Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VÙNG NÚI CAO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.94 KB, 21 trang )

VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG


NHIỆM VỤ “ ”

 !" #
$

(CHUYÊN ĐỀ SỐ 21)
HÀ NỘI, THÁNG 11/2009
%&%
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ii
MỞ ĐẦU iii
CHƯƠNG 1.ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI 4
1.1.DIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN 4
'('('()*+,-)./0((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((1
'('(2(34-567-).89:8((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((1
'('(;(34-567<8,8=>((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((1
1.2.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 5
'('(1(?5:@>AB:-C*((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((D
'('(D(?5:@>AB::EF4(((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((G
'('(G(?5:@>AB:+H:@I?-J:@*8K4I=*((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((L
'('(L(?5:@>AB:<8MN:@OP:((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((Q
1.3.KINH TẾ - XÃ HỘI 8
'('(Q(RS:OT((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((Q
'('(U(RKVNMWS:OT(((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((U
'('('X(9:889:8*Y:@*+EZ:@<5:8*[(((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((U
'('(''(8>A6:W)484\4C><5:8*[((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((('X
CHƯƠNG 2.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔ KHÍ HẬU ĐỐI VỚI MIỀN NÚI CAO
TỈNH HÀ TĨNH 15


1.4.KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 15
1.5.BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÙNG NÚI CAO 16
2('('(N4-J:@4].V5[:-^5<8,8=>/B:*?5:@>AB::EF4((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((('G
2('(2(N4-J:@*F54SA*+_:@I?OP:`>C*:a:@:@85bc((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((('G
2('(;(N4-J:@/B:8bO5:8*8N5+H:@((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((('L
2('(1(N4-J:@/B:Od4<8ef4M::@Eg5(((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((('L
2('(D(hMI?Nc*8Cc:85b*-F5(((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((('Q
'('('(85B:*.5WM7E./F:@SA+.(((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((((('U
KẾT LUẬN 19
i
Rij
Bảng 1.1. Diện tích đất phân theo mục đích sử dụng năm 2000 5
Bảng 1.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 5
Bảng 1.3. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 1999 7
Bảng 1.4 Dân số theo các đơn vị hành chính 9
Bảng 1.5. Dự báo dân số và nguồn nhân lực 9
Bảng 1.6. Mục tiêu tăng GDP chi tiết cho từng giai đoạn 11
ii
kl
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong
thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu đã làm cho các loại thiên tai đặc biệt là bão, lũ, hạn hán
ngày càng khốc liệt, tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên
phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng sẽ gây ngập lụt và xâm nhập
mặn ở những vùng đất thấp do đó ảnh hưởng đến nông nghiệp, công nghiệp và hệ
thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Hà Tĩnh có địa hình đa dạng, phức tạp, đồi núi
nhiều, độ dốc lớn, với 137 km bờ biển, trong những năm qua đã chịu ảnh hưởng rõ rệt
của biến đổi khí hậu với các hiện tượng nhiệt độ trung bình có xu hướng tăng lên,
lượng mưa nhiều vùng đã giảm rõ rệt, hạn hán ngày càng trầm trọng hơn, tần suất và
quy luật bão lũ có sự thay đổi khó lường, đã có hiện tượng nước biển lấn sâu vào các
sông và xuất hiện hiện tượng xâm thực bờ biển ở một số địa phương ven biển…

iii
m'(nop&qrs tu
1.1. DIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN
'('('()*+,-)./0
Hà tĩnh là tỉnh thuộc Bắc miền trung (Khu IV cũ), được tách ra từ tỉnh Nghệ Tĩnh
cũ (từ năm 1991). Nằm ở từ 17o54’ độ vĩ Bắc đến 18o50’ độ vĩ Bắc và 105 đến 108 độ
kinh Đông.
Hà tĩnh có diện tích tự nhiên 6.055,74 km2, dân số 1.270.809 người (1999), chiếm
1,8% diện tích tự nhiên và 1,7% dân số cả nước. Phía Bắc giáp Nghệ An, phía nam
giáp Quảng Bình, Tây giáp Lào, Đông giáp biển Đông.
Về địa giới hành chính, Hà tĩnh có 2 Thị xã là Hà tĩnh và Hồng lĩnh, có 12 thị trấn
của 9 huyện (trong đó có 4 huyện và 1 thị xã là miền núi): Đức Thọ, Nghi xuân, Can
lộc, Thạch hà, Cẩm xuyên, Kỳ anh, Hương sơn, Hương khê, Vũ quang (huyện Vũ
quang mới được thành lập). Có 7 huyện, thị nằm trên Quốc lộ 1A và 4 huyện có tuyến
đường sắt Bắc-Nam di qua. Cách Thành phố Vinh khoảng 50 km. Hà tĩnh còn có
đường quốc lộ 8 qua Lào (dài 100 km) và được nối với xa lộ Hồ Chí Minh đi qua 3
huyện Hương sơn, Vũ quang, Hương khê dài 80 km.
Hà tĩnh có bờ biển dài 137 km hiện chưa được khai thác triệt để các nguồn lợi ven
bờ cũng như ngoài khơi.
Hà tĩnh có cả rừng, biển và đồng bằng có thể tạo môi trường bổ sung cho nhau
cùng phát triển.
Tóm lại, vị trí địa lý nêu trên là điều kiện thuận lợi cho Hà tĩnh phát triển sản xuất
hàng hoá, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nhanh những ngành kinh
tế mũi nhọn, mở rộng liên kết và giao lưu kinh tế với ngoài tỉnh và quốc tế, sớm hội
nhập vào xu thế chung của cả nước.
'('(2(34-567-).89:8
Nằm ở phía Đông dãy Trường sơn, địa hình Hà tĩnh hẹp và dốc, nghiêng từ Tây
sang Đông, độ dốc trung bình 1,2%. Phía Tây là núi cao (độ cao trung bình 1.500m),
kế tiếp là đồi bát úp, dãi đồng bằng nhỏ, hẹp (độ cao trung bình 500m) và cuối cùng là
bãi cát ven biển. Độ dốc lớn, đất bị rửa trôi, bào mòn mạnh. Đồng bằng nhỏ hẹp chạy

