Website: Email : Tel : 0918.775.368
lời mở đầu
Trên chặng đường hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Việt Nam có rất nhiều
cơ hội để giao lưu, mở rộng và phát triển kinh tế. Để đưa Việt Nam phát triển hơn
nữa, sánh vai các cường quốc năm châu trên thế giới thì đảng và nhà nước ta đã có
những chiến lược phát triển kinh tế đặc biệt quan tâm tới công nghiệp với hi vọng
năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại. “phát triển
nhanh ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh chiếm lĩnh thị
trường trong nước và xuất khẩu “ là 1 trong những chiến lược phát triển công
nghiệp quan trọng hiện nay. Vừa tận dụng được nguồn lao động dồi dào trong
nước có chi phí rẻ, đồng thời hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu sản xuất bằng nguồn
lực trong nước, phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ 3-5% vì thế giá trị thực thu
được rất cao 95-97%. Việc Việt Nam gia nhập WTO đem lại rất nhiều tác động
khác nhau tới việc xuất khẩu hàng TCMN. Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể,
những lợi thế, hạn chế cạnh tranh của ngành hàng trên từng thị trường xuất khẩu
chính. Tìm ra những tác động tích cực cũng như tiêu cực tới hoạt động sản xuất và
xuất khẩu hàng TCMN để từ đó có những giải pháp kịp thời và hợp lý. Chính vì
nhũng lý do trên mà em chọn đề :”phương hưóng và giải pháp cho phát triển
hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam”, với nội dung được chia làm 3 phần:
1. Tổng quan về hàng thủ công mỹ nghệ
2. Thực trạng sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
3. Phương hướng và giải pháp
Do lần đầu tiên viết đè tài nên không tránh khỏi những sai sót, kính mong
thầy sẽ tận tình chỉ bảo giúp đề tài của em được hoàn thiện hơn hữu ích hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN 1: VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
I. KHÁI NIỆM
Sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống ở Việt Nam rất phong phú
và đa dạng. Nhiều sản phẩm đã xuất hiện từ lâu đời, tại nhiều địa phươpng trong cả
nước. Thủ công mỹ nghệ có thể được hiểu là mặt hàng có quy trình sản xuất thủ
công là chủ yếu và được truyền từ đời này qua đời khác vừa có giá trị về mặt thẩm
mỹ vừa thể hiện nét đẹp văn hoá dân tộc. Chính vì thế nên có những mặt hàng thủ
công nhưng không phải là mỹ nghệ như: cái cày, cái cuốc… bởi nó chỉ đơn thuần
được sản xuất thủ công mà không chứa đựng những tinh hoa nghệ thuật. Người
tiêu dùng mua nó không chỉ vì giá trị sử dụng mà còn vì giá trị tinh thần ẩn chứa
trong đó. Cho nên khi hàng TCMN của Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài
mang theo bản sắc dân tộc Việt Nam tới mọi quốc gia trên thế giới. Thương hiệu
hành TCMN không chỉ đem lại GDP cho phát triển kinh tế mà còn mang hồn dân
tộc Việt Nam tới các dân tộc anh em trên thế giới.
II. PHÂN LOẠI
Hiện nay ở nước ta sản xuất hàng TCMN truyền thống được tập trung ở các
làng nghề, phân bố ở khắp nơi trong cả nước, được tập trung nhiều nhất ở đồng
bằng sông hồng.Việc phân loại hàng TCMN chỉ mang tính chất tương đối.Có rất
nhiều tiêu thức để phân chia, truớc kia thường chia theo trình độ kỹ thuật, kinh tế
hay theo trinh độ kỹ thuật, hay theo chức năng sản phẩm. Ngày nay trong nền kinh
tế thị trường nhiều sản phẩm đã được phát triển mạnh. Dựa vào giá trị sử dụng của
sản phẩm có thể chia hàng TCMN theo các nhóm:
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
mây tre, cói, lá, thảm
gốm sứ, gỗ mỹ nghệ
sơn mài
thêu
sản phẩm đá và kim loại quý
III. ĐẶC ĐIỂM
Mấy năm gần đây do sự phát triển của khoa học công nghệ nên xuất hiện
nhiều sản phẩm TCMN mới nhưng hầu hết đều được hình thành, tồn tại và phát
triển từ lâu đởi nước ta. Kinh nghiệm sản xuất đuợc truyền từ đời này qua đời khác
và trở thành 1 nghề tồn tại độc lập. Được sản xuất 1 cách tập trung tạo thành các
làng nghề, sự ra đời của hàng TCMN lúc đầu là để đáp ứng nhu cầu lao động dư
thừa nhàn rỗi giữa các mùa vụ. Sau đó dần dần hình thành các làng nghề.Và hiện
nay nước ta co khoảng 2017 làng nghề.
