văn ðông người ñã tận tình hướng dẫn tôi
thực hiện ñề tài và hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Rau quả hoa, cây
cảnh - Khoa Nông học - Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Trung tâm nghiên cứu và
Phát triển hoa, cây cảnh – Viện nghiên cứu Rau quả nơi tôi thực hiện ñề tài và các
ñồng nghiệp ñã tạo ñiều kiện, hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu ñể có thể hoàn thành luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cám ơn toàn thể gia ñình, bạn bè ñã tạo ñiều
kiện và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2014
Tác giả luận văn



ðặng Tiến Dũng


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii


MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

MỞ ðẦU 1

1.

ðặt vấn ñề 1

2.

Mục ñích và yêu cầu 1

2.1.

Mục ñích 1

2.2.

Yêu cầu 1

3.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 2


3.1.

Ý nghĩa khoa học của ñề tài 2

3.2.

Ý nghĩa thự c tiễn của ñề tài 2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3

1.1.

Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế cây hoa ñịa lan 3

1.1.1.

Nguồn gốc của cây hoa lan 3

1.1.2.

Phân loại và ñặc ñiểm thực vật học 4

1.1.3.

Yêu cầu ngoại cảnh 6

1.1.4.

Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên lan Kiếm 8


1.2.

Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và Việt Nam 9

1.2.1.

Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới 9

1.2.2.

Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam 11

1.3.

Một số kết quả nghiên cứu về hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam 12

1.3.1.

Một số kết quả nghiên cứu về hoa lan trên thế giới 12

1.3.2.

Một số kết quả nghiên cứu về hoa lan ở Việt Nam 17

Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1.

Vật liệu nghiên cứu 23



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2.

Nội dung nghiên cứu 24

2.3.

Thời gian nghiên cứu 24

2.4.

ðịa ñiểm nghiên cứu 24

2.5.

Phương pháp nghiên cứu 24

2.5.1.

Phương pháp bố trí, theo dõi thí nghiệm 24

2.5.2.

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 28

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31


3.1.

Nội dung 1: ðánh giá ñặc ñiểm hình thái, khả năng sinh trưởng và
phát triển, năng suất chất lượng của một số giống ñịa lan nhập nội 31

3.2.

Nội dung 2: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất chất
lượng giống hoa ñịa lan Vàng Hoàng ðế 36

3.2.1.

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến khả năng
sinh trưởng, phát triển của giống ñịa lan Vàng Hoàng ðế 36

3.2.2.

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu loại giá thể ảnh hưởng ñến sinh trưởng và
phát triển của giống ñịa lan Vàng Hoàng ðế 43

3.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá ñến
sinh trưởng và phát triển của giống ñịa lan Vàng Hoàng ðế 50

3.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu hiệu lực của một số loại thuốc phòng trừ
bệnh cháy lá trên cây ñịa lan Vàng Hoàng ðế 55

KẾT LUẬN 58

5.1.


Kết luận 58

5.2.

ðề nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 60

PHỤ LỤC 62


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. ðặc ñiểm hình thái thân lá của một số giống ñịa lan nhập nội tại
Mộc Châu – Sơn La 31

Bảng 3.2. ðặc ñiểm cấu trúc thân, lá một số giống ñịa lan nhập nội tại
Mộc Châu – Sơn La 32

Bảng 3.3. ðặc ñiểm cấu tạo hoa của một số giống ñịa lan nhập nội tại Mộc
Châu – Sơn La 33

Bảng 3.4. ðặc ñiểm hoa của một số giống ñịa lan nhập nội tại Mộc Châu –
Sơn La 34

Bảng 3.5. Tập tính nở hoa của của một số giống ñịa lan nhập nội tại Mộc
Châu - Sơn La 35


Bảng 3.6. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến ñộng thái ñẻ nhánh của cây 36

Bảng 3.7. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao cây 38

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến ñộng thái phát triển lá cây 39

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến ñộng thái ra lá mới của cây 39

Bảng 3.10. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến ñộng thái phát triển ñường
kính thân cây 40

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến số lượng ngồng hoa 41

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến ñộng thái tăng trưởng ngồng
hoa (tính từ khi xuất hiện ngồng hoa) 42

Bảng 3.13. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái ñẻ nhánh của cây 43

Bảng 3.14. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây 44

Bảng 3.15. Ảnh hưởng của giá thể trồng ñến ñộng thái ra lá 45

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái ra lá mới của cây 46

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái phát triển ñường kính
thân cây 46

Bảng 3.18. Ảnh hưởng của giá thể ñến số lượng ngồng hoa (tính từ khi xuất

hiện ngồng hoa) 48


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

Bảng 3.19. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái tăng trưởng ngồng hoa
(tính từ khi xuất hiện ngồng hoa) 49

Bảng 3.20. Ảnh hưởng phân bón lá ñến ñộng thái ñẻ nhánh của cây 50

Bảng 3.21. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng chiều
cao cây 51

Bảng 3.22. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái phát triển lá 52

Bảng 3.23. Ảnh hưởng của phân bón ñến ñộng thái ra lá mới của cây 53

Bảng 3.24. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái phát triển ñường kính
thân cây 53

Bảng 3.25. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến số lượng ngồng hoa (tính từ
khi xuất hiện ngồng hoa) 54

Bảng 3.26. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng
ngồng hoa (tính từ khi xuất hiện ngồng hoa) 55

Bảng 3.27. Hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trừ bệnh cháy lá trên cây
ñiạ lan Vàng Hoàng ðế 56




Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. ðộ bền hoa và ñộ bền cụm hoa của các giống hoa khác nhau 35

Hình 3.2. Số nhánh sau trồng 130 ngày 37

Hình 3.3. ðộng thái tăng trưởng chiều cao cây 38

Hình 3.4. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến ñộng thái phát triển ñường
kính thân cây 40

Hình 3.5. Ảnh hưởng của ẩm ñộ giá thể ñến ñộng thái tăng trưởng
ngồng hoa 42

Hình 3.6. Số nhánh sau trồng 130 ngày 43

Hình 3.7. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao cây 44

Hình 3.8. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái phát triển ñường kính
thân cây 47

