Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.5 KB, 25 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG

DỰ ÁN “XÂY DỰNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH HÀ TĨNH”
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CỘNG ĐỒNG NHẰM NÂNG CAO HIỂU BIẾT
(CHUYÊN ĐỀ SỐ 44)
T Ỉ N H H À T Ĩ N H
HÀ NỘI, 22 THÁNG 12, 2010
MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH SÁCH CÁC BẢNG ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH iii
MỞ ĐẦU iv
CHƯƠNG 1.HIỂM HỌA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5
1.1.XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 5
1.2.NHẬN ĐỊNH HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 5
1.2.1.Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu 5
1.2.2.Biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh 7
CHƯƠNG 2.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỨC KHỎE CON
NGƯỜI 9
1.3.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI 9
1.4.TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
TẠI HÀ TĨNH 12
CHƯƠNG 3.XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CỘNG ĐỒNG
17
1.5.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG
ĐỒNG 17
1.5.1.Tính cấp thiết của kế hoạch 17


1.5.2.Mục tiêu của kế hoạch 18
1.5.3.Nhiệm vụ của kế hoạch 18
1.6.TỔ CHỨC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG, TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN
THỨC VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG 19
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
i
DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê dịch bệnh ở người trong 10 năm gần đây tại Hà Tĩnh 15
ii
DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sự tương quan giữa nhiệt độ và số mắc SD/SXHD (không bao gồm những
năm có dịch bùng phát đặc biệt) theo báo cáo tại Việt Nam (1996-2009) 10
Hình 2.2. Tình hình bệnh SXH ở tỉnh Kon Tum tính đến 30/9/2010 và năm 2009 12
Hình 2.3. Sau cơn bão số 3 hàng trăm ca sốt xuất huyết đã xuất huyết 15
iii
MỞ ĐẦU
Ý thức về những tác hại do con người gây ra cho môi trường trái đất, gần đây
đã có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ngăn chặn những ảnh hưởng
nguy hại do biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiều diễn đàn quốc tế đã ngày càng thu hút
được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học, doanh nghiệp, chính trị cũng như các
nhà hoạch định chính sách đối ngoại như Liên hợp quốc, WTO, EU, ASEM, APEC,
ASEAN , một điều chắc chắn rằng những thoả thuận kinh tế, chính trị, thương mại
song phương hoặc đa phương gắn liền với vấn đề biến đổi khí hậu luôn nhận được sự
tán thành và hợp tác.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 158/2008/QĐ - TTg phê
duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và ngày
12/01/2009, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ TN&MT chính thức công bố Chương trình mục
tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Mục tiêu chiến lược của Chương trình
là đánh giá được mức độ tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực, ngành và

địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạch hành động có tính khả thi
để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm
đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng cơ hội phát triển nền kinh tế
theo hướng các-bon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ
biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất. Ngành y tế là một trong những
ngành chịu tổn thương nhiều nhất và cần phải được quan tâm nhiều nhất.
Tuy nhiên hiện nay hiểu biết của người dân còn rất yếu và thiếu đối với mối
quan hệ giữa biến đổi khí hậu và sức khỏe môi trường. Trước tình hính đó xây dựng
một kế hoạch hành động giáo dục cộng đồng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về
sức khỏe môi trường do tác động của biến đổi khí hậu là hết sức cần thiết và cần phải
thực hiện nghiêm túc. Đây là một chiến lược về lâu về dài với phương châm là phòng
bện hơn chữa bệnh
iv
CHƯƠNG 1. HIỂM HỌA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Theo số liệu quan trắc, biến đổi của các yếu tố khí hậu ở Việt Nam có những
điểm đáng lưu ý sau:
+ Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951 - 2000), nhiệt độ TBN ở Việt Nam
đã tăng lên 0,7oC. Nhiệt độ TBN của 4 thập kỷ gần đây (1961 - 2000) cao hơn TBN
của 3 thập kỷ trước đó (1931- 1960). Nhiệt độ TBN của thập kỷ 1991 - 2000 ở Hà Nội,
Đà NẵNg, TP HCM đều cao hơn trung bình (TB) của thập kỷ 1931 - 1940 lần lượt là
0,8; 0,4 và 0,6
o
C. Năm 2007, nhiệt độ TBN ở cả 3 nơi trên đều cao hơn TB của thập
kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,3
o
C và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000: 0,4 - 0,5
o
C.
+ Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa TBN trong 9

thập kỷ vừa qua (1911- 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác
nhau: Có giai đoạn tăng lên và có giai đoạn giảm xuống. Trên lãnh thổ Việt Nam, xu
thế biến đổi của lượng mưa cũng rất khác nhau giữa các khu vực.
+ Mực nước biển: Theo số liệu quan trắc trong khoảng 50 năm qua ở các trạm
Cửa Ông và Hòn Dấu cho thấy, mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm,
phù hợp với xu thế chung của toàn cầu.
+ Số đợt không khí lạnh (KKL) ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong
hai thập kỷ gần đây (cuối XX đầu XXI). Năm 1994 và năm 2007 chỉ có 15-16 đợt
KKL bằng 56% trung bình nhiều năm. 6/7 trường hợp có số đợt KKL trong mỗi tháng
mùa đông (XI - III) thấp dị thường (0-1 đợt) cũng rơi vào 2 thập kỷ gần đây (3/1990,
1/1993, 2/1994, 12/1994, 2/1997, 11/1997). Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về
khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt KKL gây rét đậm, rét hại kéo dài 38
ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp.
+ Bão, vào những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ
đạo bão dịch chuyển dần về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều
cơn bão có quỹ đạo di chuyển dị thường hơn.
+ Số ngày mưa phùn TBN ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ
còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây.
1.2. NHẬN ĐỊNH HẬU QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.2.1. Các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu
a) Tác động của nước biển dâng
5
Việt Nam có bờ biển dài 3.260km, hơn một triệu km2 lãnh hải và trên 3000
hòn đảo gần bờ và hai quần đảo xa bờ, nhiều vùng đất thấp ven biển, trong đó trên
80% diện tích đồng bằng sông Cửu Long và trên 30% diện tích đồng bằng sông Hồng
- Thái Bình có độ cao dưới 2,5m so với mặt biển. Những vùng này hàng năm phải chịu
ngập lụt nặng nề trong mùa mưa và hạn hán, xâm nhập mặn trong mùa khô. BĐKH và
nước biển dâng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng nói trên, làm tăng diện tích ngập lụt,
gây khó khăn cho thoát nước, tăng xói lở bờ biển và nhiễm mặn nguồn nước ảnh
hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nước sinh hoạt, gây rủi ro lớn đối với các công