- Đặc điểm cơ bản nhất của nghề TCMN là sản xuất ra sản phẩm chủ yếu
dựa vào sự thuần thục, khéo léo của đôi bàn tay, sự tinh tế, sáng tạo trong lao
động của người thợ. Đào tạo ra người thợ có tay nghề điêu luyện, khả năng sáng
tạo của cá nhân là yếu tố quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của nghề
TCMN. Có thể nói chính đặc điểm này đã đem lại sự quý hiếm cho các mặt hàng
TCMN, khác với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt bằng máy
móc. Giá trị của hàng TCMN chính là ở lao động thủ công, ở tâm hồn và sự sáng
tạo của người thợ được thể hiện trong chính mỗi sản phẩm.
- Sử dụng hầu hết nguyên liệu tại chỗ hoặc trong nước chính đặc điểm này
đã khiến cho giá trị thực khi xuất khẩu hàng TCMN rất lớn. Khác với dệt may,
giầy dép tuy có giá tri kim ngạch xuất khẩu cao nhưng vì phải nhập nguyên vật liệu
từ nước ngoài nên giá trị ngoại tệ thực thu lại không cao.
- Độc đáo và tiêu biểu của Việt Nam. Đúng vậy 1 sản phẩm hàng TCMN là
1 tác phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ. Các tác phẩm là sự kết
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hợp giữa phưong pháp thủ công tinh xảo với sự sáng tạo nghệ thuật. Hàng TCMN
truyền thống đều mang tính cá biệt và có sắc thái riêng của mỗi làng nghề. Từ nét
trạm trổ trên các sản phẩm đồ gỗ, các hoạ tiết trên đồ gốm sứ…tất cả đều mang
vóc dáng dân tộc, quê hương và chứa đựng trong nó những ảnh hưởng tinh thần,
quan niệm nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo của dân tộc.
IV. VAI TRÒ CỦA HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
1 . Phát triển hàng TCMN giúp chuyển dịch theo hướng CNH_HĐH
Trong quá trình phát triển, hoạt động sản xuất hàng TCMN đóng góp tích cực tỷ
trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và giảm bớt tỷ trọng nông nghiệp chuyển
lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất phi nông nghiệp
Mặt khác có thể thấy sản xuất hàng TCMN ở các làng nghề cho thu nhập và giá
trị sản lượng cao hơn hẳn so với sản xuất nông nghiệp. Do từng bước tiếp cận với
nền kinh tế thị trường, năng lực thị trường được nâng lên, người lao động nhanh
chóng chuyển sang đầu tư cho các ngành phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành
mà sản phẩm có khả năng tiêu thụ ở thị trường trong nước và thế giới.Sản xuất mặt
hàng này tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở làng nghề mở rộng quy mô. Sản xuất
trong các làng nghề là 1 quá trình liên tục đòi hỏi 1 sự thường xuyên cung ứng vật
liệu và tiêu thụ sản phẩm, do đó ngành dịch vụ ở nông thôn phát triển mạnh mẽ
hơn.
Tóm lại phát triển TCMN có tác dụng rõ rệt trong quá trình chuyển dich cơ cấu
kinh tế nông thôn theo hướng CNH_HĐH. Đến nay kinh tế ở làng nghề truyền
thống chuyên dịch theo hướng 60-80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20-40% cho
nông nghiệp.
