Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

luận văn quản trị tài chính Nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính tại công ty cổ phần Đại Minh Châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.36 KB, 28 trang )

SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
Nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam đang khá phát triển. Theo đó, nhu cầu
về phụ tùng ô tô cũng tăng mạnh. Tuy nhiên, công nghệ chế tạo phụ tùng ô tô tại
Việt Nam hầu như chưa có. Chính vì thế, các doanh nghiệp buôn bán phụ tùng ô
tô luôn được đánh giá cao và quan trọng trong nền kinh tế hiện nay!
Là một doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần Đại Minh Châu đã hoạt
động và phát triển cả về chiều sâu lẫn chiều rộng . Trong thời gian hoạt động,
công ty đã có những mối quan hệ tốt với các đối tác lớn , được nhiều khách hàng
quan tâm . Để có sự thành công như ngày nay đã có sự đóng góp không mệt mỏi
của ban lãnh đạo cùng cán bộ công nhân viên trong công ty. Họ đã đóng góp tài
năng và trí tuệ và sức lao động của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ mà công ty đã
đề ra. Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Đại Minh Châu vừa qua với sự
giúp đỡ tận tình của các anh chị trong công ty, giúp em vận dụng những lý
thuyết đã học tại trường áp dụng vào thực tế. Và với sự giúp đỡ của thầy giáo
Ths. Phùng Thế Đông đã giúp em chuyển tải những kiến thức có được trong quá
trình học tập tại trường và thực tập tại Công ty cổ phần Đại Minh Châu để hoàn
thành tốt bài báo cáo thực tập này, với đề tài: “Nâng cao hiệu quả hoạt động tài
chính tại công ty cổ phần Đại Minh Châu”
Ngoài “Lời nói đầu” và “kết luận”, nội dung của bài báo cáo gồm 3 phần:
_ Chương I: Tổng quan về công ty cổ phần Đại Minh Châu.
_ Chương II: Thực trạng về hoạt động tài chính của công ty trong thời gian
qua.
_ Chương III: Định hướng và các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động tài chính của công ty cổ phần Đại Minh Châu.
Em xin chân thành cảm ơn!


1
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI MINH CHÂU
_ Tên công ty viết bằng tiếng Việt: Công ty cổ phần Đại Minh Châu.
_ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: Dai Minh Chau joint stock
company.
_ Tên viết tắt: DMC.,JSC.
_ Địa chỉ trụ sở chính: 311 Trần Khát Chân, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng,
Hà Nội.
_ Điện thoại: 0466701707.
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần Đại Minh Châu được thành lập ngày 3 tháng 6 năm 2008
theo giấy phép thành lập số 0102766996 do phòng đăng ký kinh doanh của Sở
Kế Hoạch Và Đầu Tư Thành Phố Hà Nội cấp. Khi mới thành lập công ty đăng
ký mức vốn điều lệ là 4.500.000.000đ do các cổ đông góp vốn.
Đến đầu năm 2010, công ty cổ phần Đại Minh Châu đã mở thêm 2 chi
nhánh ở Quảng Ninh và Hưng Yên, với cùng số vốn là 5.000.000.000đ.
2
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
1.2. Cơ cấu tổ chức và các hoạt động chính của công ty
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty


- Hội đồng thành viên : bao gồm các thành viên sáng lập của công ty, cơ
quan đứng đầu công ty và có quyết định cao nhất trong công ty.
- Giám Đốc : là người được hội đồng thành viên cử lên và chịu sự giám sát
trực tếp của hội đồng thành viên . Điều hành hoạt động kinh doanh và bộ máy
quản lý của công ty. Là chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh

trước hội đông thành viên và toàn thể công ty. Thay thế toàn thể công ty cam kết
thực hiện đúng pháp luật và nghĩa vụ đối với nhà nước và chịu trách nhiệm
trước pháp luật khi có sai phạm.
Các phòng ban do một trưởng phòng phụ trách quản lý . Chịu sự giám sát
của giám đốc công ty.
- Phòng Hành Chính Sự - Nhân sự : Làm nhiệm vụ giúp việc cho giám
đốc công ty trong hai lĩnh vực
Về mặt hành chính: Quán xuyến mọi phát sinh về mặt hành chính của
toàn công ty.
Về mặt nhân sự: Giúp giám đốc quản lý nhân sự
- Phòng kinh doanh : Có nhiệm vụ nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch
3
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phòng
Hành
Chính
Nhân
Sự
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Kế
Toán
Tài
Chính
Phòng
Kỹ
Thuật

SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
kinh doanh theo tháng , quý , năm. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa, xây dựng công
tác sau bán hàng .
- Phòng kỹ thuật: Là nơi trực tiếp làm việc với khách hàng khi có yêu cầu
về mặt kỹ thuât. Là nơi xây dựng các phần mềm tin học.
- Phòng kế toán – tài chính: Tổ chức thực hiện công tác kế toán và chịu
trách nhiệm cung ứng tài chính thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân
viên, kiểm tra giấy tờ , chứng từ hóa đơn trong kinh doanh và thực hiện hợp
đồng.
Phòng kế toán – tài chính gồm 5 người tổ chức theo mô hình tập trung
theo hình thức nhật ký chung và được thể hiện qua sơ đồ sau.
Sơ đồ 2: Phòng kế toán – tài chính
Kế toán trưởng : Là người quan trọng nhất trong phòng kế toán , chịu trách
nhiệm toàn bộ về quản lý phân công nhiệm vụ trong phòng kế toán, chịu trách
nhiệm kiểm tra tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo kế toán gửi lên cấp trên ,
hướng dẫn toàn bộ công tác kế toán, cung cấp kịp thời những thông tin về tài
chính doanh nghiệp cho người quản lý
•Kế toán tổng hợp: chịu trách nhiệm tổng hợp chi phí, tính giá thành sản
phẩm , xác định kết quả kinh doanh cung cấp thông tin tình hình tài chính doanh
nghiệp.
•Thủ quỹ : chịu trách nhiệm quản lý quỹ , thu chi tiền mặt
•Kế toán nghiệp vụ: có nhiệm vụ hạch toán các khoản thu chi toàn công ty
tính theo chế độ tài chính ké toán do nhà nước và cơ quan chức năng quy định.
Sử lý các nghiệp vụ kế toán trong quá trình hoạt động kinh doanh, quản lý vốn,
4
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
tổng
hợp
Kế toán

