Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước của dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.62 KB, 135 trang )

Page 1 of 131
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam hiện nay là nước có nền kinh tế đang tăng
trưởng mạnh so với khu vực. Trong đó kinh tế nông nghiệp có
vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân, bởi vì vấn
đế sản xuất nông nghiệp đã tạo công ăn việc làm, ổn định đời
sống cho phần lớn người dân Việt Nam sống ở khu vực nông
thôn(khoảng 73% dân số). Do vậy vấn đề đầu tư phát triển sản
xuất nông nghiệp là một trong những mục tiêu đặt ra cần được
giải quyết. Một trong những vẫn đề cần được giải quyết đó là
xây dựng, nâng cấp các hệ thống tưới tiêu để phục vụ sản xuất
nông nghiệp, nhằm nâng cao năng suất sản lượng cây trồng đáp
ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người dân cũng như
xuất khẩu tăng trưởng thu nhập cải thiện đời sống nông thôn.
Cho tới nay, tưới trong nông nghiệp là ngành sử dụng nước
nhiều nhất ở Việt Nam, khai thác nước cho tưới vượt quá 65,5 tỉ
m3 một năm (chiếm khoảng 80% tổng khối lượng nước sử
Page 2 of 131
dụng). Lúa là cây trồng chính, chiếm trên 80% tổng diện tích
tưới. Tuy nhiên, diện tích đất trồng lúa đã giảm xuống trong
những năm gần đây do sự đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản và
các loại cây trồng khác cùng tăng trưởng kinh tế trong các ngành
phi nông nghiệp, điều này đã làm tăng nhu cầu về sử dụng tài
nguyên nước sẵn có và do vậy cần phải phân phối lại tài nguyên
nước. Để đáp ứng nhu cầu về gạo ngày càng tăng và duy trì an
toàn lương thực, cần phải tăng sản lượng trồng lúa và hiệu quả
của các sản phẩm đầu vào trong sản xuất nông nghiệp - đặc biệt
là nước.
Hiện tại, tình hình cấp nước tưới trên toàn quốc là chưa đủ;


cơ sở hạ tầng tưới lạc hậu và xuống cấp, phụ thuộc vào ngân
sách nhà nước và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
để duy trì hoạt động của các hệ thống tưới. Chính sách miễn
thủy lợi phí của Chính phủ đã làm cho tình hình trở nên xấu
hơn, đó là chuyển toàn bộ trách nhiệm cấp vốn cho công tác vận
hành và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng hệ thống tưới cho ngân sách
nhà nước.
Page 3 of 131
Việt Nam có khoảng 100 hệ thống thủy lợi với quy mô vừa
và lớn. Một trong những công trình lâu đời và lớn nhất là hệ
thống thủy lợi Bắc Hưng Hải có tuổi đời 50 năm nằm ở trung
tâm lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình, hệ thống bao phủ một
phần hoặc toàn bộ các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên và Hải Dương.
Tổng diện tích của hệ thống là 192.045 ha, trong đó 146.756 ha
(76% tổng diện tích) được sử dụng cho các mục đích nông
nghiệp, chủ yếu là trồng lúa, sản lượng lúa đạt khoảng 1,1 triệu
tấn/năm vào những năm gần đây. Tổng dân số của các tỉnh và
huyện trong vùng được khống chế là khoảng 2,8 triệu người,
trong đó khoảng 2,2 triệu người đang làm việc trong ngành nông
nghiệp. Do nông nghiệp có tầm quan trọng đối với trong nền
kinh tế, phúc lợi xã hội và an toàn thực phẩm, và tình trạng
xuống cấp của hệ thống thủy lợi, nên việc nâng cấp hệ thống
thủy nông Bắc Hưng Hải là một trong những ưu tiên đầu tư
hàng đầu của Chính phủ.
Hiện nay vẫn đề đang nóng bỏng nổi lên chính là chất
lượng nguồn nước tại các hệ thống thủy lợi đang có nguy cơ
Page 4 of 131
xuống cấp nghiêm trọng và hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
cũng là một trong những địa điểm đang được quan tâm.
Từ những vấn đề nêu trên cùng với sự hướng dẫn của thầy