dọc theo quốc lộ 1A và thường bị núi cắt ngang. Bãi cát chạy dọc suốt hơn 100km ven
biển với nhiều cửa lạch tạo thành những điểm du lịch tốt (Xuân Thành, Thạch Hải,
Thiên Cầm…) và nhiều ngư trường; đặc biệt ở vùng cửa sông đổ ra biển. Địa hình đồi
núi chiếm 80% diện tích tự nhiên, phân hoá phức tạp và bị chia cắt mạnh, hình thành
các vùng sinh thái khác nhau. Trong mỗi vùng có liên hệ bền chặt về kinh tế - xã hội
và môi trường sinh thái từ thượng nguồn tới ven biển. Địa hình đó đã tạo cho Hà tĩnh
những cảnh quan có giá trị đối với du lịch như: Rừng nguyên sinh Vũ Quang, Thác Vũ
Môn, Bãi tắm Xuân Thành, Thạch Hải, Thiên Cầm, Đèo Con
'('(;(34-567<8,8=>
Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, ngoài ra Hà tĩnh còn chịu ảnh hưởng của
khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng khí hậu nhiệt đới điển
hình của miền Nam và có 1 mùa đông giá lạnh của miền Bắc. Hàng năm Hà tĩnh có 2
mùa rõ rệt:
4
- Mùa mưa: có nhiều bão lụt, kéo dài từ tháng 8 đến tháng 11, lượng mưa trung
bình cao (trên 2.000 mm), do vậy lũ lụt thường xảy ra hàng năm vào tháng 8, tháng
9…
- Mùa khô: Từ tháng 12 đến tháng 7. Đây là mùa nắng gắt, có gió Tây nam (thổi từ
Lào) khô, nóng, lượng bốc hơn lớn, gây hạn hán nghiêm trọng. Vì vậy, việc xây dựng
các công trình thuỷ lợi để giữ nước có 1 ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh.
1.2. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
'('(1(?5:@>AB:-C*
a, Phân bố đất đai:
Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá quan trọng nhất cho phát triển kinh tế - xã hội.
Toàn tỉnh hiện có 605.574 ha đất tự nhiên, được phân bổ theo mục đích sử dụng như
sau: (Xem biểu số 1).
P:@'('(R5ệ:*,48đấ*c8S:*8fM7ụ4đ ,48OửWụ:@:ă72XXX(
 &Mv5-C* R5b:*,48w8.x y*+z:@w{x
Tổng diện tích tự nhiên 605.574 100,00

1 Đất nông nghiệp 103.720 17,13
2 Đất lâm nghiệp 231.100 38,16
3 Đất chuyên dùng 45.700 7,55
4 Đất làm nhà ở 6.920 1,14
5 Đất chưa sử dụng 218.134 36,02
Trong số 103.720 ha đất nông nghiệp đáng chú ý nhất là có khoảng trên 10.000 ha
vườn gia đình còn đang trồng nhiều loại cây với các giống có năng suất thấp, kém giá
trị kinh tế (gọi là vườn tạp) có thể cải tạo, thay thế bằng những loại cây có giá trị kinh
tế cao hơn.
Đất chưa sử dụng còn 218.134 ha, trong đó có 80% là đất đồi núi, mặt nước, núi
đá không có cây, trong đó đất có khả năng nông nghiệp dự kiến sẽ trồng 7.000 ha cây
ăn quả, đất có khả năng lâm nghiệp khoảng 187.000 ha chiếm 31% diện tích tự nhiên
toàn tỉnh. Còn lại đưa vào mục đích khác như phát triển công nghiệp, du lịch, xây
dựng, đô thị (Xem biểu số 2).
P:@'(2(5b:*+v:@O|W}:@-C*:Y72XXX
TT
v:@7}4 R5b:*,48w8.x y*+z:@w{x
Tổng diện tích đất tự nhiên 605.574 100,00
1. Đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm
+ Đất lúa, màu
- Đất vườn tạp
- Đất trồng cây lâu năm
- Đất đồng cỏ chăn nuôi
103.720
76.930
65.830
17.000
3.840
100

17,13
12,70
10,87
2,81
0,63
0,02
5
- Đất mặt nước thuỷ sản 3.400 0,56
2. Đất lâm nghiệp
- Đất rừng tự nhiên
- Đất có rừng trồng
231.100
184.860
46.200
38,16
30,53
7,63
3. Đất dân cư nông thôn 6.320 1,04
4. Đất đô thị 600 0,10
5. Đất chuyên dùng 45.700 7,55
6. Đất chưa sử dụng 218.134 36,02
b, Chất lượng đất:
Nhìn chung đất ở Hà tĩnh cũng như các tỉnh khác ở miền trung, không được màu
mỡ lắm, chủ yếu là đất Feralit. Hạ lưu các con sông lớn, nhỏ là những cánh đồng nhỏ
hẹp, thích hợp cho việc trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.
Trong tổng số các loại đất trên chỉ có 1/3 diện tích là tương đối màu mỡ, 2/3 là
trung bình đến xấu, nghèo chất dinh dưỡng. Đây là một hạn chế cần phải được đầu tư
cải tạo và có chế độ canh tác hợp lý để duy trì và nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
c, Quản lý sử dụng.
Số liệu ở biểu số 2 cho thấy tiềm năng đất của Hà tĩnh còn khá lớn, trong số

218.134 ha đất chưa sử dụng có trên 187.000 ha có khả năng lâm nghiệp, 20.000 ha
đất bằng chưa sử dụng có thể đưa vào mục đích sản xuất nông nghiệp, và 5.340 ha mặt
nước có khả năng cải tạo để nuôi trồng thuỷ sản. Trong số đất vườn có trên 10.000 ha
đất vườn gia đình có khả năng có thể cải tạo thành những vườn có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay hệ số sử dụng đất nông nghiệp còn thấp, nhất là các huyện miền núi, tính
bình quân chung toàn tỉnh mới đạt 1,8 lần, có khả năng nâng lên trên 2 lần, năng suất
sinh lợi của cây trồng vật nuôi còn tiềm ẩn, nếu tích cực áp dụng giống mới, có chế độ
canh tác khoa học hợp lý thì sẽ nâng được năng suất lên ít nhất từ 1,3 đến 1,4 lần so
với năng suất hiện nay.
Tính đến tháng 10 năm 2000 tỉnh đã giao 482.749 ha đất cho các thành phần kinh
tế quản lý, sử dụng, chiếm 79,7 % diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, còn 128.825 ha
chiếm 20,3% chưa giao. Trong đó 120.204 ha được giao cho hộ gia đình nông thôn,
362.545 ha được giao cho các thành phần kinh tế khác.
d, Biến động đất đai.
Từ năm 1995 do điều kiện thống kê chưa thống nhất nên biến động đất đai chỉ có
thể so sánh được từ 1996 đến 1999.
Diện tích đất nông nghiệp Hà tĩnh năm 1999 so với năm 1996 tăng được 561 ha,
chủ yếu là tăng diện tích cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả …. Tổng diện tích
đất lâm nghiệp tăng 7.129 ha, trong đó rừng trồng tăng 3.349 ha, rừng tự nhiên tăng
3.797 ha (Xem biểu số 3).
Theo thống kê diện tích đất chưa sử dụng năm 1999 giảm so với năm 1996 là
16.728 ha. Hàng năm toàn tỉnh đã đưa vào sử dụng số đất này vào nhiều mục đích
khác nhau. Xu thế đất chưa sử dụng ngày càng giảm.
'('(D(?5:@>AB::EF4
6
Trên lãnh thổ tỉnh Hà tĩnh có các con sông lớn chảy qua đó là sông Ngàn Phố,
Sông Ngàn Sâu, Sông La, Sông Nghèn và một số sông khác với tổng chiều dài khoảng
400 km, có nước quanh năm…. với sức chứa là 13 tỷ m
3
. (trong đó lượng nước thuộc