nghiệp
vụ 1
Kế toán
nghiệp
vụ 2
Thủ
quỹ
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
phản ánh tình hình sử dụng hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của công ty.
1.2.2. Các hoạt động chính của công ty
 Đại lý ô tô và xa có động cơ khác.
 Bảo dưỡng, sữa chữ ô tô và xe có động cơ khác.
 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.
 Vận tải hành khách đường bộ trong nội thành, ngoại thành (trừ vận tải
bằng xe buýt).
 Cho thuê xe ô tô.
1.3. Tổng quan tình hình thị trường ô tô và phụ tùng ô tô thời gian qua
1.3.1. Tổng quan tình hình thị trường ô tô thời gian qua
Việc các nhà quản lí điều chỉnh tăng mức thu phí trước bạ lên 20% và 15%
từ ngày 1/1/2012 tại Hà Nội và TPHCM, cũng là hai thị trường ôtô lớn nhất sẽ
khiến nhu cầu mua xe chững lại.
Kế hoạch mua xe ôtô của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, vì số tiền
đầu tư ban đầu tăng lên đáng kể. Do đó, nhiều người sẽ do dự, trì hoãn mua xe.
Tuy nhiên, số liệu thống kê về sản lượng xe tiêu thụ trong năm 2011 của
thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho thấy vẫn có
những tia hy vọng, dù nhỏ, với ngành ôtô Việt Nam trong năm mới 2012.
Bảng 1: Thống kê về sản lượng tiêu thụ xe năm 2011
Mặc dù tiêu thụ ôtô trong năm 2011 vừa qua giảm 1% so với năm 2010,
nhưng với sự tăng trưởng của dòng xe du lịch, các nhà sản xuất vẫn đặt hy vọng
vào phân khúc này, dù có những thay đổi nhất định. Đại diện một nhà sản xuất

cho rằng sẽ có chuyển dịch phân khúc thị trường trong tiêu chí chọn mua xe mới
của khách hàng trong năm 2012. Với số tiền trước đây có thể mua một chiếc xe
hạng D, giờ đây, với việc tăng phí trước bạ cùng các chi phí khác, khách hàng
buộc phải chuyển sang lựa chọn xe ở phân khúc thấp hơn (hạng C, thậm chí là
hạng B), với giá thành phù hợp hơn.
Năm 2011, trong các thành viên VAMA, Trường Hải, với chủng loại xe đa
dạng, từ xe buýt, xe tải cho đến những dòng xe du lịch mang thương hiệu Kia, đã
Loại xe Năm 2010 Năm 2011 Tăng/giảm
Xe du lịch 33.467 40.858 22%
Xe đa dụng 24.309 22.956 -6%
Xe thương mại 54.446 46.206 -15%
Tổng cộng 112.224 110.938 -1%
5
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
có một năm kinh doanh khởi sắc, bán được 31 nghìn xe, chiếm thị phần hơn 28%.
Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể về dòng xe du lịch, Toyota vẫn là thương
hiệu “hấp dẫn” nhất đối với thị trường Việt Nam, khi chiếm thị phần lớn thứ hai
(27%), nhưng đa số sản phẩm là xe du lịch (chỉ có mẫu Hiace là xe thương mại).
Bảng 2: thống kê cụ thể doanh số và thị phần của các thành viên VAMA
trong năm 2011
Nhãn xe
Số lượng
(Chiếc)
Thị phần
2011 (%)
Thị phần
2010 (%)
Trường Hải 31.801 28,7 23,2
Toyota 29.792 26,9 27,7
GM Việt Nam 10.350 9,3 8,6

Ford 8.697 7,8 5,8
Vinaxuki 7.607 6,9 8,0
Suzuki 4.344 3,9 2,9
Vinamotor 3.788 3,4 10,9
Mercedes-
Benz
2.896 2,6 2,5
Honda 2.555 2,3 2,8
Vinastar 2.184 2,0 2,2
Isuzu 1.608 1,4 1,8
VEAM 1.401 1,3 -
VMC 1.134 1,0 0,6
Hino 839 0,8 1,1
Sanyang 690 0,6 0,9
Mekong 670 0,6 0,3
Samco 408 0,4 0,4
Vinacomin 174 0,2 0,2
Tổng cộng 110.938
1.3.2. Tổng quan về thị trường phụ tùng ô tô thời gian qua
Theo thống kê, năm 2011 kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các
loại của cả nước trị giá 2,07 tỷ USD, chiếm 1,94% trong tổng kim ngạch nhập
khẩu hàng hoá của cả nước, tăng 7,35% so với năm 2010 (trong đó riêng linh
kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm 44,91%, tương đương 931,9 triệu USD);
Tháng 12 nhập khẩu nhóm hàng này trị giá 180,49 triệu USD (giảm 6,4% so với
6
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
tháng 11 và giảm 5,96% so với tháng 12 năm trước).
Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Hà Lan là những thị trường
chủ yếu cung cấp nhóm sản phẩm này cho Việt Nam. Năm 2011 nhập khẩu phụ
tùng ô tô từ thị trươờn Thái Lan trị giá 491,74 triệu USD, chiếm 23,7% tổng kim