Hình 3.9. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái tăng trưởng ngồng hoa 49

Hình 3.10. Ảnh hưởng phân bón lá ñến ñộng thái ñẻ nhánh của cây 50


Hình 3.11. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao cây 51

Hình 3.12. Ảnh hưởng của phân bón lá ñến ñộng thái phát triển ñường kính
thân cây 54


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Ý nghĩa
CCC Chiều cao cây
CDNH Chiều dài ngồng hoa
CT Công thức
CTTN Công thức thí nghiệm
ðKT ðường kính thân
ðVT ðơn vị tính
WTO Tổ chức Thương mại thế giới



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Những năm gần ñây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế nhu
cầu sử dụng hoa nói chung và hoa ñịa lan nói riêng cũng tăng rất nhanh, bên cạnh nhu

cầu về số lượng, chất lượng hoa cũng ñòi hỏi ngày càng cao. Việt Nam là nơi xuất xứ
của các loài lan thơm ñẹp và quý hiếm của thế giới. Nhờ ñiều kiện thiên nhiên ưu ñãi
chúng ta có thể trồng các loại lan từ núi cao ñến ñồng bằng, từ trang trại, sân vườn ñến
ban công nhà tầng của thành phố.
Hiện nay, các giống ñịa lan mới, ñẹp ñang ñược bán nhiều ở thị trường chỉ thích
nghi với các vùng khí hậu mát mẻ, mặt khác kỹ thuật trồng, chăm sóc những giống ñịa
lan này rất phức tạp, nên ở Việt nam các giống ñịa lan này, chưa phát triển nhiều.
Huyện Mộc Châu thuộc tỉnh Sơn La có vùng núi cao với khí hậu trong lành,
mát mẻ, tương tự các vùng trồng ñịa lan lớn ở Côn Minh - Trung Quốc, ðà Lạt - Lâm
ðồng, hoàn toàn có thể phát triển ñược các giống ñịa lan mới quý hiếm. Tuy nhiên, ñể
ñưa một giống ñịa lan mới ra ngoài sản xuất, cần có sự thử nghiệm ñể ñánh giá khả
năng thích ứng, cũng như cần phải nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm
sóc chúng. Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “ðánh giá
sinh trưởng, phát triển, ra hoa một số giống ñịa lan (Cymbidium sp.) nhập nội và
nghiên cứu biện pháp kỹ thuật làm tăng năng suất, chất lượng giống ñịa lan Vàng
Hoàng ðế tại Mộc Châu - Sơn La”.
2. Mục ñích và yêu cầu
2.1. Mục ñích
Nghiên cứu, xác ñịnh các giống hoa ñịa lan mới phù hợp với ñiều kiện sinh thái
vùng Mộc Châu - Sơn La, góp phần phát triển nghề sản xuất hoa ñịa lan tại Mộc Châu
- Sơn La.
2.2. Yêu cầu
+ ðánh giá ñược ñặc ñiểm hình thái, khả năng sinh trưởng và phát triển, năng
suất, chất lượng của một số giống ñịa lan nhập nội và lựa chọn ñược giống hoa có triển
vọng cho sản xuất.
+ Xác ñịnh ñược chế ñộ bón phân có ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển
của giống ñịa lan Vàng Hoàng ðế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2


+ Xác ñịnh ñược loại giá thể ảnh hưởng ñến sinh trưởng và phát triển của giống
ñịa lan Vàng Hoàng ðế.
+ Xác ñược ẩm ñộ giá thể phù hợp cho giống ñịa lan Vàng Hoàng ðế sinh
trưởng phát triển tốt.
+ Lựa chọn ñược loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh cháy lá trên giống
ñịa lan Vàng Hoàng ðế.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học của ñề tài
+ Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học về ñặc ñiểm
hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng của một số giống hoa
ñịa lan nhập nội và các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hoa giống ñịa lan
Vàng Hoàng ðế.
+ Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo trong giảng dạy, nghiên cứu hoa nói
chung và hoa ñịa lan nói riêng.
3.2. Ý nghĩa thự c tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của ñề tài làm cơ sở cho việc ñề xuất nhập nội các giống
hoa ñịa lan mới và những biện pháp kỹ thuật thích hợp trong quá trình nuôi trồng,
chăm sóc cây hoa ñịa lan.





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại, giá trị kinh tế cây hoa ñịa lan
1.1.1. Nguồn gốc của cây hoa lan

Theo các tác giả Trần Hợp (1990) Nguyễn Tiến Bân (1997) Võ Văn Chi,
Dương ðức Tiến (1978) Phạm Hoàng Hộ (2000) Nguyễn Văn Chương, Trịnh Văn
Thịnh (1991) cây lan Orchida thuộc họ phong lan Orchidaceae, thuộc bộ lan
Orchidales, lớp một lá mầm Monocotyledoneae. Cây lan ñược biết ñến ñầu tiên ở
Phương ðông. Hoa lan ñược biết ñến vào khoảng 2500 năm về trước (Thời ñại của
ðức Khổng Tử, 551 – 479 trước công nguyên). Ở Phương ðông lan ñược chú ý ñến vì
vẻ ñẹp duyên dáng của lá, hương thơm tuyệt vời của hoa. Khổng Tử ñề cao lan là vua
của những loài cỏ cây có hương thơm.
Hoa lan thường mọc ở các vùng nhiệt ñới, ñã ñược các thủy thủ, các lái buôn
các nhà truyền giáo mang về nên người Châu Âu biết ñến rất muộn, lan ñược chú ý
trước hết ñể làm thuốc chữa bệnh. Ở ñây người ta ñã tiến hành nghiên cứu rất công
phu tỷ mỉ về lan. Có thể nói Theopharastus là cha ñẻ ngành học về lan và ông là người
ñầu tiên dùng từ Orchid ñể chỉ một loài lan có củ tròn. Sau ñó Robut Bron (1773 –
1858) là người ñầu tiên ñã phân biệt rõ ràng giữa họ lan và các họ khác Người dặt nền
tảng cho môn học về lan là John Lindley (1799 – 1865). Năm 1863 ông công bố, sắp
xếp các tông họ lan (A tabuler view of the tribes of orchidaler). Tên của họ lan do ông
ñưa ra ñược dùng cho ñến ngày hôm nay.
Ở Việt Nam dấu vết nghiên cứu về lan thời kỳ ñầu không rõ rệt, có lẽ người
ñầu tiên có khảo sát về lan ở Việt Nam là Gioalas Noureiro – Nhà truyền giáo
người Bồ ðào Nha, ông ñã mô tả cây lan ở Việt Nam lần ñầu tiên vào năm 1789
trong cuốn “Flora cochinchinensis”, gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình ñến
nam phần Việt Nam là Aerides, Phaius và Sarcopodium mà ñã ñược Bentham và
Hooker ghi lại trong cuốn “ Genera planterum” (1862 – 1883) Chỉ sau khi người
Pháp ñến Việt Nam mới có những công trình nghiên cứu ñược công bố ñáng kể là
F. Gagnepain và A. Gnillaumin mô tả 70 chi” do H. Lecomte chủ biên, xuất bản
năm 1932 -1934.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4