hệ thống ao hồ của tỉnh: Hồ Kẻ Gỗ, Hồ Sông Rác, Hồ Cửa Thờ Trại Tiểu …. được giữ
lại là 600 triệu m
3
) chưa kể trên 1 vạn ha ruộng trũng là những bể chứa nước quan
trọng cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, nước ngầm hầu như
nơi nào cũng có, tuỳ theo địa hình từng khu vực và độ nông sâu khác nhau. Như vậy,
với trữ lượng hàng trăm triệu m
3
nước hiện có cũng đủ khả năng cung cấp nước cho
các ngành kinh tế và nước sinh hoạt thường xuyên của nhân dân trong tỉnh một cách
chủ động trừ một số vùng ven biển, nước sinh hoạt cho dân kể cả nước mặt và nước
ngầm còn gặp khó khăn.
Tuy nhiên, để có nguồn nước luôn luôn dồi dào, không bị ô nhiễm, đủ khả năng
cấp nước chủ động trước hết phải có quy hoạch bảo vệ và khai thác sử dụng một cách
hợp lý, tránh lãng phí.
P:@'(;(5b:*+v:@O|W}:@-C*:a:@:@85bc:Y7'UUU
TT
&Mv5-C* R5b:*,48w8.x {OM-C*
I.
1.
2.
Đất nông nghiệp
Đất lúa, màu
- Ruộng 3 vụ
- Ruộng 2 vụ
- Ruộng 1 vụ
- Đất chuyên mạ
Đất cây hàng năm khác
- Chuyên màu và cây công nghiệp
- Chuyên rau

- Cây hàng năm khác
98.171
66.159
48.514
12.949
11.075
10.850
68
149
100,00
67,39
49,42
13,19
11,28
11,05
0,07
0,15
II. Đất vườn tạp 17.979 18,31
III.
1.
2.
Đất trồng cây lâu năm
Cây CN lâu năm
Cây ăn quả
2.964
2.548
416
3,02
2,60
0,42

IV. Đồng cỏ chăn nuôi
- Đất đồng cỏ
- Đồng cỏ tự nhiên
47 0,05
V. Mặt nước nông nghiệp
- Nuôi cá
- Nuôi tôm
- Nuôi trồng thuỷ sản khác
947 0,96
'('(G(?5:@>AB:+H:@I?-J:@*8K4I=*
Tỉnh Hà tĩnh có trên 300.000 ha rừng và đất rừng, trong đó diện tích rừng
chiếm 66%, còn lại chưa có rừng, bao gồm trên 100.000 ha đất trống đồi núi trọc, đất
cây bụi và bãi cát. Rừng tự nhiên (164.978 ha) hiện chủ yếu phân bố ở vùng núi cao,
7
xa các trục giao thông, trong đó rừng sản xuất kinh doanh 100.000 ha, rừng phòng hộ
63.000 ha, độ che phủ 38% so với diện tích đất tự nhiên. Rừng giàu chỉ chiếm 10%,
rừng trung bình 40% còn lại 50% là rừng nghèo kiệt. Đất không có rừng 151.000 ha,
chiếm 24,4% diện tích tự nhiên của tỉnh, trong đó một số diện tích ở sườn đồi đang bị
xói mòn nghiêm trọng.
Trữ lượng gỗ 20 triệu m
3
, hàng năm khai thác chừng 2-3 vạn m
3
, nhưng những
năm gần đây do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nước, nên lượng gỗ khai thác hàng
năm theo kế hoạch đều giảm.
Thực vật của rừng đa dạng và phong phú, có trên 86 họ và 500 loại cây dạng thân
gỗ. Có nhiều loại gỗ quý như: Lim, Sến, Táu, Mật, Đinh, Gõ, Pơ Mu và các loại động
vật quý hiếm như Voi, Hổ, Báo, Vượn Đen, Sao la.
Hiện nay có khoảng 3 vạn ha thông nhựa, tới năm 2000 sẽ có thể đưa vào khai

thác 1 vạn ha.
Ngoài ra, Hà tĩnh còn có rừng Quốc gia Vũ Quang. Đây là rừng nguyên sinh, có
nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị cao cho du lịch, nghiên cứu khoa học.
'('(L(?5:@>AB:<8MN:@OP:
Hà tĩnh có tiềm năng rất lớn về khoáng sản nhưng chưa được đầu tư khai thác đó
là:
- Quặng sắt Thạch khê thuộc huyện Thạch hà cách Thị xã Hà tĩnh 6 km về phía
Đông, có trữ lượng khoảng trên 500 triệu tấn (Đây là mỏ sắt có hàm lượng sắt tương
đối cao khoảng 62,15% nằm dưới mặt đất chừng 40-100 m).
- Mỏ thiếc Sơn kim huyện Hương sơn cách Thị xã Hà tĩnh chừng 105 km về phía
Tây.
- Mỏ than Hương khê và nhiều sa khoáng vàng ở Kỳ anh, Hương khê.
- Ô xít Titan (trữ lượng 3-5 triệu tấn) chạy dọc bờ biển có khả năng liên doanh với
các công ty nước ngoài đang được khai thác góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho
tỉnh, giải quyết việc làm cho lao động.
Ngoài ra Hà tĩnh còn có các loại khoáng sản khác như: Cát, Sỏi, đá các loại (chủ
yếu là đá hoa cương) là nguồn lợi lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Đá có ở hầu hết khắp
nơi trong tỉnh tập trung nhất là ở Kỳ anh, Thạch hà và Hương sơn. Đá Granit ở Hồng
lĩnh là loại đá có độ chịu nén cao (1.208kg/cm
2
)…
Ngoài ra còn có nhiều loại khoáng sản khác chưa được khảo sát địa chất như:
Mangan, đá quý, than bùn
1.3. KINH TẾ - XÃ HỘI
'('(Q(RS:OT
Tính đến tháng 12/2006, Hà Tĩnh có số dân 1.291.304 người, trong đó dân cư
nông thôn chiếm 89,03%, (cả nước là 74%), nam chiếm 48,97%, nữ chiếm 51,03%. Tỷ
lệ tăng dân số 0,778%. Mật độ dân số trung bình là 217 người/km
2
, cao hơn trung bình

toàn vùng Bắc Trung Bộ (203 người/km
2
), nhưng thấp hơn trung bình cả nước (246
người/km
2
). Phân bố dân cư theo các đơn vị hành chính tính đến tháng 12/2007 như
sau:
8
P:@'(1RS:OT*8fM4N4-\:I)8?:848,:8
TT Đơn vị hành chính Dân số (người)
1 TP Hà Tĩnh 80.126
2 TX Hồng Lĩnh 36.805
3 Huyện Hương Sơn 123.973
4 Huyện Đức Thọ 117.296
5 Huyện Vũ Quang 32.735
6 Huyện Nghi Xuõn 99.800
7 Huyện Can Lộc 138.279
8 Huyện Hương Khê 107.996
9 Huyện Thạch Hà 141.722
10 Huyện Cẩm Xuyờn 153.830
11 Huyện Lộc Hà 87.610
12 Huyện Kỳ Anh 171.132
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư-2008
Dân cư phân bố không đồng đều: tập trung cao ở khu vực đồng bằng phía Đông
Bắc, khu vực miền núi thưa thớt. TP Hà Tĩnh có mật độ dân số 2.547 người/km
2
, trong
khi huyện Hương Khê chỉ có 78 người/km
2
.

