Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng và đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt tại huyện yên mô tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 141 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




BÙI THỊ THU HIỀN


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
VÀ ðỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT
HỢP LÝ TẠI HUYỆN YÊN MÔ TỈNH NINH BÌNH



LUẬN VĂN THẠC SĨ






HÀ NỘI - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM




BÙI THỊ THU HIỀN


NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CÂY TRỒNG
VÀ ðỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG
TRỌT TẠI HUYỆN YÊN MÔ TỈNH NINH BÌNH



CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG
MÃ SỐ : 60.62.01.10


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN XUÂN MAI




HÀ NỘI - 2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao ñộng của chính tác giả. Các số liệu

và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công
bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Bùi Thị Thu Hiền
















Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Xuân Mai, người ñã
tận tình giúp ñỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện ñề tài cũng như
trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Ban ñào tạo sau ðại học;
Khoa Nông học, ñặc biệt là các thầy cô trong bộ môn canh tác học – Khoa
Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; Huyện ủy, Hội ñồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân, phòng Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thống kê, phòng
Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng HðND&UBND, Trạm khuyến nông
huyện, trạm Bảo vệ thực vật huyện Yên Mô, Trung tâm khí tượng thủy văn
Ninh Bình; Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn, Hợp tác xã nông nghiệp ðông
Thôn xã Yên Thái và bà con nông dân huyện Yên Mô (tỉnh Ninh Bình) ñã tận
tình giúp ñỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Cuối cùng tôi xin biết ơn gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp ñã ủng hộ, ñộng
viên khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tác giả luận văn





Bùi Thị Thu Hiền






Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
Danh mục các từ và thuật ngữ viết tắt ix
MỞ ðẦU 1
1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
2 Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu của ñề tài 2
3 Ý nghĩa của ñề tài 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Lý thuyết về hệ thống 4
1.1.1 Một số các khái niệm: 4
1.1.2 Cơ sở khoa học của xác ñịnh cơ cấu cây trồng 8
1.1.3 Quan ñiểm phát triển hệ thống nông nghiệp 11
1.1.4 Lý thuyết của một số mô hình phát triển nông nghiệp 12
1.1.5 Biện pháp kỹ thuật với sự phát triển nông nghiệp bền vững 13
1.1.6 Một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt 15
1.2 Tình hình nghiên cứu và phát triển hệ thống cây trồng 18
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 18
1.2.2 Thực tiễn nghiên cứu ở Việt Nam 22
1.2.3 Một số kết quả nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam 26
1.3 ðặc ñiểm của huyện Yên Mô. 30
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34
2.1 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu. 34
2.1.1 ðối tượng nghiên cứu. 34


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 34
2.2 Nội dung nghiên cứu 35
2.2.1 ðánh giá ñiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Yên Mô. 35
2.2.2 ðánh giá hiện trạng sử dụng ñất của huyện 35
2.2.3 ðánh giá tình hình sản xuất, thực trạng hệ thống cây trồng, các
công thức luân canh trên ñịa bàn huyện Yên Mô. 35
2.2.4 Tiến hành mội số thí nghiệm trên ñồng ruộng 35
2.2.5 ðề xuất một số giải pháp góp phần chuyển ñổi cơ cấu cây trồng
của huyện Yên Mô. 36
2.3 Phương pháp nghiên cứu 36
2.3.1 Thu thập thông tin từ các số liệu thứ cấp. 36
2.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp. 36
2.3.3 Tiến hành một số thí nghiệm trên ñồng ruộng 37
2.3.4 Phương pháp tính toán tổng hợp và sử lý số liệu. 39
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
3.1 ðiều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 41
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 41
3.1.2 ðiều kiện kinh tế, xã hội liên quan ñến sản xuất nông nghiệp 50
3.1.3 Tình hình dân số và lao ñộng của huyện. 56
3.2 Hiện trạng sử dụng ñất 61
3.2.1 Hiện trạng sử dụng ñất tự nhiên 62
3.2.2 Hiện trạng sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp 64
3.3 Hiện trạng sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp huyện năm 2013. 64
3.4 Thực trạng hệ thống cây trồng, công thức luân canh trên ñịa bàn
huyện Yên Mô. 65
3.4.1 Hệ thống cây trồng chủ yếu của huyện. 65

3.4.2 Hiện trạng cây trồng, giống cây trồng. 68
3.4.3 Vấn ñề sử dụng phân bón cho cây trồng 73
3.4.4 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ dịch hại cây trồng. 75

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v

3.4.5 Hiện trạng các công thức trồng trọt tại huyện Yên Mô. 76
3.4.6 Hiệu quả kinh tế của hệ thống cây trồng 78
3.4.7 Nhận xét chung về thực trạng hệ thống cây trồng: 81
3.5 Kết quả thí nghiệm và ñề xuất giải pháp kỹ thuật trong sản xuất
lạc tại huyện Yên Mô. 82
3.5.1 Thí nghiệm so sánh một số giống lạc trong công thức trồng trọt
(Ngô xuân – ñậu tương hè thu – Ngô ñông) tại vụ xuân năm 2014. 82
3.6 Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến khả năng
sinh trưởng phát triển và năng suất cây lạc vụ xuân 2014 tại
huyện Yên Mô. 90
3.6.1 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến các chỉ tiêu sinh
trưởng phát triển của cây lạc. 91
3.6.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến chiều cao thân chính
và số cành của lạc. 92
3.6.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến chỉ số diện tích lá
(LAI) và khả năng tích lũy chất khô của lạc. 93
3.6.4 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến mức ñộ nhiễm bệnh
hại trên lạc. 94
3.6.5 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của lạc 95
3.6.6 Hiệu quả kinh tế khi bón các loại phân bón NPK khác nhau cho lạc. 97
3.7 ðề xuất một số biện pháp kỹ huật trồng trọt trên ñịa bàn huyện
Yên Mô. 98