cô trong trường, khoa Tài Nguyên & Môi Trường, tôi đã thực
hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước của
dự án xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.”
1.2. Mục đích của đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường nước từ các nguồn của
hệ thống thuỷ lợi Bắc Hưng Hải.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng nguồn nước của hệ thống tới
những hoạt động của người dân và các xí nghiệp lân cận.
1.3. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được quy mô hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải
trong khu vực.
- Xác định được ô nhiễm nguồn nước của hệ thống.
- Tìm hiểu những ảnh hưởng của môi trường nguồn nước
đến sức khỏe người dân.
Page 5 of 131
- Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
nước tại khu vực xung quanh hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
Page 6 of 131
1.4. Ý nghĩa của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập
- Tạo cho sinh viên cơ hội nâng cao kiến thức, tiếp cận với
thực tiễn, vận dụng lý thuyết đã học vào thực tế, rèn luyện kỹ
năng tổng hợp và phân tích số liệu
- Quá trình thực hiện đề tài, sinh viên được đóng vai trò
như một cán bộ tập sự, làm bước đệm chuẩn bị công việc trong
tương lai
* Ý nghĩa trong quản lý môi trường
- Nâng cao công tác quản lý môi truờng tại các cấp cơ sở
thuộc diên quản lý của hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
* Ý nghĩa trong thực tiễn

- Đề tài nghiên cứu vấn đề môi trường nước, một vấn đề
bức xúc của người dân địa phương
- Các số liệu thu thập, tổng hợp, phân tích được tương đối
chính xác có thể sử dụng làm căn cứ để đề xuất các giải pháp
phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Page 7 of 131
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các cơ sở quản
lý hệ thống nói chung và người dân tại khu vực lân cận nói
riêng.
- Góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường của các
hệ thống thủy lợi một cách bền vững.
1.5. Yêu cầu của đề tài
- Công tác điều tra thu thập thông tin, phân tích chất
lượng nguồn nước tại hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải :
+ Thông tin và số liệu thu được chính xác trung thực,
khách quan.
+ Các mẫu nghiên cứu vàn phân tích phải đảm bảo tính
khoa học và đại diện cho khu vực nghiên cứu.
+ Đánh giá đầy đủ, chính xác chất lượng nước của công
trình hệ thống thủy lợi.
+ Các kết quả phân tích phải được so sánh với tiêu chuẩn,
quy chuẩn môi trường Việt Nam.
- Giải pháp kiến nghị đưa ra phải thực tế, có tính khả thi và
phù hợp với điều kiện tự nhiên và các cơ sở khu vực lân cận.
Page 8 of 131
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Khái niệm về môi trường , ô nhiễm môi trường
- Khái niệm môi trường.

Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật.
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu
cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở cũng như các
hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do
môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu
đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát
triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Nó là nơi chứa đựng,
đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng
các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết
hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất
thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học
phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con
Page 9 of 131
người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi
trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì
sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
- Khái niệm ô nhiễm môi trường.
Theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam: “Ô nhiễm môi
trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường”.
Trên thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc
chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môi trường đến mức
có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát triển
sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân
ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước
thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh
học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ.
Tuy nhiên, môi trường chỉ được xem là bị ô nhiễm nếu
trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên
đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật

và vật liệu.
Page 10 of 131
- Khái niệm ô nhiễm môi trường nước.
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính
chất vật lý - hoá học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các
chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với
con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong
nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải
sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất,
rồi thấm xuống nước ngầm Ô nhiễm nước và hậu quả của nó .
2.1.2. Khái niệm nước thải và nguồn nước thải
- Khái niệm nước thải.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980 – 1995 và iso 6107/1 –
1980: Nước thải là nước được được thải ra sau khi đã được sử
dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không
còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Khái niệm nguồn nước thải.
Page 11 of 131
Nguồn nước thải chính là nơi nguồn gây ô nhiễm trực tiếp làm
thay đổi hàm lượng và thành phần của các chất trong nước lam vượt
qua chỉ tiêu cho phép.
Có những nguồn nước thải chính như:
Nước thải sinh hoạt: Là nước thải từ những khu dân cư,
khu vực hoạt động thương mại, khu vực công sở, trường học và
các cơ sở tương tự khác.
Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản
xuất): Là nước thải từ các nhà máy và từ sinh hoạt của cán bộ
công nhân nhà máy.