'('(U(RKVNMWS:OT
P:@'(D. RKVNMWS:OTI?:@>_::8S:/K4
Chỉ tiêu 2010 2015 2020
Tổng dân số (1000 người) 1390,5 1482,8 1600,0
Dân số thành thị (1.000 người) 305,9 370,7 650,00
% so với tổng số 22 25 40
Dân số nông thôn (1.000 người) 1084,6 1112,1 1102,82
Dân số trong tuổi lao động (1.000 người) 792,52 889,67 949,4
% so với dân số 57 60 62
Nguồn: Qui hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2020
Dự báo tỷ lệ tăng tự nhiên giảm từ 0,778% năm 2006 xuống 0,7 vào năm 2010
và còn 0,6% năm 2020. Tỷ lệ nhân khẩu thành thị và nhân khẩu nông thôn được căn
cứ vào mục tiêu đô thị hoá và khả năng phát triển các ngành phi nông nghiệp như dịch
vụ, công nghiệp trên địa bàn. Dự báo trong các năm tới, dân số đô thị sẽ tăng khá
nhanh, từ 10,97% hiện nay lên 40% năm 2020.
'('('X( 9:889:8*Y:@*+EZ:@<5:8*[
Trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đạt mức cao
(9,5% năm 2006 và năm 2007 là 8,7%), GDP bình quân đầu người đạt 5,25 triệu
9
đồng/người/năm (năm 2007), trong đó tỷ lệ đóng góp GDP của các ngành kinh tế chủ
yếu là:
- Ngành công nghiệp - xây dựng: 22,99%
- Ngành dịch vụ: 33,16%
- Ngành nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản: 43,85%.
Công nghiệp và xây dựng: là khu vực có nhiều triển vọng góp phần vào tốc độ
tăng GDP của tỉnh với nhịp độ tăng khá cao, đạt 18,38%/năm, góp phần duy trì tốc độ
tăng trưởng chung của nền kinh tế, trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước chiếm 39,6%,
khu vực ngoài Nhà nước chiếm 50,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 9,5%. Giá
trị tăng thêm của ngành CN tăng bình quân 21,62%.
Dịch vụ -thương mại: tăng khá ổn định và có bước chuyển dịch tích cực theo

hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất, kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá
trị tăng thêm của ngành dịch vụ tăng bình quân 8,98%.
'('(''(8>A6:W)484\4C><5:8*[
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông-lâm-ngư nghiệp. Nhờ chuyển dịch
cơ cấu đúng hướng, năng suất lao động tăng liên tiếp qua các năm. Nếu tính GDP bằng
số lao động nhân với năng suất lao động, tăng năng suất lao động đóng góp 70% -
72% vào tốc độ tăng GDP, tăng số lượng lao động đóng góp vào tăng GDP khoảng 26-
28%. Vì vậy, trong các năm tới tăng năng suất lao động được coi là cơ sở để lựa chọn
cơ cấu kinh tế, đồng thời hoàn thiện quản lý để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trên
mọi lĩnh vực hoạt động KTXH.
a/Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến 2020
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu chung đến năm 2020 là đảm bảo tăng trưởng cao
và ổn định. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng CN - xây dựng - dịch vụ phù
hợp với xu hướng CN hóa, hiện đại hóa, tạo nền tảng để đến 2015 Hà Tĩnh trở thành
một trong những trung tâm CN của miền Trung. Đến 2020 trình độ phát triển KTXH
trên trung bình cả nước.
Mục tiêu cụ thể: Phát triển kinh tế với tốc độ cao và bền vững. Đa dạng hóa các
hình thức thu hút đầu tư và loại hình đầu tư; đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các
dự án trọng điểm của quốc gia và của tỉnh trên địa bàn; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng cơ
sở vật chất và kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng phục vụ khai thác mỏ sắt Thạch Khê,
KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, các khu, cụm CN tập trung và các
vùng kinh tế trọng điểm; dồn sức cho phát triển ngành nông nghiệp gắn với CN chế
biến hàng xuất khẩu; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng
dụng các thành tựu khoa học công nghệ; chăm lo các vấn đề xã hội, thực hiện tốt
chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới. Phấn
đấu đến 2020, GDP/người/năm của tỉnh so với trung bình cả nước bằng 100 - 105%
(tương đương với 2.000 - 2.100 USD/người), tăng GDP từ nay đến 2020 khoảng 10%.
Mục tiêu về môi trường:
- Thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, bảo vệ đa

dạng hoá sinh học và khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên đạt hiệu quả
kinh tế cao.
10
- Ngăn chặn việc phá hoại tài nguyên rừng, gây ô nhiễm nguồn nước, bảo vệ
môi trường sinh thái.
- Phát triển nông lâm ngư kết hợp, đưa độ che phủ rừng từ 47% hiện nay lên
60% năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020, 50% nước thải và 85% rác thải được thu gom, xử lý,
100% nước thải công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn qui định.
- Đảm bảo 95-98% dân cư được dùng nước sạch.
V~J*OT:•*48,:8I€-):88EF:@c8N**+56:<5:8*[
Theo Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, hiện tại, Hà Tĩnh đang chuẩn bị
điều kiện để thực hiện dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Dự báo, đến 2010 - 2012 sẽ
có quặng sắt xuất khẩu. Trong giai đoạn 2010-2015, sẽ xây dựng nhà máy cán thép
nóng công suất 1,5÷2,5 triệu tấn/năm, nhà máy thép liên hợp 4,5 triệu tấn/năm và tổ
hợp luyện thép 15 triệu tấn/năm (do Tập đoàn FORMOSA làm chủ đầu tư với giai
đoạn 1 là 7,5triệu tấn/năm) cùng với một số nhà máy sản xuất sản phẩm sau thép sẽ ra
đời. Dự kiến sau năm 2010, sẽ có sản phẩm gang thép. Theo đó, 1.300÷1.500 ha trong
KKT Vũng Áng và KCN khác sẽ được lấp đầy. Một số mục tiêu như sau:
- Rút ngắn khoảng cách GDP/người của tỉnh với cả nước. Phấn đấu đến năm
2010 GDP/người của tỉnh bằng 64% và đến 2020 trên trung bình cả nước.
- Nhịp độ tăng GDP trung bình đến 2010 là >12%. Tăng GDP trong thời kỳ
2011-2015 đạt 14%, giai đoạn 2016-2020 là 15,5%.
- Dịch chuyển nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng CN và xây dựng,
dịch vụ, giảm tỷ trọng nông- lâm - ngư nghiệp. Đến năm 2020 có cơ cấu kinh tế phù
hợp với xu hướng chung của cả nước.
- GDP ngành dịch vụ tăng cao trong giai đoạn 2011-2015, trên 11,8%/năm, do
tác động của xây dựng và đưa mỏ sắt vào khai thác tác động trực tiếp đến nhu cầu giao
dịch và tiêu dùng.
- GDP ngành xây dựng tăng nhanh trong 5 năm đầu chuẩn bị xây dựng khai