2. Sản xuất hàng TCMN giúp giải quyết việc làm cải thiện đời sống người dân
Vấn đề lao động và việc làm là vấn đề nhức nhối và quan trọng ở nước ta hiện
nay, là 1 nước có dân số đông diện tích đất canh tác trên đầu người thấp nên tỷ lệ
thất nghiệp ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao. Do đó vấn đề giải quyết việc làm
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
cho người lao động là hết sức khó khăn, việc mở mang ngành nghề, đầu tư phát
triển hàng TCMN là biện pháp tốt nhất để huy động nguồn lao động này bởi hàng
TCMN chủ yếu được làm bằng tay không đòi hỏi cao về chuyên môn, trình độ kỹ
thuật hay trình độ ngoại ngữ.Theo thống kê tính đến nay cả nước có khoảng 2017
làng nghề thu hút được hơn 1,35 triệu lao động.
Hoạt động này không chỉ tạo ra 1 lượng lớn lao động mà còn giải quyết việc làm
cho lao động nhàn rỗi sau mỗi vụ sản xuất.Bên cạnh đó sản xuất hàng TCMNcòn
thu hút 1 lực lượng lao động đông đảo: người già, trẻ em, người tàn tật tham gia
hoạt động sản xuất ở những công đoạn đơn giản. Theo ước tính của hiệp hội làng
nghề, những nhóm đối tượng này chiếm đến 30-35% lao động đang làm việc trong
lĩnh vực này.
Bên cạnh đó tạo thêm công ăn việc làm sẽ làm tăng thu nhập của người lao động
góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống người dân. Đây cũng là 1 trong
những chính sách của đảng và nhà nước về “quốc kế dân sinh”. Ở rất nhiều làng
nghề thu nhập sản xuất hàng TCMN chiếm tới 70-80% tổng thu nhập của người
dân, cá biệt có những nơi như xã Bát Tràng thu nhập từ gốm sứ và dịch vụ chiếm
tới 99% tổng thu nhập toàn xã.
Có thể nói phát triển hàng TCMN truyền thống là biện pháp tích cực để tạo việc
làm cho mọi lớp lao động, mọi lứa tuổi ở mọi miền trên cả nước. Cho nên đầu tư
cho TCMN là việc làm cần thiết.
3. Phát triển hàng thủ công mỹ nghệ chính là giữ gìn bản sắc dân tộc
Chắc hẳn ai cũng biết các sản phẩm TCMN không chỉ có giá trị sử dụng mà còn
ẩn chứa giá trị nghệ thuật và văn hoá sâu sắc. Mỗi sản phẩm TCMN đã thực sự trở
thành nghệ thuật, là kết tinh tài năng, óc sáng tạo củ người thợ dựa trên bề dày văn
hoá nghìn năm của dân tộc. Nhiều sản phẩm đã vượt qua giá trị hàng hoá đơn
thuần trở thành những bảo vật được coi là biểu tượng đẹp đẽ của truyền thống dân
tộc Việt Nam. Đây cũng là 1 đặc trưng quan trọng của sản phẩm TCMN tạo ra sức
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
hấp dẫn riêng đối với du khác nước ngoài. Tìm đến sản phẩm là cách tiếp cận và
khám phá văn hoá Việt Nam hay nói cách khác đi đẩy mạnh xuất khẩu TCMN sẽ
góp phần giới thiệu và quảng bá văn hoá Việt Nam tới bè bạn quốc tế.
4. Xuất khẩu hàng TCMN góp phần đẩy mạnh XK tăng ngoại tệ cho đất
nước.
Trong những năm gần đây mặt hàng TCMN đã trở thành mặt hàng chủ lực xuất
khẩu ở nước ta. Hàng TCMN của Việt Nam đã có mặt và được ưa chuộng ở 100
nước trên thế giới với 3 thị trường mục tiêu là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU. Trong
những năm gần đây thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nay không ngừng tăng.