trình xây dựng ven biển như đê biển, đường giao thông, bến cảng, các nhà máy, các đô
thị và khu dân cư ven biển. Mực nước biển dâng và nhiệt độ nước biển tăng ảnh hưởng
đến các hệ sinh thái biển và ven biển, gây nguy cơ đối với các rạn san hô và rừng ngập
mặn, ảnh hưởng xấu đến nền tảng sinh học cho các hoạt động khai thác và nuôi trồng
thủy sản ven biển. Tất cả những điều trên đây đòi hỏi phải có đầu tư rất lớn để xây
dựng và củng cố hệ thống đê biển, nhằm ứng phó với mực nước biển dâng, phát triển
hạ tầng kỹ thuật, di dời và xây dựng các khu dân cư và đô thị có khả năng thích ứng
cao với nước biển dâng.
b) Tác động của sự nóng lên toàn cầu
Nhiệt độ tăng lên ảnh hưởng đến các hệ sinh thái tự nhiên, làm dịch chuyển các
ranh giới nhiệt của các hệ sinh thái lục địa và hệ sinh thái nước ngọt, làm thay đổi cơ
cấu các loài thực vật và động vật ở một số vùng, một số loài có nguồn gốc ôn đới và á
nhiệt đới có thể bị mất đi dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học.
Đối với sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng, vật nuôi và mùa vụ có thể bị
thay đổi ở một số vùng, trong đó vụ đông ở miền Bắc có thể bị rút ngắn lại hoặc thậm
chí không còn vụ đông, vụ mùa kéo dài hơn. Điều đó đòi hỏi phải thay đổi kỹ thuật
canh tác. Nhiệt độ tăng và tính biến động của nhiệt độ lớn hơn, kể cả các nhiệt độ cực
đại và cực tiểu, cùng với biến động của các yếu tố thời tiết khác và thiên tai làm tăng
khả năng phát triển sâu bệnh, dịch bệnh dẫn đến giảm năng xuất và sản lượng, tăng
nguy cơ và rủi ro đối với nông nghiệp và an ninh lương thực.
Nhiệt độ tăng và độ ẩm cao làm gia tăng sức ép về nhiệt đối với cơ thể con
người, nhất là người già và trẻ em, làm tăng bệnh tật, đặc biệt là các bệnh nhiệt đới,
bệnh truyền nhiễm thông qua sự phát triển của các loài vi khuẩn, các côn trùng và vật
chủ mang bệnh, chế độ dinh dưỡng và vệ sinh môi trường suy giảm.
Sự gia tăng của nhiệt độ còn ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác như năng lượng,
giao thông vận tải, công nghiệp, xây dựng, du lịch, thương mại,… liên quan đến chi
phí gia tăng cho việc làm mát, thông gió, bảo quản và vận hành thiết bị, phương tiện,
sức bền vật liệu.
6
c) Tác động của các hiện tượng khí hậu cực đoan

Sự gia tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan và thiên tai, cả về tần số và
cường độ do BĐKH là mối đe doạ thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất cả
các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng. Bão, lũ lụt, hạn hán, mưa lớn, nắng nóng, tố
lốc là thiên tai xảy ra hàng năm ở nhiều vùng trong cả nước, gây thiệt hại cho sản xuất
và đời sống.
BĐKH sẽ làm cho các thiên tai nói trên trở nên ác liệt hơn và có thể trở thành
thảm hoạ, gây rủi ro lớn cho phát triển kinh tế, xã hội hoặc xoá đi những thành quả
nhiều năm của sự phát triển, trong đó những thành quả thực hiện các mục tiêu thiên
niên kỷ. Những vùng/khu vực được dự tính chịu tác động lớn nhất của các hiện tượng
khí hậu cực đoan nói trên là dải ven biển Trung Bộ, vùng núi phía Bắc và Bắc Trung
Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
1.2.2. Biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh
Tình hình biến đổi khí hậu ở Hà Tĩnh đã ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sinh
kế của các cộng đồng dân cư nghèo. Đây là một trong những địa phương chịu nhiều
thiên tai trên cả nước. Nhiều dấu hiệu môi trường thay đổi ngày càng khắc nghiệt đã
xảy ra, gây thiệt hại cả về người và của như những đợt rét kéo dài làm chết hàng ngàn
gia súc, những trận lụt ngày càng dữ dội, liên tiếp xảy ra.
Thêm vào đó, thời gian ngập lụt ở các con sông cũng kéo dài hơn so với những
thập niên trước, như sông Ngàn Sâu trong các năm 2008, 2009, 2010 đều kéo dài trên
dưới 20 ngày….Theo nghiên cứu gần đây nhất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà
Tĩnh, nhiệt độ trung bình giai đoạn 2000 – 2010 so với 10 – 30 năm trước tăng từ 0,3 –
0,6oC, riêng vùng Hương Khê tăng từ 0,7 – 1,4oC. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
trong khoảng 45-50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở Hà Tĩnh tăng lên 0,7-1oC, vào loại
cao nhất ở Việt Nam. Trong khi đó, lượng mưa lại có xu hướng giảm hẳn với sự biến
động lớn cả về không gian, thời gian cũng như cường độ. Tuy lượng mưa ít nhưng
cường độ mưa lớn gây lũ, lũ quét ngày một gia tăng. Theo đó, tần suất và quy luật của
các cơn bão cũng thay đổi. Bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão
có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn
bão có đường đi dị thường hơn. Thông thường mùa mưa bão ở Hà Tĩnh là từ tháng 9
đến tháng 11 và chỉ các cơn bão số 7, 8, 9 mới đổ bộ vào. Thế nhưng, gần đây, xu

hướng bão có sự thay đổi rõ rệt. Khoảng thời gian có khả năng xẩy ra bão mở rộng từ
tháng 8 đến tháng 12 và ngay từ cơn bão số 1 đã có thể đổ vào Hà Tĩnh
Ngoài những đợt thiên tai như bão, lũ có tính thường niên, thời gian qua Hà
Tĩnh còn phải đối mặt với những biến đổi bất thường như nắng nóng gay gắt, rét đậm,
rét hại kéo dài như đợt rét hại kéo dài mùa đông xuân 2008 – 2009 với nhiệt độ xuống
7
thấp nhất trong vòng 40 năm qua hay là đợt nắng nóng trên dưới 40oC trong suốt 10
ngày liền hồi tháng 7 vừa qua gây nên sự cạn kiệt ở các con sông. Tháng 6/2010, sông
La tại Linh Cảm mực nước tụt xuống -143cm, thấp nhất trong chuỗi quan trắc từ trước
tới nay.
Từ đầu tháng 5/2009 đến nay, tại vùng ven biển huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã
xảy ra hiện tượng biển xâm thực bất thường, cuốn trôi nhiều tài sản của nhân dân ven
biển. Bình thường triều cường chỉ xảy ra vào tháng 10 âm lịch hàng năm, nhưng trong
tháng 5 và những ngày đầu tháng 6/2009 nước biển lấn sâu vào đất liền khoảng 20m.
Ba năm nay biển xâm thực rất mạnh, mỗi năm từ 20 đến 30m, cuốn trôi nhiều ha rừng
phi lao phòng hộ.Theo tính toán của các chuyên gia, trong thời gian tới mực nước biển
dâng cao, mưa bão lớn với triều cường mạnh có thể sẽ gây ngập tới 143,9 km2 diện
tích đất toàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu và kịch bản biến đổi khí hậu toàn cầu đã được
công bố, chuyên gia về biến đổi khí hậu đến từ Australia cảnh báo khi mực nước biển
dâng cao 1m vào năm 2010, diện tích các vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh sẽ bị mất. Với
diện tích này, Hà Tĩnh là tỉnh có diện tích bị ngập do nước biển dâng xếp thứ tư trong
cả nước sau đồng bằng Sông Cửu Long, đồng bằng Sông Hồng và tỉnh Thừa Thiên
Huế. Điều này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tuyến đường giao thông nông
thôn và các công trình giao thông, đê ngăn mặn được xây dựng trước đây sẽ không còn
phù hợp nữa, vì vậy nguy cơ tổn thất là rất lớn.
Đối với sức khỏe cộng đồng, BĐKH cũng đe dọa nhiều hơn đến tính mạng
người dân và nguy cơ bùng phát bệnh dịch cũng như nhiễm nhiều bệnh tật do ô nhiễm
môi trường sống là điều không thể tránh khỏi. Ngoài ra sự BĐKH còn gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự da dạng sinh học, làm biến mất hoàn toàn một số loài thực vật và
động vật bởi hiện tượng nước biển dâng.

