Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nâng cao hiệu quả môn giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.02 MB, 28 trang )

Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp
trực quan
Họ và tên tác giả: Ngô Thò Diễm Hồng
Đơn vò công tác: Trường THCS Thò Trấn
1/ Lý do chọn đề tài:
- Khẳng đònh tính khả thi, ưu việt của việc sử dụng phương pháp trực quan trong
giảng dạy
- Góp phần phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập
2/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
a/ Đối tượng nghiên cứu:
Giáo viên dạy môn Giáo dục công dân và học sinh lớp 8 trường THCS Thò Trấn
b/ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp đọc tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra giáo dục - pháp vấn
- Phương pháp trò chuyện – trao đổi
- Phương pháp phân tích sản phẩm
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
3/ Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Nêu kinh nghiệm nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng
phương pháp trực quan
4/ Hiệu quả ứng dụng:
Qua thời gian nghiên cứu và ứng dụng các biện pháp trên kết quả được nâng lên rõ
rệt, số học sinh yếu giảm, trung bình, khá, giỏi tăng lên
5/ Phạm vi áp dụng:
Với những biện pháp trên đề tài có thể ứng dụng rộng rãi ở các trường trung học
cơ sở ( không chỉ ở lớp 8 mà còn áp dụng được ở các khối 6,7,9)


Thò Trấn, ngày 10 tháng 4 năm 2010
Người thực hiện

Ngô Thò Diễm Hồng
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 1
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
A. MỞ ĐẦU
1/ Lý do chọn đề tài:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự nghiệp giáo dục ở nước ta
ngày càng phát triển và được xem là“Quốc sách hàng đầu”. Do đó muốn sự nghiệp
giáo dục Việt Nam ngày càng phát triển mạnh hơn, đòi hỏi xúc tiến việc nghiên cứu
khoa học giáo dục, xây dựng nền giáo dục là nhiệm vụ của toàn xã hội, đặc biệt là
những người làm công tác giáo dục.
Trong nhà trường THCS, môn Giáo dục công dân có vò trí quan trọng và là một
bộ môn khoa học xã hội nhằm phục vụ cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trò đạo
đức cho học sinh, góp phần vào việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ tương lai, nguồn nhân
lực cho đất nước. Môn Giáo dục công dân trang bò cho học sinh những chuẩn mực đạo
đức, pháp luật cơ bản, thiết thực phù hợp với lứa tuổi trong quan hệ với bản thân, với
mọi người, với công việc và môi trường sống. Bước đầu hình thành cho các em những
khái niệm đạo đức, pháp luật theo quan điểm mới và tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo dục
đạo đức, pháp luật góp phần bồi dưỡng cho học sinh những tư tưởng tình cảm, đạo đức
tốt đẹp, những thói quen và hành vi đạo đức pháp luật đúng đắn. Từ đó các em thấy
rõ trách nhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và
pháp luật, biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê
hương đất nước.
. Ngày nay, đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hóa- hiện đại
hóa đất nước. Xu thế hội nhập và toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ từng ngày, từng
giờ, đòi hỏi thế hệ trẻ phải năng động, sáng tạo, nhạy bén, thích ứng nhanh…Điều đó
phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp dạy học của giáo viên.
Để làm được nhiệm vụ trên người giáo viên dạy môn Giáo dục công dân giữ

vai trò rất lớn. Giúp các em hiểu biết và nắm vững những tri thức, những khái niệm cơ
bản về đạo đức, pháp luật. Người giáo viên không chỉ truyền thụ đầy đủ những tri thức
đạo đức, pháp luật, mà còn phải giúp các em biết vận dụng kiến thức vào giải quyết
các vấn đề, biết liên hệ nội dung bài học với thực tế cuộc sống hằng ngày.
Thực tế cuộc sống cho thấy những năm gần đây đạo đức xã hội đang bò xuống
cấp, tội phạm của những người chưa thành niên có chiều hướng gia tăng. Tình trạng
này đang là nỗi “nhức nhối” của toàn xã hội. Vì vậy môn Giáo dục công dân trong nhà
trường có ý nghóa đặc biệt quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện các em có ý
thức tuân theo những chuẩn mực đạo đức và biết tuân theo pháp luật. Chính vì lẽ đó
bản thân tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng
phương pháp trực quan ”
  
