Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.33 KB, 65 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
TMCP : Thương mại cổ phần
TCTD : Tổ chức tín dụng
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
LIENVIETPOSTBANK : TMCP Bưu điện Liên Việt
LIENVIETPOSTBANK Vĩnh Phúc : TMCP Bưu điện Liên Việt - chi nhánh tỉnh
Vĩnh Phúc
CV : Cho vay
CVTD : Cho vay tiêu dùng
TDTD : Tín dụng tiêu dùng
TSĐB : Tài sản đảm bảo
DNCV : Dư nợ cho vay
DSCV : Doanh số cho vay
HĐQT : Hội đồng quản trị
Vũ Duy Linh – CQ532122
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng biểu Trang
Sơ đồ 1.1 : Mô hình CVTD gián tiếp tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc………………… 4
Sơ đồ 1.2 : Mô hình CVTD trực tiếp tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc………………… 5
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy LienVietPostbank Vĩnh Phúc…………………………… 15
Bảng 2.2 : Tình hình huy động và cho vay tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc………… 16
Bảng 2.3 : Cơ cấu dư nợ tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc…………………………… 16
Bảng 2.4 : Cơ cấu dư nợ cho vay tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc…………………… 17
Bảng 2.5 : Hiệu suất sử dụng vốn tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc…………………….18
Bảng 2.6 : Thu lãi tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc…………………………………… 26
Bảng 2.7 : Thu nợ gốc tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc……………………………… 27


Bảng 2.8 : Nợ xấu CVTD tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc…………………………….28
Bảng 2.9 : Diễn biến nợ xấu tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc………………………… 29
Biểu đồ 2.10 : Doanh số thu lãi CVTD tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc……………….30
Bảng 2.11 : Tỷ lệ thu lãi CVTD tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc…………………… 31
Bảng 2.12 : Dư nợ xấu CVTD được xử lý tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc……………33
Bảng 2.13 : Cơ cấu dư nợ CVTD theo sản phẩm tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc…….34
Bảng 2.14 : Tình hình dư nợ CVTD & TSĐB tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc……… 37
Biểu đồ 2.15. : Hệ số thu nợ CVTD của LienVietPostbank Vĩnh Phúc……………… 38
Biểu đồ 2.16 : Tình hình nợ xấu và nợ xấu phát sinh trong CVTD ……………… 39
Biểu đồ 2.20 : Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc…………….40
Vũ Duy Linh – CQ532122
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Trong những năm gần đây với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của
Việt Nam điển hình là sự gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO hay đàm phán ra
nhập Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế với tốc độ phát triển cao trung bình
6-7% một năm. Trong hoàn cảnh kinh tế ngày càng phát triển đời sống nhân dân qua đó
cũng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu vay tiêu dùng của người dân ngày một lớn.
Thêm vào đó ,sau cuộc đại khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nền kinh tế rơi vào
tình trạng hết sức khó khăn, các doanh nghiệp sản xuất đình đốn ,tồn kho chất như núi,
những yếu kém ngày càng bộc lộ dẫn đến không thể tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng.
Trước tình hình đó cũng như thuận theo xu thế phát triển ,hầu hết các Ngân hàng đã chủ
động tạo chiến lược phát triển tín dụng cá nhân với dịch vụ bán lẻ. Chính vì vậy trong
những năm trở lại đây hoạt động cho vay tiêu dùng mang một vai trò quan trọng trong
các dịch vụ của ngân hàng , đóng góp một phần không nhỏ trong lợi nhuận ngoài lợi
nhuận từ các mục truyền thống. Người tiêu dùng với mức thu nhập ngày càng ổn định và
được cải thiện với trình độ dân trí và mức sống cao hứa hẹn sẽ đẩy mạnh hoạt động cho
vay tiêu dùng ngày một phát triển, đưa Việt Nam thành một thị trường cho vay tiêu dùng

tiềm năng với các ngân hàng thương mại.
Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (sau đấy gọi tắt là LienVietPostbank) là
một trong những ngân hàng rất chú tâm phát triển cho vay tiêu dùng tại Việt Nam về cả
quy mô và chất lượng dịch vụ. LienVietPostbank chi nhánh tỉnh Vĩnh Phúc là một chi
nhánh cấp II trong hệ thống LienVietPostbank có nhiệm vụ thay mặt LienVietPostbank
thực hiện kinh doanh các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Như đã đề cập ở
trên nhu cầu cho vay tiêu dùng tại Việt Nam nói chung và tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói
riêng ngày một lớn và trở thành một thị trường hết sức tiềm năng. Không đứng ngoài xu
thế chung, chi nhánh Vĩnh Phúc nhận thức rõ tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng tại
khu vực. Đến nay hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh đã khá phát triển với nhiều
loại hình dịch vụ nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế khó khăn riêng. Qua đó với đề tài
“Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại TMCP Bưu Điện Liên Việt
chi nhánh Vĩnh Phúc” tôi muốn làm rõ những khó khăn hạn chế cũng như những lợi thế
Vũ Duy Linh – CQ532122
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
của Ngân hàng trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng, qua đó đề ra các giải pháp nâng cao chất
lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng nhằm tạo lập sự đi đầu trong linh vực rất tiềm năng này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chọn hoạt động cho vay tiêu dùng của LienVietPostbank Vĩnh Phúc làm đối
tượng nghiên cứu và lấy địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ,trọng tâm là thành phố Vĩnh Yên làm
phạm vi nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Xem xét một cách tổng quát và hệ thống thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng của
LienVietPostbank Vĩnh Phúc từ đó phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm góp phần nâng
cao chất lượng cho vay tiêu dùng của chi nhánh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp so sánh phân tích ,phân tổ thống kê ,tổng hợp nhằm nêu ra
được thực trạng của hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh.
5. Kết cấu nghiên cứu
Chuyên đề có kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện
Liên Việt chi nhánh Vĩnh Phúc.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của Ngân hàng TMCP Bưu
Điện Liên Việt.
Đề tài được nghiên cứu và cố gắng đạt được những mục đích đề ra song do có
nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót, khiếm khuyết rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô để
chuyên đề được hoàn thiện hơn.

Vũ Duy Linh – CQ532122
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI NHTM
1.1.Hoạt động cho vay tiêu dung tại NHTM
1.1.1.Khái niệm hoạt động cho vay tiêu dùng
Để hiểu được cho vay tiêu dùng , trước tiên chúng ta phải làm rõ khái niệm
cho vay và khái niệm tiêu dùng. Vậy cho vay là gì? Theo khoản 16, điều 4, Luật các
tổ chức tín dụng của Việt Nam thì “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên
cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục
đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn
trả cả gốc và lãi”.
Theo Từ điển Bách Khoa toàn thư mở Wikipedia thì “Tiêu dùng là việc sử
dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ) được sáng tạo, sản xuất ra trong
quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Tiêu dùng là giai đoạn quan
trọng của tái sản xuất. Tiêu dùng là một động lực của quá trình sản xuất, nó kích
thích cho sản xuất phát triển.”
Không có một khái niệm chuẩn dành cho cho vay tiêu dùng hay tín dụng tiêu
dùng tuy nhiên từ hai khái niệm cho vay , tiêu dùng và theo cuốn nghiệp vụ ngân