ngạch, tăng 15,65% so với năm 2010; Nhập từ Hàn Quốc 483,21 triệu USD,
chiếm 23,29%, tăng 41,48%; nhập từ Nhật Bản 413,13 triệu USD, chiếm
19,91%, tăng nhẹ 3,33%; nhập khẩu từ Trung Quốc 218,93 triệu Usd, chiếm
10,55%, giảm 23,2%; nhập từ Hà Lan 141,21 triệu Usd, chiếm 6,81%, tăng
44,53% so với năm 2010.
Năm 2011 nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ đa số các thị trường bị sụt
giảm kim ngạch so với năm 2010; trong đó các thị trường có độ sụt giảm mạnh
từ 40% đến trên 60% như: Thụy Điển (giảm 64,87%, đạt 2,65 triệu USD);
Achentina (giảm 59,57%, đạt 9,66 triệu USD); Nga (giảm 46,63%, đạt 4,4 triệu
USD); Braxin (giảm 43,12%, đạt 4,16triệu USD). Ngược lại, kim ngạch nhập
khẩu từ Tây Ban Nha tăng mạnh nhất 71,15%, đạt 8,53 triệu USD; tiếp đến Hàn
Lan tăng 44,53%, đạt 141,21 triệu USD; Hàn Quốc tăng 41,48%, đạt 483,21triệu
USD… thị trường Nhật Bản tăng ít nhất 3,33% về kim ngạch so với năm 2010.
7
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
Bảng 3: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô từ các thị trường
năm 2011
ĐVT: USD


Thị trường



T12/2011



Cả năm 2011
Tăng,

giảm
T12/2011
so với
11/2011
Tăng, giảm
T12/2011
so với
12/2010
Tăng,
giảm cả
năm 2011
so với năm
2010
Tổng cộng 180.490.7552.074.985.909 -6,40 -5,96 +7,35
Linh kiện ô
tô 9 chỗ ngồi
trở xuống
_
931.898.992
_ _ +11,49
Thái Lan 36.511.149 491.737.908 -15,20 -24,44 +15,65
Hàn Quốc 46.385.452 483.205.890 -11,64 +37,67 +41,48
Nhật Bản 41.665.860 413.126.462 +3,29 +4,45 +3,33
Trung Quốc 14.889.147 218.932.820 -3,50 -30,45 -23,20
Hà Lan 14.181.195 141.205.146 +34,50 +43,28 +44,53
Indonesia 6.495.494 83.539.930 -26,01 -21,45 -12,94
Đức 4629763 59318777 -8,00 -7,29 -9,93
Philipines 4273036 51642979 -6,85 -22,85 -0,27
Đài Loan 2955019 26832715 +25,89 -11,78 -8,95
Ấn Độ 1836677 18576565 +39,71 -10,96 +21,34

Malaysia 1309579 15868739 -17,34 -30,70 +11,83
Achentina 761292 9664097 -10,26 -42,94 -59,57
Belarus 146601 8764502 -66,31 - -
Tây Ban Nha 1021016 8530877 -25,10 +491,09 +71,15
Hoa Kỳ 555061 6778764 -18,32 -17,45 -20,02
Thổ Nhĩ Kỳ 43188 4457345 -24,26 - -
Nga 402939 4401339 - +12,76 -46,63
Brazin 20807 4159875 -98,92 - -43,12
Thuỵ Điển 265427 2653226 +37,43 -27,94 -64,87
Italia 81737 1608069 -31,60 - -
8
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẠI MINH CHÂU TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Kết quả hoạt động của công ty thời gian qua
2.1.1. Bảng 4: Bảng cân đối kế toán năm 2011
Đơn vị: đồng
TÀI SẢN Mã số Năm nay Năm trước
A, Tài sản ngắn hạn 100 1,617,965,288 1,332,383,007
(100=110+120+130+140+150)
I, Tiền và các khoản tương đương tiền 110 34,116,000 40,844,282
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 120 0
1. Đàu tư ngắn hạn 121
2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 507,234,800 403,054,200
1. Phải thu khách hàng 131 434,816,800 403,054,200
2. Trả trước cho người bán 132 60,000,000
3. Các khoản phải thu khác 138 12,418,000
4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139

IV. Hàng tồn kho 140 815,136,236 671,869,602
1. Hàng tồn kho 141 815,136,236 671,869,602
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149
V.Tài sản ngắn hạn khác 150 261,478,252 216,614,923
1. Thuế GTGT được khấu trừ 151 119,064,645 29,374,020
2. Thuế và các khoản phải thu nhà nước 152
3. Tài sẳn ngắn hạn khác 158 142,413,607 187,240,903
B. Tài sản dài hạn 200 755,739,618 18,716,946
(200=210+220+230+240)
I. Tài sản cố định 210 755,739,618 18,716,946
1. Nguyên giá 773,752,380 23,396,190
2. Giá trị hao mòn luỹ kế (18,012,762) (4,679,244)
3. Chi phí XDCB dở dang
II. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn luỹ kế
III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư tài chính dài hạn
9
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
2. Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính
dài hạn
IV. Tài sản dài hạn khác 0 0
1. Phải thu dài hạn
2. Tài sản dài hạn khác
3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
Tổng cộng tài sản ( 250= 100 + 200) 2,373,704,906 1,351,099,953
NGUỒN VỐN Mã số Năm nay Năm trước
A. Nợ phải trả (300=310+320) 300 1,094,231,887 227,891,494
I. Nợ ngắn hạn 310 644,231,887 227,891,494

