Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI VPBANK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.75 KB, 11 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI VPBANK – CHI NHÁNH
THĂNG LONG
3.1. Những thuận lợi, khó khăn của chi nhánh– định hướng phát triển của
VPBank Thăng Long
3.1.1. Thuận lợi
- Nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì được tốc độ phát triển cao và ổn định,
GDP tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 7%, môi trường kinh tế được cải
thiện tích cực, sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu và dịch vụ chiếm
tỷ trọng lớn.Gói kích cầu với giá trị lên tới 1tỷ USD của Chính phủ sẽ hỗ trợ hệ
thống Ngân hàng nói chung, VPBank Thăng Long nói riêng trong việc tăng trưởng
tín dụng.
- Các công cụ chính sách tiền tệ có sự chuyển biến đồng bộ phù hợp với quy
luật thị trường, từng bước thực hiện theo thông lệ quốc tế. Các quy chế cho vay,
quy định về đảm bảo tiền vay từng bước tạo thế chủ động trong hoạt động tín
dụng. Việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng đã tạo được bước đột phá, làm lành mạnh
hóa tài chính của Ngân hàng.
- Chi nhánh có hệ thống phòng giao dịch ở vị trí thuận lợi, ở trên các con phố
chính, gần khu dân cư tập trung, gần các trung tâm thương mại
- Đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn, được đào tạo cơ bản là thuận lợi
trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
3.1.2. Khó khăn
- Ngày càng nhiều có các chi nhánh của các Ngân hàng được thành lập, sự
phát triển của các Công ty Tài chính, các quỹ làm thu hẹp dần thị trường.Đặc biệt
sự tham gia của của các Ngân hàng nước ngoài càng làm cho sự cạnh tranh trên thị
trường trở nên khốc liệt hơn, đó chính là thách thức không nhỏ đối với Chi nhánh
trong thời gian tới.
- Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động tới toàn nền kinh tế, sản xuất kinh
doanh chậm chạp, thu nhập của người dân giảm ảnh hưởng tới khả năng tiêu dùng
và hoạt động của Chi nhánh cũng giảm sút.
3.1.3. Định hướng phát triển


VPBank tiếp tục duy trì chiến lược ngân hàng bán lẻ, tập trung vào đối tượng
khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình và cá nhân. Để xây dựng
VPBank Thăng Long nói riêng ngày càng phát triển, VPBank nói chung trở thành
một ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở khu vực phía Bắc và tiến tới là ngân hàng thuộc
nhóm đầu trong hệ thống NHTNCP trong cả nước, VPBank Thăng Long cần tập
trung vào các nhiệm vụ sau:
- VPBank cần tiếp tục hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, cá nhân và hộ gia đình ở tầng lớp trung lưu. Đối với một ngân hàng có
qui mô vừa như VPBank thì đây là những đối tượng khách hàng tiềm năng, đem lại
lợi nhuận lớn.
- Triển khai, tổ chức tốt các hoạt động ngân hàng theo sơ đồ đã phê duyệt.
- Khai thác các tính năng của phần mềm mới (T24) để phát triển các sản phẩm
dịch vụ hiện đại phục vụ nhu cầu của khách hàng.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để góp phần nâng cao chất lượng
của các phòng giao dịch đảm bảo hoạt động an toàn bền vững.
- Nghiên cứu và phát triển các dịch vụ và sản phẩm tín dụng mới, đồng thời
đảm bảo nâng cao chất lượng các sản phẩm truyền thống
- Đưa ra chuỗi các sản phẩm tiết kiệm mới
- Phát triển các dịch vụ và sản phẩm mới mang tính đột phá dành cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Mở rộng phát triển công nghệ để hỗ trợ các sản phẩm mới được đưa ra và để
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng
- VPBank sẽ phát triển hơn nữa thị trường sản phẩm dịch vụ thẻ gồm thẻ rút
tiền, thẻ đa năng, thẻ thanh toán. Đây là một thị trường tiềm năng mà hầu hết các
ngân hàng đều hướng tới. Trong thời gian tới ngân hàng sẽ đầu tư vào thiết bị hiện
đại như ATM, POS, đồng thời liên kết với Vietcombank để phát triển thẻ.
- Ngân hàng sẽ tiếp tục mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách mở thêm các
chi nhánh tại các khu vực có đông dân cư sinh sống và buôn bán. Tại những khu
vực này ngân hàng có thể cho vay kinh doanh đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh
cá thể và cho vay tiêu dùng đối với những người có thu nhập cao.

