Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (777.94 KB, 106 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tác giả. Các
thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào trước đây.


Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014
Tác giả


Đỗ Đình Đức

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS
Nguyễn Thành Công, cô PGS.TS Ngô Thị
Thanh Vân
và những ý kiến về chuyên môn quý báu của các thầy cô giáo trong bộ
môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Khoa Công trình và Khoa Kinh tế và Quản lý
– Trường Đại học Thủy lợi cũng như sự giúp đỡ của Ban Quản Lý Dự Án TB tưới
Phụng Châu, Công Ty TNHH MTV ĐTPT Thủy Lợi Sông Đáy. Tác giả xin chân
thành cảm ơn các thầy cô trong Trường Thủy lợi đã chỉ bảo hướng dẫn khoa học tận
tình và các cơ quan cung cấp số liệu trong quá trình học tập, nghiên cứu hoàn thành
luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014
Tác giả



Đỗ Đình Đức



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC DỰ ÁN
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 4
1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình 4
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư 4
1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình 5
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư 6
1.1.4. Nội dung thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình 6
1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 6
1.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 6
1.2.2. Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 7
1.3. Hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình 8
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả của dự án đầu tư 8
1.3.2. Phân tích kinh tế của dự án thủy lợi 9
1.3.3. Phân tích tài chính của dự án thủy lợi 10
1.3.4. Chi phí và lợi ích 10
1.3.5. Nguyên tắc “có” và “không có” 11
1.3.6. Nguyên tắc xác định lợi ích tăng thêm 11
1.3.7. Vòng đời kinh tế của dự án 11
1.4. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình 12
1.4.1 Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu 12
1.4.2. Xác định tổng chi phí của dự án thủy lợi (C) 14
1.4.3. Xác định tổng lợi ích của dự án thủy lợi (B) 19
1.4.4. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án thủy lợi 22

1.5. Các nhân tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư xây dựng công trình thủy lợi 26
1.5.1. Các nhân tố chủ quan của địa phương và đơn vị thực hiện đầu tư 26
1.5.2. Các nhân tố khách quan của địa phương tác động đến hiệu quả của công tác
đầu tư 27
1.5.3. Các chính sách của Trung ương và của địa phương 28
1.5.4. Công tác tổ chức quản lý vốn đầu tư và quản lý đầu tư xây dựng 29
Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG
TƯỚI TRẠM BƠM PHỤNG CHÂU HUYỆN CHƯƠNG MỸ TP HÀ NỘI 32
2.1. Hiện trạng hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà
Nội 32
2.1.1. Giới thiệu dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu huyện
Chương Mỹ 32
2.1.2. Hiện trạng hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà
Nội 34
2.1.3. Sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn 37
2.1.4. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp công trình 39
2.2. Điều tra số liệu đầu vào của dự án 40
2.2.1. Xác định tổng vốn đầu tư chi phí cho dự án. 40
2.2.2. Chi phí quản lý vận hành hàng năm (C
QLVH
) 40
2.2.3. Chi phí thay thế (C
TT
) 40
2.3. Xác định tổng lợi ích của dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm
Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 41
2.3.1. Tính toán xác định sản lượng tăng thêm khi có dự án 41
2.3.2. Sự thay đổi diện tích đất canh tác 45
2.3.3. Thay đổi năng suất cây lúa bình quân khi có dự án 46

2.3.4. Mức đóng góp của dự án cho ngân sách nhà nước 48
2.3.5. Khả năng thu hút lao động 49
2.4. Thực trạng hiệu quả của dự án cải tạo nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng
Châu, huyện Chương mỹ, TP Hà Nội 50
2.4.1. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án 50
2.4.2. Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư hàng năm hoạt động (RR
i
) 51
2.6. Những tồn tại và nguyên nhân trong hiệu quả đầu tư của dự án 62
2.6.1. Những tồn tại về cơ chế chính sách 62
2.6.2. Những tồn tại về quy hoạch dự án 64
2.6.3. Công tác thẩm định dự án 65
2.6.4. Công tác quản lý dự án của chủ đầu tư 71
Kết luận chương 2 72
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ
DỰ ÁN CẢI TẠO, NÂNG CẤP HỆ THỐNG TƯỚI TRẠM BƠM PHỤNG CHÂU
HUYỆN CHƯƠNG MỸ 73
3.1. Điều kiện tự nhiên và xã hội của dự án 73
3.1.1. Điều kiện tự nhiện của dự án 73
3.1.2. Điều kiện xã hội của dự án 73
3.2. Định hướng phát triển kinh tế thời gian tới của địa phương 76
3.3. Những kết quả đạt được của dự án 79
3.3.1. Hiệu quả về kinh tế xã hội 79
3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế dự án đầu xây dựng công
trình 81
3.4.1. Kiểm soát và quản lý vốn ngân sách của dự án đầu tư xây dựng công trình . 81
3.4.2. Nâng cao công tác thẩm định TKKT và tổng dự toán 83
3.4.3. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý dự án của Chủ đầu tư 86
3.4.4. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về đầu tư xây dựng 89
3.4.5. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư 91