thác quặng sắt, hoàn thiện cơ sở hạ tầng KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu
Treo và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Trong giai đoạn đến 2010, tốc độ tăng gần
19%/năm, sau đó chậm lại theo tiến độ xây dựng, khoảng 16-17%/năm.
- Nếu nhịp độ tăng trưởng như trên được thực thi, thì đến giai đoạn 2016- 2020
tỷ trọng GDP nông lâm ngư nghiệp chiếm 12,7%, cao hơn trung bình cả nước (1,5%),
công nghiệp và xây dựng chiếm 42% (cả nước 44%) và dịch vụ chiếm 45,3% (cả nước
49%).
- Cơ cấu GDP đến năm 2010: Nông lâm ngư nghiệp chiếm 29%, công nghiệp
và xây dựng chiếm 35% và dịch vụ chiếm 36%.
- Dân số thành thị tăng do chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dự kiến đến năm 2010
dân số thành thị chiếm 20-25%, năm 2020 chiếm 40% tổng số dân.
- Cơ cấu sử dụng lao động diễn ra đồng thời với chuyển dịch cơ cấu GDP. Tỷ lệ
lao động nông lâm thủy sản giảm xuống 61% năm 2020. Lao động CN, xây dựng tăng
18,7%, lao động dịch vụ tăng lên 19,9% năm 2020.
P:@'(G. }4*5B>*Y:@R•485*5[*48M*H:@@5.5-Mv:
11
Chỉ tiêu Đơn vị 2006- 2010 2011-2015 2016-2020
1. GDP tỷ đồng 10.557,7 20.327,9 41.783,2
2. Tốc độ tăng GDP % >12 14 15,5
Nông lâm thuỷ sản % 5,5 4,7 4,5
Công nghiệp, xây dựng % 22 22,5 20,5
Thương mại- dịch vụ % 11,7 11,8 13,2
3. Cơ cấu GDP % 100 100 100
Nông lâm thuỷ sản % 29 20 12,7
Công nghiệp, xây dựng % 35 40,5 42
Thương mại- dịch vụ % 36 39,5 45,3
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư- 2008
4~5b:*+v:@I?-):88EF:@c8N**+56::@?:84a:@:@85bc
c1. Hiện trạng phát triển ngành công nghiệp
Trong vài năm gần đây, ngành CN có nhịp độ tăng khá cao, góp phần duy trì

tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Giá trị tăng thêm của ngành công nghiệp
tăng bình quân 21,62%. Ngành CN-TTCN của tỉnh có 3 đặc điểm sau:
+ Đang trong giai đoạn bắt đầu phát triển nên đóng góp của ngành vào giải
quyết việc làm trên địa bàn tỉnh chưa nhiều. Các ngành CN chính là khai thác khoáng
sản (titan, vàng), chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng.
+ Giá trị sản xuất CN và TTCN tăng khá cao, tuy vậy chưa có các doanh nghiệp
quy mô lớn nên đóng góp của công nghiệp vào GDP còn thấp.
+ CN chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất CN-TTCN, nhưng có xu
hướng giảm. CN khai thác mới được phát triển, có tỷ trọng ngày càng tăng.
Công nghiệp Hà Tĩnh đang đứng trước thời cơ thuận lợi. Điều kiện phát triển
ngành CN thép ở Hà Tĩnh đã đến lúc chín mùi do nhu cầu thép xây dựng rất lớn, cơ sở
hạ tầng cho phát triển công nghiệp được tiến triển thuận lợi.
c2. Định hướng phát triển ngành công nghiệp
Đến 2020, phát triển CN theo hướng sản xuất đa dạng dựa vào lợi thế tài
nguyên là chủ yếu, đồng thời phát triển CN chế biến nông lâm thủy sản quy mô vừa và
nhỏ nhằm mở rộng thị trường cho sản xuất. Tiếp tục đầu tư phát triển và mở rộng các
ngành CN khai thác tài nguyên khoáng sản, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm thủy
sản, may mặc và các ngành công nghệ cao. Từng bước hoàn thành các khu, cụm CN
tập trung.
(1). Một số mục tiêu phát triển CN
- Giá trị sản xuất CN đến 2010 đạt 5.746 tỷ đồng, năm 2015 đạt 18.196 tỷ đồng,
năm 2020 đạt 45.965 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất CN giai đoạn 2006-
2010: 33,12%; giai đoạn 2011-2015: 23,49%; giai đoạn 2016-2020: 24,79%.
12
- Giá trị tăng thêm CN đến 2010 đạt 1.419,7 tỷ đồng, năm 2015 đạt 3.900,4 tỷ
đồng, năm 2020 đạt 9.827,4 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP CN giai đoạn 2006-
2010: 21,7%; giai đoạn 2011-2015: 22,4%; giai đoạn 2016-2020: 20,3%.
- Tỷ trọng CN- xây dựng trong GDP năm 2010 chiếm 35%, năm 2015 chiếm
40,1%, năm 2020 chiếm 42,5% (trong đó CN tương ứng chiếm 19,82%, 25,93% và
31,79%).