Gần ñây nhất tác giả Leonid Averyanov (người Nga) và các tác giả Nguyễn
Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Dương ðức Huyến ñã lần lượt công bố trên tờ nguyệt san
Orchids của hội hoa lan Hoa Kỳ những khám phá mới lạ ñã phát hiện thấy 4 loài lan ở
Việt Nam chưa ñược biết ñến ñó là Paphiopledilum helenae, Renanthera citrina,
Paphiopedilum hiepii và Vanda bidupensis.
Cây hoa lan mọc khắp mọi nơi trên thế giới, từ miền gió tuyết ñến sa mạc nóng
bỏng khô cằn, từ miền núi cao rừng thẳm ñến ñồng cỏ của miền bình nguyên và ngay
cả các vùng sình lầy cũng có lan. ða số lan mọc tập trung ở các rừng cây nhiệt ñới, ở
các nước Châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam Có Dendobium, Vanda,
Phalaenopsis, Archinis, Renanthera, Ở Châu Nam Mỹ Như Costarica, Venezuela,
Colombia Có các giống Cattleya, Odontoglosum, Miltonia
Theo Presley (1981) thì vùng Châu Á nhiệt ñới có 250 chi và 6.800 loài trong
ñó chi Dendrobium có 1.400 loài, chi Coelogyne có khoảng 200 loài, chi Phalaenopsis
có 35 loài, chi Vanda có 60 loài vùng châu Mỹ nhiệt ñới có 306 chi và 8.266 loài, Chi
Cattleya có 60 loài, chi Epidendrum có 500 loài, chi Odontoglossum có 200 loài. Trên
thế giới có một số nước tập trung nhiều loài hoa như Colombia có khoảng 1.300 loài
và Tân ghine có khoảng 1.450 loài, Phan Thúc Huân, 1989). Khảo sát sơ bộ ở Việt
Nam, Chi Dendrobium có khoảng 89 loài, Paphiopedilum có 35 loài, chi Aerides có 5
loài chi Cymbidium có 20 loài, chi Phalaenopsis có 7 – 8 loài.
1.1.2. Phân loại và ñặc ñiểm thực vật học
Trong hệ thống phân loại thực vật họ lan là họ lớn thứ hai với 20.000 – 25.000
loài, chỉ sau họ cúc (A.L. Takhtajan) Loài ñịa lan thuộc:
Ngành: Magnoliophyta – Angiospermae
Lớp: Liliopsida – Monocotyledone
Bộ: Orchidales
Họ: Orchidaceae
Chi: Cymbidium
Về hình thái bên ngoài ñịa lan là những cây thân thảo, ña niên, ñể nhánh hàng
năm tạo thành những bụi nhỏ. Thân ngầm của ñịa lan (căn hành) thường ngắn nối những
củ với nhau. Các củ lan thực chất là những cành ngắn của căn hành. Củ già, khi bị tách


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

khỏi căn hành cũ có thể phát sinh ñoạn căn hành mới, từ ñó mọc lên những cây con, do
ñó người ta xếp Cymbidium vào nhóm lan ña thân.
- Củ lan (giả hành): Thường có dạng con quay hay dạng hột xoài. ðường
kính của giả hành từ 1cm ñến 15cm. Giả hành ñược bao bọc bởi các bẹ lá xếp xít
nhau, do ñó giả hành của ñịa lan không rõ ràng như một số loài lan khác như
Dendrobium.
- Rễ: Rễ của một số loại ñịa lan bì sinh hay phụ sinh thường mọc bám trên
vỏ cây, mặt ñất. Một số loài khác có rễ ăn sâu trong bọng cây, trong ñất mùn (ñịa
sinh hay thực sinh). Những rễ mới thường chỉ mọc ở cây con, còn cây mẹ ít khi
hình thành rễ mới mà chỉ thấy những rễ phụ phân nhánh từ rễ củ.
- Lá: Lá ñịa lan thường có hai dạng, dạng vẩy ñính theo một ñoạn căn hành
và dạng thực ñính trên giả hành. Lá ở dạng thực ñính trên giả hành thường có
cuống lá, giữa bẹ lá và cuống lá có một phần phân cách, khi phiến lá rụng vẫn còn
ñoạn bẹ ôm lấy giả hành, một số loài không có cuống lá. Tùy theo từng loài mà
hình dáng của phiến lá, gân lá rất khác nhau, gân dọc nổi rõ khay gân chìm trong
thịt lá. Một số loài ít chịu rợp có phiến lá màu vàng xanh, còn lại thường là màu
xanh ñậm. Bản lá và ñộ dầy của lá thay ñổi tùy theo từng loài, các loài sống ở trảng
trống có lá hẹp và dày hơn các loài ưa bóng rợp. Lá có dạng dải, dạng mũi mác hay
dạng phiến. ðầu lá thường là nhọn, hay chia thành hai thùy. Kích thước của lá biến
ñộng từ 0,5cm - 6cm, chiều dài thay ñổi từ 10cm-15cm
- Chồi hoa: Chồi hoa thường xuất hiện bên dưới của giả hành từ các nách lá,
tách bẹ già ñâm ra ngoài. Chồi hoa thường xuất hiện cùng với chồi thân mọc ñâm ra
hai phía hình ñuôi cá, nhưng chồi hoa căng tròn hơn, trong khi ñó chồi thân thì hơi
dẹt. Các lá ñầu tiên ở chồi thân mọc ñâm ra hai phía hình ñuôi cá, còn các lá bao ở
chồi hoa thì luôn ôm chặt quanh phát hoa.
- Cành hoa: Cành hoa không phân nhánh, có thể dựng ñứng hay buông

