Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Luận văn thạc sĩ Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng ở trường đại học Công nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 110 trang )



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Kiểm toán năng lượng và đề xuất giải
pháp tiết kiệm điện năng ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”, tác giả đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại
học, Khoa Kinh tế và Quản lý, giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Trườ
ng
Đại học Thủy Lợi; tập thể Lãnh đạo, các đồng nghiệp của tác giả tại Trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội. Tác giả xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự
giúp đỡ đó.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TSKH Nguyễn
Trung Dũng - Phó Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thủy Lợi -
Người đã trực ti
ếp hướng dẫn và chỉ bảo tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn tới các học viên lớp Cao học 20KT21 cũng
như gia đình luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn



Nguyễn Thanh Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của bản thân, được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TSKH Nguyễn Trung Dũng. Các số liệu
tổng hợp có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng; số liệu đo đạc tính toán trung
thực, khách quan phù hợp với tiêu chí của luận văn và kết quả chưa từng được công


bố trong công trình nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính
xác thực c
ủa luận văn.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Nguyễn Thanh Vân




DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Ví dụ về sự chuyển hóa điện năng 3
Hình 1.2. Các nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững 4
Hình 1.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới 5
Hình 1.4. Kịch bản dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện của Việt Nam 9
Hình 1.5. Chi phí năng lượng trước khi áp dụng hệ thống quản lý 11
Hình 1.6. Chi phí năng lượng sau khi áp dụng hệ thống qu
ản lý 11
Hình 1.7. Minh họa quy trình sản xuất, truyền tải và sử dụng điện năng 12
Hình 1.8. Tác động của các nhân tố tới việc quản lý và sử dụng điện 12
Hình 1.9. Sơ đồ hiệu quả tiêu thụ năng lượng 14
Hình 1.10. Mục đích của kiểm toán năng lượng 15
Hình 1.11. Sơ đồ quy trình kiểm toán năng lượng 1
Hình 1.12. Thiết bị đo độ rọi Extech 24
Hình 1.13. Ampe kìm vạn năng Hioki 24
Hình 2.1. Hệ thống các trạm biến áp phân phối của trường 32

Hình 2.2. Sơ đồ phân phối điện khu A 1
Hình 2.3. Mô hình Phòng Quản Trị - Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 35
Hình 2.4. Quy trình kiểm toán 1
Hình 2.5. Phân bố thiết bị chiếu sáng khu A 42
Hình 2.6. Phân bố công suất theo thiết bị chiếu sáng khu A 44
Hình 2.7. Phân bố tỉ lệ chiếu sáng 44
Hình 2.8. Phân bố công suất theo thiết bị điều hòa và quạt làm mát ở khu A 46
Hình 2.9. Phân bố t
ổng công suất các tòa nhà khu A 47
Hình 2.10. Phân bố tổng công suất theo thiết bị ở khu B 48
Hình 2.11. Đồ thị chi phí điện năng năm 2012 của các cơ sở 50
Hình 2.12. Đồ thị so sánh chi phí điện năng năm 2011 và 2012 của các cơ sở 51
Hình 2.13. Tỷ lệ chi phí tiền điện theo phụ tải ở khu A 51
Hình 2.14. Tỷ lệ chi phí tiền điện theo phụ tải ở khu B 52
Hình 2.15. Tỷ lệ chi phí tiề
n điện theo phụ tải toàn trường năm 2012 52


Hình 2.16. Suất tiêu hao năng lượng BEI của các tòa nhà khu A 55
Hình 2.17. Chỉ số năng lượng API của hệ thống điều hòa khu A 55
Hình 2.18. Chỉ số năng lượng LPI của hệ thống chiếu sáng khu A 56
Hình 3.1. Bóng đèn huỳnh quang T5 cùng các loại bóng đèn T8 và T10 65
Hình 3.2. Bóng đèn Compact 66
Hình 3.3. Các loại bóng đèn LED (bóng tròn, bóng tuýp, đèn rọi đường) 70
Hình 3.4. Hình ảnh thiết bị DIM-25ST tiết kiệm cho đèn cao áp 71
Hình 3.5. Mô hình Ban quản lý tiết kiệm năng lượng 73
Hình 3.6. Ch
ỉ dẫn sử dụng các thiết bị điện và sổ xác nhận 75
Hình 3.7. Quy trình thảo luận nhóm theo Phương pháp sticknote 1
Hình 3.8. Buổi họp lấy ý kiến theo Phương pháp sticknote của Trung tâm quản lý

chất lượng 82
Hình 3.9. Mô hình nhãn xanh tiết kiệm năng lượng 83
Hình 3.10. Mô hình phân tích SWOT 87




DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của tòa nhà 21
Bảng 2.1. Kết quả tuyển sinh các cấp trình độ đào tạo năm 2012 so với kế hoạch
được giao 28
Bảng 2.2. Kết quả học tập và rèn luyện của HSSV hệ chính quy năm học 2012-
2013 29
Bảng 2.3. Kết quả đầu tư cơ sở vật chất 30
Bảng 2.4. Thống kê thiết bị chiếu sáng năm 2012 41
Bảng 2.5. Thống kê công suất chiếu sáng tại các khu vực năm 2012 43
Bảng 2.6. Phân bố công suất điều hòa và quạt làm mát khu A 45
Bảng 2.7. Thống kê máy bơm 46
Bảng 2.8. Chi phí điện năng các cơ sở của trường năm 2012 (đơn vị VNĐ) 49
Bảng 2.9. Bảng so sánh chi phí điện năng của các cơ sở năm 2011 và 2012 (đơn vị
VNĐ) 50
Bảng 2.10. Độ rọi trung bình tại các giảng đường, văn phòng 53
Bảng 2.11. Các thông số nguồn điện 54
Bảng 3.1. Khảo sát độ rọi của các phòng lắp đèn T5, T8, T10 tại tòa A7, A8, A1063
Bảng 3.2. Thông số các loại bóng đèn 66
Bảng 3.3. Thông số các bộ đèn 67
Bảng 3.4. Chi phí tiền điện khi duy trì hệ thống chiếu sáng cũ 67
Bảng 3.5. Tính toán dự án thay thế mới 68
Bảng 3.6. Tính toán ch
ỉ số NPV và IRR 69