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 2
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
2/ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 8 Trường THCS Thị Trấn Châu Thành
3/ Phạm vi nghiên cứu:
Nâng cao chất lượng hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân theo yêu cầu đổi
mới phương pháp dạy học.Với đònh hướng lấy học sinh làm trung tâm giáo viên cần đa
dạng hóa các phương pháp dạy học.Vì vậy khi dạy môn Giáo dục công dân giáo viên
không chỉ sử dụng phương pháp trực quan mà còn phải sử dụng nhiều phương pháp như
thuyết trình, đàm thoại, thảo luận nhóm…Nhưng do thời gian có hạn và căn cứ vào yêu
cầu của đề tài. Nên tôi chỉ xoay quanh vấn đề “Nâng cao chất lượng hiệu quả giờ học
môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan”
4/ Phương pháp nghiên cứu:
a/ Phương pháp đọc tài liệu :
Là phương pháp nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề cần
nghiên cứu, tập hợp các dữ kiện có liên quan đến đề tài này.
b/ Ph ương pháp quan sát :
Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu. Dùng phương pháp

này để quan sát học sinh qua các tiết dạy, xem thái độ học tập của các em như thế nào?
Qua đó tìm hiểu sâu về vấn đề nghiên cứu
c/ Ph ương pháp trò chuyện- trao đổi :
Dùng phương pháp này để trò chuyện với học sinh để biết được kết quả việc tiến
hành loại bài này.
d / Ph ương pháp phân tích sản phẩm :
Nghiên cứu sản phẩm học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên. Cho ta
xác đònh khả năng nhận thức, trình độ nhận thức, thái độ hứng thú học tập của học
sinh, trình độ nghiệp vụ kiến thức, đặc điểm, tính cách và khả năng vươn tới của giáo
viên
đ/ Ph ương pháp đối chiếu so sánh :
Qua một thời gian nghiên cứu, giáo viên tiến hành so sánh, đối chiếu với số liệu
cũ với số liệu mới để thấy kết quả nghiên cứu của đề tài.
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 3
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
B/ NỘI DUNG
1/ Cơ sở lý luận:
a/ Các văn bản chỉ đạo của Trung Ương
Hội nghò lần thứ hai Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII (1996) đã chỉ rõ:
“ Phải đổi mới mạnh mẽ, phát triển giáo dục và đào tạo”. Nghò quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc của Đảng lần thứ IX ( tháng 4 năm 2001) và trong một loạt các văn bản, chỉ
thò của Quốc hội chủ trương đổi mới giáo dục liên tục được đề ra.
Luật Giáo dục, điều 28.2 có nêu “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát
huy tích cực tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng
lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện khả năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh”
b/ Các quan niệm khác về giáo dục:
Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa. Cần giáo dục thế
hệ trẻ trở thành những con người: Năng động sáng tạo- có năng lực, những con người

tự tin có trách nhiệm. Do đó trong quá trình giảng dạy cần phải sử dụng nhiều phương
pháp phù hợp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Theo quan điểm
của các nhà quản lý giáo dục, để làm được điều đó cần có sự phối hợp tốt giữa người
dạy và người học- giữa giáo viên và học sinh. Cho nên sử dụng phương pháp trực quan
chính là một khâu quan trọng giúp học sinh tiếp thu tri thức và liên hệ thực tiển. Đúng
như Lê Nin viết “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn- Đó là con đường biện chứng của nhận thức chân lý, của sự nhận thức
hiện thực khách quan” ( Bút ký triết học, nhà xuất bản S thật, Hà Nội, năm 1963
trang 189)
2/ Cơ sở thực tiễn:
a/ Thực tiễn vấn đề nghiên cứu:
Sử dụng có hiệu quả phương pháp trực quan trong dạy học môn Giáo dục công
dân sẽ làm cho giờ học thêm sống động, làm cho học sinh say mê, thích thú khi tìm
hiểu các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Các em nắm bài vững, hiểu bài sâu. Những
đồ dùng trực quan ấy sẽ tác động trực tiếp đến tâm tư, tình cảm của các em. Từ đó các
em có niềm tin đúng đắn của các chuẩn mực đã học và hướng tới những giá trò xã hội
tốt đẹp. Qua đó các em sẽ có trách nhiệm đối với hành động của bản thân và biết tự
điều chỉnh, tự hoàn thiện mình. Ngược lại, trong giờ dạy đạo đức và pháp luật, giáo
viên không sử dụng phương pháp trực quan thì hiệu quả giờ học sẽ không cao sẽ làm
cho bài học trở nên khô khan và tẻ nhạt.
b/ Sự cần thiết của đề tài:
Trong những năm trước đây môn Giáo dục công dân được xem là môn phụ,
có vai trò thứ yếu và mờ nhạt. Cho nên việc dạy và học thường diễn ra một cách khô
khan và nặng nề, ít gây hứng thú cho học sinh. Do đó hiệu quả giờ học chưa cao. Song
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 4
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
những năm gần đây môn học này đã được quan tâm chú ý, được đặt ngang bằng với
những môn khoa học khác. Nên việc dạy và học môn Giáo dục công dân diễn ra với
nhiều hình thức khác nhau, bước đầu đã thu hút được sự chú ý của học sinh, các em bắt
đầu say mê và yêu thích môn học này. Chính vì những lí do trên nên tôi chọn đề tài:

“Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan ”
là rất cần thiết, bởi vì nó giúp cho giáo viên đúc kết được kinh nghiệm giảng dạy của
mình ngày càng được kết quả cao hơn.
3/ Nội dung đề tài:
a/ Vấn đề đặt ra trong đề tài:
Để tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ học với đònh hướng “ Lấy học
sinh làm trung tâm” giáo viên cần đa dạng hóa các phương pháp dạy học và học sinh
tích cực chủ động trong học tập. Vì vậy trong giảng dạy môn Giáo dục công dân giáo
viên không chỉ sử dụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng
phương pháp trực quan, tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh
họa cho nội dung bài giảng như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, bảng số liệu,
thống kê...Thông qua đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thức thiết lập mối
quan hệ giữa nội dung với thực tế cuộc sống. Cho nên chất lượng giờ học được nâng
cao, học sinh nắm bắt các chuẩn mực của đạo đức và pháp luật chắc và nhanh hơn.
b/ Giải pháp thực hiện:
*Muốn sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả, trước hết người giáo viên cần hiểu rõ
các phương tiện đồ dùng trực quan. Dạy đạo đức, pháp luật phải biết sử dụng triệt để
các phương tiện, đồ dùng trực quan. Đây là một trong những yêu cầu về đổi mới dạy
học. Vậy đồ dùng trực quan trong các tiết dạy đạo đức, pháp luật là những cái gì?
Những đồ dùng đó lấy ở đâu ra? Sử dụng bằng cách nào để đạt hiệu quả? Những câu
hỏi ấy cứ vang lên, thúc giụïc tôi phải suy nghó, nghiên cứu và tìm hiểu. Qua quá trình
giảng dạy và học hỏi bạn bè đồng nghiệp, được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà
trường, tôi đã hiểu rõ: Môn Giáo dục công dân cũng như tất cả các môn học khác là
phải sử dụng đồ dùng trực quan để minh họa cho nội dung bài giảng. Bởi vì đồ dùng
trực quan trong các tiết dạy đạo đức và pháp luật không phải là hiếm mà rất đa dạng và
phong phú nhất là trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển như vũ
bão ( Đặc biệt là khoa học công nghệ thông tin như: máy vi tính, mạng Intenet đang
được sử dụng ngày càng rộng rãi). Vì vậy trong tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều
hình thức trực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng
thêm hay, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao. Từ thực tiễn giảng dạy, tôi nhận thấy có những