8
CHƯƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI SỨC KHỎE
CON NGƯỜI
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Khí hậu biến đổi có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đời sống và sức khoẻ
cộng đồng ở mọi quốc gia, đặc biệt là những người nghèo sinh sống ở những vùng dễ
bị tác động của biến đổi khí hậu gây ra (sóng thần vùng ven biển, các bệnh truyền
nhiễm ở vùng nhiệt đới ). Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, con người sống tốt
nhất trong khí hậu có nhiệt độ từ 15-31oC và độ ẩm từ 60-80%, mọi thay đổi về nhiệt
độ, độ ẩm đều gây các rối loạn sinh lý của con người, từ đó gây một số bệnh. Hơn nữa
khi khí hậu thay đổi một số tác nhân gây bệnh bùng phát, thậm chí làm biến đổi cấu
trúc (biến đổi gene) trở nên gây bệnh cho người. Các đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ
không khí tăng, gây nên những tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến
gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, những người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần
kinh, dị ứng. Tác động gián tiếp của biến đổi khí hậu đến sức khoẻ con người thông
qua những nguồn gây bệnh, làm tăng khả năng bùng phát và lan truyền các bệnh dịch
như bệnh cúm A/H1N1, cúm A/H5N1, tiêu chảy, dịch tả Biến đổi khí hậu làm tăng
khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới như sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,
làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật chủ
mang bệnh (ruồi, muỗi, chuột, bọ chét, ve). Biến đổi khí hậu là một trong những
nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện trở lại của một số bệnh truyền nhiễm ở vùng nhiệt
đới (sốt rét, sốt Dengue, dịch hạch, dịch tả), xuất hiện một số bệnh truyền nhiễm mới
(SARS, cúm A/H5N1, cúm A/H1N1), thúc đẩy quá trình đột biến của virut gây bệnh
cúm A/H1N1, H5N1 nhanh hơn. Các hoạt động của con người đã gây biến đổi hệ sinh
thái cả ở trên cạn và dưới nước, săn bắn trái phép làm giảm đáng kể, thậm chí gây diệt
vong một số loài thú hiếm, phát thải khí nhà kính ngày càng tăng là nguyên nhân chủ
yếu của xu thế ấm lên toàn cầu, tầng ozon bị phá huỷ dẫn đến sự tăng cường độ bức xạ
tử ngoại trên mặt đất, là nguyên nhân gây bệnh ung thư da và các bệnh về mắt.
Trong vài chục năm qua, đặc biệt là những năm gần đây khí hậu trên trái đất nói
chung, ở Việt nam nói riêng có sự thay đổi rõ rệt đã và đang gây nhiều ảnh hưởng đến

cuộc sống của con người. Theo dự báo của các nhà khoa học Việt nam là một trong số
ít quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu. Thực tế
cho thấy vài năm gần đây khí hậu của nước ta có sự biến đổi hết sức phức tạp gây
nhiều thiệt hại về người và của, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất
9
nước. Bão, lụt, hạn hán, lở đất…xảy ra với tần suất nhiều hơn, mức độ trầm trọng hơn.
Nhiều bệnh trước đây đã khống chế được nay có xu hướng bùng phát trở lại, một số
bệnh mới xuất hiện gây thành dịch thậm chí thành đại dịch đã và đang đe dọa đời sống
của con người. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo, các
dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ. Một số các tác động chính
lên sức khỏe con người tại Việt Nam:
- Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền Bắc,
mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con người.
- Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn đến
gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh
- Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất
v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh hưởng
gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng, bệnh tật.
- BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất
huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn trùng, vật
chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây lan.
Hình 2.1. Sự tương quan giữa nhiệt độ và số mắc SD/SXHD (không bao gồm
những năm có dịch bùng phát đặc biệt) theo báo cáo tại Việt Nam (1996-2009).
Nguồn:[Theo báo Tiền Phong]
Theo các số liệu thống kê quan trắc về biến đổi khí hậu qua các năm và các thời
kỳ, các yếu tố khí hậu ở Việt Nam đã có những diễn biến rất phức tạp. Nhiệt độ và độ
10
ẩm tăng cao cũng làm gia tăng sức ép về nhiệt độ với cơ thể con người, nhất là người
già và trẻ em, người có sức đề kháng yếu; dẫn tới việc làm tăng bệnh tật, đặc biệt là
những bệnh nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm. Theo Tiến sĩ Trần Hậu Khang - Viện trưởng

