Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975 NCS. Mã Thanh Cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.08 KB, 24 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề bản sắc dân tộc (BSDT) trong văn hóa nghệ thuật trong hai thập
kỷ qua được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt và vẫn đang là một vấn đề
văn hóa cần được luận giải một cách thấu đáo. Trong thực tế, các ý kiến đánh giá
và nhận diện về BSDT trong văn hóa nghệ thuật còn rất trái ngược nhau.
Mặc dù đã đạt được một số thành tựu, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong
sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học nghệ thuật. Chúng ta “có rất ít tác phẩm
đạt đỉnh cao tương xứng với sự nghiệp cách mạng và kháng chiến vĩ đại của dân
tộc và thành quả đổi mới”
1.
Trong một bộ phận công chúng xuất hiện “tệ sùng bái
nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo thị hiếu và lối
sống thực dụng”
2
.
Nguy hiểm hơn nữa có những lúc còn “nảy sinh khuynh hướng phủ nhận
thành tựu văn hóa cách mạng và kháng chiến, đối lập văn nghệ với chính trị, nhìn
xã hội với thái độ bi quan, chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức năng
giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị suy giảm”
3
.
Riêng hội họa ở miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng, do điều kiện
lịch sử đặc biệt, nên có những nét đặc trưng riêng với dòng hội họa Cách mạng ở
vùng Giải phóng vừa có giá trị mỹ thuật, vừa có giá trị lịch sử và giá trị nhân văn.
Còn hội họa ở vùng Tạm chiếm, dù được tiếp cận với các xu hướng hội họa mới
vẫn mang bản sắc văn hóa dân tộc (BSVHDT) thể hiện ở tinh thần yêu nước, ý chí
tự lập tự cường, tính nhân đạo, lòng nhân ái khoan dung, lối sống giản dị, cần cù
sáng tạo Vì vậy, nghiên cứu hội họa giai đoạn này có thể góp phần xóa đi
những quan điểm chưa xác đáng về nghệ thuật tạo hình miền Nam nói chung và


Nam bộ nói riêng. Các công trình nghiên cứu mang tính khoa học có thể góp phần
khẳng định và phát huy giá trị di sản văn hóa nghệ thuật thời kỳ này, đồng thời
giúp cho các bảo tàng, đặc biệt là Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
trong công tác sưu tầm, trưng bày giới thiệu với công chúng về các giá trị của hội
họa miền Nam giai đoạn 1954 - 1975.
Hội họa Việt Nam thế kỷ XX đã có những bước phát triển quan trọng, luôn
gắn với từng giai đoạn lịch sử của dân tộc, phản ánh đời sống xã hội một cách
sinh động, phát huy những giá trị truyền thống của nghệ thuật dân tộc và tiếp thu
những cái mới, tiến bộ của nền hội họa thế giới. Song, cho đến nay việc nghiên
cứu, đánh giá về hội họa thế kỷ XX, đặc biệt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ chưa
thực sự tương xứng với tầm vóc của nó. Hơn nữa, khi đánh giá về những tác phẩm
hội họa được sáng tác tại vùng Tạm chiếm, nhất là Sài Gòn trong giai đoạn 1954 –
1975, có ý kiến chưa khách quan vì cho rằng hội họa ở khu vực bị ảnh hưởng
nặng nề của hội họa phương Tây, mang tính chất thực dân,
________________________
1, 2
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
lần IX, Hà Nội, tr.43
3
Hồ Chí Minh (1967), Bàn về văn hóa, văn nghệ, NXB Sự thật, Hà Nội, tr.48
không thể so sánh với hội họa ở miền Bắc về chất lượng nghệ thuật và nội dung
2
không sát với đời sống thực tế, không quan tâm đến vấn đề dân tộc.
Bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi rất chú
trọng đến việc sưu tầm những tác phẩm hội họa giai đoạn này. Nhưng công việc
làm hồ sơ, cung cấp thông tin, tư liệu về tác giả, tác phẩm còn gặp rất nhiều khó
khăn vì còn quá ít công trình nghiên cứu về hội họa giai đoạn này.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, đặc biệt là những yêu cầu về việc khẳng
định giá trị của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954-1975; cũng như khuyến khích sự
đầu tư sáng tác những tác phẩm hội họa có giá trị tương xứng mang đậm

BSVHDT nên chúng tôi chọn vấn đề “Bản sắc dân tộc trong hội họa miền Nam
giai đoạn 1954-1975” làm đề tài luận án của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề BSDT trong hội họa Việt Nam đã được đề cập trong một số công
trình nghiên cứu, bài viết về văn hóa cũng như các công trình nghiên cứu về mỹ
thuật.
Về hội họa hiện đại Việt Nam cũng đã có một số nhà nghiên cứu, phê bình
mỹ thuật quan tâm trong thời gian vừa qua.
Tại Sài Gòn, trước năm 1975 có các bài viết về mỹ thuật thường được in
trong một số báo, tạp chí như: “Tạp chí Bách Khoa”, “Ánh đèn dầu”, “Tạp chí
Văn hóa”….
Sau năm 1975 có một số bài viết về hội họa miền Nam trong các báo, một
số tạp chí Tạp chí Mỹ thuật của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Viện Mỹ thuật, Cục Mỹ
thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật của Viện
Văn hóa….
Nhìn chung, về hội họa miền Nam nói chung và Nam bộ nói riêng giai đoạn
1954-1975 hiện chưa được nghiên cứu sâu và ít được đề cập hay đề cập chưa đủ,
thiếu khách quan, với những nhận xét thiên lệch trong một số sách, tư liệu về lịch
sử mỹ thuật Việt Nam. Vấn đề này chưa trở thành đối tượng trình bày trong một
công trình chuyên biệt nào nhìn từ góc độ văn hóa cũng như mỹ thuật.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu những tác phẩm để làm rõ BSDT trong
hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, khẳng định những giá trị tinh thần và
những tác động của những giá trị đó đến đời sống xã hội trong quá khứ, hiện tại
cũng như trong tương lai.
Đối tượng nghiên cứu của luận án là BSDT trong hội họa được thể hiện qua
nội dung và hình thức các tác phẩm ra đời tại Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là những tác phẩm hội họa giai đoạn 1954-
1975 được sáng tác tại Nam bộ, cụ thể là ở vùng Giải phóng và vùng Tạm chiếm.
Do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên trong luận án này chúng tôi

chỉ tập trung ở các tác phẩm được sáng tác bởi các họa sĩ được đào tạo trong
trường lớp, mà không đề cập đến mảng mỹ thuật dân gian.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
Các phương pháp nghiên cứu chúng tôi vận dụng trong luận án gồm:
3
- Phương pháp hệ thống – cấu trúc: xem hội họa như một hệ thống cấu trúc
nhỏ và là thành tố trong hệ thống cấu trúc văn hóa.
- Phương pháp thống kê: thống kê các yếu tố thể hiện bản sắc trong những
nhóm tác phẩm được khảo sát thông qua việc tìm hiểu, phân tích các chủ đề,
các hình tượng nghệ thuật và hình thức thể hiện tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa
những tác phẩm cùng thể loại của các họa sĩ Việt Nam và một số họa sĩ thế
giới, giữa vùng Giải phóng và vùng Tạm chiếm để làm nổi BSDT trong hội họa
Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, nhất là các chuyên ngành văn hóa
học, mỹ thuật học để làm cơ sở cho quá trình phân tích, so sánh ở các chương
tiếp theo.
- Phương pháp thực nghiệm: với thuận lợi về vị trí công tác nên trực tiếp
xem, nghiên cứu các bộ sưu tập tranh của Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Minh, các trưng bày chuyên đề tại đây trong 28 năm qua.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu các tác
giả.
Chúng tôi sử dụng các nguồn tư liệu sau:
- Những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam, đặc biệt là những tác phẩm
ra đời tại Nam bộ trong giai đoạn 1954 -1975.
- Các sách chuyên khảo, những công trình nghiên cứu, các tạp chí chuyên
ngành, các bài viết của các tác giả Việt Nam và nước ngoài về văn hóa, bản sắc
văn hóa, nghệ thuật học, mỹ thuật học và lịch sử mỹ thuật.
- Những thông tin lưu lại từ các cuộc phỏng vấn sâu.
- Nguồn tư liệu trên mạng internet gồm: các bài viết, video về chuyên

ngành văn hóa học, mỹ thuật học
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Từ góc nhìn văn hóa, luận án trình bày một cách có hệ thống, chuyên sâu
về BSVHDT trong các tác phẩm hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975.
- Khẳng định vai trò của văn hóa – nghệ thuật trong kháng chiến cũng như
xây dựng đất nước.
- Luận án góp phần khẳng định sự cần thiết khách quan phải nghiên cứu,
gìn giữ và phát huy những di sản văn hóa nghệ thuật để góp phần gìn giữ
BSDT trong thời đại hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể góp phần định hướng cho chuyên
ngành sáng tác và ngành nghiên cứu phê bình lý luận mỹ thuật.
- Kết quả nghiên cứu có thể góp phần khuyến khích các họa sĩ sáng tác
những tác phẩm mỹ thuật vừa mang tính dân tộc vừa mang tính hiện đại qua
nội dung cũng như hình thức thể hiện.
- Luận án có thể sử dụng như một trong những tài liệu giảng dạy về văn
hóa và mỹ thuật Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 trong các trường trung học
và đại học.
4
- Luận án là một tài liệu có ý nghĩa quan trọng mang tính chất thực tiễn đối
với các bảo tàng, đặc biệt đối với Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh,
trong việc nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày Bộ sưu tập mỹ thuật Nam bộ giai
đoạn 1954-1975.
- Luận án là một tài liệu sinh động và hấp dẫn có ý nghĩa quan trọng trong
công tác tuyên truyền giáo dục về truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
và giáo dục thẩm mỹ.
6. Kết cấu và quy cách trình bày luận án
Phần chính văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, hình ảnh
minh họa, luận án được chia làm ba chương với 7 tiết và 17 tiểu tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ HƯỚNG TIẾP CẬN