Bảng 3.7. So sánh đơn giá một số loại đèn thường với đèn LED 70
Bảng 3.8. So sánh ưu điểm hơn của phương pháp lấy ý kiến bằng sticknote với
phương pháp lấy ý kiến phát biểu truyền thống 78



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
5M (Man, Method, Material, Money, Machine)
BV Bền vững
CĐ-ĐH Cao đẳng – Đại học
CĐN Cao đẳng nghề
CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân
ĐHCNHN Đại học Công nghiệp Hà Nội
EnMS Hệ thống quản lý năng lượng
EPA Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ
ESPC Hợp đồng Hiệu suất Tiết kiệm Năng lượng
EU Châu Âu
GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
HS-SV Học sinh – sinh viên
JICA Cơ
quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
KHKT Khoa học kỹ thuật
KTNL Kiểm toán năng lượng
KTX Ký túc xá
LEED Chứng chỉ đánh giá các công trình đạt chuẩn xanh
MEPS Hệ thống hiệu suất tiêu chuẩn tối thiểu của sản phẩm
NCKH Nghiên cứu khoa học
OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
QLCL Quản lý chất lượng
SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats).

TCCN Trung cấp chuyên nghiệp
TCN Trung cấp nghề
TKNL Tiết kiệm năng lượ
ng
VLVH Vừa làm vừa học




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích nghiên cứu 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
6. Kết quả dự kiến đạt được 3
7. Nội dung của luận văn 4
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ KIỂM TOÁN NĂNG
LƯỢNG 1

1.1. Năng lượng và vai trò của năng lượng trong cuộc sống 1
1.1.1. Các loại hình năng lượng và vai trò của nó trong cuộc sống 1
1.1.2. Yêu cầu phát triển kinh tế bền vững gắn với sử dụng năng lượng hiệu
quả 3

1.1.3. Một số giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả của một số nước trên
thế giới 4


1.1.4. Tình hình sử dụng năng lượng ở Việt Nam 8
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc quản lý sử dụng năng lượng điện 10
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng năng lượng điện 11
1.3.1. Các nhân tố về sử dụng 12
1.3.2. Các nhân tố về quản lý 13
1.3.3. Các nhân tố khác 13
1.4. Kiểm toán năng lượng 14
1.4.1. Khái niệm, mục đích và tầm quan trọng của kiểm toán năng lượng .14
1.4.2. Một số loại hình kiểm toán năng lượng 16
1.4.3. Quy trình kiểm toán năng lượng 18
1.4.5. So sánh các chỉ số sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 21
Kết luận chương 1 24
Chương 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 26

2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Công nghiệp Hà nội 26


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2. Tình hình thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của Nhà trường trong thời
gian vừa qua 27

2.2. Tình hình quản lý sử dụng điện năng của Trường trong thời gian vừa
qua 32

2.2.1. Hiện trạng hệ thống điện và thiết bị tiêu thụ điện 32
2.2.2. Thực trạng công tác cung cấp, quản lý và sử dụng điện 35
2.2.3. Chi phí sử dụng điện năng tại Nhà trường 36
2.3. Thực trạng công tác kiểm toán và sử dụng năng lượng điện 37
2.3.1. Mô hình tổ chức và quy trình kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng

điện 37

2.3.2. Thực trạng hoạt động kiểm toán quản lý sử dụng năng lượng điện 38
2.3.3. Những kết quả khảo sát và đánh giá thực tế 41
2.4. Đánh giá chung về những kết quả đạt được trong công tác kiểm toán và
sử dụng năng lượng điện của nhà trường 56

2.4.1. Những kết quả đạt được 56
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 57
Kết luận chương 2 57
Chương 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC
KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG Ở TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 59

3.1. Định hướng phát triển và kế hoạch sử dụng năng lượng của trường
trong thời gian tới 59

3.1.1. Định hướng phát triển của Nhà trường 59
3.1.2. Kế hoạch sử dụng điện năng chung và các yếu tố ảnh hưởng 60
3.2. Nguyên tắc đề xuất các giải pháp 61
3.2.1. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả 62
3.2.2. Nguyên tắc khả thi 62
3.3. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác kiểm toán năng lượng và
tiết kiệm điện năng ở Trường Đại học Công nghiệp Hà nội 62

3.3.1. Giải pháp kinh tế kỹ thuật 63
3.3.2. Giải pháp tổ chức và quản lý 73
3.3.3. Các hoạt động phối hợp 74
3.4. Đánh giá tính khả thi của những giải pháp 85



Kết luận chương 3 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
1. Những vấn đề đã làm được trong luận văn 89
2. Những hạn chế còn tồn tại 90
3. Kiến nghị 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 92





MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năng lượng và tiết kiệm năng lượng là vấn đề nóng không chỉ ở Việt Nam
mà là một trong những vấn đề mang tính toàn cầu. Xã hội càng phát triển thì nhu
cầu sử dụng năng lượng ngày càng cao nhưng nguồn năng lượng từ các loại nhiên
liệu truyền thống như dầu thô, than đá, khí tự nhiên, đang dần cạn kiệt. Trước
nh
ững thách thức đó, con người đã và đang không ngừng tìm kiếm các nguồn năng
lượng thay thế. Tuy nhiên, do nhiều rào cản về kỹ thuật, kinh tế nên việc đưa các
nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng khác vào sử dụng chỉ đáp ứng được một
phần nhỏ nhu cầu sử dụng năng lượng. Do đó, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả là xu hướng tất yếu, là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững
của đất nước. Tuy nhiên, dù ở quy mô to hay nhỏ, để bắt đầu được các chương trình,
biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thì nhất định phải có khâu kiểm
toán năng lượng. Kiểm toán năng lượng đã được áp dụng rộng khắp trên thế giới
nhưng ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu được quan tâm trong vài năm gần đây và giới
hạn trong một số doanh nghiệp, đơn vị nhạy bén với tình hình mới. Để có thể thực
hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của chính phủ đề ra thì

kiểm toán năng lượng cần phải được áp dụng rộng khắp đến tất cả các tổ ch
ức, cá
nhân. Kiểm toán năng lượng là chìa khóa để tìm ra biện pháp tiết kiệm năng lượng.
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đang trong quá trình phát triển và hội
nhập. Quy mô đào tạo của nhà trường hiện rất lớn, đồng nghĩa với việc phải đảm
bảo tương ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, trong đó có nhu cầu
cơ b
ản là năng lượng, cụ thể là nhu cầu về điện năng. Nhà trường có hàng trăm
giảng đường, phòng thực hành, nhà xưởng, phòng chức năng, hệ thống thư viện, ký
túc xá phục vụ cho nhu cầu đào tạo, học tập, tra cứu tài liệu và lưu trú của học sinh,
sinh viên. Nhu cầu sử dụng điện năng cho hệ thống này là rất lớn. Chi phí trả cho
việc sử dụng điện năng hiện chiếm một tỷ trọng khá cao trong toàn bộ chi phí chung
của nhà trường. Do đó, trong quá trình sử dụng điện nếu chúng ta giảm được một
phần chi phí trên sẽ góp phần tái đầu tư vào các hoạt động đào tạo, đồng thời hướng
tới việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.


Theo kết quả của nhiều nghiên cứu gần đây, ở một số cơ quan hành chính sự
nghiệp, trong đó có các trường học thì khả năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt
30% ~ 35% nếu chúng ta áp dụng triệt để các biện pháp kiểm toán năng lượng, tiết
kiệm năng lượng, quản lý và sử dụng tốt quy chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả
của các thiết bị điện. Vì vậy, việc áp dụng kiểm toán năng lượng để đánh giá hiện
trạng, tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng điện tại Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội là một việc làm cấp thiết, góp phần giảm chi phí cho
Nhà trường, giảm thiểu lãng phí năng lượng cho quốc gia. Do đó, tác giả lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Kiểm toán nă
ng lượng và đề xuất giải pháp tiết kiệm điện năng
ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lý luận và số liệu kiểm toán năng lượng, đề tài nghiên

cứu nhằm tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp quản lý, sử dụng tiết
kiệm hiệu quả điện năng, giảm chi phí tài chính cho Trườ
ng Đại học Công nghiệp
Hà Nội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống điện, thiết bị sử dụng năng lượng điện của
Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội và tình hình quản lý, sử dụng nguồn năng
lượng điện ở Nhà trường.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn năng lượng
điện và giải pháp tiết kiệm điện năng ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi về không gian: Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi về thời gian: Thu thập số liệu liên quan từ năm 2010 đến đầu năm 2013
và đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm toán sử dụng năng lượng và tiết
kiệm năng lượng điện cho thời gian tới (2014-2020).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập số liệu, thống kê phân tích và xây dựng
giải pháp.


- Phương pháp ý kiến nhóm; Phương pháp phân tích so sánh nguồn lực, tính khả thi
của giải pháp theo 5M (Man, Method, Material, Money, Machine) và SWOT
(Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
a. Ý nghĩa khoa học: Đề tài góp phần làm rõ mối liên hệ giữa việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả với phát triển kinh tế bền vững đất nước. Là tài liệu tham
khảo cho công tác nghiên cứu phương pháp kiểm toán năng lượng, các giải pháp tiết
kiệm năng lượng nói chung và điện năng nói riêng trong các cơ quan công sở,
trường học.
b. Ý nghĩa thực tiễn: Số liệu kiểm toán và những đề xuất giải pháp tiết kiệm điện

năng của đề tài là cơ sở để Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thực hiện chiến
lược tiết kiệm điện, giảm thiểu chi phí sử dụng phải trả hàng tháng, quay vòng chi
phí tiết kiệm được để tái đầu tư cho mục đích khác. Kết quả nghiên cứu và giải pháp
này cũng có thể áp dụng tại các công sở và trường học khác có cùng điều kiện.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vai trò của năng lượng đối với cuộc sống và quá
trình phát triển, đồng thời làm rõ tính tất yếu của việ
c tiết kiệm nguồn năng lượng,
vai trò của công tác kiểm toán năng lượng trong quản lý sử dụng năng lượng trong
các doanh nghiệp và các cơ quan.
- Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán năng lượng, xác định nguyên nhân gây
tiêu hao, lãng phí năng lượng, từ đó đánh giá kết quả đạt được và những vấn đề còn
tồn tại trong quản lý, sử dụng điện năng của Trường Đại học Công nghiệ
p Hà Nội.
- Xây dựng được tổ chức, quy trình tăng cường hoạt động kiểm toán năng lượng và
các giải pháp tiết kiệm điện năng hiệu quả mang tính tập thể trong Nhà trường, đặc
biệt là việc đề xuất chương trình dán nhãn xanh tiết kiệm điện năng trong Nhà
trường.