1. Vay ngắn hạn 311 218,684,700
2. Phải trả cho người bán 312 403,459,000 227,891,494
3. Người mua trả tiền trước 313
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 314 22,088,187
5. Phải trả người lao động 315
6. Chi phí phải trả 316
7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 318
8. Dự phòng phải trả ngắn hạn khác 319
II. Nợ dài hạn 320 450,000,000
1.Vay và nợ dài hạn 321 450,000,000
2. Quý dự phòng trợ cấp mất việc làm 322
3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 328
4. Dự phòng phải trả dài hạn 329
B. Vốn chủ sở hữu (400=410+430) 400 1,354,473,019 1,123,208,459
I. Vốn chủ sở hữu 410 1,354,473,019 1,123,208,459
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1,200,000,000 1,000,000,000
2. Thặng dư vốn cổ phần 412
3. Vốn khác của chủ sở hữu 413
4. Cổ phiếu quỹ 414
5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 415
6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 416
7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 417 154,473,019 123,208,459
II. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 430
Tổng cộng nguồn vốn 440 2,448,704,906 1,351,099,953
(440=300+400)
2.2.2. Bảng 5: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011
Đơn vị: đồng
10
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
CHỈ TIÊU Mã số Năm nay Năm trước

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
1 4,502,565,000 2,587,488,977
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 2
3. Doanh thu thuần về b.hàng và cung
cấp d.vụ
10 4,502,565,000 2,587,488,977
(10=01-02)
4. Giá vốn hàng bán 11 3,608,659,836 1,999,307,733
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp d.vụ
20 893,905,164 588,181,244
(20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 1,527,351 311,045
7. Chi phí tài chính 22 30,074,688
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 30,074,68
8
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 572,162,580 447,796,320
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh
30 293,195,247 140,695,969
[30=20+(21-22)-24] 569
10. Thu nhập khác 31 15,157,500
11. Chi phí khác 32
12. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 15,157,500 0
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 308,352,747 140,695,969
(50=30+40)
14. Chi phí thuế TNDN 51 77,088,187 35,173,992
15. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-
51)

60 231,264,560 105,521,977
2.3. Đánh giá hiệu quả tài chính của công ty cổ phần Đại Minh Châu
2.3.1. Các chỉ số thanh khoản được sử dụng để đo lường năng lực của
một Doanh Nghiệp trong việc đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
khi chúng đến hạn
 Chỉ số thanh khoản ngắn hạn =
Năm 2010: = 4.89
Năm 2011: = 2.10
11
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
 Chỉ số thanh khoản nhanh =
Năm 2010: = 2.89
Năm 2011: = 0.84
2.3.2. Các tỷ số về quản lý tài sản đo lường việc Doanh Nghiệp quản lý
các tài sản của mình hiệu quản như thế nào và liệu rằng mức độ hiệu quả
của những tài sản này có tương quan thích hợp với mức độ của các hoạt
động được đo lường bởi doanh số bán
 Vòng quay các khoản phải thu =
Năm 2010= = 11.4 vòng.
Năm 2011 = = 9.89 vòng.
 Kỳ thu tiền bình quân =
Năm 2010 = = 31.5 ngày
Năm 2011 = = 36.4 ngày
 Vòng quay hàng tồn kho =
Năm 2010 = = 2.68 vòng
Năm 2011 = = 4.85 vòng
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Năm 2010 = = 138.25
Năm 2011 = = 5.98
 Vòng quay tổng tài sản =

Năm 2010 = = 1.38 vòng
Năm 2011 = = 2.41 vòng
 Vòng quay vốn lưu động =
12
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
Năm 2010 = = 2.09 vòng
Năm 2011 = = 3.65 vòng
2.3.3. Các tỷ số quản lý nợ đo lường mức độ mà một DN sử dụng tài trợ
bằng nợ, hay đòn bẩy tài chính, và mức độ an toàn đối với các chủ nợ
 Đòn bấy tài chính = 1 +
Năm 2010 = 1 + = 1.2
Năm 2011 = 1 + = 1.8
 Tỷ số nợ trên tổng tài sản =
Năm 2010 = = 0.17
Năm 2011 = = 0.46
 Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay =
Năm 2010: Không tồn tại “chi phí trả lãi vay”.
Năm 2011 = = 9.25
2.3.4. Hệ số đo lường khả năng sinh lợi chỉ ra các hiệu ứng kết hợp của
thanh khoản, quản lý tài sản và quản lý nợ đối với các kết quả hoạt động
 Doanh lợi doanh thu =
Năm 2010 = = 0.04
Năm 2011 = = 0.05
 (ROA)Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản =
Năm 2010 = = 0.08
Năm 2011 = = 0.97
 (ROE) Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu =
Năm 2010 = = 0.09
Năm 2011 = = 0.17
13

SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
2.3.5. Bảng đánh giá hiệu quả tài chính
Bảng 6: .Đánh giá các chỉ số tài chính của công ty
Các chỉ số tài chính Giá trị Chênh lệch
2010 2011 +/- %
I. Các chỉ số thanh khoản được sử dụng để
đo lường năng lực của một Doanh Nghiệp trong
việc đáp ứng thanh toán các khoản nợ ngắn
hạn khi chúng đến hạn.
1. Chỉ số thanh khoản ngắn hạn 4.89 2.1 -2.79 -57
2. Chỉ số thanh khoản nhanh 2.89 0.84 -2.05 -70
II. Các tỷ số về quản lý tài sản đo lường việc
Doanh Nghiệp quản lý các tài sản của mình
hiệu quản như thế nào và liệu rằng mức độ
hiệu quả của những tài sản này có tương quan
thích hợp với mức độ của các hoạt động được
đo lường bởi doanh số bán.
1. Vòng quay các khoản phải thu 11.4 9.89 -1.51 -13.2
2. Kỳ thu tiền bình quân 31.5 36.4 +4.9 +15.5
3. Vòng quay hàng tồn kho 2.68 4.85 +2.17 +80
4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 138.25 5.98 -132.27 -95.6
5. Vòng quay tổng tài sản 1.38 2.41 +1.03 +74.6
6. Vòng quay vốn lưu động 2.09 3.65 +1.56 +74.6
III. Các tỷ số quản lý nợ đo lường mức độ mà
một DN sử dụng tài trợ bằng nợ, hay đòn bẩy
tài chính, và mức độ an toàn đối với các chủ nợ.
1. Đòn bấy tài chính 1.2 1.8 +0.6 +50
2. Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0.17 0.46 +0.29 +1.7
3. Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay 0 9.25 +9.25 #
IV. Hệ số đo lường khả năng sinh lợi chỉ ra