hàng của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương thì “cho vay tiêu dùng được hiểu là các khoản cho
vay nhằm tài trợ cho chi tiêu của người tiêu dùng gồm (cá nhân và hộ tiêu dùng) với
các chi phí về vật chất và dịch vụ (nhà cửa, đồ dùng, xe cộ, giáo dục y tế, du lịch)”.
Cho vay tiêu dùng nằm trong chiến lược đa dạng hóa các loại hình tín dụng và
mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ để phân tán rủi ro của ngân hàng. Điều này
giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận và quảng bá thương hiệu.
1.1.2.Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Dịch vụ cho vay tiêu dùng là một dịch vụ với chi phí và rủi ro cao cần được
kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu sau :
• Đối tượng cho vay: Chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình, thực tế là những người có
thu nhập cao thường có xu hướng vay tiền nhiều hơn những người có thu nhập thấp ,
họ thường có nhu cầu vay nhiều hơn so với thu nhập hàng năm của mình. Với họ,
việc vay mượn được xem là công cụ để đạt được mức sống như mong muốn hơn là
Vũ Duy Linh – CQ532122 5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
một sự lựa chọn bắt buộc trong tình trạng khẩn cấp.
• Quy mô khoản vay: cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ
không phải nhu cầu kinh doanh, vậy nên các khoản vay thường có quy mô tương đối
nhỏ đối với các khoản cho vay kinh doanh. Các khoản cho vay đáp ứng nhu cầu nhà
ở có thể có giá trị lớn hơn nhưng giá trị so sánh vẫn nhỏ hơn các món vay khác tại
Ngân hàng. Nguyên nhân là do khách hàng chỉ vay tiêu dùng khi đã có một lượng
vốn tương đối và chỉ vay thêm phần còn thiếu, nó khác với vay kinh doanh khi mà
chủ thể đầu tư có thể vay toàn bộ số tiền cần thiết cho dự án của họ. Mặt khác do
cho vay tiêu dùng là món vay có độ rủi ro cao nên Ngân hàng cũng thường thận
trọng trong việc quyết định số tiền cho vay tùy thuộc vào khả năng trả nợ và TSĐB
của khách hàng.
• Số lượng các khoản vay: rất lớn do đối tượng của loại hình vay này là tất cả các cá
nhân và hộ gia đình có nhu cầu trong xã hội với nhu cầu tiêu dùng rất đa dạng. Khi
chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càng có nhu cầu
vay tiêu dùng để cải thiện mức sống, nền kinh tế càng phát triển thì số lượng các

khoản vay tiêu dùng càng nhiều.
• Thời hạn cho vay: Thường là các khoản vay ngắn và trung hạn vì nó là các khoản
vay có giá trị nhỏ và mức rủi ro cao đối với Ngân hàng. Các khoản vay cho nhu cầu
nhà ở và phương tiện đi lại có thể lâu hơn do người đi vay cần nhiều thời gian mới
có thể đủ tiền trả cho Ngân hàng.
• Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ chủ yếu của các khoản cho vay tiêu dùng là thu nhập
của người đi vay, vậy nên Ngân hàng thường chú trọng vào mức thu nhập thường
xuyên của khách hàng để đưa ra quyết định cho vay. Đây là điểm khác biệt của các
khoản cho vay tiêu dùng với các khoản vay kinh doanh khi mà các khoản vay kinh
doanh thì chú ý tới dòng lợi nhuận của dự án đầu tư kinh doanh là nguồn trả nợ của
món vay.
• Lãi suất cho vay: khi vay tiêu dùng người đi vay thường kém nhạy cảm với lãi suất
mà thường chú ý tới khoản phải trả hàng tháng, thời gian phải trả và khả năng trả
của mình. Nguyên nhân là các khoản vay tiêu dùng của cá nhân hay hộ gia đình đều
với mục đích nâng cao mức sống và làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện tại, nó
không phải là sự lựa chọn để tạo ra lợi nhuận.
• Rủi ro: Các khoản cho vay tiêu dùng nói chung đều có độ rủi ro cao bởi các nguyên
nhân sau:
Vũ Duy Linh – CQ532122 6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
Nguồn trả nợ của các khoản vay tiêu dùng chủ yếu là nguồn thu nhập ổn định
tại thời điểm hiện tại của người đi vay. Vậy nên nếu người đi vay có vấn đề rủi ro về
sức khỏe mất việc hay các sự cố bất ngờ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập ổn định
hàng tháng thì Ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi nợ. Đây là loại rủi ro
khó lường trước được, nó khác với các món vay kinh doanh khi mà ta có thể hạn chế
được thông qua việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
Cùng với đó là thông tin tài chính của cá nhân và hộ gia đình thường khó đầy
đủ và rõ ràng cũng như có thể dễ dàng thẩm định được như thông tin về các doanh
nghiệp (công khai báo cáo tài chính). Điều này có thể dẫn đến các rủi ro về đạo đức
và tài chính, các cá nhân có thể tìm các trốn tránh không trả các khoản vay cho dù

đủ khả năng thanh toán.
Một rủi ro khác là cho vay tiêu dùng thường có tính nhạy cảm cao với các chu
kì kinh tế. Khi nền kinh tế mở rộng, người dân lạc quan và kì vọng vào mức thu
nhập trong tương lai thì họ sẽ vay Ngân hàng nhiều hơn, và ngược lại khi kinh tế suy
thoái hay gặp khó khăn họ sẽ cân nhắc và hạn chế vay mượn Ngân hàng.
• Chi phí : Cho vay tiêu dùng là một khoản mục có chi phí lớn trong danh mục cho
vay của Ngân hàng. Nguyên nhân là cho vay tiêu dùng có số lượng món vay nhiều,
đa dạng nhưng khối lượng lại nhỏ, cần phải huy động nhiều nhân lực cho hoạt động
các khâu cho vay từ tiếp thị, tiếp nhận hồ sơ vay, thẩm đinh khách hàng và món vay,
quyết định cho vay, giải ngân và kiểm soát thu nợ của khách hàng sau khi cho vay.
Một khó khăn khác là vấp phải đối với khách hàng cá nhân và hộ gia đình là thông
tin tài chính thường không công khai minh bạch, nó làm tăng chi phí trong khâu
thẩm định khách hàng và món vay. Tất cả các điều trên nói chung đều làm cho các
chi phí tính trên một đơn vị tiền tệ cho vay cao hơn so với các loại hình cho vay
khác.
• Lợi nhuận: Đồng thời với chi phí và rủi ro cao thì các khoản cho vay tiêu dùng cũng
có lợi nhuận cao đáng được các Ngân hàng cân nhắc. Sự “kém nhạy cảm với lãi
suất” của người đi vay làm cho các khoản vay tiêu dùng thường được định giá cao,
đến mức mà bản thân lãi suất vay vồn trên thị trường cùng với tỉ lệ tổn thất tín dụng
phải tăng lên đáng kể mới có thể làm cho các khoản vay tiêu dùng không mang lại
lợi nhuận.
Vũ Duy Linh – CQ532122 7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
1.1.3.Phân loại cho vay tiêu dùng
1.1.3.1.Căn cứ vào phương thức cho vay
a. Cho vay tiêu dùng gián tiếp
Là hình thức cho vay trong đó mua lại các khoản nợ phát sinh do những công
ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho người tiêu dùng.
Sơ đồ 1.1 : Mô hình CVTD gián tiếp tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc
Ngân hàng