3.4.6. Nâng cao hiệu quả trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng 92
3.5. Điều kiện để thực hiện các giải pháp 93
3.5.1. Nguyên tắc khoa học, khách quan 93
3.5.2. Nguyên tắc xã hội hóa 94
3.5.3. Nguyên tắc tuân thủ quy luật khách quan của thị trường 94
3.5.4. Nguyên tắc hiệu quả và khả thi 94
Kết luận chương 3 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 : Tổng hợp vốn đầu tư của dự án 40
Bảng 2.2. Sản lượng tăng lên khi không có và có dự án 42
Bảng 2.3. Thu nhập thuần túy của 1ha cây trồng trong điều kiện không có dự án. 43
Bảng 2.4. Thu nhập thuần túy của 1ha cây trồng trong điều kiện có dự án 44
Bảng 2.5 Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm của dự án 45
Bảng 2.6. Mức đóng thủy lợi phí trên diện tích đất canh tác 48
Bảng 2.7 Diện tích canh tác tăng thêm khi có dự án 49
Bảng 2.8 Các chỉ tiêu hiệu quả của dự án mang lại 53
Bảng 2.9 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế: 56
Bảng 2.10 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án mang lại khi thực hiện đúng kế
hoạch 57
Bảng 2.11 Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đạt được theo đúng kế hoạch 59
Bảng 2.12 Bảng so sánh gữa giá trị hiệu quả kinh tế của dự án theo thực hiện và kế
hoạch 59
Bảng 2.13- Bảng tổng hợp mức độ rủi ro S 61
Bảng 2.14 Kế hoạch phân bổ nguồn vốn cho dự án 63
Bảng 2.15 Phân bổ vốn đầu tư cho năm xây dựng 63
Bảng 2.16 Bảng kế hoạch phân bổ vốn năm xây dựng thứ 2 64
Bảng 2.17: Tổng dự toán giai đoạn TKKT 69
Bảng 2.18 Thay đổi thiết kế kỹ thuật 70

Bảng 2.19: Tổng dự toán thay đổi bổ sung giai đoạn TKKT (Đơn vị đồng ) 70
Bảng 3.1: Tổng vốn ngân sách cân đối cho dự án giai đoạn 2012 - 2016. 77
Bảng 3.2: Phân loại dự án đầu tư phát triển theo ngành KT – XH 77
thời kỳ 2012 – 2016 (DVT %) 77
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

ANQP An ninh quốc phòng
BQL Ban quản lý
BQLDA Ban quản lý Dự án
DAĐT Dự án đầu tư
ĐTXDCT Đầu tư xây dựng công trình
HTKT Hạ tầng kỹ thuật
GPMB Giải phóng mặt bằng
KCN Khu công nghiệp
NSNN Ngân sách nhà nước
QLCPDA Quản lý chi phí Dự án
TMĐT Tổng mức đầu tư
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TKKT Thiết kế kỹ thuật
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
VNS Vốn ngân sách
XDCB Xây dựng cơ bản

1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Những năm qua Đảng bộ và nhân dân huyện Chương Mỹ có nhiều hoạt động
thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả quản lý dự án đầu tư XDCB. Tuy nhiên, trong
quá trình đầu tư thực hiện các dự án đã bộc lộ nhiều thiếu sót, tồn tại như: nhiều dự
án đầu tư không hiệu quả, kém chất lượng, đầu tư sai mục đích, chưa đáp ứng được

mục tiêu đề ra ban đầu của dự án, một số dự án chưa thực hiện đúng các quy định
hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng, công tác quản lý chất lượng công trình, quản
lý môi trường, công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, có dự
án không triển khai được hoặc triển khai chậm, không theo tiến độ được duyệt. Các
tồn tại trên ngoài trách nhiệm của chủ đầu tư, cần phải kể đến vai trò, trách nhiệm
của các ngành, địa phương liên quan.
Thực tế cho thấy, hiệu quả đầu tư của các dự án hiện nay ở Việt Nam là thấp,
đặc biệt là hiệu quả vốn đầu tư của vốn Ngân sách nhà nước. Rất nhiều quyết định
đầu tư không hợp lý, đầu tư vào những lĩnh vực không hiệu quả, giải pháp thi công
không phù hợp phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh trong giai đoạn thực hiện đầu tư
gây lãng phí năng lực, nguồn lực, thời gian và tiền của.
Dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu, huyện Chương
Mỹ, Thành phố Hà Nội với mục tiêu tưới cho 1.832ha của 8 xã và thị trấn: Phụng
Châu, Tiên Phương, Thị trấn Chúc Sơn, Ngọc Hòa, Tốt Động, Thụy Hương, Đại
Yên thuộc huyện Chương Mỹ thành phố Hà Nội. Việc đầu tư xây dựng cải tạo,
nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu là rất cần thiết nhằm đưa sản lượng
nông nghiệp tăng cao và ổn định, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân trong
vùng, cải thiện bộ mặt của nông thôn.
Trong quá trình lập và thực hiện dự án do nhiều nguyên nhân bao gồm cả
nguyên nhân khách quan và chủ quan dự án mặc dù đem lại rất nhiều hiệu quả về
mặt kinh tế và xã hội nhưng đã bộc lộ nhiều hạn chế và thiếu sót, không đáp ứng
được kỳ vọng ban đầu như:


