Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của bọ cánh cộc paederus fuscipes curtis và khả năng khống chế một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự tại hưng yên năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 80 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




BÙI DUY CƯƠNG



NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA BỌ CÁNH CỘC
Paederus fuscipes Curtis VÀ KHẢ NĂNG KHỐNG CHẾ MỘT
SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ
TẠI HƯNG YÊN NĂM 2013





LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI, 2014



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




BÙI DUY CƯƠNG



NGHIÊN CỨU ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA BỌ CÁNH CỘC
Paederus fuscipes Curtis VÀ KHẢ NĂNG KHỐNG CHẾ MỘT
SỐ LOÀI SÂU HẠI CHÍNH TRÊN RAU HỌ HOA THẬP TỰ
TẠI HƯNG YÊN NĂM 2013




CHUYÊN NGÀNH: BẢO VỆ THỰC VẬT
MÃ SỐ: 60.62.01.12


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. TRẦN ðÌNH CHIẾN



HÀ NỘI, 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa ñược sử dụng hay công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ghi rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Bùi Duy Cương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii

LỜI CẢM ƠN


ðể thực hiện và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần ðình Chiến ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ
tôi trong thời gian thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn cố GS.TS. Hà Quang Hùng và các cán bộ phòng Kỹ
thuật – Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc, ñã tạo ñiều kiện và nhiệt tình
giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo Bộ môn Côn trùng , Khoa Nông
học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam ñã truyền ñạt cho tôi những kiến thức

quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi cũng xin cảm ơn gia ñình, bạn bè và những người thân
ñã luôn bên cạnh ñộng viên, tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học
tập cũng như trong thời gian thực hiện luận văn.

Hà Nội, ngày 11 tháng 09 năm 2014

Học viên



Bùi Duy Cương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
MỞ ðẦU 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài 1
2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4
1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài 4

1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 5
1.2.1. Thành phần sâu hại và thiên ñịch của chúng trên rau họ hoa thập tự 5
1.2.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái, sinh học của họ Staphylinidae và
loài bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis. 8
1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 12
1.3.1. Nghiên cứu về sâu hại và thiên ñịch trên rau họ hoa thập tự 12
1.3.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái, sinh học của họ cánh cộc
(Staphylinidae) và loài bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis. 15
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1. Thời gian, ñịa ñiểm, ñối tượng nghiên cứu. 20
2.1.1. ðối tượng nghiên cứu 20
2.1.2. Thời gian và ñịa ñiểm nghiên cứu. 20
2.1.3. Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu. 20
2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu. 21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.2.1. ðiều tra diễn biến mật ñộ và thành phần loài BCC và một số loài sâu hại
chính trên rau họ hoa thập tự ở vùng trồng rau chính tại Hưng Yên. 21
2.2.2. Nuôi vật mồi 22
2.2.3. ðiều kiện thí nghiệm 22
2.2.4. Nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của bọ cánh cộc P. fuscipes 22
2.2.5. ðánh giá khả năng khống chế một số loài sâu hại chính trên rau họ
hoa thập tự của bọ cánh cộc P. fuscipes. 24
2.3. Các công thức tính toán 26
2.4. Phương pháp xử lý số liệu 26
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27
3.1. Thành phần Bọ cánh cộc trên rau họ hoa thập tự năm 2013 tại Văn
Lâm, Hưng Yên. 27

3.2. Diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes, sâu tơ và sâu xanh bướm
trắng trên rau HHTT 30
3.2.1. Diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes, sâu tơ và sâu xanh bướm
trắng trên cải bắp năm 2013 tại Văn Lâm, Hưng Yên 30
3.2.2. Diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes, sâu tơ và sâu xanh bướm
trắng trên cải ngọt năm 2013 tại Văn Lâm, Hưng Yên. 31
3.3. ðặc ñiểm hình thái của bọ cánh cộc P. fuscipes 34
3.4. ðặc ñiểm sinh học của bọ cánh cộc P. fuscipes 38
3.4.1. Tập tính sống của Bọ cánh cộc P. fuscipes 38
3.4.2. Thời gian phát dục của bọ cánh cộc P. fuscipes 39
3.4.3. Nhịp ñiệu ñẻ trứng và sức sinh sản của bọ cánh cộc P. fuscipes 40
3.4.4. Tỷ lệ trứng nở của Bọ cánh cộc P. fuscipes 42
3.4.5. Tỷ lệ ñực, cái của Bọ cánh cộc P. fuscipes 43
3.5. ðánh giá khả năng khống chế một số loài sâu hại chính trên rau họ
hoa thập tự của bọ cánh cộc P. fuscipes. 46

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.5.1. ðánh giá khả năng khống chế sâu tơ của bọ cánh cộc P. fuscipes ở
pha trưởng thành. 46
3.5.2. Khả năng khống chế sâu tơ của bọ cánh cộc P. fuscipes ở pha ấu trùng 47
3.5.3 ðánh giá khả năng khống chế sâu xanh bướm trắng của bọ cánh cộc
P. fuscipes ở pha trưởng thành. 48
3.5.4. Khả năng khống chế sâu xanh bướm trắng của bọ cánh cộc P.
fuscipes ở pha ấu trùng 49
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 52
1. Kết luận 52
2. ðề nghị 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG
STT TÊN BẢNG TRANG