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 103
1 Kết luận 103
2 ðề nghị 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO 105
PHỤ LỤC 108

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi

DANH MỤC BẢNG

STT Tên bảng Trang

3.1 Cơ cấu, diện tích các loại ñất chính huyện Yên Mô 47
3.2 Giá trị sản xuất trên ñịa bàn huyện 52
3.3 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp trên ñịa bàn huyện 54
3.4 Diễn biến sản xuất trồng trọt huyện Yên Mô 55
3.5 Tình hình sử dụng ñất huyện Yên Mô năm 2013 62
3.6 Hiện trạng sử dụng ñất sản xuất nông nghiệp năm 2013 64
3.7 Diện tích, năng suất, sản lượng các cây trồng năm 2013 66
3.8 Các loại cây trồng vụ xuân năm 2013. 69
3.9 Các loại cây trồng vụ mùa năm 2013. 70
3.10 Các loại cây trồng vụ ñông năm 2013 70
3.11 Hiện trạng sử dụng giống cây trồng năm 2013 71
3.12 Hiện trạng sử dụng phân bón cho một số cây trồng chính của huyện 73
3.13 Hiện trạng các công thức trồng trọt 77
3.14 Hiệu quả kinh tế một số cây trồng 78
3.15 Hiệu quả kinh tế của các công thức trồng trọt 80
3.16 ðặc trưng hình thái của các giống lạc trong ñiều kiện vụ Xuân 2014 83
3.17 Một số ñặc ñiểm sinh trưởng phát triển của các giống lạc trong

ñiều kiện vụ Xuân 2014 84
3.18 Chỉ số diện tích lá và khả năng tích lũy chất khô của các giống
lạc trong ñiều kiện vụ Xuân 2014 86
3.19 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc
trong ñiều kiện vụ Xuân 2014 88
3.20 Tình hình nhiễm bệnh hại của các giống lạc trong ñiều kiện vụ
Xuân 2014 89

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii

3.21 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến các chỉ tiêu sinh
trưởng phát triển của giống lạc L19 91
3.22 Ảnh hưởng của các loại phân bón N,P,K ñến chiều cao thân
chính và số cành của giống lạc L19 trong vụ Xuân 2014 92
3.23 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến chỉ số diện tích lá
(LAI) và khả năng tích lũy chất khô của giống L19 vụ Xuân 2014 93
3.24 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến mức ñộ nhiễm sâu,
bệnh hại trên giống lạc L19 vụ Xuân 2014 95
3.25 Ảnh hưởng của các loại phân bón NPK ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất giống lạc L19 vụ Xuân 2014 96
3.26 Hiệu quả kinh tế khi bón các loại phân NPK khác nhau cho
giống lạc L19 vụ xuân 2014 97


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii

DANH MỤC HÌNH


STT Tên hình Trang

3.1 Sơ ñồ hành chính huyện Yên Mô năm 2011 41
4.2 Cơ cấu các loại ñất chính huyện Yên Mô 48
3.2 Cơ cấu, diện tích các loại ñất chính huyện Yên Mô 48
3.3 Cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện 53
3.4 Sơ ñồ hiện trạng sử dụng ñất năm 2012 61
3.5 Cơ cấu sử dụng ñất ñai ở huyện Yên Mô năm 2013 63


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

CCCT Cơ cấu cây trồng
CN-TTCN Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp
GTSX Giá trị sản xuất
HTCT Hệ thống cây trồng
HTNN Hệ thống nông nghiệp
HTTT Hệ thống trồng trọt
Kg Kilogam
NXB Nhà xuất bản
Tr.ñ Triệu ñồng
KT Kinh tế
Ha Hécta
TLB Tỷ lệ bệnh
CSB Chỉ số bệnh
KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi
HT Hệ thống





Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1

MỞ ðẦU

1. Tính cấp thiết của ñề tài
Trong sản xuất trồng trọt, hệ thống cây trồng giữ vị trí ñặc biệt quan
trọng. Do vậy, thâm canh tăng vụ ñi ñôi với việc bố trí lại hệ thống cây
trồng, nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên, cho hiệu quả cao
là một vấn ñề cấp thiết.
Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng, xem xét mức ñộ thích hợp
của các loại hệ thống cây trồng và tình hình sử dụng ñất làm cơ sở cho việc
ñề xuất một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt hợp lý là vấn ñề có tính chiến
lược và cấp thiết của Quốc gia cũng như từng ñịa phương. Trong những
năm gần ñây, chúng ta ñã triển khai nhiều hệ thống cây trồng trên các vùng
ñất khác nhau mang lại một số hiệu quả góp phần nâng cao thu nhập cho
người nông dân.
Huyện Yên Mô có dân số 120.160 người, tổng diện tích tự nhiên
14.474,22ha, gồm 16 xã và 01 thị trấn, là một trong những huyện thuần
nông thuộc vùng chiêm trũng của tỉnh Ninh Bình với 90% dân số sống
bằng nghề sản xuất nông nhgiệp. Huyện luôn xác ñịnh sản xuất nông
nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế và là ngành nghề
giúp xóa ñói, giảm nghèo, ổn ñịnh xã hội, tạo nhiều công ăn việc làm cho
người lao ñộng. Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm chỉ ñạo, ñầu
tư của Trung ương, của tỉnh, sự nỗ lực của lãnh ñạo huyện và các ban
ngành, ñoàn thể cùng với sự cố gắng của người ñịa phương, nông nghiệp