thõng. Cành hoa có thể mang từ vài hoa ñến vài chục búp hoa xếp luân phiên theo
hình xoắn ốc. Búp hoa khi ñã ñủ lớn bắt ñầu dang xa khỏi cành hoa, xoay nửa vòng
tròn ñể ñưa cánh môi xuống dưới, sau ñó búp hoa bắt ñầu bung cánh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

- Hoa: Hoa ñịa lan thoạt nhìn có 6 cánh với 5 cánh gần giống nhau và 1 cánh
môi. Thực ra 3 cánh bên ngoài chính là 3 lá ñài, có màu sắc giống 2 cánh hoa ở bên
trong. Cánh hoa cuối cùng biến ñổi thành cánh môi có màu sắc sặc sỡ hơn.
- Hoa ñịa lan là hoa lưỡng tính, ñặc biệt nhị ñực và nhụy cái cùng gắn
chung trên một trục hợp nhụy (trụ nhị - nhụy). Trên trục hợp nhụy, thị nhị nằm ở
trên cùng mang hai khối phân màu vàng, có gót dính như keo. Khối phấn ñược
ñậy bởi một nắp màu trắng ngà, nắp này dễ mở rời và cách biệt với nuốm nhụy
bởi một các mỏ nổi lên. Do hoa có cấu trúc ñặc biệt như trên vì vậy ðịa lan trong
tự nhiên quá trình thụ phấn chỉ xảy ra ñược nhờ côn trùng. Tận cùng phía bên
trong hoa có ñĩa mật và ñôi khi còn có tuyến tiết mùi thơm.
- Sau khi thụ phấn xong, bầu hoa xoay dần về vị trí cũ, bầu phình lên và tạo
thành quả. Quả của lan thuộc dạng quản nang có ba góc, bên trong quả chứa hàng trăm
ngàn hạt. Hạt lan có kích thước rất nhỏ trông như bụi phấn, màu vàng lụa. Khi chín
quả nở theo 3 ñường góc và phát tán hạt theo gió, hạt rơi vào nơi có ñiều kiện thích
hợp như ẩm ñộ, ánh sáng… thì hạt sẽ nảy mầm thành cây con. Trong tự nhiên tỷ lệ hạt
lan nảy mầm là rất thấp, do ñó khi chưa có công nghệ nuôi cấy mô thì việc trồng và
nhân giống ñịa lan cần thời gian lâu và gặp nhiều khó khăn (Dương Tấn Nhật, 2007).
1.1.3. Yêu cầu ngoại cảnh
Bất kỳ loại sinh vật nào cũng có yêu cầu về ñiều kiện ngoại cảnh nhất ñịnh ñể
sinh trưởng, phát triển. Cây hoa lan nói chung, ñịa lan Kiếm nói riêng cũng yêu cầu
một số ñiều kiện ngoại cảnh như: giá thể trồng, ẩm ñộ, ánh sáng, nhiệt ñộ và dinh
dưỡng. ðể cây lan Kiếm sinh trưởng, phát triển tốt cần phải ñáp ứng những yêu cầu
mà cây cần, ñó là cơ sở ñể nghiên cứu xây dựng quy trình phát triển chúng trong ñiều

kiện cụ thể của mỗi vùng (Trần Minh Nhật, 2007).
Các ñiều kiện cơ bản nuôi trồng ñịa lan (Cymbidium).
- Giá thể: là từ dùng ñể chỉ tất cả các vật chất bao quanh bộ rễ của cây trồng,
các loại giá thể khác nhau có ưu nhược ñiểm khác nhau và tùy theo mục ñích trồng,
loại cây trồng mà chọn các loại giá thể thích hợp.
Trên thế giới, ñã nhiều nghiên cứu và kết luận: một trong những yếu tố quan
trọng nhất của cây lan là việc lựa chọn giá thể hay môi trường ñể trồng thích hợp. Cây

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

lan sinh trưởng trong chất nền thoáng khí, có khả năng duy trì và thoát nước tốt. Một
loại giá thể (chất nền) tốt cho cây lan phải có khả năng cung cấp có hiệu quả ñộ ẩm,
dinh dưỡng và không khí cho cây. Giá thể sử dụng cho cây lan có thể là các chất trơ
vật lý hay còn gọi là giá thể vô cơ (ñá dăm, hạt nhựa, ñá vụn dung nham và các dạng
khác nhau của bọt núi lửa) hoặc vật liệu hữu cơ (sơ dừa, rêu biển, than bùn, than củi,
mùn cưa, bã mía, trấu hun, vỏ cây )
Giá thể vô cơ có ưu ñiểm là có thể ổn ñịnh một vài năm, ñối với giá thể này,
việc quan trọng nhất là sử dụng phân bón hợp lý.
Giá thể hữu cơ chúng phân hủy theo thời gian gây ra sự thối rễ ở ñáy bầu do sự
ñóng kết và tích lũy nước. Do vậy, cần thường xuyên bổ sung thêm giá thể mới ñể kích
thích, trẻ hoá bộ rễ cây.
Sử dụng giá thể còn phải chú ý ñến ñiều kiện nhiệt ñộ, khí hậu cụ thể. Ở vùng
có nhiệt ñộ thấp 65
0
F (18,33
0
C) ban ngày và 45
0
F (7,22