Bảng 3.1. Thành phần Bọ cánh cộc trên rau họ hoa thập tự năm 2013
tại Văn Lâm, Hưng Yên. 27
Bảng 3.2. Diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes, sâu tơ và sâu
xanh bướm trắng trên cải bắp năm 2013 tại Văn Lâm,
Hưng Yên 30
Bảng 3.3. Diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes, sâu tơ và sâu
xanh bướm trắng trên cải ngọt năm 2013 tại Văn Lâm,
Hưng Yên 32
Bảng 3.4. Kích thước các pha phát dục của bọ cánh cộc P. fuscipes 38
Bảng 3.5. Thời gian phát dục các pha của bọ cánh cộc P. fuscipes 39
Bảng 3.6. Nhịp ñiệu ñẻ trứng và sức sinh sản của bọ cánh cộc P.
fuscipes 41
Bảng 3.7. Tỷ lệ trứng nở của bọ cánh cộc P. fuscipes nuôi trong
phòng thí nghiệm. 43
Bảng 3.8. Tỷ lệ ñực cái của bọ cánh cộc P. fuscipes nuôi trong phòng
thí nghiệm. 44
Bảng 3.9. Tỷ lệ ñực cái của bọ cánh cộc P. fuscipes thu mẫu trên
ñồng ruộng 45
Bảng 3.10. Khả năng khống chế sâu tơ của trưởng thành bọ cánh cộc
P. fuscipes 46
Bảng 3.11. Khả năng khống chế sâu tơ của ấu trùng tuổi 1 Bọ cánh
cộc P. fuscipes 47

Bảng 3.12. Khả năng khống chế sâu tơ của ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cộc
P. fuscipes 48

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

Bảng 3.13. Khả năng khống chế sâu xanh bướm trắng của trưởng
thành Bọ cánh cộc P. fuscipes 49
Bảng 3.14. Khả năng khống chế sâu xanh bướm trắng của ấu trùng
tuổi 1 Bọ cánh cộc P. fuscipes 50
Bảng 3.15. Khả năng khống chế sâu xanh bướm trắng của ấu trùng
tuổi 2 bọ cánh cộc P. fuscipes 51


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. ðại diện của bốn phân họ thuộc họ Staphylinidae 16
Hình 1.2. Các pha phát dục của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis. 18
Hình 3.1. Trưởng thành bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis 28
Hình 3.2. Trưởng thành bọ cánh cộc Paederus tamulus Erichson 29
Hình 3.3. Trưởng thành bọ cánh cộc Stenus sp. 29
Hình 3.4. Diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes, sâu tơ và sâu xanh
bướm trắng trên cải bắp năm 2013 tại Văn Lâm, Hưng Yên 31
Hình 3.5. Diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes, sâu tơ và sâu xanh
bướm trắng trên cải ngọt năm 2013 tại Văn Lâm, Hưng Yên 33
Hình 3.6. Một số ruộng rau trong quá trình ñiều tra thu thập mẫu 33
Hình 3.7. Trứng bọ cánh cộc P. fuscipes 34

Hình 3.8. Ấu trùng tuổi 1 bọ cánh cộc P. fuscipes 35
Hình 3.9. Ấu trùng tuổi 2 bọ cánh cộc P. fuscipes 36
Hình 3.10. Nhộng bọ cánh cộc P. fuscipes 36
Hình 3.11. Trưởng thành bọ cánh cộc P. fuscipes 37
Hình 3.12. Nhịp ñiệu ñẻ trứng của Bọ cánh cộc P. fuscipes 42



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BCC : Bọ cánh cộc
BVTV : Bảo vệ thực vật
CT : Công thức
GAP : Nông nghiệp tốt
HHTT : Họ hoa thập tự
ICM : Quản lý cây trồng tổng hợp
IPM : Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
NST : Ngày sau thả
STT : Số thứ tự
TB : Trung bình
TT : Trưởng thành


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU


1. Tính cấp thiết của ñề tài
Rau xanh là thực phẩm ñược sử dụng hàng ngày trong mỗi gia ñình,
làm nguyên liệu cho sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Trong cơ cấu gieo trồng,
rau họ hoa thập tự chiếm tỷ lệ diện tích khá lớn cung cấp gần 50% tổng sản
lượng rau cho toàn xã hội. ðể ñáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, ngoại
thành Hà Nội ñã hình thành nhiều khu vực sản xuất rau tập trung. Chính sự
gia tăng diện tích cũng như tính chuyên canh ngày càng cao ñã và ñang tạo
ñiều kiện cho sâu hại phát triển mạnh. Thành phần sâu hại rau họ hoa thập tự
rất phong phú nhưng có một số loài gây hại chính là sâu tơ (Plutella xylostella
Linnaeus), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae Linnaeus), sâu khoang
(Spodoptera litura Fabr.). Những loài sâu này phát sinh và gây hại nặng ở tất
cả các vùng và các mùa vụ trồng rau làm giảm năng suất rau từ 30 – 50%,
thậm chí còn có thể gây mất trắng. ðể bảo vệ cây rau nông dân ñã dùng nhiều
biện pháp khác nhau, trong ñó chủ yếu là dựa vào biện pháp hoá học. ðặc biệt
ñối với các vùng chuyên canh rau, thuốc bảo vệ thực vật ñược sử dụng nhiều,
liên tục. Bên cạnh ñó việc sử dụng các vật tư ñưa vào sản xuất nhiều khi có
chất lượng không cao, thiếu chọn lọc ñặc biệt là thuốc BVTV, phân hoá
học…làm xuất hiện nhiều sâu hại mang tính chống thuốc như sâu tơ, sâu xanh
bướm trắng làm giảm số lượng chủng loại các loài thiên ñịch có ích gây mất
cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, làm cho các loài sâu hại trước
ñây là thứ yếu nay bùng phát số lượng thành loài chủ yếu. ðồng thời còn làm
cho rau xanh bị nhiễm bẩn, dư lượng thuốc BVTV, phân hoá học, kim loại
nặng và vi sinh vật có hại vượt quá mức cho phép dẫn ñến các căn bệnh nguy
hiểm cho người sử dụng… thậm trí gây tử vong do sử dụng rau quả nhiễm
ñộc có chiều hướng gia tăng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2