Nước thấm qua: Là lượng nước thấm vào hệ thống ống
bàng nhiều cách khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết
tật hoặc thành hố ga, hố xí.
Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem là nước thải tự
nhiên ở những thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo hệ
thống riêng.
Page 12 of 131
Nước thải đô thị: Nước thải đô thị là một thuật ngữ chung
chỉ chát lỏng tring hệ thông cống thoát của một thành phố, thị
xã.
2.1.3. Cơ sở triết học - xã hội
Sự phát triển mạnh mẽ liên tục của các cuộc cách mạng
công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật và cách mạng khoa
học và công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hoá trong thế
kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của
xã hội loài người và môi trường tự nhiên.
Để có được các công cụ hiệu quả hơn trong quản lý môi
trường, chúng ta phải có cách nhìn bao quát, sâu sắc và toàn
diện mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, hiểu được
bản chất diễn biến các mối quan hệ đó trong quá trình lịch sử.
Ba nguyên lý để xét mối quan hệ giữa con người xã hội và tự
nhiên đó là:
- Nguyên lý về tính thống nhất vật chất thới giới gắn tự
nhiên, con người và hội thành một hệ thống rộng lớn “Tự nhiên
Page 13 of 131
– Con người – Xã hội”, trong đó yếu tố con người giữ một vài
trò quan trọng.
- Sự phụ thuộc của mỗi quan hệ con người và tự nhiên vào
trình độ phát triển của xã hội. Tự nhiên và xã hội đều đó có một
quá trình lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp. Con người xuất

hiện trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hoá lâu dài của tự
nhiên.
- Sự điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ giữa con
người và tự nhiên: Sự phát triển của xã hội loài người ngày nay
đang hướng tới các mục tiêu cơ bản là sự phồn thịnh về kinh tế,
bình đẳng và công bằng về hưởng thụ vật vật chất và môi trường
trong sạch, duy trì và phát triển các di sản văn hoá của nhân loại.
Để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành điều khiển có
ý thức quan hệ giữa xã hội và tự nhiên (Nguyễn Ngọc Nông, và
cs, 2006)[8].
2.1.4. Cơ sở khoa học kỹ thuật, công nghệ của quản lý môi
trường
Page 14 of 131
Quản lý môi trường là việc thực hiện tổng hợp các biện
pháp khoa học, kỹ thuật, kinh tế, luật pháp, xã hội nhằm bảo vệ
môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội.
Từ những năm 1960 đến nay, nhiều số liệu, tài liệu nghiên
cứu về môi trường đã được tổng kết và biên soạn thành các giáo
trình, chuyên khảo. Trong đó, có nhiều tài liệu cơ sở, phương
pháp luận nghiên cứu môi trường, các nguyên lý và quy luật môi
trường.
Nhờ kỹ thuật và công nghệ môi trường, các vấn đề ô
nhiễm do hoạt động sản xuất của con người đang được nghiên
cứu, xử lý hoặc phòng tránh, ngăn ngừa. Các kỹ thuật phân tích,
đo đạc, giám sát chất lượng môi trường như kỹ thuật viễn thám,
tin học, được phát triển ở nhiều nước trên thế giới.
Quản lý môi trường là cầu nối giữa khoa học môi trường
với hệ thống “ Tự nhiên – Con người – Xã hội” đã được phát
triển trên nền phát triển của các bộ môn chuyên ngành (Nguyễn
Ngọc Nông và cs, 2006)[5].