0
C) ban ñêm với ñộ ẩm trung
bình có thể thêm vỏ cây linh sam và ñá bọt biển (peclit thô) vào hỗn hợp trên. Hỗn hợp
này có nhiều tác dụng nhất cho khí hậu lạnh vào mùa ñông và ấm nóng vào mùa hè vì
vỏ cây giúp giữ lại lượng ẩm ñáng kể trong hỗn hợp.(Xuân Giao, 2010)
Ở ñiều kiện khí hậu khô có thể tăng thêm rêu và rong biển chúng sẽ làm sự
thoát ẩm diễn ra chậm lại. Nhưng cần sử dụng cẩn thận khi thêm rong (rêu) vì tưới
nước thường xuyên sẽ dẫn ñến thừa ẩm, úng làm bộ rễ thối rữa, cây dễ bị bệnh và chết.
- ðộ ẩm và chế ñộ tưới: ðộ ẩm cũng là yếu tố ảnh hưởng rất lớn ñến sinh
trưởng, phát triển của các loài lan kiếm.
Sự hài hoà của ẩm ñộ vùng, ẩm ñộ vườn, kích thước của chậu lan giúp cho
người trồng lan có thể sử dụng giá thể trồng, lượng nước tưới cho hợp lý.
ðối với cây ñịa lan, trong thời kỳ sinh trưởng cần tưới ñủ, giữa các lần tưới cần
xem xét các giá thể trồng, phải ñảm bảo cho giá thể trồng ñược thông thoáng làm cho rễ
lan phát triển tốt, ñộ ẩm yêu cầu khoảng từ 50% ñến 70%.
- Nhiệt ñộ: Theo tác giả Juntima and Pipatpongsa (2002) nhiệt ñộ tác ñộng ở
cây lan thông qua con ñường quang hợp, nhiệt ñộ còn ảnh hưởng ñến sự ra hoa của
một số loài. Như vậy, cây lan chỉ sinh trưởng, phát triển tốt nhất trong khoảng nhiệt ñộ
gọi là tối thích. Khoảng nhiệt ñộ này khác nhau tuỳ thuộc vào loài (Parinda-Sriyaphai,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

2002). Chi lan Kiếm thích ứng với thời tiết từ mát mẻ, nhiệt ñộ thích hợp cho sinh
trưởng là 18-25
0
C, nhiệt ñộ phân hoá là 16-18
0
C.
- Ánh sáng: Ánh sáng ảnh hưởng ñến sự ra hoa của một số loài lan, nếu thiếu

ánh sáng cây không ra hoa, nhưng các loài lan khác nhau có nhu cầu về ánh sáng khác
nhau (Lin, WC và CS, 2003)
Chi lan Kiếm là chi lan ñược xếp vào nhóm lan ưa sáng trung bình, nhu cầu ánh
sáng khoảng 50% ñến 80% ánh sáng trực xạ (Widiastoety, D. và cộng sự, 2005).
- Dinh dưỡng: Dinh dưỡng hết sức quan trọng ñối với lan, tuy không ñòi hỏi số
lượng lớn nhưng yêu cầu phải ñầy ñủ các thành phần dinh dưỡng, tuỳ vào từng thời kỳ
sinh trưởng mà nhu cầu dinh dưỡng của cây lan là khác nhau (Theo các tác giả
Ajchara- Boonrote (1987), Pritchard,-HW (1984) Soebijanto và CS (1988), Supaporn
– Porprasit (1992)).
1.1.4. Các loại sâu bệnh hại thường gặp trên lan Kiếm
Bệnh ñốm vòng
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria sp. gây ra.
ðặc ñiểm, triệu chứng: Vết bệnh màu nâu ñen, hơi lõm, hình tròn có vân ñồng
tâm. Bệnh hại nụ, cuống, ñài hoa làm hoa dễ bị rụng, trời mưa vết bệnh thường phát
triển mạnh làm thối lá.
Bệnh ñốm lá
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Cercospora sp. gây ra.
ðặc ñiểm, triệu chứng: Vết bênh thường có hình thoi và hình tròn nhỏ, ñường
kính trung bình 1mm, màu xám nâu, xuất hiện ở mặt dưới lá. Bệnh nặng làm lá vàng,
chóng rụng, cây cằn cỗi, sinh trưởng kém.
Bệnh thán thư
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Colletotrichum sp. gây ra.
ðặc ñiểm, triệu chứng: Vết bệnh thường hình tròn, nhỏ, màu nâu vàng, xuất
hiện từ mép lá, chót lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình 3 – 6 mm. Giữa vết
bệnh hơi lõm, màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu ñỏ, trên mô bệnh có
nhiều chấm nhỏ màu ñen.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9


Bệnh thối hạch
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sclerotium rolfsum gây ra.
ðặc ñiểm, triệu chứng: Trên gốc thân vết bệnh màu vàng nhạt sau chuyển sang
màu vàng nâu, thân cây teo tóp, lá vàng do gốc rễ bị tổn thương nên lá thường bị nhăn
rúm, cây sinh trưởng kém, bệnh nặng cây bị chết. Bệnh hại trên nhiều giống lan nhất là
giống Oncidium và Cattleya.
Bệnh thối mềm vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra.
ðặc ñiểm, triệu chứng: Vết bệnh hình bất ñịnh, ủng nước, màu trắng ñục,
thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối ủng, thời
tiết khô hanh mô bệnh khô tóp, có màu trắng xám.(American Orchid Society, 1996).
1.2. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Trong những năm gần ñây, nhờ các thành tựu khoa học và sự phát triển về công
nghệ sinh học ñược ứng dụng rộng rãi cùng với phương tiện giao thông phát triển
mạnh mẽ, việc xuất, nhập khẩu hoa lan nói chung và hoa ñịa lan nói riêng ngày càng
tăng với quy mô rộng lớn.
Ở ðài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong ñó diện tích
trồng phong lan là 484 ha. Giá trị xuất khẩu lan Hồ ðiệp của ðài Loan ñạt 23,9 triệu
USD (năm 2004); 27,05 triệu USD (năm 2005) và tăng lên 35,38 triệu USD trong
năm 2006 và hiện này ðài Loan là nước ñứng ñầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ Hồ
ñiệp và ðịa lan.
Thái Lan là nước dẫn ñầu thế giới về xuất khẩu lan với tổng thu nhập 68,20
triệu USD vào năm 1994 và lên ñến 110,0 triệu USD năm 2003, chỉ tính riêng 6
tháng ñầu năm 2007, Thái Lan ñã thu ñược hơn 70,0 triệu USD từ việc xuất khẩu,
diện tích trồng loại hoa này chiếm hơn 1/3 tổng diện tích các loại hoa khác. Vì vậy,
trong suốt một thập kỷ qua, Thái Lan luôn giữ vững vị trí Quốc gia xuất khẩu hoa
lan lớn nhất thế giới.
Công nghiệp hoa cắt cành ở Malayxia là một ngành mới phát triển so với các