hình thức trực quan như sau:
 Thứ nhất: Là tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ và bản đồ
Những đồ dùng trực quan này sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong ký ức
của mỗi học sinh. Nếu người giáo viên sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp cho học
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 5
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
sinh phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên hệ thực tế. Nó
còn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được.
Ví dụ: Khi giảng bài 7: “ Tích cực tham gia các hoạt động chính trò xã hội”
(GDCD 8) để giúp học sinh hiểu : Hoạt động chính trò xã hội là gì? Bao gồm những
lónh vực nào? Tôi cho các em xem một số tranh ảnh về lao động sản xuất, công an săn
bắt cướp, bộ đội canh giữ biên giới, thanh niên lên đường làm nghóa vụ quân sự, thanh
niên tình nguyện giữ gìn trật tự an toàn giao thông, thu gom rác thải, thăm gia đình liệt
só. Khi xem những bức ảnh này các em sẽ hình dung ra được các lónh vực của hoạt
động chính trò xã hội:
+ Hoạt động xây dựng và bảo vệ tổ quốc
+Hoạt động từ thiện, nhân đạo, bảo vệ môi trường sống
+ Hoạt động trong các tổ chức chính trò, đoàn thể
Và các em cũng hiểu được hoạt động chính trò- xã hội là những hoạt động có nội
dung liên quan đến việc xây dựng bảo vệ nhà nước, chế độ chính trò, trật tự an ninh xã
hội, hoạt động trong các tổ chức chính trò, quần chúng và hoạt động nhân đạo bảo vệ
môi trường sống. Cũng qua các bức ảnh đó, các em có thể thấy rõ được bản thân mình
có thể tham gia vào những hoạt động nào để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và
xã hội.

CANH GIỮ BIÊN GIỚI NHẬP NGŨ

Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 6
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
SĂN BẮT CƯỚP THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN .



VỆ
SINH MÔI TRƯỜNG PHỤ NỮ ĐI BỘ VÌ
NGƯỜI NGHÈO

HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO GIÚP ĐỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 7
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan

Hoặc khi dạy bài 15: “ Phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại”
(GDCD 8) Khi giảng về nội dung kiến thức: Sự nguy hiểm của tai nạn do vũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại gây ra, tôi cho học sinh xem một số ảnh về tai nạn vũ khí, cháy,
nổ và các chất độc hại. Vì khi xem các bức ảnh này học sinh khó xóa mờ được những
hình ảnh về tai nạn khủng khiếp, gây thiệt hại to lớn về người và của. Từ đó các em
hiểu rõ rằng: Các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và độc hại gây ra là vô cùng nguy hiểm
và các em biết thận trong tránh xa các nơi nguy hiểm như: nơi để xăng, dầu, ga, nơi
chứa các chất độc, không tò mò nghòch các loại súng đạn, đốt các loại pháo sản xuất
trái phép. Các em biết chấp hành các quy đònh của pháp luật và nội quy của nhà
trường.


NỔ BÌNH GA CHÁY

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
NẠN NHÂN SAU VỤ CHÁY
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 8
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
CHIẾC XE CHỞ XĂNG BỐC CHÁY HÀ NỘI CHÁY, NỔ
( Làm 111 người chết, 200 người bò thương) ( Xe ô tô 7 chổ cháy )

Hoặc khi dạy tiết ngoại khóa về “ Thực hiện trật tự an toàn giao thông” Khi cho
học sinh tìm hiểu những quy đònh của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường
sắt, tôi sử dụng bản đồ và sơ đồ đoạn đường sắt cắt ngang với đường bộ để giới thiệu
mạng lưới đường sắt ở Việt Nam.
SƠ ĐỒ ĐOẠN ĐƯỜNG BỘ GIAO CẮT VỚI ĐƯỜNG SẮT
 Thứ hai: Là bảng thống kê, số liệu được trích dẫn trong giảng dạy.
Bảng thống kê, số liệu ấy là những minh chứng có sức thuyết phục nhất, sinh
động nhất về thực tiễn cuộc sống. Nó có tác dụng thuyết phục người nghe gấp nhiều
lần so với lý thuyết chung chung. Từ đó các em nắm bài vững, hiểu bài sâu.
Ví dụ: Khi giảng bài 14: “ Phòng chống nhiễm HIV/ AIDS” ( GDCD 8) Để
minh họa cho nội dung kiến thức: Tính chất nguy hiểm của HIV/ AIDS, tôi dùng bảng
thống kê các số liệu như sau:
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 9
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
Bảng thống kê ( Năm 2008)

Việt Nam Năm
2001
Năm
2003
Năm
2006
Năm
2007
Năm
2008
Số người nhiễm Hiv
41.622 79.660 104.111 128.367 135.171
Số bệnh nhân Aids
6.251 11.254 17.289 25.219 29.134