của huyện ñã có nhiều khởi sắc, ñời sống của người dân ñược nâng cao cả
về mặt vật chất lẫn tinh thần. Mặc dù vậy, nền nông nghiệp còn nhiều bất
cập, vẫn còn mang tính tự phát, sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Do vậy, ñể
phát triển nền kinh tế huyện Yên Mô, phải ñẩy mạnh phát triển nông
nghiệp bằng cách chuyển ñổi hệ thống cây trồng ñể ñưa ra những hệ thống

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2

cây trồng phù hợp. ðưa các giống mới có giá trị cao vào sản xuất và tác
ñộng các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý ñối với các giống mới nhằm
tạo năng suất, chất lượng cao hơn, tăng thu nhập cho người lao ñộng.
Vấn ñề ñược ñặt ra là: Làm thế nào ñể nâng cao hiệu quả kinh tế
trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phát triển kinh tế của huyện trong
những năm tới, thực hiện tốt công cuộc ñổi mới, hình thành nền nông
nghiệp có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu thị trường và ñiều kiện
sinh thái của từng vùng, từng bước nâng cao thu nhập trên một ñơn vị diện
tích ñất nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài:
“Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng và ñề xuất biện pháp kỹ thuật
trồng trọt hợp lý tại huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình”.

2. Mục ñích và yêu cầu nghiên cứu của ñề tài
2.1. Mục ñích nghiên cứu

Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cây trồng, trên cơ sở các kết quả ñánh
giá ñề xuất giải pháp kỹ thuật trồng trọt thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả và
tính bền vững phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Yên Mô,
tỉnh Ninh Bình.
2.2. Yêu cầu của ñề tài


- ðánh giá ñiều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Yên Mô
- ðánh giá hiện trạng HTCT và hiệu quả KT
- Thử nghiệm một số giống cây trồng (thử nghiệm giống và phân bón).
- ðề xuất một số giải pháp kỹ thuật trồng trọt tại huyện Yên Mô nhằm
nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
3. Ý nghĩa của ñề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Là cơ sở khoa học ñể xác ñịnh hệ thống cây trồng phù hợp với ñiều
kiện sinh thái của huyện Yên Mô.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3

Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần bổ sung phương pháp lý luận
trong nghiên cứu hệ thống cây trồng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
ðề xuất một số giải pháp kỹ thuật góp phần hoàn thiện hệ thống cây
trồng của huyện Yên Mô ñạt hiệu quả cao.



Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Lý thuyết về hệ thống
1.1.1. Một số các khái niệm:

1.1.1.1. Khái niệm về hệ thống:

Theo ðào Châu Thu (2005) trong thế giới tự nhiên cũng như trong xã
hội loài người, mọi hoạt ñộng ñều diễn ra bởi các hợp phần (Compoments),
có những mối liên hệ tương tác hữu cơ với nhau ñược gọi là tính hệ thống. Vì
vậy muốn nghiên cứu một sự vật, hiện tượng, hoạt ñộng nào ñó chúng ta phải
coi lý thuyết hệ thống là cơ sở của phương pháp luận và tính hệ thống là ñặc
trưng, bản chất của chúng.
Như vậy là một tổng thể có trật tự của các yếu tố khác nhau có quan hệ
tác ñộng qua lại. Một hệ thống có thể xác ñịnh như một tập hợp các ñối tượng
hoặc các thuộc tính ñược liên kết bằng nhiều mối tương tác.
1.1.1.2. Khái niệm hệ thống nông nghiệp:
Hệ thống nông nghiệp (HTNN) là sự biểu hiện không gian của sự phối
hợp các ngành sản xuất và kỹ thuật do một xã hội thực hiện ñể thoả mãn nhu
cầu. Nó biểu hiện sự tác ñộng qua lại giữa hệ thống sinh học, sinh thái, môi
trường tự nhiên là ñại diện và một bên là hệ thống xã hội, văn hoá thông qua
các hoạt ñộng xuất phát từ những thành quả kỹ thuật. Hệ thống nông nghiệp
thích ứng với các phương thức khai thác nông nghiệp trong không gian nhất
ñịnh do một xã hội tiến hành, là kết quả của việc phối hợp các yếu tố tự nhiên,
xã hội - văn hóa, kinh tế và kỹ thuật (Nguyễn Duy Tính, 1995). Hệ thống
nông nghiệp là kết hợp của nhiều hệ thống khác nhau ảnh hưởng lên các hệ
thống canh tác như: Chính sách, hệ thống tín dụng, chế biến, thị trường, xuất
khẩu, cơ sở kỹ thuật hạ tầng, hệ thống xã hội, hệ thống chính trị.
- HTNN trước hết là một phương thức khai thác môi trường ñược hình thành

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5

trong lịch sử và một lực lượng sản xuất thích ứng với các ñiều kiện và nhu cầu của
xã hội tại thời ñiểm ấy (Mazoyer, 1985) (dẫn theo Vũ ðình Tôn, 2006) .