(2). Định hướng phát triển các ngành CN
+ CN khai thác và chế biến khoáng sản
Khai thác mỏ sắt Thạch Khê: phấn đấu đến năm 2010 đạt 4,4 triệu tấn/năm. Sau
năm 2010: khai thác và chế biến quặng sắt đạt công suất 11÷12 triệu tấn/năm cung cấp
cho nhà máy thép liên hợp công suất 4,5 triệu tấn/năm. Công nghiệp khai khoáng khác
như quặng Ilmenite, vật liệu xây dựng ở vùng kinh tế trọng điểm dọc theo bờ biển và
hành lang đường QL 1A.
+ Công nghiệp luyện kim
Phát triển tại KKT Vũng Áng với công suất 15÷20 triệu tấn/năm.
+ Công nghiệp sản xuất điện năng
Xây dựng trung tâm nhiệt điện Vũng Áng. Dự kiến đến 2020 sẽ hình thành 4
nhà máy nhiệt điện với tổng công suất 4.800MW và các nhà máy thuỷ điện nhỏ.
+ Công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm
+ Công nghiệp cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin
+ Công nghiệp khác: in, tái chế
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Vật liệu xây dựng, đá, cát, sỏi Sản xuất gạch nung theo công nghệ lò tuynel,
tiến tới xoá bỏ các lò gạch thủ công, phát triển dự án sản xuất vật liệu xây dựng, đáp
ứng kịp thời nhu cầu xây dựng, đặc biệt là các dự án xây dựng lớn.
+ Công nghiệp hoá chất và sản phẩm hoá chất
Các loại dược phẩm, thuốc chữa bệnh, phân bón, hoá chất phục vụ nông
nghiệp; ưu tiên xây dựng nhà máy chế biến Pigment, sản xuất axit sunfuaric.
+ Công nghiệp dệt may, da giày
Tiến tới xây dựng CCN sợi- dệt- may với các sản phẩm may, sợi, dệt vải cao
cấp, dệt kim, sản xuất phụ liệu theo nhiều hình thức kiên doanh, 100% vốn nước ngoài
hoặc công ty cổ phần
+Phát triển TTCN
Ưu tiên phát triển những ngành nghề lợi thế như: chế biến nông lâm, thủy, hải
sản, dệt may, rèn, đúc, giai công cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng, nghề mộc, mây tre
đan. Phấn đấu đến 2020, mỗi huyện, thị xã và thành phố có từ 2-3 CCN -TTCN.

Xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng KKT Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế
Cầu Treo. Tiếp tục triển khai xây dựng KCN Gia Lách, KCN Hạ Vàng và 1 số Cụm
CN-TTCN, làng nghề. Quy hoạch chi tiết và mời gọi đầu tư vào các CCN: Cẩm Xuyên
(100 ha), Phố Châu (150 ha), Voi - Kỳ Anh (50 ha), Đò Điệm - Thạch Hà (50 ha).
13
Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng các Cụm CN-TTCN: Cụm CN-TTCN TP
Hà Tĩnh, KCN Hạ Vàng, CCN Thái Yên - Đức Thọ, CCN Nam Hồng, khu làng nghề
Trung Lương (TX Hồng Lĩnh). Xúc tiến xây dựng và phát triển Khu thương mại và
công nghiệp Hà Tân, KCN Đại Kim thuộc KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
(3). Một số chương trình dự án ưu tiên đầu tư
+Nhà máy chế biến Pigment Vũng Áng, công suất: 10÷15 ngàn tấn/năm.
+ Khai thác mỏ sắt Thạch Khê, công suất: 5 ÷10 triệu tấn/năm.
+ Nhà máy đóng mới tàu 20.000 DWT, sửa chữa tàu 10.000DWT tại biển Vũng
Áng.
+ Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, công suất: 1.200 MW nằm trong qui hoạch
xây dựng Trung tâm nhiệt điện Vũng Áng 4.800MW.
+ Khu liên hợp sản xuất gang thép tại KKT Vũng Áng công suất 15 triệu
tấn/năm và cảng Sơn Dương do tập đoàn FORMOSA (Đài Loan) làm chủ đầu tư với
tổng đầu tư giai đoạn 1 trên 7,8 tỷ USD. Đây là dự án FDI lớn nhất từ trước đến nay
tại Việt Nam được cấp phép: giai đoạn 1, xây dựng cảng Sơn Dương trên diện tích
1.500 ha và Khu liên hợp sản xuất gang thép được xây dựng trên diện tích 2.000 ha,
công suất 7,5 triệu tấn/năm; giai đoạn 2 sẽ nâng công suất bốc dỡ của cảng lên khoảng
55÷60 triệu tấn/năm, công suất nhà máy thép nâng lên 15 triệu tấn/năm. Tổng đầu tư
trong cả hai giai đoạn trờn 16,2 tỷ USD.
+ Nhà máy cán thép nóng tại KKT Vũng Áng, công suất: 4,5 triệu.
+ Nhà máy luyện than cốc tại Vũng Áng, công suất 1,2 triệu tấn/năm.
+ Cảng Sơn Dương và Nhà máy lọc dầu tại KKT Vũng Áng
Ngoài ra, còn có các dự án khác gồm: nhà máy tuyển quặng sắt 0,5 triệu
tấn/năm tại Vũ Quang, Nhà máy bia Sài Gòn- Hà Tĩnh, Nhà máy bia Toàn Cầu, Nhà
máy sản xuất que hàn, Nhà máy bia Plzen, Nhà máy cọc sợi Hồng Lĩnh

14
m2( !"‚ƒ$
„…
1.4. KHÁI NIỆM VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Hiệu ứng nhà kính
Nhiệt độ bề mặt Trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng Mặt trời
đến bề mặt Trái đất và năng lượng bức xạ của Trái đất vào khoảng không gian giữa
các hành tinh. Năng lượng Mặt trời chủ yếu là các tia sóng ngắn dễ dàng xuyên qua
cửa sổ khí quyển. Trong khi đó, bức xạ của Trái đất với nhiệt độ bề mặt trung bình
+16
o
C là sóng dài có năng lượng thấp, dễ dàng bị khí quyển giữ lại. Các tác nhân gây
ra sự hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển là khí CO
2
, bụi, hơi nước, mêtan (CH
4
),
CFC
Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa Trái đất với
không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển Trái đất. Hiện
tượng này diễn ra theo cơ chế tương tự như nhà kính trồng cây và được gọi là “hiệu
ứng nhà kính”.
Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người đang làm cho nồng độ
khí CO
2
của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO
2
và các khí nhà kính khác

trong khí

quyển Trái đất làm nhiệt độ Trái đất tăng lên. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của
các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO
2
=> CFC => CH
4
=> O
3
=>NO
2
. Sự gia tăng
nhiệt độ Trái đất do Hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi
trường Trái đất.
Biến đổi khí hậu
Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dương, băng quyển
và sinh quyển. Các quá trình khí hậu diễn ra trong sự tương tác liên tục của những
thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần khác nhau rất
nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và sinh hóa có vài trò
tăng tường sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí hậu. Công ước khung của
LHQ về biến đổi khí hậu đã định nghĩa: “Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có
hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học
gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người”.
Nguyên nhân chính làm biến đổi khí hậu Trái đất là do sự gia tăng các hoạt
động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ
khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nhằm
hạn chế sự biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại
khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO
2
, CH