1.1. Dân tộc, bản sắc, bản sắc dân tộc
1.1.1. Dân tộc
Tộc người với các hình thái kinh tế - xã hội như một cơ thể xã hội gồm tập
thể những con người luôn thống nhất, có tên tự gọi (tên chính trị), chiếm một lãnh
thổ nhất định (khởi nguyên là quyền sở hữu đất đai của một cộng đồng) và cùng
có những đặc điểm chung về ngôn ngữ và văn hóa.
Lịch sử loài người với tính cách là tổng thể lịch sử của các cộng đồng. Quá
trình hình thành nhà nước trong lịch sử nhân loại khởi đầu từ tộc người đã được
Mác và Ăngghen đề cập trong các tác phẩm của mình. Ở đây, có thể diễn giải quá
trình đó theo theo bảng sau:
Bảng 1:
Thị tộc,
bộ tộc
 Tập đoàn người (có sự khác
nhau về sở hữu)
 Giai cấp (đấu
tranh giai cấp)

Nhà
nước
Con người với tính cách là con người hiện thực, là chủ thể lịch sử có quá
trình hình thành và phát triển gắn với sự biến đổi của các phương thức sản xuất
trong những điều kiện địa lí tự nhiên nhất định. Chủ thể lịch sử khẳng định không
gian sinh tồn của mình thông qua việc xác định chủ quyền lãnh thổ. Quá trình
hình thành dân tộc trong lịch sử nhân loại bắt đầu từ mối quan hệ giữa con người
với môi trường sống (theo Mác và Ăngghen) được diễn giải theo bảng sau:
Bảng 2:
Con người
trong môi
trường

sống
 Xác
định chủ
quyền
lãnh thổ
 Phân li và hợp nhất các hình
thái cộng động người từ các
nguyên nhân kinh tế, chính trị,
văn hóa
Dân tộc
Sự “phân li và hợp nhất các hình thái cộng đồng người từ các nguyên
nhân kinh tế, chính trị, văn hóa” hình thành dân tộc. Như vậy, dân tộc tính có thể
tìm thấy qua các bình diện kinh tế, chính trị, văn hóa. Khi nghiên cứu dân tộc tính,
tác giả công trình này có thiên hướng đi vào bản chất của tộc người để làm rõ tính
dân tộc trong hội họa. Điều này dễ hiểu bởi đi tìm thuộc tính dân tộc (nation) hay
5
quốc gia dân tộc (state-nation) trong hội họa là điều không dễ, nếu không nói là
cực kì phức tạp. Hội họa miền Nam có sự tham gia của nhiều họa sĩ thuộc các tộc
người trong khu vực Nam bộ. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả
tập trung sử dụng những tác phẩm của các tác giả người Việt. Vì vậy, dân tộc tính
được thể hiện trong công trình này là chủ yếu là Việt tính.
1.1.2. Bản sắc
Thuật ngữ bản sắc được giải thích khá thống nhất trong các từ điển Hán
-Việt, từ điển tiếng Việt. Theo đó, bản là gốc, cái thuộc về phần mình, gốc đầu
mọi việc; sắc là màu, vẻ, dung mạo. Bản sắc còn có một nghĩa khác là tính chất
đặc biệt vốn có. Trong tiếng Anh, identity (bản sắc) có nghĩa là đồng nhất. Sự
đồng nhất hóa làm nên bản sắc của một đối tượng. Dựa vào sách vở và thực tế áp
dụng, chúng ta có thể rút ra một số điểm đáng lưu ý từ nội dung của các định
nghĩa vừa nêu như sau:
- Bản sắc gắn với quá trình hình thành và phát triển của đối tượng.

- Bản sắc thể hiện sự đồng nhất qua hàng loạt sự vật, hiện tượng.
- Bản sắc chứa đựng những nét riêng để có thể nhận ra diện mạo và bản
chất một đối tượng.
- Bản sắc có xu hướng tiến tới đồng nhất hóa nên không phải là những cái riêng
lẻ, chi tiết, vì vậy, càng khái quát càng dễ tiếp cận bản sắc của một đối tượng.
Các nội dung nêu trên được xem là những tiêu chí đủ để xem xét bản sắc
của một nền văn hóa.
BSDT được thể hiện trên cả hai bình diện vật thể và phi vật thể. Tuy nhiên,
BSDT không phải là các sự vật hiện tượng cụ thể, cũng không phải là các phương
thức về y dược, ẩm thực, âm nhạc, hội họa Do BSDT luôn gắn với chủ thể nhất
định nên BSDT chính là “cá tính” của chủ thể văn hóa. Tìm kiếm BSDT, chúng
tôi đặc biệt lưu ý đến vai trò của ý thức tộc người.
Cách tiếp cận BSDT ở bình diện ý thức tộc người, theo phương pháp logic
hướng vào quan sát quan điểm, thái độ của chủ thể trước tác động của hiện thực
khách quan và hiện thực lịch sử cho thấy tính cách tộc người được hình thành từ ý
thức của cộng đồng dân tộc trước các biến động phức tạp của hiện thực lịch sử.
BSDT chính là ý thức tộc người được tích hợp từ điều kiện sống và hình
thức tồn tại cụ thể của cộng đồng cư dân có chung tộc danh. Quá trình này được
mô tả theo bảng sau:
Bảng 3:
Môi trường
Phương thức
sống
 Cung cách
ứng xử với tự
nhiên và xã
hội
 Đặc trưng
dân tộc
 BS dân tộc

Quá trình hình thành nhà nước, dân tộc
Bản sắc của mỗi dân tộc giúp cho dân tộc đó giữ được tính độc đáo, tính
thống nhất và tính nhất quán của mình. BSDT là hệ giá trị được thể hiện trong mọi
lĩnh vực của đời sống, được chuyển thành các chuẩn mực xã hội và có vai trò định
6
hướng cho sự lựa chọn trong hành động của cá nhân và cộng đồng từ đời này sang
đời khác. Đó là ý thức được biểu hiện qua lối sống, cách suy nghĩ, ứng xử của
cộng đồng dân cư trước hiện thực lịch sử xã hội.
Mặt khác, “BSDT không phải là những gì riêng của dân tộc mình, mà nó là
tất cả những nét đặc sắc của dân tộc tạo thành trong trường kỳ lịch sử, trong cuộc
giao lưu văn hóa phức tạp, để kiên định một bản lĩnh mà tồn tại đĩnh đạc, ta mãi là
ta, ta ngày càng đậm càng sắc trong trào lưu tiến hóa của loài người”
1
.
BSDT của cộng đồng các dân tộc sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam được
hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước và là sự kết hợp giữa
các yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Những yếu tố nội sinh là nét riêng độc đáo do
chính cha ông chúng ta sáng tạo, xây dựng, bảo tồn qua nhiều giai đoạn lịch sử.
Các yếu tố ngoại sinh là những gì được tiếp thu một cách chọn lọc, phù hợp với
BSDT trong quá trình tiếp xúc với các nền văn hóa khác.
1.1.3. Bản sắc dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc
BSDT trong nghệ thuật hội họa được thể hiện thông qua BSVHDT. Văn
hóa phản ánh và thể hiện một cách sống động toàn bộ cuộc sống con người trong
suốt quá trình lịch sử. Văn hóa tạo nên một hệ thống các giá trị truyền thống bao
gồm thẩm mỹ và lối sống, từ đó từng dân tộc xây dựng nên bản sắc riêng của
mình. Văn hóa là tất cả những gì con người đã bỏ công sức để tạo ra; nó khác với
những gì tồn tại trong tự nhiên ngoài con người.
Nói về khái niệm văn hóa đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra, theo thống
kê, đến nay đã có trên 400 định nghĩa bởi những cứ liệu, mục đích và từ góc nhìn
khác nhau. Ở Việt Nam, vấn đề bản sắc văn hóa đã được nhiều tác giả quan tâm,

nghiên cứu với những cách đặt vấn đề, tiếp cận khác nhau, nhưng vẫn có ba điểm
chung nhất:
- Bản sắc văn hóa là hệ thống các giá trị đặc trưng, tồn tại ổn định và lâu
dài trong truyền thống văn hóa dân tộc.
- Bản sắc văn hóa chính là cái để phân biệt nền văn hóa này với nền văn
hóa khác
- Bản sắc văn hóa được duy trì, tái tạo cùng với sự cải biến trong giới hạn
để vừa lưu trữ quá khứ vừa phù hợp với hiện tại đã tạo nên sức sống của mỗi
nền văn hóa.
Bản sắc văn hóa là cái cốt lõi, đặc trưng riêng có của một cộng đồng văn
hóa trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Bản sắc văn hóa thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống – ý thức
_________________________
1
Chu Quang Trứ (2013) Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật, tr.
111].
của một cộng đồng bao gồm: cội nguồn, cách tư duy, cách sống, cách dựng nước,
giữ nước, sáng tạo văn hóa, khoa học, nghệ thuật.
BSVHDT có thể tìm thấy trong những sản phẩm văn hóa nhưng cụ thể và
sinh động nhất vẫn là ở trong thái độ ứng xử của chủ thể văn hóa. Chính lối sống,
cách suy nghĩ, cách giải quyết các quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội
7
đã làm nên tinh thần, cốt cách của từng dân tộc.
BSVHDT là cái định hướng cho mọi sáng tạo văn hóa, là cái ổn định nhất
nhưng không phải là cái bất biến, là cái góp phần làm nên các giá trị tinh thần và
vật chất của một dân tộc.
Ở loại hình nghệ thuật hội họa, BSDT được người nghệ sĩ thể hiện ở nội
dung và hình thức các tác phẩm.
Về nội dung, BSDT thể hiện qua chủ đề tư tưởng, qua hình tượng nghệ
thuật. Các hình tượng nghệ thuật – như đã trình bày, thể hiện lối sống, cách suy