Công ty bán lẻ
Người vay
(1)
(4)
(5)
(6) (2) (3)
(Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ – Ts.Lê Thẩm Dương)
(1) : và công ty bán lẻ kí kết hợp đồng mua bán nợ. Trong hợp đồng, thường
đưa ra các điều kiện về đối tượng mà khách hàng được bán chịu, số tiền bán chịu tối
đa và loại tài sản bán chịu
(2) : Công ty bán lẻ và người tiêu dùng ký kết hợp đồng mua bán chịu hàng
hóa. Thông thường người tiêu dùng sẽ phải trả trước một phần giá trị tài sản
(3) : Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng.
(4) : Công ty bán lẻ bán toàn bộ chứng từ bán chịu hàng hóa cho
(5) : thanh toán tiền cho công ty bán lẻ
(6) : Người tiêu dùng thanh toán tiền trả góp cho
Vũ Duy Linh – CQ532122 8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
*CVTD gián tiếp được thực hiện qua các phương thức sau
- Tài trợ truy đòi toàn bộ : theo phương thức này khi bán cho ngân hàng các
khoản nợ mà người tiêu dùng đã mua chịu hàng hóa, công ty bán lẻ sẽ cam kết thanh
toán cho ngân hàng toàn bộ các khoản nợ nếu khi đến hạn người tiêu dùng không
thanh toán cho ngân hàng.
- Tài trợ truy đòi hạn chế: theo phương thức này trách nhiệm của công ty bán
lẻ đối với khoản nợ của người tiêu dùng mua chịu không thanh toán chỉ giới hạn
trong một chừng mực nhất định phụ thuộc vào các điều khoản giữa ngân hàng và
công ty bán lẻ
- Tài trợ miễn truy đòi: theo phương thức này sau khi bán các khoản nợ cho
ngân hàng, công ty bán lẻ sẽ không còn chịu trách nhiệm cho việc các khoản nợ có
được hoàn trả hay không. Phương thức này chưa đựng rủi ro cao nên chi phí tài trợ

thường được ngân hàng tính cao hơn so với các phương thức nói trên và các khoản
nợ được mua cũng sẽ được mựa chon rất kĩ. Chỉ có các công ty bán lẻ có uy tín mới
có thể áp dụng phương thức này.
- Tài trợ có mua lại: khi thực hiện CVTD gián tiếp theo phương thức miễn
truy đòi hoặc truy đòi một phần thì khi rủi ro xảy ra người tiêu dùng không trả nợ thì
NHTM buộc phải thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Trong trường hợp này nếu như có
thỏa thuận trước thì ngân hàng có thể bán lại cho công ty bán lẻ phần nợ của mình
chưa được thanh toán kèm với tài sản đã được sử dụng trong một thời gian nhất
định.
b. Cho vay trực tiếp
Các khoản vay này có đặc điểm là trực tiếp tiếp xúc khách hàng vay cũng như
tổ chức thu nợ từ người này mà không thông qua trung gian.
Sơ đồ 1.2 : Mô hình CVTD trực tiếp tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc
Ngân hàng
Công ty bán lẻ
Người vay
(3)
Vũ Duy Linh – CQ532122 9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
(1) (5) (2)
(4)
(Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ – Ts.Lê Thẩm Dương)
(1): và người tiêu dùng kí kết hợp đồng vay.
(2): Người tiêu dùng trả trước một phần số tiền đi mua tài sản cho công ty
bán lẻ
(3): thanh toán số tiền mua tài sản còn thiếu cho công ty
(4): Công ty bán lẻ giao tài sản cho người tiêu dùng
(5): Người tiêu dùng thanh toán tiền vay choNgân hàng.
*CVTD trực tiếp thực thiện theo các phương thức sau:
-Tín dụng trả theo định kì: Đây là phương thức được sử dụng phổ biến nhất

hiện nay. Theo phương thức này, cấp cho khách hàng toàn bộ số tiền vay và khách
hàng trả nợ cho ngân hàng theo từng kì hạn cụ thể. Kì hạn hoàn trả có thể khác nhau
tùy vào nhu cầu người vay
-Thấu chi: Đây là hình thức cấp tín dụng trước trên cơ sở hạn mức tín dụng,
được thực hiện bằng cách cho phép khách hàng được sử dụng dư nợ trong một giới
hạn nhất định trên tài khoản vãng lai. Mức dư nợ tối đa bằng hạn mức tín dụng đã
cam kết
-Thẻ tín dụng: là hình thức cấp tín dụng mà trong đó ngân hàng phát hành thẻ
tín dụng cho những người có tài khoản ở ngân hàng đủ điều kiện cấp thẻ và ấn định
một mức giới hạn tín dụng tối đa mà người có thẻ được phép sử dụng.
*CVTD trực tiếp có ưu điểm hơn CVTD gián tiếp
Khi sử dụng phương thức này, có thể tận dụng tốt nhất các sở trường của nhân
viên tín dung- là những người được đào tạo chuyên mô và có nhiều kinh nghiệm
trong lĩnh vực này. Do đó các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có
chất lượng cao hơn so với trường hợp chúng được quyết đinh bởi những công ty bán
Vũ Duy Linh – CQ532122 10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
lẻ. hình thức này cũng linh hoạt hơn và cho phép ngân hàng thắt chặt mối quan hệ
tín dụng với các khách hàng có quan hệ trực tiếp vớiNgân hàng. Thông qua CVTD
trực tiếp, có thể bán các sản phẩm khác, tăng cường quảng bá hình ảnh ngân hàng
đến với khách hàng
1.1.3.2.Căn cứ vào mục đích sử dụng của khách hàng
Theo các phân loại này, cho vay tiêu dùng được phân chia thành:
• Cho vay bất động sản: là các khoản cho vay nhằm mục đich mua mới nhà, đất đai,
hoặc sửa chữa nhà cửa của người dân. Hình thức này thường có đặc điểm là quy mô
khoản vay lớn hơn so với quy mô trung bình của các món vay tiêu dùng thông
thường; các khoản vay này cũng có kì hạn dài nhất trong danh mục cho vay của
Ngân hàng, có thể lên đến 15 đến 30 năm. Đây là loại hình chứa đựng nhiều rủi ro
cao do rất nhiều các yếu tố tác đông như điều kiện kinh tế, lãi suất, hay sức khỏe và
thu nhập của người vay trong suốt kì hạn khoản vay.