7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc từ 3 chương
nội dung chính sau:
Chương 1: Tổng quan về năng lượng và kiểm toán năng lượng
Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán năng lượng tại Trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác ki
ểm toán năng lượng và
tiết kiệm điện năng ở Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội

1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ KIỂM TOÁN
NĂNG LƯỢNG
1.1. Năng lượng và vai trò của năng lượng trong cuộc sống
1.1.1. Các loại hình năng lượng và vai trò của nó trong cuộc sống
a. Năng lượng là gì
Năng lượng được định nghĩa là năng lực làm vật thể hoạt động. Có nhiều loại
hình năng lượng như: điện năng làm chuyển hướng các hạt mang điện trong v
ật thể,
động năng làm dịch chuyển vật thể, nhiệt năng làm tăng nhiệt độ của vật thể, hóa
năng làm thay đổi dạng chất của vật thể, quang năng chiếu sáng vật thể.
b. Năng lượng có thể thu được từ đâu
Từ các dạng nguyên nhiên liệu ban đầu có thể thu được các dạng năng lượng
dưới dạng đơn thuần hay hỗn hợp. Dướ
i đây là các nguồn tạo ra năng lượng cơ bản
mà con người đã và đang khai thác sử dụng:
- Từ các nhiên liệu hóa thạch như: than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên thu được
nhiệt năng và quang năng.
- Từ các sản phẩm tự nhiên như dầu thực vật, xác thực vật khô - mô thực vật,
gỗ thu được nhiệt năng và quang năng.
- Từ sự chênh mực nước, sóng biển thu được c
ơ năng.
- Từ gió thổi thu được cơ năng.
- Từ mặt trời thu được nhiệt năng và quang năng.
- Từ nhiên liệu hạt nhân ta thu được nhiệt năng.
c. Năng lượng với cuộc sống con người
Năng lượng là một trong những điều kiện tối quan trọng của sự sống còn, sự
phát triển của mỗi con người và toàn nhân loại. Điều kiện cho s
ự tồn tại và phát
triển của bất kì nền văn minh nào đều là năng lượng. Thời nguyên thủy, tổ tiên loài

người đã bắt đầu biết tận dụng những nguồn năng lượng cơ bản từ thiên nhiên để
phục vụ nhu cầu cơ bản của cuộc sống như dùng nhiệt năng và quang năng từ bức
xạ mặt trời, lửa đốt từ
củi gỗ để sưởi ấm và làm chín thức ăn. Cuộc sống dần đi lên
kéo theo sự phát triển của văn minh xã hội thúc đẩy việc sử dụng năng lượng ngày
một nhiều hơn để phục vụ cho nhu cầu ngày càng đa dạng. Bức xạ năng lượng từ
2
mặt trời không chỉ dùng để sưởi ấm mà còn sử dụng cho việc trồng trọt, hong khô
Con người bắt đầu phát hiện ra các nguồn nguyên nhiên liệu có thể tạo ra năng
lượng như than đá, dầu nhựa cây đốt lấy nhiệt và ánh sáng; tận dụng sức nước chảy
từ sông suối làm guồng nước, cối giã gạo; tận dụng sức gió đẩy thuyền; gia súc tạo
ra sức kéo
Từ nă
m 1750 đến nay, nhân loại đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp
và nó thực sự đã làm nâng cao hơn vai trò to lớn của năng lượng đối với cuộc sống
con người. Ban đầu là biến đổi giữa các dạng năng lượng để phục vụ tốt hơn mong
muốn của con người như việc dùng nhiệt năng đun nước thành hơi và từ đó sinh ra
cơ năng trong các máy hơi nước tạo nên máy công cụ thay thế con người, tăng năng
suất lao động. Dùng nhiệt năng từ dầu mỏ đốt cháy làm giãn nở không khí tạo nên
sức quay mạnh mẽ trong động cơ đốt trong…
d. Điện năng và sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng khác nhau
Nhu cầu năng lượng của con người rất đa dạng nhưng không phải các loại
năng lượng đều có sẵn quanh cuộc số
ng của chúng ta. Sự chuyển hóa giữa các dạng
năng lượng có sẵn thành dạng không có sẵn phù hợp là một yêu cầu khoa học lớn.
Điện năng là loại năng lượng đã được nghiên cứu từ lâu nhưng phải đến những năm
1800 khi Alessandro Volta phát minh ra pin Volta thì thời kỳ hưng thịnh của điện
năng mới bắt đầu và nay nó đã trở thành nguồn năng lượng chính phục vụ cho toàn
bộ nhu cầu cuộc sống hiện đại của con người. Điện năng là một dạng năng lượng có
nhiều ưu điểm hơn các dạng năng lượng khác. Từ điện năng có thể chuyển đổi dễ