nghĩ, cách giải quyết các quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội đã tạo nên
BSDT.
Về hình thức, BSDT thể hiện qua ngôn ngữ nghệ thuật và bằng chất liệu
hội họa. Đó là đường nét, hình họa, màu sắc, bố cục và các vật liệu được sử dụng
trong hội họa truyền thống. Chất liệu hội họa và các phương thức thể hiện mang
tính truyền thống là kết tinh sự lựa chọn kỹ lưỡng của nhiều thế hệ nghệ sĩ đi
trước trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Giá trị hội họa của một dân tộc thể hiện
qua ý thức lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống, biết tích hợp những giá
trị tinh hoa của dân tộc với tinh hoa nhân loại.
1.2. Nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa Việt Nam
1.2.1. Hội họa
+ Khái niệm hội họa
Tuy nhiều cách diễn đạt khác nhau nhưng vẫn có các điểm tương đồng và
thống nhất. Hội họa là loại hình nghệ thuật phản ánh “cái đẹp” bằng màu sắc,
đường nét, hình khối. Tác phẩm hội họa mang tính độc bản, được tạo ra bằng vật
chất, tồn tại trong không gian, phản ánh quan niệm về “cái đẹp” và khả năng thể
hiện quan niệm đó của từng thời đại. Là một loại hình mỹ thuật, bộ phận cấu
thành của văn hóa, hội họa, thực hiện chức năng thẩm mỹ, góp phần vào việc duy
trì và phát huy BSDT.
+ Nguồn gốc hội họa
Về nguồn gốc ra đời của hội họa đã có những cách lý giải khác nhau như
do bản năng con người thích bắt chước những gì có trong thực tế, do nhu cầu tự
bộc bạch của người nghệ sĩ, do nhu cầu vui chơi giải trí của con người, do thế lực
siêu nhiên chi phối con người. Nhưng theo chúng tôi, nghệ thuật nói chung và hội
họa nói riêng ra đời do nhu cầu thực tế của đời sống, nó mô phỏng hiện tượng, sự
vật và góp phần vào quá trình phát triển của xã hội loài người.
+ Chủ đề của hội họa
Chủ đề của hội họa là vấn đề chủ yếu được quán triệt trong nội dung tác
phẩm, theo một khuynh hướng tư tưởng nhất định. Từ xa xưa, thiên nhiên và con
người đã luôn là đối tượng để các họa sĩ khai thác ở nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, ở

mỗi khu vực, trong mỗi dân tộc, ở mỗi giai đoạn hai đối tượng đó có thể có vị trí
và được thể hiện khác nhau. Thiên nhiên và con người Việt Nam luôn mang lại
xúc cảm cho các thế hệ họa sĩ Việt Nam và mang bản sắc riêng trong các tác
phẩm hội họa thông qua nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện.
+ Hình tượng hội họa
8
Hình tượng nghệ thuật đã được định nghĩa là “hình ảnh các sự vật, trọng
tâm là người, vật, phong cảnh thông qua ghi chép thực tế hoặc trí nhớ của họa sĩ.
Bằng óc sáng tạo và bàn tay khéo léo, họa sĩ tạo ra những hình tượng hội họa
trong tranh”
1
. Hình tượng có ý nghĩa sâu sắc, đặc trưng và có tác động mạnh tới
người xem.
+ Ngôn ngữ của hội họa
Hội họa có thể hiểu là một bộ môn nghệ thuật tạo hình đặc trưng bởi sự
biểu hiện không gian trên mặt phẳng bằng các yếu tố đường nét, màu sắc, mảng,
bố cục. Về vai trò và vị trí của các yếu tố ngôn ngữ hội họa, trong lịch sử mỹ thuật
có những quan niệm khác nhau. Nhưng trong thực tế, vai trò của đường nét, hình
khối, màu sắc trong tác phẩm nghệ thuật hội họa là đồng đều và chúng có quan hệ
chặt chẽ với nhau và góp phần tạo nên BSDT trong tác phẩm.
+ Chất liệu hội họa
Trong bất kỳ loại hình nghệ thuật nào cũng có chất liệu riêng với những đặc
thù để chuyển tải ý tưởng sáng tạo của nghệ sĩ. Lịch sử hội họa thế giới đã chứng
minh sự phong phú, đa dạng của nhiều loại chất liệu khác nhau.
Các chất liệu vẽ hình gồm: bút chì, chì than, than, bút sắt, bút dạ
Các chất liệu vẽ màu gồm : gồm màu keo (tempera), sơn dầu, bột màu, màu
nước, lụa, sơn mài, khắc gỗ.
1.2.2. Các góc độ nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa Việt
Nam
Tìm hiểu BSVHDT trong hội họa Việt Nam là xác định những nét đặc

trưng của chúng trong những mối quan hệ cơ bản giữa văn hóa với môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội. Vì bản thân môi trường tự nhiên và môi trường xã
hội, với tính đa dạng, phức tạp của nó tác động đến sáng tạo nghệ thuật và có thể
làm thay đổi cả bản sắc văn hóa.
+ Trường hợp hội họa Việt Nam trước thế kỷ XX
Hội họa Việt Nam, so với các loại hình nghệ thuật khác, chỉ thừa hưởng
một di sản khá khiêm nhường, nhưng người họa sĩ Việt Nam còn may mắn được
thừa hưởng những hạt mầm ở phạm vi mỹ học in sâu và lưu giữ nơi ký ức tập thể
của dân tộc.
+ Trường hợp hội họa Việt Nam hiện đại
_____________________________
1
Đặng Bích Ngân (2002), Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông, NXB Giáo dục,
Hà Nội, tr.73.
Mỹ thuật hiện đại Việt Nam hình thành vào đầu thế kỷ XX đã phản ánh rõ
nét đặc trưng của BSVHDT. Sự giao lưu giữa phương Đông và phương Tây diễn
ra sôi động đã góp phần tạo ra sự biến đổi diện mạo của văn hóa Việt Nam nói
chung, hội họa Việt Nam nói riêng. Sự du nhập những yếu tố văn hóa ngoại lai
bên cạnh văn hóa truyền thống đã làm biến đổi và làm phong phú nền văn hóa dân
tộc, nhưng bản sắc văn hóa Việt Nam trong hội họa vẫn được bảo tồn bởi những
9
yếu tố nội sinh, những hạt mầm ở phạm vi mỹ học in sâu và lưu giữ trong ký ức
của người Việt.
1.3. Định hướng nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc trong hội họa
miền Nam giai đoạn 1954 – 1975
1.3.1. Tiêu chí nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc qua nội dung
+ Tiêu chí chủ đề
Hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 đã kế thừa những nội dung trong
hội họa truyền thống, nhất là hội họa Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời đã
tạo ra những đặc trưng riêng trong một hoàn cảnh cụ thể và một không gian cụ thể

ở Nam bộ trong những năm chiến tranh chống Mỹ.
+ Tiêu chí hình tượng nghệ thuật
Sống trong xã hội một giai đoạn lịch sử đặc biệt dân tộc, tại các môi trường
sống khác nhau, nhưng với rung cảm tinh tế của người nghệ sĩ, các họa sĩ Nam
bộ giai đoạn 1954 – 1975 đã xây dựng nên những hình tượng nghệ thuật đặc sắc
của thiên nhiên và con người Nam bộ.
1.3.2. Tiêu chí nhận diện bản sắc văn hóa dân tộc qua hình thức
BSVHDT trong hội họa Nam bộ xuất phát từ ý thức của các họa sĩ về
BSDT trong quá trình sáng tác tác phẩm và trong đào tạo đội ngũ nghệ sĩ.
+Tiêu chí về ngôn ngữ và xu hướng sáng tác
Tiêu chí ngôn ngữ hội họa: môi trường thiên nhiên Nam bộ và xã hội đã có
ảnh hưởng mạnh và tạo nét riêng cho hội họa Nam bộ ở khía cạnh ngôn ngữ hội
họa (đường nét, mảng khối, màu sắc và bố cục tác phẩm).
Tiêu chí về xu hướng sáng tác: nếu môi trường tự nhiên có ảnh hưởng
nhiều đến việc hình thành các yếu tố BSDT trong ngôn ngữ, thì môi trường xã hội
lại thể hiện rõ ở cách tiếp cận, ứng xử với các xu hướng mới trong hội họa Nam
bộ giai đoạn 1954 -1975.
Hình thức thể hiện: BSDT được thể hiện ở hai khía cạnh: bảo tồn, phát huy
lối tạo hình truyền thống và thể hiện tính dung nạp, sáng tạo của hội họa Việt
Nam.
+ Tiêu chí chất liệu
Phát huy những thành tựu của tranh dân gian và hội họa nửa đầu thế kỷ
XX, hội họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 tiếp tục góp phần khẳng định giá trị
của mình trong việc bởi hai yếu tố: môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. bảo
tồn BSVHDT , thể hiện qua các chất liệu lụa, sơn mài và sơn dầu.
10
Tiểu kết
Từ các công trình nghiên cứu văn hóa của các tác giả trong và ngoài nước,
chúng tôi đã xác lập cơ sở lý thuyết làm nền tảng và trên những cơ sở đó tiếp cận
BSDT thông qua bản sắc văn hóa trong mỹ thuật và trong hội họa miền Nam giai

đoạn 1954- 1975.
1. BSVHDT trong nghệ thuật Việt Nam chịu tác động bởi môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội.
2. Hội họa Việt Nam là một bộ phận của văn hóa dân tộc, nó vừa là văn
hóa vật thể vừa là văn hóa phi vật thể. Bản sắc văn hóa trong hội họa Việt Nam
được thể hiện qua nội dung và hình thức tác phẩm hội họa.
3. Do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt nên tác phẩm của các họa sĩ vùng Tạm
chiếm và vùng Giải phóng đã thể hiện BSDT khác nhau qua nội dung và hình
thức tác phẩm. Nhưng điểm chung là họ đều thể hiện tình yêu quê hương, đất
nước và con người Việt Nam, ca ngợi những giá trị truyền thống quí báu của nền
văn hóa Việt Nam. Hội họa Nam bộ đã góp phần tạo nên bức tranh sinh động
của hội họa Việt Nam ở một thời kỳ lịch sử dân tộc.
Chương 2
BẢN SẮC DÂN TỘC QUA NỘI DUNG TÁC PHẨM HỘI HỌA
2.1. Bản sắc dân tộc qua nội dung hội họa vùng Giải phóng
2.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề hội họa vùng Giải phóng
+ Bản sắc dân tộc thể hiện ở tinh thần yêu nước của các họa sĩ kháng
chiến
Tiếp nối truyền thống từ thời kỳ chống Pháp, đầu thập niên 60, ủng hộ chủ
trương kháng chiến của Đảng, rất nhiều họa sĩ đã thể hiện lòng yêu nước bằng
việc tình nguyện tham gia kháng chiến, sống, sáng tạo ở bưng biền, chiến khu,
những vùng chiến tranh ác liệt. Không ít họa sĩ đã hi sinh tại chiến trường.
Những ghi chép sáng tác của họ đã cổ vũ, động viên quân và dân trong cuộc đấu
tranh chống đế quốc Mỹ, giải phóng dân tộc.
+ Chủ đề thiên nhiên trong hội họa vùng Giải phóng
Thiên nhiên Nam bộ được thể hiện trong hội họa vùng Giải phóng vừa
đẹp vừa tang thương. Thông qua chủ đề thiên nhiên, người họa sĩ kháng chiến
thể hiện tinh thần yêu nước nồng nàn của mình bằng cách:
- Ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên miền Nam tươi đẹp
- Tố cáo tộc ác của Mỹ tàn phá, hủy diệt thiên nhiên