2.1.5. Cơ sở kinh tế của quản lý môi trường
Page 15 of 131
Quản lý môi trường được hình thành trong bối cảnh của
nền kinh tế thị trường và thực hiện điều tiết xã hội thông qua các
công cụ kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động phát triển và sản
xuất của cải vật chất dều diễn ra với sức ép của sự trao đổi hàng
hóa theo giá trị. Loại hàng hóa có chất lượng tốt và giá thành rẻ
sẽ được tiêu thụ nhanh hơn. Trong khi loại hàng hóa kém chất
lượng và đắt sẽ không có chỗ đứng. Vì vậy chúng ta có thể dùng
các phương pháp và công cụ kinh tế để đánh giá và định hướng
hoạt động phát triển sản xuất có lợi cho công tác bảo vệ môi
trường.
Các công cụ kinh tế rất đa dạng gồm các loại thuế, phí và
lệ phí, cota ô nhiễm, quy chế đóng góp có bồi hoàn, trơ cấp kinh
tế, nhãn sinh thái, hệ thống các tiêu chuẩn ISO. Một số ví dụ về
phân tích kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường như lựa
chọn sản lượng tối ưu cho hoạt động sản xuất có sinh ra ô
nhiễm, hoặc xác định mức khai thác hợp lý tài nguyên tái tạo
(Nguyễn Ngọc Nông và cs, 2006)[5].
2.1.6. Cơ sở luật pháp của quản lý môi trường
Page 16 of 131
Cơ sở luật pháp về môi trường là các văn bản về luật quốc
tế và luật quốc gia về lĩnh vực môi trường.
Luật quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc, quy
phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa
quốc gia. Các văn bản luật quốc tế về môi trường được hình
thành một cách chính thức từ thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, giữa
các quốc gia châu Âu, châu Mỹ, châu Phi. Từ hội nghị quốc tế
về “Môi trường con người” tổ chức vào năm 1972 tại Thuỵ Điển

và sau hội nghị thượng đỉnh Rio 92 có rất nhiều văn bản luật
quốc tế được soạn thảo và ký kết (Nguyễn Ngọc Nông và Cs,
2006)[7].
Cho đến nay đã có hàng nghìn văn bản luật quốc tế về môi
trường, trong đó nhiều văn bản đã được Chính phủ Việt Nam ký
kết như:
+ Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng
quốc tế, đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước
(RAMSA).
+ Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự
nhiên
Page 17 of 131
+ Công ước về buôn bán các loại động thực vật có nguy cơ
tuyệt chủng (CITTES).
+ Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển
(MARPOL).
+ Công ước của liệp hợp quốc về sự biến đổi môi trường.
+ Công ước của liên hợp quốc về luật biển.
+ Công ước Viên về bảo vệ tầng ozon.
+ Công ước về sự thông báo sớm có sự cố hạt nhân.
+ Công ước khung của Liệp hiệp quốc về sự kiến đổi khí
hậu.
+ Công ước về đa dạng sinh học.
Trong phạm vi quốc gia, vấn đề môi trường được đề cập
trong nhiều bộ luật. Gần đây nhà nước ta đã ban hành hàng loạt
văn bản mới có liên quan đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi
trường như:
- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của nước công
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về bảo vệ môi trường (Luật Bảo
vệ môi trường)[3].