Nhưng điều đáng chú ý là hiệu quả của việc xuất khẩu TCMN rất cao, thể hiện ở tỷ
lệ thu ngoại tệ. Nếu như nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn như dệt may,
giày dép nhưng tỷ lệ thu ngoại tệ thực lại rất thấp bởi phải nhập nguồn nguyên liệu
để sản xuất. Hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sãn có trong
nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ,khoảng 3 -5%. Vì vậy giá trị
thực thu được từ xuất khẩu cho mặt hàng này trên thực tế rất cao từ 95-97%. Có
thể so sánh với 235 triệu USD xuất khẩu vào năm 2000 gía trị thực thu được từ
hàng TCMN tương đương với giá trị xuất khẩu 143 triệu USD hàng dệt may, xấp
xỉ 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Điều này có thể hiểu là nếu tăng giá
trị xuất khẩu lên 1 triệu USD hàng TCMN tương đương với xuất khẩu 4,7 triệu
USD. Đó là chưa kể đầu tư đối với hàng TCMN thấp hơn rất nhiều do sản phẩm
này không đòi hỏi đầu tư máy móc thiết bị.
Sản xuất và xuất khẩu mặt hàng TCMN sẽ phát huy được lợi thế so sánh và tạo
lợi thế cạnh tranh. Phát triển mặt hàng này không những có ý nghĩa kinh tế mà góp
phần giải quyêt các vấn đề xã hội. Chính vì thế mà TCMN đang là mối quan tâm
của các cấp, các ngành, các địa phương. Tuy nhiên thực trạng phát triển ra sao thì
chúng ta cấn tìm hiểu và xem xét để từ đó tìm ra đâu là mặt được đâu là mặt chưa
được và cùng đưa ra những phương hướng,giải pháp hợp lý.
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
PHẦN 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU
HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ
I, THỰC TRẠNG SẢN XUẤT
1. Quy mô sản xuất
Sản xuất ở các làng nghề vẫn còn nhỏ lẻ, quy mô vốn không nhiều 70% hộ gia
đình chỉ có vốn trên dưới 10 triệu đồng. Đối tượng này tập trung chủ yếu tập trung
tại các làng nghề sản xuất không đòi hỏi đầu tư nhiều như nghề mây tre đan, thêu
ren…Ngược lại cũng có 1 số làng nghề có các hộ gia đình với số vốn đầu tư tương
đối lớn, tập trung ở 1 số làng nghề như gốm sứ, đồ gỗ,…và hiện nay thì đang có xu
hướng gia tăng các cơ sở sản xuất có quy mô lớn nhưng diễn ra 1 cách chậm chạp.
2. Lao động
Hiện nay tại các làng nghề đều sử dụng lao động tại các địa phương tuỳ theo trình
đọ phát triển của làng nghề mà lực lượng lao động sẽ vừa làm nông vừa làm nghề
thủ công hay chuyển sang hẳn nghề thủ công. Theo thống kê hiên nay cả nước có
1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp và khoảng gần 3 triệu người làm thêm nghề
thủ công. Trên thực tế vấn đề bất cập đặt ra hiện nay là sản phẩm có chất lượng cao
phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề người thợ nhưng đội ngũ lao động phổ thông và
có tay nghề trung bình lại chiếm con số lớn. Hầu hết thợ này được đào tạo bằng
hình thức truyền nghề trong gia đình chỉ có 1 số ít được đào tạo qua trường lớp.
Nhận thức được điều này 1 số địa phương đã có sự chú ý tới đào tạo nghề nhưng
hiệu quả chưa cao. Như ở Bát Tràng 1 số cá nhân đã đứng ra tổ chức dạy nghề
nhưng mới chỉ dừng lại ở việc tạo mẫu.
3. Công nghệ sản xuất
Do sự phát triển của khoa học công nghệ nên tại các làng nghề đã có sự đổi mới
công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị thay thế lao động thủ công ở những công
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đoạn có thể. Như ở Bát tràng các hộ sản xuất có xu hướng chuyển dần sang dùng
lò ga thay thế lò hộp mặc dù chi phí sản xuất cho xây dựng 1 lò ga khoảng 150
triệu đồng > 20-30 triệu đồng khi xây dựng lò than nhưng chi phí sản xuất cuối
cùng vẫn rẻ hơn do chi phí lao động và chi phí liên quan khác thấp hơn. Ngoài ra
việc sư dụng lò ga còn cải thiện đáng kể tình trạng ô nhiễm môi trường vì đến nay
đã có 200 lò nung bằng ga trong tổng 1100 lò đang hoạt động. Tuy nhiên chi phí
đầu tư ban đầu quá lớn nên nhiều hộ gia đình không có đủ tiền để mua và chuyến
sang sử dụng lò ga. Do đó nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ vay vốn cho
các doang nghiệp và các hộ gia đình.