+ Chủ đề con người trong hội họa vùng Giải phóng
Chủ đề con người chiếm nhiều nhất trong hội họa vùng Giải phóng. Chính
ở mảng chủ đề này các họa sĩ kháng chiến đã thể hiện sinh động nhất những giá trị
của bản sắc văn hóa của con người Nam bộ trong hoàn cảnh của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Các chủ đề về con người gồm:
- Ca ngợi tinh thần yêu nước của con người Nam bộ
- Khát vọng hòa bình và ước mong đất nước được thống nhất
- Những sinh hoạt thường ngày trong chiến tranh
11
- Lòng nhân ái khoan dung
2.1.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình tượng nghệ thuật trong hội
họa vùng Giải phóng
+ Hình tượng thiên nhiên đậm nét Nam bộ
- Hình tượng thiên nhiên miền Tây Nam bộ được thể hiện là những cảnh
trời mây, sông nước bao la, những cánh đồng rộng lớn và những vườn cây trái
xum xuê của miền Tây Nam bộ. Đó cũng chính là tình yêu quê hương đất nước
của người họa sĩ kháng chiến.
- Hình tượng thiên nhiên miền Đông Nam bộ được tái hiện vừa hùng vĩ vừa
hoang tàn.
+ Hình tượng con người đậm chất Nam bộ
Hình ảnh con người có lẽ chiếm nhiều nhất trong số Ký họa miền Nam.
Những đặc trưng của con người Nam bộ được gạn lọc, đúc kết trong những hình
tượng người nông dân, người phụ nữ, anh bộ đội, những chiến sĩ cách mạng,
thanh niên xung phong, cán bộ Cách mạng ở địa phương. Đó là những con người
bình dị, mộc mạc, chân tình, rộng lượng và bao dung trong cuộc sống đời thường,
nhưng rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu chống quân thù, luôn cố gắng
vượt khó khăn, sống lạc quan và yêu đời, tin tưởng vào một chiến thắng tất yếu
trong cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc.
2.1.3. Những giá trị về nội dung của hội họa vùng Giải phóng
Tinh thần yêu nước, ý chí độc lập dân tộc, khát vọng hòa bình, lòng nhân ái

khoan dung đã tạo nên giá trị nội dung của Ký họa miền Nam trong thời kỳ kháng
chiến chống Mỹ.
+ Giá trị lịch sử:
Giá trị lịch sử của hội họa vùng Giải phóng trước hết là giá trị lịch sử văn
hóa.
Ký họa miền Nam – những trang nhật ký bằng tranh, là những tư liệu quý
giá về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam.
+ Giá trị nhân văn
Giá trị nhân văn trước hết được thể hiện ở lòng yêu nước của các họa sĩ
kháng chiến. Họ không chỉ được chứng minh bằng ý chí kiên cường, gác lại tình
riêng, vượt Trường Sơn, ra bưng biền, để hoạt động nghệ thuật, mà còn ở sự hy
sinh cao cả.
+ Giá trị nghệ thuật (ở khía cạnh nội dung).
Ký họa là tư liệu quý của các họa sĩ kháng chiến trong quá trình xây dựng
tác phẩm về đề tài này.
+ Giá trị thực tiễn
Thông qua việc trưng bày, các ký họa kháng chiến đã trở thành món ăn tinh
thần của quân và dân Nam bộ, cổ vũ, động viên tinh thần quân dân miền Bắc
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc.
Ngày nay, những giá trị nội dung, tư tưởng trong các ký họa kháng chiến vẫn
đang được phát huy hiệu quả trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam độc lập, hòa bình và toàn vẹn lãnh thổ.
12
2.2. Bản sắc dân tộc qua nội dung hội họa vùng Tạm chiếm
2.2.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chủ đề tác phẩm vùng Tạm chiếm
+ Bản sắc dân tộc qua ý thức của các họa sĩ vùng Tạm chiếm
Các họa sĩ ở vùng Tạm chiếm đã sống trong một môi trường văn hóa của
một giai đoạn và điều kiện lịch sử đặc biệt. Họ đã tự do sáng tác và tác phẩm của
họ mang những nét riêng thể hiện BSVHDT. Đó là một “kiểu lựa chọn” của các
họa sĩ - chủ thể sáng tạo nghệ thuật. Những yếu tố góp phần tạo nên các đặc trưng

của bản sắc văn hóa Nam bộ đã được hình thành trong quá trình họ sống và học
tập chuyên môn.
Tinh thần yêu nước của các họa sĩ vùng Tạm chiếm được thể hiện bằng sự
rung động trước vẻ đẹp của những phụ nữ, sự hồn nhiên, ngây thơ của trẻ em, ca
ngợi những vị anh hùng dân tộc, xót xa, thương cảm trước những mảnh đời bất
hạnh trong chiến tranh và ước vọng về đất nước thống nhất và thanh bình.
+ Chủ đề đất nước, dân tộc
Các họa sĩ sống và sáng tác ở nội đô Sài Gòn đã phản ánh sinh động một
thực tiễn lịch sử vùng Nam bộ trong thời kỳ chiến tranh, góp phần bảo lưu và phát
huy những giá trị của bản sắc văn hóa Việt Nam thông qua các chủ đề:
- Ca ngợi những cảnh sắc thiên nhiên đất nước
- Ước mong đất nước được hòa bình và thống nhất
+ Chủ đề về con người Việt Nam
Con người luôn là chủ đề chính trong các tác phẩm hội họa vùng Tạm
chiếm. Đó là các chủ đề:
- Tự hào về con người Việt Nam: đề tài lịch sử dân tộc đã xuất hiện trong
nhiều tác phẩm hội họa Nam bộ giai đoạn 1954-1975. Đây là một “kiểu lựa chọn”
phù hợp để nói lên tinh thần yêu nước của mình hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Đó là
cách thể hiện lòng tự hào về truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân ta vì
nền độc lập dân tộc, sự trăn trở của nghệ sĩ và lời nhắc nhở về trách nhiệm của
mỗi người dân trước vận mệnh đất nước. Các họa sĩ vùng Tạm chiếm không thể
nói thẳng như các họa sĩ vùng Giải phóng với những khẩu hiệu hừng hực khí thế
tiến công.
- Phản đối chiến tranh và khát vọng hòa bình cho nhân dân: sống trong
không khí ngột ngạt của chiến tranh, hàng ngày phải chứng kiến sự khổ đau của
đồng bào, nhiều nghệ sĩ đã thể hiện tinh thần phản chiến tranh và mong ước hòa
bình cho đất nước trong các tác phẩm của mình.
2.2.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình tượng nghệ thuật trong hội
họa vùng Tạm chiếm
+ Hình tượng thiên nhiên đậm nét Nam bộ

Thông qua thể loại tranh phong cảnh, hình tượng thiên nhiên Nam bộ đã
được khắc họa rõ nét trong những trong các tác phẩm hội họa miền Nam giai đoạn
1954 – 1975. Hình ảnh những cánh đồng rộng lớn bao la, những dòng sông chở
nặng phù sa của vùng sông nước Cửu Long và cánh rừng đất đỏ miền Đông Nam
bộ đã được thể hiện trong tranh chính là tình cảm của người họa sĩ với quê hương
Nam bộ. Người nghệ sĩ không thể hiện một thiên nhiên thuần túy, mà thiên nhiên
13
gắn bó với con người Nam bộ trong hoàn cảnh chiến tranh.
+ Hình tượng con người đậm chất Nam bộ
Hình tượng con người trong hội họa vùng Tạm chiếm giai đoạn 1954-1975
có nét khác biệt so với hội họa vùng Giải phóng. Nếu trong hội họa vùng Giải
phóng có khá nhiều hình tượng con người thì trong hội họa vùng Tạm chiếm
chúng ta chỉ thấy hình tượng người phụ nữ và trẻ em được nhiều họa sĩ thể hiện.
Cũng như nhiều nhạc sĩ, đa số các họa sĩ Sài Gòn thường né tránh, không tham
gia vào các sự kiện chính trị, mà chỉ muốn đi tìm và diễn tả cái đẹp của cuộc sống
trong các tác phẩm của mình. Nếu những họa sĩ kháng chiến đã nêu cao tinh thần
yêu nước bằng những lời lẽ đanh thép khi nói đến tinh thần yêu nước, thì các họa
sĩ Sài Gòn lại có lối diễn đạt rất linh hoạt, phù hợp với điều kiện sống vùng Tạm
chiếm.
2.2.3. Những giá trị về nội dung của hội họa vùng Tạm chiếm
+ Giá trị lịch sử
Các tác phẩm hội họa vùng Tạm chiếm không chỉ nói lên những hoạt động
mỹ thuật, quan niệm thẩm mỹ, mà còn phản ánh một giai đoạn lịch sử của vùng
đất Nam bộ trong hơn 20 năm chiến tranh. Các họa sĩ vùng Tạm chiếm không đề
cập trực tiếp các sự kiện cụ thể đang diễn ra thời chiến tranh như các họa sĩ vùng
Giải phóng, mà họ chỉ thể hiện thái độ phản đối chiến tranh của mình một cách
nhẹ nhàng, tế nhị hơn. Đó là cách lựa chọn phù hợp để họ sống và sáng tạo nghệ
thuật trong điều kiện cụ thể.
+ Giá trị nhân văn
Giá trị nhân văn thể hiện ở tinh thần yêu nước của người nghệ sĩ và trong