các hiệu ứng kết hợp của thanh khoản, quản lý
tài sản và quản lý nợ đối với các kết quả hoạt
động.
1. Doanh lợi doanh thu 0.04 0.05 +0.01 +25
2. (ROA)Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản 0.08 0.97 +0.89 +11.125
3. (ROE) Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 0.09 0.17 +0.08 +88.8
14
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
Bảng 7:. Đánh giá các chỉ tiêu tài chính của công ty
STT Chỉ tiêu Giá trị Chênh lệch
2010 2011 +/- %
1. Tài sản lưu động 1,115,768,084 1,356,487,036 +240,718,952 +21.5
2. Tài sản lưu động
bằng tiền
660,513,405 541,350,800 -119,162,605 -18%
3. Hàng tồn kho 671,869,602 815,136,236 +143,266,634 +21.32
4. Các khoản phải
thu
403,054,200 507,234,800 +104,180,600 25.8
5. Tài sản cố định 18,716,946 755,739,618 +737,022,672 3937
6. Tổng tài sản 1,351,099,953 2,373,704,906 +1,022,604,953 +75.7
7. Doanh thu 2,587,800,022 4,519,249,851 +1,931,760,874 +74.64
8. Doanh thu thuần 2,587,488,977 4,502,565,000 +1,915,076,023 +74.01
9. Giá vốn hàng bán 1,999,307,733 3,608,659,836 +1,609,352,103 +80.5
10. Thu nhập trước
thuế và lãi vay
140695969 278,278,059 +137,582,090 97.78
11. Chi phí trả lãi vay 0 30,074,688 +30,074,688
12. Nợ ngắn hạn 227,891,494 644,231,887 +416,340,393 +182.7
13. Vốn chủ sở hữu 1,123,208,459 1,354,473,019 +231,264,560 +20.6

14. Tổng nợ 227,891,494 1,094,231,887 +866,340,393 +380
15. Lợi nhuận sau
thuế
105,521,977 231,264,560 +125,742,583 +119
2.3.6. Đánh giá kết quả
 Chỉ số thanh toán ngắn hạn: Đây là chỉ số đo lường mức độ mà các
khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi tài sản lưu động. Nói chung thì chỉ số này
ở mức 2-3 được xem là tốt. Năm 2010, công ty đạt chỉ số thanh toán ngắn hạn là
4,89, tức gần 5, mức được cho là cao so với chuẩn mực riêng của chỉ số này.
Điều này chứng tỏ năm 2010, tài sản của công ty bị phụ thuộc vào tài sản lưu
động quá nhiều, suy ra hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là không cao. Đến
năm 2011, chỉ số này của công ty là 2,1, tức giảm 2 lần so với năm trước, tương
đương giảm 57% so với năm 2010, do “tài sản lưu động” tăng 240,718,952
đồng, tương đương tăng 21.5%; và “nợ ngắn hạn” tăng 416,340,393 đồng, tương
đương 182.7%.
 Chỉ số thanh toán nhanh: Đây là chỉ số đo lường mức độ thanh khoản
của tài sản. Năm 2010, công ty đạt chỉ số 2.89, tức gần 3. Điểu này chứng tỏ,
15
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
khả năng thanh khoản của công ty năm 2010 khá tốt: 1 đồng nợ có đến 3 đồng
tài sản có thể nhanh chóng thanh lý để trả nợ. Đến năm 2011, chỉ số thanh toán
nhanh của công ty là 0.84, điều này chứng tỏ khả năng thanh khoản của công ty
đã bị giảm xuống, do: “Tài sản lưu động bằng tiền” năm 2011 giảm 119,162,605
đồng so với năm 2010, tức giảm 18%; và “Nợ ngắn hạn” tăng 416,340,393 đồng
so với năm 2010, tương đương tăng 182,7%.
 Vòng quay các khoản phải thu: Đây là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả
của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng đối với các bạn hàng. Năm
2010, chỉ số này của công ty là 11.4, chứng tỏ khả năng doanh nghiệp được
khách hàng trả nợ là khá tốt. Đến năm 2011, chỉ số này là 9.89, tức giảm 1.51 so
với năm 2010, tương đương giảm 13.2%, do: “Doanh thu thuần” năm 2011 tăng