Viện Da liễu Quốc gia, số người đến khám chữa bệnh vảy nến tại Viện hiện chiếm 20 -
30% bệnh nhân da liễu. Trong số người mắc bệnh vảy nến, có rất nhiều bệnh nhân bị
tái phát nhiều lần. Bên cạnh đó là bệnh viêm da cơ địa (chủ yếu ở trẻ em). Việc điều
trị khỏi hẳn bệnh này rất khó và bệnh thường tái phát nhiều lần. Nguyên nhân của tình
trạng này chính là do biến đổi khí hậu cộng với tốc độ công nghiệp hóa và cuộc sống
đô thị ngày một phát triển. Nhiệt độ tăng cao quá mức làm người bị bệnh tim, người
già và trẻ nhỏ tử vong; những hiện tượng cực đoan của khí hậu gây chết người và mùa
màng thất bát, dịch bệnh, suy dinh dưỡng gia tăng làm giảm khả năng kháng bệnh ở
người. Bệnh sốt xuất huyết đang tăng mạnh hiện nay cũng được xem là do tác động
của BĐKH.
Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2009 đến nay, cả nước đã ghi
nhận 72.155 người bị sốt xuất huyết, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2008, trong đó, 58
trường hợp tử vong. Các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, sau khi cơn bão số 9 cùng với
lũ lụt đi qua, nhiều tỉnh cũng đang phải đối mặt với việc bùng phát một số dịch bệnh
như sốt xuất huyết, viêm phổi, đau mắt đỏ Trong đó, bệnh đau mắt đỏ đang lây lan
rất nhanh. Nếu như trước đây, mỗi ngày Khoa mắt của Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi
chỉ có từ 50-60 bệnh nhân đến khám, đến thời điểm này tăng lên từ 150-160 bệnh
nhân.
Những năm gần đây, lượng mưa hàng tháng ở nhiều nơi của Việt Nam giảm đi
đáng kể trong những tháng 7-8, nhưng lại tăng vọt vào những tháng cuối năm 9-10-11.
Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa hàng năm trong 50 năm qua (1958-2007) đã
giảm khoảng 2%. Mưa lớn thường xuyên gây lũ lớn hơn và cũng nhiều hơn ở miền
Trung và miền Nam, trong khi nhiều khu vực khác ở miền Bắc lại ở trong tình trạng
khô hạn và thiếu nước do thiếu mưa. Đặc biệt đáng lưu ý là hạn hán và mùa khô tăng
lên cả về cường độ lẫn diện tích. Lượng mưa như vậy đã có tác động rõ rệt tới sự hình
thành và phát triển của một số vec tơ truyền bệnh như sốt rét, sốt xuất huyết
11
Hình 2.2. Tình hình bệnh SXH ở tỉnh Kon Tum tính đến 30/9/2010 và năm 2009
Nguồn:[Viện sốt rét ký sinh trùng]
Sự biến đổi khí hậu trong những thập niên gần đây rõ ràng đã ảnh hưởng tới

một số bệnh truyền nhiễm. Trong giai đoạn 1988-2008, diễn biến của một số bệnh
truyền nhiễm gây dịch, bệnh lây truyền qua vec tơ dao động qua các năm, có những
năm nguy cơ bùng phát các bệnh này là rất cao, đặc biệt là các bệnh đường tiêu hóa
(tả, thương hàn, tiêu chảy cấp ). Các nguy cơ cao mắc các bệnh này cũng có liên quan
nhiều tới sự biến động của thời tiết . Bệnh sốt xuất huyết cũng là căn bệnh chịu tác
động rõ rệt nhất của biến đổi khí hậu. Có hai căn bệnh khác cũng gia tăng, có tác nhân
rõ rệt từ biến đổi khí hậu, đó là bệnh tả và tiêu chảy cấp. Từ năm 2001-2008, chỉ có 3
năm phát hiện dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có dương tính với phảy khuẩn tả, thì các
năm này đều rất gần đây: 2004-2007-2008. Trong đó, kỷ lục là năm 2007 với khoảng
gần 2000 ca mắc. Năm 2008, dịch xuất hiện từ tháng 3 và đến 30/11 đã ghi nhận 853
trường hợp dương tính với phảy khuẩn tả tại 22 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, con số này
đã giảm hơn 50% so với năm 2007, dù đây là năm thiên tai diễn ra khốc liệt và bất
thường.
Ngoài ra còn nhiều bệnh khác có xu hướng gia tăng liên quan đến biến đổi khí
hậu như: bệnh hô hấp (bụi, nóng lạnh thất thường, phấn hoa ), tim mạch (nóng lạnh
thất thường, căng thẳng ), bệnh tâm thần (căng thẳng ), bệnh ngoài da, dị ứng cũng
có xu hướng gia tăng trong thời gian qua.
Các nhà khoa học cũng nhận định, trong thời gian tới, sự biến đổi của khí hậu
sẽ làm cho diễn biến bệnh tật rất phức tạp. Bởi vậy, để cảnh báo và khống chế các
dịch bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, mỗi quốc gia và đặc biệt ngành y tế cần
có các giải pháp đồng bộ nhằm ứng phó kịp thời trước mắt cũng như lâu dài, để hạn
chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi về sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra.
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
TẠI HÀ TĨNH
12
Hà Tĩnh có đến hơn 80% dân số sống dựa vào sản xuất nông nghiệp mà làm
nông nghiệp ở cái tỉnh nắng lắm mưa nhiều này may mắn lắm cũng chỉ đủ cơm ăn
ngày ba bữa; chính vì lý do đó, nhiều hộ nông dân đã phải tháo vát bằng cách vay vốn
ngân hàng, bạn bè đầu tư vào chăn nuôi gia súc, gia cầm những mong có thêm thu
nhập, cải thiện cuộc sống. Thế nhưng, sự đời chẳng dễ với người chăn nuôi chút nào

khi các loại dịch bệnh tụ huyết trùng, dịch LMLM gia súc, dịch tả lợn, dịch cúm gia
cầm cứ xảy ra liên miên khiến nhiều hộ chăn nuôi trắng tay, thậm chí phá sản. Theo
nhiều hộ dân thì mấy năm lại nay dịch bệnh xảy ra quá nhiều và thường xuyên gây hậu
quả nặng nề khiến cho người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, đời sống tinh thần chật
vật khi gánh trên vai nỗi lo về cơm áo gạo tiền.
Điển hình là vào tháng 3/2007, dịch cúm gia cầm xảy ra tại 3 xã của huyện Lộc
Hà, làm cho 22.599 con gia cầm bị mắc bệnh phải tiêu hủy. Nguyên nhân gây dịch
được xác định là do người dân mua trứng ngoại tỉnh về ấp và “mua” luôn cả dịch bệnh
về… Năm 2008, bò của Chương trình hỗ trợ hộ nghèo đưa về huyện Vũ Quang đã
“đưa” luôn cả dịch bệnh LMLM về, làm hàng chục con gia súc của huyện này bị vạ
lây. Nguyên nhân dẫn đến đợt dịch này là do bò được mua từ vùng có dịch LMLM ở
các tỉnh khác vào mà không được kiểm tra chặt chẽ, không tuân theo quy định cách ly
một thời gian trước khi nhập đàn… Tiếp đó, đầu năm 2008 dịch bệnh tai xanh ở lợn
xảy ra tại xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Xuyên) sau đó lan sang 76 xã khác của 5 huyện,
thị, thành phố, làm 31.880 con lợn của hàng nghìn hộ dân bị bệnh phải tiêu hủy, gây
thiệt hại hàng chục tỷ đồng; hàng trăm hộ dân bỗng trở nên tay trắng, nợ nần chồng
chất…Chưa hoàn hồn vì đại dịch tai xanh thì tháng 2/2009 dịch tả lợn lại xảy ra tại các
huyện Đức Thọ, Cẩm Xuyên làm trên 500 con lợn bị nhiễm bệnh; cuối năm 2009 dịch
cúm gia cầm và dịch LMLM tiếp tục xảy ra tại huyện Thạch Hà làm cho trên 100 con
trâu bò và 40 con lợn cùng hàng ngàn con gia cầm mắc bệnh phải tiêu hủy. Đến hẹn lại
lên, dịch cúm gia cầm H5N1 lại bùng phát gây bệnh trên đàn gia cầm ở TP Hà Tĩnh và
huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà vào đầu năm 2010 làm hơn 23 nghìn con gia cầm nhiễm
bệnh phải tiêu hủy, thiệt hại hàng trăm triệu đồng. Mới đây nhất là ổ dịch LMLM trâu
bò vào đầu tháng 9 vừa qua (NNVN đã thông tin) hoành hành tại 5 xã ở 2 huyện
Hương Sơn và Hương Khê, làm hàng trăm con trâu bò nhiễm bệnh, hàng chục con bị
chết và tiêu hủy
Đối với tình hình dịch bệnh đang có dấu hiệu trở lại nhiều loại dịch bệnh cũ
như dịch tả, thương hàn, sốt xuất huyết… Đặc biệt là sau các trận lũ, hạn hán tình hình
dịch bệnh ngày càng phức tạp diến ngày càng phức tạp khó kiểm soát. Nước lũ ngập
sâu nhiều ngày qua sau cơn bão số 3, đã làm cho hàng trăm xác súc vật chết trôi nổi