Tình trạng ngộ ñộc thực phẩm do thuốc bảo vệ thực vật trên rau xanh
ñang nóng bỏng, ñược cả xã hội quan tâm. Các ngành chức năng ñã và ñang
vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không hề thuyên giảm. Nhu cầu ñược sử
dụng thực phẩm an toàn, rau an toàn tăng cao nhưng những sản phẩm rau
xanh thực sự an toàn, ñược sự tin tưởng của người tiêu dùng vẫn chưa nhiều.
Trồng rau ñã và ñang trở thành một nghề quen thuộc, ñem lại thu nhập
ñáng kể cho hàng ngàn hộ nông dân tỉnh Hưng Yên. ðể có sản phẩm rau an
toàn, không hẳn chỉ chú trọng trong khâu sản xuất mà phải thực hiện ñồng bộ
các giải pháp về kinh tế, kĩ thuật, xã hội và tổ chức quản lý. Tất cả người
trồng rau không chỉ ý thức ñược ảnh hưởng của sản phẩm mình sản xuất ra tới
sức khoẻ của người tiêu dùng mà còn phải nắm vững quy trình canh tác cho
từng loại rau, với từng ñiều kiện canh tác cụ thể có thể áp dụng một cách linh
hoạt ñể ñạt năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Rau an toàn phải ñược
trồng trên những vùng thổ nhưỡng không có nguồn nước ô nhiễm, không có
kim loại nặng. Cây giống sạch bệnh và việc bón phân, thuốc bảo vệ thực vật
phải theo lịch trình chặt chẽ, việc sử dụng các chất hoá học ñược hạn chế ñến
mức thấp nhất. Nhằm giảm tối ña lượng ñộc tố tồn ñọng trong cây rau, ñảm
bảo an toàn cho người và vật nuôi. Giảm thiểu các ảnh hưởng xấu ñến môi
trường, bảo vệ nguồn thiên ñịch có sẵn trong tự nhiên, tăng hiệu quả của việc
sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Kết quả thu ñược là những sản phẩm rau tươi
có chất lượng ñúng với ñặc tính giống của chúng, hàm lượng các hoá chất ñộc
và mức ñộ ô nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho phép an
toàn cho người tiêu dùng và môi trường.
Việc khích lệ và nhân thả những loài thiên ñịch có ý nghĩa ra ñồng
ruộng ñã và ñang ñược các nhà khoa học trên thế giới và trong nước rất quan
tâm. ðã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng biện pháp sinh học phòng trừ
dịch hại, nhưng việc áp dụng rộng rãi trong sản xuất còn hạn chế vì quy trình

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3


nhân nuôi phức tạp, cần công nghệ cao, nhiều trang thiết bị, giá thành cao nên
chủ yếu chỉ dừng ở mức bảo vệ và khích lệ thiên ñịch trên ñồng ruộng.
ðể góp phần giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên rau họ hoa
thập tự, nhằm phát triển sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP cung cấp
sản phẩm an toàn cho xã hội, chúng tôi tiến hành ñề tài: “Nghiên cứu ñặc
ñiểm sinh học của bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis và khả năng
khống chế một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự tại Hưng Yên
năm 2013”
2.
Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
- Mục ñích
Trên cơ sở ñiều tra mật ñộ, nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học và khả năng
khống chế một số loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự (HHTT) của bọ
cánh cộc(Paederus fuscipes Curtis).
-Yêu cầu
ðiều tra diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes và một số loài sâu hại
chính trên HHTT tại Hưng Yên.
Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học bọ cánh cộc P. fuscipes.
Xác ñịnh khả năng khống chế một số loài sâu hại chính trên rau HHTT
của bọ cánh cộc P. fuscipes.
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Cung cấp và bổ sung những dẫn liệu khoa học mới về ñặc ñiểm sinh
học, sinh thái, diễn biến mật ñộ bọ cánh cộc P. fuscipes, một loài thiên ñịch
phổ biến trên rau HHTT.
-Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của ñề tài về bọ cánh cộc P. fuscipes góp phần ñề
xuất lợi dụng chúng trong biện pháp sinh học phòng chống sâu hại rau HHTT
nhằm giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV.


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học của ñề tài
Rau họ hoa thập tự là loài cây trồng ñược trồng phổ biến ở nhiều nước
trên thế giới. Cũng như các cây trồng khác, ñể tạo ra sản phẩm có năng suất
cao, phẩm chất tốt thì cần ñảm bảo rất nhiều yếu tố như: thời tiết thuận lợi,
tưới tiêu, giống, biện pháp kĩ thuật và phòng trừ sâu bệnh…. Tuy nhiên, khi
các ñiều kiện thuận lợi cho cây rau phát triển thì cũng tạo ñiều kiện thuận lợi
cho dịch hại trên rau phát triển. Bên cạnh ñó quy luật tối ña hóa lợi nhuận của
cơ chế thị trường ñã thúc ñẩy việc thâm canh quá mức với lượng phân bón và
thuốc bảo vệ thực vật ñược sử dụng ngày càng nhiều. Các vật tư ñưa vào ñó
nhiều khi có chất lượng không cao, cả do lợi nhuận và sự hiểu biết của người
sản xuất. Từ ñó sản phẩm rau không còn an toàn như trước, trong khi ñó xã
hội ngày càng phát triển ñòi hỏi mức ñộ vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng
cao. Vì vậy, trong khoảng 30 năm trở lại ñây vấn ñề sản xuất rau an toàn càng
ngày càng trở nên cấp bách và có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần cải tạo môi
trường sống, nâng cao ñời sống nhân dân và giải quyết việc làm cho bà con
nông dân.
Tất cả các loài cây trồng bị nhiều loài sinh vật khác nhau phá hại, ñây
gọi là sinh vật gây hại cây trồng. Khi chúng sinh trưởng và phát triển với mật
ñộ cao gây hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới cây trồng thì ñược gọi là dịch hại.
Trong tự nhiên các sinh vật là kẻ thù của dịch hại cây trồng thì ñược gọi là
thiên ñịch, ñây gọi là loài sinh vật sử dụng dịch hại làm thức ăn vì vậy chúng
không có hại ñối với cây trồng. Trong sinh quần nông nghiệp thì hai thành
phần dịch hại và thiên ñịch luôn tồn tại song song tồn tại và không thể thiếu
ñược, khi một trong hai thành phần này mất ñi thì sẽ gây mất cân bằng sinh