2
- Việc phê duyệt dự án vượt quá khả năng cân đối vốn ngân sách dẫn đến kế
hoạch đầu tư bị cắt khúc ra từng năm, dẫn tới thời gian thi công kéo dài, gây phân
tán và lãng phí nguồn lực của nhà nước, làm giảm hiệu quả đầu tư của dự án;
- Chi phí dự phòng của dự án được lập còn thấp nên khi có biến động lớn về
giá nguyên vật liệu, nhân công tăng làm giá trị các gói thầu xây lắp tăng, dẫn đến

vượt tổng mức đầu tư. Trên cơ sở những văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước
chủ đầu tư tiến hành lập dự toán điều chỉnh, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt
điều chỉnh tổng mức đầu tư, quy trình điều chỉnh này đẩy nhà thầu vào thế bị động
về nguồn vốn xây dựng, tiến độ dự án bị kéo dài;
- Tư vấn lập dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công tổng dự
toán có số liệu điều tra khảo sát còn chưa kỹ bỏ sót một số hạng mục quan trọng, sót
khối lượng công việc, có hạng mục phải thay đổi giải pháp thiết kế dẫn đến việc
phải khảo sát lại, phải phê duyệt điều chỉnh bản vẽ thiết kế thi công dự toán gây tốn
kém thời gian và kinh phí ngân sách.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó kết hợp với đặc điểm cơ quan đang công tác
học viên lựa chọn vấn đề “Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của dự
án Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu huyện Chương Mỹ,
TP Hà Nội” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư
dự án Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu Chương Mỹ, TP Hà Nội.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận
cơ sở lý luận và khoa học của các phương pháp xác định hiệu quả đầu tư của dự án.
Đồng thời luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đối
tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trong điều kiện Việt Nam hiện nay, đó là:
sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; phương pháp thống kê; phương
pháp phân tích, so sánh và một số phương pháp kết hợp khác.


3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả của các dự án đầu tư xây dựng công trình, phương pháp xác định hiệu quả và các

yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư xây dựng công trình
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tiến hành nghiên cứu hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công
trình Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội.
5. Kết quả dự kiến đạt được
- Tổng quan về đánh giá hiệu quả đầu tư các dự án đầu tư xây dựng công trình
- Phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả dự án đầu tư xây dựng công trình Cải
tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP
Hà Nội.
- Đề xuất được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của dự án
đầu tư xây dựng Cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới trạm bơm Phụng Châu
huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.


4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÁC
DỰ ÁN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

1.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư
Dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp quá trình đơn nhất, gồm
một tập hợp các hoạt động có phối hợp và kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết
thúc, được tiến hành để đạt được mục tiêu phù hợp với các yêu cầu của quy định,
bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và nguồn lực (theo tiêu chuẩn Việt
Nam TCVN ISO 9000:2000).
Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để
tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt đựơc sự
tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc
dịch vụ trong khoảng thời gian xác định.

Như vậy về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một hồ sơ tài liệu trình bày một
cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đạt
được những kết quả và thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai; Về mặt
quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để
tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài; Về mặt nội
dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo
một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng
hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất
định trong tương lai.
- Đặc điểm chủ yếu của dự án đầu tư
DAĐT được thể hiện trên nhiều góc độ nhưng đều có chung những đặc điểm
chủ yếu sau:
+ Mục tiêu của DAĐT: Được thể hiện ở hai mức, mục tiêu trước mắt và mục
tiêu lâu dài. Mục tiêu trước mắt là các mục đích cụ thể cần đạt được của dự án trong
một thời gian nhất định. Mục tiêu lâu dài là những lợi ích kinh tế - xã hội do dự án
đem lại không chỉ cho riêng dự án mà còn cả cho nền kinh tế, cho ngành, cho khu vực.


5
+ Các kết quả: Đó là kết quả cụ thể, có định hướng, được tạo ra từ các hoạt
động khác nhau của dự án. Đây vừa là điều kiện, vừa là phương tiện cần thiết để
thực hiện các mục tiêu của dự án.
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ cụ thể, hành động cụ thể được thực
hiện trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định. Những nhiệm vụ hoặc hành động
này cùng với một lịch biểu và trách nhiệm cụ thể của các bộ phận thực hiện sẽ tạo
thành kế hoạch làm việc của dự án.
+ Các nguồn lực: Về vật chất, tài chính và con người cần thiết để tiến hành
các hoạt động dự án. Giá trị hoặc chi phí của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư
cần cho một dự án.
+ Dự án đầu tư là một hoạch định cho tương lai nên bao giờ cũng có độ bất

ổn và những rủi ro nhất định.
1.1.2. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình
Dự án đầu tư xây dựng công trình được hiểu là các dự án đầu tư có liên quan
tới hoạt động xây dựng cơ bản như xây dựng nhà cửa, đường giao thông, cầu
cống,… Xét theo quan điểm động, có thể hiểu dự án đầu tư xây dựng công trình
(ĐTXDCT) là một quá trình thực hiện các nhiệm vụ từ ý tưởng ĐTXDCT thành
hiện thực trong sự ràng buộc về kết quả (chất lượng), thời gian (tiến độ) và chi phí
(giá thành) đã xác định trong hồ sơ dự án và được thực hiện trong những điều kiện
không chắc chắn (rủi ro).
Dự án ĐTXDCT xét về mặt hình thức là tập hợp các hồ sơ về bản vẽ thiết kế
kiến trúc, thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công công trình xây dựng và các tài liệu
liên quan khác xác định chất lượng công trình cần đạt được, tổng mức đầu tư của dự
án và thời gian thực hiện dự án, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án….
Theo Luật Xây dựng Việt Nam 2003 thì: “Dự án đầu tư xây dựng công trình
là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc
cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu
tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”.