- Nói theo một cách ñơn giản hơn thì HTNN tương ứng với những
phương thức khai thác nông nghiệp của một không gian nhất ñịnh do một xã
hội tiến hành, là kết quả của sự phối hợp của các nhân tố tự nhiên, xã hội –
văn hóa, kinh tế kỹ thuật.
Theo Võ Minh Kha (2003) (dẫn theo Lương Thị Tiệp, 2011), HTNN là
một chính thể bao gồm Nông – Lâm – Ngư nghiệp, thu hoạch, bảo quản chế
biến, lấy nông nghiệp làm cơ bản trên ñịa bàn nông thôn.
HTNN bao gồm các thành tố sau ñây:
• ðất ñai và các nguồn lực tự nhiên
• Các hoạt ñộng giáo dục, chính trị, văn hóa và xã hội của dân cư.
• Các hoạt ñộng sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
chế biến nông, lâm thủy sản, các hoạt ñộng công nghiệp và thủ công nghiệp.
Các hệ thống khác ñược miêu tả theo tiêu chí sau ñây:
 Khả năng cho sản phẩm cao nhất, thuận lợi và khó khăn.
 Khả năng cung cấp hoặc yêu cầu sử dụng lao ñộng.
 Khả năng hoặc yêu cầu cung cấp sử dụng tài nguyên và nguồn tài chính.
 Khả năng hoặc yêu cầu tiếp cận từ bên ngoài về vốn, tri thức khoa
học chính là khả năng ñâu tư cơ sở hạ tầng, ñầu tư vốn và tiếp nhận công nghệ
hiện ñại.
1.1.1.3. Khái niệm hệ thống canh tác:
Hệ thống canh tác (Farming systems) là sản phẩm của bốn nhóm biến
số là môi trường vật lý, kỹ thuật sản xuất, chi phối của tài nguyên và ñiều kiện
kinh tế - xã hội. Trong ñó ñiều kiện tự nhiên và con người chi phối các biện
pháp kỹ thuật canh tác (H.G Zandstra, E.C Price, 1981).
Hệ thống canh tác (HTCT) là một hệ thống ñộc lập, ổn ñịnh giữa các
hoạt ñộng sản xuất phù hợp với các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nhằm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6


ñáp ứng ngày càng cao nhu cầu của nông hộ. Do ñó, khi xem xét, ñánh giá
một hệ thống canh tác tại một vùng nào ñó có phù hợp hay không, chúng ta
phải ñánh giá chúng trong mối quan hệ với các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội của vùng ñó. Như vậy, hệ thống canh tác là một tổ hợp sản xuất (bao gồm
nhiều ngành nghề có mối quan hệ mật thiết với nhau). Cấu trúc của hệ thống
canh tác không phải là phép cộng ñơn giản các yếu tố, các ñối tượng mà là sự
kết hợp hữu cơ giữa các yếu tố, các ñối tượng, chúng có tác ñộng qua lại với
nhau và có mối quan hệ ràng buộc với môi trường (ðào Thế Tuấn, 1997).
Hệ thống canh tác là một tổng thể giữa môi trường, cây trồng, vật nuôi
nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với xã hội và ñiều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của vùng. Các hệ thống phụ trong hệ thống canh tác có quan hệ mật thiết
với nhau, tác ñộng qua lại với nhau và cũng chịu sự tác ñộng qua lại của yếu
tố bên ngoài, ñó là môi trường, tạo thành hiệu ứng hệ thống rất ñặc thù. Vì
thế, hệ thống canh tác phải ñược xây dựng trên cơ sở phân tích một cách
khách quan các ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và ñặc ñiểm sinh học của
cây trồng, vật nuôi ñể vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa có tác dụng lâu bền.
1.1.1.4. Hệ thống trồng trọt:
Hệ thống trồng trọt (HTTT) là hệ thống con và là trung tâm của HTCT,
cấu trúc của nó quyết ñịnh sự hoạt ñộng của các hệ phụ khác như chăn nuôi,
chế biến, ngành nghề. Nghiên cứu hệ thống trồng trọt là một vấn ñề phức tạp
vì nó liên quan ñến các yếu tố môi trường như ñất ñai, khí hậu, sâu bệnh, mức
ñầu tư phân bón, trình ñộ khoa học nông nghiệp và vấn ñề hiệu ứng hệ thống
của hệ thống cây trồng. Tuy nhiên, tất cả nghiên cứu trên ñều nhằm mục ñích
sử dụng có hiệu quả ñất ñai và nâng cao năng suất cây trồng. Như vậy, ñặc
ñiểm chung nhất của HTCT là bao gồm nhiều hệ thống trồng trọt, chăn nuôi,
chế biến tiếp thị, quản lý kinh tế, ñược bố trí một cách có hệ thống, ổn ñịnh,
phù hợp với mục tiêu của từng nông trại hay tiểu vùng nông nghiệp (Nguyễn
Duy Tính,1995).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7