thái ñồng ruộng. Khả năng phát triển số lượng cá thể trong quần thể từng loài
cũng không giống nhau ngay cả trong cùng một loài cũng khác nhau. ðiều ñó

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

phụ thuộc vào môi trường sinh thái mà chúng sinh sống. Darwin (1859) ñã
viết: “ Số lượng trung bình của loài và ngay sự tồn tại của loài ñều phụ thuộc
vào sự tác ñộng của nhiều yếu tố môi trường” (dẫn theo Phạm Văn Lầm,
1995).
Với xu thế phát triển một nền nông nghiệp bền vững, việc phòng trừ
sâu hại bằng biện pháp sinh học, nghiên cứu các loài thiên ñịch bắt mồi trên
cây trồng nói chung và ñặc biệt là trên rau họ hoa thập tự nói riêng, là ñối
tượng ñể các nhà khoa học quan tâm và ñi sâu nghiên cứu.
Bọ cánh cộc P. fuscipes là loài bắt mồi có tác dụng trong việc hạn chế số
lượng sâu hại rau họ hoa thập tự. Vì vậy, việc nghiên cứu về bọ cánh cộc P.
fuscipes trên rau họ hoa thập tự là vấn ñề cấp thiết hiện nay. Các kết quả
nghiên cứu sẽ cung cấp một số dẫn liệu khoa học cho việc tìm ra loài thiên
ñịch bắt mồi mang lại hiệu quả trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1. Thành phần sâu hại và thiên ñịch của chúng trên rau họ hoa thập tự
1.2.1.1. Nghiên cứu về sâu hại trên rau họ hoa thập tự
Viện Bảo vệ thực vật (1976) tiến hành ñiều tra sâu bệnh hại cây trồng ở
các tỉnh phía Bắc ñã xác ñịnh trên rau họ hoa thập tự (HHTT) có 23 loài sâu
hại thuộc 13 họ và 6 bộ. Kết quả ñiều tra năm 1977 - 1979 ở các tỉnh phía
Nam cũng phát hiện số loài sâu hại tương tự (Nguyễn Văn Cảm và ctv, 1979).
Tuy nhiên, mật ñộ và thời gian phát sinh của từng loài có sự khác nhau rõ rệt
giữa phía Nam và phía Bắc. Trong 23 loài gây hại ở các tỉnh phía Bắc thì chỉ
có 14 loài gây hại rõ rệt. Hồ Thị Thu Giang (2002); Hoàng Anh Cung và ctv
(1997); Lê Thị Kim Oanh (1997) ñều cho biết tại khu vực phía Bắc số lượng

loài sâu hại là khá phong phú trong ñó có một số loài gây hại quan trọng là:
sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp xám
Qua kết quả ñiều tra cơ bản của Nguyễn Thị Hoa, Chi cục BVTV Hà Nội
năm 2002, cũng như kết quả ñiều tra của một số cơ quan khác trên cây rau họ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6

HHTT tại Hà Nội xuất hiện 8 ñối tượng sâu hại chính là: sâu tơ (Plutella
xylostella), sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae), sâu khoang (Spodoptera
litura), bọ nhảy sọc cong vỏ lạc (Phylotreta vittata), giòi ñục lá (Phytomyza
atricornis), rệp muội (Brevicoryne brassicae), sâu ño xanh (Plusia eriosoma),
sâu xám (Agrotis ypsilon).
1.1.1.2. Nghiên cứu về thành phần thiên ñịch của sâu hại rau họ hoa thập tự
Ở nước ta cũng ñã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần các loài
thiên ñịch trên rau và ñã thu ñược thành phần loài khá phong phú. Theo kết
quả ñiều tra cơ bản côn trùng năm 1967-1968 của viện BVTV(1976) thấy có
74 loài thuộc họ bọ xít ăn sâu (Reduvidae), 67 loài thuộc họ chân chạy
(Carabidae), 20 loài thuộc họ hổ trùng (Cicindelidae).
ðể phòng trừ các loại sâu hại nông nghiệp bằng chế phẩm sinh học, sau
nhiều năm nghiên cứu Viện Công nghệ sau thu hoạch ñã phân lập, tuyển chọn
ñược một số chủng Bacillus thuringiensis có hoạt tính diệt côn trùng bộ cánh
vảy hại sản phảm nông nghiệp. Viện cũng ñã nghiên cứu ñược công nghệ lên
men, sản xuất chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học Bacillus thuringiensis ở dạng
bột, quy mô 50kg - 100kg/mẻ. Chế phẩm ñã ñược thử nghiệm ñể phòng trừ
côn trùng bộ cánh vảy ở kho thóc và ñã thu ñược kết quả tốt. Chế phẩm còn
có tác dụng diệt một số sâu hại rau như: sâu tơ (Plutella xylostella), sâu
khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (Heliothis armigera), sâu xanh bướm
trắng (Pieris rapae L.). Chế phẩm Bacillus thuringiensis diệt côn trùng bộ
cánh cứng ñược thử nghiệm ñối với mọt gạo, mọt ngô, mọt cà phê, bọ cánh