• Cho vay hàng tiêu dùng có tính lâu bền: Đây thường là các khoản vay tài trợ việc
mua sắm các tài sản có thời gian sử dụng lâu dài như ô tô, xe máy, vật dụng gia đình
có giá trị…Tính khả dụng của các tài sản này khá cao, giá trị ở mức trung bình nên
nhiều người có nhu cầu. quy mô các khoản vay này thường không lớn, số lượng
món vay phát sinh nhiều.
• Cho vay nhu cầu tiêu dùng khác : nhằm mục đích tài trợ cho các nhu cầu tiêu dùng
như du lịch, du học, xuất khẩu lao động, chữa bệnh…Các khoản vay này thường có
giá trị trung bình và tùy vào nhu cầu người vay đáp ứng các nhu cầu rất đa dạng của
người tiêu dùng.
1.1.3.3.Căn cứ vào phương thức trả nợ của khách hàng
Gồm 2 loại:
Cho vay trả góp: là các khoản vay ngắn hoặc trung dài hạn được thanh toán
làm hai học nhiều lần liên tiếp(thường theo tháng hoặc quý) những khoản vay này
thường được dùng để mua sắm những vật dụng đắt tiền đối với khách hàng.
Cho vay trả một lần: là các khoản vay ngắn hạn của các cá nhân và hộ gia
đình để đáp ứng nhu cầu tiền mặt tức thời và được thanh toán một lần khi khoản vay
đáo hạn. Quy mô những khoản vay này tương đối nhỏ và bao gồm cả phí tài khoản
với yêu cầu thanh toán trong một tháng hoặc trong thời gian tương đối ngắn. Các
khoản vay loại này được dùng để chi trả cho những chuyến đi nghỉ, viện phí, mua đồ
dùng gia đình, sửa chữa ô tô, nhà cửa…
Vũ Duy Linh – CQ532122 11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng
• Đối với : Cho vay tiêu dùng tuy có chi phí và rủi ro cao nhưng nó lại có mức lợi
nhuận lớn cùng số lượng khách hàng đông đảo mà Ngân hàng không thể bỏ qua.
Các khoản vay tiêu dùng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và mang lại lợi nhuận
lớn, đồng thời là nâng cao quan hệ của Ngân hàng với các khách hàng cá nhân và từ
đó có thể nâng cao hiệu quả huy động vốn từ bộ phận khách hàng này.
• Đối với người tiêu dùng (người đi vay): nhờ các khoản vay tiêu dùng mà các khách
hàng cá nhân cũng như hộ gia đình có thể nâng cao, cải thiện chất lượng cuộc sống,

hưởng các tiện ích trước khi có đủ khả năng chi trả. Điều này còn có ý nghĩa cực kì
cấp thiết với xã hội trong trường hợp các khoản vay sử dụng cho các nhu cầu có tính
cấp thiết, cấp bách như chi tiêu cho giáo dục y tế.
• Ý nghĩa với nhà sản suất: Do người tiêu dùng được tạo điều kiện để tiêu dùng các
hàng hóa mà họ không có khả năng chi trả ở hiện tại nhưng có thể chi trả trong
tương lai, qua đó kích thíc nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, giúp nhà sản xuất bán được
sản phẩm, có vòng quay vốn nhanh, có thể mở rộng sản xuất, tăng lợi nhuận. Đây là
lý do hiện càng có nhiều nhà sản xuất muốn hợp tác với để mở rộng khả năng cho
vay tiêu dùng.
• Đối với nền kinh tế vĩ mô: Cho vay tiêu dùng được dùng để tài trợ cho chi tiêu về
hàng hóa tiêu dùng cùng các dịch vụ sản xuất trong nước thì nó có tác dụng rất lớn
trong việc kíc cầu, tạo điều kiên cho phát triển kinh tế, tạo nhiều công ăn việc làm
cho người lao động trong xã hội. Cho vay tiêu dùng cải thiện môi trường thanh toán
giảm lượng tiền mặt lưu thông trong thị trường, tiết kiệm chi phí và thời gian tiền
bạc cho xã hội.
1.2. Chất lượng cho vay tiêu dùng của NHTM
1.2.1. Khái niệm chất lượng cho vay tiêu dùng
Theo cách định nghĩa của Wikipedia thì “Chất lượng là sự thỏa mãn một nhu
cầu nào đó của người sử dụng”.
Đứng trên giác độ của Ngân hàng khi muốn nâng cao chất lượng cho vay tiêu
dùng thì chúng ta có thể hiểu việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là việc
chỉ tập trung cho vay với những khách hàng có khả năng cao trả nợ gốc và lãi và
không cho vay với những khách hàng có khả năng trả nợ thấp. Điều này có nghĩa là
Vũ Duy Linh – CQ532122 12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
ở hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ tập trung tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu
(nợ gốc và nợ lãi) và giảm thiểu chi phí (chi phí xử lý nợ xấu ,chi phí trích lập dự
phòng) chứ không cho vay ra ồ ạt để tăng thị phần khách hàng trên thị trường.
Để đánh giá hoạt động của một Ngân hàng là tốt hay chưa tốt, chúng ta có thể
nhìn vào 3 biến số lớn ,đó là : lợi nhuận ,thị phần và an toàn. Để cân bằng được cả 3

biến số này là điều rất khó khăn vì chúng có tác động ngược chiều nhau ,ví dụ như
tăng được thị phần thì lại giảm lợi nhuận, giảm tính an toàn. Vì vậy ,tùy vào điều
kiện thị trường và tình hình kinh tế mỗi giai đoạn mà mỗi Ngân hàng sẽ xác định
cho mình mục tiêu khác nhau. Với tình hình nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào
khủng hoảng ,sản xuất đình trệ, tổng cầu có xu hướng giảm thì yếu tố an toàn phải
đặt lên hàng đầu , tiếp đó đến lợi nhuận và sau cùng mới là thị phần. Chính vì vậy
mà việc nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là hết sức cần thiết trong giai đoạn
hiện nay đối với hệ thống LienVietPostbank nói chung và chi nhánh
LienVietPostbank Vĩnh Phúc nói riêng.
Tựu chung nâng cao chất lượng CVTD là việc NHTM cải thiện được kết quả
thu nợ và kết quả phân loại nợ của Ngân hàng đối với hoạt động cho vay tiêu dùng ,
tức là tăng lợi nhuận và giảm được tỷ lệ nợ xấu.
1.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay tiêu dùng
Mức độ nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng được xem xét ở một số chỉ tiêu
cơ bản :
• Tỷ lệ thu lãi trong CVTD
Tỷ lệ thu lãi =
- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của Ngân
hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh
thu của Ngân hàng từ việc cho vay.
- Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài
chính của Ngân hàng càng tốt, ngược lại Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc
thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu, chỉ tiêu này cũng có thể thể hiện
tình hình bất ổn trong cho vay của Ngân hàng, có thể nợ xấu trong tăng cao nên ảnh
hưởng đến khả năng thu lãi của Ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu
hồi nợ trong tương lai. Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt ( nguồn

Vũ Duy Linh – CQ532122 13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
• Hệ số thu nợ trong CVTD

Hệ số thu nợ =
Chỉ tiêu này đánh giá việc thu nợ gốc của ngân hàng.
- Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó thường là 1 năm dương lịch, với doanh
số cho vay nhất định thì Ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.
- Nhìn chung tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho Ngân hàng bởi Ngân hàng sẽ
có tiền mặt để trang trải các khoản chi phí lương ,thưởng hay cho vay hoặc dự trữ,
trích lập dự phòng.
• Tỷ lệ nợ xấu trong CVTD :
Tỷ lệ nợ xấu =
Trong quyết định 493 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro
tín dụng , tại khoản 6 điều 2 thì “Nợ xấu (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4
và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là
tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.”
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình dư nợ CVTD quá hạn từ 90 ngày trở lên tại
Ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong
khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay.
Đây là chỉ tiêu được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng cũng như rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng
kém , và ngược lại.
1.2.3.Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay
tiêu dùng của NHTM
1.2.3.1.Các nhân tố chủ quan
a. Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng thể hiện chính sách hoạt động của
một Ngân hàng vì vậy nó là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt đông CVTD. Về
nguyên tắc thì nội dung của chính sách tín dụng bao gồm chính sách khách hàng,
chính sách marketing, chính sách quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và
thời hạn tín dụng, chính sách về các khoản đảm bảo…
Vũ Duy Linh – CQ532122 14