6
1.1.3. Các đặc trưng cơ bản của dự án đầu tư
- Xác định được mục tiêu, mục đích cụ thể.
- Xác định được hình thức tổ chức để thực hiện.
- Xác định được nguồn tài chính để tiến hành hoạt động đầu tư.
- Xác định được khoảng thời gian để thực hiện mục tiêu dự án.
1.1.4. Nội dung thực hiện của dự án đầu tư xây dựng công trình
- Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình và xin phép đầu tư.
- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thuyết minh của dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Triển khai thực hiện dự án.
- Nghiệm thu tổng kết và giải thể dự án.
1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
1.2.1. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
Theo điều 6 phụ lục V của nghị định 15/2013/NĐ- CP thì các công trình
được phân loại như sau: Công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, Nông
nghiệp và PTNT, hạ tầng kỹ thuật. Công trình NN và PTNT gồm: Công trình thủy
lợi là Hồ chứa nước, đập ngăn nước, đê, kè, tường chắn, tràn xả lũ, cống lấy nước,
cống xả nước, kênh, đường ống kín dẫn nước, đường hầm thủy công, trạm bơm và
các công trình thủy lợi khác, hệ thống thủy nông, công trình cấp nguồn nước cho
sinh hoạt và sản xuất. Theo đó:
- Dự án thủy lợi:
Tập hợp các đề xuất liên quan đến bỏ vốn để đầu tư xây dựng mới hoặc cải
tạo nâng cấp công trình thủy lợi đã có để đạt được các mục tiêu đã xác định.
- Công trình thủy lợi:
Sản phẩm được tạo thành bởi trí tuệ và sức lao động của con người cùng vật
liệu xây dựng và thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với nền công


7
trình nhằm mục đích ngăn ngừa hoặc hạn chế những mặt tác hại, khai thác sử dụng
và phát huy những mặt có lợi của nguồn nước để phát triển kinh tế - xã hội.
- Dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi là tổng thể những chính sách, hoạt
động xây dựng công trình và chi phí liên quan với nhau được được thực hiện đầu tư
xây dựng nhằm đạt được những mục tiêu sử dụng và phát huy những mặt có lợi của
nguồn nước để đem lại lợi ích giá trị kinh tế - xã hội.
1.2.2. Đặc điểm của các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi

1. Lập Báo cáo đầu tư, Dự án đầu tư và Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng
công trình phải căn cứ vào quy hoạch thủy lợi và quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của vùng có liên quan đến dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm đề
xuất phương án khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
2. Phải đảm bảo các quy định về an toàn, ổn định và bền vững tương ứng với
cấp công trình; quản lý vận hành thuận lợi và an toàn; đồng thời phải thoả mãn các
yêu cầu giới hạn về tính thấm nước, tác động xâm thực của nước, bùn cát và vật liệu
trôi nổi, tác động xói ngầm trong thân và nền công trình, tác động của sinh vật. Có
các phương án đối ứng thích hợp để xử lý cụ thể đối với từng trường hợp nhằm
giảm nhẹ những tác động bất lợi có thể gây ra cho bản thân công trình và các đối
tượng bị ảnh hưởng khác hoặc khi công trình bị sự cố, hư hỏng.
3. Khi thiết kế cần xem xét khả năng và tính hợp lý về kinh tế - kỹ thuật trên
các mặt sau đây:
a) Khả năng kết hợp thêm một số chức năng trong một hạng mục công trình. Có
kế hoạch đưa công trình vào khai thác từng phần nhằm sớm phát huy hiệu quả đầu tư;
b) Cơ cấu lại các công trình hiện có và đề xuất các giải pháp cải tạo, khắc
phục để chúng phù hợp và hài hòa với dự án mới được đầu tư;
c) Quy chuẩn hóa bố trí thiết bị, kết cấu, kích thước và phương pháp thi công
xây lắp nhằm đẩy nhanh tiến độ, hạ giá thành và tạo thuận lợi cho quản lý khai thác
sau này;
d) Tận dụng đầu nước được tạo ra ở các đầu mối thủy lợi và trên đường dẫn
để phát điện và cho các mục đích khác.


8
4. Đảm bảo sự hài hòa về kiến trúc thẩm mỹ của từng công trình trong hệ
thống công trình đầu mối và sự hòa nhập của chúng với cảnh quan khu vực. Trong
mọi trường hợp thiết kế đều phải đảm bảo duy trì các điều kiện bảo vệ thiên nhiên,
vệ sinh môi trường sinh thái và nghiên cứu khả năng kết hợp tạo thành điểm du lịch,
an dưỡng.