cứng khoai tây ( Colorado patato), với hiệu quả phòng trừ nên ñến 80%.
Phạm Văn Lầm (1995) ñã thu thập ñược 56 loài thiên ñịch trên rau họ
HHTT. ðây là lực lượng thiên ñịch có vai trò quan trọng trong việc hạn chế
số lượng nhiều loài sâu hại trên rau HHTT.
Theo Hồ Thị Thu Giang (2002), qua ñiều tra thành phần thiên ñịch trên
rau HHTT ở ngoại thành Hà Nội từ năm 1996-2000, thành phần thiên ñịch

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7

của sâu hại rau tương ñối phong phú, thu ñược 77 loài thiên ñịch trong ñó loài
bọ cánh cộc P. fuscipes xuất hiện nhiều với mức ñộ phổ biến tương ñối cao
trên ñồng ruộng. Chúng có hoạt ñộng sống và săn mồi chủ yếu dưới mặt ñất,
dưới gốc cây. Chúng thường tìm kiếm con mồi vào buổi tối và thức ăn trên
ruộng rau của chúng là rệp, sâu tơ tuổi nhỏ. Năm 2009, thu thập ñược 27 loài
thiên ñịch thuộc 5 bộ và 14 họ trong ñó phổ biến nhất là các loài thuộc bộ
Coleoptera ( 11 loài), bộ Dermaptera (1 loài), bộ Araneae ( 6 loài) và bộ
Hymennoptera (6 loài). Trong số các loài thiên ñịch trên có 6 loài xuất hiện
với tần số cao là: Bọ rùa ñỏ Micraspis discolor Fabr, Bọ cánh cộc P.fuscipes,
ong kí sinh rệp cải, ong kí sinh sâu tơ, nhện sói và nhện linh miêu (Nguyễn
Văn Thuận, 2009).
1.2.1.3. Biện pháp phòng, chống sâu hại trên rau họ hoa thập tự
Theo Phạm Văn Lầm (1994) thuốc BVTV hóa học là phương tiện không
thể thiếu trong thâm canh cây trồng và chưa có một nhà khoa học nghiêm túc
trên thế giới nào dám dự ñoán ñược thời ñiểm không cần sử dụng thuốc
BVTV hóa học.
Trong giai ñoạn hiện nay, người sản xuất không chỉ quan tâm ñến hiệu
lực phòng trừ của thuốc BVTV ñối với sâu hại mà còn quan tâm một cách
toàn diện ñến chất lượng sản phẩm, sức khỏe cộng ñồng và ñảm bảo an toàn
môi trường sinh thái.

ðể khắc phục, hạn chế tác hại của thuốc BVTV hóa học gây ra, người ta
ñã ñưa vào sử dụng nhiều loại thuốc BVTV sinh học, nguồn gốc sinh học thế
hệ mới ñồng thời áp dụng triệt ñể các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp
IPM, ICM trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất rau an toàn
nói riêng. Một trong những công trình nghiên cứu các biện pháp phòng chống
các ñối tượng sâu hại trên rau HHTT và ñem lại thành công, ñược ứng dụng
rộng rãi trong sản xuất như: biện pháp dùng bẫy pheromone giới tính phòng
chống sâu tơ (Viện BVTV), sử dụng chế phẩm Metavina phòng trừ bọ nhảy
của Bộ môn côn trùng - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

1.2.2. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái, sinh học của họ Staphylinidae và
loài bọ cánh cộc Paederus fuscipes Curtis.
1.2.2.1. Nghiên cứu về ñặc ñiểm hình thái của họ Staphylinidae.
Họ cánh cộc (Staphylinidae) thuộc bộ cánh cứng (Coleoptera), là họ các
loài côn trùng cánh cứng có kích thước cơ thể nhỏ hoặc trung bình, có số
lượng loài rất lớn , trên 46.000 loài trên thế giới, chỉ ñứng sau họ Vòi voi
Curculionidae.
Chúng ñược phân biệt bởi phần cánh cứng ngắn ñể lộ thiên hơn một nửa
bụng. Hóa thạch của chúng ñược biết ñến cách ñây 200 triệu năm. Một số loài
trong họ có thể tiết ra a xít, một loại hóa chất gây bỏng rát mạnh, làm bỏng và
phồng rộp da khi tiếp xúc.
Chúng có cơ thể có hình dài, 2 mép cơ thể gần như song song với nhau.
Râu ñầu hình sợi chỉ, hình gậy hoặc hình hạt, chia 10 -11 ñốt. Cánh trước
ngắn, phía cuối của cánh như bị cắt ngang. Bàn chân 5-5-5 hoặc 4-5-5 hoặc 3-
5-5 ñốt. Bụng có 8 ñốt và có thể cong lên phía lưng ñể ñẩy xếp cánh sau.
Côn trùng trong họ này có thể cư trú trên cây, dưới các vỏ, bẹ cây hoặc
dưới ñá và các tàn dư ñộng thực vật. Phần lớn bắt ăn côn trùng bé nhỏ khác