tác phẩm hội họa. Trong hoàn cảnh đặc biệt đó, các họa sĩ vùng Tạm chiếm cũng
đã thể hiện tinh thần yêu nước bằng tình yêu quê hương, yêu con người Việt Nam
bằng chính hoạt động sáng tạo nghệ thuật để bảo tồn BSDT.
- Giá trị nhân văn thể hiện ở sự lên án chiến tranh.
- Giá trị nhân văn thể hiện ở khát vọng hòa bình.
+ Giá trị nghệ thuật ở khía cạnh nội dung
Sáng tác không chỉ thỏa mãn niềm say mê nghệ thuật, mà còn là cách để
người nghệ sĩ muốn gửi thông điệp mang giá trị nội dung tư tưởng đến người
xem. Các họa sĩ sống trong vùng Tạm chiếm đã góp phần tạo nên bức tranh đẩy
đủ của hội họa Việt Nam hiện đại trong điều kiện của cuộc chiến tranh khốc liệt.
Thông qua chủ đề và bằng hình tượng nghệ thuật, họ không chỉ mang lại cho công
chúng cơ hội thưởng lãm cái đẹp của nghệ thuật, mà còn mang đến những thông
điệp về tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
+ Giá trị thực tiễn:
Những triển lãm mỹ thuật tại Sài Gòn trước năm 1975 và tại Bảo tàng Mỹ
Thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1989 không chỉ mang lại cho công chúng cơ hội
thưởng lãm cái đẹp của nghệ thuật, mà còn mang đến những thông điệp về tình
yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống dân tộc.
Tiểu kết
14
1. BSDT trong hội họa Nam bộ giai đoạn 1954-1975 trước hết được thể
hiện ở tinh thần yêu nước của người nghệ sĩ. Do hoàn cảnh sống và sáng tác nên
tinh thần yêu nước của các họa sĩ vùng Giải phóng và vùng Tạm chiếm có đôi nét
khác nhau ở cách thể hiện.
+ Tinh thần yêu nước của các họa sĩ vùng Giải phóng được biểu hiện cao
nhất ở việc biết đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên lợi ích của cá nhân
và thái độ sẵn sàng hy sinh vì đất nước, vì nhân dân.
+ Không trực tiếp tham gia chiến trường, các họa sĩ vùng Tạm chiếm đã
sống tại đô thị, tự do sáng tạo và thể hiện tinh thần yêu nước bằng những quan
niệm tiến bộ về nghệ thuật, đánh giá cao và cố gắng bảo tồn bản sắc dân tộc trong

nghệ thuật hội họa.
2. BSVHDT trong nội dung của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975 đã
thể hiện ở chủ đề thiên nhiên đặc trưng của Nam bộ và con người đậm chất Nam
bộ. Tuy nhiên, do sống ở điều kiện khác nhau nên dù cùng chủ đề nhưng họa sĩ ở
hai vùng đã chọn cách thể hiện những xúc cảm phù hợp với hoàn cảnh của mình.
+ Thiên nhiên đã được khắc họa trong hội họa vùng Giải phóng mang đậm
nét Nam bộ và thể hiện về tình yêu quê hương đất nước của các họa sĩ kháng
chiến.
+ Cũng như hội họa vùng Giải phóng, chủ đề thiên nhiên trong các tác
phẩm của các họa sĩ vùng Tạm chiếm thấm đượm tình yêu quê hương đất nước.
+ Nếu các họa sĩ vùng Giải phóng đã tố cáo mạnh mẽ tội ác của Mỹ đã rải
chất độc hóa học làm hủy thích trực tiếp tham gia đời sống chính trị, các họa sĩ
vùng Tạm chiếm chọn cách chuyên tâm nghiên cứu để tìm vẻ đẹp của của vùng
nông thôn, vùng biển Nam bộ qua thể loại tranh phong cảnh. Cũng do hoàn cảnh
đó, họ đã luôn khao khát hòa bình cho dân tộc và ước mong cho đất nước được
thống nhất, Nam – Bắc sớm sum họp một nhà.
3. BSDT trong hội họa Nam bộ được thể hiện bằng các hình tượng nghệ
thuật
+ Hình tượng thiên nhiên Nam bộ
Thiên nhiên đặc trưng của vùng đất Nam bộ hiện trong các ký họa kháng
chiến vùng Giải phóng là hình ảnh những cánh đồng bát ngát vùng Đồng Tháp
Mười, những dòng sông mênh mang chở nặng phù sa, những rừng đước Cà Mau,
Cần Giờ, những vườn cây trái của miền Tây Nam bộ và những cánh rừng miền
Đông đất đỏ với những trảng cỏ, rừng cây.
Các họa sĩ vùng Tạm chiếm đã xây dựng hình tượng thiên nhiên trong các
tác phẩm của mình là hình ảnh những làng quê với lũy tre làng, những xóm nhỏ
với những rặng chuối, hàng cau, những con phố thân quen bên những dòng kênh ở
Sài Gòn quen thuộc
+ Hình tượng con người Nam bộ
Hình tượng con người trong hội họa vùng Giải phóng được xây dựng tiêu

biểu của con người đậm chất Nam bộ trong thời kỳ kháng chiến. Qua tất cả các
hình tượng người phụ nữ, nông dân, chiến sĩ cách mạng, thanh niên xung phong
15
và anh bộ đội trong hội họa vùng Giải phóng đã toát lên những tính cách chung
nhất của con người Nam bộ gồm:
Lòng yêu nước nồng nàn, yêu nước một cách tự nguyện, tự giác nên có ý
chí kiên cường bất khuất, mưu trí, dũng cảm và sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn.
Yêu hòa bình: ra đời trong thời kỳ chiến tranh nhưng các ký họa kháng
chiến ở Nam bộ khác biệt so với các tác phẩm cùng hoàn cảnh ra đời, nội dung đề
tài về chiến tranh của mỹ thuật thế giới.
Tính thẳng thắn, cởi mở, bộc trực, khẳng khái
Lòng nhân ái bao dung
Trọng nghĩa tình đạo lý
Tính lạc quan, yêu đời
+ Hình tượng con người trong hội họa vùng Tạm chiếm
Hình tượng con người đậm chất Nam bộ đã được xây dựng trong đa số các
tác phẩm hội họa vùng Tạm chiếm. Trong đó, nổi bật nhất vẫn là hình tượng
người phụ nữ Việt Nam. Sống giữa lòng đô thị Sài Gòn, các họa sĩ đã chuyên tâm
khai thác nét đẹp của người phụ nữ và xây dựng được hình ảnh tiêu biểu của
người phụ nữ Nam bộ. Đó là hình ảnh người phụ nữ hiền dịu, chịu thương, chịu
khó chăm sóc con cái với một tình cảm thiêng liêng của người mẹ, hình ảnh
những thiếu nữ xinh đẹp, nết na, đài các với trang phục áo dài truyền thống. Hình
tượng gây ấn tượng sâu sắc trong những tác phẩm hội họa vùng Tạm chiếm là
hình tượng trẻ em. Những đứa trẻ phải trải qua một tuổi thơ khó khăn, bơ vơ thật
đáng thương.
Những giá trị của hội họa Nam bộ gồm:
Giá trị lịch sử: sống trong không khí của chiến tranh, các họa sĩ Nam bộ đã
thể hiện hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Nam bộ trong một giai đoạn
lịch sử đặc thù trên mảnh đất Nam bộ.
Giá trị nhân văn: được thể hiện bằng tinh thần yêu nước nồng nàn, niềm

khát khao hòa bình, bằng sự thương cảm cho thân phận con người, thái độ phản
đối chiến tranh và bằng lòng nhân ái khoan dung trong các ký họa chiến trường và
trong các tác phẩm được sáng tác tại Sài Gòn.
Giá trị thực tiễn xã hội: ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, mang hơi thở
của cuộc sống, các tác phẩm hội họa miền Nam mang trong nó giá trị thực tiễn xã
hội. Thông qua hình thức trưng bày những tác phẩm hội họa đã trở thành món ăn
tinh thần cổ vũ, động viên tinh thần nhân dân, góp phần vào chiến thắng chung
của toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và góp phần vào việc giáo dục
lòng tự hào dân tộc, truyền thống yêu nước, ý chí tự lập tự cường của dân tộc
trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3
BẢN SẮC DÂN TỘC THỂ HIỆN QUA HÌNH THỨC TÁC PHẨM
HỘI HỌA
16
BSDT qua hình thức nghệ thuật trong tác phẩm nghệ thuật hội họa Nam bộ
giai đoạn 1954 - 1975 được khảo sát thông qua hình thức tác phẩm, thể hiện ở
ngôn ngữ sử dụng, xu hướng sáng tác và bằng các chất liệu hội họa.
3.1. Bản sắc dân tộc qua hình thức của hội họa vùng Giải phóng
3.1.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội
họa vùng Giải phóng
+ Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ hội họa vùng Giải phóng
- Sự xuất thần trong cách sử dụng đường nét: đường nét là phương tiện để
các họa sĩ tạo hình và có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với thể loại ký họa,
nhất là ký họa hoàn chỉnh. Phát huy cách sử dụng đường nét trong nghệ thuật
truyền thống dân tộc, các họa sĩ kháng chiến đều vẽ ký họa rất nhanh. Họ phải
thích nghi với cuộc sống khẩn trương ở chiến trường. Nhưng chính cảm xúc chân
thật đã làm họ tạo được những đường nét xuất thần trong hoàn cảnh bom đạn
hiểm nguy.
- Sự sáng tạo, khéo léo trong việc sử dụng và phối màu: trong hoàn cảnh
chiến trường khốc liệt, các họa sĩ đã sử dụng màu nước nhiều nhất, vì các chất