lĩnh vực nông nghiệp khác. Theo kế hoạch kinh tế Malayxia lần thứ 7 (1996 - 2000) và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

chính sách nông nghiệp Quốc gia (1992 - 2010), hoa cắt cành ñược xác ñịnh là nhóm
sản phẩm ưu tiên có nhiều tiềm năng ñáp ứng cho nhu cầu trong nước và thế giới, tạo
ra thu nhập cao hơn cho người sản xuất. Malayxia có tổng số diện tích trồng hoa cắt
cành khoảng trên 1.218,0 ha trong ñó 580,0 ha trồng hoa lan. Hoa lan ñược trồng phổ
biến là Dendrobium, Aranda, Oncidium và Mokara ñóng góp ñến 97,0% hoa lan cắt
cành của Malayxia
Ở Singapore, nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô lớn bắt ñầu năm
1987. Nhà nước ñã thấy rõ tiềm năng xuất khẩu loại hoa này trên thị trường thế giới
nên ñã mở rộng các trang trại trồng hoa phong lan. Năm 1992, xuất khẩu ñạt hơn 18
triệu USD, năm 1995 ñạt 37,0 triệu USD, chiếm 12,0% thị trường phong lan trên
thế giới. Chính phủ Singapore ñặt kế hoạch vào năm 2010, xuất khẩu lan ñạt 100,0
triệu USD.
Hoa lan là loại hoa mới ñược thương mại hoá ở Mỹ. Doanh thu của chúng
ñem lại tăng lên rất nhanh chóng. Năm 2006 với tổng giá trị thu thập từ một số
loại hoa chính ñạt trên 800 triệu USD trong ñó hoa lan chậu là một trong những
loại hoa ñược bán nhiều nhất (ñứng thứ 2 sau hoa Trạng Nguyên) và ñạt 144,0
triệu USD và theo thống kê từ năm 1996 ñến năm 2006 giá trị lan chậu bán ra
tăng 206,4%, Trạng Nguyên chỉ tăng 12,6% trong khi ñó nhiều loại hoa chủ lực
trước ñó lại không tăng ñáng kể và ñặc biệt nhiều chủng loại còn ñạt giá trị là -
37,20% như hoa Hồng, Violet là -32,90%, Cúc là -18,60%
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Kim ngạch
thương mại hoa lan cắt cành trên thế giới năm 2000 ñạt 150,0 triệu USD, trong ñó
Nhật Bản là nước nhập khẩu hoa lan cắt cành ñứng thứ nhất thế giới, sau ñó là Ý,
tiếp theo là Pháp, ðức ñứng thứ tư và thứ năm là Mỹ.
Là ngành giá trị kinh tế cao nên rất nhiều nước ñã tập trung vào việc nghiên

cứu hoa lan chất lượng cao ñể phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Các
nước như Thái Lan, Nhật Bản, Inñônêsia, Hà Lan ñã ñầu tư mạnh cho các trang
trại, công ty ñể sản xuất hoa chậu và hoa cắt. Họ tập trung chủ yếu vào việc nhân
nhanh lan sạch bệnh, hoa ñẹp, có mùi thơm, ña dạng về màu sắc và hình dạng ñể

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

cung cấp cho hơn 50 nước trên thế giới. Do ñó, chúng ta có thể nói rằng sản xuất
lan ñã ñem lại lợi nhuận rất cao cho các nước ñang phát triển và phát triển (Phan
Trúc Huân, 1998).
1.2.2. Tình hình sản xuất hoa lan ở Việt Nam
Trước những năm 1986, nghề trồng hoa của Việt Nam chỉ tập trung ở một vài
làng nghề ở Hà Nội, Hải Phòng, TP. HCM, ðà Lạt và một vài tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Diện tích trồng hoa của Việt Nam theo số liệu thống kê năm 1993 chỉ chiếm 0,02%
tổng diện tích ñất nông nghiệp (khoảng 1.585 ha). Trong ñó diện tích trồng hoa lan
chiếm 10%
Trong những năm gần ñây, do sự phát triển chung của nền kinh tế, ñời sống
nhân dân ngày càng ñược cải thiện từ ñó nhu cầu chơi hoa ngày càng phát triển
rộng rãi. Thị trường WTO mở cửa kết hợp với chính sách sản xuất theo hướng hàng
hoá xuất khẩu của nhà nước ñã tác ñộng mạnh mẽ, tích cực ñến ngành sản xuất hoa
nói chung và hoa lan nói riêng. Sản xuất hoa lan ở Việt Nam tập trung theo 2 hướng
chính:
+ Sản xuất theo quy mô công nghiệp các loài lan mới lai tạo hoặc ñược nhập
nội (lan công nghiệp) như Hồ ðiệp (Phalaenopsis), ñịa lan (Cymbidium sp.), Cát lan
(Cattleya), Vũ Nữ (Oncidium), Hoàng Thảo (Dendrobium)
+ Khai thác và nuôi trồng các loài hoa lan bản ñịa (lan rừng)
ðà Lạt là ñiạ phương có diện tích trồng hoa lan nói chung và hoa ñịa lan nói
riêng lớn nhât hiện nay, năm 1976 ðà Lạt có 6/9 phường sản xuất hoa ñịa lan cắt cành
với tổng diện tích 2,6 ha. Năm 1978 ðà lạt ñã xuất khẩu 3000 cành hoa ñịa lan sang

châu Âu và với ñiều kiện tự nhiên của ðà Lạt phù hợp với việc trồng nhiều loài hoa
ñặc biệt là hoa ñịa lan, hiện nay ðà lạt có 25ha trồng hoa ñịa lan và hướng phát triển
ñến năm 2020 là 50ha.
Năm 1984, dự án Lð-05 với chương trình khoa học cây lan và khẩu hiệu “Nhà
nhà trồng lan, người người trồng lan” với mục tiêu sản xuất ñược một triệu cành hoa
ñịa lan vào năm 1990 ñã làm hồi sinh ngành trồng hoa ðà Lạt trên cơ sở ứng dụng
công nghệ nhân cấy mô thực vật vào công tác tạo nguồn giống sạch bệnh, ñáp ứng cho