hoặc ăn các chất mục nát. Có loài kí sinh trong nhộng ruồi.
Một số loài thường gặp là: Paederus fuscipes Curtis; Staphylinus.
Ở nước ta hiện nay những nghiên cứu về bọ cánh cộc P. fuscipes còn rất
hạn chế, chỉ ở mức ñộ ñiều tra thành phần, diễn biến, một số ñặc ñiểm hình
thái, sinh học và khả năng ăn mồi của pha trưởng thành bọ cánh cộc P.
fuscipes
Bọ cánh cộc P. fuscipes xuất hiện phổ biến trên ñồng ruộng và là kẻ thù
tự nhiên của nhiều loại sâu hại cây trồng, trên ñồng ruộng khi xuất hiện rầy
nâu, sâu cuốn lá, các loại rệp, bọ cánh cộc P.fuscipes tìm ñến và tấn công con
mồi. Trung bình cá thể P.fuscipes có thể ăn từ 3-5 con sâu non trong một
ngày. Bọ cánh cộc P.fuscipes cũng thường xuất hiện trên nhiều loại cây trồng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

khác như: Cây ngô, khoai lang, bắp cải, ñậu tương, lạc. Sự xuất hiện của
chúng ñã làm mật ñộ sâu hại giảm ñáng kể và bảo vệ cây trồng không bị phá
hoại, giảm bớt việc dùng thuốc hóa học, giảm chi phí, bảo vệ môi trường
(Phạm Văn Lầm, 1994; Phạm Minh Lan, 2005).
Bọ cánh cộc P.fuscipes là thiên ñịch bắt mồi ăn các loại sâu hại nhỏ bé
ngoài ruộng, chúng thường trú ẩn trên cây, dưới các tàn dư thực vật, dưới gốc
cây chúng làm tổ dưới ñất và ñẻ trứng ở ñó (Nguyễn Viết Tùng, 2006).
Theo Phạm Minh Lan (2005), số lượng con mồi bị ăn trong 24 giờ của
một cá thể trưởng thành ñối với rầy nâu, rầy lưng trắng tuổi 1-2 trung bình là
3,4 và 3,1 con/ngày. ðối với trứng sâu tơ ăn 37,9 quả , sâu tơ tuổi 1-2 là 9,2
con, rệp xám bắp cải là 25,4 con/ ngày.
Bọ cánh cộc P.fuscipes thường gọi là kiến ba khoang, con trưởng thành
có thân mình dài khoảng 7 – 10 mm, cơ thể màu ñỏ với 3 khoang ñen ở ñầu,
cánh và cuối bụng, râu dài hình sợi chỉ, chân chạy nhanh, cánh ngắn chỉ ñến
nửa thân mình, cuối bụng nhọn có hai ñuôi nhỏ.

Ngoài vai trò là kẻ thù tự nhiên của sâu hại nông nghiệp, bọ cánh cộc
P.fuscipes còn có khả năng gây ra vết thương trên da người. Do trong cơ thể
bọ cánh cộc P.fuscipes có chứa ñộc tố pederrin (còn gọi là cantharidin). Nếu
con vật bị chà xát hay chạm mạnh thì ñộc tố có thể tiết ra ngoài, nếu dính vào
da chúng ta sẽ làm tổn thương da. ðộc tố có tính chất làm phồng rộp da, nổi
mụn nước, nhất là ở mặt, cổ, hông, nách (nếu vào mắt có thể gây bỏng võng
mạc). Vết phồng thường xuất hiện một ngày sau khi bị dính ñộc tố. Nếu ñược
ñiều trị thì sau một tuần sẽ hết. Có trường hợp ñể lại sẹo ñỏ ñến nhiều tháng
mới hết (Nguyễn Văn Huỳnh, 2009).
1.2.2.2. ðặc ñiểm sinh học của loài bọ cánh cộc Paderus fuscipes
Trong những năm gần ñây công tác bảo vệ thực vật ñã chú trọng nhiều
hơn ñến việc khai thác vai trò của thiên ñịch trong ñiều kiện tự nhiên nhằm
ñem lại hiệu quả quản lý dịch hại hài hòa giữa lợi ích kinh tế và sự bảo vệ môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

trường. Bọ cánh cộc Paederus fuscipes (Coleoptera: Staphylinidae), là loài
côn trùng ăn ñộng vật với tính ăn rộng, ñược xem là thiên ñịch quan trọng
trên ruộng lúa, ruộng rau HHTT và một số loại cây trồng khác (Manley,
1977); Nguyễn Xuân Thành và Vũ Quang Côn(2010).
Ở khía cạnh khác, do cơ thể bọ cánh cộc P. fuscipes có chứa hợp chất
pederin (C
25
H
45
NO
9
), một loại amide gây phồng rộp da khi tiếp xúc với da
người (Kellner and Dettner, 1996), nên bọ cánh cộc P. fuscipes cũng bị xem

là ñối tượng gây hại trực tiếp trên người. ðã có nhiều ghi nhận về sự gây hại
của bọ cánh cộc P. fuscipes ở Việt Nam. Mặc dù là ñối tượng quan trọng ở cả
hai khía cạnh có ích và có hại và ñược phổ biến trên nhiều báo ñài, công bố
khoa học về bọ cánh cộc P. fuscipes ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Nghiên
cứu về ñặc ñiểm hình thái và sinh học cũng như khả năng ăn mồi ñể từ ñó ứng
dụng nhằm phát huy mặt có ích và hạn chế mặt có hại của bọ cánh cộc P.
fuscipes là cần thiết.
Theo Lăng Cảnh Phú, Lê Công Danh và Lê Văn Vàng (2013) vòng ñời
của bọ cánh cộc P. fuscipes trải qua 4 giai ñoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và
trưởng thành.
 Trứng
Trứng có có dạng hình cầu dẹp nhỏ, ñường kính trung bình 0,65±0,06
mm, lúc mới ñẻ có màu trắng ñục, chuyển dần sang màu vàng nhạt. Khi trứng
sắp nở có thể quan sát ñược ñốm mắt của ấu trùng. Thời gian ủ trứng dài từ 3-
5 ngày, trung bình là 3,5±0,7 ngày.
 Ấu trùng
Kết quả ghi nhận cho thấy ấu trùng của bọ cánh cộc P. fuscipes thuộc
dạng chân chạy có cơ thể thuôn dài, phần bụng gồm 10 ñốt, ñốt cuối bụng có
mang một cặp lông ñuôi dài cứng. Sự phát triển của ấu trùng gồm hai tuổi với
hình dạng cơ thể giữa các tuổi là tương tự nhau, nhưng khác nhau về màu sắc,
kích thước và thời gian phát triển.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