liệu vẽ màu khác như sơn dầu, sơn mài, bột màu khó có thời gian để thể hiện. Phát
huy tính sáng tạo, vượt khó của cha ông ta từ bao đời, các họa sĩ kháng chiến đã
linh hoạt và hiểu những khó khăn đó, nên họ ý thức vẽ ký họa như sáng tác một
tác phẩm.
- Tính sáng tạo trong việc xây dựng bố cục: ý thức được những khó khăn để
xây dựng tác phẩm, với khả năng của mình, các họa sĩ kháng chiến đã cố gắng ghi
chép thật nhanh và cố gắng xây dựng các bố cục hoàn thiện nhất trong điều kiện
có thể. Không thể đánh giá ký họa kháng chiến nói chung và Ký họa miền Nam
nói riêng chỉ là những nghiên cứu, phác thảo mang tính chất tư liệu cho sáng tác.
- Tính linh hoạt và sáng tạo trong công tác đào tạo họa sĩ: để đáp ứng cho
yêu cầu của nhiệm vụ cấp bách và thỏa mãn niềm say mê nghệ thuật của những
người có năng khiếu, các họa sĩ đã chọn hình thức và chương trình nội dung đào
tạo phù hợp với điều kiện tại chiến trường.
- Tính sáng tạo trong việc chọn loại hình sáng tác phù hợp với hoàn cảnh
thực tế chiến trường: sáng tác tác phẩm luôn là nỗi khát khao cháy bỏng, nhưng
trong hoàn cảnh khó khăn, các họa sĩ đã chọn thể loại ký họa để ghi lại những cảm
xúc nóng bỏng của mình. Đó là sự sáng tạo và phù hợp với điều kiện lịch sử lúc
bấy giờ.
+ Bản sắc dân tộc thể hiện qua xu hướng sáng tác trong hội họa vùng
Giải phóng
Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn mọi điều kiện của cuộc sống ngoài
chiến trường, các họa sĩ kháng chiến chỉ chọn duy nhất một xu hướng nghệ thuật
phù hợp nhất - xu hướng nghệ thuật Hiện thực. Điều này càng khẳng định vai trò
của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội trong quá trình sáng tạo văn hóa nói
chung và nghệ thuật hội họa nói riêng. Việc lựa chọn sáng tác theo xu hướng Hiện
thực của các họa sĩ vùng Giải phóng xuất phát từ tình cảm, sự rung động trước
những tấm gương anh dũng, gan dạ trong chiến đấu của những con người Nam
17
bộ. lối vẽ dễ hiểu, dễ xem, phù hợp với người dân vùng Giải phóng lúc bấy giờ và
tác phẩm của họ đã trở thành món ăn tinh thần động viên quân và dân Nam bộ

trong cuộc chiến tranh chính nghĩa.
3.1.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chất liệu hội họa vùng Giải phóng
Đối với hội họa vùng Giải phóng, BSVHDT được khẳng đinh bằng tính
Cách mạng và tính sáng tạo của các họa sĩ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
Do điều kiện khó khăn, các họa sĩ đã khéo léo tìm cách mua họa liệu từ Sài
Gòn. Tuy nhiên, dù cố gắng nhiều cũng không thể đáp ứng đủ. Họ đã sáng tác
bằng bất cứ họa liệu nào, dụng cụ nào có trong tay. Họ đã vẽ bằng cọ, cành cây
được nhai cho tưa ra và vẽ trên giấy báo, tập học sinh, giấy bìa. Sự chắc tay về
hình họa, sự khéo léo trong cách pha màu, phát huy thế mạnh của loại màu nước
giúp các họa sĩ tạo ra rất nhiều ký họa đẹp và hoàn chỉnh.
3.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua hình thức tác phẩm hội họa vùng
Tạm chiếm
3.2.1. Bản sắc dân tộc thể hiện qua ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội
họa vùng Tạm chiếm
+ Bản sắc dân tộc qua ngôn ngữ hội họa vùng Tạm chiếm
- Tính giản dị của lối tạo hình truyền thống: tiếp thu những kiến thức mang
tính khoa học của hội họa phương Tây trên cơ sở nền tảng của hội họa truyền
thống, các họa sĩ vùng Tạm chiếm đã tạo ra những tác phẩm mang dấu ấn sâu
đậm của nghệ thuật truyền thống Việt Nam và mang hơi thở của thời đại. Họ đã
sử dụng đường nét vừa mềm mại vừa chắc khỏe một cách linh hoạt của nghệ
thuật tranh dân gian Việt Nam và những thành tựu của hội họa Việt Nam đầu thế
kỷ XX. Những gam màu đỏ son, nâu đỏ như màu đất đỏ bazan, màu xám đặc
trưng của những cánh đồng mênh mông mùa nước nổi, màu trắng ngà truyền
thống khác hẳn những gam màu xanh, vàng, đỏ rực rỡ của tranh sơn dầu phương
Tây tạo nên nét độc đáo về màu cho hội họa Nam bộ vùng Tạm chiếm.
- Tính khoa học: các họa sĩ đã áp dụng các kiến thức khoa học của hội họa
phương Tây, kết hợp lối tạo hình, màu, bố cục đơn giản để tạo nên những tác
phẩm đặc trưng của hội họa Nam bộ giai đoạn này vừa mang tính dân tộc vừa
mang tính khoa học.
+ Bản sắc dân tộc thể hiện qua xu hướng sáng tác hội họa vùng Tạm

chiếm
- Tính dung hợp và tính sáng tạo trong hội họa vùng Tạm chiếm
Tính dung hợp, một trong những đặc trưng của văn hóa Việt, được thể hiện
ở sự sẵn sàng tiếp cận và chấp nhận nhiều xu hướng sáng tác mới trong hội họa
Nam bộ vùng Tạm chiếm giai đoạn 1954 -1975. Sự xuất hiện nhiều khuynh
hướng sáng tác trong mỹ thuật đã trở thành đặc điểm riêng trong đời sống nghệ
thuật giai đoạn này ở vùng Tạm chiếm.
- Tính sáng tạo được thể hiện trong nhiều tác phẩm của các họa sĩ tiêu biểu
và nhiều họa sĩ trẻ ở vùng Tạm chiếm. Các trường phái nghệ thuật mới du nhập từ
phương Tây đã được các họa sĩ vùng Tạm chiếm thử nghiệm, khai thác khả năng
biểu đạt của chúng phục vụ cho ý đồ sáng tác của mình. Trong thực tế, các họa sĩ
18
sống ở nội đô Sài Gòn đã mạnh dạn, táo bạo hơn các họa sĩ miền Bắc cùng thời
gian trong việc tiếp nhận và sáng tác theo các khuynh hướng nghệ thuật mới từ
phương Tây. Vậy nên, ý kiến cho rằng hội họa ở miền Nam hiện đại hơn ở miền
Bắc cũng có cơ sở, nếu xét về xu hướng sáng tác nghệ thuật. Vì cùng thời gian
này, ở miền Bắc và vùng Giải phóng ở Nam bộ chỉ có xu hướng nghệ thuật hội
họa Hiện thực là chủ đạo, nếu không nói là duy nhất. Trong khi ở miền Nam, nhất
là Sài Gòn lại có nhiều khuynh hướng sáng tác cùng tồn tại.
3.2.2. Bản sắc dân tộc thể hiện qua chất liệu hội họa vùng Tạm chiếm
Khi nói về vai trò của chất liệu trong tác phẩm mỹ thuật, danh họa Nguyễn
Gia Trí đã khẳng định: “Chất liệu chiếm một nửa người nghệ sĩ. Phải yêu chất
liệu, yêu như vợ mình thì mới có con là tác phẩm. Mỗi chất liệu có đặc điểm
riêng. Phải nắm được tính chất riêng của nó mà phát triển”
1
.
+ Bản sắc dân tộc được thể hiện qua chất liệu lụa
Chất liệu luôn có vai trò quan trọng trong nghệ thuật hội họa. Quá trình
sáng tác tác phẩm hội họa cũng chính là quá trình nghiên cứu, tìm tòi và thể
nghiệm chất liệu. Sự gắn bó và thống nhất giữa quá trình sáng tạo và gia công

chất liệu tạo nên tính độc bản của tác phẩm hội họa. Với chủ trương đúng đắn và
chương trình học hợp lý theo hướng hàn lâm, Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ
thuật Sài Gòn đã trở thành một trung tâm đào tạo nhân lực, nhân tài về nghệ thuật
tạo hình ở phía Nam. Tranh lụa là một trong ba bộ môn hội họa được giảng dạy tại
Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn cùng với sơn dầu và sơn mài.
BSDT được bảo tồn và phát huy trong mỹ thuật giai đoạn này có nhiều yếu tố tác
động. Ngoài ý thức của người nghệ sĩ, chúng ta phải kể đến hai yếu tố: một là; sự
hợp lý của chương trình đào tạo trong các trường mỹ thuật, hai là; một số chủ
trương đúng đắn về phát triển văn hóa nghệ thuật theo đường lối bảo tồn BSDT
trong văn học nghệ thuật.
Khai thác thế mạnh, khắc phục những hạn chế của chất liệu lụa, sơn mài và
khắc gỗ, các họa sĩ miền Nam đã tạo nên những tác phẩm mang đậm tính dân tộc
ở cả nội dung và hình thức thể hiện. Vẻ đẹp bình dị của người phụ nữ Việt Nam
đã được thể hiện trong tranh lụa miền Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã
luôn xuất hiện trong các tác phẩm mỹ thuật thế giới và trong những tác phẩm hội
họa Việt Nam đầu thế kỷ 20. Chất liệu lụa nền nã, lối vẽ như “nhuộm màu cho
từng sợi” đạt đến sự tự nhiên, sự trong trẻo đã là một trong những
_________________________
1
Nguyễn Xuân Việt (2009), Hoạ sĩ Nguyễn Gia Trí nói về nghệ thuật, NXB Văn
nghệ, TP. Hồ Chí Minh, tr.35
yếu tố giúp các họa sĩ thể hiện vẻ đẹp bình dị của người phụ nữ Nam bộ.
Vẻ đẹp của làng quê, phong cảnh Việt Nam thấm đẫm trên nền tranh lụa
miền Nam. Những sinh hoạt ở nông thôn, những sinh hoạt văn hoá theo phong tục
tập quán xưa đã làm rung động nhiều họa sĩ miền Nam. Dường như trong đó, họ
tìm thấy nét đẹp và hồn khí dân tộc.
Nhiều họa sĩ đã lấy chủ đề đời sống thường nhật làm đề tài cho tác phẩm
của mình, thể hiện nét đẹp bình dị của người lao động
19
Trong khoảng hai mươi năm, trong điều kiện chiến tranh ác liệt, các họa sĩ

