Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Gỉải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.83 KB, 11 trang )

Gỉải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ
phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh( Vpbank)
3.1 Định hướng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới của Vpbank
3.1.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng trong thời gian tới
Với mục tiêu đến năm 2010 trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu trong hệ thống
ngân hàng Việt nam, ngân hàng lớn thứ 5 trong khu vực Đông nam á VPbank đã
không ngừng nỗ lực và cải thiện chính mình để đạt được những thành tựu đề ra.
Trong năm 2007 đã đánh dấu bước tiến đáng kể trong nền kinh tế Việt nam trở
thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO và thành viên
không thường trực của Liên Hợp Quốc khiến nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt
với nhiều cơ hội và thách thức.Điều này đòi hỏi mỗi ngành phải có những chiến
lược phát triển riêng để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. VPbank cũng
luôn đặt ra cho mình những chiến lược phát triển cụ thể:
 Mở rộng mạng lưới của ngân hàng không chỉ tập trung vào các thành phố lớn
mà còn phát triển trong cả nước.
 Tố chức các đợt đào tạo nhân viên trong ngân hàng để nâng cao chất lượng
thẩm định và các họat động khác trong ngân hàng.
 Tiếp tục phát triển hơn nữa mạng lưới thẻ trong cả nước. Đặc biệt từ khi Chính
Phủ ban hành lệnh trả lương qua tài khoản thì việc phát triển mạng lưới thẻ
cũng là một kênh huy động vốn khá hiệu quả.
 Đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm trong ngân hàng với nhiều tiện ích nhằm
duy trì khách hàng cũ và thu hút thêm khách hàng khác.
 Tăng cường các họat động Marketinh nhằm tuyên truyền quảng bá hình ảnh của
ngân hàng đến tận từng khách hàng.
 Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ trong ngân hàng giảm thiểu sai sót về kỹ thuật.
 Đẩy mạnh họat động của các công ty trực thuộc của ngân hàng như:công ty
chứng khoán công ty quản lý tài sản,công ty quản lý quỹ.
 Các chỉ tiêu tài chính trong thời gian tới của ngân hàng
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Vốn điều lệ 2000 2000 3000


Tổng tài sản 17.000 23.000 28.000
Lợi nhuận trước thuế 270 360 430
Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế
trên vốn cổ đông (tối
thiểu)
17% 17% 18%
Số lượng
điểm giao dịch
130 140 150
Số lượng công ty trực
thuộc
4 4 4
Số lượng cán bộ nhân
viên
2200 2400 3000
(Báo cáo tổng kết nhiệm kỳ 2003-2007)
3.1.2 Định huớng cho vay tiêu dùng của VPank trong thời gian tới
Cho vay tiêu dùng được ngân hàng triển khai từ năm 2001, đến nay đã có những
thành tựu đáng kể.Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế thì CVTD đang
trở thành một dịch vụ khá được ưa chuộng trong các ngân hàng hiện nay mặc dù
nó mang lại nhiều rủi ro nhưng nguồn lợi nhuận mà ngân hàng có thể thu được từ
hoạt động này rất lớn.Vì vậy cũng giống như các ngân hàng khác, VPBank cần đề
ra những chiến lược cụ thể trong CVTD ở từng giai đoạn và từng thời kỳ để phù
hợp với sự phát triển của nền kinh tế phù hợp với sự phát triển chung của ngân
hàng trong thời gian tới. Cụ thể các định hướng về CVTD của VPBank trong thời
gian tới như sau:
 Để giảm thiểu rủi ro đối với ngân hàng, VPank chú trọng phát triển các
khoản vay mà người vay có thu nhập cao, ổn định và có quan hệ tốt với
khách hàng. Đồng thời cần tiến hành nâng cao chất lượng thẩm định,khả
năng kiểm soát sau cho vay của ngân hàng, sử dụng hơn nữa bảng chấm

điểm tín dụng.
 Nâng cao uy tín và thương hiệu của ngân hàng bằng các chiến lược
Marketinh hiệu quả.
 Về mạng lưới hoạt động, tiếp tiếp tục mở rộng mạng lưới của ngân hàng
nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng.
 Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên trong ngân hàng vì đây là một nhân tố
hết sức quan trọng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của ngân
hàng.
 Đa dạng hoá các dịch vụ cho vay tiêu dùng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu
khách hàng.
 Các chỉ tiêu cho vay tiêu dùng của VPBank trong năm 2008
 Dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 3,856,914 triệu đồng
 Cho vay mua nhà đạt 2,016,325 triệu đồng
 Cho vay mua ôtô 1,036,453 triệu đồng
 Cho vay du học 236,972 triệu đồng
 Cho vay tiêu dùng khác 567,164 triệu đồng
 Nợ quá hạn đạt trong cho vay tiêu dùng là 0.85%
 Thu lãi cho vay tiêu dùng đạt 109,685 triệu đồng
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương
mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh( VPbank)
Để đạt được những kết quả đã nêu trên trong thời gian tới VPbank cần triển khai
thực hiện các biện pháp sau
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng thẩm định tài chính
Quy trình thẩm định tín dụng là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong
quá trình cho vay của ngân hàng.Nó là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro
tín dụng trong ngân hàng.Vì vậy yêu cầu cần đặt ra là xây dựng một quy trình tín
dụng chặt chẽ và áp dụng vào trong quá trình thẩm định cho vay đối với khách
hàng để giảm thiếu tối đa rủi ro cho ngân hàng.Cho vay tiêu dùng là một danh mục
cho vay đặc biệt của ngân hàng. Hình thức cho vay này có nguồn trả nợ chủ yếu là
từ thu nhập của người tiêu dùng. Một khi họ ốm đau, bệnh tật thì ngân hàng khó có