- Ấu trùng tuổi 1
Ấu trùng mới nở có màu trắng ñục sau ñó chuyển dần sang màu nâu
bóng, cơ thể có nhiều lông cứng ñen với chiều dài là 2,21±0,12 mm và chiều
rộng là 0,44±0,03 mm. Thời gian phát triển của ấu trùng tuổi 1 biến ñộng
trong khoảng 3-13 ngày, trung bình là 6,7±1,7 ngày.

- Ấu trùng tuổi 2
Ấu trùng tuổi 2 lúc mới lột xác cũng có màu trắng ñục sau ñó chuyển sang
màu vàng cam rồi vàng sậm. Kích thước cơ thể của ấu trùng tuổi 2 là lớn hơn ấu
trùng tuổi 1 với chiều dài là 4,52±0,61 mm và chiều rộng là 0,71±0,09 mm. Ở
giai ñoạn này ấu trùng di chuyển tương ñối nhanh, phát triển trong khoảng thời
gian trung bình là 7,7±2,6 ngày. Vào cuối tuổi 2, ấu trùng ngừng ăn và hoạt
ñộng, cơ thể co lại ñể lột xác hóa nhộng, giai ñoạn này (tiền nhộng) kéo dài trong
khoảng 1,0 ngày.
 Nhộng
Nhộng thuộc dạng nhộng trần, khi mới hình thành có màu vàng nhạt sau
ñó ñậm dần, ñầu và hai ñốt bụng cuối chuyển sang màu ñen khi sắp vũ hóa.
Nhộng có chiều dài là 4,25±0,24 mm và chiều rộng là 1,30±0,09 mm. Thời
gian phát triển của giai ñoạn nhộng kéo dài trong khoảng 2-3 ngày, trung bình
là 3,0±0,1 ngày.
 Trưởng thành
Trưởng thành bọ cánh cộc P. fuscipes thuộc dạng chân chạy, có hình dạng
trông giống kiến với thân thon dài, nhọn ở cuối bụng. Cơ thể phủ nhiều lông
cứng ngắn không thấm nước và có màu sắc nổi bật với ba khoang màu ñen (ñầu,
cánh trước và cuối bụng) và hai khoang màu vàng cam (ngực trước và bụng).
Phần ñầu dẹt màu ñen bóng với 2 mắt kép lồi màu ñen, không có mắt ñơn, râu
ñầu hình sợi chỉ có 11 ñốt với 4 ñốt ở gốc râu có màu vàng cam và 7 ñốt còn lại
có màu xám ñen. Cánh trước thuộc dạng cánh cứng (elytra) ngắn màu ñen bong
che phủ ñến hết ngực sau, cánh sau dạng màng, xếp gọn gàng bên dưới cánh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

trước khi ñậu nghỉ. Chân có màu vàng nâu với ñốt ñùi phát triển, bàn chân có 5
ñốt, phần cuối của ñốt ñùi chân sau có một vệt ñen. Bụng gồm 6 ñốt với 4 ñốt
phía trước màu vàng cam và hai ñốt cuối bụng màu ñen.

Trưởng thành ñực và trưởng thành cái có hình dạng bên ngoài rất giống
nhau. Tuy nhiên, kích thước cơ thể của thành trưởng thành ñực (dài: 6,7±0,37
mm, rộng: 1,32±0,11mm) là nhỏ hơn so với trưởng thành cái (dài: 7,3±0,45
mm, rộng: 1,37± 0,09 mm). Ngoài ra, một ñặc ñiểm quan trọng ñể phân biệt
trưởng thành ñực và cái là ñốt cuối bụng của trưởng thành ñực có lông ñuôi
dài xòe ra như hình một chữ V hẹp, trong khi ñốt cuối bụng của trưởng thành
cái có lông ñuôi ngắn tạo thành một vòng xung quanh ñốt. Thời gian sống
trung bình của trưởng thành ñực là 40,3±19,3 ngày và của trưởng thành cái là
38,0±14,1 ngày. Trưởng thành ñực và cái có thể bắt cặp ở thời ñiểm một ngày
sau khi vũ hóa và thời gian từ khi trưởng thành vũ hóa ñến khi trưởng thành
cái ñẻ trứng trung bình là 13,9±2,5 ngày.
1.3. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.3.1. Nghiên cứu về sâu hại và thiên ñịch trên rau họ hoa thập tự
1.3.1.1. Nghiên cứu về sâu hại trên rau họ hoa thập tự
Rau họ hoa thập tự là loại cây trồng ñược phổ biến ở nhiều nước trên thế
giới (Lim, 1985) và trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển chúng bị nhiều
loài sâu gây hại. Nghiên cứu về tình hình gây hại của sâu hại trên rau ñã ñược
các nhà khoa học ở các nước trên thế giới quan tâm trong thời gian qua. Số
lượng và mức ñộ gây hại của những loại sâu quan trọng ở mỗi quốc gia sản
xuất rau là rất khác nhau. Ở Jamaica có 17 loài sâu hại trong ñó 7 loài là sâu
hại chính. Sâu xanh bướm trắng (Pieris rapae L.) có tỷ lệ gây hại từ 74 -
100% năng suất cây bắp cải (Alam,1992).
Số lượng các loài côn trùng phát hiện trên rau họ hoa thập tự nhiều
nhưng chỉ có một số loài gây hại phổ biến và nghiêm trọng tuỳ theo mỗi
quốc gia. Ở ðông Nam nước Mỹ 2 loài nguy hiểm nhất là sâu tơ (Plutella