Page 18 of 131
- Nghị định số 80/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của
Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi một số
điều của Luật bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ - CP ngày 28/02/2008 của
Chỉnh phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
80/2006/NĐ- CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 81/2006/NĐ - CP ngày 09/8/2006 của Chính
phủ về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường.
- Thông tư số 07/2007/TT – BTNMT ngày 03/7/207 của
Bộ tài nguyên Môi trường hướng dẫn phân loại và quyết định
danh mục cơ sở gây ô nhiễm cần phải sử lý.
- Nghị định số 117/2007/NĐ - CP ngày 11/7/2007 của
Chỉnh phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch.
Page 19 of 131
- Nghị định số 81/2007/NĐ - CP ngày 23/5/2007 của
Chính phủ quy định tổ chức, bộ phận chuyên môn vê bảo vệ môi
trường tại cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.
- Thông tư số 08/2008/TT – BTC ngày 29/01/2008 của Bộ
tài chính sửa đổi bỏ sung thông tư số 108/2003/TT – BTC ngày
07/11/2003 hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng đối với các dự
án xử lý rác thải sinh hoạt và chất thải rắn đô thị sử dụng nguồn
hỗ trợ chính thức (ODA).
- Thông tư số 39/2008/TT – BTC ngày 19/5/2008 của Bộ
Tài chính hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ - CP
ngày 29/11/2007 của Chỉnh phủ về phí bảo vệ môi trường đối
với chất thải rắn.

- Nghị định số 63/2008/NĐ - CP ngày 13/5/2008 của
Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoảng
sản.
- Quyết định số 58/2008/QĐ - TTg ngày 29/4/2008 của
Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu kinh phí từ ngân
sách nhà nước nhằm xử lý triệt để, khắc phục ô nhiễm và giảm
Page 20 of 131
thiểu suy thoái môi trường cho một số đối tượng thuộc đối
tượng công ích.
- Nghị định số 88/2007/NĐ - CP ngày 25/8/2007 của
Chính phủ về thoát nước độ thị và khu công nghiệp.
- Thông tư số 08/2006/TT – BTNMT ngày 08/09/2006 của
Bộ tài nguyên Môi trường về việc han hành quy định về điều
kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động
môi trường.
- Quyết định số 23/2006/QĐ - BTNMT ngày 26/12/2006
của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục
chất thải nguy hại.
- Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT – BTNMT – BTC
ngày 29/4/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường – Bộ Tài chính
hướng đẫn lập dự toán công tác bảo vệ môi trường thuộc nguồn
kinh phí sự nghiệp môi trường.
- Quyết định số 02/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/3/2004 của
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về giải thưởng môi
trường
Page 21 of 131
- Nghị quyết số 41/NQ – TW ngày 15/11/2004 của Bộ
chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
+ Các văn bản luật khác liên quan:

* Luật Hàng hải
* Luật Đất đai
* Luật Dầu khí
* Luật Khoáng sản
* Luật Bảo vệ và phát triển rừng
* Bộ luật hình sự
* Luật tài nguyên nước
2.2. Vấn đề môi trường và phát triển
Môi trường là không gian sống của con người và sinh vật.
Trong quá trình tồn tại và phát triển con người cần có các nhu
cầu tối thiểu về không khí, độ ẩm, nước, nhà ở cũng như các
hoạt động vui chơi giải trí khác. Tất cả các nhu cầu này đều do
môi trường cung cấp. Tuy nhiên khả năng cung cấp các nhu cầu
đó của con người là có giới hạn và phụ thuộc vào trình độ phát
Page 22 of 131
triển của từng quốc gia và ở từng thời kì. Nó là nơi chứa đựng,
đồng hóa các chất thải của con người trong quá trình sử dụng
các tài nguyên thải vào môi trường. Các tài nguyên sau khi hết
hạn sử dụng, chúng bị thải vào môi trường dưới dạng các chất
thải. Các chất thải này bị các quá trình vật lý, hóa học, sinh học
phân hủy thành các chất vô cơ, vi sinh quay trở lại phục vụ con
người. Tuy nhiên chức năng là nơi chứa đựng chất thải của môi
trường là có giới hạn. Nếu con người vượt quá giới hạn này thì
sẽ gây ra mất cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường.
2.2.1. Dân số, nghèo đói và môi trường
Mối đe doạ chủ yếu đối với môi trường ở hầu hết các nước
là việc hàng năm thế giới có thêm gần 90 triệu dân, nhất là các
nước ở thế giới thứ 3, nơi chiếm 94% tỷ lệ tăng dân số của thế
giới và là nơi mà các hệ thống hỗ trợ cho đời sống tại địa
phương đã và đang suy thoái, nhu cầu của con người đã vượt