- Tăng cường quảng bá hình ảnh và tiếp thị đối với các nhóm khách hàng tiềm
năng, tạo ra ấn tượng tốt về một ngân hàng có chất lượng cao trong tất cả các hoạt
động, đặc biệt là hoạt động cho vay tiêu dùng.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh
Để nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng VPBank nói chung và của
VPBank Thăng Long nói riêng cần tìm ra những giải pháp nhằm khắc phục những
hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của chi nhánh. Những hạn chế đó không thể
tồn tại một cách độc lập một cách nhất định, do vậy các biện pháp phải thực hiện
một cách đồng bộ và nhất quán.
Sau đây là các các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng là:
Thứ nhất, nâng cao công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Công tác kiểm tra, quản trị của ngân hàng phải được tiến hàng thường xuyên
và có chất lượng. Phải rà soát lại chương trình, quy định nội bộ trong chi nhánh để
hoàn thiện, bổ sung, nâng cấp và tránh sơ hở dễ bị lợi dụng.
Kiểm tra, kiểm soát nội bộ xem Chi nhánh có thực hiện đúng theo quy định
của pháp luật và quy định của ngân hàng không. Cấp trên cần có các chương trình
điều hành hoạt động của chi nhánh một cách thích hợp, khoa học sao cho hiệu quả
đạt được là cao nhất. Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở nhân viên đặc biệt là nhân
viên tín dụng để xem xét thái độ làm việc cũng như các công việc đã làm có đúng
không, bởi chất lượng cho vay phụ thuộc rất nhiều vào các cán bộ tín dụng. Cán bộ
tín dụng là người có năng lực, trách nhiệm luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình
theo đúng quy định thì chất lượng của các khoản vay sẽ là rất tốt.
Thứ hai, thực hiện tốt các quy trình thẩm định tín dụng
Thẩm định giữ vai trò quan trọng trong việc quyết định cho vay. Nó là một
trong những nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Vì vậy, yêu cầu
đặt ra là cần có một quy trình thẩm định chặt chẽ để giảm thiểu tối đa các rủi ro mà
ngân hàng có thể gặp. Khi thẩm định cán bộ tín dụng cần tìm hiểu ở nhiều phương
diện như:
- Thẩm định xem khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự không, hành vi
dân sự và chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?

- Thẩm định mục đích sử dụng vốn của khách hàng có đúng hay không, có
hợp pháp hay không?
- Thẩm định về năng lực tài chính cả khách hàng để xem khả năng trả nợ ngân
hàng trong tương lai có tốt hay không
- Xem xét về giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng. Cán bộ tín dụng cần
đánh giá đúng giá trị tài sản đảm bảo không đánh giá quá cao cũng như quá thấp
giá trị của nó.
Ngoài ra, quy trình thẩm định này cần phải được tiến hành một cách linh hoạt,
mềm dẻo tùy từng đối tượng khách hàng khác nhau mà có những biện pháp xử lý
mà vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng mà lại vừa mang lợi ích cho cả hai bên là
khách hàng và ngân hàng.
Thứ ba, phát triển công nghệ ngân hàng
Ngân hàng là một lĩnh vực ứng dụng nhiều công nghệ tin học, do vậy trong
quá trình hoạt động ngân hàng phải không ngừng nâng cao mức độ hiện đại hóa
công nghệ. Một phần là để phù hơp với lĩnh vực tài chính của ngân hàng, phù hợp
với mặt bằng chung của công nghệ cả nước, đảm bảo xu thế phát triển của quốc tế.
Cần nhận thức rằng, chất lượng dịch vụ của ngân hàng phụ thuộc vào yếu tố công
nghệ. Có cán bộ tín dụng tốt nhưng hệ thống máy móc thiết bị không hiên đại,
trình độ công nghệ không tiên tiến không thể là cho hệ thông dịch vụ hoạt động tốt
được. Việc ứng dụng công nghệ mới cũng giúp ngân hàng có thể giảm bớt được
chi phí về nhân công mà lại đem lại độ chính xác cao, an toàn và đúng theo quy
định của pháp luật.
Thứ tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

×