1.1.1.5 Hệ thống cây trồng:
Hệ thống cây trồng (HTCTr) là thành phần các loại cây ñược bố trí
trong không gian và thời gian của một vùng sinh thái nông nghiệp, nhằm tận
dụng hợp lý các tài nguyên kinh tế - xã hội (ðào Thế Tuấn,1984).
Theo IRRI, 1989, hệ thống cây trồng (HTCTr) là hình thức tập hợp của
một tổ hợp ñặc thù các tài nguyên trong nông trại ở một môi trường nhất ñịnh,
bằng những công nghệ sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp sơ cấp. ðịnh nghĩa
này không bao gồm hoạt ñộng chế biến, nó vượt quá hình thức phổ biến ở các
nông trại cho các sản phẩm chăn nuôi và trồng trọt riêng biệt, nhưng nó bao
gồm những nguồn lực của nông trại ñược sử dụng cho việc tiếp thị những sản
phẩm ñó. HTCTr là tập hợp các ñơn vị có chức năng riêng biệt, ñó là hoạt
ñộng trồng trọt, chăn nuôi và tiếp thị. Các ñơn vị ñó có mối quan hệ qua lại
với nhau vì cùng dùng chung những nguồn lực nhận từ môi trường, khái niệm
này ñược dùng ñể hiểu HTCTr vượt khỏi ranh giới cụ thể của từng nông trại
(dẫn theo Nguyễn Duy Tính, 1995).
Hệ thống cây trồng là hoạt ñộng sản xuất cây trồng của nông trại bao
gồm tất cả các hợp phần cần có ñể sản xuất một tổ hợp cây trồng và mối quan
hệ giữa chúng với môi trường. Các hợp phần này, bao gồm tất cả các yếu tố
vật lý và sinh học, cũng như kỹ thuật, lao ñộng quản lý (Zandstra, 1982).
Như vậy hệ thống cây trồng là tổ hợp cây trồng ñược bố trí theo không
gian và thời gian với hệ thống biện pháp kỹ thuật ñược thực hiện.
Các nghiên cứu trong việc hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng cần
dùng phương pháp phân tích hệ thống ñể tìm ra ñiểm hẹp hay chỗ thắt lại của
hệ thống. ðó là chỗ có ảnh hưởng không tốt ñến hoạt ñộng của hệ thống cần
ñược tác ñộng sửa chữa, khai thông ñể hệ thống hoàn thiện hơn, có hiệu quả
kinh tế cao hơn (ðào Châu Thu, 2005).
Hoàn thiện hệ thống cây trồng hoặc phát triển hệ thống cây trồng mới,
trên thực tế là tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các thành phần


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8

cây trồng và giống cây trồng, ñảm bảo các thành phần trong hệ thống có mối
quan hệ tương tác với nhau, thúc ñẩy lẫn nhau, nhằm khai thác tốt nhất lợi thế
về ñiều kiện ñất ñai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo vệ môi trường
sinh thái (Lê Duy Thước, 1991).
Theo Lê Minh Toán, 1988 nghiên cứu cải tiến cơ cấu cây trồng là tìm
ra các biện pháp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản bằng cách áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật vào hệ thống cây trồng hiện tại hoặc ñưa ra những
hệ thống cây trồng mới. Hướng vào các hợp phần tự nhiên, sinh học kỹ thuật,
lao ñộng, quản lý, thị trường ñể phát triển cơ cấu cây trồng trong những ñiều
kiện mới nhằm ñem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
HTNN, HTCTr, HTTT có mối quan hệ rất mật thiết với nhau (dẫn theo
Nguyễn Thị Thuỷ, 2004).
Như vậy, HTNN không thể tách rời HTTT. Mối quan hệ giữa HTNN
và HTTT rất mật thiết, HTTT là trung tâm của HTNN và xu hướng phát triển
của HTTT có tính chất quyết ñịnh ñến xu hướng phát triển của HTNN.
Nghiên cứu HTTT nhằm bố trí, cải thiện lại các thành tố trong hệ thống hoặc
chuyển ñổi chúng làm tăng hệ số sử dụng ñất, sử dụng có hiệu quả tiềm năng
ñất ñai và lợi thế của từng vùng sinh thái nông nghiệp, sử dụng hiệu quả tiền
vốn, lao ñộng và kỹ thuật , ñể nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm, ñáp ứng
nhu cầu của xã hội, cũng như những yếu tố quyết ñịnh việc xây dựng hệ thống
cây trồng.
1.1.2. Cơ sở khoa học của xác ñịnh cơ cấu cây trồng
Theo tài liệu tham khảo Phạm Chí Thành, Phạm Trí Dũng, ðào Châu
Thu, Trần ðức Viên (1996), thì cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trồng có
trong một vùng ở một thời ñiểm nhất ñịnh, nó liên quan tới cơ cấu cây trồng
nông nghiệp, nó phản ánh sự phân công lao ñộng trong nội bộ ngành nông

nghiệp, phù hợp với ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi vùng, nhằm
cung cấp ñược nhiều nhất những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9