dàng thành các dạng năng lượng khác nhau và ngược lại, dễ dàng được truyền tải
đến các vị trí khác nhau mà tổn hao trên đường truyền không lớn, tạo ra nhiều ứng
dụng có ích cho cuộc sống… Người ta tạo ra điện năng hay chính xác là chuyển đổi
thành điện năng từ các dạng năng lượng khác như sử dụng cơ năng của gió, sức
nước để quay các tuabin phát điện, dùng nhiệt năng của than đá, khí tự nhiên, nhiệt
từ phản ứng hạt nhân để quay tuabin hơi nước phát điện, hay dùng quang năng từ
ánh sáng mặt trời Sau đó
điện năng lại được chuyển hóa ngược lại thành nhiệt
năng để sưởi ấm, nấu ăn, chuyển thành cơ năng chạy động cơ, thành ánh sáng trong
các bóng đèn… phục vụ cuộc sống con người.
3

Hình 1.1. Ví dụ về sự chuyển hóa điện năng
1

1.1.2. Yêu cầu phát triển kinh tế bền vững gắn với sử dụng năng lượng hiệu
quả
a. Định nghĩa về phát triển bền vững
(1) Do ủy ban Brundtland đưa ra: “Phát triển lâu bền là phát triển đáp ứng những
nhu cầu hiện tại nhưng không ảnh hưởng, gây tổn hại đến những khả năng đáp
ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai…”(Hauf 1987:46);

(2) Thông qua Kinh tế học bền vững: “Một phát triển bền vững sẽ đảm bảo đủ cho
tất cả con người sống hiện nay và các thế hệ tương lai đầy đủ các chuẩn mực về
sinh thái, kinh tế và văn hóa – xã hội trong giới hạn của sự chịu đựng của thiên
nhiên và như vậy thực thi nguyên tắc công bằng nội và ngoại thế hệ” (Rogall
2000:100; tài liệu của H
ạ nghị viện Berlin 2006/06:12).
Khái niệm “Giới hạn của không gian môi trường” cần phải chỉ ra là con người
có thể sử dụng lâu dài những tài nguyên thiên nhiên cho đến một mức độ nhất định

mà không gây ra nguy hại đối với cơ sở sinh tồn. Những cơ sở này bị vi phạm ở
những nơi mà việc xả thải các chất độc hại dẫn đến nguy hại sức khỏe của con
người, động vật và cây cối cũng như tài nguyên thiên nhiên với mọi chức năng của
chúng bị sử dụng quá mức.

1
Nguồn: , 2012 World Electricity Generation
4
Phát triển bền vững hay cụ thể hơn là phát triển Kinh tế bền vững là hướng đến
việc khai thác sử dụng hiệu quả, đúng mức nhiều thành phần tài nguyên thiên nhiên
trong đó có năng lượng. Chúng ta biết rằng: năng lượng (trong đó có điện năng) có
vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia. Năng lượng là một
trong các nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của nhân dân và cũng chính là yếu tố
đầu vào không thể thiếu của rất nhiều ngành kinh tế khác, có tác động ảnh hưởng
không nhỏ đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Ngày nay, nguồn năng lượng trong tự nhiên dần cạn kiệt dẫn tới tình trạng
khủng hoảng về năng lượng trên toàn thế giới. Thiếu hụt năng lượng trong tương lai
cũng là nguyên nhân chính làm sụp đổ nền kinh tế. Vì vậ
y, hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều đã và đang hướng tới xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm
mà hiệu quả, khai thác đi đôi với bảo vệ và phục hồi nguồn năng lượng để nó bền
vững. Mô hình là sự kết hợp tất cả các thành phần, các nhân tố kinh tế, môi trường,
xã hội mật thiết. Đó là chìa khóa cho kinh tế quốc gia đó phát triển ổn định trong
tương lai.

Hình 1.2. Các nhân tố tạo nên sự phát triển bền vững
1.1.3. Một số giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả của một số nước trên thế
giới
Theo dự báo, đến năm 2030 nhu cầu năng lượng sẽ tăng lên 60% so với năm
2005, với tốc độ phát triển kinh tế trung bình 3,5 - 4% trên toàn cầu và dân số thế

giới tăng lên 8,3 tỉ người. Các nước phát triển OECD có nhu cầu về n
ăng lượng sẽ
tăng từ 3 đến 3,5 lần. Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 50% nhu cầu năng lượng
thế giới. Ước tính tới 2020 Mỹ cần thêm 50% khí đốt và 1/3 lượng dầu mỏ hiện nay.
5
Ở Mỹ, dầu mỏ chiếm khoảng 40% nhu cầu năng lượng trong nước. Tại Hội nghị
thượng đỉnh EU (22/5/2013), dự kiến đến năm 2035, EU phải nhập 80% lượng khí
đốt, nhập khẩu dầu 90%, than đá 70%. Ấn Độ sẽ sớm trở thành nước tiêu thụ năng
lượng lớn thứ 4 thế giới sau Hoa Kì, Trung Quốc, Nhật Bản, với 33% nhu cầu năng
lượng và 65% lượng dầu nhập khẩu.
Các dự báo đều cho thấy rằng, nguồn cung dầu mỏ của thế giới chỉ tăng thêm
trong khoảng nửa thập kỉ nữa trước khi đạt đỉnh điểm rồi bắt đầu giảm còn nguồn
cung khí đốt sẽ tiếp tục tăng thêm 1-2 thập kỷ rồi cũng giảm. Điều này làm cho
cuộc cạnh tranh giành giật các nguồn tài nguyên như: dầu mỏ, khí đốt, than và
uranium ngày càng quyết liệt trên toàn cầu.