4
, N
2
O, HFCs, PFCs và SF
6
.
• CO
2
phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là nguồn
khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển. CO
2
cũng sinh ra tử các
hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép.
• CH
4
sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ
thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than.
15
• N
2
O phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp.
• HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ôzôn (ODS) và HFC-23 là
sản phẩm phụ của quá trình sản uất HCFC-22.
• PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm.
• SF
6
sử dụng trong vật liệu cách điện và trong quá trình sản xuất magiê.
Các biểu hiện của biến đổi khí hậu:
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái đất nói chung.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống

của con người và các sinh vật trên Trái đất.
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất
thấp, các đảo nhỏ trên biển.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác
nhau của Trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái
và hoạt động của con người.
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình
tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác.
Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần
của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển
1.5. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ẢNH HƯỞNG ĐẾN VÙNG NÚI CAO
Biến đổi khí hậu được biểu hiện qua nhiệt độ bề mặt trái đất tăng cao, mưa bão
diễn biến bất thường theo không gian và thời gian, hạn hán xảy ra cực đoan, mực nước
biển dâng cao, dẫn tới nhiều vùng bị ngập lụt, nước mặn xâm nhập tiến sâu vào nội
đồng v.v
Hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu là những thảm họa khó lường mà loài
người phải đối mặt. Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi
khí hậu (IPCC), cùng với những quan trắc các chuỗi số liệu thực đo như nhiệt độ, mưa,
triều và mực nước tại khu vực miền núi cao Hà Tĩnh và các vùng phụ cận, có thể nhận
thấy rằng tại khu vực này trong những năm qua đã có những biểu hiện rõ nét về biến
đổi khí hậu và thiên tai bất thường.
2('('(N4-J:@4].V5[:-^5<8,8=>/B:*?5:@>AB::EF4
- Do lượng mưa ngày tăng lên từ 12-19%, lưu lượng đỉnh lũ tăng lên đáng kể và
chu kỳ tái diễn cũng giảm đi. Với đỉnh lũ trước đây tương ứng chu kỳ tái diễn 100 năm
thì nay còn 20 năm. Với đỉnh lũ trước đây có chu kỳ tái diễn 20 năm thì nay còn 5
năm tức là tần suất xuất hiện lũ sẽ lớn hơn.
- Các sông vừa và nhỏ, vào năm 2070 dòng chảy năm giảm nhiều nhất ở vùng
Đông Nam Bộ (29-33%), khu vực Trung Bộ từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (23-
40,5%), Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (2-11,5%) và tăng nhiều nhất ở cực Nam Trung Bộ
(49%), Tây Nguyên (6-16%).

- Khi nhiệt độ tăng lên 1 đến 2,50C, tiềm năng bốc thoát hơi (PET) lần lượt
tăng lên 3%, 8%.
2('(2(N4-J:@*F54SA*+_:@I?OP:`>C*:a:@:@85bc
16
Ranh giới của cây trồng nhiệt đới dịch chuyển về phía vùng núi cao hơn và các
vĩ độ phía Bắc. Mặt khác, phạm vi thích nghi của cây trồng á nhiệt đới bị thu hẹp. Vào
những năm 2070, cây nhiệt đới ở vùng núi có thể sinh trưởng lên cao hơn 100-550 m
và tiến xa hơn 100-200 km về phía Bắc so với hiện nay.
- Dao động thất thường về cường độ mưa, ngập úng và hạn hán đối với cây
trồng sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
- Một phần đáng kể diện tích trồng trọt vùng châu thổ sông Mê Công và sông
Hồng bị ngập mặn do nước biển dâng.
2('(;(N4-J:@/B:8bO5:8*8N5+H:@
Thảm thực vật rừng là sản phẩm của sự tương tác và tiến hóa lâu dài giữa các
yếu tố tự nhiên, trong đó khí hậu đóng vai trò chủ đạo. BĐKH với sự tăng nhiệt độ,
thay đổi lượng mưa và nước biển dâng ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và hệ sinh
thái rừng theo nhiều chiều hướng khác nhau:
- Nước biển dâng làm thu hẹp diện tích rừng ngập mặn, mặt khác có tác động
xấu đến rừng tràm và rừng trồng trên đất bị nhiễm phèn;
- Phân bố ranh giới các kiểu rừng nguyên sinh cũng như rừng thứ sinh có thể
dịch chuyển. Ch¯ng hạn, rừng cây gỗ họ dầu sẽ mở rộng lên phía Bắc và lên các đai
cao hơn. Rừng rụng lá với nhiều cây chịu hạn sẽ phát triển mạnh do độ ẩm đất giảm và
bốc thoát hơn cây trồng tăng;
- Nhiệt độ cao kết hợp với ánh sáng dồi dào thúc đẩy quá trình quang hợp dẫn
đến tăng cường quá trình đồng hóa của cây xanh. Tuy vậy, do độ bốc thoát hơi tăng
lên nên độ ẩm đất sẽ giảm, kết quả là chỉ số tăng trưởng sinh khối của cây rừng có thể
sẽ giảm đi;
- Nguy cơ diệt chủng của động vật và thực vật gia tăng, một số loài thực vật
quan trọng như trầm hương, hoàng đàn, pơ mu, gõ đỏ, lát hoa, gụ mật sẽ có thể bị
suy kiệt;

- Nhiệt độ và mức độ khô hạn gia tăng làm tăng nguy cơ cháy rừng, phát triển
sâu bệnh, dịch bệnh phá hoại cây rừng.
2('(1(N4-J:@/B:Od4<8ef4M::@Eg5
Tác động trực tiếp: Khí hậu nóng lên làm tăng tác động tiêu cực đối với sức
khỏe con người. Thời tiết cực đoan dẫn đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già,
người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh. Khí hậu nóng lên làm thay đổi cấu trúc
mùa hàng năm. Mùa đông ở miền Bắc sẽ ấm dần lên dẫn tới thay đổi đặc tính trong
nhịp sinh học của con người.
- Sự tăng lên của thiên tai như bão, nước dâng do bão, gió mạnh, mưa lớn đe
dọa đời sống của người dân trên nhiều vùng nhất là vùng ven biển, vùng núi.
- Tác động gián tiếp: Tác động qua các nguồn mang và truyền bệnh: Nhiều
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chịu ảnh hưởng của BĐKH: bệnh sốt rét, bệnh “giun chỉ
bạch huyết”, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản, các bệnh vi rút hình cây vốn được coi
là thịnh hành ở vùng nhiệt đới ẩm.
- Nhiệt độ tăng dẫn tới tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn
và côn trùng, vật chủ mang bệnh. Các loại bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan như các bệnh
thuộc đường tiêu hóa, hô hấp, hay các bệnh vi rút, có xu thế tăng lên về số lượng
người bị nhiễm bệnh cũng như tử vong.
- Tác động đối với sản xuất và đời sống: Trước hết phải kể đến sản xuất lương
thực, thực phẩm. Vùng sản xuất bị thu hẹp hoặc phải đắp đê bảo vệ đồng ruộng do
nước biển dâng,
17
- Khi nước biển dâng, vấn đề giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp trên
các vùng ven biển sẽ có nhiều khó khăn, ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập và tiêu dùng
của người dân, điểm này ảnh hưởng gián tiếp tới mức sống, sức khỏe của nhân dân
trên cả một vùng rộng lớn của đất nước.
- TBQG-I của Việt Nam cũng đã kiến nghị được nhiều phương án giảm KNK,
góp phần giảm nhẹ BĐKH và đặc biệt là đã đưa ra được một bộ giải pháp thích ứng
với BĐKH cho các ngành chủ yếu nói trên: Tài nguyên nước, nông nghiệp, thủy sản,
năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, y tế và sức khỏe con người.