Cơ cấu cây trồng nó là thành phần của cơ cấu sản suất nông nghiệp và
là giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông nghiệp. Nó là
thành phần và các loại giống cây trồng bố trí theo không gian và thời gian ở
một cơ sở sản xuất hay một vùng sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng
thường ñược lựa chọn dựa trên lợi ích lớn nhất cho ña số người dân, cơ cấu cây
trồng phải có ñộ an toàn, sác xuất gặp rủi ro thấp nhất, phù hợp với tập quán
của ñịa phương, ñảm bảo an toàn hệ sinh thái trong vùng. Cơ cấu cây trồng
phải ñáp ứng ñược yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải kết hợp chặt chẽ với lâm
nghiệp, thuỷ sản và ñồng thời tạo cơ sở cho ngành nghề khác phát triển.
Tiếp cận cơ cấu cây trồng là tiếp cận hệ sinh thái nông nghiệp (hệ
thống trồng trọt), nghiên cứu hệ thống cơ cấu cây trồng là nghiên cứu hiệu
quả sinh thái học tức là nghiên cứu quá trình chuyển hoá năng lượng tích tụ ở
ñầu ra trên cơ sở này con người ñã lợi dụng nó ñể nâng cao hiệu quả sinh học,
bổ sung và hoàn thiện tạo ra tổng khối lượng sản phẩm trên ñơn vị diện tích
ñất là lớn nhất.
Theo Nguyễn Văn Luật, (1991) thì hệ thống canh tác là tổng hợp các
loại cây trồng ñược bố trí theo không gian và thời gian với hệ thống biện pháp
kỹ thuật ñược thực hiện nhằm ñạt năng suất cây trồng cao và nâng cao ñộ phì
của ñất. Cơ cấu cây trồng là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh tác. Tỷ
lệ này một phần nào ñó nói lên trình ñộ thâm canh sản xuất của từng vùng. Tỷ
lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh
trình ñộ phát triển nông nghiệp thấp. Tỷ lệ các loại cây trồng có sản phẩm tiêu
thụ tại chỗ cao, các loại cây trồng có sản phẩm có giá trị và xuất khẩu thấp
chứng tỏ sản xuất ở vùng ñó kém phát triển và ngược lại.

Dựa vào cơ cấu cây trồng có thể biết ñược nền nông nghiệp của nước
ñó phát triển hay không. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là tổng thể của nhiều
thứ hệ trong nội bộ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông
thuỷ sản phản ánh mối quan hệ tác ñộng lẫn nhau, giữa các yếu tố kinh tế,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10

yếu tố cấu thành năng suất, quan hệ sản xuất gắn liền với không gian và thời
gian nhất ñịnh cả về số lượng và chất lượng. Sản xuất nông nghiệp có tính
thời vụ cao, nếu bố trí một cơ cấu thích hợp sẽ giảm bớt sự căng thẳng thời vụ
và hạn chế lao ñộng nhàn rỗi theo các chu kỳ sinh trưởng khác nhau, không
trùng nhau theo cây trồng, vật nuôi. Cơ cấu cây trồng mở rộng phải gắn liền
với một nền công nghiệp và nông nghiệp phát triển.
* Cơ cấu cây trồng hợp lý
Cơ cấu cây trồng hợp lý là sự ñịnh hình về mặt tổ chức cây trồng trên
ñồng ruộng về số lượng, tỷ lệ, chủng loại, vị trí và thời ñiểm, có tính chất xác
ñịnh lẫn nhau, nhằm tạo ra sự cộng hưởng các mối quan hệ hữu cơ giữa các
loại cây trồng với nhau ñể khai thác và sử dụng một các tiết kiệm và hợp lý
nhất các nguồn tài nguyên cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Theo Lý Nhạc và CS (1987), cơ cấu cây trồng hợp lý là cơ cấu cây
trồng phù hợp với ñiều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của vùng. Cơ cấu cây
trồng hợp lý còn thể hiện tính hiệu quả của mối quan hệ giữa cây trồng ñược
bố trí trên ñồng ruộng, làm cho sản xuất ngành trồng trọt phát triển toàn diện,
mạnh mẽ vững chắc theo hướng sản xuất thâm canh gắn với ña canh, sản xuât
hàng hóa và có hiệu quả kinh tế cao. Cơ cấu cây trồng là một thực tế khách
quan, nó ñược hình thành từ ñiều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể và vận
ñộng theo thời gian.
Cơ cấu cây trồng hợp lý còn biểu hiện là việc phát triển hệ thống cây
trồng mới trên cơ sở cải biến hệ thống cây trồng cũ hoặc phát triển hệ thống

cây trồng mới, trên cơ sở tổ hợp lại các công thức luân canh, tổ hợp lại các
thành phần cây trồng và giống cây trồng, ñảm bảo các thành phần trong hệ
thống có mối quan hệ tương tác với nhau, thúc ñẩy lẫn nhau, nhằm khai thác
tốt nhất lợi thế về ñiều kiện ñất ñai, tạo cho hệ thống có sức sản xuất cao, bảo
vệ môi trường sinh thái. (Theo Lê Duy Thước, 1991).
Dựa trên quan ñiểm sinh học, ðào Thế Tuấn (1978) cho rằng: Bố trí cơ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11

cấu cây trồng hợp lý là chọn một cấu trúc cây trồng trong hệ sinh thái nhân
tạo, làm thế nào ñể tạo năng suất sơ cấp cao nhất. Về mặt kinh tế, cơ cấu cây
trồng hợp lý cần thỏa mãn yêu cầu chuyên canh và tỷ lệ sản phẩm hàng hóa
cao, ñảm bảo việc hỗ trợ cho ngành sản xuất chính và phát triển chăn nuôi,
tận dụng nguồn lợi tự nhiên, ngoài ra còn phải ñảm bảo việc ñầu tư lao ñộng
và vật tư kỹ thuật có hiệu quả kinh tế cao.
1.1.3. Quan ñiểm phát triển hệ thống nông nghiệp