tham gia kháng chiến không thể được sáng tác trên chất liệu lụa. Nhưng tại Sài
Gòn và các vùng phụ cận chất liệu truyền thống này vẫn tiếp được sáng tác,
nghiên cứu, thể nghiệm. Kỹ thuật vẽ lụa của mỹ thuật Việt Nam từ đầu thế kỷ XX
vẫn được các họa sĩ miền Nam sau năm 1954 duy trì và phát huy để thể hiện hình
ảnh thiên nhiên Nam bộ và con người Nam bộ bình dị. Khi vẫn giữ nguyên cách
vẽ như nhuộm màu cho từng sợi tơ, không phủ màu lấp hết mặt tranh, để nền lụa
tham gia vào bố cục tranh, thể hiện chất mịn màng, óng ả của tơ… các họa sĩ đã
làm tăng sự biểu cảm của tranh lụa. Đó chính là sự khác biệt so với kỹ thuật tranh
vẽ trên nền lụa của Trung Quốc và một số nước khác trong khu vực và tạo nên nét
độc đáo, tính dân tộc
+ Bản sắc dân tộc thể hiện qua chất liệu sơn mài ở vùng Tạm chiếm
Chất liệu sơn mài đã được sử dụng trong mỹ thuật Việt Nam hàng ngàn
năm, với những khám phá mới về bảng màu và kỹ thuật thực hiện vào đầu thế kỷ
XX, sơn mài đã được khẳng định là một trong những chất liệu có thế mạnh để thể
hiện hình ảnh thiên nhiên đất nước và của con người Việt Nam.
Tranh sơn mài Việt Nam đẹp bởi sự sang trọng, lung linh huyền ảo và thâm
trầm của sơn son, hoàng kim, then, màu trắng của vỏ trứng tạo nên hình ảnh của
những thiếu nữ Việt Nam thanh tú, kiêu sa, đài các trong tà áo dài với dáng đi
uyển chuyển nhẹ nhàng, như thực, như mơ. Cũng chính chất sơn ấy đã tạo nên vẻ
đẹp vui tươi của cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Vậy nên để có được những bức tranh sơn mài chất lượng cao, các họa sĩ đã
nghiên cứu tính chất của từng loại sơn, pha trộn với nhau để tạo ra loại sơn đạt
yêu cầu.
Chất liệu sơn mài được sáng tác không chỉ trong phong cách Hiện thực,
Lãng mạn, mà nó còn chứng minh khả năng biểu đạt bởi các phong cách nghệ
thuật mới như Trừu tượng, Biểu hiện….
Vai trò, vị trí của sơn mài trong giai đoạn này có thể chứng minh bằng số
lượng tác giả, số lượng và giá trị của các tác phẩm tham gia các triển lãm mỹ thuật
tại Sài Gòn. Tranh sơn mài đã trở thành một trong những thú chơi của giới nhà
giàu Sài Gòn và khách ngoại quốc. Nên khi nói đến sơn mài ở miền Nam thì họa

sĩ Nguyễn Gia Trí chính là người phát huy tốt nhất đặc tính của sơn mài trong việc
chuyển tải cái hồn, khí dân tộc. Trong từng tác phẩm của ông hồn Việt đều sáng
lên qua hình ảnh thiên nhiên, quê hương đất nước và con người Việt Nam.
Tinh thần dân tộc được chất liệu sơn mài chứa đựng trọn vẹn trong sáng tác
của họa sĩ Nguyễn Siên. Ông là một trong những họa sĩ Việt Nam càng tiếp cận
với kỹ thuật hội họa phương Tây lại càng chí thú quyết tâm bảo tồn đặc tính dân
tộc trong nghệ thuật hội họa. Trong những tác phẩm của mình, ông luôn cố gắng
thể hiện được tinh thần ấm áp, tình cảm nồng nàn của người Việt Nam. Cảnh sắc
của thiên nhiên, đất nước và con người Việt Nam đã là cảm hứng vô tận trong
tranh sơn mài của họa sĩ Ủ Văn An. Chất liệu sơn mài có sức sống mãnh liệt ở đất
phương Nam còn được chứng minh bởi số lượng các tác giả và tác phẩm thường
xuyên trưng bày tại Sài Gòn.
20
Cùng với lụa, sơn mài đã góp phần tạo nên một diện mạo của mỹ thuật
miền Nam mang đậm tính dân tộc trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể với sự ngăn cách
về không gian giữa hai miền Nam – Bắc.
+ Tranh khắc gỗ của họa sĩ Tú Duyên (Nguyễn Văn Duyến) – một khám
phá mới trong hội họa truyền thống
Tuy là tranh khắc gỗ, thể loại của đồ họa, nhưng với những khám phá mới,
tranh của họa sĩ Tú Duyên như một tác phẩm hội họa. Bởi ở mỗi bức tranh, mỗi
bản in đều được ông thực hiện rất riêng.
Sự khám phá và thành công về tranh Thủ ấn họa của họa sĩ Tú Duyên có ý
nghĩa quan trọng trong việc gìn giữ và phát huy thế mạnh của tranh khắc gỗ Việt
Nam. Tranh thủ ấn họa của Tú Duyên – một sáng tạo độc đáo trong mỹ thuật hiện
đại Việt Nam. Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Bắc Ninh, có lẽ vậy mà tâm hồn ông
đã thấm đẫm bởi truyền thống của nghệ thuật tranh dân gian, cả đời ông theo đuổi
cái đẹp giản dị, quen thuộc được nhiều người ưa thích.
Họa sĩ Tú Duyên đã chế ra kỹ thuật Thủ ấn họa: thay vì một bản khắc chỉ
được một màu, ông có thể dùng nhiều màu trên một bản khắc. Ngoài ra, ông còn
dùng những ngón tay để làm bút tô màu lên gỗ.

Cả đời họa sĩ Tú Duyên đã nghiên cứu và thể hiện khả năng diễn đạt của
thể loại tranh mộc bản với những hình ảnh mang đậm nét dân tộc. Những tác
phẩm Thủ ấn họa của ông đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của chất liệu
hội họa để bảo tồn và phát huy BSDT trong nghệ thuật tạo hình. Ông đã yêu
những câu ca dao dân ca thấm đẫm hồn quê, vừa mộc mạc vừa thơ mộng và gợi
tình hoài cổ.
Chất liệu khắc gỗ với kỹ thuật mới do ông sáng tạo đã khắc họa thật sống
động hình ảnh những vị anh hùng dân tộc. Chất liệu khắc gỗ với kỹ thuật mới do
ông sáng tạo đã khắc họa thật sống động hình ảnh những vị anh hùng dân tộc.
Thông qua những đề tài và các nhân vật lịch sử, họa sĩ đã thể hiện niềm tự
hào dân tộc, ca ngợi tinh thần yêu nước, ý chí kiên cường bất khuất của dân tộc ta
trong suốt chiều dài lịch sử
+ Bản sắc dân tộc thể hiện qua chất liệu sơn dầu vùng Tạm chiếm
Từ khi xuất hiện vào thế kỷ XV ở phương Tây, sơn dầu đã trở thành chất
liệu chính trong lịch sử hội họa phương Tây. Các họa sĩ vùng Tạm chiếm đã tiếp
tục tìm tòi, thử nghiệm và sáng tạo trong cách pha, tạo mà để chất liệu sơn dầu thể
hiện lợi thế biểu đạt màu của nó so với một số chất liệu khác. Thiên nhiên Nam
bộ được thể hiện đặc trưng với màu xám của vùng sông nước, màu xanh tươi non
của những khóm tre, bụi chuối, cánh đồng vùng Tháp Mười hay màu nâu đỏ của
vùng đất miền Đông Nam bộ. Chất liệu sơn dầu đã được đông đảo các họa sĩ sử
dụng và phát huy thế mạnh của nó ở tất cả các xu hướng sáng tác trước năm 1975
tại vùng Tạm chiếm.
Tiểu kết
Hoàn cảnh chiến tranh đã khiến tác phẩm ở vùng Giải phóng và Tạm chiếm
có những điểm giống và khác nhau trong hình thức nghệ thuật. Nhưng điều quan
21
trọng nhất là các tác phẩm vùng Giải phóng và vùng Tạm chiếm đều thể hiện
BSVHDT qua hình thức của nghệ thuật hội họa ở các khía cạnh sau:
1. Về ngôn ngữ và xu hướng sáng tác hội họa
+ Đối với hội họa vùng Giải phóng

- BSVHDT của hội họa vùng Giải phóng được thể hiện ở tính giản dị trong
việc duy trì và phát huy những giá trị của nghệ thuật dân tộc trong hoàn cảnh khó
khăn ngoài chiến trường.
Đó là các yếu tố giản dị, mạch lạc nhưng không ít sự bất ngờ trong việc xây
dựng bố cục của nghệ thuật dân gian Việt Nam. Các họa sĩ kháng chiến luôn ý
thức được chiến tranh có thể kéo dài, điều kiện sáng tác không thể có ngay, nên
họ đã cố gắng xử lý bố cục của các ký họa sao cho hoàn thiện nhất.
Lối diễn đạt bằng các nét thanh mảnh, mềm mại của nghệ thuật trang trí
trên trống Đồng thời Đông Sơn, nét mạnh mẽ, chắc khỏe của tranh và điêu khắc
dân gian đã được các họa sĩ kháng chiến áp dụng một cách linh hoạt. Nhưng quan
trọng nhất là sự xúc cảm thật và mãnh liệt đã khiến họ tạo ra nhiều ký họa có giá
trị.
Sự lựa chọn sáng tác theo xu hướng Hiện thực của các họa sĩ vùng Giải
phóng là sự kế thừa truyền thống hội họa dân tộc ở cách diễn đạt dễ hiểu, gần gũi.
Đó là lựa chọn phù hợp với thể loại ký họa chiến trường và trình độ thẩm mỹ của
quân và dân vùng Giải phóng.
- BSVHDT trong hội họa vùng Giải phóng được thể hiện ở tính sáng tạo và
linh hoạt:
Tính sáng tạo thể hiện ở việc tổ chức các lớp đào tạo họa sĩ tại chiến
trường Nam bộ. Các lớp học do những họa sĩ có tay nghề đảm nhận, từ việc thiết
kế chương trình, chọn lựa học viên đến việc tổ chức giảng dạy, đi thực tế ở các địa
phương. Từ những lớp học này đã hình thành đội ngũ họa sĩ trẻ kịp thời phục vụ
chiến trường và nhiều người trong số đó đã trưởng thành về nghề sau năm 1975.
Tính sáng tạo của các họa sĩ vùng Giải phóng thể hiện ở việc lựa chọn
hình thức sáng tác phù hợp trong hoàn cảnh chiến tranh.
Tính sáng tạo trong việc sử dụng ngôn ngữ hội họa của các họa sĩ vùng
Giải phóng được thể hiện ở sự khéo léo trong việc sử dụng độ đậm, nhạt khác
nhau của các mảng màu trong từng ký họa, họ nên đã tạo ra các ký họa hoàn chỉnh
và sinh động như một tác phẩm hội họa.
+ Đối với hội họa vùng Tạm chiếm