1,915,076,023 đồng so với năm 2010, tương đương tăng 74.01%; và “Các khoản
phải thu” tăng 104,180,600 đồng, tương đương 25.8%
 Kỳ thu tiền bình quân: Đây là chỉ số đo độ dài bình quân thời gian mà
doanh nghiệp phải đợi để thu được tiền. Năm 2010, chỉ số này của công ty là
31.5 ngày, tức cứ trung bình 31.5 ngày thì công ty lại thu tiền về. Đến năm
2011, chỉ số này là 36,4 ngày, chứng tỏ thời gian chờ thu tiền về của công ty lâu
hơn năm 2010 là 4.9 ngày, tương đương 15.5%, do: “ Vòng quay các khoản phải
thu” năm 2011 giảm 1.51 vòng so với năm 2010, tương đương giảm 13.2%.
 Vòng quay hàng tồn kho: Chỉ số này thể hiện khả năng quản trị hàng tồn
kho hiệu quả như thế nào. Năm 2010, chỉ số này của công ty là 2.68 vòng, tức số
ngày tồn kho trung bình khoảng 134 ngày. Đến năm 2011, chỉ số này là 4.85
vòng, tức trung bình khoảng 74 ngày, tăng 2.17 vòng so với năm 2010, tương
đương tăng 80%, do: “ Giá vốn hàng bán” năm 2011 tăng 1,609,352,103 đồng
so với năm 2010, tương đương tăng 74.01%; và “Hàng tồn kho” tăng
143,266,634 đồng so với năm 2010, tương đương tăng 21.32%.
 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Đây là chỉ số đo lường việc doanh
nghiệp sử dụng tài sản cố định hiệu quả như thế nào. Năm 2010, chỉ số này của
công ty là 138.25. Đến năm 2011, chỉ số này giảm xuống còn 5.98, chứng tỏ
công ty sử dụng tài sản không hiệu quả, hoặc những kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty ít phụ thuộc vào tài sản cố định. Lý do năm 2011 chỉ số này
16
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
giảm là do: “Doanh thu” năm 2011 tăng 1,931,760,874 đồng , tương đương tăng
74.64% so với năm 2010; và “Tài sản cố định” tăng 737,022,672 đồng so với
năm 2010, tương đương tăng 3937%.
 Vòng quay tổng tài sản: Chỉ số này đo lường khả năng doanh nghiệp
tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tổng tài sản. Năm 2010, chỉ số này là 1.38,
nghĩa là cứ 1 đồng đầu tư vào tổng tài sản thì công ty tạo ra được 1.38 đồng
doanh thu. Đến năm 2011, chỉ số này tăng 1.03, tương đương tăng 74.6%, do:
“Doanh thu thuần” năm 2011 tăng 1,915,076,023 đồng so với năm 2010, tương

đương tăng 74.01%; và “Tổng tài sản” tăng 1,022,604,953 đồng so với năm
2010, tương đương tăng 75.7%.
 Vòng quay vốn lưu động: Chỉ số này đo lường việc doanh nghiệp sử
dụng tài sản lưu động hiệu quả như thế nào. Năm 2010, chỉ số này là 2.09. Đến
năm 2011, chỉ số này là 3.65, tăng 1.56 so với năm trước, tương đương tăng
74.6% do: “Doanh thu” năm 2011 tăng 1,931,760,874 đồng so với năm trước,
tương đương tăng 74.64%; và “Tài sản lưu động” tăng 240,718,952 đồng sao
với năm trước, tương đương tăng 21.5%.
 Đòn bẩy tài chính: Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử
dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần. Năm 2010, chỉ số
này là 1.2. Đến năm 2011, chỉ số này là 1.8, tăng 0.6 tương đương với 50%, do:
“Tổng nợ” năm 2011 tăng 866,340,393 đồng so với năm 2010, tương đương
tăng 380%; và “Vốn chủ sở hữu” tăng 231,264,560 đồng so với năm 2010,
tương đương tăng 20.6%.
 Tỷ số nợ trên tổng tài sản: Chỉ số này cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng
trong tổng cấu trúc vốn của công ty. Năm 2010, chỉ số này là 0.17. Đến năm
2011, chỉ số này là 0.46, tăng 0.29 tương đương 1.7%, do: “Tổng nợ” năm 2011
tăng 866,340,393 đồng so với năm 2010, tương đương tăng 380%; và “Tổng tài
sản” tăng 1,022,604,953 đồng so với năm 2010, tương đương tăng 75.7%.
 Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ số này cho biết với mỗi đồng
chi phí lãi vay thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo
thanh toán và được đo lường: Năm 2010, chỉ số này ko tồn tại, vì công ty không
tồn tại chi phí lãi vay. Năm 2011, chỉ số này là 9.25%.
 Chỉ số doanh lợi doanh thu: Chỉ số này thể hiện mức sinh lời trên
17
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
doanh thu, hay mức sinh lời của ngành/sản phẩm đặc thù của công ty. Năm
2010, chỉ số này là 0.04. Năm 2011, chỉ số này là 0.05, tăng 0.01 tương đương
tăng 25%, do: “Lợi nhuận sau thuế” năm 2011 tăng 125,742,583 đồng so với
năm 2010, tương đương tăng 119%; và “Doanh thu” năm 2011 tăng

1,931,760,874 đồng, tương đương tăng 74.64%.
 (ROA) Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản: Chỉ số này đo lường sức hiệu
quả của tài sản sau thuế và lãi vay. Năm 2010, chỉ số này là 0.08. Đến năm
2011, chỉ số này là 0.97, tăng 0.89 tương đương 11.125% so với năm 2010, do:
“Lợi nhuận sau thuế” năm 2011 tăng 125,742,583 đồng so với năm 2010, tương
đương tăng 119%, do: “Lợi nhuận sau thuế” năm 2011 tăng 125,742,583 đồng
so với năm 2010, tương đương tăng 119%; và “Tổng tài sản” năm 2011 tăng
1,022,604,953 đồng so với năm 2010, tương đương tăng 75.7%.
 (ROE) Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Chỉ số này đo lường mức
độ thu nhập của các khoản đầu tư của cổ đông. Năm 2010, chỉ số này là 0.09.
Năm 2011, chỉ số tăng lên thành 0.17, tức tăng 0.08 tương đương tăng 88.8%
do: “Lợi nhuận sau thuế” năm 2011 tăng 125,742,583 đồng so với năm 2010,
tương đương tăng 119%; và “Vốn chủ sở hữu” tăng 231,264,560 đồng so với
năm 2010, tương đương tăng 20.6%.
18
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC KIẾN NGHỊ NHẰM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
CỦA CÔNG TY ĐẠI MINH CHÂU
3.1. Định hướng phát triển
Trên cơ sở những kết quả đạt được trong năm 2011, căn cứ vào nhiệm vụ
và kế hoạch kinh doanh năm 2012 của công ty Đại Minh Châu , công ty đã đề ra
định hướng phát triển sau:
a/ Mục tiêu chung
Phát huy hiệu quả đầu tư, khai thác và sử dụng triệt để các nguồn cung cấp
hàng hóa, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh với mức tăng trưởng kinh tế từ 35%
trở lên.
b/ Chỉ tiêu cụ thể về hoạt động kinh doanh năm 2012
•Tổng doanh thu : 6 tỷ đồng