1.3. Hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình
1.3.1. Khái niệm về hiệu quả của dự án đầu tư
Hiệu quả của dự án đầu tư là toàn bộ mục tiêu đề ra của dự án, được đặc
trưng bằng các chỉ tiêu định tính (thể hiện ở các loại hiệu quả đạt được) và các chỉ
tiêu định lượng (thể hiện quan hệ giữa chi phí đã bỏ ra của dự án và các kết quả đạt
được theo mục tiêu của dự án).
Trong bất cứ một chế độ sản xuất nào khi bỏ vốn để tiến hành sản xuất, đều
phải quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn, vốn bỏ ra đạt hiệu quả càng cao thì sản
xuất càng có điều kiện phát triển. Thực tế hiện nay cho thấy việc đánh giá hiệu ích
của các dự án thuỷ lợi không chỉ còn là mối quan tâm riêng của các chủ đầu tư mà
còn là điều trăn trở của các nhà quản lý khai thác sử dụng công trình.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế của một công trình, một dự án, phải dùng nhiều
chỉ tiêu, nhiều nhóm chỉ tiêu, nhiều phương pháp vì mỗi chỉ tiêu, mỗi nhóm chỉ tiêu,
mỗi phương pháp chỉ phản ánh, thể hiện được một mặt hiệu quả kinh tế của dự án.
Khi nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong lĩnh vực thủy lợi, ngoài những đặc điểm
chung, cần phải lưu ý những đặc điểm riêng biệt của nó:
- Thành quả và chất lượng của công tác thủy lợi được đánh giá thông qua sản
phẩm nông nghiệp, cho tăng năng suất, sản lượng của sản xuất nông nghiệp là căn
cứ quan trọng để xác định hiệu quả của thủy lợi.
- Hiệu quả kinh tế của công trình thủy lợi phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự
nhiên.
- Chế độ thâm canh, loại cây trồng, cơ cấu cây trồng, trình độ sản xuất nông
nghiệp có tác động mạnh mẽ tới hiệu quả kinh tế của thủy lợi.


9
- Ngoài việc đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế còn cần phải đánh giá hiệu quả
về mặt quốc phòng, hiệu quả đối với xã hội, môi trường và các nghành không sản
xuất vật chất khác.

Hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công trình phải xem xét khi có và
không có dự án. Hiệu quả kinh tế mà dự án đem lại chính là phần hiệu quả tăng
thêm giữa trường hợp có so với khi không có dự án. Đánh giá hiệu quả kinh tế của
công trình thủy lợi ngoài việc đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế còn phải đánh giá
hiệu quả về mặt bảo vệ môi trường và cải thiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội khác.
Ngoài việc tính toán phân tích những nguồn lợi mà dự án đem lại cũng cần đánh giá
những thiệt hại do công trình đem lại một cách khách quan và trung thực. Không
xem xét hiệu quả kinh tế theo giác độ lợi ích cục bộ và doanh lợi đơn thuần của một
công trình mà phải xuất phát từ lợi ích toàn diện. Hiệu quả kinh tế của dự án không
đơn thuần là việc xem xét hiệu quả kinh tế là mức tăng trưởng của một công trình
nào đó, điều quan trong là mức tăng sản lượng tổng hợp tất cả các công trình. Trong
trường hợp đặc biệt không chỉ xem xét hiệu quả kinh tế của công trình là nguồn lợi
kinh tế, có những khi vì mục đích chính trị, quốc phòng, nhu cầu cần thiết của dân
sinh, vẫn phải tiến hành xây dựng công trình. Khi xây dựng công trình vừa phải
quan tâm đến lợi ích trước mắt, lại phải quan tâm đến lợi ích lâu dài; không vì lợi
ích trước mắt mà hạn chế việc phát sinh hiệu quả công trình trong tương lai.
Ngoài lấy chỉ tiêu kinh tế tổng hợp làm chỉ tiêu chính để xem xét, trong phân
tích kinh tế - xã hội người tra còn sử dụng các chỉ tiêu như mức đóng góp hàng năm
cho ngân sách Nhà nước, làm tăng mức sống dân cư, tạo thêm công ăn việc làm,
giải quyết nạn thất nghiệp, bảo vệ môi trường
1.3.2. Phân tích kinh tế của dự án thủy lợi
Phân tích đánh giá tính bền vững về hiệu quả của dự án, trên cơ sở phân tích
tương quan giữa toàn bộ chi phí cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội
của dự án đã vạch ra và các lợi ích mà dự án mang lại, thông qua các chỉ tiêu hiệu
quả đầu tư


10
1.3.3. Phân tích tài chính của dự án thủy lợi
Phân tích tài chính của dự án thủy lợi về hình thức cũng giống như phân tích

kinh tế vì cả hai loại phân tích đều đánh giá lợi ích của đầu tư. Tuy nhiên, quan
điểm về lợi ích trong phân tích tài chính thì không đồng nhất với lợi ích trong phân
tích kinh kế. Phân tích tài chính dự án là xem xét lợi ích trực tiếp của dự án mang
lại cho nhà đầu tư ( đó là lợi nhuận nhà đầu tư hay nói cách khác đó là lợi ích xét ở
góc độ vĩ mô). Phân tích kinh tế dự án là xem xét lợi ích của dự án đối với toàn bộ
nền kinh tế quốc dân. Một dự án được coi là có tính khả thi về mặt kinh tế thì phải
có hiệu quả về tài chính và kinh tế. Do đó phân tích tài chính và phân tích kinh tế bổ
sung cho nhau.
1.3.4. Chi phí và lợi ích
Trong phân tích kinh tế và phân tích tài chính đều dùng đơn vị tiền tệ để
xác định chi phí và lợi ích, tuy nhiên sự khác nhau cơ bản giữa hai phân tích này
là cách tính toán chi phí và lợi ích.
− Chi phí tài chính là toàn bộ chi phí cần thiết cho việc hình thành dự án và
được tính bằng giá tài chính (trong giá tài chính bao gồm cả nghĩa vụ tài chính
phải nộp cho Nhà nước và các chính sách của Nhà nước như thuế, phí, chính
sách trợ giá, ) thông thường được lấy theo giá thị trường;
- Lợi ích tài chính là toàn bộ lợi ích dự án mang lại được tính theo giá tài
chính;
- Chi phí kinh tế là chi phí mà nền kinh tế quốc dân bỏ ra cho việc hình
thành dự án và được tính bằng giá kinh tế (giá kinh tế là giá tài chính
sau khi đã loại bỏ thuế, phí, trợ giá hay gọi là phần thanh toán
chuyển dịch)
- Lợi ích kinh tế là toàn bộ lợi ích do dự án mang lại đối với nền kinh tế,
được tính theo giá kinh tế (là giá đầu ra của dự án có xét đến các điều
kiện trao đổi hoặc không trao đổi thị trường quốc tế).
Đối với các dự án thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế
xã hội thuộc loại đầu tư cơ sở hạ tầng, (đầu tư công cộng) khác với các dự án