2('(D(hMI?Nc*8Cc:85b*-F5
Biến đổi khí hậu toàn cầu, dẫn tới trái đất nóng dần lên, nhiệt độ bề mặt Đại
Dương tăng lên và phân bố theo quy luật trước đây và như vậy gió bão sẽ xảy khó
lường.
Những năm gần đây, bão đổ bộ vào khu vực ngày càng thường xuyên hơn so
với trung bình nhiều năm, xu hướng của bão cũng thất thường hơn, cùng với những cơ
bão có cường độ lớn. Bão không chỉ xuất hiện với cường độ lớn và còn kèm theo mưa
lớn kéo dài nhiều ngày và gió lốc. Mưa nhiều gây ra ngập lụt nhiều khu vực rộng lớn,
phá hủy cầu cống, đường giao thông, làng mạc, ruộng đồng. Gió trong bão có thể giật
trên cấp 12tức là tốc độ gió cao hơn 32,7 m/s. Gió mạnh đã phá hủy các công trình dân
sinh, kinh tế, làm đổ cây cối, hoa màu. Đặc biệt gió mạnh trên biển gây ra sóng lớn
làm ảnh hưởng đến hoạt động giao thông biển, phá hủy các công trình dầu khí, cầu
cảng, nhấn chìm tàu thuyền và gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản
Số cơn bão đổ bộ vào vùng Hà Tĩnh chiếm khoảng 32% tổng số bão và áp thấp
nhiệt đới đổ bộ và ảnh hưởng đến nước ta, trung bình có khoảng 0.7 cơn/10 vĩ tuyến.
Hầu hết những cơn bão đổ bộ vào vùng này có hướng vuông góc với bờ, trừ những
cơn diễn biến phức tạp chuyển động dọc theo bờ từ nam lên bắc và ngược lại cũng có
cơn vào gần bờ chuyển hướng và đi từ bắc xuống nam.
Bão đổ bộ vào gây thiệt hại rất lớn cho tỉnh Hà Tĩnh điển hình là cơn bão số 5 năm
2007 hay còn có tên là bão Lekina.
†\:VhMOTD:Y72XXL
Cơn bão số 5 (có tên là bão Lekina) được hình thành ngày 29 tháng 9 từ một vùng Áp
thấp Nhiệt đới trên khu vực đảo Lu Dông (Philipin). Sáng sớm ngày 30 tháng 9 mạnh
lên thành bão và đổ bộ vào đèo Ngang khu vực giữa vùng biển tỉnh Hà Tĩnh - Quảng
Bĩnh vào 19h tối ngày 3/10 với sức gió cấp 12, giật trên cấp 12. Đây là cơn bão mạnh,
hướng và tốc độ di chuyển thay đổi nhiều lần, khi vào gần bờ cường độ bão đã
không suy yếu mà còn mạnh lên cấp 12, giật trên cấp 12, gây mưa lũ lớn cho các tỉnh
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Do mưa to nhiều ngày liền cùng với địa hình đồi núi đã hình thành đợt lũ quét lớn và
được cho là đợt lũ lịch sử tại các tỉnh miền Trung trong vài chục năm gần đây. Theo

Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, mưa lũ đã làm 37 người chết, 24 người
mất tích và hơn 100.000 ha lúa, hoa màu hư hại.
Tỉnh Hà Tĩnh: Tại 4 vùng (Thị xã Hà Tĩnh, các huyện Kỳ Anh, Hương Sơn và Hương
Khê) lượng mưa trong thời gian bị ảnh hưởng của bão (29/9-10/10/2007) dao động
trong khoảng 290.3 – 554.4 mm; trong và sau bão (29/9-5/10/2007): 209.1 – 442.1
mm, trong đó có 5 ngày có lượng mưa > 100.0 mm. Nơi có lượng mưa lớn nhất trong
18
thời gian bị ảnh hưởng của bão là huyện Hương Sơn (554.4 mm), nơi có lượng mưa
lớn nhất trong thời gian trong và sau bão là huyện Kỳ Anh (442.1 mm). Trong 4 vùng
nói trên, Thị xã Hà Tĩnh và các huyện lân cận là nơi có lượng mưa ít nhất trong thời
gian bị ảnh hưởng của bão (290.3 mm) và cả trong thời gian trong và sau bão (209.1
mm).
'('('(85B:*.5WM7E./F:@SA+.
Theo Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thì sự nóng lên của
khí hậu trái đất làm cho mưa trở nên thất thường hơn. Những vùng mưa nhiều, lượng
mưa trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn hơn. Tần
suất và cường độ hiện tượng El Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các vùng
nhiệt đới và á nhiệt đới. Xu thế biến đổi của lượng mưa không nhất quán giữa các khu
vực và các thời kỳ. Tổng lượng mưa năm không tăng nhưng cường độ mưa, thời gian
mưa từng cơn đang có xu hướng tăng lên rõ rệt.
Hà Tĩnh là tỉnh có lượng mưa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở
phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm,
cá biệt có nơi trên 3000 mm. Mưa lớn gây ra lũ lut, lũ quét, xói lởi đất cho vùng núi
cao Hà Tĩnh.
 &"

Biến đổi khí hậu được biểu hiện qua nhiệt độ bề mặt trái đất tăng cao, mưa bão
diễn biến bất thường theo không gian và thời gian, hạn hán xảy ra cực đoan, mực nước
biển dâng cao, dẫn tới nhiều vùng bị ngập lụt, nước mặn xâm nhập tiến sâu vào nội
đồng v.v

Hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu là những thảm họa khó lường mà loài
người phải đối mặt. Theo kết quả nghiên cứu của Ủy ban Liên Quốc gia về biến đổi
khí hậu (IPCC), cùng với những quan trắc các chuỗi số liệu thực đo như nhiệt độ, mưa,
triều và mực nước tại khu vực miền núi cao Hà Tĩnh và các vùng phụ cận, có thể nhận
thấy rằng tại khu vực này trong những năm qua đã có những biểu hiện rõ nét về biến
đổi khí hậu và thiên tai bất thường.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo: Điều chỉnh quy hoạch,sử dụng đất đến năm 2010, kế hoạch sử dụng đất kỳ
cuối (2006-2010)
2. Trang thông tin điển tử tỉnh Hà Tĩnh - .
3. Viện Khí tượng Thủy văn và Môi trường. Năm 2007. Dự án: “Điều tra, xác định
nguyên nhân và đánh giá ảnh hưởng của thiên tai (bão, lụt, lũ) đến môi trường và đề
xuất giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục ô nhiễm tại
các vùng đông dân cư, phân lũ, thoát lũ và khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ
lụt”
4. Ủy ban nhân đân tỉnh Hà Tĩnh. Năm 2009. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch
kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2008; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát
triển năm 2009.

20

×