Trong công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp bền vững, xác ñịnh
cơ cấu cây trồng hợp lý là một trong những cơ sở cho việc xác ñịnh phương
hướng sản xuất. Sự ña dạng hoá cây trồng và tăng trưởng theo các mục tiêu cụ
thể sẽ tạo nền tảng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá nông nghiệp,
nông thôn và phát triển kinh tế trong tương lai.
Nguyễn Duy Tính (1995) cho rằng chuyển ñổi cơ cấu cây trồng là cải tiến
hiện trạng cơ cấu cây trồng có trước sang cơ cấu cây trồng mới nhằm ñáp ứng
những yêu cầu của sản xuất. Thực chất của chuyển ñổi cơ cấu cây trồng là thực
hiện hàng loạt các biện pháp (kinh tế, kỹ thuật, chính sách xã hội) nhằm thúc ñẩy
cơ cấu cây trồng phát triển, ñáp ứng theo những mục tiêu của xã hội.
Theo FAO (1989) thì nông nghiệp bền vững bao gồm quản lý có hiệu
quả tài nguyên cho nông nghiệp ñể ñáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người;

ñồng thời giữ gìn và cải thiện tài nguyên thiên nhiên, môi trường và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên.
Các ñịnh nghĩa có thể có nhiều cách biểu thị khác nhau, song về nội
dung thường bao gồm 3 thành phần cơ bản sau (Cao Liêm và cộng sự, Phạm Văn
Phê, Nguyễn Thị Lan, 1995 ):
- Bền vững về an ninh lương thực trong thời gian dài trên cơ sở hệ
thống nông nghiệp phù hợp ñiều kiện sinh thái và không tổn hại môi trường.
- Bền vững về tổ chức quản lý, hệ thống nông nghiệp phù hợp trong
mối quan hệ con người cho cả ñời sau.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12

- Bền vững thể hiện ở tính cộng ñồng trong hệ thống nông nghiệp hợp lý.
Theo ñịnh nghĩa của Piere Croson (1993) thì một hệ thống nông nghiệp bền
vững phải ñáp ứng ñược nhu cầu ngày càng cao về ăn và mặc thích hợp có hiệu
quả kinh tế, môi trường và xã hội gắn với việc tăng phúc lợi trên ñầu người. ðáp
ứng nhu cầu là một phần quan trọng cần ñưa vào ñịnh nghĩa vì sản lượng nông
nghiệp cần thiết phải ñược tăng trưởng trong những thập kỷ tới. Phúc lợi cho
mọi người vì phúc lợi của ña số dân trên toàn thế giới còn rất thấp.
Trong tất cả các ñịnh nghĩa, ñiều quan trọng nhất là phải biết sử dụng
hợp lý tài nguyên ñất ñai, giữ vững và cải thiện tài nguyên môi trường, có
hiệu quả kinh tế, năng suất cao và ổn ñịnh, tăng cường chất lượng cuộc sống,
bình ñẳng giữa các thế hệ và hạn chế rủi ro.
1.1.4. Lý thuyết của một số mô hình phát triển nông nghiệp
Nghiên cứu phát triển nông nghiệp thế giới ñã ñưa ra những lý thuyết
khác nhau ở mỗi giai ñoạn. Các thuyết này ñã ñịnh hướng cho sự phát triển
của nông nghiệp thế giới ở các giai ñoạn ñó. Tuy nhiên, mỗi quốc gia ñi theo
hướng khác nhau, bằng con ñường khác nhau. Theo ðào Thế Tuấn (1984),
các nước ñang phát triển muốn ñưa nông nghiệp phát triển với khả năng tăng

trưởng từ 1% năm lên 4% năm phải áp dụng một trong các thuyết sau ñây ñể
giải thích quá trình phát triển:
(1) Thuyết mô hình bảo vệ: thuyết này cho rằng sở dĩ nông nghiệp bị
thoái hoá là do ñộ màu mỡ bị giảm dần và ñất bị kiệt quệ. Muốn tăng năng
suất phải phục hồi và bảo vệ ñộ màu mỡ của ñất bằng cách luân canh cây
trồng, bón phân hữu cơ và phân hoá học;
(2) Thuyết mô hình thúc ñẩy của thành thị công nghiệp: thuyết này chủ
trương cho rằng nông nghiệp chỉ phát triển mạnh các vùng quanh và gần
thành thị, nguyên nhân chính là do thành thị cung cấp vật tư nông nghiệp và
là thị trường thúc ñẩy sự phát triển nông nghiệp;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 13