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

xylostella) và sâu xanh (Trichoplusia ni Hubner.) (Cartwright, 1990). Kết

quả nghiên cứu trong 2 năm 1993 - 1994 ở Canada, có 2 loài sâu hại cánh
vẩy quan trọng nhất là Plutella xylostella L. và Pieris rapae L. (Godin et al.,
1998).
Ở Jamaica có 14 loài sâu hại, trong ñó có 7 loài sâu hại chính, riêng sâu
tơ và sâu khoang gây thiệt hại từ 74-100% năng suất cải bắp (Alam, 1992).
Ở Indonesia có 5 loài gây hại chính là Brevicoryne barassicae L.,
Phyllotreta striolata Fabr., Plutella xylostella L., Pieris rapae L., Spodoptera
litura Fabr. (Sastrosiswojo, 1990). Nghiên cứu của Talekar và cộng sự (1986)
cho biết ở ðài Loan có 8 loài sâu hại chính trên rau họ hoa thập tự. Philipines
có 8 loài (Andreas Poelking, 1990). Trung Quốc có 7 loài (Liu et al., 1995).
Nhật Bản có 5 loài (Shirai, 1996). Ở Malaysia, Plutella xylostella L., Pieris
rapae L., Hellula undalis là những sâu hại quan trọng (Lim et al, 1996). Theo
Bahatia et al. (1995) , ở vùng phía Tây (Ấn ðộ) 6 loài sâu hại có mặt thường
xuyên trên cây cải.
1.3.1.2. Nghiên cứu về thiên ñịch trên rau họ hoa thập tự
Với mục tiêu tìm ra các giải pháp hạn chế sự phát sinh gây hại của các
ñối tượng sâu hại, giảm thiểu sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất, trong
những năm qua, nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước ñã quan tâm,
nghiên cứu về thiên ñịch của sâu hại và thấy rằng thành phần của chúng rất
phong phú bao gồm các loài ong kí sinh, côn trùng và nhện bắt mồi, nấm, vi
khuẩn, virus. Việc xác ñịnh thành phần thiên ñịch, ñánh giá vai trò của chúng
tạo cơ sở cho biện pháp sử dụng thiên ñịch trong quản lý dịch hại tổng hợp
sâu hại rau. Ở mỗi quốc gia, mỗi vùng sinh thái, thành phần các loài sâu hại
khác nhau dẫn ñến thành phần thiên ñịch cũng khác nhau. ðến nay ñã có rất
nhiều loài thiên ñịch của sâu hại rau HHTT ñược phát hiện với số loài, thành
phần loài khác nhau ở mỗi quốc gia.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14


Những năm cuối thế kỷ 20 rất nhiều công trình nghiên cứu ñã khẳng ñịnh
trong ñiều kiện tự nhiên, vi nấm là một nhân tố gây chết quan trọng ñối với
côn trùng. Mỗi nhóm côn trùng ñều có thể bị ảnh hưởng bởi một số loài vi
nấm nhất ñịnh và người ta ñã xác ñịnh ñược 700 loài vi nấm là mầm bệnh cho
các loài côn trùng. Tuy nhiên, căn cứ vào mức ñộ gây chết, ñiều kiện nuôi
cấy, ñiều kiện sản xuất và phổ tác dụng, người ta chỉ tập trung nghiên cứu
vào 4 nhóm vi nấm: Metarhizium, Beauveria, Verticilum và Paecilomyces.
Metarhizium chỉ có 3 loài nhưng có rất nhiều chủng khác nhau và mỗi chủng
có tính thích nghi cao ñối với từng nhóm côn trùng nhất ñịnh.
Theo tài liệu tổng hợp của Lim (1986), từ năm 1946 Thomson ghi nhận
có 48 loài, trong khi ñó Goodwin (1979) ñã liệt kê có hơn 90 loài thiên ñịch.
Ở Carolina (Mỹ), ñã phát hiện 24 loài thiên ñịch trên rau họ hoa thập tự, trong
ñó có 23 loài bắt mồi và có 1 loài ký sinh, các loài bắt mồi ñáng chú ý là:
Paederus fuscipes, Micraspis discolor, Chlaenius biscolor, Menochilus
sexmaculata (Alam 1992; Muckenfes et al., 1992) .
Theo Lo (1983) ở Trung Quốc vào những năm 1976 – 1980 có 17 loài
côn trùng, nhện 1983 – 1984 ñã thu thập ñược 50 loài thiên ñịch trên rau cải
trong số ñó có 35 loài bắt mồi, có 12 loài bắt mồi thuộc bộ Coleoptera và loài
Paederus fuscipes là phổ biến, chúng ñóng vai trò quan trọng trong khống chế
sâu hại trên rau cải.
1.3.1.3. Các biện pháp trong quản lý dịch hại
Trong thời gian qua ñã có rất nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới
về các biện pháp phòng trừ sâu hại trên rau HHTT. Việc gieo trồng luân
canh các loại cây trồng khác nhau trên một vùng sản xuất là biện pháp rất
có hiệu quả ñể hạn chế sâu hại.
Biện pháp hóa học là một biện pháp rất quan trọng trong sản xuất rau
HHTT, nó vẫn giữ vị trí chủ ñạo về quy mô và hiệu quả sử dụng. ðã có nhiều

×