•Nộp ngân sách đạt : Tăng 10%
•Lợi nhuận : 2,5 tỷ đồng
•Thu nhập bình quân: 5,500,000 đồng
c/ Chăm lo đời sống nhân viên
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên, tổ
chức khám sức khoẻ định kỳ cho 100% nhân viên, duy trì và nâng cao chất
lượng bữa ăn giữa ca đảm bảo đủ định lượng. Tổ chức cho 30-40% đi thăm quan
học tập trong nước và nước ngoài.
Lắng nghe ý kiến của nhân viên, thực hiện đầy đủ nội dung thoả ước lao
động tập thể, nội qui, qui chế của công ty, đảm bảo công bằng, công khai và
khuyến khích người lao động gắn bó lâu dài với công ty, đào tạo nâng cao trình
độ nhân viên trong công ty.
Toàn thể nhân viên trong công ty quyết tâm đoàn kết nhất trí cao, phát huy nội
lực, đầu tư chiều sâu, khai thác triệt để và có hiệu quả các dự án kinh doanh có quy
mô, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại các cơ sở, tạo sức mạnh và mở rộng thị
trường trong nước để đạt mức doanh thu tăng hơn 6 tỷ đồng, hoàn thành vượt mức
19
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho
nhân viên trong công ty, xây dựng công ty Đại Minh Châu liên tục phát triển đáp
ứng kịp thời nhu cầu về ngành phụ tùng ô tô trong nước từ nay đến năm 2015.
3.2. Các kiến nghị
a/ Hoàn thiện công tác kế toán , kiểm toán
Theo trình tự phân tích tài chính, bước đầu tiên là thu thập thông tin, xử lý
thông tin, cuối cùng là dự đoán và ra quyết định. Trong bước thứ nhất, doanh
nghiệp cần thu thập các thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng
hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này bao gồm thông tin
kế toán và các thông tin quản trị khác, trong đó thông tin kế toán thực sự quan
trọng, các thông tin kế toán đầy đủ, kịp thời, chính xác giúp hoạt động phân tích
tài chính có thể thực hiện, và được thực hiện chuẩn xác, hiệu quả hơn, bởi vì

mọi hoạt động phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp đều dựa trên các
số liệu kế toán được lập hành quý, hàng năm Qua việc thực trạng hoạt động kế
toán, ta thấy để ứng dụng phân tích tài chính có hiệu quả trước hết phải hoàn
thiện công tác công tác kế toán, kiểm toán.
Hoàn thiện công tác kế toán, kiểm toán nhằm cung cấp những nguồn thông
tin cần thiết, đầy đủ, chính xác, cho hoạt động phân tích. Vì kế toán là việc quan
sát, ghi chép, phân loại, tổng hợp, các hoạt động của doanh nghiệp và trình bày
kết quả nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế,
chính trị, xã hội, và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp. Bộ phận kế toán có 5
người trình độ chuyên môn, nghiệp vụ không đồng đều, một số cán bộ đảm trách
khối lượng công việc quá nhiều nên không xử lý kịp thời các nghiệp vụ phát
sinh dẫn đến những sai sót.
Công tác hạch toán kế toán có vai trò tích cực đối với việc quản lý vốn tài
sản và phân tích các hoạt động tài chính trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, việc đổi mới và tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán để thích
nghi với yêu cầu và nội dung của quá trình đổi mới trong cơ chế quản lý là hết
sức cần thiết.
Song song với những công việc đó, việc thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội
bộ thường xuyên và nghiêm túc là hết sức cần thiết. Công tác này sẽ giúp phát
20
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
hiện những sai phạm hoặc lầm lẫn trong công tác kế toán ngay từ những bước
đầu, nhờ đó sẽ hạn chế ở mức cao nhất những sai lệch số liệu trong các khâu tiếp
theo và đặc biệt là khâu lập báo cáo kế toán. Việc kiểm tra, kiểm toán nội bộ
càng chặt chẽ thì công tác kinh doanh nói chung cũng như việc phân tích tài
chính càng chính xác. Để hỗ trợ cho công tác này cần tổ chức tốt công tác kế
toán, chuyển đổi theo chế độ kế toán mới nhằm tăng cường quản lý, kiểm tra,
kiểm soát quá trình kinh doanh.
b/ Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính
Yếu tố con người là một yếu tố quan trọng trong công tác phân tích tài