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
Chính sách khách hàng: Ngân hàng thường tiến hành phân loại khách hàng
gồm khách hàng truyền thống, khách hàng mục tiêu, tiềm năng… Những khách
hàng được xếp hạng cao tức là được đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ tốt
thường được hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn của Ngân hàng. Một chính sách khách
hàng hấp dẫn, chính sách marketing hiệu quả hướng tới nhóm khách hàng vay tiêu
dùng tốt sẽ thúc đẩy hoạt động CVTD đạt được doanh thu cao và không gây ra nợ
xấu, từ đó chất lượng cho vay tiêu dùng được nâng cao.
Chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: Cùng với các quy định của pháp
luật về giới hạn cho vay thì mỗi Ngân hàng thường có quy định riêng về quy mô và
các giới hạn đối với mỗi nhóm khách hàng cụ thể. Ví dụ quy mô vay tối đa với từng
khách hàng trong từng ngành ngề, quy mô vay trên giá trị đảm bảo của khách
hàng…Chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô
các khoản tín dụng mà khách hàng nhận được từ Ngân hàng. Khi muốn nâng cao
chất lượng CVTD thì Ngân hàng cần quản lý chặt chẽ chính sách này theo hướng
luôn giữ quy mô và giới hạn tín dụng bám sát tình hình kinh tế và nhu cầu của người
dân, tránh tình trạng cho vay tràn lan để tăng thị phần mà quên đi nguy cơ nợ xấu
tiềm ẩn.
Chính sách về các khoản đảm bảo : Chính sách đảm bảo bao gồm các quy
định về : trường hợp vay vốn phải có TSĐB, các hình thức đảm bảo, tỷ lệ phần trăm
cho vay trên TSĐB … Thông thường các Ngân hàng chỉ cho vay với giới hạn thấp
hơn giá thị trường của TSĐB. Tỷ lệ phần trăm cho vay tùy vào khả năng bán và thay
đổi giá trị của tài sản đem đảm bảo. Chính sách về các khoản đảm bảo chặt chẽ và
phù hợp sẽ giúp hạn chế tối đa những thiệt hại cho Ngân hàng khi xảy ra rủi ro. Có
một chính sách về các khoản đảm bảo tốt còn giúp cho Ngân hàng yên tâm mở rộng
hoạt động CVTD mà không lo bị giảm chất lượng CVTD.
b. Quy trình cho vay
Một quy trình cho vay rườm rà phức tạp và gây khó hay hiểu lầm cho khách
hàng nhiều khi làm mất đi thời gian cũng như sự hào hứng của khách hàng. Tuy
nhiên một quy trình cho vay quá dễ dãi ,quá linh hoạt và qua loa sẽ dẫn tới nguy cơ

phát sinh nợ xấu rất cao. Do đó phải xây dựng cho mình một quy trình và thủ tục
cho vay thật chặt chẽ và hợp lý vùa để đảm bảo cho Ngân hàng có được đầy đủ các
thông tin cẩn thiết vừa phải không gây phiền hà cho khách hàng. Điều này sẽ thu hút
nhiều khách hàng đến với hơn đồng thời đề phòng được rủi ro đạo đức khi khách
hàng có ý định lừa đảo và rủi ro tín dụng khi tình hình tài chính của khách hàng
không tốt.
c. Quy mô vốn của ngân hàng
Vũ Duy Linh – CQ532122 15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
Đây là nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến nâng cao chất lượng cho vay tiêu
dùng. Khi hoạt động huy động vốn gặp khó khăn thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu
vay của khách hàng và có thể sẽ bỏ qua những khách hàng tốt có khả năng trả nợ
gốc và lãi đầy đủ từ đó làm giảm lợi nhuận và thị phần của Ngân hàng trong hoạt
động CVTD.
d. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của
Bất kì ngành dịch vụ nào cũng có đặc điểm là có chất lượng dịch vụ phụ
thuộc vào yếu tố con người. là doanh nghiệp kinh doanh và cung cấp các dịch vụ tài
chính, nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, do đó đây là hình ảnh đại
diện cho Ngân hàng trong con mắt khách hàng. Đội ngũ nhân viên có trình độ, có
tác phong chuyên nghiệp và thái đội chu đáo nhiệt tình với công việc sẽ giúp cho
hoạt động CVTD được thực hiện đúng quy trình , đảm bảo tính khách quan và
những khách hàng tốt sẽ tiếp cận được với nguồn vốn của Ngân hàng dễ dàng hơn.
1.2.3.2.Các nhân tố khách quan:
a. Nhân tố từ phía khách hàng
Khả năng đáp ứng các điều kiện vay của khách hàng
Điều này được xem xét trên các khía cạnh như năng lực tài chính , TSĐB hay
phương án trả nợ của khách hàng. Các yếu tố này quyết định đến việc họ có được
vay vốn hay không.
Phân tích và đánh giá khách hàng trước khi cấp tín dụng là khâu không thể
thiếu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại, thông qua đó mà Ngân

hàng có thể nắm tình hình cũng như năng lực tài chính của khách hàng cần vay vốn.
Tình hình và năng lực của khách hàng lớn mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện
vay của Ngân hàng cũng lớn theo.
CVTD là hoạt động tín dụng hàm chứa nhiều rủi ro rất cao nên luôn yêu cầu
TSĐB cho các khoản vay, TSĐB là cản cứ để xác định hạn mức cho vay đối với
khách hàng. Nếu TSĐB của khách hàng tốt , sẽ hạn chế tổn thất khi xảy ra rủi ro.
Nếu khách hàng không có TSĐB, không có người bảo lãnh hoặc giá trị TSĐB thấp,
không đủ tiêu chuẩn thì khó vay được vốn Ngân hàng. Cần phải nói thêm là khi có
TSĐB thì khách hàng cũng có ý chí trả nợ cao hơn từ đó chất lượng CVTD của
Ngân hàng cũng tốt hơn.
Vũ Duy Linh – CQ532122 16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
Vậy tình hình tài chính, năng lực tài chính và TSĐB là các yếu tố khách quan
từ phía khách hàng ảnh hưởng quyết định tới điều kiện vay của khách hàng tiêu
dùng, các chỉ số đó càng tốt thì việc nâng cao chất lượng CVTD của Ngân hàng
càng được thực hiện dễ dàng hơn.
b. Những nhân tố từ phía môi trường kinh doanh
Thực trạng của cả nền kinh tế quốc dân
Hoạt động có liên quan đến tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế vậy nên
những biến động của nền kinh tế sẽ có tác động tới hoạt động của Ngân hàng mà
trong đó đặc biệt là hoạt động cho vay. Một minh chứng cụ thể là khi nền kinh tế
tăng trưởng thì thu nhập của người tiêu dùng cũng dần tăng lên, từ đó khả năng trả
nợ cũng cao hơn và TSĐB cũng sẽ tốt hơn tức có tính thanh khoản cao hơn. Ngược
lại khi nền kinh tế rơi vào khủng hoảng suy thoái, công việc sản xuất kinh doanh gặp
khó khăn, thu nhập của người tiêu dùng sụt giảm hoặc bị gián đoạn sẽ làm ảnh
hưởng tới ý chí cũng như khả năng trả nợ ,từ đó làm giảm chất lượng CVTD của
Ngân hàng. Thêm nữa khi nền kinh tế khó khăn thì TSĐB cũng sẽ mất tính thanh
khoản khiến công tác giảm thiểu tổn thất khi rủi ro xảy ra của Ngân hàng gặp rất
nhiều khó khăn.
Môi trường pháp lý