quá khả năng cung cấp của rừng, đồng ruộng và đồng cỏ chăn
nuôi.
Sức ép dân số đang đè nặng lên nhiều mặt của môi trường
thế giới. Trước hết là vì diện tích trái đất vẫn y nguyên mà dân số
Page 23 of 131
thì tăng gấp nhiều lần gây nên sự quá tải đối với trái đất. Muốn
nuôi sống con người thì phải phá rừng để mở rộng diện tích trồng
trọt và chăn nuôi. Chính vì vậy, đã dẫn tới hàng loạt những tác
động nguy hại tới môi trường thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường do
khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu
cầu của con người (nhà ở, sản xuất ).
- Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự
phân hủy của môi trường tự nhiên trong các khu vực đô thị, khu
công nghiệp
- Sự chênh lệch về tốc độ phát triển dân số giữa các nước
công nghiệp hóa và các nước đang phát triển gia tăng, dẫn đến
sự nghèo đói ở các nước đang phát triển và sự tiêu phí dư thừa ở
các nước công nghiệp hóa. Sự chênh lệch ngày càng tăng giữa
các nước phát triển và các nước kém phát triển dẫn đến sự di
dân dưới mọi hỡnh thức.
- Sự gia tăng dân số đô thị và sự hình thành các đô thị lớn
làm cho môi trường khu vực đô thị có nguy cơ bị suy thoái
Page 24 of 131
nghiêm trọng. Nguồn cung cấp nước sạch, nhà ở, cây xanh
không đủ đáp ứng cho sự phát triển dân cư. Ô nhiễm môi trường
không khí, nước gia tăng. Các tệ nạn xã hội và vấn đề quản lý xã
hội trong đô thị ngày càng khó khăn.
2.2.2. Vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa và môi trường
Đô thị hoá - công nghiệp hoá là xu thế tất yếu của một nền

kinh tế phát triển. Tuy nhiên, quá trình đô thị hoá - công nghiệp
hoá luôn đồng nghĩa với quá trình làm biến đổi môi trường tự
nhiên, ở cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực.
Công nghiệp hoá là quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội
ở một cộng đồng người từ nền kinh tế với mức độ tập trung nhỏ
sang nền kinh tế công nghiệp. Công nghiệp hóa là một phần của
quá trình hiện đại hóa. Sự chuyển biến kinh tế - xã hội này đi
đôi với tiến bộ công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất
năng lượng và luyện kim quy mô lớn.
Thông qua công nghiệp hóa, các nguồn lực được phân bổ
nhiều hơn cho khu vực công nghiệp là khu vực mà năng suất lao
Page 25 of 131
động được nâng cao nhanh chóng. Nhờ đó, kinh tế sẽ tăng
trưởng nhanh hơn.
Tuy nhiên,công nghiệp hóa đã nảy sinh những tác động
lớn đối với môi trường sống do chất thải công nghiệp gia tăng
gây ra ô nhiễm tiếng ồn, không khí, nước, đất
Mặt khác, cùng với quá trình công nghiệp hóa sẽ phát
triển. Sự hình thành và phát triển đô thị đã có những ảnh hưởng
đáng kể đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên, đến sự cân
bằng sinh thái: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng
đô thị, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, cùng với nhu
cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng
làm suy thoái nguồn tài nguyên nước và gây ra úng ngập; nhiều
xí nghiệp, nhà máy gây ô nhiễm môi trường lớn nằm ở giữa các
khu dân cư; đô thị hoá dẫn đến chiếm dụng đất, ảnh hưởng đến
vấn đề phát triển kinh tế, an ninh lương thực, đời sống của nhân
dân; bùng nổ giao thông gây ô nhiễm môi trường; đô thị hóa làm
tăng việc di dân từ nông thôn ra thành thị , gây nên áp lực về
nhà ở và ô nhiễm môi trường.

2.2.3. Toàn cầu hoá và môi trường

×