chính, muốn ứng dụng phân tích tài chính vào doanh nghiệp thì nhân tố con
người đóng vai trò quan trọng bởi vì không thể thực hiện phân tích tài chính bởi
một nhân viên không có nghệp vụ phân tích tài chính. Chất lượng phân tích tài
chính phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó yếu tố con người có ảnh hưởng rất lớn.
Nếu tất cả các yếu tố có tác động đến phân tích tài chính đều thuận lợi nhưng
công tác phân tích được giao cho người yếu về chuyên môn nghiệp vụ phân tích,
thiếu đầu óc quan sát, thiếu việc đánh giá sự vật trong mối quan hệ tài chính thì
chắc chắn kết quả phân tích sẽ không đáng tin cậy, phiến diện và các quyết định
đưa ra không sử dụng được, nếu sử dụng sẽ mang lại những thiệt hại cho doanh
nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, không có công tác
phân tích tài chính, hoặc nếu có thì giao cho phòng tài chính kế toán thực hiện
mà chuyên môn chính của họ là kế toán chứ không phải tài chính. Công ty cổ
phần Đại Minh Châu cũng không ngoại lệ. Việc phân tích tài chính của công ty
mới chỉ được thực hiện dưới hình thức thuyết minh báo cáo tài chính, chưa tạo
đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình tài chính của đơn vị; các nhân viên
chưa có chuyên môn về phân tích tài chính. Hơn nữa, với những thay đổi của hệ
thống kế toán, pháp luật Việt Nam có thể nói là thường xuyên. Vì vậy trong thời
gian tới, công ty cần có sự đầu tư thích đáng, có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ
cho các cán bộ kế toán để nâng cao chất lượng kết quả phân tích tài chính.
Để phân tích tài chính, người phân tích phải là những cán bộ có chuyên
môn, trình độ cao về tài chính, được đào tạo chính quy, am hiểu sâu rộng về đặc
21
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
điểm kinh doanh của công ty, nắm vững quy chế, chính sách quản lý tài chính,
chính sách thuế của nhà nước cũng như tình hình kinh tế trong nước và quốc tế,
những định hướng kinh doanh trong thời gian tới. Do đó, doanh nghiệp nên chú
trọng tổ chức đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính thông qua việc tổ
chức cho nhân viên tham gia học tập tại các trường đại học, hay tổ chức các
khoá học ngắn để nâng cao trình độ, công ty nên tổ chức các khoá bồi dưỡng
nghiệp vụ cho các nhân viên kế toán bằng cách mời các chuyên gia có kinh

nghiệm đến dạy hoặc cử nhân viên tham dự các lớp học về kế toán do Bộ tài
chính mở. Thêm vào đó, công ty cổ phần Đại Minh Châu hoạt động chính trong
lĩmh vực kinh doanh phụ tùng ô tô không những trong nước mà còn ở nước
ngoài, nên trong xu thế hội nhập hiện nay đội ngũ kế toán của công ty rất cần
thiết phải biết các chế độ kế toán quốc tế, vì vậy công ty nên cử nhân viên tham
dự các lớp học về kế toán Quốc tế do các tổ chức tài chính Quốc tế mở ở Việt
Nam và nếu có điều kiện nên cử nhân viên ra nước ngoài khảo sát thực tế công
tác phân tích tài chính.
Trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi
trường cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải
không ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của
phân tích tài chính ngày càng được khẳng định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có
một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về
đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, về môi trường kinh tế vĩ mô
cũng như các chính sách tài chính của Nhà nước, chính sách thuế, những xu thế
biến động của nền kinh tế trong và ngoài nước
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay đối với công ty là không có nhân
viên chuyên trách về phân tích tài chính, công việc này do các nhân viên phòng
tài chính - Kế toán thực hiện. Vì vậy, về lâu dài, công ty bên cạnh việc cử nhân
viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng năm cũng cần phải tuyển thêm người chuyên
trách việc phân tích tài chính của công ty hoặc cắt cử người có năng lực trong
số nhân viên của công ty để đào tạo thực hiện công tác phân tích tài chính của
công ty.
22
SV: Nguyễn Quang Nguyên - Lớp 309 TCN Ngành Tài chính Ngân hàng
Công ty cũng cần tổ chức hướng dẫn, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói
chung và cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có
liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mới được ban hành. Bên
cạnh đó, công ty nên tổ chức thi tuyển nhằm chọn ra những cán bộ trẻ có nghiệp
vụ về tài chính doanh nghiệp, năng động, sáng tạo, góp phần nâng cao hiệu quả

công việc.
c. Sử dụng đầy đủ thông tin
Để công tác phân tích tài chình đạt được kết quả chính xác, đánh giá đúng
thực trạng bức tranh tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu nhà phân tích phải kết
hợp đồng bộ nhiều nguồn thông tin.
3.3. Các kiến nghị
- Hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán để tạo cơ sở cho việc cung cấp
thông tin đầy đủ, chính xác: yêu cầu các doanh nghiệp phải lập đẩy đủ các báo
cáo tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tài chính
-Yêu cầu thực hiện công khai tài chính: Bắt buộc các doanh nghiệp phải lập
các báo cáo tài chính để công bố trên các phương tiện thôngtin đại chúng, từ đó
tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh,trên cơ sở đó buộc các doanh nghiệp phải
phân tích tài chính từ đó đưa ra các quyết định để có thể tồn tại trong nền kinh tế
cạnh tranh.
-Để tạo thuận lợi cho việc phân tích và nâng cao chất lượng phân tích, Nhà
nước đưa ra chuẩn hoá, thước đo hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua xây
dựng hệ thống chỉ tiêu ngành.
-Tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế quản lý tài chính đối với doanh
nghiệp.
Hoàn thiện hệ thống kế toán kiểm toán để tạo cơ sở cho việc cung cấp
thông tin đầy đủ, chính xác: yêu cầu các doanh nghiệp phải lập đẩy đủ các báo
cáo tài chính làm cơ sở cho việc phân tích tài chính
23

×