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

nhu cầu ngày càng cao của sản xuất. Sản phẩm hoa ñịa lan ðà Lạt ñã ñi ñến ñược các
nước thuộc ðông Âu, Nhật Bản
Giai ñoạn 2005- 2010: Là giai ñoạn ngành trồng hoa ðịa Lan ở ðà Lạt có
bước chuyển mình mạnh mẽ nhất: cùng với các chủ trang trại, hộ dân, với các nhà
ñầu tư nước ngoài ñã tăng cường ñầu tư về vốn, công nghệ, nhập nội nhiều giống ñịa
lan mới có chất lượng cao mở rộng quy mô canh tác, tuy vậy sản lượng hoa ñịa lan
chậu và cắt cành vẫn chưa ñủ cung cấp cho nhu cầu rộng lớn của thị trường. Trong
khi ñó nhiều ñịa phương như Sapa (Lào Cai), Tam ðảo (Vĩnh Phúc), Mộc Châu (Sơn
La), Quyết Chiến (Hòa Bình) có khí hậu và ñiều kiện tự nhiên tương tự như ðà Lạt.
ðây là ñiều kiện thuận ñể phát huy và kế thừa những kết quả của ngành trồng hoa ñịa
lan ở ðà Lạt ñể áp dụng cho các ñịa phương trên nhằm phát triển hơn nữa ngành
trồng hoa ñịa lan (Ngô Quang Vũ, 2012).
1.3. Một số kết quả nghiên cứu về hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về hoa lan trên thế giới
Nghiên cứu ñánh giá nguồn gen:
Các nhà khoa học Trung Quốc thuộc Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật
thành phố Thâm Quyến, Viện Nghiên cứu Thâm Quyến, ðại học Thanh Hoa và
Viện Nghiên cứu Gen Hoa ðại tuyên bố ñã hoàn thành việc phác họa khung bản ñồ
gen hoa lan (He S., Lu S. C., 1994).

Các nhà khoa học ñã tiến hành phân tích so sánh gen của 11 loài hoa lan khác
nhau và tạo ra ñược hệ thống tiến hóa tương ñối hoàn chỉnh. Sau khi hoàn thành việc
phác họa khung bản ñồ gen hoa lan, các nhà khoa học sẽ tiếp tục hoàn thiện bản ñồ
gen chi tiết.
Việc triển khai kế hoạch phác thảo bản ñồ gen hoa lan không những giải ñáp
ñược lịch sử và bí ẩn về loài hoa này, mà còn tạo cơ sở quan trọng giúp công việc
nghiên cứu chức năng và sự tiến hóa của hoa lan.
Bản ñồ gen này cũng cung cấp những căn cứ khoa học giúp con người bảo vệ
loài hoa quý giá này, có kế hoạch khai thác và tận dụng kho tài nguyên gen một cách
hiệu quả và thiết thực nhất (Li F, Chen K S, Chen H T, et al. 1998).


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

Nghiên cứu chọn, tạo giống:
Trong nhiều năm qua, các nước tiên tiến ñã sử dụng các kỹ thuật truyền thống
và hiện ñại vào chọn tạo giống hoa nói chung và hoa lan nói riêng ñã ñạt ñược những
kết quả rất khả quan, ñặc biệt là trên một số giống lan công nghiệp như Hồ ðiệp, Vũ
Nữ, ðịa lan , từ ñó ngành sản xuất hoa lan ñã mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho
nền kinh tế của nhiều nước như Hà Lan, Trung Quốc, ðài Loan, Thái Lan Các
phương pháp chủ yếu ñã ñược thế giới áp dụng gồm: lai hữu tính, xử lý ñột biến,
chuyển gen.
Khi nghiên cứu về lai tạo giống Hà Tùng (1994) ñã lai tạo thành công giữa 2
dòng: lan Xuân (C. goeringii) × lan Kiếm Tàu (C. sinense). Còn Lý Phương (1998) ñã
lai tạo và chọn ra ñược tổ hợp lai giữa: lan ðài (C. floribundum) × lan Huệ (C. faberi).
Ngoài việc lai tạo, các nhà nghiên cứu cũng quan tâm ñến việc tạo các giống
hoa lan mới bằng phương pháp xử lý ñột biến. Từ Vệ Huy (1995) cho rằng sử dụng tia
tử ngoại với cường ñộ thích hợp có tác dụng ngăn chặn sự phân chia NST trong quá
trình giảm phân dẫn ñến hình thành tế bào không ñầy ñủ gây nên sự biến dị. Khi sử

dụng tia tử ngoại với cường ñộ cao, Lâm Phương (1997) cho rằng nhân tế bào biến
ñổi, co cụm lại dẫn ñến biến dị. Còn Bành Lục Xuân (2004) với việc sử dụng tia
60
Co-
γ với cường ñộ bán tử vong ñã cho kết quả biến dị rất rõ ràng và không ñồng nhất
(Pan-Chi Liou, 2006)
ðịa lan (Cymbidium) hay còn gọi Thổ lan là một loại hoa lan khá phổ thông, vì
hội ñủ ñiều kiện: có nhiều hoa, to ñẹp, ñủ màu sắc và lâu tàn, rất thông dụng cho việc
trang trí trưng bày. Hiện nay, nước Mỹ có nhiều vườn ñịa lan dùng cho kỹ nghệ cắt
bông như Gallup & Tripping ở Santa Barbara nhưng cũng phải nhập hàng triệu ñô la
mỗi năm từ các nước Âu Châu và châu Á ñể cung ứng cho thị trường trong nước.
Nghiên cứu giá thể:
Ở vùng có nhiệt ñộ môi trường thấp (65H0 F ban ngày và 45H0 F ban ñêm)với
ñộ ẩm trung bình có thể thêm vỏ cây linh sam và ñá bọt biển (peclit thô) vào hỗn hợp
trên. Hỗn hợp này có nhiều tác dụng nhất cho khí hậu lạnh vào mùa ñông và ấm nóng
vào mùa hè vì vỏ cây giúp giữ lại lượng ẩm ñáng kể trong hỗn hợp (Huỳnh Thanh
Hùng, 2007).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