11

đầu tư mang tính kinh doanh thuần túy nên việc phân tích, đánh giá hiệu quả
đầu tư các dự án tưới, tiêu chủ yếu tập trung phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế
để đánh giá lợi ích mà dự án mang lại cho nền kinh tế quốc dân.
Đối với các dự án thủy lợi đa mục tiêu, ngoài nhiệm vụ tưới tiêu phục vụ
sản xuất nông nghiệp còn kết hợp với các mục tiêu sản xuất kinh doanh khác
như cấp nước công nghiệp, sinh hoạt, phát điện, nuôi trồng thủy sản , việc
phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư ngoài phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của
dự án còn phải phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.
1.3.5. Nguyên tắc “có” và “không có”
- Nguyên tắc “Có” và “ Không có” dự án là xác định chi phí và lợi ích tăng
thêm của các dự án khi “có dự án” và so sánh với khi "không có dự án”. Lợi ích
thuần túy tăng thêm này là do tác động trực tiếp của dự án mang lại;
- Nguyên tắc “Có” và “Không có” dự án không đồng nghĩa với trước và
sau khi có dự án.
1.3.6. Nguyên tắc xác định lợi ích tăng thêm
Lợi ích tăng thêm của các dự án tưới, tiêu là các lợi ích nhờ có dự án mang
lại như tăng diện tích, tăng vụ, tăng năng suất, tăng sản lượng, giảm thiệt hại,
giảm chi phí, Khi tính toán lợi ích tăng thêm ngoài lợi ích đối với sản xuất
nông nghiệp cần liệt kê đầy đủ các lợi ích tăng thêm khác và tránh trùng lặp
hoặc bỏ sót.
1.3.7. Vòng đời kinh tế của dự án
Vòng đời kinh tế của dự án là thời hạn (số năm) tính toán chi phí ròng và
thu nhập ròng (là số năm tính toán dự kiến của dự án mà hết thời hạn đó lợi ích
thu được là không đáng kể so với chi phí bỏ ra). Vòng đời kinh tế của dự án nhỏ
hơn tuổi thọ của công trình.
Theo kinh nghiệm của các nước trong khu vực và các tổ chức tài chính
quốc tế, vòng đời kinh tế của dự án tưới tiêu ở Việt Nam quy định như sau:
− Các hồ chứa có quy mô lớn, các hệ thống tưới, tiêu có diện tích > 20.000 ha
thì vòng đời kinh tế của dự án lấy bằng 50 năm;



12
− Các hồ chứa, trạm bơm, các hệ thống có quy mô vừa thì vòng đời kinh tế của
các dự án lấy bằng 40 năm;
Các hồ chứa, trạm bơm, các hệ thống có quy mô nhỏ, các dự án khôi phục,
nâng cấp thì vòng đời kinh tế của dự án lấy bằng 25 năm.
1.4. Các phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế dự án đầu tư xây dựng công
trình
1.4.1 Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu
1.4.1.1 Nguyên tắc và phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
− Tài liệu số liệu điều tra thu thập phải chính xác, có trích dẫn nguồn gốc rõ
ràng, cụ thể;
− Đối với các số liệu thống kê, số liệu kế hoạch và các số liệu dự kiến chiến
lược có thể thu thập ở các cơ quan thống kê (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và
các cơ quan chuyên môn có liên quan như Kế hoạch đầu tư, Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, xây dựng, tài chính vật giá, thủy sản, môi trường, từ
Trung ương đến địa phương;
− Về giá cả của một số yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án trao đổi trên thị
trường quốc tế (xuất nhập khẩu) thì có thể sử dụng nguồn số liệu của các tổ chức tài
chính quốc tế như ADB, WB, ;
− Trước khi phân tích đánh giá hiệu quả của dự án, nhất thiết phải tiến hành điều tra
phỏng vấn tại các điểm đã được xem xét lựa chọn trong vùng dự án, tại các hộ nông
dân điển hình để có được số liệu tin cậy về tác động của dự án đến từng nông hộ và
người hưởng lợi dự án nói chung và thái độ của họ đối với dự án;
− Điều tra trực tiếp ở thị trường để có được những thông tin chính xác về hệ
thống giá cả, trao đổi hàng hóa, thu mua, đại lý, tiếp thị ở vùng dự án.
1.4.1.2. Thu thập các tài liệu dân sinh kinh tế - xã hội vùng dự án tưới, tiêu
1. Điều kiện sản xuất nông nghiệp
Phân loại đất: Điều tra hiện trạng các loại đất
− Hiện trạng sử dụng đất trong nông nghiệp: Tổng diện tích đất tự nhiên, đất