Tín dụng là một trong những hoạt động rủi ro nhất của Ngân hàng, song lại
rất quan trong đối với nền kinh tế, vì thế nó chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của pháp
luật. Một môi trường pháp lý rõ ràng, minh bạch với hệ thống các văn bản pháp luật
hợp lý ,thống nhất và chặt chẽ là điều kiện để xây dựng chính sách tín dụng phù hợp
cũng như hạn chế rủi ro và tổn thất cho Ngân hàng.
Môi trường chính trị xã hội
Môi trường chính trị và xã hội ổn định giúp đời sống người dân có điều kiển
để phát triển, từ đó hoạt động CVTD sẽ tăng cả về chất và lượng. Trái lại khi môi
trường xã hội kém ổn định sẽ tăng khả năng xảy ra rủi ro đồng thời cũng làm xu
hướng tiêu dùng của người dân giảm sút làm thu hẹp hoạt động CVTD của NHTM.
Tựu chung: có thể thấy việc nâng cao chất lượng CVTD không chỉ chịu ảnh
hưởng từ những nhân tố bên trong NHTM, mà còn từ các nhân tố khách quan khác.
Vũ Duy Linh – CQ532122 17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
Hoạt động tốt hay xấu ,mạnh hay yếu thì đều do các nhân tố này quyết định. Các
nhân tố này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt-chi
nhánh Vĩnh Phúc như nào sẽ được trình bày ở chương 2 của chuyên đề.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG
TẠI TMCP BƯU ĐIỆN LIÊN VIỆT
CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
2.1.Tổng quan về TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Vĩnh Phúc
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển
Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh TMCP Bưu điện Liên Việt
Vĩnh Phúc một phần gắn liền với sự ra đời của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên
Việt. Vậy nên trước hết chúng ta khái quát quá trình hình thành và phát triển của
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt.
2.1.1.1. Lịch sử phát triển TMCP Bưu điện Liên Việt
Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt tiền thân là Liên Việt được thành
lập theo Giấy phép Hoạt động số 91/GP-NHNN do Thống đốc Nhà nước Việt Nam

cấp ngày 28 tháng 3 năm 2008. Thời gian hoạt động theo giấy phép là 99 năm kể từ
ngày cấp. Theo Công văn 244/TTg-ĐMDN ngày 21 tháng 02 năm 2011, Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt việc Tổng Công ty Bưu Chính Việt Nam
(“VNPost”) (sau này đổi tên thành Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam) tham gia góp
vốn vào Thương mại Cổ phần Liên Việt bằng giá trị của Công ty Dịch vụ Tiết kiệm
Bưu điện (“VPSC”) và vốn góp thêm bằng tiền. Tại ngày 01 tháng 7 năm 2011,
VNPost đã hoàn thành việc chuyển giao giá trị tài sản và công nợ của VPSC cho
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt. đã nhận được phê duyệt của Ngân hàng
Nhà nước theo Quyết định số 1633/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 7 năm 2011 về việc
chính thức đổi tên TMCP Liên Việt thành TMCP Bưu điện Liên Việt. Hoạt động
chính của Ngân hàng là thực hiện các giao dịch bao gồm huy động và nhận tiền gửi
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung
Vũ Duy Linh – CQ532122 18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn
vốn của ; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế,
chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, và các dịch vụ khác
được NHNN Việt Nam cho phép.
2.1.1.2. Lịch sử phát triển chi nhánh Vĩnh Phúc - TMCP Bưu điện
Liên Việt
Trước sự phát triển của cả hệ thống thể hiện qua việc liên tục tăng tổng tài
sản, dư nợ và lợi nhuận, Lienvietpostbank quyết định tiếp tục hoàn thiện kế hoạch
về phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp của mình với mục tiêu 10000 điểm giao
dịch trên cả nước, cùng với Nông nghiệp và phát triển nông thôn trở thành có mạng
lưới chi nhánh rộng nhất trong số các NHTM.
Nhận thấy Vĩnh Phúc là một tỉnh rất có tiềm năng về kinh tế với nhiều doanh
nghiệp lớn như HONDA, TOYOTA hay tập đoàn PRIME cùng nhiều doanh nghiệp
vừa và nhỏ ,các hộ kinh doanh. Các doanh nghiệp và hộ kinh doanh nơi đây có hoạt
động sản xuất kinh doanh rất ổn định, quy mô ngày càng lớn kèm với đó là lợi
nhuận mỗi năm đều tăng. Bưu điện đã quyết định khai trương Chi nhánh tỉnh Vĩnh

Phúc, tọa lạc cùng khu trụ sở Bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc, Thành Phố Vĩnh Yên.
2.1.2 .Cơ cấu tổ chức bộ máy của Lienvietpostbank Vĩnh Phúc
LienVietPostbank Vĩnh Phúc có cơ cấu tổ chức thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1 : Tổ chức bộ máy LienVietPostbank Vĩnh Phúc
Vũ Duy Linh – CQ532122 19
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
quan hệ
khách
hàng cá
nhân
Phòng
quan hệ
khách
hàng
doanh
nghiệp
Phòng
thẩm
định tài
chính
Phòng
kiểm
soát nội
bộ
Phòng
kế toán
và điện

toán
Phòng
dịch vụ
khách
hàng
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
thanh
toán
quốc tế
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
(Nguồn : Phòng tổ chức hành chính LienVietPostbank Vĩnh Phúc)
2.1.3.Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh 3 năm gần đây
Chi nhánh TMCP Bưu điện Liên Việt Vĩnh Phúc được thành lập trên cơ sở liên
kết với bưu điện tỉnh Vĩnh Phúc trụ tại trung tâm thành phố Vĩnh Yên. Chi nhánh đi
vào hoạt động có nhiều thuận lợi và khó khăn khác nhau.
Bảng 2.2 : Tình hình huy động và cho vay tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2011
Năm 2012 Năm 2013
Tồng tài sản
561.320
664.130 795.940
Huy động vốn
cuối kỳ
304.210
413.366 555.532