(3) Mô hình khuếch tán: thuyết này cho rằng kỹ thuật tiên tiến và
phương pháp quản lý trong nông nghiệp phổ biến dần từ nông dân này sang
nông dân khác, từ vùng này sang vùng khác như các giống cây trồng và các
loài gia súc tốt. Do vậy chỉ ñẩy mạnh phổ biến kỹ thuật và thúc ñẩy kinh tế là
thúc ñẩy ñược sự phát triển nông nghiệp;
(4) Thuyết mô hình ñầu tư và hiệu quả cao: thuyết này cho rằng nông
dân cổ truyền sở dĩ không tiếp thu ñược kỹ thuật mới vì thiếu các ñầu tư có
hiệu quả. Tình trạng này ñược thay ñổi từ khi xuất hiện các giống lúa mì, lúa
và ngô có năng suất cao do các trung tâm nghiên cứu quốc tế tạo ra. Các
giống này phản ứng mạnh với phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo ñất nên mang
lại hiệu quả cao cho người nông dân, thúc ñẩy nông nghiệp phát triển nhanh,
tạo nên “cuộc cách mạng xanh”;
(5) Thuyết mô hình phát triển bị kích thích: theo thuyết này sự thay ñổi
giá cả trên thị trường kích thích cải tiến kỹ thuật và tạo nên sự phát triển.
Việc phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững hiện nay không chỉ
áp dụng một mô hình theo các thuyết kể trên mà phải kết hợp hài hoà lý thuyết

của 5 mô hình phát triển. So sánh ñịnh hướng phát triển nông nghiệp qua các giai
ñoạn của Việt Nam với các thuyết trên thì thấy rằng: Việt Nam là nước ñang phát
triển, quá trình phát triển nông nghiệp hội tụ cả 5 thuyết mô hình phát triển nông
nghiệp. Nền nông nghiệp Việt Nam ñang chuyển sang sản xuất hàng hoá, tìm
kiếm thị trường, thu hút ñầu tư cải tiến kỹ thuật công nghệ, ñặc biệt là công nghệ
chế biến. Bài học về phát triển nông nghiệp trong thời gian qua cho thấy việc tìm
thị trường ñầu ra (nội ñịa hay xuất khẩu) cho các mặt hàng nông sản quyết ñịnh
ñến ñầu tư và sự phát triển của các ñối tượng này.
1.1.5. Biện pháp kỹ thuật với sự phát triển nông nghiệp bền vững
Theo Phạm Văn phê, Nguyễn Thị Lan, 2001 cho rằng, một hoạt ñộng
sản xuất ñược gọi là bền vững khi ñạt ñược tất cả các mục ñích và có thể bền
vững mãi mãi. Nội dung của phát triển bền vững gồm: (1) ðáp ứng những

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 14

nhu cầu cơ bản của con người; (2) San bằng ñược khoảng cách giữa giàu –
nghèo và toàn xã hội; (3) Bảo vệ ñược các tài nguyên thiên nhiên .
Phát triển nông nghiệp bền vững chiếm vị trí quan trọng, nhiều khi có
tính quyết ñịnh trong sự phát triển chung của xã hội. Phát triển nông nghiệp
bền vững là ñiều hoà các mục tiêu và tạo cơ hội cho việc ñạt ñược kết quả về
môi trường, kinh tế và xã hội vì lợi ích trước mắt và lâu dài. Vì thế việc khai
thác các nguồn lợi tự nhiên cũng như các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong
sản xuất nông nghiệp cần phải ñược chú trọng một cách hợp lý ñể bảo vệ
năng suất cây trồng và môi trường tự nhiên.
Phạm Chí Thành, 1996 cho rằng, có 3 ñiều kiện ñể tạo nông nghiệp bền
vững ñó là công nghệ bảo tồn tài nguyên, những tổ chức từ bên ngoài và
những tổ chức từ các nhóm ñịa phương. Tác giả cho rằng xu thế phát triển
nông nghiệp bền vững ñược các nước phát triển khởi xướng mà hiện nay ñã
trở thành ñối tượng ñể các nước nghiên cứu theo hướng kế thừa, chắt lọc các

tinh tuý của các nền nông nghiệp, chứ không chạy theo cái hiện ñại mà bác bỏ
những cái thuộc về truyền thống. Trong nông nghiệp bền vững như chọn cây
gì, con gì trong một hệ sinh thái tương ứng không thể áp ñặt theo ý muốn chủ
quan mà phải ñiều tra, nghiên cứu ñể hiểu biết thiên nhiên.
Tác giả ðào Thế Tuấn, 1986 nhiệm vụ của ngành trồng trọt Việt Nam là
phải tìm ra mọi biện pháp bảo vệ năng suất cây trồng. Có hai khả năng ñẩy
mạnh sản xuất trồng trọt là:
- Thâm canh ở những vùng sinh thái khó khăn, chú trọng vấn ñề giống
và chế ñộ bón phân thích hợp.
- Tăng vụ ở những vùng sinh thái thuận lợi nhất như trồng cây vụ ñông
và thực hiện biện pháp hữu hiệu là bố trí cây trồng thích hợp với ñiều kiện khí
hậu, ñất ñai, chế ñộ nước và thời vụ nhằm phát triển nông nghiệp bền vững.
Theo Võ Minh Kha, 1978 việc sử dụng phân hữu cơ trong phát triển
nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất cây trồng và phát
triển nông nghiệp bền vững.

×