4. Nguyên vật liệu
Khối lượng nguyên vật liệu cho các làng nghề sử dụng khá lớn. Tuy nhiên công
tác quy hoạch vùng nuôi trồng, khai thác và quản lý nguyên vật liệu phục vụ cho
sản xuất chưa được quan tâm thực sự. Việc vung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất
ở các làng nghề chủ yếu do tư thương đảm nhận. Các cơ sở sản xuất tại các làng
nghề đang gặp phải khó khăn lớn về nguyên liệu. Hiện nay hầu hết các cơ sở đều
phải đi mua nguyên vật liệu từ bên ngoài chỉ có 1 số ít các cơ sở sản xuất tự cung
tự cấp. Như ở làng nghề An Tịnh(Tây Ninh), Thái Mỹ (tpHCM), sử dụng tre trúc
trồng quanh nhà để sản xuất. Miền Đông Nam Bộ có 248 cơ sở sản xuất(87%) mua
nguyên vật liệu từ bên ngoài 90-100%, 22 cơ sở sản xuất(7,7%) mua từ bên ngoài
80-90%, số lượng cơ sở sản xuất mua bên ngoài dưới 80% chiếm tỷ lệ không đáng
kể. Thị trường cung ứng nguyên vật liệu cho các làng nghề chủ yếu do tư thương
đảm nhận vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ và thiếu ổn định chưa đảm bảo cho việc phát
triển bền vững của làng nghề trong dài hạn. Rõ ràng ở nước ta chưa quy hoạch
được vùng nuôi trồng nguyên vật liệu lớn ổn định cho các làng nghề. Vì vậy cơ
quan quản lý làng nghề cần sớm có chiến lược quy hoạch vùng trồng nguyên vật
liệu lớn ổn định đảm bảo cho sản xuất diễn ra liên tục.
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
5. Môi trường
Vấn đề nhức nhối nhất ở các làng nghề là tình trạng ô nhiễm môi trường sản xuất
và môi trường sinh hoạt. Đối với làng nghề Bát Tràng lượng khói bụi từ hàng ngàn
lò nung gốm toả ra làm không khí bị nóng và ô nhiễm. Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở
Bắc Ninh, Nam Định lại bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, bụi của hàng loạt máy cưa xẻ,
đục, chạm khảm liên tục, bụi gỗ, chất thải của các loại xe kéo than…
Một thực trạng nữa đó là phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công
truyền thống đặc biệt là hộ kinh doanh đều sử dụng diện tích của chính hộ gia đình
mình là nơi sản xuất. Điều này ảnh hưởng rất xấu tới môi trường sống của hộ gia
đình.
Trong những năm qua hoạt động sản xuất hàng TCMN đã có những bước phát
triển nhất định theo hướng áp dụng công nghệ vào 1 số công đoạn sản xuất. Điều
đó thể hiện sự chuyên môn hoá bắt đầu xâm nhập vào sản xuất. Tuy nhiên vấn đề
còn tồn tại với mặt hàng này là tính chất nhỏ lẻ chủ yếu sản xuất tại các hộ gia đình
và việc thiếu nguyên vật liệu, thiếu những nghệ nhân giỏi để tạo ra những sản
phẩm có chất lượng cao và hàng loạt các vấn đề khác kéo theo.
II, TÌNH HÌNH TIÊU THỤ
1, Thị trường trong nước:
Sản phẩm của hàng TCMN rất phong phú và đa dạng. Hiên nay, các sản phẩm của
làng nghề đang được tiêu thụ ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu( bao gồm cả
xuất khẩu tại chỗ). Thị trường trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu tiêu thụ
sản phẩm TCMN.Và thị truờng chính vẫn là ngoại quốc với kim ngạch xuất khẩu
ngày 1 tăng đem lại 1 lượng ngoại tệ khá lớn cho nước nhà.