Dư nợ cuối kỳ 155.908 229.917 295.480
( Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng LienVietPostbank Vĩnh Phúc )
Tổng tài sản tính đến ngày 31/12/2011, tài sản của chi nhánh đạt 561.320 triệu
đồng ,con số này ở năm 2012 là 664.130 triệu đồng và đến năm 2013, tổng tài sản
của chi nhánh đạt 795.940 triệu đồng, tăng 131.810 triệu đồng tương đương 119.85
% so với năm 2012. Qua đó thấy rằng hoạt động chi nhánh là khá tốt ,mức tăng tổng
tài sản khoảng gần 20 %/năm.
2.1.3.1.Tình hình huy động vốn
Bảng 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn huy động tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013
Số liệu
Chênh
lệch
Tăng
(%)
Số liệu
Chênh
lệch
Tăng
(%)
Vũ Duy Linh – CQ532122 20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
Tổng nguồn vốn huy
động
304.210
413.366 109.156

35,88
555.532
142.16
6 34,39
1.Theo đối tượng
Cá nhân
121.684
169.016 47.332
38,90
208.106
39.090 23,13
Tổ chức kinh tế
182.526
244.350 61.824
33,87
347.426
103.07
6 42,18
2. Theo loại tiền gửi
Tiền gửi không kỳ hạn
45.632
64.852 19.220
42,12
109.224
44372 68,42
Tiền gửi có kỳ hạn
249.452
346.422 96.970
38,87
444.830

98.408 28.41
Tiền gửi ký quỹ
9.126
2.092 -7034
-77.08
1478
-614 -29,35
( Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng LienVietPostbank Vĩnh Phúc )
Với cánh tay đắc lực là hệ thống huy động vốn của Bưu điện, cùng với việc
chi nhánh thực hiện đa dạng hóa các hình thức, biện pháp, kênh huy động vốn khác
nhau bao gồm nguồn huy động từ dân cư, các tổ chức kinh tế, đinh chế tài chính với
nhiều loại hình khác nhau. Do vậy, nguồn vốn tăng với tốc độ khá lớn mặc dù đã có
liên tiếp các lần hạ lãi suất huy động xuống mức thấp hơn.
Tính đến 31/12/2011 tổng nguồn vốn huy động là 304.210 triệu đồng và đến
31/12/2012, tổng nguồn vốn huy động là 413.366 triệu , nhưng đến 31/12/2013, con
số này lên tới 555.532 triệu đồng, vậy mỗi năm tổng vốn huy động tăng trung bình
35%.
Trong cơ cấu nguồn vốn huy động xét theo đối tượng thì vốn huy động từ các
tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn, khoảng 60% còn nguồn vốn huy động
từ cá nhân chỉ chiếm khoảng 40%. Nếu xét theo loại hình tiền gửi thì tiền gửi có kỳ
hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 80% ,còn lại dưới 20% là tiền gửi không kỳ hạn.
2.1.3.2.Tình hình cho vay
Bảng 2.4 : Cơ cấu dư nợ cho vay tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013
Số liệu
Chênh
lệch

Tăng
(%)
Số liệu
Chênh
lệch
Tăng
(%)
Tổng dư nợ cho vay
155.908 229.917 74009 47,47 295.480 65.563 28,52
1.Theo đối tượng
Tổ chức kinh tế, cá nhân
trong nước 155.126 229.319 74193 47,83 295.369 66.050 28,80
Vũ Duy Linh – CQ532122 21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
Chiết khấu thương phiếu và
giấy tờ có giá 782 598 -184 -23,53 111 -487 -81,44
2. Theo loại tiền
VNĐ
136.030 200.137 64.107 47,13 280.312 80.175 40,06
Ngoại tệ (quy VNĐ) 19.878 29.780 9.902 49,81 15.168 -14.612 -49,07
3. Theo thời gian
Ngắn hạn (dưới 1 năm)
106.828
158.144 51.316 48,04 133.510 -24.634 -15,58
Trung hạn (từ 1 đến 5 năm)
35.609
50.420 14.811 41,59 111.759 61.339 121,66
Dài hạn (trên 5 năm)
13.471
21.353 7.882 58,51 50.211 28.858 135,15

Đơn vị: Triệu đồng
( Nguồn: Phòng quan hệ khách hàng LienVietPostbank Vĩnh Phúc )
Hoạt động cho vay (hay còn gọi là hoạt động tín dụng) là một hoạt động nối
tiếp của hoạt động huy động vốn. Để hoàn thành nhiệm vụ mà LienVietPostbank đề
ra thì chi nhánh đã không ngừng mở rộng hợp động, nâng cao chất lượng hoạt động
và tăng cường quy mô các khoản cho vay. Thực hiện chủ trương ngăn chăn suy
thoái kinh tế với nhiều giải pháp của Chính phủ và của ngành Ngân hàng, Chi nhánh
đã thực hiện nghiêm túc triển khai một cách tích cực và có hiệu quả chính sách hỗ
trợ cho các doanh nghiệp , thực sự giúp các doanh nghiệp đứng vững và phát triển.
Qua bảng số liệu trên cho thấy, dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng rất
tốt. Tính đến 31/12/2011 tổng dư nợ cho vay là 155.908 triêu đồng thì đến
31/12/2012 , tổng dư nợ cho vay đã là 229.917 triệu đồng tăng tới 47,47% , và
sang năm 2013, con số này đạt 295.480 triệu đồng, tăng 28,52% so với năm 2012.
Trong cơ cấu dư nợ cho vay thì chiếm đa số là cho vay các tổ chức kinh tế
và cá nhân trong nước (chiếm trên 99%), cho vay bằng đồng Việt Nam (chiếm
trên 87%) và cho vay ngắn hạn (dao động trong khoảng từ 45%-68%).
2.1.3.3.Hiệu suất sử dụng vốn
Bảng 2.5 : Hiệu suất sử dụng vốn tại LienVietPostbank Vĩnh Phúc
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm 2012 Năm 2013
Số liệu
Chênh
lệch
Tăng
(%)
Số liệu
Chênh

lệch
Tăng
(%)
Vũ Duy Linh – CQ532122 22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
Nguồn vốn huy
động
304.210
413.366
109.156 35,88
555.532
142.166 34,39
Dư nợ cho vay
155.908 229.917 74.009 47,47 295.480 65.563 28,52
Chênh lệch
148.302 183.449 35.147 23,70 260.052 76.603
Hiệu suất sử
dụng vốn (%)
51,25 55,62
4,37
53,19
-2,43
(Nguồn:Phòng quan hệ khách hàng LienVietPostbank Vĩnh Phúc )
Cả vốn huy động và dư nợ cho vay đều tăng qua các năm 2012 và 2013. Tuy
nhiên tốc độ tăng dư nợ cho vay chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng vốn huy
động, nguyên nhân có thể do tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn rất
khó khăn. Nhiều doanh nghiệp rất muốn vay nhưng không đủ điều kiện vay vốn,
không tiếp cận được với nguồn tín dụng đang dồi dào của các NHTM nói chung và
của LienVietPostbank nói riêng. Cụ thể chênh lệch giữa vốn huy động và dư nợ đã
tăng từ 148.302 triệu đồng năm 2011 lên 183.449 triệu đồng năm 2012 và đạt