Ở ñiều kiện khí hậu khô có thể tăng thêm rêu và rong biển chúng sẽ làm sự thoát
ẩm diễn ra chậm lại. Nhưng cần sử dụng cẩn thận khi thêm rong (rêu) vì sự tưới nước
thường xuyên sẽ dẫn ñến thừa ẩm, úng làm bộ rễ thối rữa, cây dễ bị bệnh và chết
Người ta ñã sử dụng các loại giá thể, mục ñích giữ cho rễ cây ẩm, song không
quá ẩm, rễ cây luôn mát mẻ phát triển tốt
Theo một số nhà trồng lan Châu Á thì ở khí hậu ấm nóng chỉ sử dụng duy nhất
là ñá, tuy nhiên không giới thiệu (khuyên) cho ñiều kiện khí hậu mát mẻ, những hỗn
hợp ñá sẽ giữ lại ít nước và ñược dùng trong ñiều kiện có ñộ ẩm thấp. Ở vùng ẩm thấp
nhiệt ñộ môi trường cao (85

0
F ban ngày và 65
0
F ban ñêm) có thể trồng với sự pha trộn
của ñá mịn thô hoặc có thể là cây dương xỉ thêm vào 1 ít hỗn hợp ñá thô.
Các nhà vườn trồng lan ở Hoa Kỳ ñã áp dụng các công thức phối chế giá thể
cho một số loại lan như sau: (Soebijanto,Widiastoety,-D; Swanda, 1988)
Công thức 1: Giá thể cho ñịa lan (Cymbidium)
Vỏ thông nhỏ 5 phần
Vỏ thông vừa 2 phần
Vỏ dừa nhỏ hoặc lớn 2 phần
Cát số to (12) 1 phần
Gỗ thông ñỏ ½ phần
Công thức 2: Giá thể cho Cattleya, Lealia, Phalaenopsis
Vỏ thông cỡ vừa 6 phần
Vỏ dừa lớn 2 phần
ðá xanh hay ñá xốp 2 phần
ðá bọt 1 phần
Gỗ thông ñỏ ½ phần
Công thức 3: Giá thể cho lan Hoàng Thảo (Dendrobium)
Vỏ thông cỡ vừa 4 phần
Vỏ dừa lớn 2 phần
ðá xanh hay ñá xốp 4 phần
Gỗ thông nhỏ ½ phần

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 15

Công thức 4: Giá thể cho lan Hài, lan Vũ Nữ
Vỏ thông cỡ nhỏ 6 phần

Vỏ dừa lớn 2 phần
Than nhỏ 1 phần
ðá bọt 1 phần
Gỗ thông ñỏ ½ phần
(nguồn: hoalanvietnam.org)
Nghiên cứu về phân bón:
Năm 1992, Supaporn và Pornprasit nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và các
chất ñiều hoà sinh trưởng ñến sự phát triển và chất lượng hoa lan Dendrobium ekapol
“Panda no.1” ñã kết luận bón phân 20-20-20 làm tăng số lượng giả hành, tăng số hoa
và kéo dài ñộ bền hoa cắt. Bổ sung α-NAA 5 ppm, 20 ppm vitamin B1 hoặc 1%
Liquinox-Start 1 tuần 1 lần trong vòng 1 tháng có hiệu quả tốt nhất ñối với sinh trưởng
của giả hành. Bổ sung 1000 ppm Paclobutrazol 1 tuần 1 lần trong vòng 1 tháng có tác
dụng làm tăng chiều cao cây Dendrobium ekapol “Panda no.1”. (Pan-Chi Liou 2006),
nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón ñến sinh trưởng, phát triển của lan Dendrobium
ñã kết luận Dendrobium Linapa “No.3” trồng chậu với giá thể vỏ thông cỡ nhỏ và bón
phân N:P:K 20:8,6:16,6 hàm lượng 1 g/lít thúc ñẩy sự xuất hiện và phát triển của giả
hành, kéo dài tuổi thọ của rễ, thúc ñẩy hình thành mầm hoa và tăng số lượng hoa.
Nhằm xác ñịnh tỷ lệ N:P:K tốt nhất cho Dendrobium nobile Lindl. trồng chậu, năm
2008 Rebecca G. Bichsel và cs nghiên cứu tỷ lệ N và K là 0; 50; 100; 200; 400 mg/lít,
tỷ lệ P là 0; 25; 50; 100; 200 mg/lít và khẳng ñịnh tỷ lệ N:P:K lần lượt là 100 mg/lít,
50 mg/lít, 100 mg/lít thích hợp nhất cho lan Dendrobium nobile Lindl, giúp tăng chiều
cao cây, tăng kích thước giả hành, tăng số hoa và chất lượng hoa. Theo Rech, A.R. và
cs (2010) trong số 5 cường ñộ ánh sáng ñược thí nghiệm gồm 12800, 8300, 6200, 5600
và 4500 lux thì Dendrobium phalaenopsis compactum thích hợp nhất với cường ñộ
8300lux. Khi trồng lan ở cường ñộ ánh sáng này kết hợp tưới phân 2 lần 1 tuần vào
mùa hè và 2 ngày 1 lần vào mùa ñông với N:P:K = 7:7:7 cây phát sinh trưởng, triển
tốt, chất lượng hoa cao.

×