trên sông, suối, ao hồ, đường làng, ngõ xóm… nay gặp nắng lên bốc mùi hôi thối thẩm
thấu vào nước vào đất, rồi mùi bùn non sau lũ hôi tanh nồng nặc… khiến cho môi
13
trường vùng rốn lũ ở Hương Khê, Vũ Quang đang bị ô nhiễm nặng nề. Các loại dịch
bệnh như, đau mắt đỏ, nước ăn chân, tiêu chảy đã bắt đầu xuất hiện hoành hành ghê
gớm tiếp tục “quật” kiệt sức người dân nghèo nơi đây. Theo thống kê bước đầu, toàn
huyện Hương Khê đã có tới 1.707 trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, trong đó xã Hà
Linh có đến 210 trường hợp, Hòa Hải 300, Phương Mỹ 45, Hương Giang 110, Hương
thuỷ 30… riêng bệnh ngoài da như viêm da, nước ăn chân đã có 1.458 trường hợp,
trong đó xã Phương Mỹ 300 trường hợp, Hà Linh 235, Hoà Hải 150, Hương Trạch
110, Hương Thuỷ 60 và 118 trường hợp bị bệnh tiêu chảy. Trong khi đó tại huyện Vũ
Quang số trường hợp mắc bệnh đau mắt đỏ, viêm da, nước ăn chân cũng đang tăng lên
từng ngày.
Theo thống kê chưa đầy đủ toàn huyện đã có 507 trường hợp bị bệnh đau mắt
đỏ, tập trung chủ yếu ở xã Đức Hương với 127 trường hợp, Hương Minh 13 trường
hợp, riêng bệnh ngoài da như viêm da, nước ăn chân có hơn 800 trường hợp, tập trung
ở xã Đức Hương với 400 trường hợp và Đức Bồng 350… Tại huyện Đức Thọ cũng có
315 trường hợp bị đau mắt đỏ, 118 trường hợp bị nước ăn chân và 62 trường hợp bị
viêm da…
Toàn xã có hơn 1.000 giếng nước đều bị lũ nhấn chìm, sau khi nước đã rút để
lại thực trạng bị nhiễm bẩn, nhiễm sắt trầm trọng, người dân ở đây chưa thể sử dụng
được nguồn nước này. Nghiêm trọng hơn, nguy cơ thiếu đói trên địa bàn trong thời
gian tới sẽ rất nan giải, toàn xã Phúc Trạch có 1.600 hộ dân, thì 100% đều sống bằng
nghề nông nghiệp, cơn lũ đi qua đã cuốn trôi hàng chục tấn lúa, gạo. Xã Phương Mỹ,
huyện Hương Khê nằm bên cạnh hạ lưu của con sông Ngàn Sâu, là một trong số 17 xã
bị ngập lụt và chịu thiệt hại nặng nề nhất do lũ gây ra. Sau lũ, mọi con đường dẫn vào
xã bị nhiều lớp đất bùn đùng đục đặc quánh bao bọc, hai bên đường cỏ, cây cũng bị
bùn bám riết… nay gặp trời nắng làm cho khô biến thành bụi bay mù mịt cả một vùng.
Cả xã có gần 4.000 hộ dân với 1.500 nhân khẩu thì đều chìm sâu trong nước lũ từ 6
đến 8m, nay nước rút bao nhiêu tài sản, lúa gạo, gia súc đã bị cuốn sạch theo con

nước.
Sau cơn bão số 3 dịch sốt xuất huyết bùng phát trên toàn tỉnh. Sau hơn 3 tháng
phát dịch, theo báo cáo của ngành y tế tỉnh Hà Tỉnh, đến nay dịch sốt xuất huyết đã
xuất hiện ở 8/12 huyện, thị và có 524 ca bị mắc sốt. Đây được xem là một trong những
năm mà dịch sốt xuất huyết kéo dài, số lượng địa phương và số lượng bệnh nhân mắc
sốt với số lượng cao nhất. Một số huyện có tỷ lệ số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết cao
như: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Can Lộc… Nguyên nhân chính khiến dịch sốt xuất huyết
xuất hiện, lây lan bùng phát nhanh, và kéo dài là do Hà Tĩnh từng có nhiều đợt dịch sốt
xuất huyết, nên tồn tại nhiều ổ dịch cũ cùng với hậu quả của cơn bão số 3 như: thời tiết
14
mưa nắng bất thường với độ ẩm lớn, lượng nước tù đọng đã làm bùng phát lây lan dịch
bệnh trên diện rộng.
Hình 2.3. Sau cơn bão số 3 hàng trăm ca sốt xuất huyết đã xuất huyết
Nguồn:[Theo báo tiền phong Online]
Không chỉ có xuất suất huyết dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm cũng đã xuất hiện ở
Hà Tĩnh bùng phát rất nhanh sau lũ, đặc biệt là các cư dân bên bờ biển làm hàng chục
người ở huyện Lộc Hà, Thạch Hà, Kỳ Anh và TP Hà Tĩnh mắc bệnh. Mặc dù Hà Tĩnh
được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trợ lực dập dịch nhưng số bệnh nhân tiêu chảy cấp,
các ổ dịch vẫn tăng nhanh. Dịch tiêu chảy cấp đã lan đến 11 xã của 3 huyện và 1 thành
phố với lên trên 42 người mắc bệnh sau cơn bão số 3 vừa qua (số liệu thống kê chưa
đầy đủ).
Bảng 2.1. Thống kê dịch bệnh ở người trong 10 năm gần đây tại Hà Tĩnh
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
M C M C M C M C M C M C M C M V M C M
C
Tả 23
Thương hàn 4 21 4
Hội chứng lị 359
5
320