260.052 triệu đồng năm 2013 khiến cho hiệu quả sử dụng vốn giảm nhẹ từ 55.62%
năm 2012 xuống còn 53.19% năm 2013, mức giảm tuyệt đối là 2.43%.
2.1.3.4.Kết quả kinh doanh
Bảng 2.6 : Kết quả kinh doanh của LienVietPostbank Vĩnh Phúc
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
2011
Năm
2012
Năm
2013
Số liệu
Chênh
lệch
Tăng
(%)
Số liệu
Chênh
lệch
Tăng
(%)
I. Nhóm chỉ tiêu chính
1. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh trước chi
phí dự phòng rủi ro tín dụng
11.614 12.746 1.132 9,75 9.477 -3.269 -25,65
2. Chi phí dự phòng rủi ro
tín dụng
752 3.070 2.318 308,2 2.833 -237 -7,72

3. Tổng lợi nhuận trước thuế
10.862
9.676
-1.186 -10,92
6.644 -3.032 -31,34
4. Chi phí thuế TNDN
1.092
995
-97 -8,88
981 -14 -1,41
5. Lợi nhuận sau thuế
9.770
8.681
-1.089 -11,15
5.663 -3.018 -34,77
Vũ Duy Linh – CQ532122 23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
II. Nhóm chỉ tiêu quản trị
điều hành
1. Nợ đủ tiêu chuẩn 149.017
218.436
69.419 46,58
279.852
61.416
28,12
2. Nợ cần chú ý 2.603
5.248
2.645 101,6
8.297 3.049 58,10
3. Nợ dưới tiêu chuẩn 2.450

1.682
-768 -31,35
1.272 -410 -24,38
4. Nợ nghi ngờ 1.725
1.910
185 10,72
1.563 -347 -18,17
5. Nợ có khả năng mất vốn 113
2.640
2.527 2236
4.499 1.859 70,42
6. Tỷ lệ nợ xấu (%)
2,75
2,71
- 0,04
2,48
-0,23
( Nguồn: Báo cáo tài chính LienVietPostbank Vĩnh Phúc )
Qua bảng số liệu trên cho thấy, Lợi nhuận sau thuế của LienVietPostbank chi
nhánh Vĩnh Phúc đã giảm khá mạnh ,từ mức 9.770 năm 2011 đã giảm xuống 8.681
triệu đồng năm 2012 ,và đến năm 2013 chỉ còn 5.663 triệu đồng, mức giảm năm
2013 lên đến 34.77%. Điều này được lý giải bởi quá trình tái cơ cấu khá mạnh của
cả hệ thống LienVietPostbank như sắp xếp lại các phòng ban, tổ chức lại bộ máy,
thay đổi nhiều tài sản cố định khiến chi phí đội lên rất nhiều cùng với việc hoạt động
cho vay gặp khó khăn khiến lợi nhuận giảm nhiều như vậy.
Tuy lợi nhuận giảm nhưng chất lượng dư nợ của chi nhánh nhìn chung đã
được cải thiện. Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ 2,75% của năm 2011 xuống
2,71% và đến năm 2013 tỷ lệ này chỉ còn 2.48%. Tỷ lệ nợ xấu qua các năm của
LienVietPostbank Vĩnh Phúc đều nằm dưới mức cảnh bảo của NHNN là 3%.
2.2.Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Bưu Điện

Liên Việt chi nhánh Vĩnh Phúc
2.2.1.Quy trình tín dụng hoạt động cho vay tiêu dùng được áp dụng
2.2.1.1.Tiếp nhận đề xuất tín dụng
• Cán bộ phụ trách sẽ phỏng vấn khách hàng và xác định loại dịch vụ mà khách
hàng yêu cầu. Tiếp đó cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng các tiêu chuẩn
cho vay của LienVietPostbank Vĩnh Phúc, cán bộ cần thu thập các thông tin
chi tiết về khách hàng như thu nhập, tài sản, tình trạng làm việc… để có thể
kết luân xem khách hàng đủ điều kiện hay không.
• Nếu khách hàng đủ điều kiện, cán bộ tiếp nhận hồ sơ vay vốn, xem hồ sơ đã
đạt yêu cầu chưa, sau đó trình lên trưởng phòng tín dụng. Nếu hồ sơ vay vốn
trong thẩm quyền phê duyệt của mình thì trưởng phòng sẽ quyết định và
Vũ Duy Linh – CQ532122 24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD : TS.Phan Hồng Mai
chuyển trả hồ sơ cho cán bộ tín dụng để thông báo cho khách hàng. Nếu
khoản vay vượt quá thẩm quyền của trưởng phòng tín dụng thì hồ sơ được
trình lên giám đốc chi nhánh ra quyết định.
2.2.1.2.Phân tích tín dụng
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của phân tích tín
dụng. Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng bao
gồm năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi nhuận và nguồn ngân
quỹ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác có liên quan đến người
vay. Bằng các phương pháp như : phỏng vấn trực tiếp, mua hoặc tìm kiếm thông tin
qua các trung gian (qua các cơ quan quản lý, qua cac bạn hàng chủ nợ khác của
người vay, qua các trung tâm thông tin hoặc tư vấn), thông qua các báo cáo của
người vay trình cho Ngân hàng. Ngân hàng sẽ có được những thông tin về khách
hàng của mình, một điều quan trọng đối với là phải xử lý được các thông tin đó, làm
sao phải xác định được tính trung thực của những thông tin mà Ngân hàng có được.
Nội dung phân tích chủ yếu của bước này là phải tập trung vào:
• Đánh giá tài sản của khách hàng, việc đánh giá tài sản của khách hàng là điều
quan trọng đối với bởi vì tài sản (một phần hoặc tất cả) của khách hàng luôn

được coi là vật đảm bảo cho khoản vay, tạo khả năng thu hồi nợ khi khách
hàng mất khả năng sinh lời. Khi đánh giá tài sản của khách hàng thì tập trung
vào: Ngân quỹ, các chứng khoán có giá, hàng tồn kho, tài sản cố định.
• Đánh giá các khoản nợ của khách hàng là một công việc quan trọng mà
Ngân hàng Ngân hàng cần phải làm bởi vì thông qua việc đánh giá các khoản
nợ mà Ngân hàng Ngân hàng biết được tình khả năng tài chính của khách
hàng, đồng thời cũng biết được vị trí của mình trong các chủ nợ. Nếu giành
được vị trí quan trọng nhất thì nó dễ dàng thu được nợ hơn là các vị trí khác.
• Phân tích luồng tiền: Thông qua việc xác định hoặc dự báo dòng tiền thực
nhập quỹ (gồm: dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền nhập
quỹ từ hoạt động đầu tư, dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động bất thường) và
dòng tiền thực xuất quỹ( gồm: dòng tiền xuất quỹ thực hiện sản xuất kinh
doanh, dòng tiền xuất quỹ thực hiện đầu tư, dòng tiền xuất quỹ thực hiện hoạt
động bất thường) có thể biết được tình trạng ngân quỹ của khách hàng trong
tháng, quý, hay năm. Từ đó có thể thiết lập kế hoạch thu nợ, giải ngân hợp
lý, nâng cao chất lượng khoản vay.
• Sử dụng các chỉ số tài chính như: Nhóm tỷ lệ thanh khoản, nhóm tỷ lệ sinh
lời để đánh giá khả năng của người vay trong việc đáp ứng trách nhiệm tài
chính ngắn hạn và khả năng tạo lợi nhuận của người vay.
Vũ Duy Linh – CQ532122 25

×