Hình 1.3. Dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới
2

Trong bối cảnh các nguồn năng lượng ngày càng khan hiếm dần, đe dọa trực
tiếp đến sự ổn định, đời sống kinh tế - xã hội của tất cả các quốc gia trên hành tinh.
Ba giải pháp sau đây thường được cộng đồng thế giới nghiên cứu và áp dụng: (i)
Tiết kiệm tối đa việc sử dụng năng lượng; (ii) Tìm kiếm các nguồn năng lượng thay

2
Nguồn: , Điện hạt nhân và an ninh năng lượng, An ninh năng lượng một số khu
vực trên thế giới trong chiến lược toàn cầu.
6
thế và giải pháp; (iii) Chỉ một số nước áp dụng là dùng các biện pháp an ninh, quân
sự, kinh tế … nắm lại các nguồn năng lượng chiến lược.

Như vậy, bên cạnh các giải pháp chung như tìm kiếm, nghiên cứu và phát
triển các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo , gắn mục tiêu phát triển kinh
tế quốc gia theo một hướng năng lượng lợi thế ví dụ như nền kinh tế xanh, kinh tế
không khói, đồng thời đưa ra áp dụng các điều luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và
hiệu quả; một số nước còn hướng đi theo những chương trình riêng, đó là những
giải pháp kinh tế kỹ thuật tổng hợp đã mang lại những hiệu quả rất lớn cho sự phát
triển, cho nền kinh tế quốc gia đó.
a. Nước Mỹ với Hợp đồng hi
ệu suất xanh
Từ năm 1990, một chương trình của chính phủ Hoa Kỳ được gọi là "Super-
ESPC" (ESPC là viết tắt của Hợp đồng Hiệu suất Tiết kiệm Năng lượng) được thực
hiện với tổng giá trị tiềm năng các dự án tiết kiệm năng lượng là 80 tỉ USD. Trong
chương trình này, các tòa nhà sẽ tham gia ký kết hợp đồng có liên quan đến sử dụng
năng lượng và chi phí bảo trì để ki
ểm soát hiệu năng hệ thống, cách sử dụng không
gian, các biện pháp bảo tồn và hành vi của những người sử dụng không gian cơ sở
nhằm đạt mục tiêu chứng chỉ LEED. Đối với các tòa nhà xanh, các điều kiện tiên
quyết tốn kém nhất để đáp ứng thường là các yêu cầu hiệu quả năng lượng. Hệ
thống xếp hạng LEED yêu cầu các tòa nhà phải được thẩm định chuẩn bằng cách sử
dụng hệ thống EnergyStar của EPA. Điểm số tối thiểu để đáp ứng các điều kiện
LEED là một số điểm 75 hoặc lớn hơn (có nghĩa tòa nhà phải đạt trên 75% điểm
của tòa nhà làm chuẩn). Kể từ khi thực hiện những nỗ lực ký kết hợp đồng để tìm
tất cả các nguồn lãng phí năng lượng, sau đó m
ột tòa nhà đã trải qua quá trình ký
kết hợp đồng hiệu suất phải đáp ứng các điều kiện LEED. Hợp đồng hiệu suất xanh
cung cấp các giải pháp tích hợp toàn diện cho một loạt các cải tiến xây dựng, vị trí
và cơ sở hạ tầng. Nó cho phép các chủ sở hữu tòa nhà trả tiền cho những cải thiện
tính bền vững tòa nhà này bao gồm cải tiến vốn hoặc năng lượng tái tạo, với kinh
phí trong ngân sách chi phí của tổ chức. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng
khoảng 30% tòa nhà đã nhận được chứng nhận LEED. Tòa nhà được chứng nhận

LEED thực hiện tốt hơn từ 25-30% so với các tòa nhà không được chứng nhận
7
LEED liên quan đến việc sử dụng năng lượng và tòa nhà đó thực hiện tốt tất cả các
quan hệ công chúng và lợi ích tiếp thị của các tòa nhà xanh.
b. Nhật Bản và Chương trình Top runner
Nhật Bản là đất nước gần như không có tài nguyên năng lượng trong nước và
phải dựa vào 80% nguồn năng lượng nhập khẩu từ nước ngoài để phục vụ việc xây
dựng và phát triển đất nước. Cơ cấ
u cung cấp năng lượng của Nhật Bản được đặc
trưng bởi một nền tảng nội lực mỏng manh. Tuy vậy, Nhật Bản vẫn phát triển và trở
thành cường quốc về kinh tế và công nghệ nhờ những chính sách, điều luật và
chương trình bảo tồn, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, đi đầu
trong những cam kết cắt giảm phát thải CO
2
. Một trong những chương trình đó là
Top runner. Nhờ áp dụng tốt chương trình này mà các sản phẩm máy móc sử dụng
năng lượng của Nhật Bản sản xuất ra luôn được đánh giá về tính bền và khả năng
tiết kiệm năng lượng tốt nhất trên thế giới. Các nước khác cũng đã nghiên cứu và áp
dụng chương trình này tại đất nước mình. Nội dung của Chương trình Top runner
được quy định thành một ph
ần trong Luật tiết kiệm năng lượng của Nhật Bản như là
một điều khoản bắt buộc thực thi. Trên cơ sở nghiên cứu, thảo luận cùng những nhà
sản xuất tại thời điểm triển khai, Chính phủ đưa ra hệ thống giá trị (MEPS) liên
quan đến tiêu hao năng lượng tối đa ứng với từng sản phẩm, là cái đích mà nhà sản
xuất phải nghiên cứu cải tiến sản phẩm để vượt qua. Tính đến năm 2010 đã có 23
mặt hàng được đưa vào danh sách thực thi bao gồm cả ô tô, các loại thiết bị gia
dụng dùng điện như nồi cơm, tủ lạnh, điều hòa, biến áp, đầu VCD/DVD Các sản
phẩm vượt qua được giới hạn trong thời gian đưa ra giá trị, nghĩa là có mức tiêu hao
năng lượng nhỏ hơn quy định sẽ thu
ộc Top chạy đầu được nhà nước bảo hộ trên thị