6
395
7
26
67
25
84
26
42
25
32
15
13
Tiêu chảy 146
62
105
07
109
71
96
08
77
24
73
79
80
01
41
50
Sốt xuất

huyết
367 27 166 40
4
10
7
15
1
26
3
92
1
Sốt rét 59
77
50
65
417
9
323
5
282
6
23
95
23
67
21
34
23
11
23

69
Nguồn:[Sở Y tế Hà Tĩnh]
15
Những nhà nghiên cứu về sức khỏe tâm thần cảnh báo rằng một số những hậu
quả hệ trọng nhất của BĐKH là ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần. Thiên tai, như lũ lụt,
bão và hạn hán, sẽ gia tăng do BĐKH, mang lại những hậu quả là stress, trầm cảm, suy
nhược thể chất và tinh thần.
16
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
CỘNG ĐỒNG
1.5. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG
ĐỒNG
1.5.1. Tính cấp thiết của kế hoạch
Việt Nam, một nước đang phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, nằm trong
nhóm các nước dễ bị tổn thương bởi các vấn đề môi trường do BĐKH gây ra như lũ
lụt, hạn hán, bão… BĐKH đã và đang tác động rất mạnh mẽ đến con người, kinh tế xã
hội, môi trường của Hà Tĩnh cũng như những địa phương khác của Việt Nam. Mọi
tầng lớp trong xã hội từ kẻ giàu, người nghèo, tất cả các cộng đồng đều phải hứng chịu
mọi hiểm họa do biến đổi khí hậu mang lại.
Việc ứng phó với biến đổi khí hậu cần được liên kết với khung cảnh toàn cầu.
Các kiến thức, sự trợ giúp công nghệ và tài chính, các kinh nghiệm và bí quyết kỹ
thuật từ cộng đồng quốc tế có thể mang lại những lợi ích và cơ hội cho nhân dân địa
phương. Hiệu quả này đã được thể hiện trong một số dự án đã được thực hiện. Hiện
nay trên thế gới, tất cả các quốc gia, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các tổ
chức quốc tế và khu vực đều đang rất tích cực hoạt động trong lĩnh vực truyền thông
về biến đổi khí hậu, nhằm nâng cao nhận thức, phổ biến kiến thức về biến đổi khí hậu
cho các nhóm cộng đồng và các đối tượng khác nhau. Điều 6 của Công ước khung của
LHQ về BĐKH (UNFCCC) kêu gọi các quốc gia tăng cường công tác đào tạo, giáo
dục, nâng cao nhận thức và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia và tiếp cận các thông
tin về BĐKH. Nghị định thư Kyoto cũng đề xuất các bên liên quan cùng nhau hợp tác

trên quy mô quốc gia và quốc tế nhằm xây dựng và thực hiện các chương trình giáo
dục, đào tạo, tăng cường năng lực quốc gia, đồng thời điều phối các hoạt động truyền
thông nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH.
Theo chương trình Mục tiêu Quốc gia về BĐKH, năm 2010 65% công nhân
viên chức phải hiểu biết cơ bản về BĐKH. Đến năm 2015 con số này phải là 100%.
Tuy nhiên, việc ứng phó với biến đổi khí hậu cần được bắt đầu từ những hoạt động và
biện pháp trong cuộc sống hàng ngày, từ những thay đổi trong hiểu biết, thái độ và
hành vi và phải tập trung hơn vào đích ngắn hạn để thích ứng với sự biến thiên của khí
hậu và các thiên tai, đáp ứng các vấn đề phát triển cụ thể của địa phương của từng
người.
Nâng cao nhận thức còn là quá trình trao đổi kinh nghiệm, học hỏi thực tiễn.
Người dân biết rõ hơn các nhu cầu và mối đe dọa đối với họ, khu vực nào dễ bị ảnh
17
hưởng, các lĩnh vực kinh tế và đời sống ở địa phương, nhưng họ cần giúp đỡ về kỹ
thuật và cách nhìn khách quan từ bên ngoài của các chuyên gia. Trong quá trình thực
hiện, nhiều ý tưởng và sự việc mới có thể được tìm hiểu và phát hiện, trong khi làm
việc với người dân hoặc chính quyền địa phương, nhiều khi các chuyên gia có thể học
hỏi và thu lượm được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích trong nhận thức và hiểu biết
thực tế.
Do đó xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm nâng cao kiến thức của mọi tầng
lớp trong xã hội về các vấn đề liên quan đến “Biến đổi khí hậu” là một công việc cần
thiết. Hơn nữa, quyết định số 158/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành
ngày 02/12/2008 về việc thành lập “Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến
đổi khí hậu” cũng là một trong những cơ sở để xây dựng một chương trình truyền
thông nhằm nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu tại địa phương.
1.5.2. Mục tiêu của kế hoạch
Đó là, trang bị cho mỗi cá nhân những sự kiện, những hiểu biết về mức độ biến
đổi của BĐKH, các hậu quả có thể xảy ra, các giải pháp có thể thực hiện và con
đường, chiến lược để đạt tới sự phát triển bền vững; Thông qua các chiến dịch truyền
thông để cho cộng đồng, mọi tầng lớp trong xã hội hiểu rằng, toàn bộ trái đất của

chúng ta đang ở trong tình trạng nguy hiểm và những điều kiện cho việc duy trì một
nền hòa bình bền vững của hàng triệu người trên thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng
do biến đổi khí hậu và năng lượng toàn cầu; Thay đổi hành vi - thái độ theo hướng tích
cực bảo vệ khí hậu và nâng cao năng lực thích ứng với những thách thức của biến đổi
khí hậu cần được xem là những mục tiêu ưu tiên và hàng đầu của truyền thông, nâng
cao nhận thức cho cộng đồng về biến đổi khí hậu…
1.5.3. Nhiệm vụ của kế hoạch
 Điều tra nhận thức, kiến thức, thái độ của cộng đồng với vấn đề này, tạo cơ
sở cho các nghiên cứu, đánh giá, cũng như các dự án môi trường, BĐKH. Kêu gọi sự
hợp tác từ các câu lạc bộ môi trường, nhóm tình nguyện, thông qua hoạt động chung
trong dự án điều tra, góp phần gắn kết hoạt động.
 Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức của cộng đồng về sức khỏe môi
trường do tác động của biến đổi khí hậu, phòng chống, giảm nhẹ tác hại của dịch bệnh.
Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai
dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, đặc biệt là chính quyền và người dân ở các
làng, xã nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá
hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, hạn chế
sự phát triển của dịch bệnh góp phần bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước,
bảo đảm quốc phòng, an ninh.
18
 Tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh, huyện và xã kiến thức về quản lý thiên tai dựa
vào cộng đồng. Tập huấn cho cán bộ các cấp và cộng đồng kỹ năng lập kế hoạch quản
lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền, đoàn thể
các cấp, tập trung cho cấp cơ sở trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai. Cần có
dự án để phổ biến cho dân vùng lũ các mô hình nhà "sống chung với lũ" Tổ chức thí
điểm tại các khu vực thường xuyên và có nguy cơ cao xảy ra thiên tai để rút kinh
nghiệm, nhân rộng mô quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đạt hiệu quả.
 Hỗ trợ nâng cấp hệ thống cảnh báo dịch bệnh và cách phòng tránh ở vùng
bão lụt thường xuyên xẩy ra và trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực trình độ của
đội ngũ y bác sĩ, cán bộ y tế dự phòng qua các lớp tập huấn ngắn ngày, dài ngày, thậm