thể thu hồi được nợ từ phía ngưòi vay do vậy hình thức cho vay này chứa nhiều rủi
ro. Vì vậy đòi hỏi nhân viên thẩm định phải tiến hành nâng cao chất lượng thẩm
định khi cho vay cụ thể.
- Thẩm định năng lực pháp lý, năng lực pháp luật dân sự.
- Thẩm định về năng lực tài chính của khách hàng: như tình hình kinh tế, khả năng
trả nợ của khách hàng, phương án sử dụng vốn vay.
- Thẩm định về giá trị tài sản đảm bảo của khách hàng.
Nâng cao khả năng kiểm soát sau cho vay
Đây cũng là một khâu quan trọng chứa đựng rủi ro cho ngân hàng.Khách hàng
sau khi vay có thể sử dụng vốn sai mục đích mà điều này có ảnh hưởng rất lớn tới
quá trình thu hồi nợ của ngân hàng.Vì vậy sau khi cho khách hàng vay vốn ngân
hàng phải định kỳ đánh giá lại các khoản nợ, thông báo nợ gốc và lãi cho khách
hàng để tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích hoặc bất hợp pháp
bằng việc:Định kỳ cử cán bộ xuống nơi khách hàng ở để kiểm tra tình hình khách
hàng bằng cách đánh giá lại: việc sử dụng vốn của khách hàng đã đúng mục đích
chưa, tinh thần trả nợ của khách hàng ra sao, đánh giá lại tình hình thu nhập và tài
sản đảm bảo của khách hàng.Trên cơ sở đánh giá trên: Nếu khoản vay vẫn có biểu
hiện tốt thì ngân hàng sẽ tiếp tục theo dõi đến các kỳ trả nợ sau.Nếu khoản vay có
biểu hiện rủi ro thì ngân hàng sẽ có biện pháp sử lý kịp thời như tiến hành trích lập
dự phòng rủi ro, ra hạn nợ hoặc thu nợ trước hạn của khách hàng…
Thiết lập quỹ dự phòng rủi ro
Bất kỳ một ngân hàng nào dù làm ăn có lãi cao đến đâu thì rủi ro vẫn là không
tránh khỏi. Nó luôn tiềm ẩn trong ngân hàng, bất kỳ một sự thay đổi nào cũng có
thể ảnh hưởng đến chất lượng CV nói chung và chất lượng CVTD nói riêng vì vậy
đòi hỏi các ngân hàng phải có quỹ DPRR. Quỹ này có tác dụng bù đắp được được
những rủi ro có thể xảy ra mặc du những rủi ro là không tránh khỏi đôi khi nó xay
ra ngoài dự kiến không kường trước được, việc ngân hàng trích quỹ này cũng góp
phần làm giảm trách nhiệm của cán bộ tín dụng giúp họ yên tâm công tác đồng
thời nâng cao được chất lượng của CVTD.
Nâng cao chất lượng nguồn thông tin

Để nguồn thông tin ngân hàng thu thập được có độ chính xác cao góp phần vào
quá trình ra quyết định cho vay, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp sau
- Phối hợp chặt chẽ với trung tâm tín dụng của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
để biết được số dư và tỷ lệ nợ quá hạn của khách hàng (nếu có) ở các ngân
hàng khác mà khách hàng đã từng có quan hệ trước đây.
- Cử cán bộ có trình độ chuyên môn đến tận nơi khách hàng sinh sống để xác
minh xem những thông tin mà khách hàng cung cấp có đúng hay không từ đó
có quyết định đúng đắn.
- Ngân hàng cần có bộ phận riêng để quản lý hồ sơ, giấy tờ của khách hàng.
Đa dạng hoá các hình thức CVTD
Các ngân hàng hiện nay ngày càng có xu hướng mở rộng các hình thức cho vay
nhằm thu hút thêm ngày càng nhiều khách hàng đồng thời cũng để tạo ra thêm lợi
nhuận cho ngân hàng.Vì vậy xu hướng đa dạng hoá các hình thức hoạt động trong
ngân hàng đang được quan tâm trong đó phải kể đến hình thức CVTD.Hiên nay,
VPBank đang triển khai các hình thức CVTD như cho vay mua, sửa chữa, xây
nhà, cho vay mua ôtô,cho vay du học…Sắp tới VPBank cần phải phát triển hơn
nữa các hình thức cho vay khác như: cho vay xuất nhập khẩu, cho vay đầu tư mua
cổ phiếu….
Nâng cao hình ảnh ngân hàng

×