trường, được hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường bởi chính phủ. Các sản phẩm
không vượt qua được giới hạn này sẽ bị đình chỉ sản xuất và không được phép bán
ra thị trường. Các giá trị giới hạn này được thay đổi tùy theo thời gian vì công nghệ
luôn luôn đổi mới theo hướng tốt hơn. Điều này tạo ra một cuộc đua tranh giữa các
nhà sản xuất hướng tới những sản phẩm hoàn hảo. Một sản phẩm tiết kiệm được
một lượng nhỏ nhưng tất cả người dân đất nước sử dụng sản phẩm đó sẽ tạo ra một
giá trị tiết kiệm không hề nhỏ.
8
c. Đan Mạch và thuế phát thải CO
2
Do việc áp dụng thuế này sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các ngành công
nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, vì vậy chính phủ Đan Mạch đưa ra các thỏa thuận
tự nguyện, theo đó sẽ giảm thuế CO
2
cho các doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản
lý năng lượng chuẩn và thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Đan Mạch
đánh thuế phát thải CO
2
đối với tất cả các nguồn năng lượng.
Để được tham gia thỏa thuận này, các doanh nghiệp phải được Cơ quan
Năng lượng Đan Mạch đưa vào danh sách các doanh nghiệp có cường độ tiêu thụ
năng lượng lớn và có thuế năng lượng vượt quá 4% giá trị gia tăng của doanh
nghiệp trong năm trước khi tham gia thỏa thuận.
Các doanh nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng tham gia thỏa thuận, muốn được
giảm thuế sẽ phải thực hiện tất cả các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quá trình
sản xuất, với thời gian hoàn vốn ít hơn hoặc bằng 4 năm. Đối với các doanh nghiệp
tiêu thụ năng lượng ít hơn mà có muốn tham gia thỏa thuận, thì yêu cầu để được
giảm thuế là sẽ phải mở rộng việc thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượ
ng với
thời gian hoàn vốn ít hơn hoặc bằng 6 năm. Thỏa thuận này đã trở thành một động

lực quan trọng trong việc khuyến khích áp dụng hệ thống quản lý năng lượng chuẩn
ở Đan Mạch.
1.1.4. Tình hình sử dụng năng lượng ở Việt Nam
Việt Nam có nguồn tài nguyên sản xuất năng lượng dồi dào như: than, dầu,
khí đốt, thủy điện, năng lượ
ng tái tạo. Tuy nhiên, kinh tế đất nước tăng trưởng mạnh
mẽ những năm gần đây khiến nhu cầu năng lượng tăng theo. Trong khi đó công
nghệ khai thác và sản xuất năng lượng của đất nước còn lạc hậu và kém hiệu quả,
việc sử dụng còn nhiều bất cập và lãng phí. Để đầu tư những công nghệ mới cần có
nguồn vốn lớn và thời gian hoàn thành đưa d
ự án vào sử dụng khá dài. Vì vậy tương
lai nhu cầu năng lượng sẽ vượt quá khả năng đáp ứng của nguồn cung cấp trong
nước. Hiện nay, tiêu thụ năng lượng của Việt Nam đã cao gấp 1,8 lần so với tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Thực tế, cách đây 3 năm, vào năm 2010 Việt Nam đã có dấu
hiệu mất cân đối cung cầu từ các nguồn năng lượng nội địa. Dự báo đến năm 2030,
nhiều khả năng Việt Nam sẽ chuyển từ nước xuất khẩu năng lượng thành một nước
9
nhập khẩu nếu tình hình sử dụng năng lượng vẫn diễn ra như hiện nay. Hiện tại,
Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu năng lượng nhưng sẽ có sự thay đổi khi nước
ta nhập trở lại dầu thô, than và những nhà máy thủy điện lớn cơ bản sẽ hoàn thành
vào năm 2017. Về điện năng, sự mất cân bằng trong cung cầu do thiếu hụt nguồ
n
nước vào mùa khô sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Việc gia tăng mạnh mẽ
tiêu thụ năng lượng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của ngành công nghiệp.