chí gửi đi đào tạo nước ngoài. Hỗ trợ các xã, huyện, tỉnh thường xuyên xẩy ra thiên tai
bão lũ xây dựng quy hoạch lại bố trí dân cư cho phù hợp để hạn chế dịch bệnh như
công trình nhà ở, trường học, nhà tiêu hợp vệ sinh, bãi chôn lấp…
 Xây dựng lại quy trình lập kế hoạch và cách thức lập kế hoạch, làm sao vấn
đề lập kế hoạch phải thực sự phù hợp với nguồn lực của địa phương và sự hỗ trợ của
trung ương để tạo điều kiện cho việc lồng ghép một cách hiệu quả nhất. Chính sách
nâng cấp làm mới mang tính kiên cố, đồng bộ cơ sở hạ tầng ở vùng lũ. Đầu tư có trọng
tâm, trọng điểm.
 Tổ chức hội nghị hội thảo nhằm trao đổi, chia sẽ kinh nghiệm và tổ chức
tham quan học hỏi những mô hình phòng chống dịch bệnh cũng như tác động của biến
đổi khí hậu tới sức khỏe con người trong nước và quốc tế. Có chính sách để các tỉnh
thường xuyên có thiên tai xây dựng Quỹ phúc lợi Y tế từ các nguồn kinh phí khác
nhau, nhằm giúp thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ.
 Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực hiện các hoạt động kiểm tra, phát hiện
các dấu hiệu mầm mống của dịch bệnh dựa vào cộng đồng tại quận - huyện, phường -
xã - thị trấn. Tổ chức hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng ngừa, hạn
chế dịch bệnh trong cộng đồng tại một số xã, phường, thị trấn thuộc các quận - huyện
điểm.
 Xây dựng, cập nhật thông tin bản đồ cảnh báo thiên tai, bản đồ dịch tễ và
tình trạng dễ bị tổn thương đối với cộng đồng dân cư khi thiên tai xảy ra, đánh giá và
xác định những vùng nhạy cảm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh để phòng tránh.
1.6. TỔ CHỨC KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG, TUYÊN TRUYỀN PHỔ BIẾN KIẾN
THỨC VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG
- Biên soạn tờ bướm, tài liệu đào tạo, sổ tay hướng dẫn các hoạt động khẩn cấp
và quy trình ứng phó cụ thể cho cộng đồng để chủ động phòng, tránh và khắc phục hậu
19
quả ứng với từng giai đoạn: trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra phù hợp với đặc
điểm của từng nhóm cộng đồng dân cư.
- Tổ chức các lớp tập huấn và hướng dẫn cho cộng đồng dân cư làm điểm xây
dựng kế hoạch phòng chống, ứng phó tại chỗ trên các địa bàn xung yếu tại một số

quận, huyện có nguy cơ cao xảy ra dịch bệnh, mật độ dân số đông, như mưa bão, động
đất, sập đổ, sóng thần, sạt lở, ngập úng … như huyện Cần Giờ, huyện Nhà Bè, quận
Thủ Đức, quận 12 và quận 4…
- Rà soát, xây dựng kế hoạch quản lý và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc,
cảnh báo sớm, kịp thời về thiên tai trong cộng đồng dân cư, nhất là hệ thống thông tin
ở các địa bàn ven biển, ven sông, vùng xung yếu, trũng thấp.
- Tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài,
internet đồng thời nâng cao vai trò của trang thông tin điện tử trong hoạt động tuyên
truyền, cập nhật thông tin và thu thập ý kiến phản hồi từ cộng đồng.
- Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tổ chức các hoạt động, các cuộc thi tìm
hiểu và hiến kế các giải pháp thiết thực, hiệu quả về phòng, chống và giảm nhẹ thiên
tai tại cộng đồng, tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe môi trường.
- Xây dựng các chuyên đề về phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, bệnh dịch phát
sóng thường xuyên trên truyền hình trung ương, cấp tỉnh, huyện và phát trên hệ thống
truyền thanh rađio, báo chí cũng như trên hệ thống truyền thanh của thôn, xã ngay
trước mùa mưa bão lũ hàng năm
- Cần có một quy hoạch chiến lược lồng ghép một cách đồng bộ và ở mọi lĩnh
vực xã hội. Đưa kiến thức sức khỏe môi trường do tác động của biến đổi khí hậu,
phòng chống dịch bệnh vào trong hệ thống trường học, ngay từ cấp tiểu học và trung
học cơ sở. Mở các cuộc thi tìm hiểu về tìm hiểu tác động của biến đổi khi hậu đề sức
khỏe con người tại cấp tình, huyện, xã. Lồng ghép nội dung phòng, tránh dịch bênh
vào nội dung sinh hoạt của các tổ chức chính trị xã hội như Hội phụ nữ, Đoàn Thanh
Niên, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh và Hội người cao tuổi (thường xuyên, ngay
trước mùa mưa bão, lũ hàng năm).
- Kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng đối với vấn đề môi trường và biến đổi
khí hậu. Khuyến khích người dân, đặc biệt là giới trẻ tìm hiểu về vấn đề biến đổi khí
hậu. Phổ biến kiến thức về môi trường và BĐKH, tuyên truyền những phương pháp
thay đổi thói quen, hành vi giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe người
dân.
Các dịch bệnh phổ biến dưới tác động của biến đổi khí hậu:

20
12 dịch bệnh nguy hiểm do Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã liệt kê là các
căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được dự báo là sẽ lan truyền do hiện tượng thay đổi
khí hậu. Báo cáo cũng đồng thời nhấn mạnh rằng danh sách này chưa đầy đủ và một số
loài trên thực tế chưa thể khẳng định chắc chắn là loài gây bệnh gây truyền nhiễm
• Bệnh nhiễm kí sinh trùng babesia: Đây là lọa bệnh do ve, lây truyền tới cả
động vật hoang dã và con người. Bản thân bệnh này đã nguy hiểm, nó đồng thời cong
là nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch đối với các lây nhiễm khác. Loại bệnh này
đang trở nên phổ biến ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Bệnh cũng liên quan đến thay đổi môi
trường sống của ve.
• Bệnh cúm gia cầm: Thay đổi khí hậu có thể phá vỡ sự vận động và di trú tự
nhiên của các loài chim hoang dã, khiến chúng tiếp xúc nhiều hơn với gia cầm, một
nguyên nhân gây lan tràn bệnh cúm. Một thể của cúm gia cầm là H5N1 có thể lây
bệnh sang con người và gây tử vong. Các chuyên gia y tế lo ngại về khả năng bệnh
này truyền nhiễm từ người sang người.
• Bệnh lao bò: Khí hậu thay đổi ảnh hưởng đến nguồn nước tự nhiên, một lý
do dẫn đến sự thay đổi môi trường sống của động vật và đồng thời cũng mang căn
bệnh lây nhiễm đến một địa điểm mới. Căn bệnh này lây lan từ gia súc sang động vật
hoang dã và con người, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên và sự an cư
của loài người.
• Bệnh dịch tả: Đây là một loại bệnh lây qua đường nước đang ảnh hưởng
nghiêm trọng tới phần lớn tới phần lớn các nước đang phát triển. Sự tăng nhiệt độ toàn
cầu sẽ tăng khả năng phát tán căn bệnh này.
• Sốt xuất huyết Ebola: Ebola là một loại virut gây tử vong ở người, khỉ đột và
tinh tinh. Hiện chưa có biện pháp chữa trị căn bệnh này. Các chuyên gia y tế tin rằng
biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho virut này lan rộng tới những địa điểm mới.
• Bệnh do các loài ký sinh: Những loài sống ký sinh được dự đoán sẽ lan rộng
và phân bố lại môi trường sống khi nhiệt độ và lượng nước thay đổi. Trong số chúng,
một số loài có ảnh hưởng đến nhiều loài, trong đó có loài người, nhưng một số loài ký
sinh khác chỉ gây bệnh cho một loài.

• Bệnh Lyme: Giống như bệnh nhiễm ký sinh trùng Babesiosis, bệnh Lyme
cũng do ve truyền nhiễm. Thay đổi khí hậu làm thay đổi sự phân bố của ve, gây nên
dịch bệnh ở những địa điểm mới. Người bị ve mang mầm bệnh cắn có thể bị ốm nặng.
• Bệnh dịc hạch: Bệnh này rất nguy hiểm, đe dọa tính mạng của động vật
hoang dã, gia cầm và cả con người. Sự lây lan của bệnh là do bọ chét ký sinh trên
những loài động vật thuộc bộ gặm nhấm di chuyển từ nơi này đến nới khác. Khi khí
21
hậu thay đổi, động vật thuộc bộ gặm nhấm sẽ di chuyển trên phạm vị rộng và mang
mầm dịch tới những khu vực mới.
• Bệnh do hiện tượng thủy triều đỏ: một dạng tảo nở hoa đang lan rộng khắp.
Độc tố của loại tảo này gây hại cho môi trường, nguy hiểm cho con người và động vật
sống gần biển như các loài chim biển, sinh vật biển… Điều đó không chỉ ảnh hưởng
đến môi trường mà tới cả nền kinh tế. Con người cũng bị bệnh do ăn phải độc tố. Nhiệt
độ ở biển thay đổi được dự đoán là nguyên nhân khiến hiện tượng thủy triều đỏ trở nên
phổ biến hơn.
• Sốt thung lũng Rift: Dịch sốt này đang có ảnh hưởng lớn đến con người và
vật nuôi vùng Trung Đông và Châu Phi. Vật nuôi nhiễm bệnh này có nguy cơ sảy thai
và tử vong cao. Bệnh này cũng rất nguy hiểm với con người. Rất nhiều loài muỗi là
nhân tố trung gian truyền bệnh, do đó nguy cơ dịch bệnh ở những nơi tồn tại các loài
muỗi này là rất lớn. Sự phân bố của mối truyền bệnh cũng thay đổi khi trữ lượng nước
của các vùng thay đổi khí hậu. Điều này đồng nghĩa với việc khu vực bị tác động của
bệnh dịch này cũng sẽ thay đổi.
• Bệnh buồn ngủ: Bệnh do loài ruồi tsetse (ruồi xê xê) truyền nhiễm. Cả người
và động vật đều có thể mắc căn bệnh này. Bệnh xuất hiện ở 36 nước thuộc vùng hạ
Sahara – Châu Phi gây tử vong 40 000 người mỗi năm. Cũng như muỗi và ve, môi
trường sống của ruồi Tsetse cũng có thể thay đổi do sự thay đổi khí hậu.
• Bệnh sốt vàng da: Bệnh sốt vàng da do muỗi truyền nhiễm. Khi muỗi di
chuyển do thay đổi mực nước, có khả năng bệnh này sẽ xuất hiện ở nơi mới. Bệnh này
có thể tác động tới động vật linh trưởng và con người.
Danh sách các bệnh dịch có thể thay đổi phạm vị tác động kể trên bao gồm một

số bệnh nổi tiếng nguy hiểm như cúm gia cầm và sốt xuất huyết Ebola, song cũng có
bệnh khác ít được biết đến ngoài khu vực chúng xuất hiện.
22
KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày
càng khốc liệt, kéo theo đó sức khỏe của người dân ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Thiên tai làm gia tăng các dịch bệnh, trong khi đó kiến thức của người dân thì vẫn còn
yếu và thiếu trong vấn đề này.
Ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ của toàn xã hội, các cấp, các ngành,
các tổ chức, mọi người dân và cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao,
từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu. Theo đó, để ứng phó biến đổi khí
hậu có hiệu quả, trước hết cần tăng cường cung cấp thông tin; phổ biến, tuyên truyền
kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm cho toàn xã hội, mỗi người dân về
biến đổi khí hậu và tác động của nó, đồng thời đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân
lực… . Việc nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng về ứng phó biến đổi khí hậu là
hoạt động có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008
1. Quyết định 633/QĐ-BYT ngày 23 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế
2. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, ban hành kèm theo quyết định của Bộ trưởng Bộ
Y tế số 1329/ 2002/ BYT/QĐ ngày 18/04/2002
3. Bản dự thảo Quy chuẩn quốc gia 2010 về Nhà tiêu – điều kiện đảm bảo hợp vệ sinh.
5. Báo cáo hiện trạng môi trường Hà Tĩnh, 2008
6. Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành năm 2010, định hướng nhiệm vụ trọng tâm và
giải pháp triển khai kế hoạch năm 2011, Sở Y tế tỉnh Hà Tĩnh.
7. Báo cáo số liệu, tài liệu phục vụ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu tỉnh Hà Tĩnh.
8. Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện công tác y tế giai đoạn 2006 – 2010, phương
hướng, nhiệm vụ 5 năm 2011 – 2015

9. Báo cáo số liệu, tài liệu phục vụ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi
khí hậu tỉnh Hà Tĩnh.
10. Báo cáo về Biến đổi khí hậu của IPPC
11. Thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu, Cục khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu
12. Biến đổi khí hậu Việt Nam và khu vực, GS.TS. Nguyễn Đức Ngữ
13.
14.
15. />16. />24

×