- BSVHDT trong hội họa vùng Tạm chiếm được thể hiện ở tính giản dị của
lối tạo hình truyền thống. Việc sử dụng đường nét, màu sắc và cách sắp xếp bố
cục trong các tác phẩm hội họa vùng Tạm chiếm có nét tương đồng với hội họa
vùng Giải phóng. Thiên nhiên Nam bộ đã ảnh hưởng đến việc tạo ra những nét
riêng của hội họa vùng tạm chiếm ở cách thể hiện nét, chiều sâu không gian và
gam màu.
- BSVHDT trong hội họa vùng Tạm chiếm thể hiện ở tính dung hợp và
tính sáng tạo
22
Trước hết, tính dung hợp trong hội họa vùng Tạm chiếm thể hiện ở việc
chấp nhận phong cách sáng tác của tất cả các họa sĩ đã đến đây từ khắp nơi trên cả
nước từ năm 1954.
Tính dung hợp của hội họa vùng Tạm chiếm thể hiện rõ nét nhất ở sự tiếp
cận và chấp nhận các xu hướng hội họa mới từ phương Tây. Trong hội họa vùng
Tạm chiếm không chỉ có các xu hướng hội họa đã du nhập vào Việt Nam từ đầu
thế kỷ XX như Hiện thực, Cổ điển, Ấn tượng, mà còn có các xu hướng hiện đại
lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam như Trừu tượng và Lập thể. Sự tồn tại của nhiều
xu hướng hội họa, sự phân chia thành nhiều nhóm họa sĩ tại vùng Tạm chiếm cho
các xu hướng khác nhau là nét đặc trưng riêng của khu vực này so với vùng Giải
phóng và miền Bắc. Các họa sĩ đã mạnh dạn tiếp cận và tìm thấy trong các xu
hướng mới ở khả năng thể hiện những ý tưởng sáng tạo trong hoàn cảnh đặc biệt.
2. Về chất liệu hội họa
+ Đối với hội họa vùng Giải phóng, BSVHDT được khẳng đinh bằng tính
Cách mạng và tính sáng tạo của các họa sĩ đã vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
- Do điều kiện khó khăn, các họa sĩ đã khéo léo tìm cách mua họa liệu từ
Sài Gòn. Tuy đã cố gắng nhưng họ không thể mua đủ họa liệu để vẽ. Họ đã sáng
tác bằng bất cứ họa liệu nào, dụng cụ nào có trong tay. Họ đã vẽ bằng cọ, cành
cây được nhai cho tưa ra và vẽ trên giấy báo, tập học sinh, giấy bìa.
- Các họa sĩ khéo léo trong cách pha màu, phát huy thế mạnh của loại màu
nước giúp các họa sĩ tạo ra rất nhiều ký họa đẹp và hoàn chỉnh.

+ Đối với hội họa vùng Tạm chiếm
- BSVHDT trong hội họa vùng Tạm chiếm được thể hiện ở tính sáng tạo
trong việc duy trì và phát huy những giá trị của chất liệu hội họa truyền thống và
tạo nét riêng khi sử dụng chất liệu hội họa mới. Do điều kiện thuận lợi hơn ở vùng
Giải phóng, nên các họa sĩ vùng Tạm chiếm đã sử dụng tất cả các chất liệu hội
họa để sáng tác, từ lụa, sơn mài, khác gỗ, màu nước, phấn tiên và sơn dầu.
- Những chất liệu hội họa truyền thống như lụa, sơn mài và khắc gỗ đã
được bảo tồn và phát huy thế mạnh về khả năng biểu đạt của từng loại chất liệu
theo xu hướng nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Các chất liệu mới như sơn
dầu, phấn tiên đã được các họa sĩ khai thác, tạo ra nét riêng vừa mang tính đân
tộc, vừa mang tính thời đại.
- Phát huy thế mạnh của từng loại chất liệu hội họa, các họa đã thể hiện
hình ảnh thiên nhiên đậm nét Nam bộ và con người Nam bộ giản dị, khiêm tốn,
đúng mực, hồn nhiên, đôn hậu, khoan dung và độ lượng và nghĩa tình.
KẾT LUẬN
1. BSDT là hệ thống các giá trị đặc trưng, tồn tại lâu dài và ổn định, gắn với
truyền thống văn hóa dân tộc. Hệ thống các giá trị mang tính đặc thù ấy giúp phân
biệt nền văn hóa này với những nền văn hóa khác. BSDT được duy trì, tái tạo
cùng với sự cải biến trong giới hạn để vừa có thể lưu giữ những giá trị trong quá
khứ vừa góp phần tạo ra giá trị mới. Chính điều này tạo nên sức sống của mỗi dân
tộc.
23
2. Hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975 mang đậm BSDT và có một vị
trí quan trọng trong lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
+ BSDT của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975 được thể hiện trong
nội dung các tác phẩm thông qua các chủ đề và bằng những hình tượng nghệ thuật
về thiên nhiên và con người Nam bộ.
- Thiên nhiên Nam bộ trong các tác phẩm hội họa thật đẹp và thật phong
phú và mang dấu ấn lịch sử của thời kỳ chiến tranh ác liệt.
- Con người được thể hiện trong các tác phẩm hội họa giai đoạn này đậm

chất Nam bộ. Nhưng do hoàn cảnh sống và điều kiện sáng tác khác nhau nên cách
thể hiện hình ảnh con người của hội họa vùng Giải phóng và vùng Tạm chiếm có
những nét khác nhau. Sống trong không khí tự do, các họa sĩ vùng Giải phóng có
thể bộc lộ trực tiếp tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, tinh thần đấu tranh
kiên cường bất khuất của con người Nam bộ. Sống trong sự kìm tỏa, các họa sĩ
vùng Tạm chiếm thường không tham gia trực tiếp vào đời sống chính trị và chọn
cách nói nhẹ nhàng phù hợp với tình hình sáng tác thực tế của mình.
+ BSDT của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954 – 1975 còn được thể hiện qua
qua ngôn ngữ, xu hướng sáng tác và bằng các chất liệu hội họa.
- BSDT trong hội họa vùng Giải phóng thể hiện ở tính dân tộc và tính Cách
mạng:
Tính dân tộc thể hiện ở sự chọn lựa thể loại ký họa cho sáng tác của các họa
sĩ kháng chiến. Đó là cách lựa chọn linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh thực tế
chiến trường khó khăn về thời gian, họa liệu và lưu nơi giữ tác phẩm. Kế thừa từ
nghệ thuật truyền thống ở lối sử dụng đường nét giản dị và mạch lạc, xuất thần,
màu sắc hài hòa sáng tạo mang đậm yếu tố thiên nhiên Nam bộ, bố cục linh hoạt
và bất ngờ, các họa sĩ vùng Giải phóng đã tạo ra những trang nhật ký bằng tranh
còn nóng hổi không khí chiến trường. Tính dân tộc còn được thể hiện ở việc chọn
xu hướng hội họa Hiện thực để sáng tác phù hợp với điều kiện chiến tranh và phù
hợp với việc khắc họa những sự kiện, những con người thật trong cuộc đấu tranh
gian khổ ở những vùng kháng chiến và cũng phù hợp với nhu cầu và trình độ
thẩm mỹ của quân và dân vùng Giải phóng.
Tính Cách mạng thể hiện ở ý chí của người họa sĩ sáng tác trong hoàn cảnh
khó khăn ở chiến trường trong việc tổ chức các lớp đào tạo đội ngũ họa sĩ phục vụ
chiến trường, vẽ bằng tất cả những gì có trong tay, cất giấu và tổ chức trưng bày
ký họa tại trận địa và các địa phương.
- BSDT trong hội họa vùng Tạm chiếm thể hiện ở tính dân tộc và tính hiện
đại:
Tính dân tộc thể hiện ở việc phát huy những thành tựu trong việc sử dụng
ngôn ngữ hội họa truyền thống dân tộc. Dù được tiếp thu những kiến thức khoa

học của hội họa phương Tây và sáng tác theo một số xu hướng nghệ thuật mới,
các họa sĩ vẫn tạo ra những tác phẩm mang đậm BSDT. Tính dân tộc được thể
hiện ở việc phát huy thế mạnh của các chất liệu truyền thống như lụa, sơn mài,
khắc gỗ và sự sáng tạo trong việc khai thác thế mạnh của chất liệu sơn dầu. Tính
24
dân tộc được thể hiện ở sự dung nạp, cải biến và Việt hóa các xu hướng nghệ
thuật mới.
Tính hiện đại thể hiện ở sự xuất hiện các tác phẩm của các họa sĩ vùng Tạm
chiếm theo các xu hướng hội họa mới từ phương Tây. Đây là điểm riêng ở hội họa
vùng Tạm chiếm và là một đóng góp quan trọng cho mỹ thuật hiện đại Việt Nam
trong việc tiếp thu những thành tựu hội họa hiện đại, hòa nhập với nghệ thuật thế
giới và làm giàu thêm nghệ thuật truyền thống dân tộc.
+ Những giá trị của hội họa Nam bộ giai đoạn 1954-1975
Những thuộc tính mang đậm tính dân tộc nêu trên đã đem lại giá trị của hội
họa miền Nam giai đoạn 1954 – 1975.
Những giá trị của hội họa miền Nam giai đoạn 1954-1975 đang được phát
huy trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, khi mà hơn lúc nào hết, việc giữ gìn
và phát huy những giá trị của BSDT trong các tác phẩm văn hóa nghệ thuật đang
đứng trước những khó khăn và thách thức lớn. Sự phong phú và đa dạng các loại
hình nghệ thuật và xu hướng hội họa hiện đại, trong thời kỳ mở cửa, càng chứng
minh cho giá trị của hội họa vùng Tạm chiếm ở khía cạnh này. Vì sau năm 1975,
các xu hướng mới có cơ sở từ trước năm 1975 đã bừng nở và hoàn thiện hơn trong
thời kỳ đổi mới ở khu vực Nam bộ với trung tâm là Thành phố Hồ Chí Minh.
Chúng ta có thể tìm thấy trong hội họa Nam bộ không chỉ là những tư liệu
quý báu cho sáng tác về một giai đoạn lịch sử dân tộc, mà còn cảm nhận được tình
cảm, ý chí và tinh thần dân tộc của người nghệ sĩ thời chiến. Những hình tượng
thiên nhiên, con người Nam bộ trong hội họa giai đoạn này chắc chắn sẽ góp phần
làm cho các thế hệ người Việt Nam hiểu được giá trị của cuộc sống hôm nay, suy
nghĩ và ứng xử để bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

×