canh tác, đất gieo trồng, đất hoang hóa, đất được tưới chủ động hoàn toàn (bằng


13
trọng lực, bơm) đất tưới bán chủ động, đất tưới 1 phần (hoặc 1 vụ) và đất tưới
nhờ mưa [điều tra số liệu trong vòng từ 3 năm đến 5 năm gần nhất ;
− Diện tích, năng suất, sản lượng, cơ cấu cây trồng: Tổng diện tích canh tác,
diện tích và năng suất các loại cây theo từng vụ, thị trường tiêu thụ và giá cả.
Chuỗi số liệu tối thiểu phải đủ 5 năm gần nhất;
− Chi phí sản xuất nông nghiệp: Phải điều tra rõ các yếu tố chi phí đầu vào của
sản xuất trên mỗi ha canh gieo trồng từng loại cây trồng theo từng vụ như giống,
phân bón (đạm, lân, kali, phốt phát, phân chuồng ), thuốc trừ sâu, thuê máy
làm đất, cày - bừa, máy gặt - tuốt, công lao động làm giống, gieo trồng, chăm
sóc, thu hoạch, thủy lợi phí và các chi phí khác có liên quan ;
− Hiện trạng tưới tiêu, tình hình úng, hạn hàng năm: Cần điều tra đánh giá hoạt
động sản xuất (diện tích hạn úng của các loại cây trồng hàng năm và ước tính
thiệt hại trong khoảng từ 5 năm đến 10 năm gần đây nhất).
2. Điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông thủy lợi
− Hiện trạng các công trình tưới, tiêu hiện có trong khu vực dự án;.
− Hệ thống tổ chức đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi, chi phí vận
hành khai thác hàng năm (bao gồm các khoản mục theo quy định như chi phí trả
lương và các khoản phải trả theo lương, chi phí quản lý, chi phí sửa chữa
thường xuyên, chi phí sửa chữa lớn, chi phí năng lượng, nhiên liệu ) lấy theo
số liệu quyết toán của các công ty quản lý khai thác công trình thủy lợi trong
vùng dự án từ 3 năm đến 5 năm;
− Hiện trạng hệ thống đường giao thông và cơ sở hạ tầng khác trong khu vực dự
án.
3. Thị trường trao đổi hàng hóa và tiêu thụ sản phẩm
− Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm (nông nghiệp) tại chỗ, ngoài tỉnh hay xuất khẩu;
hệ thống thu mua, đại lý;

− Giá đầu vào các yếu tố sản xuất nông nghiệp tại vùng dự án như giá giống,
phân bón (đạm, lân, kali, phốt phát, phân chuồng, ), thuốc trừ sâu, chi phí máy


14
làm đất cày, bừa, máy gặt tuốt, giá thuê lao động trong nông nghiệp, công
nghiệp (thợ xây dựng, lái xe, cày máy…);
− Thủy lợi phí và các chi phí khác có liên quan đến sản xuất ;
− Chi phí vận chuyển các loại vật tư, vật liệu, sản phẩm nông nghiệp bằng một
số phương tiện có trong vùng dự án: ô tô, đường sắt, đường thủy;
− Giá cả các loại vật tư và dịch vụ tại vùng dự án để làm cơ sở xác ước tính giá
thành xây dựng công trình và quản lý khai thác công trình.
1.4.1.3. Các tài liệu về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng dự án
1. Kế hoạch phát triển nông nghiệp
− Dự kiến kế hoạch sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp sau khi có dự án;
− Dự kiến thay đổi cơ cấu cây trồng, năng suất, sản lượng theo các mục tiêu của
dự án đặt ra
− Mức độ đầu tư và chi phí sản xuất nông nghiệp dự kiến sau khi có dự án
2. Mục tiêu của dự án
− Xác định rõ các tác động “khi có” dự án đối với sản xuất nông nghiệp và các
hoạt động sản xuất khác (nếu có) để so sánh với tình hình khi “Không có” dự
án. Cụ thể cần xác định các yếu tố sau:
• Diện tích tưới được tăng thêm khi có dự án (bao gồm diện tích tưới, tiêu
chủ động hoàn toàn; bán chủ động; hay tưới một phần, 1 vụ, );
• Diện tích tiêu được tăng thêm khi có dự án;
• Năng suất, sản lượng, hệ số quay vòng ruộng đất (hệ số sử dụng đất) dự
kiến khi có dự án.
1.4.2. Xác định tổng chi phí của dự án thủy lợi (C)
1.4.2.1. Xác định vốn đầu tư của dự án (K) (tổng mức đầu tư)
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi

thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn
đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng. Tổng mức đầu tư phải phù
hợp với nội dung dự án và thiết kế cơ sở hoặc phù hợp với thiết kế bản vẽ thi
công nếu chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật.