2, Thị trường nước ngoài
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1: xuất khẩu TCMN Việt Nam giai đoạn 2000-2006(đơn vị: 1.000USD)
STT sản phẩm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
1 mây,tre,
cói,lá, thảm
92.500 103.10
0
113.200 141.000 171.700 180.200 191.600
2 tốc độ tăng
(%)
11,5 9,6 24,5 21,7 4,9 5,7
3 gốm,sứ 108.393 117.08
2
123.480 135.860 154.600 255.300 274.300
4 tốc độ tăng
(%)
8 5,5 10 9 65,1 7,4
5 Sơn mài,
mỹ nghệ
36.219 34.043 50.996 59.612 89.673
6 tốc độ tăng
(%)
-6 50 17 50
7 Thêu 50.463 54.735 52.673 60.615 65.374
8 tốc độ tăng
(%)
8 -4 15 8
9 sản phẩm
đá và kim
loại quý
132.000 164.530
10 tốc độ tăng
(%)
24,6
11 Tông giá trị 287.60
0
308.900 340.40
0
397.300 515.800 569.000 630.400
12 tốc độ tăng
(%)
7,6 10,2 16,7 29,8 12 10,8
Nguồn Niên giám thống kê
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bảng 1 cho thấy kim ngạch xuất khẩu 1 số mặt hàng chủ lực của ngành TCMN
nói riêng cũng như kim ngạch xuất khẩu nói chung của ngành hàng này từ năm
2000 đến nay đều có những bước tăng trưởng ( ngoại trừ hàng sơn mài mỹ nghệ và
thêu là có sự biến động thất thường). Song nếu nhìn vào tốc độ tăng trưởng năm
sau so với năm trước thì sự tăng trưởng trên không mang tính ổn định, thậm chí
còn có bước tụt lùi rõ rệt. Nguyên nhân là do ngành TCMN Việt Nam chưa xây
dựng được 1 chiến lược phát triển thực sự khoa học và phù hợp với điều kiện thực
tế của đất nước.
Về cơ cấu: Hàng TCMN xuất khẩu hiện nay tập trung vào 4 nhóm sản phẩm
chính là: mây tre, cói lá, và thảm các loại; đồ gốm sứ thêu ren và dệt; sản phẩm từ
đá và kim loạ quý. 4 nhóm này đã chiếm hơn 90% kim ngạch xuất khẩu của ngành
hàng. Tuy nhiên nhìn vào bảng trên có thể thấy mặt hàng gốm sứ đang được nhận
định là có khả năng phát triển nhanh song tốc độ tăng trưỏng chưa thực sự ổn định.
Các sản phẩm từ mây tre, cói, lá và thẩm các loại thì đang giảm ngay cả mặt hàng
thêu ren và dệt cũng không ổn định và phụ thuộc vào rất nhiều thị trường. Mặt
hàng đá và kim loại quý tuy mới hình thành nhưng cũng đã phát triển mạnh trong
mấy năm gần đây.
Hiện tại hàng TCMN nước ta có mặt ở gần 100 nước và vùng lãnh thổ, trong đó
có những thị trưòng có sức mua lớn và ổ định như: Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ.Dẫn
đầu kim ngạch xuất khẩu là gốm, sứ mỹ nghệ(100 triêu USD), mây tre đan(70
triệu), đồ gỗ mỹ nghệ (20 triệu USD), thêu ren thổ cẩm(20 triệu),thảm các loại(15
triệu). Nhìn chung thị trường của hàng TCMN đã thay đổi rất nhiều trong vài thập
kỷ gần đây. Trước đây hàng TCMN của nước ta được xuất khẩu chủ yếu sang các
nước thuộc Liên Xô cũ, Đông Âu và các nước láng giềng Thái Lan, Lào,
Camphuchia thị hiện nay được bán ở hầu hết các nước trên thế giới, với 3 thị
trường mục tiêu:
11