Hình 1.4. Kịch bản dự báo nhu cầu tiêu thụ năng lượng điện của Việt Nam
3

Chuyển xuất khẩu năng lượng sang phải nhập khẩu năng lượng để phát triển
kinh tế, nền kinh tế sẽ trở nên bấp bênh và phụ thuộc là một hướng đi không bền

vững. Nhận thức được vấn đề, Đảng và Chính phủ đã rất coi trọng vấn đề nghiên
cứu phát triển các loại năng lượng mới, năng lượng tái tạo, quản lý sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả; coi sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một trong
những nội dung quan trọng trong chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng bền
vững, có liên quan chặt chẽ tới phát triển kinh tế, an toàn năng lượng và bảo vệ môi
trường. Việt Nam cần thực hiện các bước tiếp cận thông minh đồng thời cũng tích
c
ực áp dụng các giải pháp.
Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chương trình hướng đến sử dụng
nguồn năng lượng hợp lý, hiệu quả, trong đó có ban hành Luật sử dụng năng lượng

3
Nguồn: ndh.vn, Việt Nam trước nguy cơ thiếu hụt điện năng
10
tiết kiệm và hiệu quả 05/2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả được triển khai thực hiện sâu rộng và đạt những thành
công nhất định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, chương trình sẽ có sức lan tỏa
mạnh mẽ hơn nếu có sự chung sức, chung lòng của cả cộng đồng. Tất cả mọi người
dân đều đóng vai trò tích cực trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
theo kế hoạch của Chính phủ từ 5% - 8% trong tổng lượng tiêu thụ năng lượng quốc
gia tới năm 2015. Bên cạnh đó, sự hợp tác giữa Chính phủ, các chuyên gia năng
lượng và cộng đồng doanh nghiệp là rất quan trọng để triển khai thành công chiến
lược về phát triển năng lượng bền vững.
1.2. Các chỉ tiêu đánh giá việc quản lý s
ử dụng năng lượng điện
Trước đây việc đưa ra các chỉ tiêu để đánh giá quản lý sử dụng năng lượng
chỉ mang tính cục bộ tại một vùng lãnh thổ hay một quốc gia nào đó. Những tiêu
chuẩn này phụ thuộc vào đường lối chủ trương, chính sách của đất nước sở tại, phù
hợp trình độ công nghệ ở đó (ví dụ nước Đức tự
nghiên cứu và đưa ra chỉ tiêu đánh

giá riêng, nước Nhật cũng tự nghiên cứu và đưa ra chỉ tiêu đánh giá riêng v.v.). Do
vậy các nước khác hoặc các đơn vị chưa có điều kiện nghiên cứu sẽ gặp khó khăn
vướng mắc khi muốn áp dụng hoạt động quản lý sử dụng năng lượng. Tự nghiên
cứu và tìm ra chỉ tiêu riêng cho mình sẽ dẫn đến tốn kém nhiều kinh phí và thời
gian. Việc thiết lậ
p một hệ thống hướng dẫn, hệ thống quản lý năng lượng có thể sử
dụng chung là hết sức cần thiết. Từ những yêu cầu đó, Tổ chức Tiêu chuẩn hóa
quốc tế (ISO) đã ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 50001 - Hệ thống quản lý năng lượng
- bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn thực hiện vào tháng 6 năm 2011. Đây là tiêu
chuẩn quản lý năng lượng EnMS giúp các tổ chức và doanh nghi
ệp có những cải
tiến liên tục trong việc quản lý và sử dụng năng lượng hiệu quả. Tiêu chuẩn này
không mô tả các tiêu chí hiệu quả cụ thể mà nó đặt ra các yêu cầu để tổ chức tham
gia cam kết cải thiện năng lượng sử dụng một cách thường xuyên. Tập hợp các yếu
tố liên quan hoặc tương tác lẫn nhau để thiết lập chính sách năng lượng và các mục
tiêu năng lượng, các quá trình, th
ủ tục để đạt những mục tiêu đề ra.
11

Hình 1.5. Chi phí năng lượng trước khi áp dụng hệ thống quản lý

Hình 1.6. Chi phí năng lượng sau khi áp dụng hệ thống quản lý
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý và sử dụng năng lượng điện
Điện năng được sản xuất từ các nhà máy và đưa đến phục vụ trực tiếp cuộc
sống của con người. Trong khâu sử dụng, các thiết bị tiêu thụ điện dưới sự tác động
hay điều khiển c
ủa con người, dựa trên nguồn năng lượng điện đưa vào để tạo ra
những lợi ích con người mong muốn. Như vậy chỉ có hai yếu tố chính là con người
12
và thiết bị ảnh hưởng đến nguồn điện năng. Con người nắm giữ mặt quản lý và sử

dụng, thiết bị là thuộc phần kỹ thuật.




Hình 1.7. Minh họa quy trình sản xuất,
truyền tải và sử dụng điện năng
Hình 1.8. Tác động của các nhân tố tới
việc quản lý và sử dụng điện
1.3.1. Các nhân tố về sử dụng
Năng lượng điện và các thiết bị sử dụng năng lượng điện được tạo ra để phục
vụ nhu cầu cuộc sống đa dạng củ
a con người. Tuy nhiên việc sử dụng nó như thế
nào cho đảm bảo hiệu năng tốt nhất phụ thuộc vào người sử dụng. Hầu hết các thiết
bị không thể tự động bắt đầu hay ngừng hoạt động khi nhu cầu con người không
còn cần thiết nữa. Hành động sử dụng của con người là nhân tố chính quyết định sự
lãng phí hay tiết kiệm nguồn năng lượng điện. Hiện nay, việc sử dụng không đúng
mục đích, sử dụng bừa bãi làm cho nguồn năng lượng điện càng trở nên thiếu hụt
hơn so với tốc độ phát triển của kinh tế xã hội. Đưa việc sử dụng của mỗi người
theo hướng phù hợp sẽ là nhân tố chính quyết định khả năng tiết kiệm năng lượng.
Vậy sử dụng như thế nào là đúng?
- Không phải là không sử dụng, hoặc hạn chế sử dụng năng lượng.
- Là khuyến khích sử dụng năng lượng theo yêu cầu với mức tiêu thụ năng
lượng thấp nhất nhờ các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

×