15
1. Chi phí xây dựng
Chi phí xây dựng bao gồm chi phí xây dựng các công trình, hạng mục
công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng
xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công;
chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.
2. Chi phí thiết bị
Chi phí thiết bị bao gồm chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết
bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển
giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận
chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan.
3. Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư bao gồm chi phí bồi
thường nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng trên đất, ; chi phí thực hiện tái định
cư có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng của dự án; chi phí tổ chức
bồi thường giải phóng mặt bằng; chi phí sử dụng đất trong thời gian xây dựng;
chi phí chi trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư.
4. Chi phí quản lý dự án
- Chi phí quản lý dự án là các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc
quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành
nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. Chi phí quản lý dự
án bao gồm:
− Chi phí tổ chức lập báo cáo đầu tư, chi phí tổ chức lập dự án đầu tư hoặc
báo cáo kinh tế - kỹ thuật; chi phí tổ chức thực hiện công tác bồi thường giải

phóng mặt bằng, tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;
− Chi phí tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc;
− Chi phí tổ chức thẩm định dự án đầu tư, báo cáo kinh tế - kỹ thuật, tổng
mức đầu tư;
− Chi phí tổ chức thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự
toán xây dựng công trình;


16
− Chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;
− Chi phí tổ chức quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ và quản lý chi
phí xây dựng công trình;
− Chi phí tổ chức đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường của công trình;
− Chi phí tổ chức lập định mức, đơn giá xây dựng công trình;
− Chi phí tổ chức kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công
trình theo yêu cầu của chủ đầu tư;
− Chi phí tổ chức kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
− Chi phí tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh
toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;
− Chi phí tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
− Chi phí khởi công, khánh thành, tuyên truyền quảng cáo và chi phí tổ
chức thực hiện một số công việc quản lý khác.
5. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng
Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm:
− Chi phí khảo sát xây dựng; chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí
lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
− Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc;
− Chi phí thiết kế xây dựng công trình;
− Chi phí thẩm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây
dựng công trình;

− Chi phí lập hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu và chi
phí phân tích đánh giá hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu để lựa
chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu cung cấp vật tư thiết
bị, tổng thầu xây dựng;
− Chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám
sát lắp đặt thiết bị;
− Chi phí lập báo cáo đánh giá tác động môi trường;
− Chi phí lập định mức, đơn giá xây dựng công trình; chi phí quản lý đầu


17
tư xây dựng: tổng mức đầu tư, dự toán, định mức xây dựng, đơn giá xây dựng
công trình, hợp đồng, ;
− Chi phí tư vấn quản lý dự án;
− Chi phí kiểm tra chất lượng vật liệu, kiểm định chất lượng công trình
theo yêu cầu của chủ đầu tư;
− Chi phí kiểm tra và chứng nhận sự phù hợp về chất lượng công trình;
− Chi phí quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình đối với dự án có thời
gian thực hiện trên 3 năm và chi phí thực hiện các công việc tư vấn khác.
6. Chi phí khác
Chi phí khác bao gồm:
− Chi phí thẩm tra tổng mức đầu tư;
− Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ;
− Chi phí bảo hiểm công trình;
− Chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động đến công
trường; chi phí đăng kiểm chất lượng quốc tế, quan trắc biến dạng công trình;
− Chi phí đảm bảo an toàn giao thông phục vụ thi công các công trình;
− Chi phí kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư; các
khoản phí và lệ phí theo quy định;
− Chi phí nghiên cứu khoa học công nghệ liên quan dự án; vốn lưu động

ban đầu đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay
trong thời gian xây dựng;
− Chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công
nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm thu hồi được và một số chi phí khác
7. Chi phí dự phòng
Chi phí dự phòng bao gồm chi phí dự phòng cho khối lượng công việc
phát sinh và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá mà chưa lường trước được
khi lập dự án.
Sau khi tính toán và xác định được nội dung chi phí, lập thành bảng


18
1.4.2.2. Chi phí quản lý và vận hành công trình hàng năm (C
QLVH
)
Chi phí cho công tác tưới nước và tiêu nước (quản lý và vận hành công
trình hàng năm) bao gồm:
− Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương (bao
gồm cả tiền ăn giữa ca);
− Các khoản phải nộp tính theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn của người lao động do doanh nghiệp trực tiếp trả lương;
− Nguyên, nhiên, vật liệu để vận hành, bảo dưỡng công trình, máy móc
thiết bị dùng cho dịch vụ tưới nước và tiêu nước;
− Sửa chữa lớn tài sản cố định (trừ chi phí sửa chữa lớn được cấp kinh
phí riêng);
− Sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, công trình thuỷ lợi;
− Chi phí tiền điện bơm nước tưới, tiêu (bao gồm cả tiền điện bơm nước
chống úng, chống hạn trong định mức và vượt định mức);
− Chi trả tạo nguồn nước (nếu có);
− Chi phí quản lý doanh nghiệp (bao gồm cả chi phí đàm thoại vận hành

bằng hệ thống máy vi tính để điều hành nước phục vụ sản xuất);
− Chi phí phục vụ phòng chống bão lụt, úng hạn (bao gồm cả trong điều
kiện thời tiết bình thường và thiên tai);
− Chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới xây
dựng chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật;
− Chi phí cho công tác bảo hộ, an toàn lao động và bảo vệ công trình
thuỷ lợi ;
− Chi phí cho công tác thu thuỷ lợi phí đối với các đối tượng phải thu
thuỷ lợi phí;
− Chi phí dự phòng gồm giảm giá hàng tồn kho, tổn thất đầu tư dài hạn,
nợ phải thu khó đòi, trợ cấp mất việc làm;
− Chi phí khác;

×