Số người tử vong vì Aids
3.426 6.325 10.071 14.042 41.418
Qua bảng thống kê, số liệu trên, các em dễ dàng nhận thấy nguy cơ, mức độ
lây lan nhanh chống của đại dòch HIV/AIDS ở nước ta đối với tất cả mọi người không
phân biệt giàu, nghèo, già trẻ, trai gái. Đó là căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với sức
khỏe và tính mạng con người, tương lai nòi giống dân tộc, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến kinh tế-xã hội. Vì hơn 85% số người nhiễm HIV/ AIDS đang ở độ tuổi lao động,
hầu hết các ca nhiễm đều thuộc giới trẻ ở độ tuổi từ 15 đến 30 tuổi
 Thứ ba: Là sa bàn, mô hình, băng hình.
Các phương tiện trực quan này sẽ có tác dụng tái hiện sự vật, làm cho học sinh dễ
tiếp thu bài giảng, giúp học sinh trực tiếp hiểu bài học. Từ đó các em nắm các chuẩn
mực đạo đức, pháp luật vững và nhanh, hiểu bài sâu hơn.
Ví dụ: Khi dạy tiết ngoại khóa về “ Thực hiện trật tự an toàn giao thông” Để giúp
học sinh tìm hiểu nội dung kiến thức: Hệ thống báo hiệu đường bộ, giáo viên có thể sử
dụng sa bàn, mô hình về các biển báo, vạch kẻ đường. Qua quan sát sa bàn các em có
thể trực tiếp thấy được hệ thống báo hiệu đường bộ, hằng ngày các em vẫn thấy trên
các tuyến đường mà các em thường tham gia giao thông. Từ đó các em hiểu và nắm
vững ý nghóa sử dụng của từng loại báo hiệu và biết chấp hành tốt luật giao thông.
SA BÀN: HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Hoặc khi giảng bài 12: “ Quyền và nghóa vụ của công dân trong gia đình” Khi
giảng về nội dung kiến thức: Quyền và nghóa vụ của cha mẹ, ông bà đối với con cháu,
tôi sử dụng đoạn băng hình và một số hình ảnh về sinh hoạt trong gia đình. Chỉ bằng
một đoạn phim ngắn, một vài hình ảnh về sinh hoạt thường ngày trong một gia đình,
các em sẽ trực tiếp tai nghe, mắt thấy những cử chỉ, lời nói, hành động của những
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 10
Nâng cao hiệu quả giờ học môn Giáo dục công dân 8 bằng phương pháp trực quan
thành viên trong gia đình. Từ đó các em thấy được rằng muốn có được một gia đình
đầm ấm, hòa thuận, hạnh phúc thì mỗi thành viên trong gia đình phải làm tròn bổn
phận của mình.
SUM HỌP BÉ NGOAN HÃY ĂN NHIỀU

QUAN TÂM ĂN SÁNG NGON MIỆNG
* Lựa chọn các phương tiện đồ dùng trực quan cần sử dụng trong bài giảng:
Sau khi đã hiểu rõ về các hình thức trực quan, người giáo viên cần lựa chọn
các phương tiện, đồ dùng trực quan cần sử dụng trong bài giảng. Khi chuẩn bò giáo
viên cần quyết đònh: Giảng bài này cần sử dụng phương tiện, đồ dùng trực quan gì? Và
sử dụng khi nào? Vào mục đích gì? Để phù hợp với nội dung bài giảng, vừa phù hợp
với thực tế cuộc sống.
Dựa vào đâu để quyết đònh lựa chọn phương tiện đồ dùng trực quan cần sử
dụng trong bài giảng? Nếu dựa vào ý thích chủ quan của bản thân thì rất dễ bò sai lầm.
Nếu sử dụng tùy tiện sẽ lạc chủ đề và phản tác dụng giáo dục. Như vậy hiệu quả giờ
học sẽ thấp.
Qua thực tế giảng dạy, nghiên cứu, tìm tòi, tôi nhận thấy: Muốn sử dụng đồ
dùng trực quan đúng và phù hợp với nội dung bài giảng thì người giáo viên phải thực
hiện các bước như sau:
 Bước thứ nhất :
Giáo viên phải tìm hiểu thật kỹ SGK để xác đònh rõ mục đích, yêu cầu của bài giảng:
+ Về mặt kiến thức: Đâu là kiến thức cơ bản, trọng tâm cần khắc sâu, khai thác, mở
rộng.
Giáo viên thực hiện: Ngô Thò Diễm Hồng Trang 11

×